Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Hành vi tự chăm sóc của người cao tuổi tăng huyết áp đang điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh nam định năm 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 109 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

HOÀNG THỊ MINH THÁI

HÀNH VI TỰ CHĂM SÓC CỦA NGƯỜI CAO TUỔI
TĂNG HUYẾT ÁP ĐANG ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH NAM ĐỊNH NĂM 2016

LUẬN VĂN THẠC SỸ ĐIỀU DƯỠNG

NAM ĐỊNH – 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

HỌC VIÊN: HOÀNG THỊ MINH THÁI

HÀNH VI TỰ CHĂM SÓC CỦA NGƯỜI CAO TUỔI
TĂNG HUYẾT ÁP ĐANG ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH NAM ĐỊNH NĂM 2016

LUẬN VĂN THẠC SỸ ĐIỀU DƯỠNG
Mã số: 60.72.05.01



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ THANH TÙNG

NAM ĐỊNH – 2016


TÓM TẮT
Tăng huyết áp là một trong 10 bệnh thường gặp ở người cao tuổi [14]. Biến
chứng do tăng huyết áp ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống người bệnh
và làm tăng gánh nặng bệnh tật cho cả gia đình và xã hội [45],[54],[69]. Hành vi tự
chăm sóc đúng là một trong những biện pháp hữu hiệu để hạn chế biến chứng và cải
thiện hiện hiệu quả điều trị bệnh ở người bệnh tăng huyết áp [26],[47].
Mục tiêu: Mơ tả hành vi tự chăm sóc của người cao tuổi tăng huyết áp đang
điều trị ngoại trú tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định và xác định một số yếu tố
liên quan.
Đối tượng và phương pháp: Mô tả cắt ngang với cỡ mẫu là 410 người cao
tuổi tăng huyết áp.
Kết quả: Điểm trung bình chung hành vi tự chăm sóc của người bệnh là 6,56 ±
0,47 điểm, trong đó điểm trung bình chung hành vi ăn uống là 5,4 ± 0,66 điểm; luyện
tập 8,12 ± 1,67 điểm; tuân thủ điều trị 9,34 ± 0,88; không hút thuốc 9,48 ± 1,5 điểm;
uống rượu bia điều độ 8,61 ± 1,66 điểm; kiểm soát cân nặng 7,6 ± 1,33 điểm; điểm
kiểm soát căng thẳng 5,35 ± 1,35 điểm; dõi huyết áp tại nhà 5,09 ± 2,07 điểm. Tuổi
liên quan nghịch với hành vi tự chăm sóc của người bệnh. Nữ giới có hành vi tự chăm
sóc cao hơn nam giới. Người cao tuổi sống cùng gia đình có hành vi tự chăm sóc cao
hơn người cao tuổi sống một mình. Trình độ học vấn cao thì hành vi tự chăm sóc
càng cao. Kiến thức về bệnh, hỗ trợ xã hội, mức độ tự tin liên quan thuận với hành vi
tự chăm sóc với r (p) lần lượt là: 0,528 (p < 0,01); 0,334 (p< 0,01); 0,678 (p < 0,001).
Tuy nhiên, nghiên cứu cũng chỉ ra thời gian mắc bệnh không liên quan đến hành vi tự
chăm sóc với r = 0,007; p > 0,05.
Kết luận: Hành vi tự chăm sóc về ăn uống, kiểm soát cân nặng, theo dõi

huyết áp tại nhà của người cao tuổi đang điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh
Nam Định còn nhiều hạn chế. Tuổi, giới, trình độ học vấn, điều kiện sống, kiến thức
về bệnh, hỗ trợ xã hội và mức độ tự tin có liên quan đến hành vi tự chăm sóc của
người cao tuổi tăng huyết áp.


Lời cảm ơn
Để thực thực hiện được luận văn tốt nghiệp này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ
về kiến thức và tinh thần từ các thầy giáo, cô giáo, bạn bè và đồng nghiệp.
Lời đầu tiên, tôi xin trân trọng cảm ơn chân thành tới Đảng ủy, Ban Giám
hiệu, Phòng Đào tạo Sau đại học, Khoa Điều dưỡng – Hộ sinh, Bộ môn Điều dưỡng
cơ sở – Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định đã tạo mọi điều kiện để tơi được
học tập và hồn thành khóa học này.
Tơi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới người thầy của tôi,
TS. Lê Thanh Tùng. Thầy là người ln tận tình giúp đỡ, quan tâm, khuyến khích và
cho tơi những chỉ dẫn q báu trong suốt q trình thực hiện và hồn thành luận
văn tốt nghiệp.
Tơi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các Thầy, các Cô. Những
người đã giúp đỡ và cho tơi những lời khun bổ ích trong q trình xây dựng đề
cương, triển khai thực hiện và hoàn thiện luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Đảng ủy, Ban giám đốc và Phòng khám của Bệnh
viện Đa khoa tỉnh Nam Định đã tạo mọi điều kiện để tôi triển khai đề tài nghiên cứu
của mình.
Tơi cũng xin được gửi lời cảm ơn đến các ông, các bà. Những người đã tạo
điều kiện để cho tôi được phỏng vấn và hoàn thành việc thu thập số liệu phục vụ
cho luận văn này.
Cuối cùng, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn tới những người thân trong gia đình,
bạn bè, đồng nghiệp. Những người đã luôn động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình hoc tập và thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp.
Nam Định, tháng 10 năm 2016


Học viên: Hoàng Thị Minh Thái


LỜI CAM ĐOAN

Tơi là Hồng Thị Minh Thái, học viên cao học khóa 1 - Trường Đại học
Điều dưỡng Nam Định, chuyên ngành Thạc sĩ khoa học điều dưỡng, xin cam đoan:
1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn
của Thầy, TS. Lê Thanh Tùng.
2. Cơng trình này khơng trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được
công bố.
3. Các số liệu và thơng tin trong nghiên cứu là hồn tồn chính xác, trung
thực và khách quan. Số liệu trong đề tài nghiên cứu của tôi đã được xác nhận và
chấp thuận của cơ sở, nơi tôi tiến hành nghiên cứu. Tơi xin hồn tồn chịu trách
nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.
Nam Định, tháng 10 năm 2016

Học viên

Hoàng Thị Minh Thái


MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................. i
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................. ii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ....................................................................... iv
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................. 4

1.1. Đại cương về tăng huyết áp ................................................................. 4
1.1.1. Khái niệm: .................................................................................... 4
1.1.2. Phân loại: ..................................................................................... 4
1.1.3. Dịch tễ về tăng huyết áp................................................................ 4
1.1.4. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh ................................................. 7
1.1.5. Các yếu tố nguy cơ làm tăng huyết áp......................................... 10
1.1.6. Triệu chứng của tăng huyết áp.................................................... 15
1.1.7. Biến chứng .................................................................................. 15
1.1.8. Điều trị tăng huyết áp ................................................................. 17
1.1.9. Phòng bệnh và biến chứng. ......................................................... 18
1.2. Hành vi tự chăm sóc ở người bệnh tăng huyết áp............................... 18
1.3. Các nghiên cứu liên quan................................................................... 23
1.4. Địa điểm nghiên cứu.......................................................................... 29
1.5. Khung nghiên cứu ............................................................................. 30
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................. 31
2.1.Đối tượng nghiên cứu: ........................................................................ 31
2.1.1.Tiêu chuẩn lựa chọn: ................................................................... 31
2.1.2.Tiêu chuẩn loại trừ: ..................................................................... 31
2.2.Thời gian và địa điểm nghiên cứu:...................................................... 31
2.3.Thiết kế nghiên cứu: ........................................................................... 31
2.4. Mẫu nghiên cứu: ................................................................................ 31


2.4.1. Cỡ mẫu: ...................................................................................... 31
2.4.2.Phương pháp chọn mẫu ............................................................... 32
2.5. Các biến số nghiên cứu ...................................................................... 32
2.6. Bộ công cụ: Bao gồm 80 câu hỏi được chia thành 5 phần: ................. 34
2.7. Phương pháp thu thập số liệu:............................................................ 37
2.8. Tính giá trị và độ tin cậy của bộ công cụ. .......................................... 38
2.9. Phương pháp phân tích số liệu: .......................................................... 38

2.10. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu: ...................................................... 39
2.11.Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục sai số:......... 39
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 40
Chương 4: BÀN LUẬN ............................................................................... 60
KẾT LUẬN .................................................................................................. 85
KHUYẾN NGHỊ .......................................................................................... 86
Tài liệu tham khảo...................................................................................... 87
Phụ lục 1: Bộ công cụ................................................................................... 94
Phụ lục 2: Bản đồng thuận.............................. Error! Bookmark not defined.


i

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BMI (Body Mass Index)

: Chỉ số khối cơ thể

CDC (Centers for Disease Control and

: Trung tâm kiểm sốt và phịng ngừa dịch

Prevention)

bệnh Hoa Kỳ

CS

: Cộng sự


HA

: Huyết áp

KT

: Kiến thức

NB

: Người bệnh

NCT

: Người cao tuổi

THA

: Tăng huyết áp

THCS

: Trung học cơ sở

THPT

: Trung học phổ thông

WHO (World Health Organization)


: Tổ chức Y tế thế giới


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Tên bảng

Trang

Bảng 1.1: Phân loại tăng huyết áp theo JNC 7. ........................................................ 4
Bảng 3.1: Phân bố về giới, trình độ học vấn và điều kiện sống của người bệnh. .... 40
Bảng 3.2: Phân bố về tuổi và thời gian mắc bệnh của đối tượng nghiên cứu. ......... 41
Bảng 3.3: Hành vi ăn giảm muối. .......................................................................... 42
Bảng 3.4: Hành vi ăn giảm chất béo, nhiều rau, quả. ............................................. 43
Bảng 3.5: Hành vi kiểm tra huyết áp tại nhà. ......................................................... 45
Bảng 3.6: Hành vi kiểm soát căng thẳng. ............................................................... 46
Bảng 3.7: Hành vi về tuân thủ điều trị. .................................................................. 46
Bảng 3.8: Điểm trung bình hành vi tự chăm sóc của người cao tuổi....................... 47
Bảng 3.9: Kiến thức của NB về định nghĩa tăng huyết áp. ..................................... 47
Bảng 3.10: Kiến thức của NB về cách dùng thuốc điều trị THA. ........................... 48
Bảng 3.11: Kiến thức của NB về tuân thủ điều trị. ................................................. 49
Bảng 3.12: Kiến thức của NB về lối sống. ............................................................. 49
Bảng 3.13: Kiến thức của NB về chế độ ăn kiêng. ................................................. 50
Bảng 3.14: Kiến thức của NB về biến chứng THA. ............................................... 50
Bảng 3.15: Điểm trung bình chung kiến thức về tăng huyết áp. ............................. 51
Bảng 3.16: Mức độ tự tin trong thực hiện chế độ ăn giảm muối. ............................ 52
Bảng 3.17: Mức độ tự tin trong thực hiện ăn giảm chất béo, nhiều trái cây, rau, quả.

.............................................................................................................................. 53
Bảng 3.18: Mức độ tự tin trong việc không hút thuốc lá và uống rượu điều độ. ..... 54
Bảng 3.19: Mức độ tự tin kiểm soát cân nặng. ....................................................... 55
Bảng 3.20: Mức độ tự tin về kiểm soát căng thẳng. ............................................... 56
Bảng 3.21: Mức độ tự tin về tuân thủ điều trị......................................................... 56
Bảng 3.22: Điểm trung bình chung mức độ tự tin của người bệnh. ........................ 57
Bảng 3.23: Điểm trung bình chung mức độ hỗ trợ xã hội. ...................................... 57


iii

Bảng 3.24: Liên quan giữa giới tính, điều kiện sống với hành vi tự chăm sóc ........ 58
Bảng 3.25: Liên quan giữa trình độ học vấn với hành vi tự chăm sóc của NCT. .... 58
Bảng 3.26: Mối liên quan giữa tuổi, thời gian mắc bệnh, kiến thức, mức độ tự tin,
hỗ trợ xã hội với hành vi tự chăm sóc của NCT. .................................................... 59


iv

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Tên biểu đồ

Trang

Biểu đồ 1.1: Tỷ lê tăng huyết áp toàn cầu theo tuổi và giới . .................................... 5
Biểu đồ 1.2: Tỷ lệ tăng huyết áp tại Việt Nam theo tuổi và giới .............................. 6
Biểu đồ 1.3: Tỷ lệ NB đang điều trị THA ngoại trú theo nhóm tuổi . ....................... 7
Biểu đồ 3.1: Hành vi về chế độ tập luyện............................................................... 42
Biểu đồ 3.2: Hành vi từ bỏ thói quen xấu. .............................................................. 44

Biểu đồ 3.3: Hành vi kiểm soát cân nặng. .............................................................. 45
Biểu đồ 3.4: Mức độ tự tin của người bệnh trong luyện tập. .................................. 52
Biểu đồ 3.5: Mức độ tự tin trong việc kiểm tra huyết áp tại nhà. ............................ 55


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tăng huyết áp (THA) là một bệnh mạn tính có tỷ lệ mắc bệnh cao trên thế
giới. Theo WHO, năm 2014 tỷ lệ người trưởng thành từ 18 tuổi trở lên mắc THA là
22,3%; khu vực Đông Nam Á có tỷ lệ mắc THA của người trưởng thành là 24,8%;
trong đó Việt Nam là 22,3% [70]. Tỷ lệ THA tăng dần theo nhóm tuổi, ở độ tuổi từ
60 tuổi trở lên tỷ lệ mắc THA khoảng 50% [9],[12],[54] và THA cũng là một bệnh
chiếm tỷ lệ cao nhất (73,9%) trong 10 bệnh thường gặp ở người cao tuổi (NCT) [14].
Tăng huyết áp gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm và là một trong những yếu
tố nguy cơ chủ yếu của bệnh mạch vành, đột quỵ và bệnh thận [26],[70]. Theo
WHO, THA gây ra 7,5 triệu người chết mỗi năm và dẫn đầu trong các yếu tố nguy
cơ gây tử vong trên tồn thế giới [69]. Tại Mỹ có khoảng 77,9 triệu người có độ tuổi
từ 20 trở lên có THA, trong số đó có khoảng 69,0% người có cơn nhồi máu cơ tim;
77,0% bị đột quỵ và 74,0% bị suy tim [54]. Với tỷ lệ mắc bệnh cao và biến chứng
nặng nề, THA tạo ra một gánh nặng bệnh tật không nhỏ. Tại Mỹ, THA tiêu tốn
khoảng 46,4 tỷ USD mỗi năm [54]; con số này tại Trung Quốc là 231,7 triệu USD,
trong đó chi phí điều trị trực tiếp là lớn nhất (53,4%) [45]. Tại Việt Nam, chi phí
điều trị trực tiếp THA trung bình khoảng 65 USD/người trong đó chi phí cho điều
trị nội trú chiếm tỷ lệ cao nhất (30 USD/người) [61]. Như vậy, THA không chỉ ảnh
hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh mà còn tạo ra gánh nặng bệnh tật
cho cả gia đình và xã hội.
Hành vi tự chăm sóc đúng là một trong những yếu tố quan trọng để quản lý
tốt các bệnh mạn tính trong đó có THA [26],[47]. Với người bệnh THA việc thay
đổi hành vi tự chăm sóc có ý nghĩa trong việc kiểm sốt HA [16],[27],[34]. Theo

nghiên của Kate RL cùng CS khi NB thay đổi hành vi sức khỏe tốt thì có thể giảm
số lần nhập viện và giảm số ngày điều trị tại bệnh viện [42]. Nhiều cơng trình
nghiên cứu đã minh chứng khi NB thực hiện chế độ ăn kiêng cũng đã tác động lên
sự giảm HA [41],[62]. Thử nghiệm lâm sàng đã chỉ ra vai trò của hoạt động thể chất
trong phòng ngừa, kiểm soát và nâng cao hiệu quả điều trị HA [30],[58]. Bên cạnh
đó việc hạn chế số lượng rượu, bia uống vào hàng ngày cũng có tác dụng cải thiện


2

đáng kể chỉ số HA [63]. Nhiều tác giả cũng đã chỉ ra vai trò của tự theo dõi HA
trong việc hỗ trợ kiểm sốt HA hiệu quả [33],[50]. Ngồi ra, cũng có nhiều bằng
chứng để khuyến cáo rằng tuân thủ dùng thuốc và tái khám định kỳ đóng vai trò
quan trọng cho NB THA quản lý tốt bệnh của mình [33],[64]. Như vậy, một lối
sống lành mạnh khơng những làm giảm chỉ số HA mà còn làm tăng hiệu quả điều
trị của thuốc hạ HA từ đó giúp NB quản lý bệnh của mình tốt hơn và hơn tất cả là
nâng cao được chất lượng cuộc sống của NB.
Mặc dù lợi ích của thay đổi hành vi đã được minh chứng rất rõ nhưng trên
thực tế hành vi tự chăm sóc của những NCT THA vẫn cịn thấp [7],[36],[71]. Tại
Nam Định, tỷ lệ mắc THA ở NCT là 52,4%, trong đó tỷ lệ THA ở nhóm tuổi từ 70
tuổi trở lên cao hơn nhóm tuổi từ 60 – 69 tuổi; 49,6% số NCT tăng huyết áp không
điều trị và trong số những người có tham gia điều trị có 30,2% không tuân thủ đúng
phác đồ điều trị [12]. Theo thống kê của bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định, năm
2015 có khoảng 3086 NB THA đang tham gia quản lý điều trị ngoại trú, trong số đó
chủ yếu là NCT và nhiều người trong số này phải nhập viện vì các biến chứng do
THA gây nên. Đến thời điểm hiện tại, chưa có một nghiên cứu nào tìm hiểu các yếu
tố liên quan đến hành vi tự chăm sóc của NB cao tuổi THA tại Nam Định. Vì vậy,
chúng tơi thực hiện đề tài “Hành vi tự chăm sóc ở người cao tuổităng huyết áp đang
điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định năm 2016 và một số yếu tố
liên quan” nhằm mục tiêu.



3

Mục tiêu nghiên cứu:
1. Mô tả hành vi tự chăm sóc ở người cao tuổi tăng huyết áp đang điều trị ngoại
trú tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định năm 2016.
2. Xác định một số yếu tố liên quan tới hành vi tự chăm sóc ở người cao tuổi
tăng huyết áp đang điều trị ngoại trú tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định
năm 2016.


4

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đại cương về tăng huyết áp
1.1.1. Khái niệm:
Tăng huyết áp là khi huyết áp tâm thu ≥ 140mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương
≥ 90mmHg [4],[26].
1.1.2. Phân loại:
Phân loại tăng huyết áp theo JNC 7 (The Seventh Report of the Joint
National Committee [26].
Bảng 1.1: Phân loại tăng huyết áp theo JNC 7.

Phân độ THA

Huyết áp
Tâm thu (mmHg)

Tâm trương (mmHg)


< 120

và < 80

Tiền THA

120 - 139

hoặc 80 - 89

THA giai đoạn 1

140 - 150

hoặc 90 - 99

THA giai đoạn 2

≥ 160

hoặc ≥ 100

Bình thường

1.1.3. Dịch tễ về tăng huyết áp
Trên thế giới, theo thống kê của WHO năm 2014 tỷ lệ người trưởng thành từ
18 tuổi trở lên có cao huyết áp là 22,3% (nam 24,0%; nữ 20,5%); cao nhất là khu
vực châu Phi: 29,6% (nam 29,7%; nữ 29,5%) và thấp nhất là châu Mỹ: 18,2% (nam
20,8%; nữ 15,6%). Khu vực châu Âu có tỷ lệ mắc THA ở người trưởng thành là

23,4% (nam 27,1%; nữ 19,7%) [70]. Tại Hoa Kỳ, tăng huyết áp là nguy cơ chính
gây nên các bệnh đột quỵ và bệnh lý tim mạch, gần một phần ba người trưởng thành
tại Mỹ tăng huyết áp và hơn một nửa trong số đó khơng kiểm sốt được chỉ số huyết
áp và gây ra khoảng 1000 ca tử vong mỗi ngày [24]; Theo trung tâm Quốc gia về
thống kê y tế của Mỹ cho thấy tỷ lệ mắc tăng huyết áp ở người trưởng thành là
29,0%; trong đó nhóm tuổi trên 60 tuổi trở lên chiếm tỷ lệ cao nhất (64,9%) [72]. Ở
Anh tỷ lệ mắc bệnh THA ở người trưởng thành là 15,3% (nam 18,0%; nữ 12,5%);
con số này tại Trung Quốc là 18,7% (nam 20,4%; nữ 17,0%) [70]; Tuy nhiên theo


5

nghiên cứu của Gao Y cùng CS năm 2013 cho thấy tỷ lệ mắc THA ở người trưởng
thành tại Trung Quốc là 26,6% trong đó đối tượng NCT chiếm tỷ lệ cao nhất
(56,5%) và đặc biệt chỉ có 36,2% người bệnh THA được điều trị và 11,1% kiểm
soát tốt chỉ số HA của mình [32]. Tại khu vực Đơng Nam Á, tỷ lệ mắc THA người
trưởng thành là 24,8% (nam 25,3%; nữ 24,2%). Như vậy, nam giới có tỷ lệ mắc
THA cao hơn hơn nữ giới. Các nước có thu nhập thấp tỷ lệ mắc THA (28,0%) cao
hơn các nước có thu nhập cao (18,7%) [70] và đặc biệt tăng huyết áp có tỷ lệ mắc
tăng dần theo lứa tuổi; ở nhóm tuổi dưới 65 tuổi thì nam giới mắc THA cao hơn nữ
giới, nhưng từ 65 tuổi trở lên thì nữ giới mắc THA lại cao hơn nam giới (biểu đồ 1.1).

Biểu đồ 1.1: Tỷ lê tăng huyết áp toàn cầu theo tuổi và giới [54].
Tại Việt Nam, theo nguồn số liệu của Tổ chức Y tế thế giới (2014), tỷ lệ
người Việt Nam ở độ tuổi từ 18 tuổi trở lên mắc THA là 22,3% (nam 23,4%; nữ
21,1%) [70]. Theo nghiên cứu của Phạm Thái Sơn, tỷ lệ NB từ 25 tuổi trở lên THA
khá cao 25,1% (nam 28,3%; nữ 23,1% ); trong đó 51,6% khơng nhận thức được về
bệnh; 38,9% không điều trị và trong số những người có điều trị thì có đến 63,7%
chưa kiểm sốt được HA; đặc biệt nghiên cứu này đã chỉ ra tỷ lệ mắc THA tăng dần
theo lứa tuổi, cao nhất là nhóm tuổi từ 75 tuổi trở lên (hình 1.2) [60].



6

Biểu đồ 1.2: Tỷ lệ tăng huyết áp tại Việt Nam theo tuổi và giới [60]
Một nghiên cứu về nhận thức, điều trị và kiểm soát THA tại Thái Nguyên
cho thấy tỷ lệ THA trong nhóm đối tượng NCT là 53%; chỉ có 47% NB có nhận
thức đúng về bệnh, trong số này chỉ có 46% NB tuân thủ điều trị và chỉ có 32% số
NB điều trị kiểm sốt được HA [35]. Tác giả Nguyễn Tuấn Khanh và CS (2012) chỉ
ra tỷ lệ mắc THA ở NCT tại thành phố Mỹ Tho là 48,6%; tỷ lệ THA cao nhất ở
nhóm tuổi ≥ 80 tuổi [11]. Một nghiên cứu khác của Nguyễn Thái Hoàng cùng CS
năm 2012 cũng cho thấy tỷ lệ mắc huyết áp của NCT tại Thành phố Cần Thơ rất cao
(49,9%) [9]. Tác giả Hoàng Đức Thuận Anh cùng CS nghiên cứu thấy tỷ lệ tăng
huyết áp của NCT tại huyện Hương Thủy, thừa Thiên Huế là 35,6% [1]. Tại Gia
Lâm - Hà Nội, tỷ lệ mắc tăng huyết áp ở NCT là 45,0% và tỷ lệ này tăng dần theo
nhóm tuổi, nhóm tuổi trên 80 chiếm tỷ lệ cao nhất [18]. Tác giả Lê Văn Hợi trong
một nghiên cứu về đặc điểm nhân khẩu học và thực trạng tăng huyết áp ở NCT cho
thấy: tỷ lệ tăng huyết áp ở NCT là 39% trong đo tỷ lệ THA ở nữ giới (36,9%) thì
thấp hơn nam giới (43,9%) [10]. Nguyễn Thị Mỹ Hạnh trong một nghiên cứu mô tả
cắt ngang trên đối tượng người bệnh THA đang điều trị ngoại trú của bệnh viện
Trưng Vương cho thấy tỷ lệ THA cũng tăng dần theo tuổi và nhóm tuổi trên 60 tuổi
chiếm tỷ lệ cao nhất là 53,4% (biểu đồ 1.3) [8].


7

%
60

53,4


50
40

29,2

30
13,5

20
3,9

10
0

18 - 39

40 - 49

50 - 59

≥ 60

Biểu đồ 1.3: Tỷ lệ NB đang điều trị THA ngoại trú theo nhóm tuổi [8].
Tại Nam Định, theo nghiên cứu của Trần Văn Long (2012) tỷ lệ mắc THA
của NCT là 52,4% (nam 60,7%; nữ 48,6%); nhóm tuổi từ 70 tuổi trở lên có tỷ lệ
mắc THA cao hơn nhóm từ 60 – 69 tuổi; trong số những người tăng huyết áp có đến
49,6% khơng điều trị, trong số những người có tham gia điều trị có 30,2% khơng
tn thủ đúng phác đồ điều trị [12].
1.1.4. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh

1.1.4.1. Nguyên nhân:
* THA nguyên phát: chiếm gần 90% trường hợp bị THA.
* THA thứ phát:
- Bệnh thận: Viêm cầu thận cấp, viêm cầu thận mạn, ứ nước bể thận, u thận.
- Nội tiết:
+ Bệnh vỏ tuyến thượng thận, hội chứng Cushing, hội chứng tăng
aldosteron tiên phát, sai lạc trong sinh tổng hợp Corticosteroid.
+ Bệnh tủy thượng thận, u tủy thượng thận.
- Bệnh tim mạch: Bệnh hẹp eo động mạch chủ, viêm hẹp động mạch chủ
bụng, hở van động mạch chủ.
-Thuốc:

Các

hormone

tránh

thai,

cam

thảo,

carbenoxolone,

A.C.T.H.Corticoides, các IMAO, chất chống trầm cảm vòng...


8


- THA thai kỳ: Tăng huyết áp thường xuất hiện trên sản phụ mang thai ở tuần
thứ 20 của thai kỳ.
- Các nguyên nhân khác: Bệnh cường giáp, bệnh đa hồng cầu, toan hô hấp…
1.1.4.2. Cơ chế sinh bệnh
a) Cơ chế bệnh sinh của THA nguyên phát
* Biến đổi về huyết động:
- Tần số tim tăng, lưu lượng tim tăng dần, giai đoạn đầu có hiện tượng co
mạch để phân bổ lại máu lưu thông từ ngoại vi về tim, phổi do đó sức cản mạch
máu cũng tăng dần. Tim có những biểu hiện tăng hoạt động bù trừ và dẫn đến dày
thất trái. Giai đoạn sau huyết áp và sức cản ngoại biên toàn bộ tăng dần, lưu lượng
tim và lưu lượng tâm thu càng giảm, cuối cùng sẽ dẫn đến suy tim.
- Tại thận, giai đoạn đầu tăng tốc độ lọc cầu thận và hoạt động chung của
thận vẫn cịn duy trì. Giai đoạn sau sức cản mạch thận tăng, giảm lưu lượng máu tại
thận, chức năng thận suy giảm.
- Tại não, lưu lượng vẫn giữ được thăng bằng trong một giới hạn nhất định ở
thời kỳ có THA rõ. Giai đoạn sau, sức cản ngoại biên tăng thể tích huyết tương có
xu hướng giảm cho đến khi thận suy → thể tích dịch trong máu tăng có thể tăng →
phù não.
* Biến đổi về thần kinh:
- Ở thời kỳ đầu, tăng hoạt động thần kinh giao cảm sẽ làm tăng hoạt động cơ
tim biểu hiện trên lâm sàng là tăng tần số tim và sự tăng lưu lượng tim. Đồng thời
kích thích thần kinh giao cảm cũng làm co động mạch ngoại vi và co động mạch
thận từ đó nó làm tăng sức cản ngoại vi và để lại hậu quả cuối cùng là làm tăng
huyết áp động mạch.
- Tác dụng co mạch của Adrenalin và Noradrenalin: Khi hệ thần kinh giao
cảm bị kích thích, tủy thượng thận tiết ra Adrenalin và Noradrenalin. Adrenalin có
tác dụng co mạch dưới da nhưng lại làm giãn mạch vành, mạch não, mạch cơ vân
nên chỉ làm tăng huyết áp tối đa. Noraderalin có tác dụng co mạch tồn thân nên
làm tăng cả huyết áp tối đa và huyết áp tối thiểu.



9

- Hệ thần kinh tự động giao cảm được điều khiển bởi hệ thần kinh trung
ương và cả hai hệ này liên hệ nhau qua trung gian các thụ cảm áp lực.
* Biến đổi về dịch thể
- Hệ Renin-Angiotensine-Aldosterone (RAA): Renin là enzyme được tế bào
của tổ chức cạnh cầu thận tiết ra khi có yếu tố kích thích. Sự phóng thích Renine
được điều khiển qua ba yếu tố: Áp lực tưới máu thận; lượng Na+ ở ống lượn xa và
hệ thần kinh giao cảm. Dưới tác dụng của Renin Angiotesinogene do gan tiết ra sẽ
tạo thành Angiotesine I (là peptid có 10 acid amin), theo máu đến tuần hồn phổi
được tách khỏi chất vận chuyển và cắt đi 2 acid amin nhờ coverting enzyme ở phổi
tạo thành Angiotesine II (là peptid có 8 acid amin) là một chất có nhiều tác dụng:
+ Trên mạch máu: Angiotesine II làm co các tiểu động mạch sát với mao
mạch, làm tăng sức cản ngoại biên → làm THA. Tác dụng co mạch của Angiotesine
II mạnh gấp 30 lần so với Noradrenalin.
+ Kích thích lớp cầu của vỏ thượng thận bài tiết Aldosterol, có tác dụng tăng
tái hấp thu Natri và nước, từ đó gây tăng thể tích máu → làm THA.
+ Kích thích trực tiếp lên ống thận là tăng tái hấp thu Natri → tăng thể tích
máu → làm THA.
+ Kích thích vào các cúc tận cùng của thần kinh giao cảm làm tăng bài tiết
noradrenalin và giảm tái nhập noradrenalin trở lại các cúc tận cùng → làm co mạch
toàn thân → tăng sức cản ngoại vi → làm THA.
+ Làm tăng tính nhạy cảm của noradrenalin đối với mạch máu.
- Giảm chất điều hòa HA: Prostaglandin E2 và Kali Krein ở thận có chức
năng điều hịa HA, hạ canxi máu, tăng canxi niệu. Khi chất này bị ức chế hoặc bị
thiếu sẽ gây THA.
b) Cơ chế sinh bệnh của THA thứ phát:
- Bệnh thận ở nhu mô thận: Cơ chế gây THA thứ phát do thận liên quan

đến thể tích lịng mạch hoặc tăng hoạt động của hệ Renin–Angiotnesin–
Aldosteron (R.A.A), giảm sản xuất chất giãn mạch cần thiết (có thể là


10

prostaglandin hoặc bradikinin) giảm bất hoạt các chất giãn mạch hoặc kém thải
trừ natri, từ đó làm THA.
- Tăng huyết áp do dị dạng động mạch thận: khi động mạch thận bị dị dạng
→ giảm tưới máu nhu mô thận → hoạt hóa hệ RAA, Angiotensin II được giải
phóng gây co mạch toàn thân.
- U tủy thượng thận là nguyên nhân hiếm gặp: là khối u tế bào ưa crôm sản
xuất và phóng thích ra lượng lớn catecholamine.
Cường aldosterol và hội chứng cushing: hậu quả angiotensin II kích thích
làm tăng aldosteron gây giữ natri ở ống thận, từ đó kéo theo giữa nước, làm tăng thể
tích tuần hồn → THA.
- Hẹp eo động mạch chủ (7% người bệnh tim bẩm sinh): đường kính động
mạch chủ có thể bị nhỏ hoặc bị thắt ở bất kỳ vị trí nào của động mạch. Trong hẹp eo
động mạch chủ gây THA ở chi trên trong khi đó lại gây hạ HA ở chi dưới, HA chi
trên cao hơn chi dưới khoảng 30mmHg.
- Tăng huyết áp ở phụ nữ có thai: Là tình trạng THA xuất hiện từ tuần thứ 20
của thai kỳ và mất đi chậm nhất là 6 tuần sau đẻ, có thể kèm theo protein niệu
và/hoặc phù.
- Sử dụng estrogen (5% phụ nữ sử dụng thuốc): Estrogen gây kích thích tổng
hợp angiotensin và làm tăng angiotensin II, làm cường aldosteron thứ phát, từ đó
gây kích thích hoạt động của hệ R.A.A → làm THA.
- Các nguyên nhân khác: THA kết hợp tăng kali máu, tăng canxi máu do
cường tuyến cận giáp.
1.1.5. Các yếu tố nguy cơ làm tăng huyết áp
1.1.5.1. Nhóm yếu tố nguy cơ có thể thay đổi

* Ăn mặn: Nếu một người trưởng thành ăn nhiều hơn 6 gram muối (1 thìa
cafe) mỗi ngày thì được gọi là ăn mặn [5].
Thói quen ăn mặn ảnh hưởng khơng tốt tới sức khoẻ và là một trong những
yếu tố nguy cơ gây tăng huyết áp và các bệnh lý tim mạch. Với chế độ ăn nhiều
muối, nước sẽ được giữ lại trong lịng mạch làm tăng thể tích máu lưu thơng, làm


11

tăng áp lực máu trong lòng mạch dẫn tới THA. Một chế độ ăn giảm muối dưới 2,4
gram mỗi ngày có thể làm giảm huyết áp tối đa từ 2 – 8 mmHg [26].
Nghiên cứu của Trần Thanh Tú và CS (2014) cho thấy những NCT có thói
quen ăn mặn có tỷ lệ mắc THA cao hơn 4,8 lần những người không ăn mặn [18].
Nghiên cứu của Ha, Đ.A.và CS (2013) cho thấy ở những người có thói quen ăn mặn
thì nguy cơ THA cao gấp 1,16 lần so với những người không ăn mặn [35].
* Chế độ ăn quá ít Kali
Kali giúp duy trì cân bằng nồng độ muối trong tế bào, từ đó nó kiểm sốt thể
tích tuần hoàn trong cơ thể. Nếu nồng độ K+ trong máu giảm thì lại làm tăng lượng
Na+ trong máu từ đó nó làm tăng thể tích tuần hồn, gây ra tăng huyết áp.
Ăn ít trái cây và rau có thể gây ra khoảng 14,0% tỷ lệ tử vong do ung thư
đường tiêu hóa; 11,0% tỷ lệ tử vong do nhồi máu cơ tim và khoảng 9% tỷ lệ tử vong
do đột quỵ [5]. Hiệu quả của việc lựa chọn một chế độ ăn nhiều trái cây và rau quả
có thể để đảm bảo đủ kali, canxi và chất xơ, đồng thời với việc sử dụng các thực
phẩm có ít chất béo bão hịa và chất béo chuyển hóa thì có thể làm giảm huyết áp
tâm thu khoảng 8-14 mmHg trên người bệnh THA [26].
* Thừa cân, béo phì: Trọng lượng cơ thể của mỗi người được theo dõi bằng
chỉ số khối cơ thể BMI (Body Mass Index) và BMI được tính theo cơng thức cân
nặng (kg) chia cho bình phương chiều cao (mét). Thừa cân khi chỉ số BMI ≥ 23
kg/m2; béo phì khi chỉ số BMI từ 25 kg/m2 trở lên [5].
Thừa cân, béo phì là một trong những yếu tố nguy cơ làm phát triển bệnh

huyết áp nói riêng và bệnh tim mạch nói chung, bởi vì khi đó Cholesterol hay còn
gọi là mỡ máu, đặc biệt là cholesterol tỷ trọng thấp (LDL-C) trong máu tăng cao
gây ra nguy cơ xơ hóa mạch máu, từ đó làm tăng huyết áp. Nếu tăng 5 – 10kg trọng
lượng cơ thể so với cân nặng chuẩn (lúc 18 tuổi) sẽ làm tăng gấp đôi nguy cơ xuất
hiện THA. Nghiên cứu của Nguyễn Lân Việt và CS (2007) cho thấy những người
có chỉ số BMI từ 23 trở lên sẽ có nguy cơ bị THA cao hơn người có BMI < 18,5
(chuẩn) là 1,61 lần. Người có BMI > 30 có nguy cơ bị THA hơn chuẩn là 5,2 lần
[19]. Một nghiên cứu khác cũng cho thấy NCT có BMI ≥ 23 kg/m2 có nguy cơ


12

THA cao gấp 1,38 lần so với NCT có BMI < 23 kg/m2; NCT béo bụng có nguy cơ
THA cao gấp 1,63 và 1,57 lần so với NCT không béo bụng (p = 0,001) [9].
* Ít vận động thể lực: Ít vận động thể lực sẽ làm tăng nguy cơ thừa cân, béo
phì. Tập thể dục thường xuyên là liệu pháp nền tảng cho việc phòng ngừa, điều trị
và kiểm sốt tăng huyết áp.
Với những người có chế độ luyện tập thể chất thường xun thì có thể giảm
được huyết áp tối đa từ 4-9 mmHg [26].
Nghiên cứu của Hà, Đ.A. và CS (2013) cho thấy ở những người thừa cân,
béo phì thì nguy cơ bị THA cao gấp 3,47 lần so với nhóm người bình thường [35].
Nghiên cứu của Park, Y.H. và CS (2011) sau một can thiệp giáo dục về luyện tập
trên đối tượng NCT có tăng huyết áp thì HA tâm thu giảm có ý nghĩa thống kê so
với nhóm chứng từ 133,1 (9,3) mmHg xuống cịn 122,3 (11,1) mmHg [58]. Fagard
R.H. và CornelissenV.A. (2007) trong một bài báo phân tích đã kết luận luyện tập là
một liệu pháp nền tảng cho phòng ngừa, điều trị và kiểm soát THA [30].
* Uống nhiều rượu, bia.
Cồn trong rượu bia chính là nguyên nhân làm THA. Cứ hấp thu 10g cồn,
huyết áp tăng lên khoảng 1 mmHg. Trên người bệnh THA khi uống rượu, bia quá
nhiều làm rối loạn nhịp tim, đặc biệt là ngoại tâm thu trên thất và huyết áp tăng đột

biến tạm thời, gây nhiều biến chứng nguy hiểm như đột quỵ, suy tim,…. Thêm vào
đó, khi uống quá nhiều rượu, bia có nguy cơ dẫn đến béo phì – một yếu tố gây
THA, bởi vì 314 ml bia có độ cồn 5% thì chứa hơn 100 calo. Ngược lại, uống rượu
với mức độ vừa phải có thể làm giảm huyết áp từ 2 – 4 mmHg. NB THA nếu dùng
thường xuyên một lượng rượu nhỏ sẽ có tác dụng làm giảm các nguyên nhân gây tử
vong nói chung và do tim mạch nói riêng [5]. Nghiên cứu của Nguyễn Lân Việt
cùng CS đã chỉ ra những người có thói quen uống nhiều rượu sẽ có nguy cơ mắc
bệnh THA cao gấp 1,72 lần người không uống rượu, p < 0,01[19].
* Hút thuốc lá, thuốc lào và hút thuốc thụ động
Khói thuốc gây ra vữa xơ động mạch theo nhiều cơ chế: Trước hết nó làm
tăng nồng độ chất carbon monoxid (một chất có nhiều trong thuốc lá), là chất làm


13

tổn thương sự tồn vẹn mềm dẻo của lịng mạch tạo điều kiện cho hình thành nhanh
mảng xơ vữa; hút thuốc làm giảm chất HDL-cholesterol (cholesterol có lợi) và làm
tăng nồng độ LDL-cholesterol (cholesterol có hại) và tăng triglycerid (mỡ máu) gây
tăng tình trạng vữa xơ động mạch. Ngồi ra, khói thuốc làm tăng khả năng đơng
máu, làm tổn thương lớp tế bào nội mạc mạch, vì vậy sẽ dễ hình thành cục máu
đơng trên cơ sở mảng xơ vữa. Mặt khác nồng độ Nicotine trong máu tăng cũng gây
co mạch, tăng huyết áp, tăng nhịp tim hoặc gây rối loạn nhịp tim [5].
Các nghiên cứu cũng cho thấy mức độ ảnh hưởng đến tim mạch cũng tăng theo
mức độ hút thuốc lá, hút càng nhiều và hút càng lâu thì nguy cơ mắc bệnh tim mạch
càng cao. Nghiên cứu của Nguyễn Lân Việt và CS (2007) chỉ ra rằng ở những người có
thói quen hút thuốc lá sẽ có nguy cơ mắc bệnh THA cao gấp 1,45 lần người không hút
thuốc lá, p < 0,01 [19]. Nghiên cứu của Hà, Đ.A. và CS chỉ ra ở những người hút thuốc
nguy cơ mắc THA cao gấp 1,25 lần so với người không hút thuốc [35].
Bên cạnh tác hại của việc hút thuốc lá lên HA, hiện nay vấn đề hút thuốc thụ
động cũng đặc biệt được quan tâm. Bởi nhiều người hút thuốc thụ động không ý

thức được tác hại do nó gây ra. Khói toả ra từ đầu điếu thuốc lá đang cháy độc hại
hơn khói thuốc lá do người hút hít vào vì có chứa nhiều chất độc hại hơn gấp 26 lần
do cháy ở nhiệt độ cao và khơng qua bộ phận lọc. Người thường xun hít phải khói
thuốc tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành lên 25-30%, mắc bệnh phổi lên 20-30% và
tăng nguy cơ đột quỵ lên 82% [3]. Có thể nói, khói thuốc thụ động độc hại không
kém so với hút thuốc. Một nghiên cứu phân tích đã cho thấy tỷ lệ tử vong do nhồi
máu cơ tim ở những người hút thuốc thụ động cao gấp 1,13 lần so với người không
hút thuốc thụ động; và tỷ lệ tử vong của những người đột quỵ có hút thuốc thụ động
cao hơn những người đột quỵ khơng hút thuốc thụ động [23].
* Có nhiều căng thẳng, lo âu quá mức
Căng thẳng tâm lý được cho là một yếu tố gây bệnh vữa xơ động mạch quan
trọng. Căng thẳng về tâm lý gây tăng hoạt động của hệ thần kinh giao cảm và do
vậy gây ảnh hưởng xấu đến thành mạch, làm rối loạn tuần hoàn và tăng nguy cơ gây
tổn thương các tế bào nội mạc, làm tăng tính thấm của tế bào nội mạc, làm tăng


14

nguy cơ lắng đọng LDL-C gây hình thành và phát triển vữa xơ động mạch từ đó
làm THA [5],[26].
Có giả thuyết cho rằng khi bị căng thẳng về tâm lý cấp tính có thể gây rung
thất và đột tử, do kích hoạt hệ thống bảo vệ dẫn đến làm giảm đột ngột trương lực
phó giao cảm. Thơng qua cơ chế thần kinh phó giao cảm trung ương làm mất sự ổn
định về điện học của tim, đồng thời làm tăng trương lực thần kinh giao cảm ở tim
dẫn đến làm tăng tần số tim, tăng co bóp cơ tim, THA tâm thu và gây thiếu máu cơ
tim ở các người bệnh có vữa xơ động mạch vành, làm tăng nguy cơ bị rung thất và
đột tử [5]. Hu B. và CS (2015) trong một nghiên cứu mô tả cắt ngang cho thấy ở
nhóm người có stress tâm lý thì nguy cơ tăng huyết áp cao gấp 1,247 lần so với
nhóm ít bị stress [38]. Một nghiên cứu khác của Agyei B.và CS (2014) về mối liên
quan giữa stress tâm lý và tăng huyết áp ở người Ghana ở Amsterdam, Hà Lan cho

thấy ở nhóm người bị stress tâm lý ở mức độ cao thì nguy cơ mắc tăng huyết áp cao
gấp 0,99 lần so với nhóm bị tress tâm lý ở mức độ thấp [21].
1.1.5.2. Nhóm yếu tố nguy cơ khơng thể thay đổi được.
Có nhiều yếu tố nguy cơ khơng thể thay đổi được như:
Giới tính: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng nam giới mắc THA cao hơn nữ giới
[19],[35]. Theo nghiên cứu của Trần Văn Long và CS (2010) cho thấy có mối liên
quan chặt chẽ giữa giới tính với tình trạng tăng huyết áp; nghiên cứu chỉ ra nam giới có
tỷ lệ mắc bệnh cao hơn nữ giới [12]. Một nghiên cứu khác của Phạm Thái Sơn (2012)
thì cho rằng ở độ tuổi từ 20 – 64 tuổi thì nam giới mắc bệnh THA cao hơn nữ giới,
nhưng từ 65 tuổi trở lên thì tỷ lệ mắc THA ở nữ giới lại cao hơn nam giới [60].
Tuổi: Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng tuổi càng cao thì tỷ lệ mắc huyết áp càng
cao [9],[19],[35],[74]. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng NCT từ 70 tuổi trở lên có
nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp cao hơn so với nhóm tuổi từ 60-69 tuổi [12],[18].
Tiền sử gia đình: Tiền sử gia đình có người bị THA sẽ có nguy cơ mắc bệnh
THA cao gấp 1,47 lần người khơng khơng có tiền sử THA, p < 0,01 [19].
Mắc bệnh đái tháo đường: Trên người bênh đái tháo đường, khi đường huyết
trong máu tăng cao, kéo dài sẽ tạo ra sản phẩm glycate hố (AGE) tích tụ ở thận và


×