Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

Chất lượng cuộc sống và một số yếu tố liên quan trên người bệnh ung thư điều trị bằng hóa chất tại bệnh viện trung ương thái nguyên năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (373.29 KB, 46 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT........................................................................i
DANH MỤC BẢNG........................................................................................ii
ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1
Chương 1:.........................................................................................................4
TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................................4
1.1. Đại cương về ung thư.............................................................................4
1.1.1. Bản chất của bệnh ung thư [2], [3]......................................................4
1.1.2. Chẩn đoán giai đoạn bệnh...................................................................4
1.1.3. Tình hình ung thư và xu hướng phát triển ung thư..............................5
1.2. Hóa trị liệu trong điều trị ung thư...........................................................6
1.2.1. Định nghĩa [2].....................................................................................6
1.2.2. Phương pháp [2].................................................................................6
1.2.3. Tác dụng phụ của hóa trị.....................................................................7
1.3. Tổng quan về CLCS và phương pháp đánh giá CLCS.........................12
1.3.1. Tổng quan về CLCS..........................................................................12
1.3.2. Phương pháp đo lường CLCS...........................................................13
1.4. Thực trạng CLCS của bệnh nhân ung thư và các yếu tố liên quan......14
1.5. Học thuyết áp dụng trong nghiên cứu..................................................18
1.6. Giới thiệu địa bàn nghiên cứu..............................................................20
Chương 2:.......................................................................................................21
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................21
2.1. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................21
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu........................................................21
2.2.1. Thời gian nghiên cứu.........................................................................21
2.2.2. Địa điểm nghiên cứu.........................................................................21
2.3. Thiết kế nghiên cứu..............................................................................21


2.4. Cỡ mẫu.................................................................................................21
2.5. Phương pháp chọn mẫu........................................................................22


2.6. Phương pháp và qui trình thu thập số liệu............................................22
2.8. Các khái niệm, thước đo, tiêu chuẩn đánh giá......................................26
2.9. Phương pháp phân tích số liệu.............................................................28
2.10. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu..........................................................28
2.11. Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục sai số..........29
Chương 3:.......................................................................................................30
DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.........................................................30
DỰ KIẾN BÀN LUẬN..................................................................................36
DỰ KIẾN KẾT LUẬN..................................................................................36
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG.........................................................................37
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................38
Tiếng Việt.......................................................................................................38


i

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CID
CINV
CLCS
HRQOL
MSPSS
TNM
UICC
UT
FACT-G

(Chemotherapy Induced Diarrhea): Hóa trị liệu gây tiêu chảy.
(Chemography induced nausea and vomiting): Hóa trị liệu liên

quan nôn và buồn nôn.
Chất lượng cuộc sống
(Health related quality of life): Chất lượng cuộc sống liên quan
đến sức khỏe.
(The Multidimensional Scale of Perceived Social Support):
Thang đo sự hỗ trợ xã hội.
(Tumor; Node; Metastasis): Khối u, cục, di căn.
(The Union for International Cancer Control): Hiệp hội phòng
chống ung thư Quốc tế.
Ung thư
(Funtional Assessment Chronic Treatment- General): Đánh giá
chức năng điều trị bệnh mạn tính chung.


ii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu...................................30
Bảng 2: Đo lường CLCS người bệnh ung thư điều trị hóa chất bằng bộ
câu hỏi FACT- G phiên bản tiếng Việt.........................................................32
Bảng 3: Một số đặc điểm chung liên quan đến CLCS...............................32
Bảng 5: Mối tương quan giữav chất lượng cuộc sống và các yếu tố tuổi, thu
nhập bình quân, giai đoạn bệnh, loại ung thư, phương pháp điều trị,
hỗ trợ xã hội………………………..………………………………34
Bảng 6: Mối tương quan giữa chất lượng cuộc sống và yếu tố giới
tính…………………………………………………………...……..35

DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ



iii

Hình 1. Cơ chế gây nôn và buồn nôn của hóa chất...........................................8
Hình 2. Mô hình khái niệm Sức khỏe liên quan tới chất lượng cuộc sống
(Ferrans và cộng sự 2005).............................................................................19


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư là một bệnh đang rất phổ biến trên thế giới cũng như tại Việt
Nam. Ung thư có tỷ lệ mắc và tỷ lệ chết ngày càng tăng, trên thế giới ước tính
14,1 triệu người năm 2014 [41] và ở Việt Nam mỗi năm có khoảng 150.000
ca ung thư mới và có khoảng 75.000 ca tử vong [1].
Ngày nay, có nhiều phương pháp mới trong điều trị ung thư. Tuy nhiên,
hóa trị vẫn là một trong những phương pháp quan trọng trong điều trị ung thư.
Bệnh nhân được hóa trị liệu trải qua một loạt các phản ứng phụ đáng lo ngại
làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, bao gồm mệt mỏi liên quan đến
điều trị, trầm cảm[22], rối loạn nuốt, ăn không ngon [34], suy giảm khả năng
tình dục [6], rối loạn cảm xúc, đau khổ [26]. Hóa trị liệu có tác động toàn
thân, gây ra các tác dụng phụ làm ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng cuộc
sống của người bệnh [32].
Có nhiều định nghĩa khác nhau về CLCS, năm 1995 Tổ chức Y tế thế
giới định nghĩa “ chất lượng cuộc sống” là sự nhận thức của một cá nhân về
tình trạng hiện tại của người đó, theo những chuẩn mực về văn hoá và sự
thẩm định về giá trị của xã hội mà người đang sống. Những nhận thức này
gắn liền với mục tiêu, kỳ vọng và những mối quan tâm, lo lắng của người đó.
Đánh giá chất lượng cuộc sống có thể được sử dụng trong chẩn đoán, dự
đoán, tiên lượng, giám sát bệnh nhân, ra quyết định lâm sàng, giáo dục sức
khỏe và điều trị. Nó giúp phân tích chất lượng chăm sóc sức khoẻ và xác định

các lĩnh vực để cải thiện [17].
Nhiều bằng chứng khoa học đã chỉ ra chất lượng cuộc sống thấp là vấn
đề rất đáng lo ngại trên bệnh nhân ung thư. Theo nghiên cứu của Bayram và
cs (2014) về CLCS của bệnh nhân ung thư vú điều trị bằng hóa trị cho kết quả
CLCS đã bị ảnh hưởng vừa phải và tiêu cực (điểm số CLCS trung bình là 63,
89 ± 16,48). Trong đó: Sức khoẻ tình cảm là lĩnh vực bị ảnh hưởng tiêu cực


2

nhất, với điểm số là 11, 90 ± 4,68. Sức khoẻ thể chất bị ảnh hưởng tiêu cực
bởi các phản ứng phụ hóa trị liệu và mệt mỏi (1,87 ± 0,89) [10]. Theo nghiên
cứu của Hellie Lithoxopoulou và cs (2014) bệnh nhân hóa trị liệu lần đầu có
những suy giảm đáng kể về sức khỏe thể chất (p<0.0001)[31]. Adriana
Cristina Nicolussi (2014), nhận thấy các phản ứng phụ của bệnh nhân liên
quan đến hóa trị liệu là 55,9%; các triệu chứng thể chất 5,9% và 0.7% phàn
nàn về các triệu chứng về thể chất và dạ dày-ruột [33].
Mong muốn cải thiện chất lượng cuộc sống được coi như một phần
quan trọng trong chiến lược chăm sóc và điều trị bệnh ung thư [21]. Một số
tác giả cho rằng cải thiện CLCS của bệnh nhân trong quá trình điều trị sẽ làm
tăng sự tuân thủ điều trị bệnh nhân và cho họ sức mạnh để đối phó với các
triệu chứng của ung thư [9], [12]. Do đó, chất lượng cuộc sống và đánh giá nó
ngày càng trở nên quan trọng hơn trong chăm sóc sức khỏe [33].
Ở Việt Nam chưa có nhiều các công trình nghiên cứu đánh giá chất
lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư điều trị hóa chất. Tại tỉnh Thái
Nguyên chúng tôi chưa tìm thấy nghiên cứu nào đánh giá được mức độ và tìm
hiểu các yếu tố liên quan tới CLCS của bệnh nhân ung thư điều trị hóa chất.
Mặc dù, trung tâm Ung bướu, bệnh viện Trung ương Thái Nguyên là nơi tiến
hành hóa trị liệu cho rất nhiều bệnh nhân ung thư ở các tỉnh miền núi phía
Bắc. Vì vậy, nhóm nghiên cứu tiến hành nghiên cứu đề tài “Chất lượng cuộc

sống và một số yếu tố liên quan trên người bệnh ung thư điều trị bằng hóa
chất tại bệnh viện Trung ương Thái Nguyên năm 2018”.


3

Mục tiêu nghiên cứu:
1. Đánh giá chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư điều trị bằng hóa
chất tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên năm 2018.
2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống của người bệnh
ung thư điều trị hóa chất tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên năm 2018.
Các đóng góp của nghiên cứu:
Kết quả nghiên cứu về chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư điều
trị hóa chất là cơ sở để có cái nhìn bao quát ban đầu về thực trạng chất lượng
cuộc sống của bệnh nhân ở khu vực miền núi phía Bắc. Trong thực hành điều
dưỡng giúp các điều dưỡng biết được những yếu tố ảnh hưởng tới CLCS và
chú trọng chăm sóc nhằm nâng cao CLCS của bệnh nhân ung thư. Về đào tạo,
các thông tin về thực trạng chất lượng cuộc sống của người bệnh có thể được
cập nhật vào các bài giảng, giáo trình liên quan.


4

Chương 1:
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đại cương về ung thư
1.1.1. Bản chất của bệnh ung thư [2], [3]
Ung thư là bệnh lý “ác tính” của tế bào. Khi bị kích thích bởi tác nhân
sinh ung thư, tế bào tăng sinh một cách vô hạn độ, vô tổ chức không tuân theo
cơ chế kiểm soát về phát triển của cơ thể.

Đa số người bị ung thư hình thành khối u. Khác với các khối u lành tính
(chỉ phát triển tại chỗ thường rất chậm, có vỏ bọc xung quanh), các khối u ác
tính (ung thư) xâm lấn vào các tổ chức lành xung quanh giống như hình “con
cua” với các càng cua bám vào các tổ chức lành trong cơ thể hoặc giống như
rễ cây lan trong đất. Các tế bào của khối u ác tính có khả năng di căn tới các
hạch bạch huyết hoặc các tạng ở xa hình thành các khối u mới và cuối cùng
dần tới tử vong.
Đa số ung thư có biểu hiện mạn tính, có quá trình phát sinh và phát triển
lâu dài qua từng giai đoạn. Trừ một số nhỏ ung thư ở trẻ em có thể do đột biến
gen từ lúc bào thai, còn phần lớn ung thư đều có giai đoạn tiềm tàng lâu dài,
có khi hàng chục năm không có dấu hiệu gì trước khi phát hiện thấy dưới
dạng các khối u. Khi các khối u phát triển nhanh mới có các triệu chứng ung
thư. Triệu chứng đau thường chỉ xuất hiện khi ung thư ở giai đoạn cuối.
1.1.2. Chẩn đoán giai đoạn bệnh
Là một chẩn đoán có vai trò quan trọng trong tiên lượng và định hướng
phác đồ điều trị cho bệnh nhân. Trên lâm sàng thường dùng xếp loại giai đoạn
TNM theo hiệp hội chống ung thư quốc tế (UICC) 2010. Trong đó T (Tumor):
xét tới kích thước nguyên thủy của khối u; N (Node): xét tới di căn hạch; M
(Metastasis): xét tới di căn. Tùy từng loại ung thư sẽ có phân lớp T, N, M
khác nhau và từ đó có chẩn đoán giai đoạn bệnh khác nhau.


5

1.1.3. Tình hình ung thư và xu hướng phát triển ung thư
1.1.3.1. Trên thế giới [42]
Ung thư là một gánh nặng lớn đối với xã hội ở các nước có nền kinh tế
phát triển và kém phát triển. Sự xuất hiện của bệnh ung thư ngày càng gia
tăng do sự tăng trưởng và già hóa của dân số, cũng như sự gia tăng các yếu tố
nguy cơ đã được thiết lập như hút thuốc, thừa cân, không vận động và thay

đổi mô hình sinh sản liên quan đến đô thị hóa và phát triển kinh tế. Theo báo
cáo của Tổ chức Y tế Thế giới ước tính có khoảng 14,1 triệu ca ung thư mới
và 8,2 triệu ca tử vong xảy ra vào năm 2012 trên toàn thế giới. Trong những
năm qua, gánh nặng đã chuyển sang các nước kém phát triển hơn, hiện chiếm
khoảng 57% số trường hợp và 65% tử vong do ung thư trên toàn thế giới.
Ung thư phổi là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho bệnh ung thư ở
nam giới ở cả những nước đang phát triển và đã vượt qua ung thư vú như là
nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở phụ nữ ở các nước phát triển; ung thư
vú vẫn là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do ung thư ở nữ giới ở các nước
kém phát triển hơn. Các nguyên nhân gây tử vong hàng đầu khác ở các nước
phát triển bao gồm ung thư đại trực tràng ở nam giới và nữ giới; ung thư
tuyến tiền liệt ở nam giới. Ở các nước kém phát triển, ung thư gan và dạ dày ở
nam giới; ung thư cổ tử cung ở nữ giới cũng là những nguyên nhân gây tử
vong do ung thư.
Các yếu tố nguy cơ liên quan đến các nguyên nhân gây tử vong do ung
thư bao gồm việc sử dụng thuốc lá (ung thư phổi, ung thư đại trực tràng, dạ
dày và ung thư gan), thừa cân / béo phì và không hoạt động thể chất (ung thư
vú và ung thư đại trực tràng), nhiễm trùng (ung thư gan, dạ dày và ung thư cổ
tử cung). Một phần đáng kể các trường hợp ung thư và tử vong có thể được
ngăn ngừa bằng cách áp dụng rộng rãi các biện pháp phòng ngừa hiệu quả,


6

chẳng hạn như kiểm soát thuốc lá, tiêm vắc xin, và sử dụng các xét nghiệm
phát hiện sớm.
1.1.3.2. Tại Việt Nam [16]
Theo báo cáo của Tổ chức y tế thế giới về các bệnh không lây nhiễm tại
Việt Nam năm 2011 cho thấy: tỷ lệ mới mắc UT ở Việt Nam tăng 50% trong
giai đoạn từ năm 2001-2003 và năm 2010. Mỗi ngày ở Việt Nam có khoảng

350 trường hợp UT được xác định và 190 trường hợp tử vong. Trong đó,
các loại UT phổ biến nhất với nam giới là UT phổi, dạ dày, UT gan và UT
trực tràng; ở nữ giới là UT vú, trực tràng, phổi và cổ tử cung.
1.2. Hóa trị liệu trong điều trị ung thư
1.2.1. Định nghĩa [2]
Là phương pháp sử dụng các thuốc gây độc tế bào nhằm tiêu diệt các tế
bào ác tính trong cơ thể bệnh ung thư.
1.2.2. Phương pháp [2]
 Điều trị hóa chất triệt căn: có hiệu quả trong một số ung thư hệ tạo
huyết như bệnh bạch cầu, u lympho ác tính không Hodgkin và
Hodgkin.
 Điều trị bổ trợ: Hóa chất được thực hiện sau phẫu thuật triệt căn bằng
các phương pháp điều trị tại chỗ, nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư còn
sót lại. Được áp dụng trong một số bệnh như: ung thư vú, ung thư đại
trực tràng, ung thư dạ dày, ung thư buồng trứng.
 Điều trị bệnh ung thư giai đoạn di căn, lan tràn: nhằm giảm nhẹ các
triệu chứng, cải thiện chất lượng cuộc sống và thời gian sống thêm của
bệnh nhân. Phương pháp này được chỉ định cho hầu hết các bệnh nhân
UT.


7

1.2.3. Tác dụng phụ của hóa trị
1.2.3.1 Buồn nôn, nôn (CINV- Chemography induced nausea and
vomiting)
 Cơ chế:
Nôn hay buồn nôn được kiểm soát bởi trung tâm nôn nằm ở hành não.
Trung tâm nôn nhận kích thích theo ba nguồn: ngoại vi, vỏ não và vùng nhận
cảm tại chính trung tâm. Ở ngoại vi các gốc tự do được giải phóng sau khi hóa

trị sẽ kích thích tế bào chromatin ở ruột tiết 5-HT, chất này sẽ kết hợp 5-HT3
thụ thể ngoại vi dây X có trên thành ruột. Tín hiệu theo sợi hướng tâm của
dây X truyền về trung tâm nôn của hành não. Ở vỏ não các gốc tự do này sẽ
kích thích nên thể hạch nhân từ đó các sợi ly tâm dẫn tín hiệu kích thích tới
trung tâm nôn với chất dẫn truyền là dopamin, chất P. Ngoài ra các gốc tự do
của hóa chất cũng kích thích trực tiếp tới trung tâm nôn tại các thụ thể của
chemokinin. Một khi các trung tâm nôn đã được kích hoạt, gửi tín hiệu đến
các hệ thống tiết nước bọt, vận mạch, hô hấp, và các trung tâm thần kinh sọ
để kích hoạt các cơ quan có liên quan với phản xạ nôn, cụ thể là các cơ bụng,
cơ hoành, dạ dày và thực quản [19].


8

Vỏ não

Thể hạch nhân
Thân não

Trung tâmnôn

Hóa chất
Tế bào chromatin
Ruột non

Dây X( sợihướng tâm)

Hình 1. Cơ chế gây nôn, buồn nôn của hóa chất
 Hậu quả:
Nôn và buồn nôn là những tác dụng phụ nghiêm trọng của hóa trị. Những tác

dụng phụ này ảnh hưởng đáng kể tới chất lượng cuộc sống và sự tuân thủ điều
trị của bệnh nhân. Cường độ và thời gian của nôn và buồn nôn đều có ảnh
hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống bệnh nhân ung thư [19].
Nghiên cứu của Sánchez năm 2013 chỉ ra có khoảng 59,6% bệnh nhân
ung thư qua hóa trị có triệu chứng nôn và buồn nôn [36]. Trong nghiên cứu
của Silvia Sommariva cho thấy có 67 nghiên cứu về ảnh hưởng của nôn và
buồn nôn đến CLCS bệnh nhân ug thư. Mặc dù có nhiều lựa chọn điều trị,
nôn và buồn nôn được tìm thấy có ảnh hưởng mạnh đến CLCS bệnh nhân ung
thư [39].


9

1.3.2.2. Tiêu chảy và táo bón (Chemotherapy Induced Diarrhea – CID)
 Tiêu chảy:
Triệu chứng này liên quan nhiều tới tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị hơn
là do chính bệnh lý ung thư CID xảy ra 50% - 80% tổng số bệnh nhân tùy
theo phác đồ điều trị. CID gặp nhiều phác đồ với 5-fluorouracil bolus, số lần
bị tiêu chảy cao gặp nhiều trong phác đồ với irinotecan [13].
Cơ chế gây tiêu chảy tùy từng phác đồ điều trị, với irinotecan được
chuyển hóa ở gan với sản phẩm là 7-ethyl-10hydroxycamptothecin (SN38).
SN38 một phần vào máu và đào thải ra ngoài qua nước tiểu, một phần
glucosid thành SN38-glucuronide (SN38G) vào mật và được bài tiết ra ruột.
Tại đây SN38G gây tổn thương trực tiếp các tế bào ruột tại bờ tự do ngăn cản
hấp thu nước, điện giải và gây tăng tiết chất nhờn. Đồng thời SN38G tạo điều
kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển làm gia tăng tổn thương biểu mô ruột và
làm tiêu chảy nặng hơn. Ngoài ra, irinotecan kích thích quá trình tự chết của
biểu mô, teo vi nhung mao giảm hấp thu nhưng tăng tiết nhầy càng làm nặng
hơn tình trạng tiêu chảy [40].
 Táo bón:

Táo bón là sự chuyển động chậm của phân qua ruột già do phân khô,
cứng đẫn đến đau và khó chịu cho bệnh nhân. Hiểu biết về cơ chế của táo bón
trong ung thư còn hạn chế, ngoài nguyên nhân do hạn chế vận động, bệnh lý
thì hóa trị cũng là một trong số các nguyên nhân gây táo bón. Theo nghiên
cứu của Sánchez năm 2013 có khoảng 31,9% bệnh nhân ung thư điều trị hóa
chất có triệu chứng này [36].


10

1.3.2.3. Chán ăn
Chán ăn là một trong những biến chứng hay gặp ở bệnh nhân ung thư
24% tại thời điểm chẩn đoán và 80% tại giai đoạn tiến triển và ảnh hưởng tới
66% bệnh nhân hóa trị. Chán ăn ngoài tình trạng giảm sự thèm ăn, ăn không
ngon miệng còn bao gồm cảm giác no sớm.
Triệu chứng này khác nhau tùy từng người liên quan tới các yếu tố như
tình trạng bệnh, sự hiện diện của đau, lo âu, trầm cảm và các loại thuốc dùng
trong hóa trị. Hầu như tất cả các thuốc dùng trong hóa trị có liên quan với
chứng chán ăn. Với liều điều trị hiệu quả các loại thuốc này gây chán ăn cấp
do tác động trực tiếp vào trung tâm no nằm ở đồi thị. Tuy nhiên chán ăn trong
một thời gian dài là do ảnh hưởng của các triệu chứng trên đường tiêu hóa
khác như nôn, buồn nôn, khô miệng, nhiệt miệng [14]. Ảnh hưởng của hóa trị
phụ thuộc vào độc tính của thuốc và các tác động thứ cấp làm mất cảm giác
thèm ăn. Chúng không chỉ bao gồm giảm cân mà còn có thể dẫn tới suy dinh
dưỡng [11].
1.3.2.4. Rối loạn vị giác
Rối loạn vị giác với mức độ khác nhau là một trong những triệu chứng
phổ biến nhất liên quan tới mất cảm giác ngon miệng, được bệnh nhân mô tả
mùi khó chịu và vị kim loại trong hương vị. Sự thay đổi vị giác và mùi tự báo
cáo là phổ biến ở trên 86% bệnh nhân ung thư [18]. Một nghiên cứu của Irene

Ijpma (2017) cho thấy tỷ lệ mùi vị kim loại dao động từ 9,7% đến 78% trong
số các bệnh nhân bị ung thư, điều trị hóa trị liệu, và các giai đoạn điều trị
[27].
1.3.2.5. Khô miệng
Là tình trạng giảm tiết nước bọt với lưu lượng dưới 0,1ml/phút. Có
khoảng 40% bệnh nhân hóa trị có khô miệng sau từ hai đến tám tuần điều trị.
Biểu hiện qua các triệu chứng như nứt môi, teo nhú lưỡi, cảm giác bỏng rát


11

trong miệng. Nguyên nhân do hóa chất và sản phẩm chuyển hóa của nó cạnh
tranh thụ thể của các chất dẫn truyền thần kinh phó giao cảm – Acetylcholin.
Hệ phó giao cảm lại có vai trò trong kiểm soát các tuyến nước bọt, khi bị
ức chế sẽ làm giảm tiết nước bọt và dẫn đến khô miệng [29].
1.3.2.6. Viêm niêm mạc miệng
Thường xuất hiện sau hóa trị 2-14 ngày với các tổn thương ban đỏ, loét
kèm theo đau rát và có thể nhiễm trùng. Các triệu chứng nuốt khó, nuốt đau
cũng có thể xuất hiện gây hạn chế trong ăn uống, ảnh hưởng tới chất lượng
cuộc sống. Do hóa chất tác động đến chu kỳ tế bào đặc biệt là các mô tế bào
có chu kỳ ngắn hay thay đổi như biểu mô niêm mạc miệng. Thêm vào đó ảnh
hưởng gián tiếp của hóa trị do suy tủy hoặc ức chế miễn dịch càng làm cho
viêm, nhiễm trùng dễ dàng phát triển. Nghiên cứu của Rajesh chỉ ra 303 trên
tổng số 599 bệnh nhân (51%) hóa trị có tình trạng viêm niêm mạc miệng [29].
Có 75-80% bệnh nhân nhận liều hóa trị cao trước khi cấy ghép tủy có viêm
niêm mạc miệng [46].
1.3.2.7. Nuốt khó
Nuốt là động tác phức tạp cần sự phối hợp của khoang miệng, lưỡi, hầu
họng và thực quản với 50 cơ và 6 dây thần kinh chi phối [35]. Bởi thế, thường
gặp nuốt khó trong ung thư hầu họng và thực quản. Nuốt khó, nuốt đau xảy ra

sau hóa trị phần nhiều liên quan tới các triệu chứng khô miệng, nhiệt miệng,
viêm lưỡi…Quản lý chứng nuốt khó ở bệnh nhân ung thư đầu và cổ là vấn đề
rất khó khăn [37].
1.3.2.8. Mệt mỏi
Nghiên cứu của Karthikeyan G cho thấy mức độ mệt mỏi nặng nề phổ
biến hơn trong hóa trị 98, 30%, hóa trị và xạ trị cùng một lúc 78, 57%, với xạ
trị là 45%. Mức độ nghiêm trọng của mệt mỏi có mối liên quan đến chất
lượng cuộc sống của người bệnh ung thư [28]. Hóa chất dùng trong hóa trị


12

qua hàng rào máu não gây nhiễm độc cho thần kinh dẫn đến mệt mỏi. Bên
cạnh đó các tác động khác của hóa trị khác trên đường tiêu hóa như nôn, tiêu
chảy, táo bón cũng góp phần làm gia tăng mệt mỏi cho bệnh nhân [23].
1.3. Tổng quan về CLCS và phương pháp đánh giá CLCS
1.3.1. Tổng quan về CLCS
Hiện nay, có rất nhiều khái niệm về chất lượng cuộc sống. Theo
Knippenberg FC (1988), CLCS là đánh giá chủ quan của một cá nhân về tính
chất tốt và thỏa mãn của toàn bộ cuộc sống của họ [45]. Đối với Calman KC
(1984), thuật ngữ “chất lượng cuộc sống” được định nghĩa là khoảng cách
giữa mong đợi của bệnh nhân và mục tiêu đạt được của họ. Khoảng cách đó
càng nhỏ thì chất lượng cuộc sống càng cao [15]. Alain Leplege và Sonia
Hunt (1997), CLCS được định nghĩa là sự thỏa mãn của cá nhân đối với cuộc
sống và cảm nhận chung về hạnh phúc cá nhân [38].
Theo trung tâm nâng cao sức khỏe của Canada [38] “Chất lượng cuộc
sống được xem như mức độ bằng lòng của một người về những khả năng
quan trọng của người đó”.
Tổ chức Y tế Thế giới (1995) định nghĩa “chất lượng cuộc sống” là sự
nhận thức của một cá nhân về tình trạng hiện tại của người đó theo những

chuẩn mực về văn hoá và sự thẩm định về giá trị của xã hội mà người đang
sống. Những nhận thức này gắn liền với mục tiêu, kỳ vọng và những mối
quan tâm, lo lắng của người đó.
Chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe được sử dụng tập trung
vào tác động của sức khỏe, bệnh tật và điều trị tới chất lượng cuộc sống, loại
trừ các khía cạnh khác không liên quan đến sức khỏe. Hơn nữa, đối với bệnh
mạn tính, hầu hết các khía cạnh của cuộc sống bị ảnh hưởng bởi sức khỏe, do
đó mà khái niệm chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe được sử dụng
hợp lý [24]. Khái niệm CLCS liên quan đến sức khỏe bao gồm các nhận thức


13

chủ quan về các khía cạnh tích cực và tiêu cực của các triệu chứng của bệnh
ung thư, bao gồm các chức năng về thể chất, tình cảm, xã hội và nhận thức, và
quan trọng là các triệu chứng bệnh và các phản ứng phụ của điều trị [30].
Như vậy, Chất lượng cuộc sống là một khái niệm đa chiều rộng mà
thường bao gồm những đánh giá chủ quan của cả hai khía cạnh tích cực và
tiêu cực của cuộc sống. Thuật ngữ "chất lượng cuộc sống" đối với mọi người
và mọi ngành có thể quan niệm rất khác. Do đó, trong nghiên cứu này, chất
lượng cuộc sống được sử dụng để đánh giá các nhận thức của bệnh nhân về
tình trạng sức khoẻ, khả năng giao tiếp với gia đình/xã hội, tình trạng tinh
thần, chức năng bị ảnh hưởng bởi hóa chất trị liệu.
1.3.2. Phương pháp đo lường CLCS
Trong khi có bằng chứng ngày càng tăng về giá trị của việc đánh giá
CLCS, một trong những nhiệm vụ thực sự khó khăn nhất là đo lường nó.
CLCS là chủ quan và là một thách thức để đo lường. Nhiều thành phần, chẳng
hạn như chức năng xã hội và tâm linh, không thể được quan sát trực tiếp. Do
đó, chúng được đo bằng các mô hình đo lường cổ điển. Quá trình đo lường
dựa trên nhiều nguyên tắc khác nhau, bao gồm cả tâm lý học và thống kê.

May mắn thay, đa số các nhà nghiên cứu nhận ra rằng khi đo lường chất
lượng cuộc sống, điều quan trọng là phải tập trung rất rõ ràng vào những lĩnh
vực cụ thể quan trọng đối với bệnh nhân ung thư, sự không rõ ràng trong cách
tiếp cận có thể dẫn đến những khó khăn trong việc giải thích [8]. Việc sử dụng
bảng hỏi bệnh nhân đã được báo cáo đã trở thành một thực hành chuẩn trong
việc đánh giá CLCS bệnh nhân ung thư.
Hiện nay, có nhiều bộ công cụ đánh giá CLCS của bệnh nhân nói chung
và bệnh nhân ung thư nói riêng. Một số bộ công cụ được sử dụng rộng rãi như
SF – 12 và SF – 36 (Medical Outcomes Study Short Forms), SIP (Sickness
Impact Profile), QOWBS (Quality of Well-being Scale)….Ngoài ra, với bệnh


14

nhân ung thư đã có rất nhiều bộ công cụ để đánh giá CLCS đối với ung thư
chung và đối với từng loại ung thư riêng biệt như EORTC QLQ-C30, FACTG, VAS-C, HADS, POMS, RSCL….
Nghiên cứu này sử dụng bộ công cụ FACT-G thuộc bản quyền, được sự
chấp nhận và được chính tổ chức FACIT dịch ra tiếng Việt. Bảng câu hỏi về
Chất lượng Cuộc sống và tất cả các phần phụ, bản dịch và các bản chuyển thể
liên quan ("Hệ thống FACIT") thuộc sở hữu và bản quyền của David Cella,
Ph.D. Bộ công cụ cũng đã được sử dụng rộng rãi ở trên thế giới và tại Việt
Nam, để đánh giá CLCS bệnh nhân ung thư chung.
Đây là bộ công cụ được tổ chức FACIT (Đánh giá chức năng của các
liệu pháp điều trị bệnh mạn tính – Functional Assessment of Chronic Illness
Therapy) phát triển. Bộ công cụ này hài hòa với văn hóa người Việt, mang
tính toàn diện và khả thi khi đánh giá về CLCS của người bệnh. Bộ công cụ
này gồm 27 câu hỏi tự đánh giá chia làm 4 phần: Tình trạng sức khỏe, tình
trạng giao tiếp với gia đình xã hội, tình trạng tinh thần, tình trạng chức năng.
Trong đó, tình trạng sức khỏe gồm 7 câu hỏi (câu hỏi GP1, GP2, GP3, GP4,
GP5, GP6, và GP7), từ 0-28 điểm. Tình trạng giao tiếp với gia đình xã hội

gồm 7 câu hỏi (câu hỏi GS1, GS2, GS3, GS4, GS5, GS6, GS7), từ 0-28 điểm.
Tinh thần gồm 6 câu hỏi (câu hỏi GE1, GE2, GE3, GE4, GE5, GE6), từ 0-24
điểm. Tình trạng chức năng gồm 7 câu hỏi (câu hỏi GF1, GF2, GF3, GF4,
GF5, GF6, GF7), từ 0-28 điểm. Các câu hỏi sẽ chia làm bốn mức độ từ: Hoàn
toàn không (0 điểm), chút ít (1 điểm), đôi chút (2 điểm), khá nhiều (3 điểm),
rất nhiều (4 điểm) tương ứng với thang điểm từ 0 đến 4 điểm. Tổng điểm
chung từ 0 đến 108 điểm, điểm càng cao thì CLCS càng tốt và ngược lại.
1.4. Thực trạng CLCS của bệnh nhân ung thư và các yếu tố liên quan
Trên thế giới, những bằng chứng đã chứng minh rằng hóa trị liệu gây ra
những tác dụng phụ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống


15

của người bệnh. Theo nghiên cứu của K.S. Grotmol (2017), khi tiến hành
nghiên cứu trên 563 bệnh nhân chăm sóc giảm nhẹ cho thấy điểm chất lượng
cuộc sống chung của những bệnh nhân này là 50, 5 (SD= 23, 3) [22]. Nghiên
cứu đánh giá ảnh hưởng của cisplatin và paclitaxel đối với vị giác và mối
quan hệ của chúng với chất lượng dinh dưỡng và sức khoẻ liên quan đến chất
lượng cuộc sống ở những bệnh nhân ung thư phổi không phải là tế bào nhỏ,
chỉ ra rằng CLCS tồi tệ hơn và giảm lượng chất dinh dưỡng ở những bệnh
nhân này [43].
Một nghiên cứu khác về CLCS bệnh nhân ung thư vú điều trị bằng hóa
trị cho kết quả CLCS đã bị ảnh hưởng vừa phải và tiêu cực (điểm số CLCS
trung bình là 63, 89 ± 16, 48). Trong đó: Sức khoẻ tình cảm là lĩnh vực bị ảnh
hưởng tiêu cực nhất, với điểm số là 11, 90 ± 4, 68. Sức khoẻ thể chất bị ảnh
hưởng tiêu cực bởi các phản ứng phụ hóa trị liệu và mệt mỏi (1,87 ± 0,89)
[10]. Theo nghiên cứu của Hellie Lithoxopoulou và cs (2014) thì bệnh nhân
hóa trị liệu lần đầu có những suy giảm đáng kể về sức khỏe thể chất
(p<0.0001) [31]. Adriana Cristina Nicolussi (2014), nhận thấy rằng các phản

ứng phụ của bệnh nhân liên quan đến hóa trị liệu là 55,9% với các triệu chứng
thể chất như: nóng, đổ mồ hôi, mệt mỏi, yếu đuối và chóng mặt, trong số đó
những người có triệu chứng liên quan đến dạ dày ruột, chẳng hạn như: buồn
nôn và nôn mửa, táo bón hoặc tiêu chảy là: các triệu chứng về dạ dày-ruột
14,5%; các triệu chứng thể chất 5,9% và 0.7% phàn nàn về các triệu chứng về
thể chất và dạ dày-ruột [33].
Ngoài ra, những nghiên cứu còn chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng tới CLCS
của bệnh nhân ung thư. Fernández-Ortega (2012) khi nghiên cứu về nôn và
buồn nôn ở bệnh nhân hóa trị thấy rằng mặc dù sử dụng thuốc nhưng bệnh
nhân vẫn buồn nôn và nôn đáng kể trong suốt chu kỳ hóa trị (31 %), trong đó:
có 44, 5% (buồn nôn) và 39, 3% (nôn) của chu kỳ ảnh hưởng đến CLCS bệnh


16

nhân [19]. Heydarnejad MS (2011) cho thấy CLCS thấp hơn ở những bệnh
nhân bị đau so với những người không có cơn đau. Ngoài ra, các phân tích
thống kê chỉ ra rằng có một mối quan hệ đáng kể giữa cường độ đau và CLCS
(P <0,05) [25]. CLCS thấp có liên quan đến viêm hệ thống tăng lên (mGPS =
1 β = -0,12, p = 0,003, mGPS = 2 β = -0,09, p = 0,023), thể trạng kém (β =
0,17, p <0,001) β = -0,15, p <0,001), đau thắt ngực (β = -0,11, p = 0,004), đau
(β = -0,14, p = 0,002) và trầm cảm nặng hơn (β = -0,27, p <0,001) [22]. Một
nghiên cứu khác chỉ ra rằng giới là yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến chất lượng
cuộc sống.
Nhiều nghiên cứu khác đã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng
cuộc sống của bệnh nhân ung thư: Akinet al. (2008) đã chỉ ra rằng những
bệnh nhân ung thư vú từ 40 đến 50 tuổi nhận được liệu pháp hóa trị liệu có
nhiều vấn đề về cảm xúc, chức năng và có sự quan tâm tới ung thư vú hơn
những người dưới 40 hoặc trên 50 tuổi [5]. Một nghiên cứu khác của Bayram
và cs (2014) trên bệnh nhân ung thư vú tại Thổ Nhĩ Kỳ cho thấy tinh thần là

khía cạnh ảnh hưởng tiêu cực nhất tới cuộc sống của người bệnh. Họ có
những nỗi sợ hãi và lo lắng về sức khoẻ và cần được hỗ trợ trong quá trình
hóa trị liệu để đối phó với những thay đổi tiêu cực về tinh thần, sức khoẻ thể
chất và chức năng [10]. Phụ nữ gặp khó khăn về thể chất và xã hội hơn nam
giới. Giới là yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống [44].
Chebet (2014) đánh giá CLCS của bệnh nhân ung thư vú tại Trung tâm
Điều trị Ung thư Bệnh viện Quốc gia Kenyatta, nghiên cứu kết luận rằng bệnh
nhân ung thư vú có chất lượng cuộc sống thấp, và những người ở giai đoạn
cuối của bệnh có nhiều khả năng có chất lượng cuộc sống kém so với những
người ở giai đoạn đầu. Bệnh nhân được phẫu thuật và taxomifen có điểm số
QOL thấp hơn [17]. Theo nghiên cứu của MS Heydarnejad và cộng sự (2011)
cho thấy có mối tương quan mạnh giữa chất lượng cuộc sống với số chu kỳ


17

hóa trị. Có sự khác biệt đáng kể giữa CLCS ở bệnh nhân điều trị ≤ 2 chu kỳ
và/hoặc 3-5 chu kỳ với mức ý nghĩa p< 0,001[25].
Một nghiên cứu được thực hiện ở Kuwait ở Tây Á để kiểm tra mối liên
hệ của chất lượng cuộc sống với các đặc điểm nhân khẩu học, giai đoạn bệnh,
loại điều trị đã được thực hiện trong quá khứ và thời gian từ lần điều trị cuối
cùng. Các phương pháp thống kê được sử dụng là bởi các tương quan của
Pearson, các T-test và phân tích ANOVA và nhiều phân tích hồi quy đa chiều
(stepwise). Nghiên cứu chỉ ra rằng các yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc
sống liên quan đến sức khoẻ là tuổi, giai đoạn của ung thư, xạ trị và mệt mỏi.
Các điểm quy mô chức năng quan trọng hơn trong việc dự đoán các thang
chức năng, so với thang điểm của các triệu chứng, trong khi hoạt động xã hội
chiếm tỷ lệ cao nhất về sự khác biệt trong chất lượng cuộc sống toàn cầu.
Nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng chức năng thể chất và vai trò có tương
quan cao [7]. Một nghiên cứu khác khi đánh giá CLCS của người bệnh ung

thư nhận hóa trị liệu thực hiện bởi Abdelrahim S.S và cộng sự (2017) cũng
cho thấy CLCS có mối tương quan nghịch với độ tuổi, thời gian kể từ khi
được chẩn đoán ung thư và giai đoạn ung thư. Nghiên cứu còn chỉ ra CLCS ở
người bệnh có thu nhập cao hơn được nhận thấy tốt hơn [4].
CLCS là vấn đề ngày càng được quan tâm trên toàn thế giới cũng như
tại Việt Nam, từ những nghiên cứu tham khảo đã khẳng định sự cần thiết của
việc đo lường CLCS ở bệnh nhân ung thư hóa trị liệu. Đây là một lĩnh vực đã
thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu nhưng vẫn còn một số
vấn đề liên quan đến CLCS ở bệnh ung thư vẫn chưa được thống nhất. Bên
cạnh đó, các nghiên cứu đã chỉ ra nhiều yếu tố liên quan tới chất lượng cuộc
sống của bệnh nhân ung thư nhưng trong đó có các yếu tố liên quan và ảnh
hưởng lớn đến CLCS đó là: Giai đoạn của bệnh, loại ung thư, phương pháp
điều trị, số liệu trình điều trị trước đó, bệnh kèm theo, tuổi, giới và sự hỗ trợ


18

xã hội. Do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đo lường CLCS và tìm hiểu các
yếu tố liên quan có ảnh hưởng tới mức độ nào ở những bệnh nhân ung thư
điều trị hóa chất tại Trung tâm Ung bướu - Bệnh viện Trung ương Thái
Nguyên.
1.5. Học thuyết áp dụng trong nghiên cứu
Khung lý thuyết của nghiên cứu này dựa trên mô hình chất lượng cuộc
sống. Mô hình chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khoẻ được phát triển
bởi Wilson và Cleary (1995) và được sửa đổi bởi Ferrans et al. (2005) [20].
Mô hình này là một chuỗi các yếu tố nhân quả của chất lượng cuộc sống liên
quan đến sức khỏe và các yếu tố quyết định của nó. Có năm yếu tố nằm ở
trung tâm của mô hình, là năm loại thang đo kết quả của bệnh nhân.
Thứ nhất, chức năng sinh học được mô tả tập trung vào chức năng như
các xét nghiệm, đánh giá vật lý, chẩn đoán y khoa. Thứ hai, các triệu chứng

được đề cập đến như các triệu chứng thể chất, tình cảm và nhận thức của bệnh
nhân bị ảnh hưởng trực tiếp bởi chức năng sinh học. Thứ ba, tình trạng chức
năng bao gồm thể chất, tâm lý, xã hội và vai trò. Thứ tư, nhận thức về sức
khỏe nói chung đề cập đến một đánh giá chủ quan bao gồm tất cả các khái
niệm về sức khỏe trước đó. Thứ năm, chất lượng cuộc sống tổng thể được mô
tả như một trạng thái chủ quan của một người nào đó về hạnh phúc và sự hài
lòng về cuộc sống của họ. Ngoài ra, có hai yếu tố quyết định ảnh hưởng đến
năm yếu tố chính của chất lượng cuộc sống, đó là đặc điểm của cá nhân và
đặc điểm của môi trường. Các đặc điểm của cá nhân được phân loại gồm đặc
điểm nhân khẩu học, nhân tố về tinh thần, tâm lý và sinh học ảnh hưởng đến
kết quả sức khỏe. Các đặc tính của môi trường được phân loại là thể chất hoặc
xã hội. Các đặc tính của môi trường xã hội là ảnh hưởng của các cá nhân hoặc
xã hội đối với sức khỏe, bao gồm bạn bè, gia đình và dịch vụ y tế. Đặc điểm


19

của môi trường vật lý như nhà cửa, khu phố, về chất lượng cuộc sống được
mô tả ở hình 2
Đặc điểm cá nhân

Chức năng
sinh học

Triệu
chứng

Trạng thái
cơ thể


Sức khỏe

Chất
lượng
cuộc
sống

Đặc điểm môi
trường
Hình 2: Mô hình khái niệm Sức khỏe liên quan tới chất lượng cuộc sống
(Ferrans và cộng sự 2005).
Mô hình này đã được sử dụng trong nhiều những nghiên cứu trong và
ngoài nước để đánh giá chất lượng cuộc sống và tìm các yếu tố liên quan, như
nghiên cứu của Heydarnejad và cs cho thấy phần lớn bệnh nhân có chất lượng
cuộc sống liên quan trực tiếp đến quy trình điều trị ung thư- nghĩa là hóa trị
liệu [25]. Theo nghiên cứu của Đỗ Thị Anh (2015) về CLCS của bệnh nhân
ung thư cho thấy CLCS của BN ung thư có mối tương quan với: trình độ văn
hóa, giai đoạn bệnh, thời gian mắc bệnh và phương pháp điều trị. Thời gian
mắc bệnh dài, giai đoạn nặng hơn của bệnh cũng như những BN đang được
điều trị chăm sóc giảm nhẹ có CLCS thấp hơn có ý nghĩa thống kê [1]. Mô
hình cho thấy có thể áp dụng để đo lường CLCS và các yếu tố liên quan ở các
mặt bệnh khác nhau, giúp ích cho việc phát hiện và nâng cao chất lượng cuộc
sống, do đó nhóm nghiên cứu sẽ sử dụng mô hình này vào nghiên cứu CLCS
ở bệnh nhân ung thư điều trị hóa chất và chú trọng vào các yếu tố về chức


20

năng sinh học như giai đoạn của bệnh, loại ung thư, yếu tố môi trường là điều
kiện kinh tế, bảo hiểm xã hội, các loại bảo hiểm tự nguyện khác, dịch vụ y tế

như phương pháp điều trị, số liệu trình điều trị trước đó và yếu tố về cá nhân
như giới và độ tuổi, trình độ văn hóa, thời gian mắc bệnh, bệnh kèm theo.
1.6. Giới thiệu địa bàn nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành tại Trung tâm Ung bướu, bệnh viện Trung
ương Thái Nguyên. Là trung tâm vùng chuyên khoa Ung bướu học, là một cơ
sở chẩn đoán và chữa bệnh toàn diện về Ung thư. Bệnh viện đa khoa Trung
ương Thái Nguyên là bệnh viện hạng I, trực thuộc Bộ Y tế có chức năng khám
chữa bệnh, dự phòng bệnh tật cho nhân dân các dân tộc miền núi Đông Bắc
Việt Nam. Đây là địa điểm khám chữa bệnh hàng đầu cho người bệnh tại tỉnh
Thái Nguyên. Hiện nay, mỗi tháng trung bình có khoảng 50-60 bệnh nhân
điều trị tại Trung tâm Ung bướu, bệnh viện Trung ương Thái nguyên.


×