BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
------------------------------------
NGUYỄN HOÀNG AN
ỨNG DỤNG MÔ HÌNH LOGIT ĐỂ ĐÁNH GIÁ
KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA KHÁCH HÀNG
DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP
ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP.Hồ Chí Minh – Năm 2016
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
------------------------------------
NGUYỄN HOÀNG AN
ỨNG DỤNG MÔ HÌNH LOGIT ĐỂ ĐÁNH GIÁ
KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA KHÁCH HÀNG
DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP
ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số ngành: 60340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS Trầm Thị Xuân Hương
TP.Hồ Chí Minh – Năm 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ kinh tế “Ứng dụng mô hình Logit để đánh
giá khả năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp tại Ngân Hàng TMCP Đầu Tư Và
Phát Triển Việt Nam” là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi, được thực hiện trên cơ
sở nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Trầm
Thị Xuân Hương.
Các thông tin, số liệu được sử dụng trong luận văn này là trung thực, tôi hoàn
toàn chịu trách nhiệm về tính trung thực của đề tài nghiên cứu này.
Tác giả luận văn
Nguyễn Hoàng An
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết đầy đủ
Chữ viết tắt
BCTC
Báo cáo tài chính
BIDV
Ngân Hàng TMCP Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam
CIC
Credit Information Center – trung tâm thông tin tín dụng Ngân hàng
nhà nước.
GDP
Gross Domestic Product – Tổng sản phẩm quốc nội
KHDN
Khách hàng doanh nghiệp
NHNN
Ngân hàng Nhà nước
NHTM
Ngân hàng thương mại
OLS
Ordinary Least Squares – Mô hình hồi quy bình phương nhỏ nhất
TCTD
Tổ chức tín dụng
TSĐB
Tài sản đảm bảo
XHTD
Xếp hạng tín dụng
DANH MỤC CÁC BẢNG
TT
Số thứ tự
Tên bảng
bảng
Phân loại nợ và khả năng trả nợ của khách hàng theo
Trang
1
Bảng 2.1
2
Bảng 2.2
3
Bảng 2.3
4
Bảng 3.1
Dư nợ tín dụng KHDN theo thời hạn cho vay
31
5
Bảng 3.2
Dư nợ tín dụng KHDN theo thành phần kinh tế
33
6
Bảng 3.3
Dư nợ tín dụng KHDN theo lĩnh vực kinh doanh
33
7
Bảng 3.4
Kết quả phân loại nợ cho vay KHDN
34
8
Bảng 3.5
Mức trích lập dự phòng cho vay KHDN
35
9
Bảng 3.6
10
Bảng 3.7
11
Bảng 3.8
12
Bảng 4.1
13
Bảng 4.2
Basel
Cấu trúc dữ liệu các biến trong mô hình Logit
Giải thích biến phụ thuộc trong mô hình đề xuất bởi
Andrea Ruth Coravos
Thống kê các nhóm chỉ tiêu trong hệ thống XHTD nội
bộ tại BDIV
Mối quan hệ giữa mức xếp hạng và khả năng trả nợ của
KHDN
Tỷ lệ chính xác của phương pháp đánh giá khả năng trả
nợ của KHDN tại BIDV tại thời điểm 31/12/2015
Bảng tóm tắt các biến được sử dụng trong mô hình
Bảng phân tích mẫu dữ liệu theo khả năng trả nợ của
KHDN
9
21
28
36
37
41
49
52
14
Bảng 4.3
15
Bảng 4.4
16
Bảng 4.5
Bảng phân tích mẫu dữ liệu theo phân loại nợ tại BIDV
Bảng phân bổ giá trị các biến định lượng trong mẫu dữ
liệu
Bảng tóm lược kết quả mô hình hồi quy và các kiểm
định
52
53
55
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
TT
1
Số thứ tự
Tên biểu đồ
biểu đồ
Biểu đồ 2.1
Hệ thống hóa các mô hình đánh giá khả năng trả nợ
của khách hàng
Trang
15
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ...................................................................................... 1
1.1.
Giới thiệu vấn đề nghiên cứu ...................................................................... 1
1.2.
Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu............................................................ 2
1.3.
Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................... 3
1.4.
Câu hỏi nghiên cứu ...................................................................................... 3
1.5.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................. 3
1.6.
Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 4
1.7.
Kết cấu của luận văn ................................................................................... 5
1.8.
Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu .................................................... 5
Tóm tắt chương 1 ...................................................................................................... 6
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA KHÁCH
HÀNG VÀ MÔ HÌNH LOGIT ................................................................................ 7
2.1.
Giới thiệu chương ........................................................................................ 7
2.2.
Nền tảng lý thuyết ........................................................................................ 7
2.2.1.
Tổng quan về khả năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp ........ 7
2.2.1.1. Khái quát về khả năng trả nợ của khách hàng .............................. 7
2.2.1.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng
doanh nghiệp ................................................................................................... 9
2.2.1.3. Ý nghĩa và vai trò của đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng
doanh nghiệp ................................................................................................. 13
2.2.2.
Lý thuyết về mô hình Logit sử dụng trong việc đánh giá khả năng
trả nợ của khách hàng...................................................................................... 14
2.2.2.1. Một số mô hình tiêu biểu được sử dụng trong việc đánh giá khả
năng trả nợ của khách hàng ......................................................................... 14
2.2.2.2. Tổng quan mô hình Logit ............................................................... 21
2.3.
Lược khảo các nghiên cứu trước có liên quan đến vấn đề nghiên cứu 24
2.3.1.
Nghiên cứu của Irakli Ninua.............................................................. 24
2.3.2.
Nghiên cứu Jiménez và Saurina ........................................................ 26
2.3.3.
Nghiên cứu của Andrea Ruth Coravos ............................................. 28
2.3.4.
Nghiên
cứu
của
Chiara
Pederzoli,
GridThoma,
Costanza
Torricelli ............................................................................................................ 29
Tóm tắt chương 2 .................................................................................................... 30
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA KHÁCH HÀNG
DOANH NGHIỆP VÀ CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA
KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ
PHÁT TRIỂN VIỆT NAM ..................................................................................... 31
3.1.
Thực trạng hoạt động tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Ngân Hàng
TMCP Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam........................................................... 31
3.2.
Thực trạng khả năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp tại Ngân
Hàng TMCP Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam ................................................ 34
3.3.
Thực trạng đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp tại
Ngân Hàng TMCP Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam ...................................... 35
3.3.1.
Phương pháp đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng doanh
nghiệp tại Ngân Hàng TMCP Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam ................. 35
3.3.1.1. Đánh giá dựa trên kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ .................. 35
3.3.1.2. Đánh giá dựa trên kết quả thẩm định tín dụng khách hàng trước,
trong và sau cho vay ..................................................................................... 38
3.3.2.
Thành tựu đạt được ............................................................................ 39
3.3.3.
Những mặt hạn chế ............................................................................. 40
3.3.4.
Các nguyên nhân gây ra hạn chế....................................................... 41
3.3.4.1. Từ phía khách hàng ........................................................................ 41
3.3.4.2. Từ phía BIDV .................................................................................. 41
3.3.4.3. Từ phía NHNN Việt Nam ............................................................... 42
Tóm tắt chương 3 .................................................................................................... 42
CHƯƠNG 4: PHƯƠNG PHÁP, DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..... 43
4.1.
Mô hình nghiên cứu ................................................................................... 43
4.1.1.
Lý do lựa chọn Mô hình Logit để đánh giá khả năng trả nợ của
khách hàng doanh nghiệp tại Ngân Hàng TMCP Đầu Tư Và Phát Triển Việt
Nam
............................................................................................................... 43
4.1.2.
Xây dựng Mô hình Logit để đánh giá khả năng trả nợ của khách
hàng doanh nghiệp tại Ngân Hàng TMCP Đầu Tư Và Phát Triển Việt
Nam
4.2.
............................................................................................................... 43
Phương pháp xây dựng mô hình .............................................................. 44
4.2.1.
Lựa chọn các biến cho mô hình nghiên cứu ..................................... 44
4.2.2.
Thu thập và xử lý dữ liệu ................................................................... 51
4.3.
Thảo luận kết quả nghiên cứu .................................................................. 53
4.3.1.
Kết quả hồi quy và kiểm định giả thiết ............................................. 53
4.3.2.
Giải thích ý nghĩa kết quả hồi quy .................................................... 56
4.3.2.1. Biến lãi suất cho vay ........................................................................ 56
4.3.2.2. Biến tỷ lệ TSĐB trên tổng dư nợ ................................................... 57
4.3.2.3. Biến quy mô của khách hàng doanh nghiệp ................................. 57
4.3.2.4. Biến thời gian quan hệ với ngân hàng ........................................... 57
4.3.2.5. Biến lịch sử quan hệ tín dụng ......................................................... 58
4.3.2.6. Biến tỷ lệ Doanh thu thuần/Tổng tài sản ...................................... 58
Tóm tắt Chương 4 ................................................................................................... 59
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP ......................................................... 60
5.1.
Tóm tắt các kết quả nghiên cứu của đề tài .............................................. 60
5.1.1.
Những kết quả đạt được của nghiên cứu .......................................... 60
5.1.2.
5.2.
Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu ........................................... 61
Giải pháp ứng dụng mô hình Logit nhằm đánh giá khả năng trả nợ của
khách hàng doanh nghiệp tại BIDV ................................................................... 61
5.2.1.
Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đánh giá khả năng trả
nợ của khách hàng doanh nghiệp tại BIDV ................................................... 61
5.2.1.1. Đối với lãi suất cho vay ................................................................... 61
5.2.1.2. Đối với chính sách về tài sản đảm bảo .......................................... 62
5.2.1.3. Liên quan đến quy mô khách hàng ............................................... 62
5.2.1.4. Về mối quan hệ giữa khách hàng – ngân hàng ............................ 63
5.2.1.5. Về lịch sử quan hệ của khách hàng ............................................... 63
5.2.1.6. Về yếu tố doanh thu ........................................................................ 63
5.2.2.
Giải pháp ứng dụng mô hình Logit trong công tác đánh giá khả năng
trả nợ của khách hàng doanh nghiệp tại BIDV ............................................. 64
5.3.
Khuyến nghị đối với NHNN Việt Nam .................................................... 64
5.4.
Hạn chế của đề tài và gợi ý hướng nghiên cứu tiếp theo. ...................... 65
5.4.1.
Các hạn chế của đề tài nghiên cứu .................................................... 65
5.4.2.
Gợi ý hướng nghiên cứu tiếp theo ..................................................... 65
Tóm tắt chương 5 .................................................................................................... 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1. Giới thiệu vấn đề nghiên cứu
Hệ thống ngân hàng nói chung và hệ thống các NHTM nói riêng luôn là mắt
xích quan trọng bậc nhất đối với nền kinh tế của một quốc gia. Trong bối cảnh Việt
Nam ở thời điểm hiện tại, hoạt động kinh doanh ngân hàng phát triển khá nhanh và
đa dạng. Nhiều sản phẩm, dịch vụ ngân hàng ra đời nhằm đáp ứng kịp thời, đầy đủ
hơn nhu cầu của khách hàng cũng như mang lại thêm doanh thu và lợi nhuận cho các
NHTM. Tuy nhiên, hoạt động tín dụng luôn giữ vai trò chủ đạo, là cốt lõi trong chiến
lược kinh doanh của đa số các NHTM tại Việt Nam. Có thể nói tín dụng là hoạt động
mang lại nhiều lợi nhuận cho các NHTM nhưng cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro
Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới nói chung và hệ thống tài chính ngân hàng
nói riêng đang phải gánh chịu dư âm từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, rất nhiều
khó khăn, thử thách được đặt ra cho hệ thống ngân hàng như: xử lý nợ xấu, tái cơ
cấu, gia tăng lợi nhuận….. Trong đó, nợ xấu chính là vấn đề được quan tâm nhiều
hơn cả. Thực tế cho thấy, một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng nợ xấu như
trong thời gian vừa qua đến từ việc các NHTM chỉ tập trung tăng trưởng về quy mô
dư nợ nhằm tối đa hóa lợi nhuận mà chưa thật sự quan tâm và đầu tư cho việc xác
định khả năng trả nợ của khách hàng. Việc đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng
còn mang tính chủ quan, hình thức, không được xem xét và đánh giá đúng mức. Một
số chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá khả năng trả nợ khách hàng còn mang tính cứng
nhắc, sơ sài, không phù hợp với tình hình thực tế và không được cập nhật, kiểm tra
thường xuyên. Đứng trước bài toán phải cân đối giữa gia tăng dư nợ vay và quản trị
rủi ro trong hoạt động tín dụng; đòi hỏi các TCTD nói chung và các NHTM nói riêng
phải tự hoàn thiện hệ thống đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng, đặc biệt là các
khách hàng doanh nghiệp – chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng dư nợ cho vay nền
kinh tế.
Kết quả xếp hạng tín dụng khách hàng là yếu tố không thể thiếu trong quá trình
thẩm định cấp tín dụng cho khách hàng, giúp NHTM có cơ sở để đánh giá khả năng
trả nợ của khách hàng trong quan hệ tín dụng. Ngân Hàng TMCP Đầu Tư Và Phát
2
Triển Việt Nam (BIDV) – một trong những NHTM hàng đầu Việt Nam đã ban hành
hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với KHDN từ cuối năm 2006 nhằm bám sát
chỉ đạo của NHNN về phân loại nợ và trích lập dự phòng (Quyết định số
493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc NHNN Việt Nam). BIDV
luôn không ngừng cải tiến quy trình xếp hạng tín dụng nhằm kiểm soát và giảm thiểu
rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng; tuy nhiên bản thân quy trình này vẫn mang nhiều
nhược điểm, nhất là mang nặng tính chủ quan và định tính. Từ đó làm ảnh hưởng đến
khả năng dự báo của các NHTM nói chung hay BIDV nói riêng về khả năng trả nợ
của khách hàng trong tương lai khi cơ sở cho các dự báo này phụ thuộc quá nhiều vào
thông tin xếp hạng tín dụng.
Vì các lý do trên, tác giả đã chọn đề tài: “Ứng dụng mô hình Logit để đánh
giá khả năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp tại Ngân Hàng TMCP Đầu
Tư Và Phát Triển Việt Nam” cho luận văn cao học.
1.2. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu
Bên cạnh xu hướng phát triển thị trường ngân hàng bán lẻ trong những năm qua,
tín dụng dành cho khách hàng doanh nghiệp vẫn luôn chiếm tỷ trong cao nhất trong
hoạt động kinh doanh của các NHTM cả về dư nợ và doanh số cho vay. Bên cạnh đó,
trong những năm qua, BIDV luôn là một trong những NHTM dẫn đầu về quy mô cho
vay khách hàng doanh nghiệp tại Việt Nam. Do đó, việc đánh giá đúng khả năng trả
nợ của khách hàng doanh nghiệp tại BIDV sẽ góp phần quan trọng nhằm hạn chế rủi
ro trong hoạt động cấp tín dụng của BIDV nói riêng và các NHTM tại Việt Nam nói
chung. Việc xây dựng mô hình đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp
cũng sẽ tạo tiền đề cho việc chuẩn hóa công tác quản trị rủi ro tín dụng tại các NHTM.
Bên cạnh đó, việc đánh giá đúng khả năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp
sẽ giúp các NHTM có cơ hội sàng lọc lại, tái thẩm định nền khách hàng của mình; từ
đó có những chính sách cấp tín dụng phù hợp với từng đối tượng khách hàng. Tuy
nhiên, việc đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp còn chưa có nhiều
nghiên cứu thực nghiệm và cập nhật các dữ liệu đến thời điểm hiện tại. Do đó, học
viên nhận thấy rằng trong thời điểm hiện nay, cũng cần có một nghiên cứu về các yếu
3
tố có ảnh hưởng tới khả năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp và ứng dụng mô
hình định lượng trong việc đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp.
Từ đó giúp cho các ngân hàng xây dựng chính sách tín dụng phù hợp để gia tăng lợi
nhuận bên cạnh việc quản trị tốt rủi ro tín dụng.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn có 4 mục tiêu nghiên cứu chính sau:
- Xác định các yếu tố tác động đến khả năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp.
- Các phương pháp đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp tại
BIDV
- Giới thiệu và ứng dụng mô hình Logit để đánh giá khả năng trả nợ của khách
hàng doanh nghiệp tại BIDV.
- Đưa ra một số giải pháp nhằm ứng dụng mô hình Logit trong công tác đánh giá
khả năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp tại BIDV.
1.4. Câu hỏi nghiên cứu
- Các yếu tố nào ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp?
- Phương pháp đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp tại BIDV
như thế nào?
- Việc ứng dụng mô hình Logit nhằm đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng
doanh nghiệp tại BIDV được thực hiện như thế nào?
- Các giải pháp nào để ứng dụng mô hình Logit nhằm đánh giá khả năng trả nợ
của khách hàng doanh nghiệp tại BIDV?
1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: việc ứng dụng mô hình Logit nhằm đánh giá khả năng
trả nợ của các khách hàng doanh nghiệp đang quan hệ tín dụng tại BIDV.
- Phạm vi nghiên cứu là 500 khách hàng doanh nghiệp đang có quan hệ tín dụng
tại BIDV và thuộc đối tượng được xếp hạng theo chương trình xếp hạng tín
dụng nội bộ của BIDV.
- Thời gian nghiên cứu: dữ liệu thống kê về khách hàng doanh nghiệp tại BIDV
trong 4 năm gần đây (2013 – 2015).
4
1.6. Phương pháp nghiên cứu
Học viên sử dụng phương pháp chọn mẫu phi xác suất với kích thước mẫu gồm
500 khách hàng doanh nghiệp đảm bảo đại diện cho tổng thể khách hàng doanh
nghiệp tại BIDV (hơn 200.000 khách hàng doanh nghiệp), thể hiện được đặc tính của
các nhóm khách hàng. Với dữ liệu thu thập được, học viên sử dụng kết hợp hai
phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng
- Phương pháp nghiên cứu định tính: Nghiên cứu sử dụng cách tiếp cận quy nạp
để đi đến những kết luận khái quát về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ
của khách hàng doanh nghiệp
- Phương pháp nghiên cứu định lượng:
Nghiên cứu sử dụng phân tích thống kê mô tả nhằm đánh giá thực trạng công
tác đánh giá khả năng trả nợ của các khách hàng doanh nghiệp tại BIDV và
sử dụng các dữ liệu thu thập được để tiến hành lập các bảng biểu nhằm so
sánh phương pháp đánh giá khả năng trả nợ của các NHTM khác tại Việt
Nam.
Nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng, sử dụng mô hình Logit để đánh
giá khả năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp tại BIDV thông qua phần
mềm SPSS để kiểm định mối tương quan của các chỉ tiêu đối với khả năng
trả nợ của doanh nghiệp, cụ thể như sau:
Thu thập dữ liệu từ BCTC và các kế quả thống kê liên quan về các khách
hàng doanh nghiệp đang có quan hệ tín dụng tại BIDV, kích thước mẫu
bao gồm 500 doanh nghiệp được thống kê trong giai đoạn 2013 – 2015.
Các doanh nghiệp được chọn bao gồm các tổng công ty nhà nước, công ty
cổ phần, công ty TNHH, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân, công ty
có vốn đầu tư nước ngoài,…. đại diện cho tổng thể nghiên cứu.
Để đảm bảo khả năng tin cậy cho mô hình nghiên cứu, tác giả thực hiện 3
kiểm định chính: kiểm định tương quan từng phần của hệ số hồi quy, kiểm
định mức độ phù hợp của mô hình và kiểm định mức độ giải thích của mô
hình. Trên cơ sở đó, tác giả tiến hành giải thích các kết quả hồi quy, xác
5
định các yếu tố có ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng doanh
nghiệp tại BIDV, chiều hướng ảnh hưởng cũng như mức độ tác động của
các yếu tố đó. Cuối cùng, tác giả tiến hành xây dựng mô hình đánh giá khả
năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp tại BIDV
1.7. Kết cấu của luận văn
Luận văn bao gồm 5 chương:
Chương 1: Giới thiệu
Chương 2: Cơ sở lý thuyết về khả năng trả nợ của khách hàng và mô hình Logit
trong đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng.
Chương 3: Thực trạng công tác đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng doanh
nghiệp tại BIDV
Chương 4: Mô hình nghiên cứu, dữ liệu và kết quả nghiên cứu
Chương 5: Kết luận và gợi ý giải pháp
1.8. Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu
Trong giai đoạn hiện tại, bên cạnh việc đặt mục tiêu gia tăng doanh số, tăng
trưởng lợi nhuận thì các NHTM cũng phải đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh
doanh của mình, nhất là hoạt động tín dụng – rủi ro nhất và cũng đem lại nhiều lợi
nhuận nhất cho các NHTM. Để làm được điều đó, các NHTM cần đặc biệt quan tâm
đến việc đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng nói chung và các khách hàng doanh
nghiệp nói chung.
Việc sử dụng mô hình định lượng nói chung và mô hình Logit nói riêng sẽ giúp
các BIDV cũng như các NHTM khác tại Việt Nam có được một công cụ đánh giá khả
năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp hiệu quả và chính xác hơn các phương pháp
định tính vốn dựa chủ yếu vào kết quả xếp hạng tín dụng hiện tại. Từ một số giải pháp
ứng dụng mô hình Logit cho trường hợp của BIDV; các NHTM tại Việt Nam cũng
có thể ứng dụng mô hình định tính trong công tác đánh giá khả năng trả nợ của khách
hàng doanh nghiệp. Qua đó, các NHTM Việt Nam có thể quản trị tốt hơn rủi ro trong
hoạt động cấp tín dụng của mình, đảm bảo an toàn cho hệ thống ngân hàng và hướng
tới sự phát triển bền vững trong tương lai.
6
Tóm tắt chương 1
Chương 1 đã khái quát về tầm quan trọng và sự cần thiết của việc thực hiện một
nghiên cứu về các yếu tố có ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính của các NHTM Việt
Nam. Ngoài ra, chương 1 cũng đã trình bày về mục tiêu , câu hỏi và phương pháp
nghiên cứu để tạo tiền đề cho việc đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng doanh
nghiệp tại BIDV sau đó áp dụng mô hình Logit trong việc phân tích và nghiên cứu
các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp.
7
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA
KHÁCH HÀNG VÀ MÔ HÌNH LOGIT
2.1. Giới thiệu chương
Trong hoạt động tín dụng của các NHTM, cụ thể hơn là từng khoản cho vay;
điều quan trọng bậc nhất đó là phải thu hồi vốn vay sau thời hạn cho vay. Sau khi trải
qua quá trình thẩm định và phê duyệt cho vay, hầu hết các NHTM khi cho vay đều
kỳ vọng không chỉ thu hồi được nợ vay mà hơn nữa đó là thu được lãi cho vay để
trang trải chi phí hoạt động và mang lại lợi nhuận cho hoạt động kinh doanh. Tuy
nhiên, trên thực tế thì không phải lúc nào các NHTM đều có thể đạt được mục đích
của mình bởi mỗi khoản cho vay đều tiềm ẩn rủi ro người vay không thể thanh toán
được nợ vay đầy đủ, đúng hạn. Đó chính là rủi ro tín dụng – một loại rủi ro luôn tồn
tại mà các NHTM luôn phải tìm cách kiểm soát và hạn chế. Để làm được điều đó, đòi
hỏi các NHTM cần đánh giá và đo lường khả năng trả nợ của khách hàng. Từ việc
hiểu rõ các quan điểm về khả năng trả nợ của khách hàng cũng như các yếu tố tác
động đến khả năng trả nợ của khách hàng, bài nghiên cứu cũng sẽ giới thiệu tổng
quan mô hình Logit nhằm đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng.
2.2. Nền tảng lý thuyết
2.2.1. Tổng quan về khả năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp
2.2.1.1. Khái quát về khả năng trả nợ của khách hàng
Trước khi xác định của yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng,
ta cần có cái nhìn tổng quan về khả năng trả nợ của khách hàng cũng như hiểu rõ các
quan điểm về khả năng trả nợ của khách hàng. Hiện tại, trên thế giới và tại Việt Nam
chưa có khái niệm thống nhất về khả năng trả nợ của khách hàng mà chỉ tập trung
vào các trạng thái, biểu hiện của khách hàng trong quan hệ tín dụng với ngân hàng
như: không có khả năng trả nợ, mất khả năng trả nợ, vỡ nợ,… hoặc gián tiếp thông
qua các đơn vị đo lường gián tiếp như: tỷ số khả năng trả nợ, các hệ số khả năng thanh
toán. Thông qua việc xác định khách hàng không có khả năng trả nợ, các khách hàng
còn lại thuộc trường hợp có khả năng trả nợ. Trong hoạt động cấp tín dụng, khả năng
trả nợ của khách hàng – bên được cấp tín dụng, được hiểu là khả năng một khách
8
hàng có thực hiện đầy đủ và đúng hạn nghĩa vụ cho ngân hàng – bên cấp tín dụng
như đã thỏa thuận trong thời gian quan hệ tín dụng hay không.
Cũng có một số nhà nghiên cứu xây dựng quan điểm của mình đối với tình trạng
“không có khả năng trả nợ” hay khả năng "không trả được nợ” của một khách hàng.
Theo R3 – Hiệp Hội các chuyên gia phục hồi kinh doanh (2008)1 định nghĩa về
khả năng “không trả được nợ” của khách hàng doanh nghiệp như sau: “Một công ty
được xem là không có khả năng trả nợ nếu tài sản của họ ít hơn nợ phải trả hoặc nếu
họ không thể thanh toán các khoản nợ khi đến hạn phải trả”
Các nhà nghiên cứu thuộc Công ty kiểm toán PwC (2009)2 đã định nghĩa tình
trạng “không có khả năng trả nợ” của một doanh nghiệp như sau: “Một công ty lâm
vào tình trạng không có khả năng trả nợ khi công ty đó không có đủ tài sản để bù đắp
các khoản nợ của mình và/hoặc không thể thanh toán các khoản nợ đến hạn”
Theo tài liệu của Uỷ ban Basel về giám sát ngân hàng (2006)3, tình trạng “không
có khả năng trả nợ – default” phát sinh khi một hoặc tất cả các điều kiện sau đây xảy
ra: “(i) Khách hàng không có khả năng thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính khi đến
hạn mà chưa tính đến việc ngân hàng phải xử lý tài sản (nếu có); (ii) Khách hàng có
nợ quá hạn trên 90 ngày đối với khoản vay bất kỳ tại các tổ chức tín dụng”.
Từ các khái niệm tiêu biểu trên, học viên thống nhất với quan điểm của Basel
về khả năng trả nợ của khách hàng thông qua tình trạng “không có khả năng trả nợ”.
Có thể thấy việc khách hàng “không có khả năng trả nợ” liên hệ khá mật thiết với
thời gian quá hạn của một hay tất cả các khoản vay của một khách hàng. Hay nói cách
khác, khả năng trả nợ của khách hàng có quan hệ khá mật thiết với kết quả phân loại
nợ đối với các khoản vay của khách hàng. Tuy nhiên, khả năng trả nợ của khách hàng
theo Basel chỉ đề cập đến thời gian quá hạn của khoản vay chứ không đề cập đến các
R3 – The Association of Business Recovery Professionals, 2008. Understanding Insolvency.
PricewaterhouseCoopers, 2009. Insolvency in brief – A guide to insolvency terminology and
procedure
3
Basel Committee on Banking Supervision, 2006. International Convergence of Capital
Measurement and Capital Standards – A Revised Framework Comprehensive Version.
1
2
9
khoản nợ được cơ cấu, kết quả đánh giá khả năng trả nợ sau cơ cấu cũng như tình
trạng khoản vay sau đó.
Bảng 2.1: Phân loại nợ và khả năng trả nợ của khách hàng theo Basel
Tình trạng
Thời gian quá hạn
khách hàng
Có khả năng - Không có nợ quá hạn
trả nợ
Phân loại nợ
Nợ nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn)
- Nợ quá hạn dưới 10 ngày
- Nợ quá hạn từ 10 đến 90 ngày
Nợ nhóm 2 (Nợ cần chú ý)
- Nợ cơ cấu nhưng khách hàng
vẫn còn khả năng trả nợ
Không có khả - Có nợ quá hạn trên 90 ngày
năng trả nợ
Nợ nhóm 3, 4, 5 (Nợ xấu)
- Nợ cơ cấu đã quá hạn
Nguồn: Tổng hợp theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005, các
văn bản sửa đổi bổ sung về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng; tài liệu của
Basel
2.2.1.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng doanh
nghiệp
a. Yếu tố liên quan đến môi trường vĩ mô
Khả năng trả nợ của KHDN chịu tác động nhất định từ môi trường vĩ mô như:
chu kỳ kinh tế; chỉ số lạm phát, thất nghiệp; tăng trưởng GDP; chính sách tài khóa –
tiền tệ; … Trong giai đoạn kinh tế tăng trưởng và các điều kiện vĩ mô thuận lợi, các
doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc hoàn trả nợ vay từ các NHTM do các cơ hội
đầu tư tăng lên và triển vọng kinh doanh thuận tốt hơn. Ngược lại, trong giai đoạn
nền kinh tế suy thoái và các tình hình vĩ mô diễn biến xấu đi, các doanh nghiệp sẽ
gặp khó khăn hơn trong hoạt động kinh doanh, từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến khả
năng hoàn trả nợ vay.
b. Yếu tố liên quan đến khách hàng doanh nghiệp
Ngành nghề kinh doanh
10
Hoạt động kinh doanh luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro và mỗi ngành nghề, lĩnh vực
đều đối mặt với những rủi ro khác nhau có thể dẫn đến thất bại, phá sản. Điều này có
thể được thấy rõ qua việc một số ngành nghề kinh doanh phải đáp ứng những điều
kiện khắt khe về vốn pháp định, cơ sở vật chất như chứng khoán, bất động sản, hàng
không,... do tính chất những lĩnh vực này đòi hỏi vốn đầu tư lớn, thời gian thu hồi
vốn dài. Lại có những ngành nghề rất nhạy cảm với biến động của môi trường kinh
doanh hay thị hiếu của người tiêu dùng như: thời trang, ẩm thực,… Việc phải đối
mặt với những rủi ro kinh doanh khác nhau dẫn đến khả năng trả nợ của các ngành
nghề, lĩnh vực kinh doanh cũng khác nhau. Nghiên cứu của Jiménez và Saurina
(2003); Irakli Ninua (2008) đã chỉ ra rằng ngành nghề kinh doanh, lĩnh vực hoạt động
có ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của KHDN, nhất là đối với các KHDN hoạt động
trong ngành sản xuất so với những ngành còn lại.
Quy mô doanh nghiệp
Khả năng trả nợ của khách hàng ở một khía cạnh nào đó cũng phụ thuộc vào
quy mô doanh nghiệp. Những doanh nghiệp có quy mô lớn, tài sản lớn cũng đồng
nghĩa với việc khả năng chịu đựng tốt hơn với những biến động của thị trường, môi
trường kinh doanh so với các doanh nghiệp có quy mô nhỏ hơn, nhất là khả năng
thanh toán các nghĩa vụ nợ cũng tốt hơn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các
doanh nghiệp có quy mô lớn vẫn có thể gặp phải tình trạng mất khả năng thanh toán.
Đó là khi bên cạnh yếu tố quy mô, doanh nghiệp còn phải đồng thời gặp phải những
vấn đề khác tác động xấu đến hoạt động kinh doanh. Ngoài ra, quy mô cũng là một
trong những yếu tố đầu vào đầu tiên khi xếp hạng tín dụng KHDN tại các NHTM và
thường được biểu hiện qua nhiều yếu tố như: Doanh thu thuần, vốn chủ sở hữu, số
lượng lao động,….
Mức độ tín nhiệm
Nền tảng của tín dụng chính là sự tin cậy giữa bên cấp tín dụng và bên được cấp
tín dụng. Và điều này phần lớn được tạo nên từ mức độ tín nhiệm của người đi vay
và bao gồm rất nhiều yếu tố như: thương hiệu và thị phần của doanh nghiệp trên thị
trường, uy tín của ban lãnh đạo doanh nghiệp, lịch sử quan hệ tín dụng, thiện chí trả
11
nợ của doanh nghiệp trong quá trình vay vốn, …. Độ tin cậy càng cao càng giúp làm
giảm thiểu đáng kể rủi ro doanh nghiệp không thanh toán được các nghĩa vụ nợ của
mình
Khả năng tài chính
Các chỉ tiêu về tài chính luôn là yếu tố được các NHTM quan tâm hàng đầu
như: chỉ tiêu về khả năng thanh toán, chỉ tiêu về lợi nhuận, chỉ tiêu cân nợ, chỉ tiêu
hoạt động. Và các chỉ tiêu này cũng được sử dụng phần lớn trong việc đánh giá khả
năng trả nợ của khách hàng và các nghiên cứu về rủi ro tín dụng. Các doanh nghiệp
có các chỉ tiêu về tài chính tốt trên thực tế và cả trong nghiên cứu thực nghiệm thường
có khả năng trả nợ tốt hơn. Hầu hết các nghiên cứu trên thế giới đều sử dụng các chỉ
tiêu tài chính làm biến độc trong phân tích và kết quả thực nghiệm cho thấy một số
chỉ tiêu tài chính có tác động mạnh mẽ đến khả năng trả nợ của KHDN, một số nghiên
cứu tiêu biểu sẽ được trình bày ở phần sau. Ngoài ra, các chỉ tiêu tài chính cũng cấu
thành điểm tài chính – vốn chiếm vai trò quan trọng trong kết quả XHTD tại các
NHTM
c. Yếu tố liên quan đến khoản vay
Thời gian vay
Thời gian vay cũng phản ánh rủi ro của một khoản vay, thông thường các khoản
vay có kỳ hạn dài thường phải chịu lãi suất cao hơn các khoản vay có kỳ hạn ngắn do
ngân hàng phải chịu nhiều chi phí cơ hội hơn khi thời gian thu hồi vốn kéo dài. Thời
gian cho vay phù hợp với vòng quay vốn, dòng tiền của doanh nghiệp giúp doanh
nghiệp chủ động hơn trong việc thanh toán các nghĩa vụ nợ khi đến hạn qua đó làm
giảm bớt rủi ro tín dụng. Nghiên cứu tiêu biểu của Andrea Ruth Coravos (2010) cũng
chỉ rõ thời hạn vay có tác động ngược chiều với khả năng trả nợ của khách hàng
Lãi suất:
Trong hoạt động tín dụng, ngân hàng thường định giá mức độ rủi ro từ khoản
vay một khách hàng thông qua lãi suất. Nói cách khác, lãi suất chính là giá cả của tín
dụng. Khách hàng có rủi ro tín dụng cao hơn phải trả lãi suất cao hơn và ngược lại.
Bên cạnh đó, lãi suất cũng quyết định đến chi phí lãi vay của doanh nghiệp, nếu biết
12
sử dụng đúng cách sẽ có tác dụng như một đòn bẩy làm gia tăng doanh thu và lợi
nhuận. Ngược lại, chi phí lãi vay có thể ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn trả nợ của
doanh nghiệp và trở thành gánh nặng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, có một số quan điểm trái chiều về tác động của lãi suất đến khả năng trả
nợ của KHDN. Đa số các nghiên cứu đều chỉ ra rằng lãi suất có mối quan hệ cùng
chiều với khả năng trả nợ của KHDN nhưng nghiên cứu của Jiménez và Saurina
(2003) lại khẳng định điều ngược lại.
Tài sản bảo đảm:
Trong quan hệ tín dụng, xử lý TSĐB được xem là biện pháp cuối cùng khi
nguồn thu từ khách hàng không đủ để thanh toán các nghĩa vụ nợ với ngân hàng. Do
đó, trong quá trình thẩm định ban đầu, đối với những khách hàng có mức tín nhiệm
thấp, những khoản vay có mức độ rủi ro cao; bên cạnh dòng tiền từ hoạt động sản
xuất kinh doanh, ngân hàng thường yêu cầu khách hàng thế chấp hay cầm cố tài sản
của chính khách hàng hoặc bên thứ ba để bảo đảm cho khoản vay. Việc áp dụng các
biện pháp bảo đảm góp phần làm gia tăng ý thức trách nhiệm của người đi vay, giảm
thiểu tổn thất khi xảy ra rủi ro tín dụng. Bên cạnh đó, nghiên cứu của Jiménez và
Saurina (2003) cũng chứng minh mối quan hệ giữa tỷ lệ TSĐB và khả năng năng trả
nợ của KHDN
d. Các yếu tố liên quan đến nội tại các ngân hàng thương mại
Một số yếu tố nội bộ của các NHTM có thể kể đến như: chất lượng nguồn nhân
lực, quy trình cấp tín dụng, quy trình quản trị rủi ro. Một NHTM có đội ngũ nhân
viên tín dụng có trình độ, kỹ năng chuyên môn tốt sẽ thu thập và xử lý thông tin của
KHDN cũng như có những đánh giá khách quan hơn nhằm sàng lọc KHDN, tránh
mắc sai lầm khi lựa chọn những KHDN có khả năng trả nợ kém. Bên cạnh đó, quy
trình tín dụng chặt chẽ, hợp lý và rõ ràng vừa giúp thu hút khách hàng quan hệ tín
dụng, vừa đảm bảo khả năng giám sát hoạt động kinh doanh của KHDN, lường trước
được những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình quan hệ tín dụng của KHDN; qua đó
góp phần làm giảm khả năng KHDN không trả được nợ. Ngoài ra, một NHTM xây
dựng được quy trình quản trị rủi ro hiệu quả sẽ giúp nhận diện kịp thời những dấu
13
hiệu khi KHDN suy giảm khả năng trả nợ và làm giảm thiểu đến mức thấp nhất những
tổn thất khi rủi ro tín dụng xảy ra để bảo toàn lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh
của NHTM.
2.2.1.3. Ý nghĩa và vai trò của đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng doanh
nghiệp
Ủy Ban Basel (2004)4 đã xây dựng “Hiệp ước quốc tế về tiêu chuẩn vốn và đo
lường rủi ro” hay còn gọi là Hiệp ước Basel II nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của
việc quản trị rủi ro tín dụng và đo lường rủi ro tín dụng. Theo yêu cầu của Hiệp ước
Basel II, các NHTM sẽ sử dụng các mô hình dựa trên hệ thống dữ liệu nội bộ để xác
định tổn thất dự tính (EL: Expected Loss). Phương pháp đánh giá dựa trên xếp hạng
nội bộ (IRB) đưa ra khái niệm tổn thất mất vốn do khách hàng không trả được nợ
được tính toán cụ thể như sau: Tổn thất dự kiến (EL: Expected Loss) = PD * EAD *
LGD, từ đó tính được yêu cầu về vốn cho các rủi ro tín dụng. Bên cạnh các yếu tố
như: tỷ lệ tổn thất ước tính (LGD: Loss Given Default), tổng dư nợ của khách hàng
tại thời điểm khách hàng không trả được nợ (EAD: Exposure at Defaul); thì xác suất
khách hàng không trả được nợ (PD - Probability of Default) được xem như yếu tố
quan trọng trong quá trình phê duyệt tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng, phân bổ nguồn
vốn cho vay và quản trị ngân hàng. Cụ thể hơn, kết quả đánh giá khả năng trả nợ của
KHDN có thể được ứng dụng vào:
- Hỗ trợ phê duyệt tín dụng: cải thiện tính chính xác và đảm bảo cơ sở cho việc
ra quyết định cấp tín dụng, cung cấp phương tiện hỗ trợ để quá trình phê duyệt
nên hiệu quả, tiết kiệm thời gian, chi phí và giảm bớt sự can thiệp chủ quan từ
con người.
- Thực hiện quản trị rủi ro tín dụng: là một công cụ để đánh giá mức độ rủi ro của
khách hàng và khoản vay của khách hàng. Bên cạnh đó, việc đánh giá khả năng
trả nợ của KHDN là căn cứ độc lập để các NHTM đánh giá hiệu quả của quá
trình quản trị rủi ro, tạo tiền đề cho việc giám sát sau cho vay và tăng cường khả
4
Basel Committee on Banking Supervision, 2004. International Convergence of Capital
Measurement and Capital Standards – A Revised Framework.
14
năng sớm nhận diện rủi ro cho các NHTM. Bên cạnh đó, mức độ trích lập dự
phòng các khoản cấp tín dụng cũng phụ thuộc vào mức độ rủi ro của khoản tín
dụng đó.
- Hỗ trợ định giá tiền vay: mức giá hay cụ thể ở đây là mức phí và lãi suất áp
dụng cho khoản tín dụng phải phù hợp và đủ để bồi đắp cho tổn thất tín dụng có
thể phát sinh. Đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng để từ đó phân loại các
mức độ rủi ro khác nhau đối với từng đối tượng, khoản vay cụ thể và là một
trong những căn cứ đáng tin cậy để định giá tiền vay theo nguyên tắc khách
hàng có rủi ro không trả được nợ cao áp dụng mức giá cao và ngược lại.
- Hỗ trợ quản lý khách hàng: Những khoản vay có mức độ rủi ro cao cần phải
thường xuyên được kiểm soát, đánh giá; những khách hàng vay được đánh giá
là có khả năng trả nợ thấp hoặc suy giảm khả năng trả nợ cần phải được đặc biệt
chú trọng theo dõi và kiểm tra định kỳ. Ngược lại, những khách hàng tốt với
khả năng trả nợ cao sẽ được ưu ái hơn trong các quan hệ giao dịch tín dụng hay
phi tín dụng.
- Hỗ trợ hiệu quả cho hệ thống xếp hạng tín dụng: dữ liệu đưa vào hệ thống xếp
hạng tín dụng là rất phong phú liên quan đến khoản vay và hoạt động kinh doanh
của khách hàng. Thông tin đầu vào và kết quả XHTD hiện tại của khách hàng
có thể là cơ sở tham khảo cho việc đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng
trong tương lai.
2.2.2. Lý thuyết về mô hình Logit sử dụng trong việc đánh giá khả năng trả nợ
của khách hàng
2.2.2.1. Một số mô hình tiêu biểu được sử dụng trong việc đánh giá khả năng trả
nợ của khách hàng
Phương pháp xác định khả năng trả nợ của khách hàng thường được dựa trên
một tiêu chuẩn nhất định do ngân hàng lựa chọn như dựa trên đặc điểm của khách
hàng như năng lực tài chính, thiện chí trả nợ của khách hàng khi chưa phát sinh nghĩa
vụ nợ hoặc/và dựa trên đặc điểm của khoản nợ như lịch sử thanh toán nợ, tình trạng
trả nợ thực tế của khách hàng. Kết quả đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng luôn