Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Chất lượng giấc ngủ và một số yếu tố liên quan của người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh nam định năm 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1010.89 KB, 106 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

VŨ THỊ MINH PHƯỢNG

CHẤT LƯỢNG GIẤC NGỦ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN
QUAN CỦA NGƯỜI BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP ĐIỀU TRỊ
NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH NAM ĐỊNH
NĂM 2016

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG

NAM ĐỊNH- 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

VŨ THỊ MINH PHƯỢNG

CHẤT LƯỢNG GIẤC NGỦ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN
QUAN CỦA NGƯỜI BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP ĐIỀU TRỊ
NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH NAM ĐỊNH
NĂM 2016
Chuyên ngành: Điều dưỡng


Mã số: 60.72.05.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. BS Ngô Huy Hoàng

Nam Định -2016


TÓM TẮT
Chất lượng giấc ngủ kém là một yếu tố nguy cơ phát triển bệnh và làm giảm
hiệu quả chăm sóc và điều trị, ảnh hưởng đến chỉ số huyết áp đặc biệt đối với người
bệnh tăng huyết áp (THA). Nghiên cứu nhằm mô tả thực trạng và xác định các yếu
tố liên quan đến chất lượng giấc ngủ ( CLGN) của người bệnh THA.
Nghiên cứu sử dụng phương pháp mô tả với 400 người bệnh THA đang điều
trị ngoại trú bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định từ tháng 5 đến tháng 10 năm 2016.
Người tham gia nghiên cứu được phỏng vấn để trả lời các câu hỏi. Dữ liệu được
phân tích bằng các phép thống kê mơ tả, kiểm định Khi bình phương và hệ số tương
quan Pearson được áp dụng để tìm hiểu mối quan hệ giữa các biến nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu cho thấy 87,2% người bệnh có CLGN thấp với thời gian
ngủ mỗi đêm ít hơn 5 tiếng là 67,%; có 48% người bệnh cần ít nhất 30 phút để đi
vào giấc ngủ, mức độ khó ngủ được báo cáo trong nghiên cứu là 39,8% và rất khó
ngủ là 39% và chỉ có 20 % người bệnh đạt hiệu suất giấc ngủ từ 85% trở lên. Hầu
hết người bệnh khơng có thói quen sử dụng thuốc ngủ và không ảnh hưởng hoặc
ảnh hưởng không đáng kể đến hoạt động ban ngày do thiếu ngủ và có 47,5% người
bệnh tự đánh giá CLGN của bản thân là kém. Trong nghiên cứu khơng tìm thấy mối
tương quan giữa tuổi, giới, nghề nghiệp, mức thu nhập, tình trạng hôn nhân, nơi cư
trú với CLGN. Sự tương quan yếu được tìm thấy giữa thực hành vệ sinh giấc ngủ
với CLGN (r=0.182, p<0.05). Niềm tin và thái độ về giấc ngủ có tương quan trung
bình với CLGN ( r= -0.479, r< 0.05).

Kết quả nghiên cứu cho thấy cần có sự cải thiện trong thực hành vệ sinh giấc
ngủ như không sử dụng giường ngủ cho những việc khác, tạo mơi trường ngủ thối
mái như kiểm sốt nhiệt độ phịng cho thích hợp, hạn chế tiếng ồn và hạn chế những
suy nghĩ khơng tích cực khi đi ngủ như có thể tham khảo các phương pháp giúp thư
giãn tinh thần trước khi ngủ. Về những sai lệch trong niềm tin và thái độ về giấc
ngủ của người bệnh cần giáo dục cho người bệnh không nên khuếch đại các hậu quả
giấc ngủ hoặc có những suy nghĩ thái quá về giấc ngủ đồng thời uốn nắn những
niềm tin sai lệch về mất ngủ và những mong muốn không thực tế về giấc ngủ.


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn: Ban giám hiệu Trường Đại học Điều
dưỡng Nam Định, phòng đào tạo sau Đại học – Trường Đại học Điều dưỡng Nam
Định và các phịng ban, bộ mơn đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ em rất
nhiều trong quá trình học tập, rèn luyện và nghiên cứu.
Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ, Bác sĩ Ngơ Huy Hồng, người
thầy tận tâm và nhiệt tình, giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu và hồn thành
luận văn. Sự tận tâm dìu dắt và khích lệ của thầy là động lực giúp em vượt qua
những khó khăn trong q trình thực hiện để hồn thành luận văn này.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô trong hội đồng, các thầy cô đã
giúp đỡ, góp ý chỉnh sửa cho bài luận văn của em được hồn thiện nhất.
Em xin bày tỏ lịng biết ơn đến tồn thể cán bộ và nhân viên phịng khám
quản lý Tăng huyết áp Khoa khám bệnh, Ban giám đốc bệnh viện Đa khoa tỉnh
Nam Định cũng như toàn thể người bệnh đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong
q trình thực hiện luận văn.
Em ln biết ơn và trân trọng đối với sự động viên, khích lệ của nhà trường,
bạn bè đồng nghiệp đã có sự giúp đỡ vơ tư, tận tình và những người thân trong gia
đình là những người đã ln giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập.

Nam Định, ngày 22 tháng 10 năm 2016

Tác giả luận văn

Vũ Thị Minh Phượng


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng cá nhân tơi. Các số
liệu có được trong luận văn này là trung thực, chưa từng được cơng bố trên bất kì tài
liệu nào của bất cứ một tác giả nào trước đây. Mọi thông tin được thu thập trực tiếp
trên 400 người bệnh đến khám và điều trị ngoại trú bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam
Định.
Nam Định, ngày 22 tháng 10 năm 2016
Tác giả luận văn

Vũ Thị Minh Phượng


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
TĨM TẮT
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ
ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................. 4
1.1 Tổng quan về tăng huyết áp ........................................................................... 4
1.1.1 Tình hình mắc bệnh tăng huyết áp ........................................................... 4

1.1.2 Phân loại tăng huyết áp .......................................................................... 5
1.1.3 Triệu chứng của tăng huyết áp ................................................................ 6
1.1.4 Nguyên nhân tăng huyết áp ..................................................................... 6
1.1.5 Hậu quả của tăng huyết áp ...................................................................... 8
1.1.6 Tăng huyết áp và chất lượng giấc ngủ ..................................................... 9
1.2 Tổng quan về giấc ngủ và chất lượng giấc ngủ............................................. 11
1.2.1 Giấc ngủ sinh lý .................................................................................... 11
1.2.2 Rối loạn giấc ngủ .................................................................................. 15
1.2.3 Chất lượng giấc ngủ .............................................................................. 17
1.3 Các yếu tố liên quan đến chất lượng giấc ngủ .............................................. 23
1.3.1 Yếu tố nhân khẩu học............................................................................ 23
1.3.2 Yếu tố vệ sinh giấc ngủ và thực hành vệ sinh giấc ngủ .......................... 23
1.3.3 Yếu tố kiến thức về giấc ngủ ................................................................. 26
1.3.4 Yếu tố niềm tin và thái độ về chức năng giấc ngủ ................................. 26


1.4 Phương pháp đo lường và đánh giá chất lượng giấc ngủ .............................. 27
1.4.1 Phương pháp đo lường khách quan ....................................................... 27
1.4.2 Phương pháp đo lường chủ quan ........................................................... 28
1.4.3 Khung lý thuyết .................................................................................... 29
1.5 Tóm tắt về địa bàn nghiên cứu ..................................................................... 30
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................... 31
2.1 Đối tượng nghiên cứu. ................................................................................. 31
2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ................................................................ 31
2.3 Thiết kế nghiên cứu ..................................................................................... 31
2.4 Cỡ mẫu ........................................................................................................ 31
2.5 Phương pháp chọn mẫu................................................................................ 32
2.6 Phương pháp thu thập số liệu ....................................................................... 33
2.7 Các biến số nghiên cứu ................................................................................ 34
2.8 Các khái niệm, thước đo, tiêu chuẩn đánh giá .............................................. 34

2.9 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu ........................................................ 38
2.10 Vấn đề đạo đức của nghiên cứu.................................................................. 38
CHƯƠNG: 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................................. 39
3.1 Đặc điểm chung của và thực trạng chất lượng giấc ...................................... 39
3.1.1 Đặc điểm nhân khẩu học ....................................................................... 39
3.1.2 Thực trạng Chất lượng giấc ngủ ............................................................ 41
3.1.3 Kiến thức về giấc ngủ ........................................................................... 47
3.1.4 Thực hành vệ sinh giấc ngủ ................................................................... 50
3.1.5 Niềm tin và thái độ về giấc ngủ của đối tượng tham gia nghiên cứu ...... 52
3.2 Một số yếu tố liên quan đến Chất lượng giấc ngủ của đối tượng nghiên cứu 57
3.2.1 Nhân khẩu học và Chất lượng giấc ngủ ................................................. 57


3.2.2 Mối liên quan giữa kiến thức giấc ngủ; thực hành vệ sinh giấc ngủ; niềm
tin và thái độ về giấc ngủ với Chất lượng giấc ngủ của đối tượng nghiên cứu 61
BÀN LUẬN ......................................................................................................... 64
4.1 Thực trạng Chất lượng giấc ngủ ................................................................... 64
4.2 Các yếu tố liên quan đến Chất lượng giấc ngủ ............................................. 66
4.3 Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục sai số .................... 74
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 75
KHUYẾN NGHỊ ................................................................................................... 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 78
PHỤ LỤC.............................................................................................................. 88
Phụ lục 1: Phiếu đánh giá chất lượng giấc ngủ cho người bệnh THA ................. 88
Phụ lục 2: Bản cam kết đồng ý tham gia nghiên cứu .......... Error! Bookmark not
defined.
Phụ lục 3: Hướng dẫn tính điểm chỉ số chất lượng giấc ngủ PSQI .............. Error!
Bookmark not defined.
Phụ lục 4: Đánh giá độ tin cậy bộ câu hỏi ............Error! Bookmark not defined.
Phụ lục 5: Định nghĩa biến số nghiên cứu ............Error! Bookmark not defined.

Phụ lục 6: Danh sách người bệnh tham gia nghiên cứu ...... Error! Bookmark not
defined.


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
THA

: Tăng huyết áp

RLGN : Rối loạn giấc ngủ
CLGN : Chất lượng giấc ngủ
SKTC

: Sức khỏe thể chất

REM

: Rapid- Eye Movement (Trạng thái ngủ có chuyển động nhãn cầu nhanh)

NREM : Non- Rapid Eye Movement (Trạng thái ngủ khơng có chuyển động
nhãn cầu nhanh)
OSA

: Obstructive sleep apnea (Ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ)

CDC

: Centers for Disease Control and Prevention (Trung tâm kiểm sốt
và phịng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ)


WHO : World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới)
HHTT : Huyết áp tâm thu
HHTTr: Huyết áp tâm trương
HA

: Huyết áp

PSQI

: Pittsburgh Sleep Quality Index( Chỉ số đánh giá chất lượng giấc ngủ)

SHI

: Sleep Hygiene Index (Chỉ số đánh giá thực hành vệ sinh giấc ngủ

SKQ : Sleep Knowledge Questionnaire (Bộ câu hỏi đánh giá kiến thức giấc ngủ)
VOSS : View On Sleep Scale (Thang đo đánh giá niềm tin và thái độ về chức
năng giấc ngủ)
ISH

: International Society of Hypertension (Hiệp hội quốc tế về tăng huyết
áp)

JNC7 : United States Joint National Committee (Ủy ban liên Quốc gia Hoa Kỳ
lần thứ 7)
ESC

: European Society of Cardiology (Hiệp hội tim mạch Châu Âu)

ESH


: European Society of Hypertension (Hiệp hội bệnh tăng huyết áp Châu
Âu)

NHANES

: National Health and Nutrition Examination Survey (Y tế Quốc gia

và khảo sát kiểm tra dinh dưỡng)


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Phân độ tăng huyết áp ............................................................................... 6
Bảng 3.1: Đặc điểm nhân khẩu học........................................................................ 40
Bảng 3.2: Đặc điểm thời gian thực ngủ mỗi đêm ................................................... 41
Bảng 3.3: Đặc điểm tỉnh giấc giữa đêm ................................................................. 42
Bảng 3.4: Đặc điểm thời gian đi vào giấc ngủ........................................................ 43
Bảng 3.5: Hiệu suất giấc ngủ ................................................................................. 44
Bảng 3. 6: Mức độ sử dụng thuốc ngủ trong 1 tuần ................................................ 44
Bảng 3.7: Mức độ ảnh hưởng đến hoạt động ban ngày .......................................... 45
Bảng 3.8: Tự đánh giá chất lượng giấc ngủ ............................................................ 45
Bảng 3.9: Chất lượng giấc ngủ của đối tượng tham gia nghiên cứu ....................... 46
Bảng 3.10 : Kiến thức về giấc ngủ của đối tượng tham gia nghiên cứu ................. 47
Bảng 3.11: Mức độ kiến thức chung theo số câu trả lời đúng ................................. 49
Bảng 3.12: Mô tả thực hành vệ sinh giấc ngủ trên đối tượng nghiên cứu ............... 50
Bảng 3.13. Mối tương quan giữa tuổi và chất lượng giấc ngủ ................................ 57
Bảng 3.14. Mối tương quan giữa thời gian bị bệnh tăng huyết áp và chất lượng giấc
ngủ ..................................................................................................... 58
Bảng 3.15 . Mối tương quan giữa các thông tin chung khác và chất lượng giấc ngủ
........................................................................................................... 59

Bảng 3.16: Mối liên quan giữa Kiến thức về giấc ngủ với CLGN của đối tượng
nghiên cứu .......................................................................................... 61
Bảng 3.17: Mối liên quan giữa thực hành vệ sinh giấc ngủ với Chất lượng giấc ngủ
........................................................................................................... 61
Bảng 3.18: Mối liên quan giữa niềm tin và thái độ về giấc ngủ với Chất lượng giấc
ngủ ..................................................................................................... 62
Bảng 3.19: Mối liên quan giữa kiến thức chung về giấc ngủ; thực hành vệ sinh giấc
ngủ; niềm tin và thái độ về giấc ngủ với Chất lượng giấc ngủ ............. 63


DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Hình 1.1

: Các giai đoạn ngủ trong 1 đêm ở người trưởng thành ...................... 14

Biểu đồ 3.1: Mức độ khó ngủ ................................................................................ 43
Biểu đồ 3.2 Niềm tin về sự khuếch đại các hậu quả giấc ngủ kém ......................... 52
Biểu đồ 3.3 Niềm tin và thái độ về tiên lượng thái quá về giấc ngủ........................ 53
Biểu đồ 3.4 Niềm tin và thái độ sai lầm liên quan thuốc ngủ.................................. 54
Biểu đồ 3.5 Niềm tin sai lệch về mất ngủ và hành vi thúc đẩy ............................... 55
Biểu đồ 3.6 Mong đợi giấc ngủ không thực tế đối tượng nghiên cứu ..................... 56


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngủ là một nhu cầu cơ bản cho sự sống còn của con người, thời gian ngủ
của một con người chiếm khoảng một phần ba. Một chu kỳ giấc ngủ bình thường là
rất quan trọng để đạt được một chức năng bình thường của quá trình sinh lý và tâm
thần [1]. Cơ thể sẽ tiết ra hormon quan trọng cho q trình chuyển hóa, tích lũy

năng lượng, giúp cơ thể phát triển và thích nghi với mơi trường sống. Thiếu ngủ gây
ức chế hệ phó giao cảm, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch và các bệnh
liên quan đến rối loạn chuyển hóa [22].
Giấc ngủ càng cần thiết đối với một người bệnh, chất lượng giấc ngủ (
CLGN) kém là một yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển bệnh và giảm kết quả điều trị
và chăm sóc đối với người bệnh THA [41]. Một số nghiên cứu dịch tễ đã chứng
minh mối quan hệ giữa thời gian ngủ ngắn, mất ngủ và THA, về mối liên quan giữa
mất ngủ, sự rối loạn nhịp thở khi ngủ, hội chứng ngừng thở khi ngủ với THA và các
yếu tố nguy cơ của các bệnh lý tim mạch [71], [41], [42], [76]. Khoảng 50-60%
người bệnh ngưng thở khi ngủ có THA và khoảng 50% người bệnh THA có RLGN
đặc biệt trong trường hợp THA đối kháng [79]. Trong nghiên cứu của Olebiosu năm
2009 cho kết quả gần 43% người bệnh THA có chất lượng giấc ngủ kém [17].
Nghiên cứu của James và cộng sự [46] đã kết luận RLGN có liên quan chặt chẽ đến
bệnh lý tim mạch và thời gian ngủ đầy đủ là một yếu tố quan trọng để ngừa THA
trong xã hội hiện đại. Mặc dù các yếu tố nguy cơ chính gây THA trong đó có tiền sử
gia đình, lối sống ít vận động, ăn uống kém, hút thuốc lá, giới tính, chủng tộc, và
tuổi tác đã được tập chung nghiên cứu rất nhiều, tuy nhiên 1 yếu tố nguy cơ thường
bị bỏ qua là giấc ngủ. Giấc ngủ là điều cần thiết cho sức khỏe tối ưu, sức sống và
có thể tự quản lý bởi từng cá nhân [56].
Việc tăng cường giấc ngủ trở thành một trong những lĩnh vực trọng tâm
trong chăm sóc tồn diện của Điều dưỡng, hỗ trợ chữa bệnh cho người bệnh trong
quá trình điều trị và chăm sóc. Sự hiểu biết về chất lượng giấc ngủ và các yếu tố


2

liên quan đến CLGN của người bệnh sẽ giúp Điều dưỡng thực hiện một cách tối ưu
chất lượng công việc chăm sóc [23], và người bệnh có thể tự cải thiện được chất
lượng giấc ngủ góp phần cải thiện huyết áp. Như vậy để thúc đẩy chất lượng giấc
ngủ ở người bệnh THA là cần phải xem xét các yếu tố liên quan làm ảnh hưởng

đến giấc ngủ ở người bệnh [23]. Trong khi đó các nghiên cứu hiện chủ yếu tập trung
vào chế độ ăn, chế độ luyên tập hay sự tuân thủ điều trị của người bệnh THA. Trên
cơ sở đó đề tài " Chất lượng giấc ngủ và một số yếu tố liên quan của người bệnh
tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định" được thực
hiện năm 2016 nhằm tìm hiểu thực trạng chất lượng giấc ngủ và tìm hiểu các yếu tố
liên quan với mong muốn được góp phần vào cái nhìn bao quát hơn về vấn đề chất
lượng giấc ngủ của người bệnh tăng huyết áp.


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả thực trạng về chất lượng giấc ngủ của người bệnh THA điều trị ngoại
trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định.
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến chất lượng giấc ngủ ở người bệnh THA
điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định.


4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Tổng quan về tăng huyết áp
1.1.1 Tình hình mắc bệnh tăng huyết áp
Theo tổ chức y tế thế giới và Hiệp hội quốc tế về tăng huyết áp (World
Health Organization and International Society of Hypertension: WHO- ISH), tăng
huyết áp (THA) ở người trưởng thành là khi huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg và/ hoặc
huyết áp tâm trương ≥ 90 mmHg.
Theo ước tính của WHO năm 2013, THA đang ảnh hưởng đến hơn một phần
ba người lớn từ 25 tuổi trở lên khoảng 1 tỷ người trên thế giới [85]. THA là một
trong những nguyên nhân quan trọng nhất đối với bệnh tim và đột quỵ là nguyên

nhân hàng đầu gây ra tử vong sớm và tàn tật. THA góp phần vào gần 9,4 triệu
người tử vong do bệnh tim mạch mỗi năm, làm tăng nguy cơ của các bệnh như suy
thận và mù lịa [88]. Đến năm 2025 ước tính có khoảng 1,56 tỷ người lớn sẽ phải
sống chung với bệnh THA [87].
Trong năm 2008 trên toàn cầu tỷ lệ tăng huyết áp ở người trưởng thành từ
25 tuổi trở lên là 40%. Trong số tất cả các khu vực của WHO, tỷ lệ THA cao nhất ở
châu Phi ( 46%), thấp nhất là châu Mỹ ( 35%) người trưởng thành bị THA. Tỷ lệ
THA gần như khơng có sự khác biệt giữa 2 giới tuy nhiên có sự khác biệt nhỏ ở khu
vực châu Mỹ và châu Âu là nam giới có tỷ lệ mắc cao hơn so với nữ giới. Tỷ lệ
THA cao hơn ở những nước có thu nhập thấp và trung bình là 40% so với các nước
có thu nhập cao là 35% do các chính sách đa nghành và việc tiếp cận tốt hơn các
dịch vụ chăm sóc sức khỏe [88].
Tỷ lệ THA ở Trung Quốc là trên 39%( 59,4% ở người bệnh tuổi từ 60 tuổi
trở lên và 72,8% ở những người trong độ tuổi trên 75 tuổi. Với một dân số già đi
nhanh chóng, tỷ lệ THA và bệnh tim mạch có liên quan ở người bệnh châu Á tiếp
tục tăng và trở thành gánh nặng kinh tế xã hội [51]. "Tỷ lệ tăng huyết áp tương tự
giữa các nước châu Á khác, dao động từ 30% ở Hàn Quốc đến 47% ở Mông Cổ"
[51].


5

Theo thống kê của tổ chức Y tế thế giới tỷ lệ THA ở người trưởng thành từ
25 tuổi trở lên ở các nước có tỷ lệ cao ở khu vực Đông Nam Á như sau: Myanma
42%, Indonesia 41%, Thái Lan 34,2% [86].
Tại Việt Nam, tần suất tăng huyết áp ở người lớn ngày càng gia tăng. Trong
những năm 1960 tỷ lệ THA là khoảng 1%, năm 1992 là 11,2%; năm 2001 là 16,3%
và năm 2005 là 18,3%. [5].Theo Phạm Thái Sơn năm 2012 [10] từ nghiên cứu cơ sở
cộng đồng cho một chương trình mục tiêu quốc gia, dịch tễ và y tế toàn cầu giữa đại
học Umea và đại học Y Hà Nội tỷ lệ THA ở người lớn Việt nam là 25,1 % tương

đương khoảng 11 triệu người, tỷ lệ nam giới cao hơn phụ nữ ( 28,3% so với 23,1%,
p< 0,001). Một nghiên cứu ở đối tượng người cao tuổi thì tỷ lệ THA rất cao như kết
quả nghiên cứu của Nguyễn Tuấn Khanh và cộng sự năm 2011 tại tỉnh Mỹ Tho
48,6% ( nam 48,5% và nữ 46,7%) và ở 2 xã Tam Thanh và Thành Lợi huyện Vụ
Bản tỉnh Nam Định theo kết quả nghiên cứu của Trần Văn Long năm 2015 là 52,2%
và 53,2% [14].
1.1.2 Phân loại tăng huyết áp
Theo khuyến cáo cập nhật sử dụng cách phân loại của Hội Tim mạch Việt
Nam đã công bố vào năm 2007 dựa vào phân loại của WHO/ISH năm 1999, năm
2005 và Ủy ban liên quốc gia về THA ( JNC7) và đặc biệt là khuyến cáo của
ESC/ESH 2003. Việc phân loại bao gồm tối ưu, bình thường, bình thường cao, ba
giai đoạn THA: nhẹ, vừa, nặng. Việc chọn giai đoạn THA được chọn theo con số
HA cao nhất. THA tâm thu đơn độc khi huyết áp tâm thu≥ 140 mmHg và huyết áp
tâm trương ≤ 90 mmHg. THA tâm thu đơn độc được phân làm 3 mức độ 1, 2, và 3
theo trị số HA tâm thu.


6

Bảng 1.1 Phân độ tăng huyết áp [7]
Phân loại

HATT( mmHg)

HHTTr( mmHg)

HA tối ưu

< 120


< 80

HA bình thường

< 130

< 85

HA bình thường cao

130-139

85-89

THA độ 1 ( nhẹ)

140-159

90-99

THA độ 2 ( trung bình)

160-179

100-109

THA độ 3 ( nặng)

≥ 180


≥ 110

THA tâm thu đơn độc

≥ 140

< 90

Phân loại này dựa trên đo HA tại phịng khám. Nếu HHTT và HATTr khơng cùng
một phân loại thì chọn mức HA cao hơn để xếp loại.
1.1.3 Triệu chứng của tăng huyết áp
Đa số người bệnh THA không có triệu chứng cơ năng, trừ biểu hiện thực thể
là đo huyết áp thấy tăng.
Nhiều trường hợp chỉ được phát hiện THA khi đã có biến chứng do THA
như đột quỵ não, nhồi máu não, nhồi máu cơ tim... đây là lý do tại sao bệnh THA
được gọi là "kẻ giết người thầm lặng"
Một số người THA có thể bị nhức đầu; đỏ bừng mặt, cảm giác có mây mù
trước mắt; ruồi bay trước mắt; tê tay nhất thời. Tuy nhiên, những biểu hiện này
không phải đặc hiệu của THA và không phải lúc nào cũng thường xuyên xảy ra cho
đến khi huyết áp có thể đạt đến một giai đoạn nghiêm trọng hoặc khi xuất hiện các
biến chứng đe dọa tính mạng. Như vậy, THA chỉ có thể khẳng định được bằng đo
huyết áp. Đa số các trường hợp THA được phát hiện qua đo huyết áp thường qui,
tuy nhiên với một số trường hợp cần đo huyết áp liên tục trong 24 giờ [4].
1.1.4 Nguyên nhân tăng huyết áp
Thay đổi, hoặc là từ gen hoặc môi trường, trong các chức năng bình thường
của cơ thể có thể gây ra THA, bao gồm thay đổi ở thận và dư thừa lượng muối, hệ


7


thống renin-angiotensin-aldosterone, hoạt động của hệ thần kinh giao cảm, cấu trúc
và chức năng mạch máu [84].
Các nhà nghiên cứu tiếp tục nghiên cứu những thay đổi khác nhau trong các
chức năng cơ thể bình thường gây ra THA. Các chức năng chính ảnh hưởng đến
THA bao gồm:
Thận và sự dư thừa muối
Thận thường điều chỉnh cân bằng muối của cơ thể bằng cách giữ Natri và nước và
bài tiết Kali. Mất cân bằng trong chức năng này của thận có thể làm tăng khối lượng
tuần hồn, có thể gây THA.
Hệ thống Renin-Angiotensin-Aldosterone
Các hệ thống renin-angiotensin-aldosterone làm angiotensin và aldosterone
hormone

Angiotensin thu hẹp hoặc co mạch máu, có thể dẫn đến THA.

Aldosterone kiểm soát cách các chất lỏng và nồng độ muối cân bằng thận. Tăng
mức độ hoặc hoạt động aldosterone có thể thay đổi chức năng thận, dẫn đến tăng
khối lượng tuần hoàn và THA.
Hoạt động hệ thống thần kinh giao cảm
Hệ thống thần kinh giao cảm có chức năng quan trọng trong việc điều hòa huyết áp,
bao gồm nhịp tim, huyết áp và nhịp thở. Sự mất cân bằng trong hệ thống này gây ra
THA.
Cấu trúc và chức năng mạch máu
Những thay đổi về cấu trúc và chức năng của các động mạch lớn và nhỏ có thể đóng
góp cho THA. Con đường angiotensin và hệ thống miễn dịch có thể xơ cứng các
động mạch nhỏ và lớn, có thể ảnh hưởng đến huyết áp.
Nguyên nhân di truyền của THA [84]
Sự hiểu biết về các hệ thống cơ thể có liên quan đến THA được kết luận từ các
nghiên cứu di truyền. THA thường có tính gia đình. Các nghiên cứu đã xác định
được nhiều gen và đột biến khác liên quan đến THA như quy định và reninangiotensin-aldosterone thận. Các yếu tố di truyền được biết đến chiếm 2-3 % của

tất cả các trường hợp. Hiện nay đang có rất nhiều nghiên cứu cho thấy rằng những


8

thay đổi ADN nhất định trong quá trình phát triển của thai nhi cũng có thể gây ra sự
phát triển của bệnh THA sau này trong cuộc sống.
Nguyên nhân môi trường của THA
Nguyên nhân môi trường của THA bao gồm thói quen lối sống khơng lành mạnh,
thừa cân hoặc béo phì, và sử dụng thuốc khơng hợp lý.
Lối sống khơng lành mạnh
Lối sống khơng lành mạnh có thể gây ra THA, bao gồm: Lượng natri trong khẩu
phần cao và độ nhạy natri, lạm dụng rượu, thiếu hoạt động thể chất.
Thừa cân và béo phì
Các nghiên cứu cho thấy thừa cân hoặc béo phì có thể làm tăng sức đề kháng trong
các mạch máu, làm cho tim làm việc nhiều hơn và dẫn đến THA.
Thuốc
Thuốc như hen suyễn hoặc các liệu pháp hormon, bao gồm cả thuốc tránh thai và
estrogen, và thuốc bán khơng cần kê đơn như thuốc cảm có thể gây ra THA. Điều
này xảy ra bởi vì các loại thuốc có thể thay đổi sự cân bằng dịch và muối, làm mạch
máu co lại, hoặc ảnh hưởng đến hệ thống renin-angiotensin-aldosterone dẫn đến
THA.
Nguyên nhân khác của THA
Nguyên nhân khác của THA bao gồm các điều kiện khác như các bệnh lý mạn tính
ở thận, ngưng thở khi ngủ, các vấn đề về tuyến giáp, hoặc khối u nhất định. Điều
này xảy ra bởi vì các nguyên nhân này làm thay đổi sự cân bằng dịch, natri, và
hormone trong máu, dẫn đến THA thứ phát [84].
Ngoài ra, Rối loạn giấc ngủ đặc biệt là thời gian ngủ ngắn, hội chứng ngưng
thở khi ngủ là một yếu tố nguy cơ gây bệnh THA thường hay bị bỏ qua
[22],[42],[76].

1.1.5 Hậu quả của tăng huyết áp
THA làm tăng các nguy cơ tổn thương cho tim và các mạch máu trong các
cơ quan chính như não và thận. THA là ngun nhân có thể phòng ngừa quan trọng
nhất của bệnh tim và đột quỵ trên tồn thế giới. Tuy nhiên, nếu khơng được kiểm


9

sốt, THA có thể dẫn đến một cơn đau tim, phát triển các bênh lý của tim và cuối
cùng là suy tim. Các mạch máu có thể phát triển các chỗ phình ra (phình động
mạch) tạo điều kiện cho sự tắc nghẽn các cục máu đơng cộng với tình trạng áp lực
máu trong lòng mạch tăng gây hiện tượng vỡ và xuất huyết khỏi lòng mạch. Áp lực
trong mạch máu cao có thể gây ra hiện tượng vỡ các mạch máu trong não làm máu
thốt ra ngồi lịng mạch và gây đột quỵ não. THA cũng có thể dẫn đến suy thận,
mù lòa và suy giảm nhận thức. Những hậu quả sức khỏe của bệnh THA có thể được
kết hợp bởi các yếu tố khác làm tăng tỷ lệ của cơn đau tim, đột qu [84].
1.1.6 Tăng huyết áp và chất lượng giấc ngủ
Rối loạn giấc ngủ làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, rối loạn giấc ngủ
(RLGN) được xem là yếu tố nguy cơ, yếu tố thúc đẩy của THA [22], [41], [84].
Theo kết quả từ khảo sát về sức khỏe và dinh dưỡng quốc gia và Trung tâm Kiểm
sốt và Phịng ngừa dịch bệnh Mỹ, Atlanta năm 2011 đã chứng minh vấn đề giấc
ngủ là phổ biến, là một yếu tố nguy cơ tiềm ẩn cho các bệnh tim mạch, trở thành
vấn đề quan trọng trong cuộc sống, nhất là với nhịp sống, cách sống hiện tại ở các
nước phát triển [73].
Pooja Bansil và cộng cự đã có nghiên cứu về thời gian ngủ, chất lượng giấc
ngủ và bệnh THA năm 2011 [73]. Trong nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu từ các cuộc
khảo sát các quốc gia về sức khỏe và dinh dưỡng ( NHANES) từ năm 2005 đến năm
2008 đã có những phát hiện cho thấy mối liên quan giữa các vấn đề về giấc ngủ và
THA. Cụ thể như sau: Trong số 10.308 người tham gia nghiên cứu có 3587 (30,2%)
có THA, và tỷ lệ tổng thể các rối loạn giấc ngủ, giấc ngủ ngắn, và ngủ kém trong

quần thể nghiên cứu là 7,5%, 33,0% và 52,1%. Trong số người có THA thì kết quả
nghiên cứu về tự trả lời có tình trạng rối loạn giấc ngủ là 11,2 % so với 6% ở đối
tượng khơng bị THA [73]. Thời gian ngủ ít hơn 7 giờ ở đối tượng có THA và khơng
có THA là 34,7% so với 32,3%. Tỷ lệ có chất lượng giấc ngủ kém là 52,4 % ở đối
tượng có THA. Tỷ lệ về giấc ngủ ngắn và chất lượng giấc ngủ kém là 19,2 %, chỉ có
vấn đề về giấc ngủ ngắn là 32,5%, chỉ có vấn đề về chất lượng giấc ngủ kém là


10

25,2% và chỉ có 25,2% là tỷ lệ khơng bị một trong các vấn đề về giấc ngủ như đã
nói ở trên.
Cũng trong nghiên cứu này tỷ lệ THA khác nhau ở 2 nhóm đối tượng nghiên
cứu. THA trong số người bị rối loạn giấc ngủ, giấc ngủ ngắn, và ngủ kém là 44,7%,
31,7% và 30,3%. Trong số các vấn đề về rối loạn giấc ngủ, tỷ lệ THA là cao nhất
trong số người lớn bị rối loạn giấc ngủ và giấc ngủ ngắn (61,5%), tiếp theo là những
người chỉ có rối loạn giấc ngủ (55,8%), và tỷ lệ có cả rối loạn giấc ngủ, giấc ngủ
ngắn, và ngủ kém (49,7%). Kết quả nghiên cứu từ cuộc khảo sát cho thấy những
người có vấn đề về các rối loạn giấc ngủ có khả năng bị THA là gấp hơn hai lần so
với những người khơng có vấn đề giấc ngủ [73].
Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy việc có những RLGN làm ảnh
hưởng đến chất lượng giấc ngủ như thường xuyên bị mất ngủ, chứng ngưng thở khi
ngủ có thể đóng góp vào sự phát triển và duy trì huyết áp và sự xuất hiện các biến
chứng tim mạch. Xu hướng song song của giảm thời gian ngủ và tăng rối loạn
chuyển hóa như béo phì, tiểu đường và THA. Từ nghiên cứu thực nghiệm đã cho
thấy thiếu ngủ làm giảm leptin, tăng ghrelin, tăng sự thèm ăn, làm tổn hại sự nhạy
cảm insulin và THA. Mối quan hệ này có thể một phần là kết quả của các cơ chế
sinh học, cho thấy rằng thiếu ngủ có thể làm thay đổi hormone và hệ thống thần
kinh giao cảm, dẫn đến THA [41].
Trong nghiên cứu của A. Fiorentini và cộng sự năm 2006 đã nghiên cứ tình

trạng rối loạn chất lượng giấc ngủ ở người bệnh THA và đái tháo đường sử dụng
thang đánh giá chất lượng giấc ngủ PSQI kết quả cho thấy tỷ lệ bị THA trong nhóm
người có chất lượng giấc ngủ kém là 87,1% so với nhóm có chất lượng giấc ngủ tốt
là 35,1 % (p<0.0001). Các giá trị trung bình của huyết áp tâm thu và huyết áp tâm
trương cao hơn trong nhóm có chất lượng giấc ngủ kém. Kết quả nghiên cứu chỉ ra
rằng có mối quan hệ bệnh lý giữa rối loạn giấc ngủ và THA thông qua hoạt động
của hệ thần kinh giao cảm [16].
Liu và cộng sự trong một nghiên cứu năm 2013 [55] đã chỉ ra: " Khoảng 60
triệu người Mỹ đang bị ảnh hưởng bởi rối loạn giấc ngủ mạn tính và có các vấn đề


11

giấc ngủ, có thể làm suy yếu thể chất khỏe mạnh và chức năng nhận thức ". Kết quả
dữ liệu nghiên cứu từ 375.653 người Mỹ trưởng thành trong độ tuổi ≥ 18 năm 2009
nghiên cứu các hành vi nguy cơ và hệ thống giám sát đã được sử dụng để đánh giá
mối quan hệ giữa thiếu ngủ và bệnh mạn tính. Các mối quan hệ đã được kiểm tra
thêm bằng cách sử dụng mơ hình hồi quy logistic đa biến sau khi kiểm sốt độ tuổi,
giới tính, chủng tộc / dân tộc, giáo dục. Tỷ lệ tổng thể của thiếu ngủ trong suốt 30
ngày trước đó là 10,4%; 17,0% cho 14-29 ngày; 42,0% cho 1-13 ngày và 30,6% cho
không ngày nào. Các mối liên quan mạnh mẽ giữa thiếu ngủ và các bệnh mạn tính
là có ý nghĩa (p <0,0001) và ông đưa ra kết luận rằng thiếu ngủ và rối loạn khác của
giấc ngủ là một yếu tố nguy cơ có liên quan với sự phát triển các bệnh mạn tính
[55]. Ngồi ra theo Hiệp hội Tâm thần Mỹ thì vấn đề giấc ngủ thường được tìm
thấy trong các rối loạn tâm thần như trầm cảm, lo âu và rối loạn tâm thần ở người
lớn và trẻ em [19].
1.2 Tổng quan về giấc ngủ và chất lượng giấc ngủ
1.2.1 Giấc ngủ sinh lý
- Khái niệm giấc ngủ
Ngủ là trạng thái tự nhiên khơng có ý thức, ngồi việc tiếp tục duy trì các

chức năng cơ bản của cơ thể như tuần hồn, hơ hấp. Đây là thời gian nghỉ ngơi lấy
lại năng lượng của cơ thể sau một ngày hoạt động [28].
Ngủ là một hoạt động tự nhiên theo chu kỳ mà những cảm giác và vận động
tạm thời bị hoãn lại một cách tương đối, với đặc điểm dễ nhận thấy là cơ thể bất
tỉnh hoàn toàn hoặc một phần và sự bất động của gần như hầu hết các cơ bắp. Giấc
ngủ là một trạng thái đồng bộ cao, tăng cường sự tăng trưởng và trẻ hóa của hệ
thống miễn dịch, thần kinh, xương và hệ thống cơ bắp. Nó được quan sát thấy ở tất
cả các động vật có vú, tất cả các lồi chim, nhiều lồi bị sát, động vật lưỡng cư
và cá. Ở con người, các động vật có vú khác và đa số các loài động vật khác đã
được nghiên cứu (như một số loài cá, chim, kiến, ruồi), giấc ngủ thường xuyên rất
cần thiết cho sự sống [58].


12

- Tầm quan trọng của giấc ngủ
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra giấc ngủ rất quan trọng đối với con người. Giấc
ngủ giúp cơ quan trong cơ thể được nghỉ ngơi và phục hồi năng lượng, giúp cho sự
điều hòa thân nhiệt và sự phát triển của bộ não [55]. Ngủ là điều cần thiết để phục
hồi sức khỏe thể chất và tinh thần. Đối với người lớn tuổi, một đêm ngon giấc đặc
biệt quan trọng vì nó giúp cải thiện sự tập trung và trí nhớ, cho phép cơ thể sửa chữa
bất kì tổn thương tế bào xảy ra trong ngày và hồi phục hệ thống miễn dịch, từ đó
giúp ngăn ngừa bệnh tật [15]
Người trải qua các rối loạn giấc ngủ cũng có nhiều khả năng mắc các bệnh
mạn tính như THA, tiểu đường, trầm cảm, và bệnh béo phì, cũng như ung thư, tỷ lệ
tử vong tăng lên, và giảm chất lượng cuộc sống [34]. Như vậy ngủ là một phần tất
yếu của cuộc sống. Chúng ta khơng thể sống mà khơng ngủ. Do đó, giấc ngủ còn
được xem như một tiêu chuẩn bắt buộc để đánh giá chất lượng của cuộc sống. Đối
với người thầy thuốc, giấc ngủ của người bệnh được xem như là một tiêu chuẩn cần
đạt được trong quá trình điều trị và tiên lượng bệnh [8].

- Các giai đoạn của giấc ngủ
Ngủ là một quá trình hoạt động sinh lý, trong khi q trình chuyển hóa tổng
qt của cơ thể giảm thì tất cả các cơ quan chính và hệ thống điều hịa trong cơ thể
vẫn tiếp tục duy trì chức năng của nó. Giấc ngủ được chia thành 2 trạng thái riêng
biệt: Trạng thái ngủ có cử động nhãn cầu nhanh (Rapid Eye Movement - REM) và
Trạng thái ngủ khơng có cử động nhãn cầu nhanh (Non-Rapid Eye Movement NREM) [22].
Giấc ngủ bình thường bao gồm các chu kỳ của giấc ngủ không chuyển động
mắt nhanh (NREM) xen kẽ với giấc ngủ chuyển động mắt nhanh (REM). Giấc ngủ
NREM bao gồm giai đoạn ngủ nông và ngủ sâu. Giấc ngủ REM còn được gọi là
giai đoạn ngủ "mơ". Chức năng của giấc ngủ là phục hồi, cung cấp thời gian nghỉ
ngơi và hồi phục cho cơ thể. Người lớn cần ngủ trung bình 8 tiếng (từ 6-10 tiếng).
Bình thường chúng ta sẽ ngủ thiếp đi trong vòng 10 đến 20 phút từ lúc bắt đầu đi
ngủ, thức dậy một cách tự nhiên một hay hai lần trong đêm sau đó ngủ trở lại dễ


13

dàng, và thức dậy cảm thấy sảng khoái. Trẻ em cần ngủ nhiều hơn và có xu hướng
ngủ sâu hơn, trong khi những người già bị thức giấc thường xuyên hơn và ít ngủ sâu
hơn [22], [24].
Giấc ngủ REM (Rapid Eye Movement )
Giấc ngủ REM là giai đoạn được đánh dấu bởi hoạt động mạnh mẽ của não,
mức độ hoạt động có thể tương đương lúc thức. Sóng điện não nhanh và mất đồng
bộ. Nhịp thở trở nên nhanh hơn, không đều và nông, mắt chuyển động nhanh theo
các hướng khác nhau, cơ tay, chân biểu hiện liệt tạm thời. Nhịp tim, huyết áp tăng.
Giấc mơ xảy ra hầu hết trong giai đoạn này.
Giấc ngủ REM là một giai đoạn rất tích cực với một mức độ cao của não và
hoạt động sinh lý. REM sleep tiếp tục tạo thuận lợi cho q trình đồng hóa protein,
nhưng trong q trình cùng thời gian này có một biến động lớn trong hoạt động của
hệ thần kinh tự trị, gây ra biến thiên nhịp tim. Tăng trong giai điệu đối giao cảm có

thể gây ra chậm nhịp tim, loạn nhịp xoang, và các tập phim của nút xoang nhĩ và
nhĩ thất khối. kích thích giao cảm có thể gây tăng thống huyết áp, tim tỷ lệ, tỷ lệ hô
hấp, và cung lượng tim. Giấc ngủ REM là giai đoạn gần nhất kết hợp với mơ ước,
và cần thiết trong quá trình phục hồi tinh thần và chữa bệnh [13], [22], [24].
Giấc ngủ NREM (Non-Rapid Eye Movement)
Giấc ngủ NREM đặc trưng bởi sự giảm các hoạt động sinh lý, giấc ngủ trở
nên sâu hơn, nhịp thở, nhịp tim chậm xuông, huyết áp giảm nhẹ. Giấc ngủ NREM
được chia thành 4 giai đoạn và dài khoảng 2-5% tổng thời gian của giấc ngủ
- Giai đoạn 1: Là khoảng thời gian ngủ lơ mơ, là giai đoạn chuyển từ trạng thái thức
sang trạng thái ngủ, và có thể bắt gặp giật cơ đột ngột trong giai đoạn này.
- Giai đoạn 2: Là giai đoạn ngủ nhẹ nhàng, mắt ngừng chuyển động, các cơ bắp
giãn mềm, nhịp tim chậm và nhiệt độ cơ thể giảm xuống
- Giai đoạn 3 và 4: Được gọi chung là giai đoạn sóng chậm. Giai đoạn này huyết áp
giảm, nhịp thở chậm, thân nhiệt giảm xuống thấp hơn, cơ thể bất động, giấc ngủ sâu
hơn, khơng có chuyển động mắt, giảm hoạt động cơ, khó bị đánh thức, những người
bị thức dậy trong giai đoạn này có cảm giác lảo đảo, mất phương hướng trong một


14

vài phút sau khi thức dậy. Ở một vài trẻ em có thể có đái dầm, chứng hoảng sợ
trong khi ngủ, chứng miên hành trong giai đoạn này [13],[22],[24].
- Cấu trúc của giấc ngủ
Mỗi cơ thể khác nhau có nhu cầu về thời gian ngủ khác nhau, một số người
khỏe mạnh, khơng có cảm giác mệt mỏi vì nhiều ngun nhân khác nhau trong ngày
cần ngủ từ 3-4 giờ/ đêm; tuy nhiên, đa số cần ngủ nhiều hơn, trung bình từ 6- 8 giờ
mỗi đêm [22]. Giấc ngủ bình thường có ba phần chính là giấc ngủ n tĩnh, giấc
ngủ nhanh hay còn gọi là giấc ngủ REM và thời kì hoạt động ngắn trong khoảng từ
1-2 phút. Trong thời gian ngủ mỗi đêm có khoảng 4-5 giấc ngủ yên tĩnh xen kẽ với
4-5 giấc ngủ REM, cứ khoảng 2 giờ thì có 1-2 phút xảy ra hiện thượng hoạt động

ngắn, hiện tượng này thường xảy ra nhiều hơn vào cuối giấc ngủ [22].
Ngồi số lượng giờ ngủ thì sự đan xem hợp lý giữa giấc ngủ NREM và giấc
ngủ REM, độ nông và độ sâu giấc ngủ là yếu tố quan trọng. Một giấc ngủ bình
thường, giai đoạn REM và NREM thay đổi xem kẽ trong suốt đêm. Một chu kì nủ
đầy đủ bao gồm chu kì REM và NREM xen kẽ 90-110 phút, được lặp lại 4-6 lần
mỗi đêm [22].

Hình 1.1: Các giai đoạn ngủ trong 1 đêm ở người trưởng thành


×