Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Luận văn thạc sĩ xây dựng hệ thống đề bài tập làm văn lớp 4, lớp 5 theo quan điểm giao tiếp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.69 MB, 102 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Lâm Thị Cẩm Loan

XÂY DỰNG HỆ THỐNG ĐỀ BÀI TẬP
LÀM VĂN LỚP 4, LỚP 5 THEO
QUAN ĐIỂM GIAO TIẾP

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Lâm Thị Cẩm Loan

XÂY DỰNG HỆ THỐNG ĐỀ BÀI TẬP
LÀM VĂN LỚP 4, LỚP 5 THEO
QUAN ĐIỂM GIAO TIẾP
Chuyên ngành : Giáo dục học (Giáo dục Tiểu học)
Mã số

: 8140101

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN THỊ XUÂN YẾN


Thành phố Hồ Chí Minh – 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự
hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Thị Xuân Yến, các nội dung nghiên cứu
và kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa cơng bố bất kỳ hình thức nào
trước đây. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận
xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau ghi rõ trong
phần tài liệu tham khảo.
Ngồi ra trong luận văn cịn sử dụng một số khái niệm, nhận xét, đánh giá
của các tác giả có trích dẫn và chú thích nguồn gốc. Nếu có bất kỳ sự gian lận
nào tơi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về nội dung luận văn của mình.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 29 tháng 09 năm 2018
Tác giả

Lâm Thị Cẩm Loan


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài: “Xây dựng hệ thống đề bài tập làm văn
lớp 4, lớp 5 theo quan điểm giao tiếp”, tôi đã nhận được rất nhiều sự động
viên, hướng dẫn, giúp đỡ của các cá nhân và tập thể cùng với ý thức cố gắng,
sự nỗ lực của bản thân để hoàn thành luận văn này.
Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Thị Xuân Yến,
giảng viên Khoa Giáo dục Tiểu học, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ
Chí Minh. Cơ đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt cho chúng tôi nhiều kiến thức,
kĩ năng quan trọng của một người giáo viên. Cơ đã tận tình hướng dẫn và đóng
góp ý kiến giúp tơi có điều kiện tốt nhất để hồn thành luận văn.
Tiếp đến, tơi muốn bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới các Thầy, Cơ trong

khoa Giáo dục Tiểu học của trường Đại học Sư phạm TP. HCM, cùng tồn thể
các thầy cơ là những người đã đem lại cho tôi những kiến thức bổ trợ vô cùng
quý báu trong thời gian theo học vừa qua. Qua đây tôi cũng xin gửi lời cảm ơn
chân thành tới Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau Đại học đã tạo điều kiện để
hồn thành khóa học theo đúng thời gian quy định.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu cùng quý thầy cô ở các trường
tiểu học: Hồ Văn Cường (Quận Tân Phú), Hiệp Tân (Quận Tân Phú), Tân Sơn
Nhì (Quận Tân Phú), Phú Định (Quận 6) đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ
chúng tôi trong suốt q trình khảo sát.
Tơi rất mong nhận được những lời góp ý chân thành của q thầy cơ,
các bạn đối với đề tài này.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 29 tháng 09 năm 2018
Tác giả

Lâm Thị Cẩm Loan


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ
Danh mục các sơ đồ
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ XÂY DỰNG ĐỀ BÀI DẠY HỌC
TLV LỚP 4, LỚP 5 THEO QUAN ĐIỂM GIAO TIẾP ............ 8
1.1. Lí thuyết về quan điểm giao tiếp ....................................................................8

1.1.1. Khái niệm về giao tiếp ......................................................................... 8
1.1.2. Chức năng của giao tiếp....................................................................... 8
1.1.3. Ngôn bản và các nhân tố của hoạt động giao tiếp .......................... 10
1.1.4. Các dạng lời nói và hoạt động giao tiếp .......................................... 13
1.1.5. Bản chất của quan điểm giao tiếp ..................................................... 16
1.1.6. Quá trình sản sinh và tiếp nhận lời nói trong hoạt động giao tiếp....... 18
1.2. Dạy học TLV theo quan điểm giao tiếp.......................................................20
1.3. Vai trò của đề bài đối với quá trình dạy học TLV......................................21
1.4. Đặc điểm tâm lý của HS lớp 4, lớp 5 đối với q trình tạo lập ngơn
bản và văn bản ................................................................................................22
1.4.1. Tri giác ................................................................................................. 22
1.4.2. Trí nhớ.................................................................................................. 23
1.4.3. Tư duy .................................................................................................. 24
1.4.4. Chú ý .................................................................................................... 25
1.4.5. Tưởng tượng ........................................................................................ 25


1.4.6. Ngôn ngữ ............................................................................................. 26
Tiểu kết chương 1.............................................................................................. 28
Chương 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ BÀI DẠY HỌC TLV LỚP 4,
LỚP 5 THEO QUAN ĐIỂM GIAO TIẾP .................................. 29
2.1. Chương trình, mục tiêu, thể loại dạy học TLV ở tiểu học.........................29
2.1.1. Chương trình TLV ở tiểu học............................................................ 29
2.1.2. Mục tiêu dạy học TLV lớp 4, lớp 5 .................................................. 30
2.1.3. Thể loại TLV lớp 4, lớp 5 .................................................................. 32
2.2. Đề bài TLV lớp 4, lớp 5 trong SGK hiện hành ..........................................33
2.2.1. Đề bài TLV lớp 4 trong SGK hiện hành .......................................... 33
2.2.2. Đề bài TLV lớp 5 trong SGK hiện hành .......................................... 35
2.3. Khảo sát đề bài TLV trong SGK hiện hành và thực trạng dạy học
TLV hiện nay ..................................................................................................37

2.3.1. Khảo sát đề bài TLV trong SGK hiện hành .................................... 37
2.3.2. Khảo sát thực trạng dạy TLV ............................................................ 42
Chương 3. THIẾT KẾ ĐỀ BÀI TLV LỚP 4, LỚP 5 THEO QUAN
ĐIỂM GIAO TIẾP........................................................................ 54
3.1. Nguyên tắc xây dựng đề bài TLV lớp 4, lớp 5 theo quan điểm giao tiếp ......54
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo phù hợp mục tiêu chương trình .................... 54
3.1.2. Ngun tắc đảm bảo tính hệ thống ................................................... 55
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính vừa sức..................................................... 55
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo quan điểm giao tiếp trong dạy học Tiếng Việt.. 56
3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo sự phù hợp với đối tượng học sinh .............. 56
3.2. Ma trận đề bài TLV lớp 4, lớp 5 theo quan điểm giao tiếp .......................56
3.3. Quá trình xây dựng đề bài TLV theo quan điểm giao tiếp ........................57
3.4. Hệ thống đề bài TLV lớp 4, lớp 5 theo quan điểm giao tiếp.....................59
3.4.1. Phân tích một số đề bài TLV theo quan điểm giao tiếp ................. 59
3.4.2. Giáo án TLV theo quan điểm giao tiếp ............................................ 60


Tiểu kết chương 3.............................................................................................. 69
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................ 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 72
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
HS :

Học sinh

GV :


Giáo viên

TLV :

Tập làm văn

TV :

Tiếng Việt

SGK :

Sách giáo khoa


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Bảng thống kê các yếu tố của một đề bài TLV tốt ......................... 37
Bảng 2.2. Bảng thống kê các yếu tố của đề bài TLV theo quan điểm giao tiếp... 39
Bảng 2.3. Bảng thống kê những khó khăn của đề bài TLV hiện nay ............. 41
Bảng 2.4. Bảng thống kê kết quả bài văn của HS theo đề bài hiện nay.......... 42
Bảng 2.5. Bảng thống kê những khó khăn trong việc dạy TLV hiện nay....... 43
Bảng 2.6. Bảng thống kê khó khăn của HS khi làm văn kể chuyện ............... 45
Bảng 2.7. Bảng thống kê khó khăn của HS khi viết văn miêu tả .................... 47
Bảng 2.8. Bảng thống kê thái độ của HS trong giờ TLV ................................ 49
Bảng 2.9. Bảng thống kê những điều cần chú ý trong việc luyện viết TLV ... 50
Bảng 2.10. Bảng thống kê khó khăn của GV khi dạy tiết tìm hiểu đề.............. 51


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Biểu hiện đề bài TLV tốt .............................................................. 38

Biểu đồ 2.2. Biểu hiện đề bài TLV theo quan điểm giao tiếp........................... 40
Biểu đồ 2.3. Những khó khăn chủ yếu của đề bài TLV hiện nay ..................... 41
Biểu đồ 2.4. Kết quả bài văn của HS theo các đề bài hiện nay......................... 42
Biểu đồ 2.5. Những khó khăn chủ yếu của việc dạy TLV hiện nay ................. 44
Biểu đồ 2.6. Biểu thị khó khăn chủ yếu của HS khi làm văn kể chuyện .......... 46
Biểu đồ 2.7. Biểu thị những khó khăn của HS khi viết văn miêu tả ................. 47
Biểu đồ 2.8. Biểu thị thái độ của HS trong giờ TLV ........................................ 49
Biểu đồ 2.9. Những điều cần chú ý của GV khi luyện viết cho HS ................. 50
Biểu đồ 2.10. Biểu thị khó khăn của GV khi dạy tiết tìm hiểu đề .................... 51


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH
Sơ đồ 1.1. Cơ chế hoạt động giao tiếp .............................................................. 16
Sơ đồ 2.1. Thể loại TLV lớp 4 .......................................................................... 32
Sơ đồ 2.2. Thể loại TLV lớp 5 .......................................................................... 33


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Mục tiêu của môn TV ở nhà trường Tiểu học hiện nay là hình thành và
phát triển năng lực giao tiếp cho HS. Giao tiếp là năng lực nền tảng, cở sở, có
tính cơng cụ.
Giao tiếp là hoạt động tiếp xúc giữa các thành viên trong xã hội với nhau,
dùng ngôn ngữ để bày tỏ tư tưởng, tình cảm, trao đổi ý kiến, kiến thức, nhận xét
về xã hội, con người và thiên nhiên, … (Nguyễn Trí, 2009, p. 57– 58).

Trong mơn TV ở Tiểu học có nhiều phân mơn (Học vần, Tập viết, Chính
tả, Tập đọc, Luyện từ và Câu, TLV) mỗi phân môn chứa đựng một bộ phận

kiến thức nhất định, chúng bổ trợ cho nhau để HS học tốt môn TV. Trong đó
phân mơn TLV là một phân mơn quan trọng giúp HS hình thành và phát triển
năng lực tạo lập ngôn bản và văn bản. Để dạy và học TLV hiệu quả, việc chọn
lọc đề bài để dạy học là vô cùng quan trọng. Đề bài giúp HS định hướng, xác
định ý tưởng cho bài văn. HS viết một bài văn không chỉ để tả, kể mà qua việc
tả, kể đó nhằm hướng đến mục đích giao tiếp cho HS. Đề bài TLV phải đảm
bảo được các nhân tố của hoạt động giao tiếp (hoàn cảnh giao tiếp, nhân vật
giao tiếp, mục đích giao tiếp, nội dung giao tiếp và phương tiện giao tiếp) từ đó
giúp bài văn của HS trở nên sinh động, tránh đơn điệu và nhàm chán.
Đề bài dạy học TLV hiện nay bên cạnh những ưu điểm vẫn còn một số
hạn chế về nội dung và hình thức. Một số đề bài chưa đảm bảo tính vừa sức đối
với HS, cịn mang tính khn mẫu, chưa kích thích được năng lực thích nói,
thích viết, khơng phát huy tính sáng tạo của HS. Bên cạnh đó, một số đề bài
TLV cịn mang nặng tính sách vở, thiếu hẳn tính phong phú đa dạng của đời
sống thực. Kết quả bài văn của HS đều dùng từ em để xưng hô, các bài tương
đối giống nhau khi tả hoặc kể về một đối tượng. HS viết câu văn chưa mạch


2
lạc, cịn viết dưới dạng liệt kê.
Hiện nay, chương trình giáo dục phổ thông mới ban hành với chủ trương
một chương trình, nhiều bộ sách giáo khoa nên việc tìm hiểu và xây dựng đề
bài TLV lớp 4, lớp 5 theo quan điểm giao tiếp sẽ làm tăng nguồn ngân hàng đề
phong phú cho các bộ SGK.
Với những lí do trên, qua nghiên cứu tìm hiểu và được sự gợi ý của giáo
viên hướng dẫn, chúng tôi đã quyết định chọn nghiên cứu và thực hiện đề tài:
“Xây dựng hệ thống đề bài tập làm văn lớp 4, lớp 5 theo quan điểm giao
tiếp” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong giáo trình “Hỏi – đáp về dạy học TV 4”, Nguyễn Minh Thuyết

(2006) cho rằng quan điểm giao tiếp được thể hiện cả hai phương diện nội
dung và hình thức. Về phần nội dung, quan điểm được thể hiện trên cách bố trí
thời lượng, sắp xếp các đơn vị kiến thứ và các kiểu bài. Về phương pháp dạy
học, quan điểm giao tiếp được thể hiện ở nội dung các kiến thức và kĩ năng
trong phân môn Luyện Từ và Câu được rèn luyện thông qua nhiều bài tập gắn
với yêu cầu của TLV ở lớp 5.
Trong sách “Một số vấn đề dạy học Tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp ở
tiểu học” , Nguyễn Trí (2009) cho rằng giao tiếp là hoạt động quan trọng của
lồi người. Có nhiều phương tiện giao tiếp, trong đó ngơn ngữ là phương tiện
quan trọng nhất được sử dụng. Tác giả cho rằng mỗi cuộc giao tiếp có ít nhất
hai người và phải dùng cùng một ngôn ngữ nhất định. Hoạt động giao tiếp còn
được thể hiện qua khái niệm, chức năng, thành phần tham gia giao tiếp.
Theo Nguyễn Quang Ninh (1999) trong sách“Một số vấn đề dạy ngơn
bản nói và viết ở tiểu học theo hướng giao tiếp” khi nói về việc dạy TLV, tác
giả nêu lên nhược điểm của dạy TLV nói theo định hướng giao tiếp. Ơng cho
rằng mục đích của các bài tập làm văn thường bị giáo viên xem nhẹ, GV chỉ
thiên về đánh giá thành phần nội dung của sự việc. Người GV đã quên rằng


3
một bài văn không phải chỉ để tả, kể mà qua việc tả, kể đó nhằm hướng đến
mục đích khác. Bên cạnh đó, khi ra đề làm văn cho HS thì dường như các nhân
tố giao tiếp bị gạt ra ngồi sự chú ý của giáo viên. Chính điều đó đã dẫn đến
bài làm văn của HS trở nên đơn điệu, nhàm chán. Tác giả đặc biệt chú ý đến
phương tiện của các hoạt động giao tiếp là ngôn ngữ nói và ngơn ngữ viết. Đây
chính là phương tiện chủ yếu để thực hiện quá trình giao tiếp. Ở bài viết này
tác giả cũng đã đưa ra những đặc điểm của ngơn bản nói và ngơn ngữ viết.
Ngơn bản ở đây là một chuỗi ngôn ngữ được sắp xếp theo qui tắc ngữ pháp,
kèm theo ngữ điệu nhằm thể hiện nội dung giao tiếp. Từ những đặc điểm trên
giúp người dạy tìm ra được những phương pháp dạy học TLV phù hợp theo

quan điểm giao tiếp.
Từ bài viết “Từ khái niệm năng lực giao tiếp đến vấn đề dạy và học TV
trong nhà trường phổ thông hiện nay”, Vũ Thị Thanh Hương (2006) đã đề cập
và phân tích khái niệm “năng lực giao tiếp”, đã dẫn ra những ý kiến khác nhau
của các học giả (Chomsky, Campbell & Wales, Hymes, Murby, Canale &
Swain, Bachman) xoay quanh khái niệm “năng lực giao tiếp”. Tác giả bài viết
so sánh đối chiếu các nội dung kiến thức TV được trình bày trong các chương
trình TV hiện hành (của Bộ Giáo dục và Đào tạo) với các nội dung của mơ
hình lí thuyết về “năng lực giao tiếp”. Từ khái niệm “năng lực giao tiếp”,
người viết tìm hiểu chương trình dạy TV trong nhà trường phổ thơng đầu thế kỉ
21 và nhận xét: “Có thể nói, trong tất cả các tài liệu về chương trình mà chúng
tơi được tiếp cận cho đến bây giờ, quan điểm giao tiếp là sợi chỉ đỏ xuyên suốt
toàn bộ mục tiêu giảng dạy TV ở tất cả các cấp trong nhà trường phổ thông
hiện nay”. Tác giả bài viết tiến hành khảo sát chương trình TV ở các cấp học
đề làm rõ vấn đề: “liệu nội dung của chương trình có thực sự đảm bảo cung
cấp đủ kiến thức để giúp các em hình thành và rèn luyện tốt năng lực giao
tiếp?”. Tác giả có trình bày kết quả khảo sát và kết thúc bài viết với vài lời
nhận xét ngắn gọn.


4
Một trong số những người nghiên cứu về dạy TV trung học phổ thơng
theo tình huống giao tiếp, Lê Thị Bích Hồng (10/2017) đã khẳng định sự cần
thiết phải sử dụng tình huống giao tiếp trong dạy TV:
Trong dạy học, để giúp HS tích cực chủ động, huy động mọi vốn sống, tri
thức, kinh nghiệm của mình vào hoạt động tìm kiếm tri thức mới hay giải
quyết các tình huống mới, tăng cường khả năng suy nghĩ độc lập, sáng tạo, chủ
động điều chỉnh nhận thức, lời nói và hành vi, GV cần xây dựng các tình
huống giao tiếp.
Trong bài viết, tác giả đã đưa ra những định nghĩa tương đối đầy đủ về

tình huống giao tiếp, đồng thời xác định các đặc điểm cơ bản cũng như những
yêu cầu cần thiết của một tình huống giao tiếp trong giờ học tiếng; từ cơ sở đó
đó, tác giả mơ tả khái quát quy trình thực hiện một tình huống giao tiếp trong
giờ dạy TV.
Theo Nguyễn Trí, Lê A, & Lê Phương Nga (2001) trong sách “Phương
pháp dạy học Tiếng Việt” khi bàn về phương pháp giao tiếp đã nói:
Phương pháp giao tiếp là phương pháp quan trọng trong dạy học Tiếng
Việt. Phương pháp giao tiếp là phương pháp hướng dẫn học sinh vận dụng lý
thuyết được học vào thực hiện các nhiệm vụ của q trình giao tiếp, có chú ý
đến đặc điểm và các nhân tố tham gia hoạt động giao tiếp.
Từ những ý kiến trên, ta thấy rằng tác giả đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò
của phương pháp giao tiếp. Phương pháp này có thể giúp HS vận dụng được
những lí thuyết đã học để thực hành các văn bản trong quá trình giao tiếp.
Phương pháp giao tiếp là phương pháp có vai trị rất lớn và đang được sử dụng
rộng rãi trong việc dạy TV nói chung và phân mơn TLV nói riêng.
Theo (Nguyễn Trí, 2008) trong sách “Dạy học văn ở trường tiểu học”, tác
giả chú ý đến mục đích của hoạt động giao tiếp bằng ngơn ngữ. Bên cạnh đó,
khi nói về mục đích của phân môn TLV tác giả cũng nhấn mạnh “Tập làm văn
có nhiệm vụ chủ yếu là rèn luyện kĩ năng sản sinh ngơn bản nói và viết. Khơng


5
học tốt Tập làm văn khả năng nói và viết ngôn bản của học sinh bị hạn chế”
[trang 8]. Điều đó có nghĩa là mục đích cuối cùng của phân môn TLV là giúp
HS sử dụng thành thạo ngôn ngữ vào trong hoạt động giao tiếp, học làm văn
tốt sẽ giúp học sinh có kĩ năng nói và viết thành thạo hơn.
Trong sách “Hoạt động giao tiếp với dạy học tiếng Việt ở tiểu học” của
hai tác giả Phan Phương Dung & Đặng Kim Nga (2009) là cơng trình nghiên
cứu về dạy TV theo hướng giao tiếp. Nội dung chương trình được triển khai
theo 3 chương: giao tiếp và hoạt động giao tiếp, từ câu trong hoạt động giao

tiếp, dạy học TV theo quan điểm giao tiếp. Trong chương 3, những vấn đề lí
luận, những định hướng dạy học tương đối cụ thể ở tiểu học được trình bày
khá cặn kẽ, đem đến cho người quan tâm những tri thức cần thiết về quan điểm
giao tiếp trong dạy học TV ở tiểu học. Giáo trình xác định rõ việc dạy TV ở
tiểu học cần phải theo quan điểm giao tiếp, chỉ rõ mối quan hệ giữa quan điểm
giao tiếp với mục tiêu dạy học TV ở tiểu học.
Mặc dù các giáo trình, các tài liệu và các bài viết trên không đề cập trực
tiếp đến vấn đề mà đề tài quan tâm nhưng chính các cơng trình trên là những
định hướng, những gợi ý quý báu giúp người thực hiện đề tài “Xây dựng hệ
thống đề bài tập làm văn lớp 4, lớp 5 theo quan điểm giao tiếp” triển khai thực
hiện các nội dung nghiên cứu theo quan điểm giao tiếp.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Xây dựng được hệ thống đề bài TLV lớp 4, lớp 5 theo quan điểm giao
tiếp, hình thành và phát triển năng lực tạo lập ngơn bản và văn bản của HS tiểu
học. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học TLV ở nhà trường tiểu học
hiện nay.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra, người nghiên cứu tiến hành
thực hiện các nhiệm vụ sau:
 Nghiên cứu cơ sở lí luận về đề bài TLV lớp 4, lớp 5 theo quan điểm


6
giao tiếp. Cụ thể là nghiên cứu lí thuyết về quan điểm giao tiếp, tìm hiểu đề bài
dạy học TLV, đặc điểm tâm sinh lý của HS lớp 4, lớp 5 đối với q trình tạo
lập ngơn bản và văn bản.
 Tìm hiểu mục tiêu dạy học TLV lớp 4, lớp 5. Nội dung chương trình
và các đề bài TLV lớp 4, lớp 5. Khảo sát đề bài TLV trong SGK hiện hành,
khảo sát thực trạng dạy học TLV
 Hệ thống đề bài TLV lớp 4, lớp 5 theo quan điểm giao tiếp.

5. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
5.1. Khách thể nghiên cứu
Việc dạy học các đề bài dạy học TLV
5.2. Đối tượng nghiên cứu
Các đề bài TLV lớp 4, lớp 5 theo quan điểm giao tiếp.
6. Giới hạn của đề tài nghiên cứu
Đề bài dạy học TLV lớp 4, lớp 5 theo quan điểm giao tiếp
7. Giả thuyết khoa học
Nếu hệ thống đề TLV lớp 4, lớp 5 theo quan điểm giao tiếp của luận văn
được xem xét và đưa vào làm đề bài TLV trong các bộ SGK và trong các tài
liệu dạy học của chương trình TV tiểu học sau năm 2019 thì sẽ góp phần nâng
cao hiệu quả dạy TLV ở trường tiểu học, tạo điều kiện để HS hình thành và
phát triển năng lực tạo lập văn bản và ngôn bản.
8. Phương pháp nghiên cứu
Để triển khai đề tài này, chúng tôi sử dụng những PP nghiên cứu sau:
- PP phân tích, tổng hợp để tìm hiểu cơ sở lí luận về quan điểm giao tiếp,
tìm hiểu đề bài dạy học TLV, đặc điểm tâm sinh lý của HS lớp 4, lớp 5 đối với
q trình tạo lập ngơn bản và văn bản.
- PP quan sát để tìm hiểu thực trạng quá trình dạy học Tập làm văn với
các đề bài sẵn có.
- PP điều tra, phỏng vấn để khảo sát ý kiến GV, HS về những thuận lợi,


7
khó khăn khi sử dụng đề bài dạy học TLV lớp 4, lớp 5 theo quan điểm giao
tiếp.
- PP thống kê, so sánh, đối chiếu để xử lí các tài liệu đã thu thập, đưa ra
những đánh giá, kết luận liên quan đến vấn đề nhiên cứu.
9. Đóng góp của đề tài
 Về lí luận, đề tài góp phần hệ thống hóa cở sở lí luận về việc xây dựng

đề bài TLV theo quan điểm giao tiếp.
 Về thực tiễn, có thể bổ sung nguồn tư liệu cho việc xây dựng nội dung
dạy học TLV lớp 4, lớp 5 theo quan điểm giao tiếp vào dạy học phân môn
TLV.
10. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục như những cơng trình nghiên cứu
khác, thì luận văn gồm có 4 chương.
Chương 1 là hệ thống hóa cơ sở lí luận về việc xây dựng đề bài TLV lớp
4, lớp 5 theo quan điểm giao tiếp cho HS.
Từ chương 1, là cơ sở để tiếp tục khảo sát thực tiễn ở chương 2 (cơ sơ
thực tiễn về việc xây dựng đề bài TLV lớp 4, lớp 5 theo quan giao tiếp cho
HS).
Đề tài tiếp tục xây dựng một hệ thống đề bài TLV lớp 4, lớp 5 theo quan
điểm giao tiếp cho HS ở chương 3 (thiết kế đề bài TLV lớp 4, lớp 5 theo quan
điểm giao tiếp)


8
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ XÂY DỰNG ĐỀ BÀI DẠY HỌC
TLV LỚP 4, LỚP 5 THEO QUAN ĐIỂM GIAO TIẾP
1.1. Lí thuyết về quan điểm giao tiếp
1.1.1. Khái niệm về giao tiếp
Giao tiếp là một hoạt động quan trọng để phát triển xã hội loài người và là
nhu cầu thường xun khơng thể thiếu của con người. Có nhiều phương tiện
giao tiếp, trong đó ngơn ngữ là phương tiện quan trọng nhất, cơ bản nhất.
Theo Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên) (2014, p. 6) cho rằng:
Giao tiếp là hoạt động trao đổi tư tưởng, tình cảm, cảm xúc,… nhằm thiết
lập quan hệ, sự hiểu biết, công tác, … giữa các thành viên trong xã hội, … Hoạt
động giao tiếp gồm các hành vi giải mã (nhận thông tin), kỹ mã (phát thông
tin). Trong ngôn ngữ, mỗi hành vi đều có thể được thực hiện bằng hai hình

thức: khẩu ngữ (nghe, nói), bút ngữ (đọc viết)

Theo Hồng Thị Tuyết (2013, p. 175)
Giao tiếp ngơn ngữ là q trình gồm hai hoạt động xảy ra tương tác lẫn
nhau: tạo lập lời nói và lĩnh hội lời nói. Hoạt động tạo lập lời nói được thực
hiện qua hai mơ thức nói và viết, và hoạt động lĩnh hội lời nói được thực hiện
qua hai mô thức đọc và nghe.

Vậy giao tiếp ở HS tiểu học trong dạy học TLV được hiểu là hoạt động
tiếp xúc giữa HS với HS, giữa HS với GV trong giờ học TLV nhằm bày tỏ tư
tưởng, tình cảm, trao đổi ý kiến, kiến thức, nhận xét về các hoạt động làm văn.
Thông qua hoạt động giao tiếp đó giúp HS hình thành và tạo lập được ngơn
bản, văn bản.
1.1.2. Chức năng của giao tiếp
Cũng như khái niệm giao tiếp, các nhà nghiên cứu đã đưa ra các quan


9
niệm của mình về chức năng giao tiếp như sau:
Theo Nguyễn Trí (2009) cho rằng giao tiếp có 5 chức năng sau đây:
Chức năng thông tin (chức năng thông báo), chức năng tạo lập quan hệ, chức
năng tự biểu hiện (biểu lộ), chức năng giải trí (tiêu khiển), chức hành động.
Nguyễn Quang Ninh (1999) trong “Một số vấn đề dạy ngơn bản nói
và viết ở tiểu học theo hướng giao tiếp” cho rằng giao tiếp có 4 chức năng:
chức năng thông tin, chức năng tự biểu hiện, chức năng tạo lập quan hệ, chức
năng giải trí.
Theo Nguyễn Quang Uẩn, Nguyễn Kế Hào, & Phan Thị Hạnh Mai (2007)
cho rằng giao tiếp có các chức năng thơng tin hai chiều (chức năng nhận thức),
chức năng thể hiện và đánh giá thái độ xúc cảm; chức năng liên kết, phối hợp
hoạt động; chức năng đồng nhất hóa; tạo sự hiểu biết lẫn nhau, thông cảm,

đồng cảm chung giữa các cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với nhóm, nhóm
này với nhóm khác; chức năng giáo dục.
Từ các quan niệm của các nhà nghiên cứu về chức năng giao tiếp, chúng
tôi nhận thấy rằng giao tiếp ở tiểu học trong dạy học TLV có những chức năng
sau:
- Chức năng thơng tin (chức năng thông báo): Thông tin là chức năng
thường gặp nhất của giao tiếp. Nó có thể thực hiện qua nhiều phương tiện.
Trong chức năng này, giao tiếp giúp HS trao đổi, truyền đạt cho nhau những
hiểu biết, những kinh nghiệm, tri thức mới mẻ, bổ ích, lí thú khi học TLV. HS
có thể trao đổi, chia sẻ về những gì các em quan sát được với các bạn khi học
văn miêu tả (tả đồ vật, tả con vật, tả cây cối, tả cảnh). Những thơng tin này
thường có tính chất trí tuệ và những nội dung nhận được điều có thể đánh giá
theo tiêu chuẩn đúng – sai.
- Chức năng tạo lập quan hệ: Tạo lập quan hệ là chức năng giao tiếp cộng
tác giữa người với người. Chức năng tạo lập quan hệ của giao tiếp ngôn ngữ
rất cần thiết cho sự tồn tại của xã hội. Thông qua hoạt động giao tiếp trong quá


10
trình học TLV, HS có thể xích lại gần nhau, gắn kết với nhau, các em làm quen
được nhiều bạn mới. Sau một cuộc giao tiếp, các em có thể thấy thân thiết hơn,
xây dựng được mối quan hệ trong lớp học hoặc có thể ác cảm hơn.
- Chức năng tự biểu hiện: Chức năng này tạo điều kiện cho mỗi HS khi
học TLV có thể bày tỏ chính kiến, tình cảm, sở thích, năng khiếu, hứng thú, …
để các bạn hiểu mình hơn. Qua đó các em cũng thể hiện thái độ, cách đánh giá,
tình cảm … đối với cuộc sống, đối với đề tài và các bạn trong lớp.
- Chức năng phối hợp hoạt động: Nhờ có quá trình giao tiếp mà HS tiểu
học có thể phối hợp hoạt động để cùng nhau giải quyết nhiệm vụ học tập và
các nhiệm vụ khác nhằm đạt tới mục tiêu chung khi học TLV. Đây là chức
năng giao tiếp phục vụ các nhu cầu chung của tập thể lớp, của tổ, của Đội.

- Chức năng giải trí: Trong những giờ ra chơi, HS thường nói chuyện,
đùa giỡn với nhau. Những lúc đó, cuộc nói chuyện chủ yếu là thư giãn, để nghỉ
ngơi sau những giờ học mệt mỏi, căng thẳng. Lúc này, chúng ta nói giao tiếp
đã thực hiện chức năng giải trí.
1.1.3. Ngơn bản và các nhân tố của hoạt động giao tiếp
1.1.3.1. Ngôn bản
a) Khái niệm ngôn bản
Ngôn bản là những lời được nói ra hoặc viết ra trong hoạt động giao
tiếp. Nói một cách khác, ngơn bản là do một chuỗi lời nói mạch lạc nhằm
truyền đạt một nội dung giao tiếp nào đó của người tham dự giao tiếp tạo nên.
b) Nội dung và hình thức của ngôn bản
Một ngôn bản nào cũng bao gồm hai thành phần: thành phần nội dung và
thành phần hình thức.
Thành phần nội dung trong ngơn bản là thành phần nói lên thực tế, thể
hiện thái độ, tình cảm, đánh giá hiện thực được nói tới và phản ánh những ý
muốn tác động tới hành động ở người nghe của những người tham dự hoạt
động giao tiếp.


11
Thành phần hình thức trong ngơn bản là cách thức tổ chức bản thân các
yếu tố ngôn ngữ lẫn việc sử dụng các yếu tố đi kèm như nét mặt, cử chỉ, điệu
bộ … để thể hiện nội dung. Người nghe sẽ tiếp nhận nội dung ngôn bản thông
qua tiếp nhận các yếu tố hình thức của ngơn bản đó.
Vậy ngôn bản do HS tạo lập trong dạy học TLV có nội dung và hình
thức như sau:
Thành phần nội dung của ngôn bản trong dạy học TLV là nội dung tả, kể
của HS trong các bài TLV. Thông qua nội dung tả, kể đó thể hiện thái độ, tình
cảm, sự đánh giá của HS đối với hiện thực được nói tới trong bài văn.
Thành phần hình thức của ngơn bản trong dạy học TLV là cách thức sử

dụng ngôn ngữ của HS khi làm văn. HS có thể nói hoặc viết để tạo ra ngôn bản
hay văn bản. Đối với văn nói, HS có thể sử dụng các yếu tố như nét mặt, cử
chỉ, điệu bộ để thể hiện nội dung tả/ kể đó.
c) Ngơn bản gián đoạn và ngơn bản liên tục
Gián đoạn và liên tục là những khái niệm gắn bó trực tiếp, chặt chẽ với
khái niệm thời gian và không gian. Và như vậy, hiểu một cách chung nhất, đơn
giản nhất thì ngơn bản gián đoạn là ngôn bản bị ngắt quãng bởi thời gian và
không gian; cịn ngơn bản liên tục là ngơn bản diễn ra liền mạch, không bị chia
cắt bởi thời gian và không gian trong q trình giao tiếp. (Nguyễn Trí, 2009, p. 18).

d) Đích của ngơn bản và hiệu quả của giao tiếp
Đích của ngơn bản cũng chính là đích của giao tiếp. Tùy vào những cuộc
giao tiếp cụ thể mà có sự khác nhau về đích. Có khi đích đó đơn thuần chỉ là sự
làm quen, nhưng cũng có khi đích đó lại là sự bộc bạch, tâm sự mong một sự
cảm thông ở người nghe hoặc đưa ra những kiến nghị, yêu cầu hay những thông
báo hết sức quan trọng về một vấn đề nào đấy …” (Nguyễn Trí, 2009, p. 19).


12
1.1.3.2. Nhân tố của hoạt động giao tiếp
Chúng ta đều thấy rõ ràng trong hoạt động giao tiếp có nhiều nhân tố ảnh
hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc hình thành ngơn bản. Tất cả những
nhân tố này đều có để lại dấu ấn của nó trong ngơn bản. Có thể lúc này nhân tố
này để lại dấu ấn đậm nét hơn, nhưng tất cả đều có tác động tới việc tạo lập
ngôn bản. Chúng ta gọi tất cả các nhân tố ngồi ngơn ngữ có ảnh hưởng xa gần
và để lại những dấu ấn của mình trong ngơn bản là các nhân tố giao tiếp.
Trong quá trình giao tiếp, có nhiều nhân tố cùng tham gia, và ảnh hưởng
đến các phương diện của hoạt động giao tiếp. Những nhân tố này góp phần
thực hiện hoạt động, vừa ảnh hưởng chi phối đến hoạt động. Đó là các nhân tố:
- Nhân vật giao tiếp: bao gồm người phát (người nói, viết) và người

nhận (người nghe, đọc). Người phát chỉ có thể là một người, nhưng người nhận
có thể là một, có thể là nhiều người. Trong hoạt động giao tiếp, người phát và
người nhận ln có sự chuyển đổi vai cho nhau, nhất là trong hội thoại. Mỗi
người lúc thì đóng vai người phát, lúc thì địng vai người nhận.
- Nội dung giao tiếp: là hiện thực được nói tới trong q trình giao tiếp.
Đó có thể là những sự kiện, sự vật hiện tượng trong thực tế khách quan, hoặc
cũng có thể là tâm tư, tình cảm của con người.
- Hồn cảnh giao tiếp (ngữ cảnh): là khơng gian, thời gian, địa điểm diễn
ra cuộc giao tiếp. Các nhân tố trong hồn cảnh giao tiếp ln ln chi phối các
phương diện của hoạt động giao tiếp: từ việc lựa chọn nội dung đến cách thức
thể hiện và cả những nghi thức trong giao tiếp.
- Mục đích giao tiếp: là cái đích, mục tiêu cần đạt được thơng qua hoạt
động giao tiếp. Mục đích giao tiếp chi phối các phương diện của hoạt động
giao tiếp và để lại dấu ấn trong ngôn bản.
- Phương tiện và cách thức giao tiếp: phương tiện giao tiếp chính là ngơn
ngữ. Với đại đa số người Việt, phương tiện giao tiếp là tiếng Việt. Cách thức
giao tiếp là cách sử dụng ngôn ngữ trong hoạt động giao tiếp. Trong những


13
hồn cảnh giao tiếp khác nhau, ta có những cách thức giao tiếp khác nhau.
Để đạt được hiệu quả cao nhất trong quá trình giao tiếp thì hoạt động giao
tiếp bằng ngơn ngữ cần phải có đầy đủ năm nhân tố trên.
Phân tích các nhân tố giao tiếp khi xem xét bài văn của HS là phương tiện
giao tiếp như sau:
- Nhân vật giao tiếp: HS, GV, bố, mẹ, ông, bà.
- Nội dung giao tiếp: Là hiện thực được tả/kể trong bài TLV của HS. Đó
có thể là đồ vật, cây cối, con vật, con người hoặc các hiện tượng hay cảnh vật
như đêm trăng đẹp, một ngày mới bắt đầu, quê hương, …, .
- Hoàn cảnh giao tiếp: là ngữ cảnh diễn ra các tình huống giao tiếp trong

các đề bài TLV. Cũng có thể là khơng gian, thời gian, địa điểm diễn ra cuộc
giao tiếp.
- Mục đích giao tiếp: là mục đích, yêu cầu, nguyện vọng của HS cần đạt
được thơng qua việc tả/kể đó.
1.1.4. Các dạng lời nói và hoạt động giao tiếp
1.1.4.1. Các dạng lời nói
e) Lời nói bên trong và lời nói bên ngồi
Lời nói bên ngoài được thể hiện bằng âm thanh (lời con người nói, trị
chuyện với nhau) hoặc bằng các dạng chữ viết khác nhau. Lời nói bên ngồi
chính là cơng cụ để con người giao tiếp với nhau, trao đổi tâm tư, tình cảm,
nguyện vọng, tư tưởng, kiến thức với nhau.
Lời nói bên trong được phát âm hay viết ra. Đó là lời nói – ý nghĩ. Lời
nói bên trong thường hướng tới chính bản thân nói. Đó là lời nói cho mình, tự
nhủ mình. Lời nói bên trong cịn là những bước chuẩn bị cho lời nói bên ngồi,
nhất là cho các lời nói viết.
f) Lời nói miệng và lời nói viết
Căn cứ vào phương thức thực hiện, lời nói bên ngồi được chia thành
lời nói miệng và lời nói viết.


14
Lời nói miệng (văn nói, khẩu ngữ) là ngơn ngữ của âm thanh. Nó là một
phương tiện trao đổi thơng tin trong xã hội. Nhịp điệu lời nói nhanh hay chậm,
độ cao thấp của giọng nói, sự ngắt đoạn, trọng âm lơ – gic, sắc thái tình cảm,
điệu bộ, nét mặt, khóe mắt … đều để lại ảnh hưởng đối với văn nói. Do đó, văn
nói có khả năng truyền cảm lớn (Nguyễn Trí, 2009, p. 132).
Lời nói viết (văn viết) là sản phẩm của quá trình học tập. Văn viết là
phương tiện giao tiếp và học tập hiệu quả. Trong văn viết, các câu thường đầy
đủ và phức tạp hơn văn nói dùng nhiều từ ngữ sách vở hơn, có khối lượng lớn
hơn so với một bài nói miệng cùng một đề tài. Trong văn viết, các yếu tố phi

ngơn ngữ khơng cịn vai trị phụ trợ. Người ta dùng các biện pháp khác để bổ
trợ như dùng các dấu, dùng cách phân chia bài thành đoạn, dùng các kiểu chữ
khác nhau, dùng các phép liên kết câu và đoạn (Nguyễn Trí, 2009, p. 132).

g) Lời độc thoại và lời hội thoại
Căn cứ vào mối quan hệ các thành viên trong cuộc giao tiếp, lời nói bên
ngồi được chia thành lời độc thoại và lời hội thoại. Cả lời độc thoại và lời hội
thoại đều có hai dạng: dạng nói và dạng viết.
- Lời hội thoại: hội thoại là cuộc trò chuyện, trao đổi, thảo luận, tranh
luận của hai hay nhiều người. Lời nói trong cuộc hội thoại là lời đối thoại. Các
cuộc hội thoại có thể diễn ra trực tiếp, có thể diễn ra gián tiếp (qua điện thoại,
qua cầu truyền hình …)
- Lời độc thoại: lời độc thoại là lời nói của một người cho những người
khác nghe hoặc chỉ nói cho chính mình nghe. Vì vậy, lời độc thoại địi hỏi sự
tập trung ý chí và tư tưởng cao độ của người nói. Lời độc thoại xuất hiện trong
một số hoàn cảnh cụ thể: người báo cáo, đọc diễn văn trong các cuộc họp, hội
thảo, thầy giáo giảng bài.


×