Câu 1 : Hãy phân tích luận đề: "Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản
lý".
Luận đề này ngày từ Luật Đất đai năm 1987 đã được khẳng định. Qua các lần sửa đổi bổ sung.
Luật đất đai 1993, Luật sửa đổi bỏ sung năm 1998 và 2001. Luận đề đó vẫn tiếp tục được nhấn
mạnh. Như sậy có thể thấy luận đề này là phù hợp, đúng đắn thể hiện được "ý Đảng, lòng dân"
về vấn đề đất đai.
"Đất đai thuộc sở hữu toàn dân..." là nguyên tắc hiến định, được quy định tại điều 17 - Hiếp
pháp 1992 "Đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở
vùng biển, thềm lục địa và vùng trời... cùng các tài sản khác mà pháp luật quy định là của Nhà
nước, đều thuộc sở hữu toàn dân".
Với tư cách là chủ thể trong quan hệ sở hữu đất đai, nhân dân có quyền chiếm hữu, sử dụng,
định đoạt tài sản của mình. Nhưng nhân dân không thể tự mình thực hiện mà chuyển giao các
quyền này cho Nhà nước. Nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân
không có mục đích tự thân. Nhà nước chỉ là công cụ là phương tiện để nhân dân thực hiện
quyền chủ thẻ trong quan hệ sở hữu tài sản thuọc sở hữu toàn dân nói chung đất đai nói riêng.
Viẹc quy định "đất đai thuộc sở hữu toàn dân" thực chất bắt nguồn từ tính lịch sử của đất đai
nói riêng.
Việc quy định "đất đai thuộc sở hữu toàn dân" thực chất bắt nguồn từ tính lịch sử của đất đai
nước ta. Đất đai nước ta là thành quả trải qua nhiều thế hệ nhân dân ta đã tốn bao công sức,
xương máu mới tạo lập và abỏ vệ được vốn đất đai như ngày nay.
"Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý". Như đã khẳng định nhân dân
đã trao quyền chủ sở hữu đất đai cho Nhà nước. Vì vậy Nhà nước với tư cách đại diện sở hữu
toàn dân quản lý đất đai. Toàn bộ đất dù ở đất lièn hay ở lãnh hải, dù đất đang sử dụng hay đất
chưa sử dụng đều thuộc Nhà nước. Nhà nước có trọn vẹn ba quyền: quyền chiếm hữu, quyền
sử dụng, quyền định đoạt.
Mục đích của quy định "Nhà nước thống nhất quản lý" là nhằm sử dụng đất đai có hiệu quả,
phục vụ tốt các mục tiêu kinh tế xã hội. Nhà nước thống nhất quản lý đất đai cũng là quy định
cần thiết khi Nhà nước thừa nhận đất đai là hàng hoá đặc biệt, xúc tiến việc hình thành và phát
triển thị trường bất động sản.
Câu 2: Tại sao Nhà nước Việt Nam quy định khung giá cho từng loại đất. Mục đích?
Điều 12 - Luật đất đai 1993 đã được sửa đổi bổ sung năm1998 và năm 2001 quy định "Căn cứ
vào quy định của Chính phủ về khung giá và nguyên tắc phương pháp xác định giá các loại
đất,UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định giá các loại đất phù hợp với tình
hình thực tế tại địa phương để tính thuế chuyển quyền sử dụng đất, thu tiền kh giao đất,
chuyển mục đích sử dụng đất, tiền thuế đất, lệ phí trước bạ, tính giá trị tài sản khi giao đất, bồi
thương khi Nhà nước thu hồi đất".
Những quy định này có thể phần nào cho chúng ta thấy lý do cùng mục đóch của Nhà nước khi
quy định khung giá cho từng loại đất.
Ngoài ra Nhà nước quy định khung giá cho từng loại đất còn vì các lý do cụ thể sau đây:
-Đó là sự cụ thể xoá sự thừa nhận của Nhà nước coi đất đai là hàng hoá đặc biệt, phục vụ cho
việc hình thành thị trường bất động sản.
-Tác động vào ý thức thái độ của người sử dụng đất để họ sử dụng đất tiết kiệm, nâng cao hiệu
quả kinh tế xã hội của việc sử dụng đất.
Việc quy định khung giá cho từng loại đất là công cụ tài chính của Nhà nước. Việc Nhà nước
sử dụng phối hợp các lợi ích kinh tế từ các quan hệ kinh tế gắn liền với đất đai nhằm mục đích
cao nhất là quản lý có hiệu quả, cho phép thực hiện quyền bình đẳng giữa các đối tượng sử
dụng đất kết hợp hai hoà các lợi ích.
1
Câu 3: Phân tích luận đề: "Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đã giao cho người khác
sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng
hoà, Xhính phủ cách mạng lâm thời cộng hoà miền Nam Việt Nam và Nhà nước cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam".
Luận đề này vừa mang tính nguyên tác vừa mang tính định hướng. Quy định này là cơ sở pháp
lý khẳng định Nhà nước là chủ thể duy nhất đối với đất đai. Đồng thời nó cũng có ý nghĩa
nhiều mặt đối với đời sống chính trị, kinh tế - xã hội.
Trước hết, Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất để giải quyết tình trạng khiếu kiện về
các tranh chấp quyền sử dụng đất mang tính lịch sử. Các khiếu kiện đòi lại đất có ảnh hưởng
không tốt đến nhiều mặt của đời sống kinh tế xã hội. Vì vậy, việc quy định như vậy là hết sức
cần thiết để giải quyết triệt để các khiếu kiện lâu nay.
Thứ hai, quy định này là cơ sở để Nhà nước nắm vững số lượng, chất lượng sự biến động đất
đai trong phạm vi cả nước và ở từng địa phương. Nếu chấp nhận cho đòi lại đất không những
nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp mà Nhà nước khó có thể quản lý có hiệu quả sự thay đổi về chủ
sử dụng đất sẽ làm cho công tác quản lý tốn kém về thời gian, sức người, sức của.
Thứ ba, trải qua các thời kỳ các Nhà nước đều xuất phát từ lợi ích của nhân dân lao động. Vì
vậy, các chính sách ruộng đất nhìn chung là phù hợp, bình đẳng về quyền lợi, nghĩa vụ của
người sử dụng đất đai.
Tất nhiên quy định trên cũng có những điển hạn chế riêng: về tính lịch sử của đất đai, về chính
sách người có công với cách mạng. Thiết nghĩ sự bổ sung một số văn bản về các vấn đề này sẽ
có thể phát huy hết tác dụng vai trò của Luận đề đã nêu.
Câu 4: Phân biệt ngành Luật đất đai với LHC.
Luật hành chính là ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam bao gồm toàn bộ các quy
phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong quá trinh hình quản lý hành chính Nhà
nước.
Luật đất đai là ngành luật độc lập trọng hệ thống pháp luật Việt Nam bao gồm toàn bộ các quy
phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình quản lý Nhà nước về
đất đai và quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình sử dụng đất đai của tổ chức, hộ gia đình và
cá nhân.
Rõ ràng có sự phân biệt về đối tượng điều chỉnh cảu hai ngành luật. Đối với Luật hành chính
đối tượng điều chỉnh là các quan hệ xã hội xuất hiện trong quá trình tổ chức và thực hiện hoạt
động chấp hành và điều hành của Nhà nước.Luật hành chính là ngành luật về quản lý hành
chính Nhà nước.
Đối tượng điều chỉnh của Luật đất đai là các quan hệ xã hội trong quản lý Nhà nước về đất đai
và quá trình sử dụng đất đai của người sử dụng đất.
Trong đối tượng điều chỉnh của Luật hành chính luôn có sự hiện diện củacơ quan hành chính
Nhà nước, còn ở Luật đât đai thì không hoàn toàn như vậy,có thể có trong quan hệ quản lý
nhưng trong quan hệ sử dụng đất thì không có cơ quan quản lý hành chính Nhà nước(nếu xuất
hiện thì chỉ với tư cách người sử dụng đất).
Luật Hành chính và Luật đất đai.Có phương pháp điều chỉnh vừa tương đồng, vừa khác
biệt.Luật hành chính phương pháp điều chỉnh chủ yếu la mệnh lệnh đơn phương,còn Luật đất
đai có hai phương pháp điều chỉnh chủ yếu: mệnh lệnh hành chính và bình đẳng.Giới Luật
định cho rằng Luật đất đai có sự giao kết với Luật hành chính và Luật dân sự có thể vì lý do
phương pháp điều chỉnh của ngành Luật này.
Câu 5: Hãy nêu những điều cấm trong Luật đất đai 1993 và phân tích các điều khoản cấm đó.
Điều 6 Luật đất đai quy định: "Nghiêm cấm việc lấn chiếm đất đai, chuyển quyền sử dụng đất
trái phép, sử dụng đất không đúng mục đích được giao, huỷ hoại đất".
2
Trước hết phải khẳng định rằng những điều cấm này là cần thiết đê Nhà nước quản lý đất đai
có hiệu quả, đất đai được sử dụng hữu ích phục vụ tốt cho mục tiêu kinh tế xã hội do Nhà nước
đề ra.
5.1."Nghiêm cấm việc lấn chiếm đất đai.."Nhà nước quy định việc này nhằm nhiều mục
đích .Xuất phát từ nguyên tắc quản lý Nhà nước về đất đai thì đất đai là tài sản quốc gia, là
lãnh thổ bất khả xâm phạm của quốc gia,không thể có bất kỳ cá nhân,tổ chức nào được tự ý
chiếm hữu, sử dụng mà không được sự đồng sý (cho phép) của Nhà nước.Điều cấm này cũng
nhằm bảo đảm về sự bình đẳng về quyền chiếm hữu đất đai của người khác đã được Nhà nước
giao đất, cho thuê đất.
Một điều đáng lưu ý là điều cấm này cầm phải được quy định cụ thể hơn nữa là đất bị lấn
chiếm là đất nào: đất của cá nhân, tổ chức, hộ gia đình được Nhà nước giao đất, cho thê đất
hay đất chưa sử dụng...
5.2."Nghiêm cấm...chuyển quyền sử dụng đất trái phép". Nhà nước phải nghiêm cấm chuyển
quyền sử dụng đất trái phép để quản lý số lượng và sự biến động đất đai. Nhà nước nghiêm
cấm điều này cũng chính là biện pháp để bảo đảm cho quy định về hạn mực sử dụng đất, tránh
tình trạng đất đai tập trung vào một số cá nhân còn nhiều người không có đất để sử dụng.
Cụ thể hoá việc nghiêm cấm chuyển quyền sử dụng tái phép Điều 30 Luật đất đai 1993 quy
định không được chuyển quyền sử dụng đất trong những trường hợp sau dây.
1.Đất đã sử dụng không có giấy tờ hợp pháp.
2.Đất giao cho các tổ chức mà pháp luật quy định không được chuyển quyền sử dụng.
3.Đất đang có tranh chấp.
5.3.Nghiêm cấm "Sử dụng đất không đúng mục đích được giao". Mục đích sử dụng đất có liên
quan đế quy họch, kế hoạch sử dụng đất.Đất được sử dụng vào mục đích nào đã được điều tra,
nghiên cứu phân tích tổng hợp các điều kiện tự nhiên, xã hội, tiềm năng của đất. Mục đích sử
dụng đã tính toán, vì vậy không được sử dụng đất không đúng mục dích được giao.
Để tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc thực hiện quy định nghiêm cấm này nên chăng "mục
đích được giao" phải được làm rõ là mục đích trong quyết định giao đất, cho thuê đất...
5.4.Nghiêm cấm "huỷ hoại đất".
Một nguyên tắc của Luật đất đai là nguyên tắc cải tạo và bồi bổ và bảo vệ môi trường. Đất đai
thuộc sở hữu toàn dân, là môi trường sống của hàng triệu người, là một trong các thành phần
quan trọng của môi trường sống, là nơi diễn ra các hoạt động của con người. Vì vậy cần phải
nghiêm cấm huỷ hoại đất. Không ai có quyền huỷ hoại đất.
Câu 6: Phân tích điểm giống và khác nhau giữa quyết định giao đất và hợp đồng chuyển quyền
sử dụng đất.
Quyết định giao đất là quyết định bằng văn bản do cơ quan Nhà nước có thẩm quyề ban hành
xác lập quyền sử dụng đất ở cá nhân, tổ chức, các nhân có đủ điều kiện sử dụng đất.
Chuyển quyền sử dụng đất là hành vi của một chủ thể sử dụng đất hợp pháp chuyển giao
quyền và nghĩa vụ của mình cho người khác theo quy định của pháp luật.
Hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất là hình thức của chuyển quyền sử dụng đất.
Điểm chung cơ bản nhất giữa quyết định giao đất và hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất là
xác lập quyền sử dụng đất ở các chủ thể có đủ điều kiện sử dụng đất.
Những điểm khác nhau:
*Quyết định giao đất
-Chủ thể: Cơ quan Nhà nớc có thẩm quyền
-Tính chất: Mang tính mệnh lệnh đơn phơng
-Nội dung do Luật đất đai điều chỉnh
*Hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất
-Chủ thể: Cá nhân, tổ chức, hộ gia đình (ngời sử dụng).
-Tính chất: thoả thuận, bình đẳng, tự nguyện
3
-Nội dung: Luật dân sự điều chỉnh
Câu 7: ở Việt Nam đất đai thuộc sở hữu toàn dân. Theo anh(chị) việc hoàn thiện chế độ sở hữu
toàn dân trong cơ chế thị trường hiện nay như thế nào?
ở nước ta, đất đai là tài sản chung của quốc gia và Nhà nước là đại diện cho nhân dân thực hiện
quyền của chủ sở hữu trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt toàn bộ đất đai trên lãnh thổ
nước.Vì vậy có thể coi hoàn thiện chế độ sở hữu toàn dân chính là việc hoàn thiện cơ chế thực
hiện quyền chủ sở hữu của Nhà nước, cơ chế quản lý của Nhà nước đối với đất đai.
Thứ nhất pháp luật đất đai cần phải được xây dựng, bổ xung toàn diện và ổn định trong thời kỳ
dài với mức độ sâu sắc hơn. Thống nhất các quy định về đất đai cần được ghi nhận trong Bộ
Luật đất đa, không để các quy định rải rác ở Bộ luật dân sự và một số luật chuyên nhành có
liên quan.
Pháp luật đất đai cần phải thể hiện rõ nội dung kinh tế trong quản lý và sử dụng đất tạo cơ sở
cho thị trường bất động sản hình thành và phát triển mộtcác lành mạnh.Quy định hợp lý hơn về
giá đất, góp phần thúc đẩy các hoạt động tài chính đất đai trong một trật tự nhất định.
Luật hoá các quy định của Chính phủ đã được chính sách chấp nhận bảo đảm của tính thống
nhất trong hệ thống pháp luật, giảm bớt các văn bản dưới luật, tránh tình trọng văn bản chồng
chéo, "giật gấu vá vai", "sự vụ cá biệt".
Thứ hai, công tác quy hoạch việc sử dụng đất phải được thực hiện có hiệu quả hơn thiết thực
hơn.Quy hoạc phải được công khai. Trong tập quy hoạch phải có quy trình tham gia ý kiến của
nhan dân, tránh tình trạng thiếu công khai là một trong những nguyên nhân của tệ tham nhũng,
hối lộ.
Thứ ba, các cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai phải nâng cao năng lực trình độ quản lý sử
dụng phối hợp có hiệu quả các công cụ quản lý.
Thứ tư, thay đổi cơ chế giao đất.Việc quy định giao đất không thu tiền sử dụng đất đối với
doanh nghiệp Nhà nước chủ yếu thực hiện theo cơ chế "xin cho". Thực chất là chưa trú trọng
tới các yếu tố kinh tế của đất đai, chưa thực sự thấy được đất đai là hàng hoá đặc biệt trong cơ
chế thị trường.Từ đó việc giao đất không thu tiền sử dụng đất để tạo điều kiện chi tình trạng
tham nhũng và lãng phí đất ngày càng tăng, trang khi Nhà nước khong thu được thuế cho ngân
sách, thâm chí kể cả 1% lệ phí địa chính.
Trong văn kiện Đại hội IX nêu rõ: "Phát triển thị trường bất động sản trong đó có thị trường
quyền sử dụng đất, tạo điều kiện thuận lợi để chuyển quyền sử dụng đất...,mở rộng thị trường
bất động sản cho các thành phần kinh tế, người Việt Nam ở nước ngoài, người nước ngoài ở
Việt Nam tham gia đầu tư...". Đây có thể coi là một xu hướng hoàn thiện chế độ sở hữu toàn
dân đối với đất đai.
Câu 8: Tại sao Nhà nước quy định hạn mức sử dụng đất nông nghiệp đối với từng vùng.
Hạn mức đất là giới hạn diện tích tối đa mà hộ gia đình, cá nhân được sử dụng vào mục đích
nông nghiệp trên cơ sở Nhà nước giao và được nhận quyền chuyển nhượng đất hợp pháp từ
người khác.
Hạn mức sử dụng đất nông nghiệp để trồng cây hàng năm: Các tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu
long, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai Bà Rịa - Vũng Tàu và thành phố Hồ Chí Minh
không quá 3 ha. Các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương khác không qua 2 ha.
Hạn mức sử dụng đất nông nghiệp trồng cây lâu năm.
-Các xã đồng bằng không quá 10 ha.
-Các xã trung du miền núi không quá 20 ha.
Việc áp dụng chế độ hạn mức sử dụng đất nông nghiệp có tác động tích cực đến đời sống kinh
tế ở nông thôn, nó bảo đảm cho người nông dân có đất đai để sản xuất,thực hiện được chính
sách của Đảng và Nhà nước ta là:"người cày có ruộng".
4
Việc pháp luật đưa ra hạn mức sử dụng đất nông nghiệp còn xuất phát từ những nguyên nhân
như tình trạng dư thừa lao động trong nông nghiệp ở nông thôn, phần lớn người nông dân
không có đủ việc làm. Mật độ dân cư nông thôn quá dày đặc trên 1 ha, đất canh tác(khoảng 2
người/ ha đất canh tác).Tình trạng khan hiếm ruộng đất trong nông nghiệp đặc biệt là ở miền
Bắc đã dẫn đến mối tương quan giữa ruộng đất-dân số-lao động trở lên hết sức căng
thẳng.Trong những năm gần đây mặc dù sản lượng lương thực của cả nước nói chung là tăng
nhưng đa số nông dân vẫn có mức thu nhập thấp vì nguồn sống của hộ chủ yếu dựa vào nông
nghiệp.Tách khỏi ruộng đất người nông dân mất luôn nguồn sống chính. Đa số nông dân có
thu nhập thấp,chỉ đủ trang trải cho những nhu cầu thiết yếu hàng ngày, không có khả năng đầu
tư thêm chosản xuất trên quy mô lớn và cũng không có khả năng đầu từ vào các lĩnh vực khác,
bởi vậy việc áp dụng chính sách hạn mức sử dụng đất nông nghiệp là cần thiết.
Câu 9: Chứng minh Luật đất đai 1993, Luật sửa đổi bổ sung 1998 và 2001 quan tâm đế quyền
và lợi ích của người sử dụng đất.
Trước Luật đất đai 1993 chúng ta đã có Luật đất đai 1987.Luật đất đai 1987 khẳng định.Đất
đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thong snhất quản lý, Nhà nước giao đât cho các nông
trường, lâm trường, hợp tác xã, tập đoàn sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, xí nghiệp đơn vị
vũ trang nhân dân, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và cá nhân để sử dụng ổn định lâu dài
hoặc có hạn hoặc tạm thời.
Nhà nước bảo đảm cho người sử dụng đất được hưởng quyền lợi hợp pháp trên đất được giao
kể cả quyền chuyển nhượng, bán thành quả lao động, kêt quả đầu tư khi thấy còn sử dụng đất
và đất đó được giao cho người khác sử dụng theo trình tự thủ tục do pháp luật quy định. Luật
đất đai 1993 mở rộng hơn hình thức giao quyền cho người sử dụng đất. Ngoài việc Nhà nước
giao đất cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài, Nhà nước còn cho tổ
chức, hộ gia đình cá nhân thuê đất.
Luật đất đai 1993 mở rộng hơn các quyền đối với người sử dụng đất. Ngoài quyền sử dụng đất
đúng mục đích được giao hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất có quyền chuyển đổi,
chuyển nhượng, cho thê, thừa kế, thế chấp quyền sử dụng đất trong thời hậngio đất.
Luật đất đai sửa đổi bỏ sung 1998 cho phép gia đình, cá nhân có quyền góp vốn bằng giá trị
quyền sử dụng đất thuê cùng với tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê để hợp tác
sản xuất kinh doanh, cho thuê lại quyền sử dụng đất trong thời hạn thuê đất.
Tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất để sử dụng vào mục đích
sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối thì được thế chấp tài sản
thuộc sở hữu của mình gắn liền với quyền sử dụng đó tại tổ chức tín dụng Việt Nam để vay
vốn được góp bằng giá trị quyền sử dụng đất để hợp tác sản xuất kinh doanh với tổ chức cá
nhân trong và ngoài nước để sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp lâm nghiập nuôi
trồng thuỷ sản làm muối mở rộng công nghiệp chế biên dịch vụ nằhm phát triển sản xuất.
Tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất có thu tiền có quyền chuyển nhượng, quyền sử dụng
đất gắn liền với công trình kiến trúc, với kết cấu hạ tầng đã được xây dựng trên đất đó cho thuê
quyền sử dụng gắn liền với công trình kiến trúc, với kết cấu hạ tầng đã được xây dựng trên đất
đó, thế chấp giá trị quyền sử dụng đất lại tổ chức tín dụng Việt Nam; góp vốn bằng giá trị
quyền sử dụng đất cùng với tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất.
Tổ chức kinh tế được Nhà nước cho thuê đất mà trả tiền thuê đất hàng năm có quyền thế chấp
tài sản thuộc sở dhữu của mình gắn liền với đất thuế tại tổ chức tín dụng Việt Nam để vay tiền
chuyển nhượng tài sản thuốc ở hữu của mình gắn liền với đất thuê; Doanh nghiệp Nhà nước có
quyền góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng thuê để hợp tác sản xuất kinh doanh với tổ chức cá
nhân trong và ngoài nước.
Tổ chức kinh tế được Nhà nước cho thuê đất mà trả tiền thuê cho cả thời gian thuê, đã trả trước
tiền thuê đất nhiều năm nếu thời hạn thuê đất đã trả tiền còn lại ít nhất là 5 năm có quyền: thế
chấp giá trị quyền sử dụng đất và tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê trong
5
thời hạn thuê tại tổ chức tín dụng Việt Nam để vay vốn chuyển nhượng quyền sử dụng đất thuê
cùng với tài sản thuọc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê trong thời hạn thuê góp vốn bằng
giá trị quyền sử dụng đất thuê trong thời hạn thuê ùng với tài sản thuộc sở hữu của mình gắn
liền với đất thuê, cho thuê lại quỳen sử dụng.
Luật đất đai sửa đổi, bổ sung 2001 quy định thế chấp quyền sử dụng đất cho phép tổ chức kinh
tế hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất có quyền thế chấp haợc bảo lãnh bằng giá trị quyền sử
dụng đất, tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất đó tại Việt Nam không phân biệt đó là
tổ chức tín dụng đó là của Việt Nam hay của nước ngoài.
Câu 10: Căn cứ đê phân biệt loại đất theo Luật đất đai 1993 là gì? Theo anh (chị) cách phân
loại đã khoa học chưa?
Căn cứ để phân loại đất theo Luật đất đai 1993 là mcụ đích sử dụng chủ yếy của đất. Điều 11
Luật đất đai 1993 nêu rõ: "Căn cứ vào mục đích sử dụng chủ yếu được phân thành các loại sau
đây":
1.Đất nông nghiệp.
2.Đất lâm nghiệp.
3.Đất khu dân cư nông thôn.
4.Đất đô thị
5.Đất chuyên dùng.
6.Đất chưa sử dụng.
Nhìn chung cho đến nay cách phân loại này vẫn được các nhà làm luật các nhà quản lý chấp
nhận xem là khoa học. Trải qua các lần sửa đổi bổ sung năm 1998 và 2001. Điều 11-Luật đất
đai 1993 vẫn được giữ nguyên đã nói lên điều đó.
Mặt khác các loại đất cũng có thể được phân loại theo một cách khác gồm 5 loại sau đây:
1.Đất nông nghiệp.
2.Đất lâm nghiệp.
3.Đất ở
4.Đất chuyên dùng.
5.Đất chưa sử dụng.
Cách phân loại này sẽ không phân biệt đất dân cư nông thôn và đất đo thị thuần tuý căn cứ vào
mục đích sử dụng của đất.Mục đích nông nghiệp lâm nghiệp đất ở rõ ràng nên phân thành một
loại đất.Các mục đích khác tập trung vào loại đất chuyên dùng còn các loại đất chưa được sử
dụng ở các vùng sữ quy mô vào loại đất chưa sử dụng.
Câu 11: Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quản lý toàn bộ đất đai thông qua hai
công cụ quan trọng là quy hoạch và pháp luật. Anh (chị) có nhận xét gì về hai công cụ quản lý
này trong giai đoạn hiện nay.
Pháp luật và quy hoạch là hai công cụ quan trọng trong quản lý Nhà nước về đất đai: Pháp luật
có vai trò duy trì mọi trật tự kỷ cương cần thiết cho quản lý và sử dụng đất đai trong xã hội.
Quy hoạch đất đai chính là sự tính toán phân bổ đất đai cụ thể và hợp lý về số lượng, chất
lượng, vị trí không gian cho các mục tiêu kinh tế xã hội của cả nước và từng địa phương ở mỗi
giai đoạn phát triển của đất nước.
Quy hoạch là sự tính toán sử dụng quỹ đất sao cho tiết kiệm, hiệu quả.
Pháp luật và quy hoạch đã được Nhà nước xác định là công cụ quản lý Nhà nước về đất
đai.Tuy nhiên trong thực tế hai công cụ này còn nhiều bất cập.
Đất đai là một vấn đề phức tạp và rất nhạy cảm trong đời sống xã hội, do sự phát triển mạnh
mẽ của cơ chế thị trường những năm gần đây nảy sanh nhiều vấn đề phức tạp mà các quy định
pháp luật đất đai hoặc là không có, chưa được ban hành kịp thời hoặc có nhưng nhưng không
phù hợp chòng chéo gây khó khăn cho công tác quản lý và sử dụng đất.
6
Các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai được ban hành nhiều: ở Trung ương có 100 văn
bản trong đó có 19 văn bản của Quốc hội và UBTVQH, văn bản của Chính phủ gồm 23 Nghị
định,6 công văn,3 Nghị quyết,12 chỉ thị,10 Quyết định thong tư và Thông tư liên bộ.Tuy nhiên
thực tế hệ thống văn bản pháp luật trên vẫn chưa bao quát toàn diện những vấn đề, những nội
dung quản lý Nhà nước về đất đai.
Mặt khác do tình trạng ban hành nhiều văn bản pháp luật đất đai từ Trung ương đến địa
phương nên kể cả người quản lý lẫn người sử dụng đất khó mà cập nhật, kiểm kỹ, nắm chắc
được khết những quy định trong lĩnh vực này.
Quy hoạch đất đai quả thực đang là vấn đề nổi cộm ở nước ta.Bởi vì thực tế cho thấy việc quy
hoạch sử dụng đất còn tràn lan (hiện trong cả nước có tới 9 viện quy hoạch chuyên trách hàng
trăm Công ty tư vấn vừa thiết kế công trình vừa quy hoạch), chưa sát thực tế, thiếu tính khả
thi.Nhìn chung công tác quy hoạch mới chỉ dừng lại ở mục tiêu về giao thông, phân khu chức
năng mà chưa có sự tính toán sao cho sử dụng đất có quả.Thời gian thực hiện quy hoạch còn
chưa rõ hoặc bị kéo dài làm cho hiệu quả quản lý thấp. Hiện nay trong 61 tỉnh thành phố mới
có 47 tỉnh thành phố được Chính phủ xét duyệt việc lập quy hoạch kế hoạch sử dụng đất.Còn
về quy hoạch chi tiết cho quận huyện, thị xã, xã, phường đến nay nhiều địa phương chưa làm.
do đó công tác quy hoạch chưa trở thành công cụ quản lý thực sự có hiệu quả.
Bên cạnh những bất cập trong pháp luật, quy hoạch sử dụng đất hai công cụ này cũng đã có
những mặt tiến bộ phù hợp với tình hình thực tế.Về cơ bản pháp luật đất đai đã tạo điều kiện
thực hiện việc giao quyền sử dụng đất ổn định và lâu dài cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân,
thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật tạo điều kiện quan
trọng cho việc sử dụng đất có hiệu quả và hình thành thị trường quyền sử dụng đất...
Câu 12: Hãy trình bày và phân tích nội dung quản lý Nhà nước về đất đai theo Luật đất đai
1993.
Điều 13 - Luật đất đai 1993 quy định: "Nội dung quản lý Nhà nước về đất đai bao gồm".
1.Điều tra, khảo sát, đo đạc, đánh giá và phân hạng đất,lập bản đồ địa chính.
2.Quy hoạch và kế hoạch hoá việc sử dụng đất.
3.Ban hành các văn bản pháp luật về quản lý,sử dụng đất và tổ chức thực hiện các văn bản đó.
4.Giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất.
5.Đăng ký đất đai, lập và quả lý sổ địa chính, quản lý các hợp đồng sử dụng đất, thống kê kiểm
kê đất,cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
6.Thanh tra việc chấp hành các chế độ, thể kệ về quản lý, sử dụng đất.
7.Giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý
và sử dụng đất đai.
-Hoạt động đánh giá đất và lập bản đồ địa chính.Đây là việc làm hết sức quan trọng,nó tạo cơ
sở ban đầu cho công tác quản lý đất đai, đặc biệt trọng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và xác
định giá đất.
-Quy hoạch kế hoạch hoà việc sử dụng đất.Quyhoạch sử dụng đất là sự tính toán phân bổ đất
đai cụ thể về số lượng,chất lượng, vị trí, không gian...cho các mục tiêu kinh tế xã hội.Quy
hoạch sử dụng đất bao giờ cũng gắn liền với kế hoạch sử dụng đất bởi bì kế hoạch sử dụng đất
là biện pháp để thựch hiện quy hoạch.
-Hoạt động của Nhà nước trong việc ban hành các văn bản pháp luật:Quản lý Nhà nước về đất
đai không thể thiếu văn bản pháp luật.Nó là cơ sở pháp lý trng quy trình quản lý Nhà nước về
đất đai.Chính vì vậy văn bản yâu cầu của thực tế.
-Giao đất,cho thuê đất, thu hồi đất.
+Giao đất là hoạt động của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để chuyển giao trên thực tế đất
và quyền sử dụng đất cho tổ chức,hộ gia đình và cá nhân sử dụng đất.Căn cứ để giao đất,cho
thuê đất là quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét
duyệt và yêu cầu sử dụng đất ghi trong dự án đầu tư, ghi trong thiết kế dã được cơ quan Nhà
7