BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG
NGUYỄN THỊ KIM THOA
THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN
TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ Ở NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
TÝP 2 ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA
NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU, TỈNH BẾN TRE, NĂM 2015
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.03.01
HÀ NỘI, 2015
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG
NGUYỄN THỊ KIM THOA
THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN
TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ Ở NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
TÝP 2 ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA
NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU, TỈNH BẾN TRE, NĂM 2015
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.03.01
TS PHẠM THÁI SƠN
ThS TRẦN THỊ ĐỨC HẠNH
HÀ NỘI, 2015
i
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài này, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của thầy cô,
đồng nghiệp, bạn bè và gia đình.
Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến TS. Phạm Thái Sơn,
ThS. Trần Thị Đức Hạnh đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt cho tôi những kiến thức
và kinh nghiệm quý báu trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, các thầy cô giáo Trường Đại học
Y tế Công cộng Hà Nội và Trường Cao đẳng Y tế Đồng Tháp đã trang bị kiến thức,
tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trường và hoàn thành
đề tài.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, tập thể giáo viên Trường Trung
cấp Y tế Bến Tre đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi suốt thời gian học tập.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ, tạo điều kiện của Ban Giám đốc Bệnh viện
Nguyễn Đình Chiểu Bến Tre, lãnh đạo các khoa phòng, bác sỹ và điều dưỡng các
khoa có liên quan đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp đã đóng góp nhiều ý kiến quý
báu để tôi hoàn thành đề tài.
Tôi vô cùng biết ơn những người thân trong gia đình đã giúp đỡ vật chất và tinh
thần để tôi có thể hoàn thành quá trình học tập và nghiên cứu.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Đồng Tháp, ngày 30 tháng 10 năm 2015
ii
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................... vii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ .......................................................................................... vii
TÓM TẮT .............................................................................................................. viii
ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................ 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ..................................................................................... 3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................... 4
1.1. Các khái niệm về bệnh đái tháo đường ........................................................... 4
1.1.1. Định nghĩa bệnh đái tháo đường...................................................................... 4
1.1.2. Chẩn đoán bệnh đái tháo đường ...................................................................... 4
1.1.3. Phân loại bệnh đái tháo đường ........................................................................ 5
1.1.3.1. Đái tháo đường týp 1 ............................................................................... 5
1.1.3.2. Đái tháo đường týp 2 ............................................................................ 5
1.1.3.3. Đái tháo đường thai kỳ ............................................................................ 5
1.1.3.4. Các thể đái tháo đường khác................................................................... 5
1.1.4. Tình hình bệnh ĐTĐ và thực trạng TTĐT của người bệnh ĐTĐ týp 2 trên thế
giới và Việt Nam............................................................................................. 6
1.1.4.1. Tình hình bệnh ĐTĐ trên thế giới............................................................ 6
1.1.4.2. Tình hình bệnh ĐTĐ tại Việt Nam ........................................................... 6
1.1.4.3. Thực trạng TTĐT ở người bệnh ĐTĐ týp 2............................................. 7
1.1.5. Điều trị bệnh đái tháo đường ........................................................................... 8
1.1.5.1. Mục tiêu của điều trị ĐTĐ. ...................................................................... 8
1.1.5.2. Điều trị bằng chế độ dinh dưỡng ............................................................. 9
1.1.5.3. Hoạt động thể lực. ................................................................................. 10
1.1.5.4. Thuốc điều trị ĐTĐ týp 2. ...................................................................... 10
1.1.5.5. Kiểm soát đường huyết và TKĐK trong điều trị ĐTĐ týp 2. ................. 11
1.1.6. Tuân thủ điều trị và các yếu tố ảnh hưởng đến TTĐT.................................... 11
1.1.6.1. Khái niệm tuân thủ điều trị .................................................................... 11
iii
1.1.6.2. Tuân thủ điều trị ở người bệnh ĐTĐ týp 2:.......................................... 11
1.1.6.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến TTĐT ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 .................... 13
1.1.7. Biến chứng của bệnh ĐTĐ týp 2 ..................................................................... 15
1.2. Các nghiên cứu về tuân thủ điều trị ĐTĐ ......................................................16
1.2.1. Nghiên cứu trên thế giới ................................................................................. 16
1.2.2. Nghiên cứu tại Việt Nam................................................................................. 18
1.3. Khung lý thuyết ...............................................................................................21
1.4. Thông tin về địa bàn nghiên cứu......................................................................22
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................... 23
2.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................23
2.1.1.Nghiên cứu định lượng .................................................................................... 23
2.1.2. Nghiên cứu định tính ...................................................................................... 23
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ...................................................................23
2.2.1. Thời gian nghiên cứu...................................................................................... 23
2.2.2. Địa điểm nghiên cứu....................................................................................... 23
2.3. Thiết kế nghiên cứu ..........................................................................................24
2.4. Cỡ mẫu...............................................................................................................24
2.4.1. Nghiên cứu định lượng ................................................................................... 24
2.4.2. Nghiên cứu định tính ..................................................................................... 24
2.5. Phương pháp chọn mẫu..................................................................................25
2.5.1. Nghiên cứu định lượng ................................................................................... 25
2.5.2. Nghiên cứu định tính....................................................................................... 25
2.6. Phương pháp thu thập số liệu..........................................................................26
2.6.1. Công cụ thu thập số liệu ................................................................................. 26
2.6.2. Phương pháp thu thập....................................................................................... 26
2.7. Các biến số nghiên cứu.....................................................................................28
2.8. Các tiêu chí, thang điểm đánh giá TTĐT của người bệnh ĐTĐ ...................35
2.8.1. Tiêu chí đánh giá.............................................................................................. 35
2.8.2. Thang đểm đánh giá kiến thức, thực hành TTĐT của người bệnh ĐTĐ ......... 35
2.8.2.1. Thang điểm đánh giá kiến thức về bệnh, TTĐT của người bệnh ĐTĐ .. 35
iv
2.8.2.2. Thang điểm đánh giá tuân thủ điều trị của người bệnh ĐTĐ ............... 35
2.9. Xử lý và phân tích số liệu .................................................................................37
2.9.1. Nghiên cứu định lượng ................................................................................... 37
2.9.2. Nghiên cứu định tính ...................................................................................... 37
2.10. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu. ................................................................37
2.11. Hạn chế, sai số có thể gặp và biện pháp khắc phục .....................................38
2.11.1. Hạn chế......................................................................................................... 38
2.11.2. Sai số............................................................................................................. 38
2.11.3. Biện pháp khắc phục..................................................................................... 38
2.11.3.1. Đối với nghiên cứu viên ....................................................................... 38
2.11.3.2. Đối với điều tra viên ........................................................................... 39
2.11.3.3. Đối với đối tượng được phỏng vấn ...................................................... 39
Chương 3: KẾT QUẢ............................................................................................. 40
3.1. Thông tin chung về ĐTNC ...............................................................................40
3.1.1. Đặc điểm nhân khẩu học và tiền sử bệnh của ĐTNC..................................... 40
3.1.2. Đặc điểm về cung cấp DVYT và mức độ hài lòng của người bệnh.................43
3.1.3. Kiến thức của ĐTNC về bệnh và các chế độ điều trị bệnh ĐTĐ týp 2 .......... 46
3.2. Thực trạng tuân thủ điều trị của ĐTNC .........................................................51
3.2.1. Tuân thủ chế độ dinh dưỡng của ĐTNC ......................................................... 51
3.2.2. Tuân thủ hoạt động thể lực của ĐTNC ........................................................... 51
3.2.3. Tuân thủ điều trị thuốc của ĐTNC ................................................................. 54
3.2.4. Tuân thủ kiểm soát đường huyết của ĐTNC ................................................... 57
3.2.5. Tuân thủ tái khám định kỳ của ĐTNC............................................................. 57
3.2.6. Tuân thủ điều trị chung .................................................................................. 59
3.3. Một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị của ĐTNC.............................60
3.3.1. Mối liên quan giữa tuân thủ chế độ dinh dưỡng với một số yếu tố................ 60
3.3.2. Mối liên quan giữa tuân thủ hoạt động thể lực với một số yếu tố .................. 61
3.3.3. Mối liên quan giữa tuân thủ chế độ dùng thuốc với một số yếu tố............... 62
3.3.4. Mối liên quan giữa tuân thủ kiểm soát đường huyết với một số yếu tố......... 62
3.3.5. Mối liên quan giữa tuân thủ tái khám định kỳ với một số yếu tố .................. 62
v
3.3.6. Mối liên quan giữa tuân thủ điều trị chung với một số yếu tố ..................... 64
Chương 4. BÀN LUẬN .......................................................................................... 65
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 79
KHUYẾN NGHỊ..................................................................................................... 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................... 81
PHỤ LỤC .................................................................................................................86
Phụ lục 1: Giấy đồng ý tham gia trả lời....................................................................86
Phụ lục 2: Phiếu phỏng vấn người bệnh ĐTĐ týp 2 điều trị ngoại trú về sự tuân thủ
chế độ điều trị bệnh ĐTĐ .............................................................................87
Phụ lục 3: Phiếu phỏng vấn sâu người bệnh ĐTĐ týp 2 điều trị ngoại trú về tuân
thủ điều trị .................................................................................................... 98
Phụ lục 4: Phiếu phỏng vấn sâu nhân viên Y tế phụ trách khoa khám bệnh và trực
tiếp điều trị cho người bệnh đái tháo đường .............................................. 100
Phụ lục 5: Thang điểm đánh giá kiến thức, thực hành tuân thủ điều trị của người
bệnh đái tháo đường................................................................................... 102
vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ADA
American Diabetes Association
Hội Đái tháo đường Hoa Kỳ
BHYT
Bảo hiểm y tế
BMI
Body Mass Index
Chỉ số khối cơ thể (kg/m2)
BSĐT
Bác sỹ điều trị
BSTK
Bác sỹ trưởng khoa
BYT
Bộ Y tế
CĐDD
Chế độ dinh dưỡng
CĐDT
Chế độ dùng thuốc
CĐĐT
Chế độ điều trị
ĐTĐ
Đái tháo đường
ĐTNC
Đối tượng nghiên cứu
ĐTV
Điều tra viên
GDSK
Giáo dục sức khỏe
GI
Glucose Index
Chỉ số đường huyết
HĐTL
Hoạt động thể lực
IDF
International Diabetes Federation
Liên đoàn Đái tháo đường Quốc tế
KSĐH
Kiểm soát đường huyết
NCV
Nghiên cứu viên
NVYT
Nhân viên y tế
PTTH
Phổ thông trung học
TKĐK
Tái khám định kỳ
TTĐT
Tuân thủ điều trị
WHO
World Health Organization
Tổ chức Y tế Thế giới
vii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Các biến số nghiên cứu .............................................................................28
Bảng 3.1: Đặc điểm nhân khẩu học ĐTNC ...............................................................40
Bảng 3.2: Đặc điểm về tiền sử bệnh của ĐTNC ........................................................42
Bảng 3.3: Các yếu tố về cung cấp DVYT .................................................................43
Bảng 3.4: Đặc điểm về mức độ hài lòng của người bệnh với dịch vụ y tế ...............45
Bảng 3.5: Kiến thức của ĐTNC về các CĐĐT bệnh ĐTĐ týp 2 ..............................46
Bảng 3.6: Kiến thức của ĐTNC về bệnh ĐTĐ týp 2..................................................48
Bảng 3.7: Tuân thủ chế độ dinh dưỡng của ĐTNC ...................................................51
Bảng 3.8: Tuân thủ HĐTL và lý do không tuân thủ HĐTL của ĐTNC ..................53
Bảng 3.9: Đặc điểm thuốc điều trị của ĐTNC ..........................................................54
Bảng 3.10: Tuân thủ CĐDT và lý do không tuân thủ dùng thuốc của ĐTNC ............55
Bảng 3.11: Tuân thủ KSĐH và lý do không tuân thủ của ĐTNC.............................57
Bảng 3.12: Tuân thủ TKĐK và lý do không tuân thủ của ĐTNC............................58
Bảng 3.13: Mối liên quan giữa tuân thủ CĐDD với một số yếu tố ..........................60
Bảng 3.14: Mối liên quan giữa tuân thủ HĐTL với một số yếu tố ...............................61
Bảng 3.15: Mối liên quan giữa tuân thủ dùng thuốc với một số yếu tố ..................62
Bảng 3.16: Mối liên quan giữa tuân thủ KSĐH với một số yếu tố..........................63
Bảng 3.17: Mối liên quan giữa tuân thủ TKĐK với một số yếu tố .........................64
Bảng 3.18: Mối liên quan giữa tuân thủ điều trị chung với một số yếu tố ..............64
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ ĐTNC có kiến thức đạt về từng chế độ điều trị ..........................49
Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ ĐTNC có kiến thức chung đạt.....................................................49
Biểu đồ 3.3: Mức độ tuân thủ từng chế độ điều trị của ĐTNC. ................................59
Biểu đồ 3.4: Mức độ tuân thủ điều trị chung của ĐTNC ..........................................59
viii
TÓM TẮT
Đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa đang có tốc độ phát triển rất nhanh.
Việt Nam nằm trong khu vực có tỷ lệ gia tăng bệnh ĐTĐ nhanh nhất thế giới (8 20%/năm). Bênh hiện là gánh nặng về y tế và kinh tế toàn cầu [5], [46]. Là bệnh
mạn tính, nên người ĐTĐ cần theo dõi, điều trị kéo dài đến hết cuộc đời. Mục tiêu
điều trị nhằm kiểm soát tốt đường huyết và ngăn ngừa biến chứng. Để đạt được mục
tiêu điều trị, người bệnh ĐTĐ nói chung và người bệnh ĐTĐ týp 2 nói riêng phải
tuân thủ nhiều chế độ điều trị như: chế độ dinh dưỡng, hoạt động thể lực, chế độ
dùng thuốc, kiểm tra đường huyết và tái khám định kỳ. Do phải điều trị kéo dài, chế
độ điều trị lại phức tạp, nên trên thực tế tỷ lệ người bệnh ĐTĐ không tuân thủ điều
trị theo khuyến cáo là đáng báo động [12], [29], [35], [40].
Nghiên cứu “Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị ở
người bệnh đái tháo đường týp 2 điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa Nguyễn
Đình Chiểu, tỉnh Bến Tre, năm 2015” nhằm cho thấy thực trạng tuân thủ điều trị và
những lý do không tuân thủ điều trị ở người bệnh ĐTĐ týp 2 ngoại trú tại bệnh viện.
Kết quả sẽ góp phần cung cấp bằng chứng cho việc quản lý, nâng cao hoạt động
khám chữa bệnh và những vấn đề liên quan đến tuân thủ điều trị ở người bệnh ĐTĐ.
Nghiên cứu cắt ngang có phân tích kết hợp định lượng và định tính được tiến
hành tại bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu. Có 190 người bệnh ĐTĐ týp 2 đang điều trị
ngoại trú tại khoa Khám bệnh từ 04/3/2015 đến 01/4/2015 đủ tiêu chuẩn được chọn
vào nghiên cứu. Các số liệu thu thập được từ bảng câu hỏi được nhập liệu và xử lý
bằng phần mềm Epi data 3.1 và SPSS 20.0. Các băng phỏng vấn sâu (12 người bệnh
và 2 NVYT ) được gỡ băng, mã hóa nhằm bổ sung, làm rõ những lý do không tuân
thủ các chế độ điều trị ở người bệnh ĐTĐ týp 2.
Kết quả nghiên cứu có 20,0% ĐTNC tuân thủ điều trị chung. Tỷ lệ người bệnh
tuân thủ đúng theo khuyến cáo các chế độ: dinh dưỡng, hoạt động thể lực, dùng
thuốc, kiểm soát đường huyết và tái khám định kỳ lần lượt là 24,2%; 54,7%; 58,9%;
16,8% và 97,4%. Tỷ lệ người bệnh tuân thủ được 0 biện pháp; 1 biện pháp, 2 biện
pháp, 3 biện pháp, 4 biện pháp và 5 biện pháp điều trị lần lượt là 0,5%; 21,1%;
ix
30,5%; 27,9%; 13,7% và 6,3%. Kết quả tìm thấy một số yếu tố liên quan có ý nghĩa
thống kê với tuân thủ chế độ dinh dưỡng: trình độ học vấn, kiến thức của người
bệnh về dinh dưỡng, sự hài lòng của người bệnh về thông tin hướng dẫn từ NVYT,
mức độ tuân thủ chế độ hoạt động thể lực, dùng thuốc và kiểm soát đường huyết;
liên quan đến tuân thủ hoạt động thể lực: trình độ học vấn, mức thu nhập, kiến
thức của người bệnh về hoạt động thể lực; liên quan đến tuân thủ chế độ dùng
thuốc: sự hài lòng cùa người bệnh về thông tin hướng dẫn từ NVYT; liên quan đến
tuân thủ kiểm soát đường huyết là: địa chỉ, trình độ học vấn, mức thu nhập và kiến
thức của người bệnh vế kiểm soát đường huyết; liên quan đến tuân thủ tái khám
định kỳ là: đánh giá chi phí cho một lần khám của người bệnh; liên quan đến tuân
thủ điều trị chung là: trình độ học vấn, mức thu nhập, sự hài lòng của người bệnh
về thông tin hướng dẫn từ NVYT và kiến thức chung của người bệnh về các chế độ
điều trị bệnh ĐTĐ. Từ kết quả nghiên cứu, chúng tôi khuyến nghị việc tăng cường
công tác tư vấn, cung cấp kiến thức, hướng dẫn người bệnh ĐTĐ týp 2 về tuân thủ
điều trị; nhằm nâng cao tỷ lệ người bệnh ĐTĐ týp 2 tự giác tuân thủ điều trị; đạt
được mục tiêu điều trị là người bệnh duy trì và kéo dài được cuộc sống có chất
lượng.
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đái tháo đường (ĐTĐ) týp 2 là một bệnh lý mạn tính chiếm tỷ lệ cao trong các
bệnh nội tiết chuyển hóa. Bệnh với nồng độ đường trong máu tăng cao gây ra nhiều biến
chứng nghiêm trọng trên hệ thần kinh, mạch máu, gây mù lòa, loét bàn chân, suy tim,
suy thận,....làm giảm thời gian, chất lượng sống của người bệnh. Bệnh hiện đang có xu
hướng tăng nhanh, kéo theo những hậu quả nặng nề về sức khỏe và kinh tế toàn cầu [46].
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), năm 2008 cả thế giới có 135
triệu người mắc bệnh ĐTĐ chiếm 4% dân số, chỉ sau 2 năm (2010) số người mắc ĐTĐ
lên tới 221 triệu người (chiếm 5,4%). Mỗi năm, thế giới có khoảng 3,2 triệu người chết
vì bệnh ĐTĐ, tương đương số người chết vì bệnh HIV/AIDS [46], [47]. Tại Việt Nam,
năm 2001, tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ chỉ chiếm 4% thì đến năm 2010 đã tăng lên 5,7% dân số
[5].
Bệnh ĐTĐ gây nhiều biến chứng nghiêm trọng dẫn đến tử vong, nhưng nếu
người bệnh tuân thủ điều trị (TTĐT) sẽ giúp duy trì được mức đường huyết tối ưu ổn
định, kéo dài tình trạng bệnh không biến chứng, kéo dài cuộc sống chất lượng, giảm
gánh nặng bệnh tật (kinh tế, tinh thần...) cho bản thân, gia đình và xã hội. Tuy
nhiên, vì là bệnh mạn tính nên quá trình điều trị ĐTĐ đòi hỏi sự liên tục, suốt cuộc đời
người bệnh. Chế độ điều trị lại khá phức tạp, phải phối hợp tuân thủ nhiều biện pháp như
chế độ dinh dưỡng (CĐDD), hoạt động thể lực (HĐTL), chế độ dùng thuốc (CĐDT),
kiểm soát đường huyết (KSĐH) và tái khám định kỳ (TKĐK) [42]. Vì vậy, dù biết việc
TTĐT của người bệnh là cốt lõi cho sự thành công trong điều trị ĐTĐ, thì trên thực tế để
người bệnh hiểu biết và duy trì tuân thủ đầy đủ các CĐĐT vẫn còn là một thách thức
với cả bệnh nhân và thầy thuốc.
Theo thống kê của Hội Đái tháo đường Hoa Kỳ, hàng năm có trên 3,2 triệu người
ĐTĐ phải nhập viện do không tuân thủ các CĐĐT dẫn tới các bệnh lý tim mạch (40%
các ca nhập viện), các bệnh đường hô hấp và nhiễm khuẩn (30%) [32]. Tại Việt
Nam, nghiên cứu của Vũ Thị Thanh Huyền và cộng sự (2002) trên 65 bệnh nhân hạ
đường huyết tại Bệnh viện Bạch Mai có 84,6% bệnh nhân bị hạ đường huyết tại
bệnh viện và 15,4% hạ đường huyết tại nhà phải vào viện cấp cứu, nguyên nhân là do
sau tiêm Insulin chưa kịp ăn sáng [16].
2
Bệnh viện đa khoa Nguyễn Đình Chiểu Bến Tre là bệnh viện hạng II tuyến tỉnh.
Theo thống kê của bệnh viện, năm 2013 và 2014 thì bệnh ĐTĐ týp 2 là một trong năm
bệnh có s ố lượt khám bện h cao nhất (viêm đường hô hấp, tăng huyết áp, thiếu máu
cơ tim, viêm dạ dày). Từ năm 2011 đến năm 2014, số bệnh nhân ĐTĐ týp 2 điều trị
ngoại trú tích lũy tăng lên từng năm với số bệnh mỗi năm l ần lư ợ t là 540, 618, 649
và 750. Song song đó, số bệnh nhân ĐTĐ týp 2 phải nhập viện điều trị nội trú vì các
nguyên nhân như không kiểm soát được đường huyết (đường huyết tăng cao, hôn mê
tăng áp lực thẩm thấu,...), hay mắc các bệnh/ biến chứng đi kèm như loét bàn chân, suy
tim, tăng huyết áp,...cũng chiếm một tỷ lệ không nhỏ (262 bệnh ( 4 8 , 5 % ) năm 2011,
272 bệnh (44,0%) năm 2012, 419 bệnh ( 6 4 , 5 % ) năm 2013 và 350 bệnh (46,6%)
năm 2014) [2], [3]. Vì sao số bệnh nhân ĐTĐ týp 2 phải nhập viện điều trị nội trú do
biến chứng cao? Hiện tại có bao nhiêu trong số các bệnh nhân ĐTĐ týp 2 điều trị ngoại
trú tại bệnh viện có kiến thức đúng về chế độ điều trị bệnh ĐTĐ và tuân thủ điều trị?
Những yếu tố nào liên quan đến việc TTĐT ở các bệnh nhân ĐTĐ này? Để có cơ sở khoa
học trả lời cho các câu hỏi trên, từ đó đề xuất các giải pháp hữu hiệu với các bên liên
quan (bệnh nhân - gia đình người bệnh ĐTĐ, bệnh viện, NVYT,...) nhằm làm giảm số
ca bệnh ĐTĐ phải nhập viện, giảm biến chứng, kéo dài cuộc sống cho các bệnh nhân
này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến tuân
thủ điều trị ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa
Nguyễn Đình Chiểu, tỉnh Bến Tre, năm 2015”.
3
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả thực trạng tuân thủ điều trị ở người bệnh đái tháo đường týp 2 điều trị ngoại
trú tại Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu, tỉnh Bến Tre, năm 2015.
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị ở người bệnh đái tháo đường
týp 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu, tỉnh Bến Tre, năm 2015.
4
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Các khái niệm về bệnh đái tháo đường
1.1.1. Định nghĩa bệnh đái tháo đường
Theo WHO: ĐTĐ là một hội chứng có đặc tính biểu hiện bằng sự tăng glucose
máu do hậu quả của việc mất hoàn toàn Insulin hoặc do liên quan đến sự suy yếu trong
bài tiết, hoạt động của Insulin [43].
Theo Hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) (2003): ĐTĐ là một bệnh lý chuyển
hóa đặc trưng bởi tăng glucose máu do khiếm khuyết Insulin, khiếm khuyết hoạt động
Insulin hoặc cả hai. Tăng glucose máu mạn tính trong ĐTĐ sẽ gây tổn thương, rối loạn
chức năng hay suy nhiều cơ quan, đặc biệt là mắt, thận, thần kinh, tim và mạch máu [32].
1.1.2. Chẩn đoán bệnh đái tháo đường
Theo WHO (2006) thì tiêu chuẩn chẩn đoán xác định ĐTĐ nếu có 1 trong 3 xét
nghiệm dưới đây [43].
- Glucose máu lúc đói ≥ 1,26 g/l (≈ 7mmol/l), làm ít nhất 2 lần.
- Glucose máu ở thời điểm bất kỳ ≥ 2g/l (≈ 11,1 mmol/l ) có kèm theo triệu
chứng lâm sàng.
- Glucose máu sau 2 giờ làm nghiệm pháp tăng đường huyết ≥ 11,1mmol/l.
Chẩn đoán ĐTĐ týp 2:
Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ týp 2 gồm tiêu chuẩn xét nghiệm chẩn đoán ĐTĐ
chung của WHO năm 2006 và các triệu chứng lâm sàng [43]:
- Khát nước, tiểu nhiều
- Đói
- Sụt cân
- Nhìn mờ
- Vết thương lâu lành và nhiễm trùng tái phát thường xuyên.
Tuy nhiên, các triệu chứng này thường ít rõ ràng ở người ĐTĐ týp 2. Vì vậy, trên
lâm sàng còn được phối hợp với các yếu tố như tuổi mắc bệnh, thể trạng, tiền sử gia đình
để phân biệt với các thể ĐTĐ khác.
5
1.1.3. Phân loại bệnh đái tháo đường
1.1.3.1. Đái tháo đường týp 1 (ĐTĐ phụ thuộc Insulin)
ĐTĐ týp 1 hay ĐTĐ phụ thuộc Insulin là có phá hủy tế bào bêta và thiếu Insulin
tuyệt đối. Thường xảy ra ở người trẻ, liên quan đến yếu tố di truyền, chiếm 5 - 10% các
trường hợp ĐTĐ [9], [43]. Ở Việt Nam chưa có số liệu điều tra quốc gia, nhưng theo
thống kê từ các bệnh viện thì tỷ lệ mắc ĐTĐ týp 1 vào khoảng 7 - 8% tổng số bệnh nhân
ĐTĐ [5], [9].
1.1.3.2. Đái tháo đường týp 2 (ĐTĐ không phụ thuộc Insulin)
Đái tháo đường týp 2 chiếm khoảng 90-95% bệnh nhân ĐTĐ [41].
Đái tháo đường týp 2 hay ĐTĐ không phụ thuộc Insulin đặc trưng bởi kháng
Insulin, giảm tiết Insulin, tăng sản xuất glucose từ gan và bất thường chuyển hóa mỡ. Ở
giai đoạn đầu, những bệnh nhân ĐTĐ týp 2 không cần Insulin cho điều trị nhưng sau
nhiều năm mắc bệnh, nhìn chung Insulin máu giảm dần và bệnh nhân dần dần lệ thuộc
vào Insulin để cân bằng đường máu [6], [41].
Trước đây, ĐTĐ týp 2 thường xảy ra ở người trên 40 tuổi và nguy cơ tăng lên theo
tuổi. Nhưng hiện nay, song song với tốc độ phát triển kinh tế và đô thị hóa, sự phổ biến
của thức ăn nhanh cùng lối sống tĩnh tại, tỷ lệ người béo phì (nhất là trẻ em) ngày một
cao, nên bệnh ĐTĐ týp 2 ngày càng trẻ hóa và tăng nhanh (do béo phì làm tăng sự đề
kháng với Insulin) [5], [45], [46].
1.1.3.3. Đái tháo đường thai kỳ
Đái tháo đường thai kỳ chiếm 1 - 2% người mang thai, do đường huyết tăng hoặc
giảm dung nạp glucose, thường gặp ở phụ nữ mang thai lần đầu. Sự tiến triển của ĐTĐ
thai kỳ sau sinh theo ba khả năng: Đái tháo đường thực sự, hoặc giảm dung nạp glucose,
hoặc bình thường [9], [10], [43].
1.1.3.4. Các thể ĐTĐ khác (hiếm gặp)
Đái tháo đường do khiếm khuyết gen hoạt hóa tế bào bêta, thường khởi phát ở
người trẻ dưới 25 tuổi; do thiếu hụt hoạt động Insulin trong di truyền; do bệnh tụy ngoại
tiết; do các bệnh nội tiết khác như: hội chứng Cushing, u tủy thượng thận…; ĐTĐ
do thuốc hoặc hóa chất (hóa chất diệt chuột, glucocorticoid); do mắc các bệnh nhiễm
trùng như nhiễm adenovirus, virus quai bị,...[9],[43].
6
1.1.4. Tình hình bệnh ĐTĐ và thực trạng TTĐT của người bệnh ĐTĐ týp 2 trên thế
giới và Việt Nam
1.1.4.1. Tình hình bệnh ĐTĐ trên thế giới
Báo cáo của WHO (2014) về bệnh không truyền nhiễm cho thấy ĐTĐ là một
trong bốn bệnh không lây gây tàn phế và tử vong cao nhất (tim mạch, ung thư, ĐTĐ và
bệnh đường hô hấp mãn tính) [47]. Trong đó ĐTĐ týp 2 đặc biệt tăng nhanh trong những
năm gần đây, theo tốc độ phát triển của nền kinh tế công nghiệp với nhiều thay đổi trong
lối sống: ít vận động; CĐDD không hợp lý (thức ăn nhanh nhiều chất béo) làm gia tăng
tỷ lệ người thừa cân - béo phì; hút thuốc lá, sử dụng nhiều bia rượu [45], ... Bệnh đang là
gánh nặng kinh tế - y tế toàn cầu, nhất là các nước đang phát triển. WHO đã lên tiếng
“báo động” về mối lo ngại này và đưa ra kế hoạch hành động phòng chống các bệnh
không truyền nhiễm trên toàn cầu [46].
Theo WHO, năm 1985 có khoảng 30 triệu người trên thế giới mắc bệnh ĐTĐ;
năm 1994, con số này tăng lên khoảng 110 triệu người, trong đó 98,9 triệu người mắc
ĐTĐ týp 2 [41]. Theo Viện nghiên cứu ĐTĐ quốc tế, vào năm 2000 toàn thế giới có
khoảng 151 triệu người ĐTĐ và năm 2010 là 221 triệu người, trong đó 215,6 triệu
người ĐTĐ týp 2. Trong báo cáo năm 2014, liên quan đến tình trạng gia tăng tỷ lệ
người thừa cân - béo phì, WHO ước tính có khoảng 9% dân số từ 18 tuổi trở lên trên
toàn cầu mắc bệnh ĐTĐ. Tỷ lệ này thay đổi theo từng quốc gia do ảnh hưởng về địa lý,
đặc điểm nhân khẩu - kinh tế - xã hội học từng vùng (khu vực Địa Trung Hải có tỷ lệ
mắc bệnh (14%) cao hơn khu vực Châu Âu và Tây Thái Bình Dương (9%); các quốc gia
có thu nhập thấp có tỷ lệ mắc bệnh thấp nhất trong khi các nước có thu nhập trung bình
có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất [46], [47].
1.1.4.2. Tình hình bệnh ĐTĐ tại Việt Nam
Việt Nam thuộc nhóm các nước đang phát triển và bệnh ĐTĐ cũng đang gia tăng
nhanh chóng. Các số liệu thống kê từ thập kỷ 90 cho thấy bệnh ĐTĐ đang tăng lên ở các
thành phố lớn. Tại Hà Nội, năm 1990 tỷ lệ này là 1,2% (nội thành 1,44%, ngoại
thành 0,63%). Tại thành phố Hồ Chí Minh, nghiên cứu năm 1993 tỷ lệ ĐTĐ týp 2
là 2,52% [5], [28]. Tại Huế, năm 1996 tỷ lệ người bệnh ĐTĐ là 0,96% (nội thành
1,05%, ngoại thành 0,6%), tỷ lệ nữ nhiều hơn nam [4], [10].
7
Đến năm 2001, một cuộc điều tra dịch tễ về bệnh ĐTĐ theo qui chuẩn quốc tế tại
4 thành phố lớn (Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh) thì tỷ lệ người
mắc ĐTĐ là 4,0%. Năm 2002, một nghiên cứu được tiến hành trên cùng một địa điểm,
cùng nhóm tuổi và phương pháp nghiên cứu với năm 1990 cho thấy tỷ lệ bệnh ĐTĐ tại
Hà Nội đã tăng lên gấp đôi (2,16%). Cũng theo thống kê năm 2002, tỷ lệ ĐTĐ trên
toàn quốc chiếm 2,7% (khu vực thành phố 4,4%, miền núi và trung du 2,1%, đồng
bằng 2,7%). Trong báo cáo này, còn một thông số nữa rất đáng quan tâm là 64,9% số
người mắc bệnh ĐTĐ không được phát hiện [5].
Thống kê của WHO về bệnh không truyền nhiễm, năm 2010 tỷ lệ người ĐTĐ týp 2
tại Việt Nam ước chiếm 5,7% và năm 2014 là 6,5% dân số [44], [46].
1.1.4.3. Thực trạng TTĐT ở người bệnh ĐTĐ týp 2
Trong bài viết về “Cải thiện tuân thủ điều trị của bệnh nhân” (2006) trên tạp chí
Clinical Diabetes của ADA của tác giả Alan M. Delamater (Giáo sư tâm lý học nhi khoa
lâm sàng, đại học Y khoa Miami-Florid) [35] và bài viết “Cải thiện tuân thủ trong điều
trị bệnh đái tháo đường týp 2” (2010) trên tạp chí US Pharmacy của tác giả John R.
White (Giáo sư dược - Trường đại học Spokane bang Washington, Hoa Kỳ) [40], hai tác
giả đã thống kê một số số liệu từ các nghiên cứu về mức độ tuân thủ bốn chế độ điều trị
ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 như sau:
- Tuân thủ CĐDD: một nghiên cứu ở Ấn Độ cho thấy chỉ có 37% bệnh nhân ĐTĐ
týp 2 có chế độ, kế hoạch ăn uống cho riêng mình. Con số này ở Mỹ là 52%
[35].
- Tuân thủ HĐTL: một khảo sát ở Mỹ cho thấy chỉ có 26% người ĐTĐ týp 2 tuân
thủ chế độ HĐTL. Nghiên cứu ở Canada cho kết quả là 37% người ĐTĐ týp 2
tham gia không chính thức và chỉ có 7,7% tham gia chính thức các chương trình
HĐTL [35].
- Tuân thủ CĐDT: Tỷ lệ tuân thủ dùng thuốc ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 là 70% trong
một số nghiên cứu ở Mỹ [35], [40].
- Tuân thủ KSĐH: có 67% người bệnh ĐTĐ týp 2 không tuân thủ KSĐH thường
xuyên như đề xuất (mỗi ngày một lần trên bệnh nhân ĐTĐ týp 2 có dùng thuốc
hạ đường huyết) trong một nghiên cứu ở miền Bắc California. Tương tự, trong
8
một nghiên cứu ở Ấn Độ chỉ có 23% số người tham gia nghiên cứu tuân thủ
kiểm soát đường huyết ở nhà [35], [40].
Từ kết quả, tác giả nhận định chung về thực trạng TTĐT ở người bệnh ĐTĐ týp 2:
vì là bệnh mạn tính, phải điều trị lâu dài, phức tạp, ảnh hưởng nhiều đến tâm lý người
bệnh (lo lắng, căng thẳng, trầm cảm, dễ gây chán nản) nên mức độ TTĐT thấp; có một
tỷ lệ tuân thủ dùng thuốc cao hơn so với tuân thủ thay đổi lối sống.
Tác giả cũng đã đưa ra các yếu tố ảnh hưởng đến TTĐT ở người ĐTĐ týp 2:
- Chế độ điều trị và đặc điểm của bệnh: sự phức tạp của CĐĐT; thời gian bị
bệnh; cung cấp dịch vụ y tế, chất lượng mối quan hệ giữa bệnh nhân và nhà
cung cấp dịch vụ chăm sóc [35], [40],...
- Yếu tố cá nhân: tuổi, giới, thái độ, niềm tin [35], [40],...
- Yếu tố môi trường:
+ Môi trường xã hội: địa lý, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội
+ Yếu tố gia đình: sự quan tâm, chăm sóc từ người thân, bạn bè [35], [40].
1.1.5. Điều trị bệnh đái tháo đường
1.1.5.1. Mục tiêu của điều trị ĐTĐ.
(1) Kiểm soát lượng glucose máu càng gần với giới hạn bình thường càng tốt. Các
chỉ số cần đạt trong điều trị ĐTĐ theo ADA - 2013:
+ Glucose máu người lớn lúc đói cần ổn định ở mức từ 70 - 130 mg/dL.
+ Đỉnh glucose máu sau ăn < 180 mg/dL (1 - 2 giờ sau khi bắt đầu ăn).
+ HbA1C < 7%.
(2) Ngăn ngừa các biến chứng.
(3) Góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống [9], [43].
Để đạt các mục tiêu điều trị trên cần dựa vào 4 loại hình quản lý ĐTĐ là:
(1) Quản lý dinh dưỡng bằng CĐDD hợp lý với mục tiêu: giảm trọng lượng cơ
thể đối với người thừa cân - béo phì, duy trì cân nặng lý tưởng.
Khuyến cáo của Ban Chuyên gia Quốc tế về béo phì thì chuẩn BMI người Châu Á
như sau:
+ BMI < 18,5 kg/m2: gầy.
+ BMI từ 18,5 - 22,9 kg/m2: bình thường.
9
+ BMI từ 23,0 - 24,9 kg/m2: thừa cân.
+ BMI ≥ 25,0 kg/m2: béo phì.
(2) Tăng cường vận động thích hợp;
(3) Điều trị bằng thuốc (khi cần) theo chỉ dẫn của bác sỹ;
(4) Người bệnh tự theo dõi đường huyết và đi khám định kỳ [7], [9], [43].
1.1.5.2. Điều trị bằng chế độ dinh dưỡng
Một CĐDD thích hợp phải đáp ứng được các yêu cầu:
- Đủ năng lượng cho hoạt động bình thường, và đáp ứng những hoạt động khác
như HĐTL hoặc những thay đổi điều kiện sống…
- Tỷ lệ cân đối giữa các thành phần đạm, mỡ, đường.
- Đủ vi chất.
- Chia nhỏ bữa ăn nhằm tránh tăng đường huyết đột ngột sau ăn hay hạ đường
huyết khi xa bữa ăn.
- Phối hợp với thuốc điều trị (nếu có) [1], [9], [11].
Lựa chọn thực phẩm: Với những tiến bộ trong y học ngày nay, người bệnh ĐTĐ
không nhất thiết phải kiêng khem quá mức. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng
khuyến cáo người bệnh ĐTĐ cũng nên cân nhắc việc lựa chọn thực phẩm.
Với thực phẩm cung cấp glucid: Nên chọn thực phẩm tự nhiên còn giữ chất dinh
dưỡng và chất xơ như: ngũ cốc, gạo lức,…các thực phẩm có nhiều chất xơ, chỉ số
đường huyết (GI) thấp như rau củ….Nên hạn chế thực phẩm có GI cao, hấp thu nhanh
(chỉ dùng trong các trường hợp đặc biệt như khi hạ đường máu): đường, mật, mứt, trái
cây khô, kẹo, nước đường…. Khi sử dụng thực phẩm có GI cao nên sử dụng phối hợp
với các thực phẩm giàu chất xơ hoặc bổ sung thêm chất xơ [9].
Với thực phẩm cung cấp chất đạm và chất béo: nên chọn đạm có nguồn gốc thực
vật để cung cấp acid béo không no cần thiết như: đậu tương và các chế phẩm từ đậu
tương (sữa đậu nành)…và đạm có nguồn gốc động vật nhưng ít chất béo và/hoặc nhiều
acid béo chưa no như thịt nạc (thịt gia cầm nên bỏ da), cá (nên ăn cá ít nhất 3 lần trong
tuần).... Hạn chế dùng thực phẩm có nhiều cholesterol như phủ tạng động vật, gạch tôm,
cua [9], .....
10
Thực phẩm giàu chất xơ nên chọn: hầu hết các loại rau (mỗi ngày nên ăn từ 300 400 gram), gạo lức, bánh mỳ đen [1]…Nên chọn thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất
và chất chống oxy hóa như các loại hoa quả có GI thấp: xoài sống, dâu, bòn bon, mận,
bưởi, cam.., (mỗi ngày nên ăn từ 200 - 300 gram); hạn chế, tránh trái cây có GI trung
bình - cao: sầu riêng, măng cụt, mít, sa-bô-chê, dưa hấu, xoài chín, thơm (khóm, dứa)
[22]...
1.1.5.3. Hoạt động thể lực.
Tác dụng: HĐTL ở người ĐTĐ týp 2 giúp điều chỉnh glucose máu thông qua
việc làm giảm tình trạng kháng Insulin nhờ giảm cân nặng, nhất là những người
thừa cân, béo phì [9].
Nguyên tắc của HĐTL
- Người bệnh nên xem HĐTL là một trong những biện pháp điều trị, phải thực hiện
nghiêm túc theo sự hướng dẫn của NVYT.
- Hoạt động thể lực nên phù hợp với tuổi, giới và sức khỏe của từng người.
- Các loại hình HĐTL được khuyến cáo cho người bệnh ĐTĐ như đi bộ nhanh,
đạp xe đạp, … hoặc các bài tập thể dục tương tự (vận động trên ghế, giường;
dưỡng sinh, Yoga). Bệnh nhân ĐTĐ nên luyện tập ít nhất 30 phút/ngày và 150
phút/ tuần. Bệnh nhân lưu ý: cần có giai đoạn khởi động và thư giãn bằng các
bài tập cường độ thấp. Khi phối hợp với các bài tập cường độ lớn (2 - 3
lần/tuần) như chơi tennis, bơi lội, bóng chuyền sẽ mang lại hiệu quả KSĐH tốt
hơn [6], [9], [17].
1.1.5.4. Thuốc điều trị ĐTĐ týp 2.
Điều trị thuốc trong ĐTĐ týp 2 nhằm duy trì lượng glucose máu khi đói và glucose
máu sau ăn luôn gần với mức sinh lý; đạt được mức HbA1C lý tưởng, nhờ đó sẽ giảm
được các biến chứng do đường huyết cao, giảm tỷ lệ tử vong do ĐTĐ.
Nguyên tắc
- Dùng thuốc phải kết hợp với CĐDD và HĐTL.
- Phải phối hợp điều trị hạ đường huyết, điều chỉnh các rối loạn lipid, duy trì số
đo huyết áp hợp lý, chống các rối loạn đông máu…
- Khi cần thiết thì phải dùng Insulin [6], [5], [9].
11
1.1.5.5. Kiểm soát đường huyết và tái khám định kỳ trong điều trị ĐTĐ týp 2.
Thử đường huyết tại nhà và TKĐK trong điều trị ĐTĐ týp 2 nhằm giúp người bệnh
và bác sỹ theo dõi được sự biến động của chỉ số đường huyết theo CĐDD, HĐTL và khả
năng đáp ứng với thuốc điều trị của mỗi người bệnh. Từ đó, bác sĩ điều chỉnh thuốc,
hướng dẫn bệnh nhân (tự) điều chỉnh CĐDD, HĐTL cho phù hợp với từng người. Nhờ
vậy sẽ phòng ngừa, hạn chế, phát hiện sớm được các biến chứng (nặng) do đường huyết cao
gây ra, giảm tỷ lệ tàn phế, tử vong do ĐTĐ.
Nguyên tắc:
- Với những bệnh nhân đang dùng thuốc uống hạ đường huyết, đường huyết
được kiểm soát tốt, ổn định nên thử đường huyết tối thiểu 2 lần/tuần. Những
bệnh nhân kết hợp dùng thuốc viên và tiêm Insulin nên thử đường huyết tối
thiểu 1 lần/ngày. Bệnh nhân đang điều trị tích cực (nội trú, nhiễm trùng,...) sẽ
phải thử đường huyết theo giờ tiêm Insulin (4 lần/ngày) [9], [43].
- Khám định kỳ: Bệnh nhân đã được chẩn đoán ĐTĐ týp 2 tốt nhất là đi khám sức
khỏe định kỳ 1 tháng/1 lần [9].
1.1.6. Tuân thủ điều trị và các yếu tố ảnh hưởng đến TTĐT ở người ĐTĐ týp 2
1.1.6.1. Khái niệm tuân thủ điều trị
Theo WHO (2007), tuân thủ là mức độ mà người bệnh thực hiện theo các hướng
dẫn được đưa ra cho phương pháp điều trị theo quy định [40].
1.1.6.2. Tuân thủ điều trị ở người bệnh ĐTĐ týp 2:
Theo Liên đoàn ĐTĐ Quốc tế thì TTĐT của người bệnh ĐTĐ týp 2 là sự tuân
thủ đúng và đầy đủ 4 chế độ điều trị gồm: dinh dưỡng hợp lý, HĐTL thường xuyên, chế
độ dùng thuốc đúng, chế độ KSĐH & TKĐK [42].
Tuân thủ CĐDD khi người bệnh dùng thực phẩm theo khuyến cáo:
+ Bệnh nhân chọn và dùng thường xuyên (≥ 3 lần/ tuần) các thực phẩm thuộc nhóm
nên dùng [1]: trái cây có GI thấp dưới 55% (xoài sống, bưởi, táo, nho, mận, bơ,
dưa gang, lựu, mãng cầu xiêm,...) [22]; Hầu hết các loại rau (xà lách, bắp cải, cà
chua,..), các loại đậu (đậu phộng, đậu xanh, đậu hà lan...). Dù n g thực phẩm
giàu đạm nguồn gốc thực vật hoặc nguồn gốc động vật ít chất béo no (thịt
nạc, cá) [26].
12
+ Bệnh nhân hạn chế dùng (< 3 lần/ tuần) thực phẩm nhóm nên hạn chế [26]: trái
cây có GI trung bình từ 55% - 69% (chuối, khóm (thơm), xoài chín, măng cụt,
mãng cầu ta (na), vú sữa, đu đủ, hồng,...) [22]; bánh mì trắng, cơm (thay bằng
phở, miến, bún) [1],...
+ Bệnh nhân ít dùng thực phẩm nhóm nên tránh: thực phẩm có GI cao trên 70% và
hấp thu nhanh như nước uống có đường, bánh kẹo, đồ ngọt; các loại khoai
(khoai tây, khoai lang) nướng, chiên; các loại trái cây có GI cao như sầu riêng,
chôm chôm, nhãn, mít, dưa hấu, sa-bô-chê...; trái cây khô (như chuối, mít
sấy) [22]... Các thực phẩm này người bệnh ĐTĐ chỉ dùng khi “thèm” nhưng
với lượng nhỏ, vào lúc đường huyết được kiểm soát tốt, và lượng carbohydrate
này phải được khấu trừ đi trong các bữa ăn khác trong ngày. Nếu phải dùng
nên dùng làm bữa phụ giữa các bữa ăn chính hoặc sử dụng trong trường hợp
đặc biệt (có triệu chứng hạ glucose máu). Ngoài ra tránh dùng nội tạng động vật
như lòng, gan,... và thực phẩm chế biến sẵn như đồ hộp [9], [11].
Tuân thủ chế độ HĐTL:
Các loại hình HĐTL:
Loại hình HĐTL với cường độ cao: chạy, chơi thể thao (cầu lông, bóng
chuyền, bóng bàn, bơi lội, khiêu vũ),…
Loại hình HĐTL với cường độ trung bình: đi bộ, đạp xe đạp....
Loại hình HĐTL với cường độ thấp: tập dưỡng sinh, Yoga, làm các công việc
nhẹ ở nhà như nội trợ [9], [17]...
Theo khuyến cáo bệnh nhân ĐTĐ týp 2 được cho là tuân thủ HĐTL khi tập các
môn thể thao với cường độ trung bình trở lên tối thiểu 30 phút mỗi ngày, 5-7 lần/tuần
(khi tình trạng bệnh phù hợp) [9], [17].
Tuân thủ chế độ dùng thuốc
+ Tuân thủ CĐDT là khi người bệnh ĐTĐ týp 2 dùng thuốc đều đặn liên tục,
đúng thuốc, đúng giờ, đúng liều lượng; kết hợp tốt với chế độ ăn và HĐTL [40].
+ Theo khuyến cáo của WHO bệnh nhân mắc các bệnh mạn tính được coi là
TTĐT thuốc khi thực hiện được ít nhất 90% phác đồ điều trị/tháng.
Vì vậy bệnh nhân ĐTĐ được coi là không tuân thủ CĐDT nếu số lần quên dùng
13
thuốc ≥ 3 lần/tháng [35], [40].
+ Những trường hợp quên dùng thuốc (uống/tiêm) thì nên xin ý kiến bác sỹ và
nếu quên thì không nên uống/tiêm bù vào lần sau [9], [43].
Tuân thủ chế độ KSĐH & TKĐK
+ Kiểm soát đường huyết: Với những bệnh nhân đang dùng thuốc uống hạ
đường huyết nên thử đường huyết tối thiểu 2 lần/tuần. Những bệnh nhân kết hợp
cả dùng thuốc viên và thuốc tiêm Insulin nên thử đường huyết tối thiểu 1
lần/ngày. Vì vậy bệnh nhân được coi là tuân thủ KSĐH tại nhà khi bệnh nhân
đo được đường huyết > 2 lần/tuần [9], [42].
+ Khám định kỳ: Bệnh nhân đã được chẩn đoán ĐTĐ týp 2 được xem là tuân thủ
TKĐK khi tái khám 1 tháng/1 lần [9].
1.1.6.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến TTĐT ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2
Đái tháo đường là bệnh mạn tính, phải điều trị liên tục suốt đời. Hơn nữa việc điều
trị yêu cầu người bệnh phải tuân thủ nhiều chế độ từ CĐDT đến CĐDD, HĐTL, tự theo
dõi đường huyết & TKĐK... nên đòi hỏi sự kiên trì rất lớn từ người bệnh, điều này gây
áp lực tâm lý không nhỏ cho cả bản thân và gia đình người bệnh. Vì vậy để người bệnh
ĐTĐ luôn tự giác TTĐT là vấn đề không đơn giản, dù hầu hết bệnh nhân ĐTĐ đều biết
nếu không TTĐT sẽ dẫn đến biến chứng, làm bệnh nặng nề hơn thậm chí tử vong. Vậy
những yếu tố nào có thể là rào cản trong việc TTĐT ở bệnh nhân ĐTĐ.
Yếu tố cá nhân: tuổi, giới, nghề nghiệp, trình độ học vấn, kiến thức về bệnh, yếu tố
vùng địa lý sinh thái,…Một số nghiên cứu cho thấy có mối liên quan giữa tuổi với mức
độ tuân thủ TKĐK: những bệnh nhân lớn tuổi tuân thủ TKĐK tốt hơn người trẻ. Tuân
thủ KSĐH ở người trẻ tốt hơn ở người lớn tuổi [35], [40].
Do thuốc điều trị, đặc điểm của bệnh [35], [40], [42]: có nhiều nguyên nhân cản
trở người bệnh ĐTĐ týp 2 TTĐT thuốc như: (1) Thứ nhất là bệnh nhân phải uống nhiều
(loại) thuốc/ngày. Người bệnh ĐTĐ týp 2 thường phát hiện muộn, có biến chứng đi kèm
nên thuốc điều trị phải phối hợp nhiều (loại) thuốc, phải kết hợp thuốc uống với thuốc
tiêm... Số lượng (loại) thuốc và phải dùng suốt đời, kèm với tâm lý sợ đau khi tiêm
là những rào cản lớn tác động đến sự TTĐT ở bệnh nhân ĐTĐ. (2) Thứ hai là do tác
dụng phụ khi dùng Insullin như gây hạ đường huyết do sử dụng không đúng
14
cách,....Thuốc gây dị ứng, tăng cân trong khi người bệnh đang cần giảm cân. (3) Thứ
ba là sự ràng buộc giữa chế độ (giờ) ăn và chế độ (giờ) dùng thuốc: giờ sử dụng nhiều
loại thuốc điều trị ĐTĐ có liên quan mật thiết với bữa ăn, có thuốc phải uống sau bữa
ăn, có thuốc phải uống xa bữa ăn, có thuốc phải kiêng rượu bia, thuốc tiêm phải tiêm vào
đúng giờ qui định.... Điều này gây ra khó khăn nhất định cho người bệnh (những người
tự chăm sóc) và người thân (những người bệnh không tự chăm sóc).
Sự hỗ trợ từ gia đình, bạn bè, NVYT, cộng đồng [35], [40]: sự động viên, nhắc
nhở, chăm sóc của gia đình, bạn bè; những người cùng bệnh (câu lạc bộ), tuyên truyền từ
cộng đồng... là yếu tố quan trọng tác động đến việc TTĐT của người bệnh ĐTĐ. Người
thân, bạn bè chia sẻ, an ủi, động viên cũng như nhắc nhở, giúp người bệnh uống đủ
thuốc, đủ liều, đúng giờ, (tự) đo đường huyết, (chế biến) thực hiện CĐDD hợp lý,
(cùng) HĐTL; (đưa đi) tái khám đúng hẹn..... Mối quan hệ giữa NVYT và người
bệnh: khi NVYT giao tiếp tốt với người bệnh, giải thích rõ lợi ích của TTĐT, có hướng
dẫn cụ thể các CĐĐT và thường xuyên nhắc nhở, khích lệ người bệnh thì việc TTĐT
chắc chắn sẽ tốt hơn.
Yếu tố tài chính [35], [40]: ĐTĐ týp 2 là bệnh mạn tính, quá trình điều trị kéo dài
suốt đời, (bệnh lại có tỷ lệ mắc cao ở độ tuổi từ 40 đến 60 tuổi - độ tuổi lao động), người
bệnh vừa phải chi trả cho cuộc sống vừa phải chi trả cho theo dõi điều trị, trong khi bệnh
nhân không có khả năng tạo ra thu nhập (ở những người cao tuổi), hay giảm năng suất
lao động, giảm thu nhập do bệnh (những người trong độ tuổi lao động)... là gánh nặng tài
chính không chỉ cho bệnh nhân mà còn cho cả gia đình và xã hội. Những hạn chế về tài
chính trong cuộc sống thường ngày đã không đảm bảo sức khỏe về thể chất, giờ lại
thêm gánh nặng từ bệnh tật dễ làm cho người bệnh sang chấn về tinh thần dẫn đến chán
nản, tuyệt vọng và từ bỏ điều trị [20].
Dịch vụ chăm sóc y tế, truyền thông giáo dục sức khỏe [18], [23], [35]: hệ thống
chăm sóc y tế, giờ khám, cung cấp thuốc, xét nghiệm, tính sẵn có của trang thiết bị y tế
...có thuận tiện cho người bệnh (người bệnh ĐTĐ đi bao xa để được khám, mất bao lâu để
chờ khám, làm xét nghiệm, chờ kết quả cũng như nhận thuốc,...); người bệnh có được
cung cấp thông tin về bệnh ĐTĐ, (phòng) điều trị bệnh; nguồn cung cấp thông tin từ
đâu... Tất cả các lý do trên đều ảnh hưởng tới sự TTĐT của người bệnh ĐTĐ.