Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Ứng dụng camels để đánh giá hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (900 KB, 82 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH
_______________________________

PHAN PHƯỚC ĐẠI

ỨNG DỤNG CAMELS ĐỂ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH
_______________________________

PHAN PHƯỚC ĐẠI

ỨNG DỤNG CAMELS ĐỂ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ



Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60.34.02.01

Người hướng dẫn khoa học: TS. Bùi Quang Tín

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2017


LỜI CAM ĐOAN

Tôi tên là: PHAN PHƯỚC ĐẠI
Sinh ngày: 20/06/1983
Quê quán: Quảng Trị
Mã học viên: 020116150007
Là học viên cao học khóa: 16 TN

Lớp: CH 16 TN

của Trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh.
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng; Mã số: 60.34.02.01
Cam đoan đề tài: Ứng dụng CAMELS để đánh giá hoạt động kinh
doanh của Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam.
Luận văn này chưa từng được trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất cứ
một trường đại học nào. Tôi xin cam đoan, đây là cơng trình nghiên cứu
khoa học của tác giả, kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó có các
trích dẫn nguồn gốc đầy đủ trong luận văn.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về lời cam đoan danh dự của mình.
TP. HCM, ngày… tháng 03 năm 2017
Người thực hiện



MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ ....................................................................ii
LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1
1. GIỚI THIỆU ..................................................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề ....................................................................................................................... 1
1.2. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................................. 1
2. TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CĨ LIÊN QUAN ......................... 2
3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .............................................................................................. 4
3.1. Mục tiêu tổng quát .......................................................................................................... 4
3.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................................... 4
4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ................................................................................................. 4
5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU................................................................... 5
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................................................................... 5
7. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .............................................................................................. 5
8. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI ....................................................................................... 5
9. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI .................................................................................................. 6
Chương 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI VÀ TỔNG QUAN KHUNG PHÂN TÍCH CAMELS ............................... 7
1.1. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHTM ................................. 7
1.1.1. Ngân Hàng Thương Mại .............................................................................................. 7
1.1.2. Hoạt động của NHTM ................................................................................................. 7
1.2. TỔNG QUAN VỀ CAMELS ......................................................................................... 9
1.2.1. Mơ hình phân tích CAMELS ....................................................................................... 9


1.2.2. Các chỉ tiêu phân tích hoạt động kinh doanh ngân hàng theo khung phân tích
CAMELS ............................................................................................................................. 15

1.2.3. Ưu, nhược điểm của phân tích hoạt động kinh doanh ngân hàng thương mại theo
khung phân tích CAMELS ................................................................................................ 255
Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM THEO KHUNG PHÂN TÍCH
CAMELS ........................................................................................................................... 277
2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM ............. 277
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển .............................................................................. 277
2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam
giai đoạn 2010-2016 .......................................................................................................... 288
2.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG
TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM THEO KHUNG PHÂN TÍCH CAMELS.......... 355
2.2.1. Đánh giá mức độ an toàn vốn .................................................................................. 359
2.2.4. Khả năng sinh lời ....................................................................................................... 43
2.3.5. Khả năng thanh khoản ............................................................................................... 44
2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG
TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM THEO KHUNG PHÂN TÍCH CAMELS............ 46
2.3.1. Những kết quả đạt được ............................................................................................. 46
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân ................................................................................. 48
Chương 3: GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM THEO KHUNG PHÂN TÍCH CAMELS ..... 52
3.1. ĐỊNH HƯỚNG, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH NGÂN HÀNG VIỆT
NAM ĐẾN NĂM 2020........................................................................................................ 52
3.1.1. Định hướng chiến lược phát triển của ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2020 ... 52
3.1.2. Về mục tiêu của ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2020 ..................................... 52


3.2. GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI
THƯƠNG VIỆT NAM THEO KHUNG PHÂN TÍCH CAMELS ..................................... 53
3.2.1. Tăng vốn chủ sở hữu cho VCB.................................................................................. 53
3.2.2. Xử lý nợ xấu cho VCB .............................................................................................. 54

3.2.3. Tăng tính thanh khoản cho VCB ............................................................................... 56
3.2.4. Tăng khả năng an toàn vốn và năng lực quản trị của VCB ....................................... 57
3.2.5. Nâng cao chất lượng tài sản có .................................................................................. 59
3.2.6. Gia tăng khả năng sinh lời ......................................................................................... 62
3.2.7. Tăng chất lượng quản lý tại VCB .............................................................................. 63
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ .................................................................................................. 67
3.3.1. Đối với Chính phủ…………………………………………………………………..69
3.3.2. Đối với NHNN ........................................................................................................... 69
KẾT LUẬN.......................................................................................................................... 72


i

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

NHTM

Ngân hàng thương mại

NHNN

Ngân hàng nhà nước

TCTD

Tổ chức tín dụng

VCB

Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam




Quyết định

VAMC

Công ty Quản lý tài sản

RRHĐ

Rủi ro hoạt động

RRTT

Rủi ro thị trường


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Bảng 1.1. Chỉ số phân tích an tồn vốn
Bảng 1.2. Chỉ số phân tích chất lượng tài sản
Bảng 1.3. Chỉ số phân tích năng lực
Bảng 1.4. Chỉ số Phân tích khả năng thu nhập
Bảng 1.5. Chỉ số Phân tích thanh khoản
Bảng 2.1. Các chỉ số cơ bản về nguồn vốn của VCB giai đoạn 2010-2016
Bảng 2.2. Doanh số cho vay của VCB giai đoạn 2010-2016
Bảng 2.3. Doanh số hoạt động dịch vụ của VCB giai đoạn 2010-2016
Bảng 2.4. Mức độ an toàn vốn của VCB giai đoạn 2010-2016

Bảng 2.5: ROA, ROE, NIM, NNIM của VCB giai đoạn 2010-2016
Bảng 2.6: T lệ Cho vay Tiền gửi của VCB giai đoạn 2010-2016
Bảng 3.1: Thống kê chi tiết nợ xấu
Bảng 3.2. Lộ trình triển khai thực hiện Basel II tại VCB
Biểu đồ 2.1. Doanh số huy động tiền gửi của VCB giai đoạn 2010-2016
Biểu đồ 2.2. Chi phí dự phịng rủi ro tín dụng của VCB giai đoạn 2010- 2016
Biểu đồ 2.3. Hệ số đòn bẩy tài chính của VCB giai đoạn 2010-2016
Biểu đồ 2.4. Hệ số địn bẩy tài chính của VCB giai đoạn 2010-2016
Biểu đồ 2.5. T lệ nợ xấu của VCB giai đoạn 2010-2016
Biều đồ 2.6. T trọng tài sản sinh lời của VCB giai đoạn 2010 -2016
Biểu đồ 2.7. T lệ chi phí hoạt động của VCB giai đoạn 2010-2016
Biểu đồ 2.8. T lệ lợi nhuận thuần từ HĐKD Nhân viên của VCB giai đoạn 2010-2016
Sơ đồ 3.1: Mơ hình phê duyệt tín dụng tập trung
Sơ đồ 3.2. Luồng phê duyệt trên mơ hình tín dụng tập trung
Bảng 3.3. Lộ trình chuyển đổi mơ hình phê duyệt tín dụng tập trung


1

LỜI MỞ ĐẦU

1. GIỚI THIỆU
1.1. Đặt vấn đề
Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 bắt đầu từ Mỹ đã ảnh hưởng đến tình
hình kinh tế thế giới và kinh tế Việt Nam nói riêng. Hệ thống tài chính Việt Nam
cũng gánh chịu hậu quả của tác động tiêu cực này. Bởi trong thời gian trước đây,
trải qua hàng chục năm ngành ngân hàng đã phát triển khá nóng với việc hàng loạt
ngân hàng, chi nhánh và phòng giao dịch mới ra đời, sự phát triển nhanh luôn đi
kèm với những rủi ro đối với hệ thống ngân hàng trong nước do còn thiếu kinh
nghiệm và còn non trẻ. Xuất phát từ thực tiễn đó, Thủ tướng chính phủ đã ban hành

Quyết định 254 QĐ-TTg ngày 01/03/2012 về việc tái cơ cấu lại hệ thống các tổ
chức tín dụng giai đoạn 2011-2015 nhằm mục tiêu cơ cấu lại căn bản, triệt để và
tồn diện hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) định hướng đến năm 2020 phát
triển được hệ thống ngân hàng đa năng theo hướng hiện đại, hoạt động an tồn, hiệu
quả vững chắc. Theo đó trong giai đoạn 2011-2016 tập trung lành mạnh hóa tình
trạng tài chính và củng cố năng lực hoạt động của các ngân hàng thương mại
(NHTM), cải thiện mức độ an toàn và hiệu quả hoạt động; Nâng cao trật tự, k
cương và nguyên tắc thị trường trong hoạt động ngân hàng. Do đó, việc đánh giá dự
báo mức độ rủi ro và an tồn trong hoạt động của các NHTM ln đặt ra mối quan
tâm cho các nhà quản lý, cơ quan thanh tra giám sát và các nhà đầu tư…
1.2. Tính cấp thiết của đề tài
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam (VCB) được
thành lập năm 1963 trải qua 54 năm hoạt động với những thăng trầm trong quá trình
hình thành và phát triển. Trong giai đoạn hiện nay, VCB được đánh giá là một trong
những NHTM hàng đầu Việt Nam về quy mô, mạng lưới và hiệu quả hoạt động.
Nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả kinh doanh của VCB, đặc biệt là sau thời gian cổ
phần hóa từ NHTM 100% vốn nhà nước thì việc phân tích đánh giá hoạt động kinh


2

doanh trong từng giai đoạn nhất định là rất cần thiết nhằm xác lập những lợi thế
truyền thống vốn có, phát huy những mặt mạnh, và đồng thời tìm giải pháp để hạn
chế tồn tại yếu kém nhằm có những định hướng chiến lược phát triển đúng đắn,
chính sách nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của ngân hàng phù hợp trong
từng giai đoạn phát triển và hội nhập.
Khi đi vào nghiên cứu đánh giá mức độ rủi ro và an toàn trong hoạt động của
các NHTM, một trong những phương pháp phân tích tài chính được cơng nhận rộng
rãi đối với việc phân tích tài chính ngân hàng là khung phân tích CAMELS được
xây dựng ở Mỹ từ những năm 1970 dựa trên việc phân tích các nhân tố có sự kết

hợp giữa định tính và định lượng. Mơ hình CAMELS giúp đánh giá hiệu quả, rủi ro
của các TCTD và NHTM nói riêng.
Với lý do trên, tôi chọn đề tài: “Ứng dụng CAMELS để đánh giá hoạt
động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt
Nam” làm Luận văn Thạc sĩ.
2. TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CĨ LIÊN QUAN
- Nguyễn Thị Minh Thảo, 2011, “Phân tích mức độ lành mạnh các ngân hàng
thương mại Việt Nam qua chỉ số CAMELS và tác động của nó đến hiệu quả tài
chính”. Trong đề tài tác giả lưa chọn 8 ngân hàng có quy mô tổng tài sản lớn hơn 50
ngàn t đồng và thu thập dữ liệu trong giai đoạn 2005-2010 áp dụng khung chỉ số
phân tích CAMELS để tính tốn các chỉ số. Trên cơ sở số liệu tính tốn được tác giả
xây dựng mơ hình nghiên cứu đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến hiệu
quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại.
- Võ Thị Kiều Oanh, 2006, “Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn
dịch vụ thẻ tại VCB Chi nhánh Tân Bình”. Phạm Thị Hồng Vân, 2016, “Chất lượng
dịch vụ ngân hàng điện tử tại Vietinbank Việt Nam – Chi nhánh TP. HCM”. Các
nghiên cứu cho thấy mức độ đánh giá chung chưa có nội dung nghiên cứu gì mới.
- Đỗ Thị Hồng Nhung, 2013, “Đánh giá hoạt động kinh doanh theo mơ hình
CAMELS tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam. Trong đề tài tác giả sử


3

dụng khung phân tích CAMELS với 5 chỉ tiêu: Mức độ an tồn vốn; Chất lượng tài
sản có; Năng lực quản lý; Khả năng sinh lời; Khả năng thanh khoản, để tiến hành
phân tích hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam
giai đoạn 2010-2012. Đồng thời, tác giả cũng xây dựng mơ hình các nhân tố ảnh
hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu
Việt Nam (HQ) là: Môi trường kinh doanh của ngân hàng (MT); Chiến lược kinh
doanh của ngân hàng (CL); Năng lực quản trị (QT); Năng lực tài chính của ngân

hàng (TC); Năng lực cơng nghệ của ngân hàng (CN); Nguồn nhân lực của ngân
hàng (NL). Kết quả hồi qui cho thấy biến độc lập ảnh hưởng đến biến phụ thuộc
theo thứ tự từ cao xuống thấp là: Năng lực quản trị (QT), nguồn nhân lực (NL),
chiến lược kinh doanh (CL), năng lực tài chính (TC). Từ kết quả đó, kết hợp với
những phân tích hoạt động kinh doanh theo mơ hình CAMELS, tác giả đưa ra các
giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng TMCP Xuất
Nhập Khẩu Việt Nam. Hạn chế của tác giả là nghiên cứu trong khoảng thời gian
ngắn 2010-2012.
Mơ hình được xây dựng với biến phụ thuộc là t suất lợi nhuận trên tổng tài
sản (ROA);
Các biến độc lập là: Biến thuộc cấu trúc vốn – T lệ tổng tài sản Vốn CSH;
Biến thuộc chỉ số đo lường mức độ an toàn vốn : Nợ quá hạn (VCSH + Dự phòng
TTTD); Biến thuộc chỉ số đo lường chất lượng tài sản: Nợ quá hạn Tổng dư nợ;
Biến thuộc chỉ số đo lường năng lực quản trị: Tổng chi phí Tổng thu nhập; Biến
thuộc chỉ số đo lường tính thanh khoản: Tổng dư nợ Tổng nguồn vốn huy động. Kết
quả xử lý cho thấy các biến độc lập có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc ROA là: T lệ
Tổng chi phí Tổng thu nhập có tương quan âm với ROA; T lệ nợ quá hạn tổng dư
nợ có tương quan âm với ROA; T lệ nợ quá hạn (VCSH + Dự phòng TTTD) tương
quan dương với ROA; Tổng dư nợ Tổng nguồn vốn huy động có tương quan âm với
ROA. Từ kết quả nghiên cứu tác giả đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
tài chính của các Ngân hàng thương mại Việt Nam. Hạn chế của đề tài là tác giả
không sử dụng biến độc lập thuộc chỉ số đo lường mức độ an toàn vốn là chỉ số


4

CAR (chỉ tiêu quan trọng đánh giá mức an toàn vốn) mà sử dụng chỉ số nợ quá hạn
(VCSH + Dự phòng TTTD)
Qua các đề tài trên cho thấy tác giả nghiên cứu đánh giá mức độ lành mạnh
của NHTM bằng khung phân tích CAMELS tuy nhiên thời gian nghiên cứu ngắn

hoặc sử dụng mơ hình nghiên cứu tác động của các chỉ số CAMELS đến hiệu quả
hoạt động của hệ thống nhưng xác định biến độc lập chưa thỏa đáng và chưa có
cơng trình nghiên cứu cụ thể nào về ứng dụng CAMELS trong đánh giá hoạt động
kinh doanh của VCB Việt Nam giai đoạn 2010-2016.
3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
3.1. Mục tiêu tổng quát
Nhằm đánh giá chính xác hoạt động kinh doanh của VCB thông qua ứng
dụng CAMELS để phân tích thực trạng và đồng thời có giải pháp phù hợp để thúc
đẩy quá trình hoạt động của VCB.
3.2. Mục tiêu cụ thể
- Phân tích hoạt động kinh doanh của VCB Việt Nam qua 6 chỉ tiêu được lựa
chọn theo khung phân tích CAMELS để đánh giá, xác định những yếu tố cốt lõi,
những nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt động của VCB.
- Thơng qua việc phân tích, làm rõ nguyên nhân và đề xuất gợi ý xây dựng
một số biện pháp nhằm khắc phục những hạn chế trong hoạt động kinh doanh của
VCB.
4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Các nhân tố nào ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của VCB ?
Yếu tố cốt lõi quyết định sự hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của VCB
trong giai đoạn 2010-2016?
Đề xuất các giải pháp phù hợp để giúp VCB phát triển, nâng cao hiệu quả
kinh doanh là gì?


5

5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu: Phân tích hoạt động kinh doanh của VCB theo khung
CAMELS
Phạm vi không gian: Đề tài thực hiện nghiên cứu đối với hoạt động của VCB.

Phạm vi thời gian: Đề tài nghiên cứu đánh giá hoạt động của VCB trong giai
đoạn từ 2010 - 2016. Các thông tin số liệu được lấy từ các báo cáo tài chính, báo
cáo thường niên của VCB từ 2010 - 2016 và các tài liệu từ các cơ quan chức năng
có liên quan.
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu có sự kết hợp giữa định tính và định
lượng, thu thập số liệu thực tế qua các năm để áp dụng vào khung phân tích
CAMELS đã được lựa chọn để tính tốn, so sánh. Trên cơ sở sự biến động của số
liệu tính tốn được tiến hành phân tích, đánh giá tìm hiểu nguyên nhân và biện pháp
khắc phục hạn chế nhằm có giải pháp định hướng phát triển chính sách kinh doanh
phù hợp, hiệu quả.
7. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Phân tích hoạt động kinh doanh của VCB qua 6 chỉ tiêu được lựa chọn theo
khung phân tích CAMELS để đánh giá, xác định những yếu tố cốt lõi, những
nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng là gì ?
- Đánh giá thực trạng hoạt động của VCB thơng qua việc phân tích, thấy rõ
ngun nhân tồn tại, hạn chế?
- Từ cơ sở trên, đề xuất những gợi ý kiến nghị về các biên pháp khắc phục
những hạn chế trong hoạt động kinh doanh của VCB để nâng cao hiệu quả hoạt
động ngân hàng trong thời gian tới.
8. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
-

Về cơ sở lý thuyết:

-

Về thực tiễn:



6

Đề tài sẽ làm sáng tỏ hơn về khung cơ sở lý thuyết có liên quan và có giá trị
thực tiễn cho VCB trong tương lai khi thực hiện được các kiến nghị đề xuất trong
lĩnh vực nghiên cứu và góp phần giải quyết vấn đề thực tiễn.
9. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài tài liệu tham khảo, danh mục phụ
lục. Kết cấu Luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ TỔNG QUAN KHUNG PHÂN TÍCH CAMELS
Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM THEO KHUNG
PHÂN TÍCH CAMELS
Chương 3: GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM THEO KHUNG
PHÂN TÍCH CAMELS


7

Chương 1
LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI VÀ TỔNG QUAN KHUNG PHÂN TÍCH CAMELS

1.1. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI
1.1.1. Ngân hàng thương mại
Theo Luật số 47 2010 QH12 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
quy định:
Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng có thể được thực hiện tất cả các hoạt

động ngân hàng theo quy định của Luật này. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động,
các loại hình ngân hàng bao gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách,
ngân hàng hợp tác xã.
Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt
động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này
nhằm mục tiêu lợi nhuận.
Tóm lại: “Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ
hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan. Theo tính
chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng gồm: NHTM, ngân hàng phát
triển, ngân hàng đầu tư, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã và các loại
hình ngân hàng khác. NHTM là một doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ mà nhiệm vụ
chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cho vay và cung
ứng các dịch vụ thanh toán”.
1.1.2. Hoạt động của Ngân hàng thương mại
Theo điều IV của Luật tổ chức tín dụng số 47 2012 QH12 quy định:
Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc
một số các nghiệp vụ sau đây:


8

Nhận tiền gửi là hoạt động nhận tiền của tổ chức, cá nhân dưới hình thức tiền
gửi khơng kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng chỉ tiền
gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức nhận tiền gửi khác theo ngun tắc có hoàn
trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho người gửi tiền theo thỏa thuận.
Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền
hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hồn trả bằng
nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho th tài chính, bao thanh tốn, bảo lãnh ngân
hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác.
Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản là việc cung ứng phương tiện

thanh toán; thực hiện dịch vụ thanh toán séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy
nhiệm thu, thẻ ngân hàng, thư tín dụng và các dịch vụ thanh tốn khác cho khách
hàng thơng qua tài khoản của khách hàng.
Cụ thể:
+ Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết
giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một
thời gian nhất định theo thỏa thuận với ngun tắc có hồn trả cả gốc và lãi.
+ Bao thanh tốn là hình thức cấp tín dụng cho bên bán hàng hoặc bên mua
hàng thông qua việc mua lại có bảo lưu quyền truy địi các khoản phải thu hoặc các
khoản phải trả phát sinh từ việc mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo hợp
đồng mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ.
+ Bảo lãnh ngân hàng là hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng
cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc tổ chức tín dụng sẽ thực hiện nghĩa vụ tài
chính thay cho khách hàng khi khách hàng khơng thực hiện hoặc thực hiện không
đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết; khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín
dụng theo thỏa thuận.
+ Chiết khấu là việc mua có kỳ hạn hoặc mua có bảo lưu quyền truy địi các
cơng cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác của người thụ hưởng trước khi đến hạn
thanh toán.


9

+ Tái chiết khấu là việc chiết khấu các công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có
giá khác đã được chiết khấu trước khi đến hạn thanh tốn.
+ Mơi giới tiền tệ là việc làm trung gian có thu phí mơi giới để thu xếp thực
hiện các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác giữa các tổ chức
tín dụng, tổ chức tài chính khác.
+ Tài khoản thanh tốn là tài khoản tiền gửi khơng kỳ hạn của khách hàng
mở tại ngân hàng để sử dụng các dịch vụ thanh toán do ngân hàng cung ứng.

+ Sản phẩm phái sinh là cơng cụ tài chính được định giá theo biến động dự
kiến về giá trị của một tài sản tài chính gốc như t giá, lãi suất, ngoại hối, tiền tệ
hoặc tài sản tài chính khác.
+ Góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng là việc tổ chức tín dụng góp
vốn cấu thành vốn điều lệ, mua cổ phần của các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng
khác, bao gồm cả việc cấp vốn, góp vốn vào cơng ty con, cơng ty liên kết của tổ
chức tín dụng; góp vốn vào quỹ đầu tư và ủy thác vốn cho các tổ chức khác góp
vốn, mua cổ phần theo các hình thức nêu trên.
Khoản đầu tư dưới hình thức góp vốn, mua cổ phần nhằm nắm quyền kiểm
sốt doanh nghiệp bao gồm khoản đầu tư chiếm trên 50% vốn điều lệ hoặc vốn cổ
phần có quyền biểu quyết của một doanh nghiệp hoặc khoản đầu tư khác đủ để chi
phối quyết định của Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng thành viên.
Mặc dù hoạt động ngân hàng rất đa dạng và phong phú nhưng các ngân hàng
chỉ được thực hiện các hoạt động được nêu trong giấy phép của họ. Những chức năng
này sẽ do NHTW quyết định theo từng trường hợp cụ thể.
1.2. TỔNG QUAN VỀ CAMELS
1.2.1. Mơ hình phân tích CAMELS
Hệ thống đánh giá CAMELS do cục quản lý các tổ hợp tín dụng Hoa Kỳ
(National Credit Union Administration-NCUA) xây dựng và được thông qua năm
1987, sau đó được Hoa Kỳ và nhiều nước trên thế giới áp dụng.
Hệ thống CAMELS là hệ thống xếp hạng, giám sát tình hình ngân hàng của
Mỹ và được coi là chuẩn mực đối với hầu hết các tổ chức trên toàn thế giới khi đánh


10

giá hiệu quả, rủi ro của các ngân hàng nói riêng và các TCTD nói chung. Nó được áp
dụng nhằm nâng cao độ an toàn, khả năng sinh lời và thanh khoản của ngân hàng.
Tiêu chí đánh giá: Ban đầu việc đánh giá dựa trên 5 tiêu chí: Mức độ an toàn
vốn (Capital Adequacy); Chất lượng tài sản (Asset Quality); Năng lực quản lý

(Management); Lợi nhuận (Earnings); Khả năng thanh khoản (Liquidity); Thành
phần thứ 6: Mức độ nhạy cảm với rủi ro thị trường (Sensitivity to market risk) được
bổ sung vào năm 1997, vì thế chữ viết tắt được thay đổi thành CAMELS.
1.2.1.1. Mức độ an toàn vốn ( C: capital)
Nguyên tắc cơ bản của an toàn vốn là vốn dự kiến sẽ duy trì sự cân bằng với
các rủi ro trong hoạt động của ngân hàng như rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường và rủi
ro hoạt động để bù đắp những thiệt hại và bảo vệ chủ nợ các ngân hàng. Mức độ an
tồn vốn ước tính dựa trên các chỉ số tài chính quan trọng sau đây, và để được coi là
ngân hàng tốt ở Mỹ, họ phải đáp ứng tiêu chí chi tiết nhất định dưới đây:
Bảng 1.1. Chỉ số phân tích an tồn vốn
Chỉ số

Công thức

Tiêu chuẩn

CAR

[(Vốn cấp 1 – các khoản loại trừ) + Vốn
cấp 2] Tài sản có đã điều chỉnh rủi ro

≥8%

Vốn CSH Tổng tài sản

Tổng vốn CSH Tổng tài sản

≥4-6%

Nguồn: AIA’s CAMEL Approach for Bank Analysis, 1996

Đánh giá mức độ đầy đủ vốn: Mỗi thành phần trong mơ hình Camel được
cho điểm từ 1 – 5. Trong bối cảnh an toàn vốn, một đánh giá điểm 1 chỉ ra một mức
vốn mạnh so với rủi ro của các tổ chức tài chính. Trong khi đó đánh giá 5 chỉ ra một
sự thiếu hụt nghiêm trọng của nguồn vốn, trong đó hỗ trợ ngay lập tức từ các cổ
đông hay các nguồn lực bên ngoài là cần thiết.
1.2.1.2. Chất lượng tài sản (A: assets)
Chất lượng tài sản kém là nguyên nhân chính của hầu hết các ngân hàng đỗ
vỡ. Một loại tài sản quan trọng nhất là danh mục cho vay, nguy cơ lớn nhất đối với


11

các ngân hàng là nguy cơ tổn thất cho vay bắt nguồn từ những khoản vay quá hạn.
Đánh giá chất lượng tài sản cần lưu ý một số mặt như mức độ tập trung của danh
mục cho vay, cho vay trong nội bộ nhóm, sự đa dạng của danh mục cho vay về
ngành nghề và đối tượng, mức độ tăng trưởng tín dụng, t lệ nợ xấu, dự phịng tổn
thất tín dụng..
Chất lượng tài sản được ước tính dựa trên các chỉ số tài chính quan trọng sau
đây, và được coi ngân hàng là tốt ở Mỹ, họ phải đáp ứng tiêu chí nhất định chi tiết
dưới đây:
Bảng 1.2. Chỉ số phân tích chất lượng tài sản
Chỉ số

Cơng thức

Tiêu chuẩn

T lệ nợ xấu trên tổng
dư nợ


Nợ xấu Tổng dư nợ

≤ 1%

T lệ nợ xấu trên tổng
VCSH

Nợ xấu Tổng VCSH

≤ 1%

T lệ dự phịng tổn thất
cho vay

Dự phịng tổn thất tín dụng Tổng dư nợ

 1.5%

Nguồn: AIA’s CAMEL Approach for Bank Analysis, 1996)
Đánh giá chất lượng tài sản: Mỗi thành phần trong hệ thống đánh giá
CAMEL được điểm từ 1 đến 5. Trong bối cảnh chất lượng tài sản, một đánh giá
điểm 1 cho thấy một chất lượng tài sản tốt và tối thiểu rủi ro danh mục đầu tư. Mặt
khác, một đánh giá 5 phản ánh chất lượng tài sản khiếm khuyết nghiêm trọng và đe
dọa khả năng tồn tại của tổ chức.
1.2.1.3. Năng lực quản lý ( M: management)
Nguyên tắc cơ bản là năng lực của ban giám đốc và các bộ phận quản lý, để
xác định, đo lường và kiểm soát rủi ro các hoạt động của một tổ chức và để đảm bảo
an toàn, hoạt động hiệu quả, phù hợp với pháp luật và các quy định.



12

Năng lực quản lý được ước tính dựa trên các chỉ số tài chính quan trọng sau
đây, và được coi ngân hàng là tốt ở Mỹ, họ phải đáp ứng tiêu chí nhất định chi tiết
dưới đây:

Bảng 1.3. Chỉ số phân tích năng lực
Chỉ số

Cơng thức

Tiêu chuẩn

T suất tăng trưởng tổng tài sản

Trung bình của tốc độ tăng
trưởng tài sản lịch sử

Tăng trưởng GNP
danh nghĩa

Tốc độ tăng trưởng cho vay

Trung bình của tốc độ tăng
trưởng cho vay lịch sử

Tăng trưởng GNP
danh nghĩa

Tốc độ tăng trưởng thu nhập


Tăng trưởng bình quân thu
nhập lịch sử

≥ 10-15%

Nguồn: AIA’s CAMEL Approach for Bank Analysis, 1996
Đánh giá năng lực quản lý: Mỗi thành phần trong hệ thống đánh giá CAMEL
được điểm từ 1 đến 5. Trong bối cảnh quản lý, một đánh giá điểm 1 thể hiện việc
quản lý của ban giám đốc phát huy tác dụng. Mặt khác, sự đánh giá điểm 5 được áp
dụng để phê bình thiếu quản lý. Thay thế hoặc tăng cường có thể cần thiết để đạt
được hiệu quả và an toàn hoạt động.
1.2.1.4. Lợi nhuận (E: earnings)
Đánh giá lợi nhuận phản ánh không chỉ về số lượng và xu hướng trong thu
nhập, mà còn là những yếu tố có thể ảnh hưởng đến tính bền vững của các khoản
thu nhập. Lợi nhuận phù hợp không chỉ xây dựng niềm tin của cơng chúng vào ngân
hàng mà nó cịn hấp thụ những tổn thất cho vay, cung cấp phần thưởng cho các cổ
đông. Thu nhập tốt và ổn định là rất cần thiết cho sự bền vững của một ngân hàng.
Lợi nhuận ước tính dựa trên các chỉ số tài chính quan trọng sau đây, và được
coi ngân hàng là tốt ở Mỹ, họ phải đáp ứng tiêu chí nhất định chi tiết dưới đây:


13

Bảng 1.4. Chỉ số Phân tích khả năng thu nhập
Chỉ số

Công thức

Tiêu chuẩn


T lệ thu nhập lãi cận
biên (NIM)

Thu nhập lãi Tổng tài sản

> 4,5%

T lệ chi phí thu nhập

Chi phí hoạt động(khơng bao gồm các khoản
lỗ) (Thu nhập lãi + Thu nhập ngoài lãi)

 70%

ROA

Lợi nhuận sau thuế Tổng tài sản

≥ 1%

ROE

Lợi nhuận sau thuế Tổng vốn CSH

≥ 15%

Nguồn: AIA’s CAMEL Approach for Bank Analysis, 1996
Đánh giá của thu nhập: Mỗi thành phần trong hệ thống đánh giá CAMEL
được điểm từ 1 đến 5. Trong bối cảnh thu nhập, một đánh giá điểm 1 phản ánh thu

nhập rất tốt đảm bảo rằng là đủ để duy trì đủ vốn, trợ cấp tổn thất tiền vay, và hỗ trợ
các hoạt động. Mặt khác, một đánh giá 5 đại diện cho một mối đe dọa đặc biệt về
khả năng thanh toán của tổ chức thơng qua sự xói mịn của vốn.
1.2.1.5. Khả năng thanh khoản (L: liquidity)
Thanh khoản thể hiện mức độ mà một ngân hàng có thể hồn thành các nghĩa
vụ tương ứng của nó. Cần phải có đầy đủ nguồn thanh khoản cho nhu cầu hiện tại
và tương lai, và tính sẵn sàng của các tài sản dể dàng chuyển đổi thành tiền mặt mà
không thiệt hại quá đáng.
Thanh khoản ước tính dựa trên các chỉ số tài chính quan trọng sau đây, và
được coi ngân hàng là tốt ở Mỹ, họ phải đáp ứng tiêu chí nhất định chi tiết dưới đây:
Bảng 1.5. Chỉ số Phân tích thanh khoản
Chỉ số

Công thức

Tiêu chuẩn

Tiền gửi của khách trên tổng
tài sản

Tổng tiền gửi KH Tổng tài sản

≥ 75%

Tổng dư nợ trên tiền gửi của
khách hàng (LTD)

Tổng dư nợ Tổng tiền gửi KH

≤ 80%


Nguồn: (AIA’s CAMEL Approach for Bank Analysis, 1996)
Đánh giá của Thanh khoản: Mỗi thành phần trong hệ thống đánh giá
CAMEL được cho điểm từ 1 đến 5. Trong bối cảnh thanh khoản, một đánh giá điểm


14

1 đại diện cho mức thanh khoản tốt và đầy đủ các nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu
thanh khoản hiện tại và tương lai. Mặt khác, sự đánh giá của 5 có nghĩa thanh khoản
thiếu hụt nghiêm trọng, và có nhu cầu hỗ trợ ngay lập tức của bên ngoài để đáp ứng
thanh khoản cần thiết.
1.2.1.6. Xếp hạng tổng hợp và các giới hạn đề xuất:
Sau khi tính tốn đánh giá cho mỗi yếu tố, sự đánh giá tổng hợp là mức trung
bình cho tổng 5 yếu tố. Đánh giá tổng hợp được xác định như là một công cụ để lựa
chọn ngân hàng tốt giữa các ngân hàng tiềm năng.
Bảng 1.6. Bảng tổng hợp xếp hạng của CAMEL
Thang điểm Phạm vi
đánh giá
Đánh giá

Phân tích
đánh gía

Giới hạn
đề xuất

1

1.0-1.4


Xuất sắc

Hạng 1

2

1.6-2.4

Cao

Hạng 2

3

2.6-3.4

Trung
bình

Hạng 3

4

3.6-4.4

Dưới
trung bình

Khơng

đề xuất

5

4.6 – 5

Nghi ngờ

Khơng
đề xuất

Đánh giá giải thích
Các ngân hàng làm tốt hơn so với
các ngân hàng trung bình ở tất cả
các khía cạnh và bởi sự khác biệt
dễ dàng đo lường được
Đo được tốt hơn so với các ngân
hàng trung bình, nhưng khơng
khá nổi bật ở những khía cạnh
Một ngân hàng tốt nhưng chỉ đáp
ứng các tiêu chuẩn chính
Các ngân hàng cho thấy một
điểm yếu lớn mà nếu khơng điều
chỉnh, có thể dẫn đến một tình
trạng rất nghiêm trọng hoặc
khơng đạt u cầu mà sẽ thực sự
đe dọa đến sự tồn tại. Điều này
cũng sẽ bao gồm những bất ngờ
về tài chính và hoặc quản lý
chính

Sức khỏe tài chính của ngân hàng
là khơng đạt tiêu chuẩn, với chất
lượng tài sản suy yếu, suy giảm
hơn một nửa số vốn ban đầu của
ngân hàng. Nếu không được điều
chỉnh suy giảm hơn nữa sẽ dẫn
đến kiểm soát đặc biệt và một xác
suất cao cho sự thất bại


15

Nguồn: AIA’s CAMEL Approach for Bank Analysis 1996
CAMELS là hệ thống đánh giá dễ thực hiện, tập trung vào phân tích tình
hình tài chính để dự đốn sự phá sản của ngân hàng. Các chỉ tiêu của CAMELS chủ
yếu phản ánh các vấn đề mang tính định lượng và khơng địi hỏi người thực hiện
phải có kinh nghiệm hoặc đào tạo bài bản.
1.2.2. Các chỉ tiêu phân tích hoạt động kinh doanh ngân hàng theo khung phân
tích CAMELS
1.2.2.1. Mức độ an tồn vốn (Capital Adequacy)
Khi phân tích về vốn của ngân hàng các nhà phân tích thường chú ý tới quy
mô vốn chủ sở hữu. Thông thường, khoản mục lớn nhất trong vốn chủ sở hữu là thu
nhập giữ lại (lợi nhuận không chia) và quan trong nhất là xem xét sự hợp lý về vốn
của một ngân hàng trong việc bù đắp các tài sản có rủi ro thơng qua việc xem xét
mối tương quan của vốn với tổng tài sản có điều chỉnh theo mức độ rủi ro. Các chỉ
số dùng để phân tích đo lường mức độ đầy đủ vốn của ngân hàng gồm :
Tỷ lệ an toàn vốn (CAR):
Hệ số an toàn vốn CAR là một trong những chỉ số quan trọng đánh giá mức
độ an toàn vốn của ngân hàng. Hệ số này càng cao thì sức chịu đựng rủi ro của ngân
hàng càng lớn. Cơng thức tính như sau:

Vốn tự có
CAR = -------------------------------------- x100%
Tài sản có đã điều chỉnh rủi ro
Theo quy định tại Hiệp định Basel 2 thành phần vốn tự có bao gồm:
Vốn cấp 1 (Vốn cơ bản): Gồm : Vốn điều lệ; Vốn cổ phần tăng thêm; lợi
nhuận giữ lại; Quỹ dự trữ công khai từ lợi nhuận sau thuế; chiếm t trọng tối thiểu
50% vốn tự có của ngân hàng.


16

Vốn cấp II (Vốn bổ sung): Gồm : Quỹ dự trữ do đánh giá lại tài sản; Quỹ dự
phòng bù đắp những rủi ro được trích lập để bù đắp những rủi ro đột xuất chưa xác
định được; Các khoản nợ được xem như vốn.
Khi tính tốn hệ số an toàn vốn các khoản được loại trừ khỏi vốn tự có bao
gồm: Các khoản được đầu tư vào cơng ty con hạch tốn độc lập; Phần góp vốn vào
ngân hàng và tổ chức tài chính khác.
Hiệp ước Basel 2 thống nhất yêu cầu tiêu chuẩn vốn tự có trên cơ sở cân đối
với các rủi ro xác định bằng hệ số CAR tối thiểu là 8%. Đây cũng là mức yêu cầu
theo khung phân tích Camels của AIA Hoa Kỳ.

Tỷ lệ vốn chủ sở hữu/ Tổng tài sản:
Tổng VCSH
T lệ VCSH Tổng tài sản = ---------------------Tổng tài sản
Mức yêu cầu của hệ số này theo khung phân tích Camels của AIA Hoa Kỳ là
phải ≥4-6%
Ngồi ra, khi phân tích mức độ đầy đủ vốn của ngân hàng theo khung phân
tích Camels cịn đánh giá trên một số khía cạnh cụ thể như sau: Quy mô và giá trị
tuyệt đối của vốn chủ sở hữu; Chất lượng của cổ đơng có ảnh hưởng lớn; Chất
lượng và khả năng tài chính của các cổ đông; Sự tham gia của các cổ đông trong

ban giám đốc và quyền biểu quyết; Những thay đổi trong cơ cấu vốn góp.
Một ngân hàng thường xuyên duy trì đầy đủ vốn, số vốn được bổ sung từ kết
quả hoạt động ngày một cao hơn thì đó là biểu hiện của một ngân hàng ổn định,
lành mạnh và hoạt động hiệu quả.
1.2.2.2. Chất lượng tài sản có (Assets quality)
Để đánh giá chất lượng tài sản khung phân tích dựa trên các chỉ tiêu: Tính
đúng đắn của tín dụng; Tính đầy đủ các tiêu chuẩn bảo hiểm và xác định các loại rủi
ro; Việc trích lập đầy đủ và chính xác các khỏan dự phịng; Sự đa dạng và chất


17

lượng các khoản vay và danh mục đầu tư; Khả năng quản lý tài sản, kịp thời nhận
dạng và thu thập các tài sản có vấn đề; Tính đầy đủ của hệ thống kiểm sốt nội bộ
và hệ thống thơng tin quản lý.
Trong phạm vi bảng cân đối kế toán ngân hàng, khi tiến hành phân tích chất
lượng tài sản, khung phân tích sử dụng các chỉ tiêu sau:
Tỷ lệ nợ xấu:
Nợ xấu
T lệ nợ xấu = -------------------Tổng dư nợ
Nợ xấu – Non peforming loan: Những khoản cho vay được coi là nợ quá hạn
(nợ xấu) khi bất kỳ khoản trả nợ tiền vay theo kế hoạch nào quá hạn từ 90 ngày trở
lên hoặc các khoản vay mà lãi suất không được cộng dồn và ghi lên báo cáo thu nhập.
Ở Việt Nam nợ xấu là những khoản vay được phân vào các nhóm nợ: Nợ
dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn.
Theo chuẩn phân tích Camels áp dụng cho các ngân hàng Mỹ t lệ này được
chấp nhận ở mức dưới ≤ 1%.
Tỷ lệ dự phịng tổn thất tín dụng trên tổng dư nợ:
Dự phòng TTTD
T dự phòng TTTD trên tổng dư nợ = --------------------------------Tổng dư nợ

Chỉ tiêu này phản ánh trong 100 đồng vốn cho vay thì ngân hàng có khả
năng bù đắp được bao nhiêu đồng vốn tín dụng bị tổn thất. Trong trường hợp các
khoản nợ xấu khơng cịn khả năng thu hồi do nguyên nhân khách quan, ngân hàng
sẽ xem xét sử dụng nguồn dự phòng này để bù đắp cho khoản vay; sau đó nếu ngân
hàng thu được khoản vay trên sẽ hạch toán vào thu nhập của ngân hàng trong kỳ
báo cáo.


×