Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Ứng dụng mô hình hồi quy logistic nhị phân để đo lường khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP á châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.51 MB, 101 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGAN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH

PHẠM THỊ YẾN TRANG

ỨNG DỤNG MƠ HÌNH HỒI QUY LOGISTIC NHỊ PHÂN
ĐỂ ĐO LƯỜNG KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA KHÁCH HÀNG
CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

TP.HỒ CHÍ MINH- NĂM 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH

PHẠM THỊ YẾN TRANG

ỨNG DỤNG MƠ HÌNH HỒI QUY LOGISTIC NHỊ PHÂN
ĐỂ ĐO LƯỜNG KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA KHÁCH HÀNG
CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG


Chuyên ngành: Tài Chính - Ngân Hàng
Mã ngành: 60 34 02 01

Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ THẨM DƯƠNG

TP. HỒ CHÍ MINH- NĂM 2017


LỜI CAM ĐOAN
Luận văn “Ứng dụng mơ hình hồi quy Logistic nhị phân để đo lường khả năng trả
nợ của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Á Châu” chưa từng được trình nộp
để lấy học vị thạc sĩ tại bất cứ một trường đại học nào. Luận văn này là cơng trình
nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó khơng có các
nội dung đã được công bố trước đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại
trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong luận văn.

Tác giả

Phạm Thị Yến Trang


LỜI CẢM ƠN
Luận văn “Ứng dụng mơ hình hồi quy Logistic nhị phân để đo lường khả năng
trả nợ của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Á Châu” là kết quả nổ lực của
bản thân và được sự giúp đỡ, động viên khích lệ của các thầy cơ, bạn bè đồng nghiệp
và người thân. Qua trang viết này tác giả xin gửi lời cảm ơn tới những người đã giúp
đỡ tôi trong thời gian học tập - nghiên cứu khoa học vừa qua.
Tơi xin tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc đối với thầy giáo TS. Lê Thẩm
Dương đã trực tiếp tận tình hướng dẫn tơi hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo trường Đại học Ngân hàng TPHCM đã tạo

điều kiện cho tơi hồn thành tốt cơng việc nghiên cứu khoa học của mình.
Cuối cùng tơi xin chân thành cảm ơn đồng nghiệp, đơn vị công tác đã giúp đỡ tôi
trong quá trình học tập và thực hiện Luận văn.
Tác giả

Phạm Thi Yến Trang


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 1
2. Mục tiêu và mục đích nghiên cứu cụ thể .................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................... 3
4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................. 3
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .................................................... 5
6. Bố cục đề tài ................................................................................................ 5
Chương 1: Cơ sở lý luận về đối tượng nghiên cứu ........................................................ 6
1.1 Cho vay khách hàng cá nhân .................................................................. 6
1.1.1

Khái niệm và đặc điểm cho vay đối với khách hàng cá nhân .......................... 6

1.1.2

Phân loại cho vay khách hàng cá nhân theo mục đích ..................................... 7

1.1.3

Khuôn khổ pháp lý của hoạt động đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng


cá nhân tại Việt Nam ...................................................................................................... 7
1.2 Các căn cứ thẩm định cho vay đối với khách hàng cá nhân................... 9
1.2.1

Thẩm định năng lực pháp luật dân sự của Khách hàng cá nhân ...................... 9

1.2.2

Thẩm định mục đích sử dụng vốn vay ............................................................. 9

1.2.3

Thẩm định năng lực tài chính trả nợ ............................................................... 10

1.2.4

Thẩm định tài sản đảm bảo ............................................................................. 10
1.3 Tổng quan các tiền nghiên cứu ............................................................. 10

Chương 2: Tình hình cho vay khách hàng cá nhân tại ACB ....................................... 14
2.1 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Á Châu ............................................. 14


2.1.1

Thơng tin khái qt về ACB ........................................................................... 14

2.1.2

Lịch sử hình thành và phát triển ..................................................................... 15


2.1.3

Mơ hình quản trị, tổ chức kinh doanh và bộ máy quản lý .............................. 18

2.1.4

Định hướng của HĐQT về hoạt động của ACB đến 2018 ............................. 19

2.1.5

Tình hình tài chính của ACB .......................................................................... 19

2.1.6

Kết quả hoạt động tín dụng giai đoạn 2015-2016 .......................................... 21
2.2 Tổ chức hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP

Á Châu

23

2.2.1

Các sản phẩm tín dụng khách hàng cá nhân tại ACB..................................... 23

2.2.2

Tổ chức hoạt động đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân tại ngân


hàng TMCP Á Châu ..................................................................................................... 23
2.2.3

Tình hình cho vay khách hàng cá nhân tại ACB - Chi nhánh Tp.HCM ........ 34
2.3 Các nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng thường gặp khi cho vay khách

hàng cá nhân ở ACB ................................................................................................ 36
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu............................................................................ 38
3.1 Quy trình nghiên cứu ............................................................................ 38
3.2 Mơ hình hồi quy nhị phân .................................................................... 38
3.2.1

Lý thuyết về mơ hình hồi quy nhị phân .......................................................... 40

3.2.2

Độ phù hợp của mơ hình ................................................................................ 42

3.2.3

Kiểm định ý nghĩa thống kê của các hệ số ..................................................... 42

3.2.4

Kiểm định mức độ phù hợp tổng quát ............................................................ 43

3.2.5

Các phương pháp đưa biến độc lập vào mơ hình hồi quy logistic nhị phân .. 43
3.3 Dữ liệu nghiên cứu. .............................................................................. 44



Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................ 47
4.1 Thống kê mô tả dữ liệu ......................................................................... 47
4.1.1

Thống kê mẫu dữ liệu theo khả năng trả nợ của khách hàng ......................... 47

4.1.2

Thống kê mẫu dữ liệu theo đặc điểm khách hàng .......................................... 49

4.1.3

Thống kê chéo giữa các cặp tiêu chí............................................................... 49
4.2 Kiểm định Omnibus ............................................................................. 55
4.3 Kiểm định Hosmer and Lemeshow Test .............................................. 55
4.4 Kiểm định mức độ giải thích của mơ hình ........................................... 56
4.5 Kiểm định mức độ dự báo chính xác của mơ hình (logistic regression

classification results) ................................................................................................ 56
4.6 Kết quả hồi quy (variables in equation + phân tích vai trị của các biến
giải thích đối với biến phụ thuộc) ............................................................................ 57
4.7 Mơ hình hồi quy kết quả đo lường khả năng trả nợ đúng hạn ............. 61
4.7.1

Mơ hình ........................................................................................................... 61

4.7.2


Ví dụ minh họa ............................................................................................... 63
4.8 Kết quả khảo sát ý kiến của chuyên gia ............................................... 63

4.8.1

Mục tiêu khảo sát ý kiến chuyên gia .............................................................. 63

4.8.2

Thảo luận ........................................................................................................ 70

Chương 5: Kết luận và khuyến nghị giải pháp ứng dụng mơ hình để dự báo xác suất
trả nợ quá hạn của khách hàng cá nhân ở ACB ........................................................... 73
5.1.

Giải pháp ứng dụng mơ hình ............................................................. 73

5.2.

Ưu điểm của mơ hình ........................................................................ 75

5.3.

Các hạn chế của mơ hình .................................................................. 75


5.4.

Kết luận và Hàm ý chính sách .......................................................... 75


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................... 77
PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 79


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
ACB

Ngân hàng TMCP Á Châu

Banker

Kinh nghiệm của nhân viên phân tích tín dụng
(Bankerexperience)

CA

Nhân viên Phân tích tín dụng cá nhân (CA-1/2/M/L)

CBL

Trưởng phịng/bộ phận khách hàng cá nhân

CIC

Trung tâm thơng tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước
(Credit Information Center)

CLMS


Chương trình quản lý tín dụng cá nhân (Customer Loan
Manage System)

CNTT

Công nghệ thông tin

COG

Nhân viên quản lý nợ

Collateral

Tỷ lệ cho vay trên tài sản đảm bảo

Crehistory

Lịch sử tín dụng (Credit history)

CTD

Cấp tín dụng

CVCB

Cơng việc cơ bản

HĐTD

Hợp đồng tín dụng


HĐBĐ

Hợp đồng bảo đảm

HSO

Hội Sở

HSTD

Hồ sơ tín dụng

KHCN

Khách hàng cá nhân

KPP

Kênh phân phối (Chi nhánh/ Phòng giao dịch)

KQTNNL

Khối Quản trị nguồn nhân lực

N3-5

Nợ quá hạn từ nhóm 3 đến nhóm 5

Netincom


Chi phí dự phịng/nghĩa vụ trả nợ

NHNN

Ngân hàng Nhà Nước

NHTM

Ngân hàng thương mại


NQH

Nợ quá hạn

NVNL

Nhân viên nhập liệu

NVKS

Nhân viên kiểm soát

NVGN

Nhân viên giải ngân

NVPC


Nhân viên phân công

NVTĐ

Nhân viên thẩm định

NVTX

Nhân viên truy xuất

OS

Nhân viên thực hiện nghiệp vụ pháp lý chứng từ

PD

Phê duyệt

PFC

Nhân viên tư vấn tài chính cá nhân tại kênh phân phối

PLCT

Pháp lý chứng từ

Policy

Chính sách tín dụng


R/RA/RO

Nhân viên/chuyên viên quan hệ khách hàng tại kênh
phân phối

SXKD

Sản xuất kinh doanh

SRM

Giám đốc quan hệ khách hàng cao cấp

TCTD

Tổ chức tín dụng

TĐTS

Thẩm định tài sản

TĐV

Trưởng đơn vị

TTTĐ

Tờ trình thẩm định khách hàng

TSBĐ


Tài sản đảm bảo

TKY

Thư ký

TN

Trung tâm thu nợ

TTKV

Trung tâm tín dụng khu vực (Trực thuộc Trung tâm tín
dụng, phụ trách một khu vực được giao)

TTTD

Trung tâm tín dụng

TT TDCN

Trung tâm tín dụng cá nhân


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2. 1: Số liệu tài chính của ACB năm 2015-2016 ................................................ 19
Bảng 2. 2: Các chỉ tiêu tài chính của ACB năm 2015 – 2016 ..................................... 20
Bảng 2. 3: Bảng lược đồ quy trình cấp tín dụng khách hàng cá nhân ......................... 23
Bảng 2. 4 Bảng lược đồ quy trình phối hợ tác nghiệp theo mơ hình thẩm định tập

trung

........................................................................................................................ 25

Bảng 2. 5 Bảng lược đồ quy trình phối hợ tác nghiệp theo mơ hình thẩm định phân tán
........................................................................................................................ 26
Bảng 2. 6 Đối tượng và điều kiện kết quả thi nghiệp vụ.............................................. 27
Bảng 2. 7: Hạn mức thẩm định tín dụng KHCN tối đa dựa trên kinh nghiệm (Y), chức
danh thẩm định và tỷ lệ nợ quá hạn (Z) ....................................................................... 28
Bảng 2. 8: Hạn mức thẩm định tín dụng KHCN dựa trên chức danh và kinh nghiệm
thẩm định ...................................................................................................................... 28
Bảng 2. 9: Đánh giá tiêu chí chính sách tín dụng khách hàng cá nhân ........................ 32
Bảng 2. 10: Tổng hợp tình hình nợ vay khách hàng cá nhân tại ACB-CN Tp.HCM .. 34
Bảng 2. 11: Thống kê một số dạng nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng tại ACB ........ 36
Bảng 4. 1: Thống kê mẫu dữ liệu theo khả năng trả nợ của Khách hàng – tiêu chuẩn 1
........................................................................................................................ 47
Bảng 4. 2: Thống kê mẫu dữ liệu theo khả năng trả nợ của Khách hàng – tiêu chuẩn 2 .
........................................................................................................................ 48
Bảng 4. 3: Thống kê mẫu dữ liệu theo độ tuổi ............................................................. 49
Bảng 4. 4: Thống kê mẫu dữ liệu theo giới tính của khách hàng ................................ 49
Bảng 4. 5: Thống kê mẫu dữ liệu theo tình trạng hơn nhân ......................................... 50
Bảng 4. 6: Thống kê mẫu dữ liệu theo số lượng con của Khách hàng ........................ 50
Bảng 4. 7: Thống kê mẫu dữ liệu theo số năm kinh nghiệm công tác của Khách hàng ..
........................................................................................................................ 51


Bảng 4. 8: Thống kê mẫu dữ liệu theo tính chất công việc của khách hàng ................ 51
Bảng 4. 9: Thống kê khả năng trả nợ phân theo lịch sử tín dụng ................................ 52
Bảng 4. 10: Thống kê xác suất trả nợ đúng hạn/quá hạn theo thu nhập ...................... 52
Bảng 4. 11: Thống kê khả năng trả nợ phân theo số nguồn thu nhập .......................... 53

Bảng 4. 12: Thống kê khả năng trả nợ phân theo nguồn thu nhập bổ sung từ người
thân

........................................................................................................................ 53

Bảng 4. 13: Thống kê khả năng trả nợ phân theo số tháng vay ................................... 54
Bảng 4. 14: Hệ số tương quan giữa Số tiền vay và Giá trị thế chấp ............................ 54
Bảng 4. 15: Hệ số tương quan giữa Khả năng trả nợ và Giá trị thế chấp .................... 55
Bảng 4. 16: Kết quả kiểm định Omnibus ..................................................................... 55
Bảng 4. 17: Kết quả kiểm định Hosmer and Lemeshow ............................................. 56
Bảng 4. 18: Tóm tắt mơ hình ....................................................................................... 56
Bảng 4. 19: Kiểm định mức độ dự báo chính xác của mơ hình ................................... 56
Bảng 4. 20: Kết quả hồi quy......................................................................................... 57
Bảng 4. 21: Tổng hợp các yếu tố dự báo khả năng trả nợ quá hạn .............................. 60
Bảng 4. 22: Ví dụ minh họa ......................................................................................... 63
Bảng 4. 23 Bảng tổng hợp kết quả khảo sát chuyên gia đồng thuận ........................... 64
Bảng 4. 24 Bảng tổng hợp kết quả khảo sát chuyên gia không đồng thuận ................ 67


DANH MỤC HÌNH
Hình 2. 1: Biểu đồ số lượng chi nhánh và phịng giao dịch qua các năm ......... 15
Hình 2. 2: Biểu đồ số lượng chi nhánh và phòng giao dịch theo địa lý ............ 16
Hình 2. 3: Biểu đồ số lượng nhân viên ACB qua các năm. .............................. 17
Hình 2. 4: Mơ hình quản trị, tổ chức kinh doanh và bộ máy quản lý ............... 18
Hình 2. 5: Tăng trưởng dư nợ giai đoạn 2012-2016 ......................................... 22
Hình 2. 6: Tỷ trọng cho vay mảng bán lẻ.......................................................... 22
Hình 2. 7: Các yếu tố phản ảnh khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân ........ 33
Hình 3. 1: Quy trình nghiên cứu ....................................................................... 38
Hình 3. 2: Mơ hình đề xuất ............................................................................... 39



1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Khách hàng vay cá nhân tại ACB hiện nay đang sử dụng 2 hệ thống xếp hạng (chấm
điểm tín dụng):
(1) Hệ thống xếp hạng phân loại nhóm nợ khách hàng để phục vụ cho phân loại nợ.
Hệ thống này thực hiện xếp hạng tín dụng ở giai đoạn hậu giải ngân. Đối tượng phục
vụ là cơ quan, cá nhân bên ngoài cần quan tâm.
(2) Hệ thống chấm điểm xét duyệt tín dụng (triển khai thí điểm từ năm 2016) để hỗ
trợ cấp xét duyệt cho vay bậc chuyên viên phê duyệt (bậc xét duyệt HSTD có hệ số
rủi ro thấp) tham khảo ra quyết định cho vay (các cấp bậc phê duyệt cao hơn là Ban
tín dụng, Ủy ban tín dụng chưa áp dụng). Hệ thống này thực hiện chấm điểm tín dụng
ở giai đoạn hồn tất tờ trình thẩm định khách hàng (báo cáo kết quả thẩm định). Đối
tượng phục vụ là người có thẩm quyền ra quyết định cho vay.
Cơ sở dữ liệu chính hai hệ thống chấm điểm này sử dụng từ kết quả thẩm định, đánh
giá khả năng trả nợ của khách hàng do nhân viên phân tích tín dụng thu thập, phân
tích, đánh giá và lập báo cáo. Do đó mức độ tin cậy dựa vào ý chí chủ quan, kinh
nghiệm, trình độ chun mơn nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp của nhân viên nghiệp
vụ.
Hiện nay việc đo lường, đánh giá khả năng trả nợ của KHCN ở khâu thẩm định ban
đầu ra kết quả báo cáo đề xuất cho vay tại ACB chưa có cơng cụ hỗ trợ cho nhân viên
nghiệp vụ. Công tác thẩm định, đánh giá và ra kết quả báo cáo (lập tờ trình) đề xuất
cấp tín dụng hiện nay cịn mang tính định tính.
Việc triển khai mơ hình này cho phép cung cấp thêm những bằng chứng cụ thể, định
lượng và có căn cứ khoa học về khả năng trả nợ đúng hạn của khách hàng, từ đó cung
cấp thêm căn cứ hỗ trợ cho nhân viên phân tích tín dụng trong quá trình thẩm định, ra
kết quả báo cáo (lập tờ trình) đồng ý/từ chối đề xuất cho vay.
Hiện nay Trung tâm thơng tin tín dụng quốc gia (CIC) cũng cung cấp điểm số xếp

hạng tín dụng khách hàng cá nhân. Chỉ số này được tính dựa trên hai phương pháp là


2
thống kê và chuyên gia. CIC có lợi thế về nguồn dữ liệu từ các TCTD, chỉ số do CIC
có độ tin cậy tương đối tốt để làm căn cứ hỗ trợ thẩm định, đánh giá khả năng trả nợ
của khách hàng. Tuy nhiên, nếu là khách hàng lần đầu quan hệ với TCTD thì CIC
chưa có cơ sở dữ liệu để chấm điểm, đồng thời việc khai thác thông tin từ CIC địi hỏi
trả phí cao và phụ thuộc thời gian xử lý thông tin của Trung tâm thông tin tín dụng
quốc gia. Chính vì vậy việc ứng dụng mơ hình dự báo riêng cho ngân hàng vẫn hết
sức cần thiết. Mơ hình này khai thác dữ liệu sẵn có của hệ thống thơng tin tín dụng
của ACB để đo lường dự báo khả năng trả nợ đúng hạn của khách hàng, tiết kiệm
được chi phí và thời gian thực hiện giúp tăng hiệu quả hoạt động của ngân hàng
Đề tài này đặc biệt có ý nghĩa thực tiễn đối với ACB nơi học viên đang công tác. Kết
quả nghiên cứu là một mơ hình hỗ trợ q trình thẩm định, ra kết quả báo cáo (lập tờ
trình) đề xuất cấp tín dụng, quyết định cho vay của ngân hàng, có giá trị ứng dụng rõ
ràng cho một ngân hàng thương mại cổ phần như ACB.
2. Mục tiêu và mục đích nghiên cứu cụ thể
Nghiên cứu tập trung vào ứng dụng kỹ thuật hồi quy nhị phân của mô hình logistic để
phân tích dữ liệu khách hàng cá nhân của ACB, từ đó thiết lập hệ thống chấm điểm,
đo lường khả năng trả nợ đúng hạn khách hàng cá nhân hỗ trợ quá trình thẩm định, ra
kết quả báo cáo (lập tờ trình) đề xuất cấp tín dụng, quyết định cho vay. Ba mục tiêu cụ
thể như sau:
Thứ nhất, cung cấp những nội dung về lý thuyết và thực trạng từ hoạt động cho vay
khách hàng cá nhân tại ACB giai đoạn 2015-2016.
Thứ hai, ứng dụng mơ hình logistic để đo lường khả năng trả nợ đúng hạn trên cơ sở
dữ liệu lịch sử về khách hàng của ACB.
Thứ ba, thống kê và đánh giá chi tiết các đặc tính tiêu biểu của khách hàng có ý thức
trả nợ cao và có khả năng trả nợ đúng hạn, giúp phân biệt với các khách hàng tiềm ẩn
nhiều rủi ro hơn. Từ đó, lựa chọn các tiêu chí thẩm định, sàng lọc riêng phù hợp bối

cảnh, xác định lại trọng số đối với các tiêu chí đánh giá khả năng trả nợ của khách
hàng cá nhân tại ACB.


3
Thứ tư, đề xuất những giải pháp cụ thể về việc ứng dụng mơ hình logistic để đo lường
khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân tại ACB nhằm hỗ trợ công tác thẩm định, ra
kết quả báo cáo (lập tờ trình) đề xuất cấp tín dụng, quyết định cho vay trong thời gian
tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đo lường khả năng trả nợ đúng hạn của khách hàng cá nhân
tại ACB và yếu tố tác động trọng yếu đến khả năng trả nợ.
Phạm vi nghiên cứu triển khai cho các khoản vay đã thực hiện ở ACB trong giai đoạn
2015-2016. Phạm vi nghiên cứu không xem xét đến ảnh hưởng của yếu tố vĩ mô đến
khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân tại ACB.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu phối hợp giữa các phương pháp định tính và
định lượng. Trong đó, phần định tính tập trung vào ba công cụ sau: Nghiên cứu tài
liệu và các công cụ bán thống kê.


Phần định lượng tập trung vào Thống kê mô tả (Descriptives statistics) và Hồi

quy nhị phân (binary logistic regression).
Chi tiết phần này sẽ được trình bày trong chương 3: Phương pháp nghiên cứu


Phương pháp phân tích định tính:

+ Nghiên cứu vận dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu nhằm hệ thống hóa các vấn

đề từ lý luận đến thực tiễn liên quan đến chủ đề nghiên cứu, xác định các điểm kế
thừa từ các tiền nghiên cứu và hướng phát triển trong nghiên cứu này. Từ bước phân
tích này, dự kiến sẽ thu thập được các căn cứ khoa học xây dựng các giả thuyết
nghiên cứu.
+ Phương pháp chuyên gia dự kiến sẽ áp dụng cho 1 một nhóm cán bộ tín dụng,
những người có kiến thức, có kinh nghiệm về cho vay khách hàng cá nhân tại ACB.
Vận dụng phương pháp này giúp thu thập dữ liệu bằng lời, các ý kiến, các thông tin
giúp khẳng định hoặc bác bỏ các giả thuyết nghiên cứu đặt ra, giúp củng cố các phát
biểu, các phát hiện của nghiên cứu.
+ Các công cụ bán thống kê sẽ hỗ trợ cho các phân tích so sánh trong nghiên cứu.


4
Dữ liệu nghiên cứu: Chủ yếu gồm dữ liệu thứ cấp, gồm:


Các số liệu phản ánh tình hình hoạt động cho vay KHCN của ACB – Chi

nhánh TPHCM giai đoạn 2015 đến 2016, được thu thập từ báo cáo hoạt động nội bộ
của ACB năm 2015, 2016. Bộ dữ liệu về các khoản vay KHCN trong giai đoạn 2015,
2016


Mẫu nghiên cứu # 419 khách hàng chiếm 10,8% so với tổng thể 3856 khách

hàng trên một năm có đề nghị vay vốn tại ACB giai đoạn 2015-2016. Số mẫu này
được tính dựa trên cơng thức tính cỡ mẫu sau:

Trong đó:
n là cỡ mẫu

N là tổng thể = 4000 khách hàng
z là giá trị bách phân vị, bằng 1.96 tương ứng độ tin cậy 95%
p là độ lệch chuẩn so với tổng thể, tương ứng là 0.5 ; q = 1-p
e là sai số cho phép, tối đa là 10%
Với các tiêu chí trên yêu cầu tối thiểu số mẫu bằng 351 khách hàng. Mẫu dữ liệu huy
động cho nghiên cứu này gồm 419 khách hàng, vượt yêu cầu tối thiểu của mẫu, đảm
bảo tính đại diện cho tổng thể.


Phương pháp chọn mẫu dự kiến là phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên phân tầng,

trong đó, khách hàng được chọn vào mẫu được lấy từ các nhóm, tầng, phân theo tiêu
chí bốn tiêu chí: Năng lực của khách hàng, Tính chất khoản vay, Phương án đảm bảo
cho khoản vay và Chính sách tín dụng .


Ngoài ra, nghiên cứu cũng khai thác các dữ liệu khác nhằm đánh giá tổng quát

tình hình cho vay khách hàng cá nhân tại ACB trong giai đoạn nghiên cứu, bao gồm:
Nhóm nợ khách hàng, nợ trễ kỳ, lãi suất, nợ quá hạn theo CIC, tỷ lệ cho vay/TSĐB...


Tất cả các dữ liệu này hoàn toàn khả thi từ cơ sở dữ liệu lưu trữ trên hệ thống

quản lý tín dụng của ACB.


5
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Đề tài này đặc biệt có ý nghĩa thực tiễn đối với ACB nơi học viên đang công tác. Kết

quả nghiên cứu là một mơ hình hỗ trợ quyết định đề xuất cấp tín dụng, quyết định cho
vay của ngân hàng, được xây dựng trên dữ liệu khách hàng của chính ACB, sẽ phù
hợp với điều kiện riêng của ACB và với đặc tính khách hàng cá nhân tại ACB. Như
vậy, kết quả nghiên cứu có giá trị ứng dụng rõ ràng cho một ngân hàng thương mại
như ACB.
Ngoài ra, thực hiện đề tài nghiên cứu này giúp học viên tích lũy thêm kiến thức, kỹ
năng và kinh nghiệm nghiên cứu trong lĩnh vực Tài chính ngân hàng.
6. Bố cục đề tài
Bố cục đề tài bao gồm:
Phần mở đầu
Chương 1: Cơ sở lý luận về đối tượng nghiên cứu và mơ hình nghiên cứu
Chương 2: Tình hình cho vay khách hàng cá nhân tại ACB
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chương 5: Kết luận và kiến nghị giải pháp ứng dụng mơ hình để dự báo xác suất trả
nợ quá hạn của khách hàng cá nhân ở ACB


6

Chương 1: Cơ sở lý luận về đối tượng nghiên cứu
1.1

Cho vay khách hàng cá nhân

1.1.1

Khái niệm và đặc điểm cho vay đối với khách hàng cá nhân

1.1.1.1


Khái niệm cho vay: Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho

vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích
xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với ngun tắc có hồn trả cả
gốc và lãi. (Luật các tổ chức tín dụng, Số: 47/2010/QH12, ngày 16 tháng 06 năm
2010)
Cấp tín dụng bao gồm nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho th tài chính, bao thanh
tốn, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác.
1.1.1.2

Khái niệm cho vay khách hàng cá nhân: Cho vay cá nhân là một hình

thức cấp tín dụng, theo đó ngân hàng giao cho đối tượng khách hàng cá nhân một
khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thỏa thuận, với
nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi.
Điểm mới đối với khách hàng vay cá nhân theo Thông tư 39/2016/TT-NHNN, ngày
20 tháng 10 năm 2016:


Tổ chức khơng có tư cách pháp nhân sẽ khơng đủ tư cách chủ thể vay vốn như

hộ gia đình, tổ hợp tác, hộ kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân...


Đồng thời, Thông tư 39/2016/TT-NHNN cũng quy định cá nhân được vay vốn

cho nhu cầu sử dụng vốn của hộ kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân do chính cá nhân
là chủ hộ kinh doanh hoặc chủ doanh nghiệp tư nhân.
1.1.1.3


Đặc điểm Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của các ngân hàng

thương mại có những đặc điểm cơ bản


Chủ thể đi vay là cá nhân và các hộ gia đình.



Quy mơ khoản vay: Hầu hết các khoản cho vay này có quy mơ nhỏ.



Số lượng hợp đồng lớn.



Mục đích cho vay: Nhằm phục vụ nhu cầu phục vụ đời sống hoặc sản xuất

kinh doanh nhỏ của cá nhân, hộ gia đình.


7


Lãi suất cho vay: Lãi suất cho vay thường cao hơn lãi suất các khoản cho vay

với tổ chức doanh nghiệp cùng kỳ.



Chi phí cho vay: Chi phí tính trên mỗi đồng cho vay KHCN thường lớn hơn

các khoản vay doanh nghiệp.


Rủi ro: Các khoản cho vay KHCN thường có nhiều rủi ro.



Hồ sơ vay vốn: Thường khơng có tính chuẩn hóa, khó xác thực.



Quản trị rủi ro: gặp nhiều khó khăn trong việc xác định và giám sát kiểm tra

mục đích sử dụng vốn.
1.1.2

Phân loại cho vay khách hàng cá nhân theo mục đích

1.1.2.1

Cho vay phục vụ nhu cầu đời sống: Là việc tổ chức tín dụng cho vay đối

với khách hàng là cá nhân để thanh toán các chi phí cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt
của cá nhân đó, gia đình của cá nhân đó.
1.1.2.2

Cho vay phục vụ hoạt động kinh doanh, hoạt động khác (sau đây gọi là


hoạt động kinh doanh): Là việc tổ chức tín dụng cho vay đối với khách hàng là pháp
nhân, cá nhân nhằm đáp ứng nhu cầu vốn ngoài quy định tại khoản 4 Điều này, bao
gồm nhu cầu vốn của pháp nhân, cá nhân đó và nhu cầu vốn của hộ kinh doanh,
doanh nghiệp tư nhân mà cá nhân đó là chủ hộ kinh doanh, chủ doanh nghiệp tư nhân.
1.1.3

Khuôn khổ pháp lý của hoạt động đánh giá khả năng trả nợ của khách

hàng cá nhân tại Việt Nam
Các điều khoản cụ thể tập trung tại Thông tư 39/2016/TT-NHNN, ngày 30 tháng 12
năm 2016 như sau:
2.2.2.1

Điều kiện vay vốn theo luật định

Tổ chức tín dụng xem xét, quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện sau
đây:


Khách hàng là pháp nhân có năng lực pháp luật dân sự theo quy định của pháp

luật. Khách hàng là cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ
theo quy định của pháp luật hoặc từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc
hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật.


8



Nhu cầu vay vốn để sử dụng vào mục đích hợp pháp.



Có phương án sử dụng vốn khả thi.



Có khả năng tài chính để trả nợ.

2.2.2.2


Nguyên tắc thẩm định và quyết định cho vay
Trong quá trình thẩm định, tổ chức tín dụng được sử dụng hệ thống xếp hạng

tín dụng nội bộ, kết hợp với các thông tin tại Trung tâm Thơng tin tín dụng quốc gia
Việt Nam, các kênh thơng tin khác.


Tổ chức tín dụng phải tổ chức xét duyệt cho vay theo nguyên tắc phân định

trách nhiệm giữa khâu thẩm định và quyết định cho vay.


Trường hợp quyết định khơng cho vay, tổ chức tín dụng thơng báo cho khách

hàng lý do khi khách hàng có yêu cầu.
2.2.2.3


Quy định nội bộ về cho vay của tổ chức tín dụng được thực hiện trong

tồn hệ thống và phải có tối thiểu các nội dung cụ thể sau


Điều kiện cho vay; các nhu cầu vốn không được cho vay; phương thức cho

vay; lãi suất cho vay và phương pháp tính lãi tiền vay; hồ sơ cho vay và các tài liệu
của khách hàng gửi tổ chức tín dụng phù hợp với đặc điểm của khoản vay, loại cho
vay và đối tượng khách hàng; thu nợ; điều kiện, quy trình và thủ tục cơ cấu lại thời
hạn trả nợ; chuyển nợ quá hạn;


Quy trình thẩm định, phê duyệt và quyết định cho vay, trong đó quy định cụ

thể thời hạn tối đa thẩm định, quyết định cho vay; phân cấp, ủy quyền và trách nhiệm
của từng cá nhân, bộ phận trong việc thẩm định, phê duyệt, quyết định cho vay và các
cơng việc khác thuộc quy trình hoạt động cho vay.


Quy trình kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của

khách hàng; phân cấp, ủy quyền và trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận trong việc
kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng.


Việc áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay, thẩm định tài sản bảo đảm tiền vay,

việc quản lý, giám sát, theo dõi tài sản bảo đảm tiền vay phù hợp với biện pháp bảo
đảm tiền vay, đặc điểm của tài sản bảo đảm tiền vay và khách hàng.



9


Chấm dứt cho vay, xử lý nợ; miễn, giảm lãi tiền vay, phí.



Nhận dạng các loại rủi ro có thể phát sinh trong quá trình cho vay; quy trình

theo dõi, đánh giá và kiểm soát rủi ro; phương án xử lý rủi ro.


Kiểm soát việc cho vay để trả nợ khoản vay tại tổ chức tín dụng, trả nợ khoản

vay nước ngồi nhằm phịng ngừa và ngăn chặn việc phản ánh sai lệch chất lượng tín
dụng. Kiểm sốt việc cho vay theo phương thức cho vay tuần hoàn và phương thức
cho vay quay vòng nhằm quản lý dòng tiền của khách hàng để đảm bảo khả năng thu
hồi đầy đủ nợ gốc và lãi tiền vay đúng hạn theo thoả thuận, phản ánh đúng chất lượng
tín dụng.
1.2

Các căn cứ thẩm định cho vay đối với khách hàng cá nhân

1.2.1

Thẩm định năng lực pháp luật dân sự của Khách hàng cá nhân

Mục đích thẩm định

Xác định khách hàng có đủ năng lực pháp luật và hành vi dân sự để thực hiện giao
dịch vay vốn với ngân hàng. Cụ thể:
Cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của
pháp luật hoặc từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực
hành vi dân sự theo quy định của pháp luật.
Hồ sơ thẩm định năng lực pháp luật dân sự gồm
 Giấy tờ tùy thân còn hiệu lực (CMND/Thẻ căn cước hoặc Hộ chiếu).
 Hộ khẩu/sổ tạm trú/giấy đăng ký tạm trú.
 Giấy xác nhận tình trạng hơn nhân.
 Các chứng từ khác.
1.2.2

Thẩm định mục đích sử dụng vốn vay

Mục đích thẩm định
Tổng hợp minh chứng và đánh giá tính xác thực, tính hợp pháp, tính hợp lý, tính hợp
lệ và tính khả thi của phương án vay vốn. Cụ thể: Mục đích sử dụng tiền vay vào phục
vụ phương án kinh doanh cá nhân/hộ gia đình hoặc phục vụ đời sống.
Hồ sơ chứng minh mục đích vay vốn


10


Chứng từ pháp lý: Đối với phục vụ đời sống, các chứng từ như hợp đồng mua

bán, chuyển nhượng, chứng từ sở hữu, giấy phép xây dựng, sửa chữa…; Đối với mục
đích sản xuất kinh doanh, giấy phép kinh doanh, giấy phép đủ điều kiện hoạt động đối
với ngành nghề kinh doanh có điều kiện…



Chứng từ chứng minh chi phí đầu tư của phương án: Dự tốn, hợp đồng, hóa

đơn chứng từ …
1.2.3

Thẩm định năng lực tài chính trả nợ

Mục đích thẩm định
Tổng hợp minh chứng về năng lực tài chính khách hàng, đánh giá tính xác thực, tính
hợp pháp, tính hợp lý, tính hợp lệ của nguồn thu nhập, khả năng đảm bảo trả nợ gốc
và lãi đầy đủ và đúng hạn.
Hồ sơ chứng minh năng lực tài chính trả nợ


Chứng từ chứng minh thu nhập: bảng lương, bản sao kê tài khoản, hợp đồng

cho thuê, báo cáo nguồn thu của cơ sở/công ty…


Chứng từ pháp lý liên quan đến thu nhập cần chứng minh: Hợp đồng lao động;

Quyết định bổ nhiệm, Giấy đăng ký kinh doanh, chứng từ sở hữu bất động sản/động
sản cho thuê…
1.2.4

Thẩm định tài sản đảm bảo

Mục đích thẩm định
Xác định giá trị tài sản, tính xác thực, tính hợp pháp, khả năng chuyển nhượng và đủ

điều kiện sử dụng làm tài sản đảm bảo cho khoản vay.
Hồ sơ chứng minh năng lực tài chính trả nợ
 Chứng từ chứng minh quyền sở hữu tài sản
 Giấy chứng nhận bảo hiểm về tài sản (nếu có)
 Cam kết tài sản riêng, hợp đồng ủy quyền, chứng từ thừa kế
1.3

Tổng quan các tiền nghiên cứu

Liên quan gần với đối tượng nghiên cứu và vấn đề nghiên cứu, giới hạn trong phạm vi
các tài liệu mà học viên có thể tiếp cận được thơng qua tra cứu ở hệ thống lưu trữ tại


11
thư viện trường, thơng qua các tạp chí khoa học trong lĩnh vực kinh tế và thông qua
nguồn mở google scholar, hiện có một số nghiên cứu tiêu biểu sau:
Ở trong nước, có nghiên cứu của Nguyễn Trần Sỹ (2013) dưới dạng luận văn tốt
nghiệp thạc sĩ, công bố ở Đại học Đà nẵng. Đề tài đã tìm hiểu các khai phá tri thức
trong lĩnh vực hoạt động thẩm định vay vốn tại Ngân hàng đặc biệt là đề ra quyết định
trong hoạt động thẩm định tín dụng (Nguyễn Trần Sỹ, 2013). Kết quả nghiên cứu đã
cung cấp một mô hình trợ giúp dự báo thẩm định vay vốn trong ngân hàng
Vietcombank dựa trên nền tảng lý thuyết về luật kết hợp và kỹ thuật mạng nơ ron.
Nghiên cứu này khai thác dữ liệu của tồn bộ khách hàng có lưu trữ trong hệ thống
quản lý giao dịch ở Vietcombank Quảng Bình. Mẫu đưa vào phân tích sau q trình
lọc có 300 khách hàng. Tồn bộ thơng tin khách hàng gồm: tuổi, giới tính, lịch sử tín
dụng… đều được đưa vào mơ hình phân tích và kết quả sẽ là một “trường rủi ro” dự
báo rủi ro tín dụng ở hai mức: Cao và Thấp. Nghiên cứu này chưa cụ thể hóa đối
tượng khách hàng là doanh nghiệp hay cá nhân, cũng chưa cụ thể hóa tính chất của rủi
ro tín dụng, mà chỉ dừng lại ở sự phân định rủi ro cao hay thấp mà thơi.
Nghiên cứu của Đồn Thị Xn Dun (2013) cũng ứng dụng mơ hình logistic vào

việc đo lường khả năng trả nợ của khách hàng. Nghiên cứu này cùng thực hiện tại
ngân hàng ACB nhưng triển khai cho nhóm đối tượng là khách hàng doanh nghiệp.
Dữ liệu phục vụ nghiên cứu được huy động từ cơ sở dữ liệu xếp hạng tín dụng của
ACB, giai đoạn 2010 đến 2012. Mẫu nghiên cứu chỉ tính các khách hàng doanh
nghiệp đang có dư nợ tại ACB trong giai đoạn 2010-2012 mà thôi, không bao gồm
các khách hàng doanh nghiệp bị từ chối cấp tín dụng và các khách hàng doanh nghiệp
khơng được xếp hạng tín dụng nội bộ. Mẫu được lấy theo nguyên tắc chọn mẫu phi
xác suất. Mơ hình nghiên cứu có 2 biến phụ thuộc D phản ánh khả năng trả nợ của
khách hàng doanh nghiệp, D = 1 nếu khách hàng doanh nghiệp trả được nợ/trả nợ tốt
và D = 0 nếu khách hàng doanh nghiệp không trả được nợ/không trả nợ tốt. “Trả nợ
tốt” tương đương với việc khách hàng khơng có khoản nợ nào trong lịch sử quan hệ
tín dụng với ngân hàng mà ở trạng thái quá hạn dưới 10 ngày (D=1). Nếu có quá hạn
trên 10 ngày, khả năng trả nợ của khách hàng đó bị xếp vào nhóm “Trả nợ không tốt”


12
(D=0). Doanh nghiệp được xem là có khả năng trả nợ nếu lịch sử tín dụng khơng có
khoản vay nào quá hạn trên 90 ngày (D=1). Ngược lại thì D=0 tương ứng với việc
doanh nghiệp mất khả năng trả nợ. Tập hợp biến giải thích là các nhân tố ảnh hưởng
đến khả năng trả nợ của khách hàng, bao gồm: các biến phản ánh năng lực tài chính
và năng lực phi tài chính của khách hàng doanh nghiệp; biến phản ánh đặc thù khoản
vay như thời gian cho vay, lãi suất, tài sản đảm bảo. Ngồi ra mơ hình cịn tích hợp
các biến kiểm sốt như biến năm vay vốn, địa bàn hoạt động của doanh nghiệp vay
vốn và quy mô của doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu đã khẳng định Kỹ thuật đo
lường trong mơ hình xây dựng tương đối đơn giản, giúp lượng hoá xác suất trả nợ của
KHDN, khắc phục được các nhược điểm của mơ hình chun gia, do đó góp phần tích
cực trong việc kiểm sốt rủi ro tín dụng tại ACB. Tuy vậy mơ hình chưa phân loại
được khả năng trả nợ tốt và không tốt của KHDN tại ACB. Điều này cho thấy cịn
nhiều nhân tố ảnh hưởng đến kết quả mơ hình vẫn chưa được đưa vào mơ hình cho
phù hợp. Mơ hình xây dựng cịn hạn chế trong việc xác suất dự báo tình trạng KHDN

khơng trả nợ tốt và khơng khả năng trả nợ còn thấp, điều này đòi hỏi phải tìm kiếm
thêm nhiều nhân tố ảnh hưởng để nâng cao hiệu quả mơ hình (Đồn Thị Xn Dun,
2013).
Ở phạm vi quốc tế có nghiên cứu của Bekhet và Eletter (2014) ứng dụng hai mơ hình:
(1) Hồi quy nhị phân – logistic nhị phân regression model và (2) hàm cơ sở bán kính Radial basis function vào dự báo rủi ro tín dụng cho các ngân hàng thương mại ở
Jordan. Phạm vi nghiên cứu gồm dữ liệu của 424 khách hàng - thu thập từ nhiều ngân
hàng thương mại khác nhau ở Jordan, trong suốt giai đoạn từ 2006 đến 2011. Nghiên
cứu này ngoài việc ứng dụng các kỹ thuật trên vào xây dựng 2 mơ hình dự báo rủi ro,
còn thực hiện so sánh kết quả thu được từ hai mơ hình này. Bekhet và Eletter (2014)
đã chỉ ra mơ hình dự báo với kỹ thuật hồi quy nhị phân cho kết quả có độ tin cậy, xác
suất dự báo chính xác hơn so với kỹ thuật sử dụng hàm cơ sở bán kính RBF xét ở tổng
thể.
Trong khn khổ của luận văn tốt nghiệp thạc sĩ kế thừa lại mơ hình định lượng với
hồi quy nhị phân của (Bekhet & Eletter, 2014) để triển khai cho trường hợp của ACB.


×