Tải bản đầy đủ (.pdf) (44 trang)

Khảo sát kiến thức về nuôi con bằng sữa mẹ của các bà mẹ sau sinh tại bệnh viện phụ sản nam định năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (479.04 KB, 44 trang )

BỘYTẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

ĐỖ THỊ NGỌCLAN

KHẢO SÁT KIẾN THỨC
VỀ NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ CỦA CÁC BÀ MẸ SAU SINH
TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN NAM ĐỊNH
NĂM 2018

NAM ĐỊNH – 2018


BỘYTẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

ĐỖ THỊ NGỌCLAN

KHẢO SÁT KIẾN THỨC
VỀ NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ CỦA CÁC BÀ MẸ SAU SINH
TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN NAM ĐỊNH
NĂM 2018

KHÓALUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN ĐIỀU DƯỠNG
KHÓA 2014 – 2018
Mã số: 7720301

Giảng viên hướng dẫn: TS. PHẠM THỊ THU HƯƠNG

NAM ĐỊNH – 2018



LỜI CẢM ƠN

Sau một thời gian tìm hiểu học tập với nhiều sự giúp đỡ, tơi đã hồn thành
khóaluận tốt nghiệp cử nhân Điều dưỡng với tiêu đề “Khảo sát kiến thức về nuôi con
bằng sữa mẹ của các bà mẹ sau sinh tại bệnh viện phụ sản Nam Định năm 2018”.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc nhất tới TS. Phạm Thị Thu Hương, trưởng khoa
Điều dưỡng – Hộ sinh đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo và khuyến khích tơi trong suốt q
trình học tập, nghiên cứu và hồn thành khóa luận.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới tất cả các thầy, cô đã giúp đỡ và đóng
góp những ý kiến quý báu dành cho tơi trong suốt q trình xây dựng đề cương, triển
khai đề tài và hồn chỉnh khóa luận.
Tơi xin trân trọng cảm ơn tới toàn thể cán bộ viên chức đang công tác tại bệnh viện
Phụ sản Nam Định đã nhiệt tình giúp đỡ, hỗ trợ tơi hồn thành khóa luận này.
Cuối cùng, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới những người thân trong gia đình,
bạn bè đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và hồn thành khóa luận
này.
Trân trọng cảm ơn!

Nam Định, tháng 5 năm 2018
Đỗ Thị Ngọc Lan


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BFHI:

Baby Friendly Hospital Initiative
(Bệnh viện thân thiện với trẻ em)


NCBSM :

Nuôi con bằng sữa mẹ

NCBSMHT:

Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn

UNICEF:

United Nations Children’s Fund
(Quỹ nhi đồng liên hợp quốc)

WHO:

World Health Organization
(Tổ chức y tế thế giới)


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1. Thành phần dinh dưỡng trong 100 ml sữa mẹ ......................................................... 8
Bảng 2.1. Đặc điểm của đối tượng khảo sát .......................................................................... 16
Bảng 2.2. Kiến thức của các bà mẹ về vấn đề NCBSM ........................................................ 17
Bảng 2.3. Kiến thức của bà mẹ về lợi ích của sữa non.......................................................... 18
Bảng 2.4. Kiến thức của các bà mẹ về bản chất của NCBSMHT ......................................... 18
Bảng 2.5. Kiến thức của các bà mẹ về thời gian NCBSMHT ............................................... 19
Bảng 2.6. Kiến thức của bà mẹ về lợi ích của NCBSM ........................................................ 19
Bảng 2.7. Kiến thức của bà mẹ về các yếu tố giúp duy trì nguồn sữa .................................. 20
Bảng 2.8. Kiến thức của các bà mẹ về những dấu hiệu trẻ ngậm bắt vú đúng...................... 21

Bảng 2.9. Kiến thức của các bà mẹ về những dấu hiệutrẻ chưa được bú đúng..................... 21
Bảng 2.10. Kiến thức của các bà mẹ về NCBSM và các yếu tố liên quan............................ 22
Bảng 2.11.Nhân lực tại các khoa lâm sàng bệnh viện phụ sản Nam Định............................ 24
Bảng 2.12. Hoạt động khám bệnh tại bệnh viện phụ sản Nam Định .................................... 25
Bảng 2.13. Hoạt động điều trị tại bệnh viện phụ sản Nam Định........................................... 25


MỤC LỤC
Đặt vấn đề ............................................................................................................................. 1
Chương I. Cơ sở lý luận và thực tiễn ................................................................................. 3
1.Cơ sở lý luận ....................................................................................................................... 3
2.Cơ sở thực tiễn .................................................................................................................... 9
2.1. Tình hình ni con bằng sữa mẹ trên thế giới ................................................................ 9
2.2. Tình hình nuôi con bằng sữa mẹ ở Việt Nam................................................................. 11
2.3. Các hoạt động đã được triển khai nhằm nâng cao kiến thức về NCBSM ...................... 13
Chương II. Liên hệ thực tiễn .............................................................................................. 16
1. Thực trạng kiến thức về nuôi con bằng sữa mẹ của các bà mẹ
sau sinh tại bệnh viện phụ sản Nam Định ............................................................................ 16
2. Nguyên nhân của vấn đề.................................................................................................... 23
Chương III. Khuyến nghị, đề xuất giải pháp .................................................................... 26
Chương IV. Kết luận ........................................................................................................... 27
Tài liệu tham khảo ............................................................................................................... 29
Phụ lục .................................................................................................................................. 32


ĐẶT VẤN ĐỀ
Ni con bằng sữa mẹ (NCBSM) cịn được gọi là cho bú sữa mẹ là phương
pháp nuôi trẻ sơ sinh hay trẻ nhỏ bằng sữa từ nhũ hoa phụ nữ[7]. Đâylà một biện
pháp tự nhiên kinh tế và hiệu quả để bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ em. Bởi vậy mà
các chuyên gia dinh dưỡng đã khuyên rằng “nên cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong

6 tháng đầu và cho bú kéo dài đến 18 – 24 tháng tuổi”.
Không cho con bú sớm, không cho con bú hồn tồn và khơng tiếp tục cho
con bú lâu dài cũng như thiếu chế độ ăn bổ sung phù hợp có thể dẫn tới những hậu
quả nghiêm trọng về sức khỏe của trẻ. Theo UNICEF, mỗi năm có khoảng 10 triệu
trẻ em tử vong do các nguyên nhân có thể phịng ngừa như tiêu chảy, viêm phổi, sởi,
sốt rét. Nếu mỗi em bé được ni dưỡng hồn tồn bằng sữa mẹ từ giai đoạn sơ sinh
đến 6 tháng tuổi, sẽ có khoảng 3500 trẻ được cứu sống mỗi ngày. Trong hai tháng
đầu đời, trẻ sơ sinh không bú sữa mẹ hồn tồn có nguy cơ bị tử vong cao gấp 25
lần và có nguy cơ tử vong do viêm phổi cao gấp 4 lần so với trẻ được bú sữa mẹ
hoàn toàn. Trẻ chậm tăng trưởng và phát triển, đứa trẻ cũng đứng trước nguy cơ bị
béo phì, bệnh tim và các vấn đề đường tiêu hóa cao hơn trong những năm sau đó.
[16]
Tuy nhiên, theo các tài liệu thống kê thì tỷ lệni con bẳng sữa mẹ hồn tồn
(NCBSMHT) cịn ở mức tương đối thấp. Theo báo cáo vì sự tiến bộ của trẻ em của
UNICEF, tỷ lệ NCBSMHT trong 6 tháng đầu trên thế giới cũng như tại Việt Nam
rất thấp. Cụ thể, theo báo cáo này thì tỷ lệ NCBSMHT trong giai đoạn 1996 – 2004
ở các nước phát triển là 36%, các nước đang phát triển là 34%. Tỷ lệ NCBSMHT
trong 6 tháng đầu ở Việt Nam là 15%, thấp hơn nhiều các nước trong khu vực:
Trung Quốc là 50%, Indonesia là 40%, Lào là 23%, Philippin là 34%.[17]
Nghiên cứu tại huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa với sự tham gia của 167 bà
mẹ có con dưới 1 tuổi kết quả nghiên cứu cho thấy kiến thức của các bà mẹ về thời
điểm cho trẻ bú sớm sau sinh khá cao (66,5%) và tỷ lệ bà mẹ hiểu thế nào là ni
con hồn tồn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu là 53,5%.[1]
Bệnh viện phụ sản Nam Định là bệnh viện đứng đầu tỉnh Nam Định trong
cơng tác chăm sóc sức khỏe sinh sản. Chỉ tính riêng trong 3 tháng đầu năm 2018, tại
phịng đẻ của bệnh viện đã tiếp nhận đỡ đẻ cho 3137 ca. Tuy nhiên, hiện nay vẫn

1



chưa có nhiều khảo sát, thống kê được thực hiện trên nhóm đối tượng này để đánh
giá về kiến thức của họ đối với vấn đề NCBSM.
Xuất phát từ những thực tiễn đó, chúng tơi tiến hành nghiên cứu “Khảo sát
kiến thức về nuôi con bằng sữa mẹ của các bà mẹ sau sinh tại bệnh viện phụ sản
Nam Định năm 2018”. Với các mục tiêu sau:
1. Đánh giá kiến thức của các bà mẹ sau sinh về việc NCBSM tại bệnh viện
phụ sản Nam Định.
2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao kiến thức và thực hành NCBSM cho các
bà mẹ.

2


I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1. Cơ sở lý luận
1.1.

Một số khái niệm
- NCBSM còn được gọi là cho bú sữa mẹ, là nuôi trẻ sơ sinh hay trẻ nhỏ

bằng sữa từ nhũ hoa phụ nữ. Cho bú mẹ nên bắt đầu trong giờ đầu sau sinh và đến
khi đứa trẻ khơng cịn muốn bú nữa.[7]
- NCBSMHT được thực hiện trong 6 tháng đầu và chỉ cho trẻ bú mẹ, không cho
ăn, uống bất cứ thức ăn, đồ uống nào khác kể cả nước chín, trừ các trường hợp phải
uống bổ sung các vitamin, khoáng chất hoặc thuốc theo chỉ định của thầy thuốc.[7]
- Bú sớm là cho trẻ bú ngay trong vòng 30 phút đến 1 giờ sau khi sinh.[7]
- Ăn nhân tạo là chế độ ăn của trẻ dưới 5-6 tháng tuổi, khi người mẹ vì lý do
nào đó khơng có sữa, buộc phải ni trẻ bằng thức ăn thay thế (thức ăn gần giống
sữa mẹ).[7]
- Cai sữa là sự chuyển giao vai trò cung cấp năng lượng từ sữa mẹ sang các

thực phẩm trong bữa ăn gia đình để kết thúc thời kỳ bú mẹ. [7]
1.2.

Các loại sữa mẹ
- Sữa non là loại sữa mẹ đặc biệt, được bài tiết trong 2-3 ngày đầu sau đẻ. Sữa

non sánh đặc, có màu vàng nhạt. Đây là loại sữa có nhiều năng lượng, nhiều protein
và có hàm lượng vitamin A rất cao, đồng thời lại có nhiều chất kháng khuẩn, tăng
cường miễn dịch cho trẻ. [7]
- Sữa trưởng thành: sau khoảng 3-4 ngày, sữa non chuyển sang sữa trưởng
thành. Số lượng sữa nhiều hơn làm 2 bầu vú bà mẹ đầy, căng cứng. Người ta gọi
đây là hiện tượng xuống sữa. [7]
- Sữa đầu bữa là sữa được tiết ra đầu bữa bú của trẻ. Sữa đầu bữa có màu trắng
trong, số lượng nhiều và cung cấp nhiều đạm, đường, nước và các chất dinh dưỡng
khác.[7]
- Sữa cuối bữa là sữa được tiết ra cuối bữa bú của trẻ. Bầu vú mẹ lúc này đã hết
căng. Sữa cuối bữa có màu trắng đục vì chứa nhiều chất béo hơn sữa đầu bữa. Chất
béo cung cấp nhiều năng lượng giúp trẻ lớn nhanh hơn. [7]

3


1.3.

Cơ chế bài tiết sữa
- Sữa mẹ được bài tiết theo cơ chế phản xạ: Khi trẻ bú, xung động cảm giác đi

từ núm vú lên não, tác động lên tuyến yên để sản xuất prolactin và oxytocin. [6]
- Prolactin là nội tiết tố của thùy trước tuyến yên, thường được sản xuất nhiều
về đêm, ngồi tác dụng chính là kích thích tế bào bài tiết sữa (phản xạ tạo sữa),nó

cịn có tác dụng ngăn cản sự rụng trứng, giúp bà mẹ chậm có thai. [6]
- Oxytocin là nội tiết tố của thùy sau tuyến yên, có tác dụng làm co các cơ xung
quanh tế bào sữa để đẩy sữa từ các nang sữa theo các ống dẫn sữa xuống các xoang
sữa (phản xạ phun sữa). Ngồi ra, oxytoxin cịn có tác dụng co hồi tử cung và cầm
máu cho bà mẹ sau đẻ. Phản xạ oxytoxin sẽ chịu ảnh hưởng bởi những cảm xúc, suy
nghĩ, lo âu của người mẹ. Niềm vui, hạnh phúc là yếu tố kích thích sự hoạt động của
phản xạ phun sữa; ngược lại những ức chế về tinh thần sẽ ức chế phản xạ này. [6]
1.4.

Lợi ích của ni con bằng sữa mẹ

Lợi ích đối với trẻ:
- Là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của trẻ trong 6 tháng
đầu.
- Thúc đẩy sự phát triển toàn diện của trẻ. Giúp trẻ phát triển trí não tối ưu.
- Phịng ngừa các bệnh nhiễm khuẩn, nhất là tiêu chảy và nhiễm khuẩn hơ hấp.
- Sữa mẹ có tác dụng chống dị ứng cho trẻ.
- Dễ tiêu hóa và dễ hấp thu.
- Sạch sẽ, luôn sẵn sàng và ở nhiệt độ phù hợp.
Lợi ích đối với bà mẹ:
- Cho trẻ bú sớm ngay sau sinh giúp xổ rau, kích thích co hồi tử cung và giảm
nguy cơ chảy máu sau đẻ cho mẹ.
- Cho trẻ bú ngay và thường xuyên sẽ kích thích tăng cường sản xuất sữa và
phòng cương tức vú cho bà mẹ.
- Bú mẹ có lợi ích kinh tế cao (tiết kiệm chi phí).
- Giúp tăng cường tình cảm mẹ con.
- Giảm nguy cơ ung thư vú, nguy cơ ung thư buồng trứng cho mẹ.
- Làm chậm kinh và chậm có thai, giúp mẹ thực hiện kế hoạch hóa gia đình.
Lợi ích đối với xã hội:


4


- Giảm nguy cơ bệnh tật.
- Giảm các chi phí y tế. [7]
1.5.

Nguyên tắc nuôi con bằng sữa mẹ
- Cho trẻ bú càng sớm càng tốt ngay sau sinh ( trong vịng 1 giờ đầu) để kích

thích mẹ tiết sữa.[6]
- Cho trẻ bú theo nhu cầu, bất kể ngày đêm.[6]
- Bú hồn tồn trong 6 tháng đầu, khơng cần ăn thêm bất kỳ thức ăn, đồ uống
nào khác.[7]
- Bú hết một bên rồi mới chuyển sang bên kia để đảm bảo trẻ bú được cả sữa
đầu và sữa cuối.[6]
- Thời gian trung bình mỗi bữa bú 15 – 20 phút, theo nhu cầu của trẻ.[6]
- Nên cai sữa khi trẻ được 24 tháng hay lâu hơn nếu có thể. Nên cai sữa vào
mùa mát, tốt nhất là vào mùa lạnh, không nên cai sữa khi trẻ ốm hoặc vào mùa
hè.[6]
- Khi mẹ bị bệnh, trẻ ốm, trẻ không tự bú được thì nên vắt sữa, cho trẻ ăn bằng
thìa.[7]
1.6.

Cách cho trẻ bú

Tư thế cho trẻ bú:
- Tùy điều kiện mẹ có thể cho trẻ bú ở tư thế nằm hay ngồi, nhưng phải đảm
bảo bà mẹ và trẻ đều ở tư thế thoải mái, thư giãn.
- Đầu và thân trẻ phải nằm trên cũng một đường thẳng.

- Bụng trẻ áp sát vào bụng mẹ.
- Mặt trẻ quay vào vú mẹ và mũi trẻ đối diễn với núm vú.
- Đỡ toàn bộ cơ thể trẻ.
Những dấu hiệu chứng tỏ trẻ ngậm bắt vú tốt:
- Miệng mở rộng, ngậm sâu vào quầng vú.
- Mơi dưới hướng ra ngồi.
- Lưỡi chụm quanh đầu vú.
- Má chụm trịn.
- Trẻ mút chậm sâu, có nhịp nghỉ khi nuốt.
- Có thể nhìn hoặc nghe thấy trẻ nuốt.

5


Hậu quả của ngậm bắt vú sai:
- Đau hay tổn thương núm vú (có thể nứt cổ gà).
- Cương tức vú, tắc tia sữa.
- Vú sẽ tạo ít sữa đi.
- Trẻ địi bú liên tục, khóc nhiều và mỗi lần bú kéo dài hoặc từ chối bú mẹ.
- Trẻ tăng cân kém.
1.7.

Cách vắt sữa mẹ

Vắt sữa có ích trong những trường hợp sau:
-Giảm bớt căng tức sữa hoặc tắc ống dẫn sữa.
- Mẹ có núm vú tụt vào trong phải vắt sữa cho trẻ ăn trong khi trẻ đang tập bú.
- Vắt sữa cho trẻ từ chối bú mẹ ăn trong khi tập bú trở lại.
- Vắt sữa cho trẻ ốm hoặc trẻ sơ sinh có cân nặng thấp khi trẻ khơng thể bú
được.

- Duy trì sự tạo sữa khi mẹ phải đi làm xa hoặc mẹ bị ốm không cho trẻ bú
được.
- Đề phịng núm vú bị khơ nứt hoặc đau.
Kỹ thuật vắt sữa bằng tay: (nên để bà mẹ tự làm lấy)
- Rửa tay sạch
- Ngồi hoặc đứng ở tư thế thoải mái và giữ cốc đựng sữa ở gần vú
- Đặt ngón tay cái ở phía trên quầng vú và núm vú, ngón tay trỏ đặt ở phía dưới
quầng vú và núm vú đối diện với ngón tay cái, các ngón tay khác đỡ vú, ấn ngón cái
và ngón trỏ một cách nhẹ nhàng về phía trong và vào thành ngực. Khơng nên ấn
mạnh q vì có thể làm tắc ống dẫn sữa. Ấn vào rồi bỏ ra, làm lại nhiều lần. Việc
này không gây đau, nếu đau nghĩa là kỹ thuật làm sai. Xoay ngón tay vào quầng vú
vùng bên cạnh để đảm bảo rằng sữa được vắt ra từ tất cả các khoang sữa.
- Tránh xoa bóp hoặc trượt các ngón tay dọc theo da, tránh ép vào núm vú vì ấn
hoặc kéo núm vú không làm cho sữa chảy ra.
- Vắt mỗi bên vú tối thiểu 3-5 phút cho tới khi dòng sữa chảy chậm lại thì
chuyển sang bên kia và sau đó lại vắt lại ở cả hai bên

6


Hình 1. Cách vắt sữa
1.8.

Thành phần các chất dinh dưỡng trong sữa mẹ

- Protein:
Protein trong sữa mẹ tuy ít hơn trong sữa bị nhưng có đủ các acid amin cần
thiết. [6]
Protein trong sữa mẹ chủ yếu là protein nước sữa, dễ tiêu hóa; cịn protein trong
sữa bị chủ yếu là casein, khi vào dạ dày sẽ đơng vón, kết tủa, khó tiêu hóa. [6]

- Lipid:
Lipid sữa mẹ có những acid béo như acid linoleic, acid linoleic cần thiết cho sự
phát triển của não, mắt và sức bền thành mạch. [6]
Lipid sữa mẹ dễ tiêu hóa hơn vì trong thành phần của nó chủ yếu là các acid
béo khơng no và có men lipase. [6]
- Lactose:
Trong sữa mẹ có nhiều lactose hơn trong sữa bị, do đó cung cấp nhiều năng
lượng cho cơ thể. [6]

7


Một số lactose vào ruột sẽ được chuyển hóa thành acid lactic giúp cho sự hấp
thu calci và các muối khống. [6]
- Vitamin:
Sữa mẹ có nhiều vitamin A hơn sữa bị. Trẻ bú mẹ sẽ phịng được bệnh khơ mắt
do thiếu vitamin A. [6]
- Muối khống:
Calci trong sữa mẹ ít hơn trong sữa bị, nhưng có tỷ lệ thích hợp, dễ hấp thu,
thỏa mãn nhu cầu của trẻ. Vì vậy trẻ bú mẹ ít bị cịi xương. [6]
Sắt trong sữa mẹ dễ hấp thu, cho nên trẻ bú mẹ ít bị bệnh thiếu máu do thiếu
sắt.[6]
Bảng 1. Thành phần dinh dưỡng trong 100 ml sữa mẹ
Thành phần

Sữa mẹ

Sữa bò

70


67

Protein(g)

1,07

3,4

Tỷ lệ casein/protein nước sữa(g)

1:1,5

1:0,2

4,2

3,9

Retinol (µg)

60

31

β caroten (µg)

0

19


Vitamin D(µg)

0,81

0,18

Vitamin C (mg)

3,8

1.5

Vitamin B1(mg)

0,02

0,04

Vitamin B2(mg)

0,03

0,02

Vitamin B3(mg)

0,62

0,89


Vitamin B12(µg)

0,01

0,31

Acid folic (µg)

5,2

5,2

35

124

0,08

0,05

39

21

Năng lượng (kcal)

Lipid(g)
Vitamin


Muối khống
Calci (mg)
Sắt (mg)
Đồng (µg)

8


Kẽm (µg)

295

361

2. Cơ sở thực tiễn
2.1.

Tình hình ni con bằng sữa mẹ trên thế giới

2.1.1. Thực trạng về kiến thức NCBSM
Trong một nghiên cứu, được thực hiện bởi tác giả M.R.Akinynka, khi tiến hành
khảo sát kiến thức của 220 bà mẹ có con dưới 2 tuổi sống tại thị trấn Navy, Lagos,
Nigeria đãchỉ ra rằng trong số những bà mẹ được khảo sát chỉ có 19,5% có kiến
thức tốt về vấn đề NCBSM, 46,8% có kiến thức ở mức trung bình và có tới 33,6%
bà mẹ có kiến thức nghèo nàn về vấn đề này. [11]
Tháng 08/2007, M.Sai S.Kishore và cộng sự khi tiến hành khảo sát 77 bà mẹ có
con từ 0 – 6 tháng tại 6 ngơi làng tại quận Panchkula, Haryana, Ấn Độ cho thấy có
39% bà mẹ có kiến thức đúng về vấn đề NCBSM. Cụ thể, 66(84,4%) bà mẹ cảm
thấy bú mẹ tốt cho em bé, 37(48%) bà mẹ biết rằng việc cho con bú bảo vệ khỏi
bệnh và 25% bà mẹ có thể đề cập ít nhất một bệnh / triệu chứng của bệnh đường

tiêu hóa hoặc đường hơ hấp, 23(30%) các bà mẹ cảm thấy rằng việc cho con bú sẽ
ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của đứa trẻ nếu bà mẹ bị bệnh. Tỷ lệ các bà mẹ cho
rằng nên NCBSM tới khi trẻ được 2 tuổi, NCBSMHT đến 6 tháng tuổi cũng tương
đối thấp với các tỷ lệ lần lượt là 21(27%) và 29(38%) bà mẹ.[12]
Tác giả L.Afrosea và các cộng sự khi tiến hành khảo sát kiến thức của 200 bà
mẹ là công nhân đang làm việc tại thành phố Dhaka, Bangladesh đã cho thấy rằng
mức độ kiến thức của các bà mẹ nhìn chung cịn khá nghèo nàn(88%). Trong số đó,
đa số đều có kiến thức tốt về thời gian cho bú lần đầu(89%), thời gian cho con bú
hoàn toàn(74%) và thời gian cho con bú(66%) nhưng lại nghèo nàn về lợi ích của
sữa non(87%), bú mẹ hồn tồn (89%) và cho con bú(100%). Hơn nữa, đa số người
được hỏi có kiến thức rất kém về các vấn đề như số lần cho trẻ bú(95%), tư thế cho
trẻ bú (97%) và cách lưu trữ sữa mẹ (85%). Trong số các bà mẹtham gia nghiên cứu,
62% có kiến thức tốt về cho con bú trong thời gian ốm đau của trẻ nhưng chỉ 38%
có kiến thức tốt về ni con bằng sữa mẹ trong thời gian ốm đau của mẹ.[10]

9


2.1.2. Thực trạng về thực hành NCBSM
Tuy rằng những lợi ích, tầm quan trọng của việc NCBSM đã được thừa nhận
rộng rãi, nhưng tỷ lệ NCBSMHT được ghi nhận vẫn ở mức khá thấp.
Trong bài báo “Xu hướng toàn cầu trong ni con bằng sữa mẹ hồn tồn”của
các tác giả Cai Xiaodong và cộng sựcó chỉ ra rằng tỷ lệ NCBSMHT đang có xu
hướng tăng lên, nhưng cịn chưa cao. Dữ liệu xu hướng cho thấy tỷ lệ bú mẹ hoàn
toàn ở trẻ dưới 6 tháng ở các nước đang phát triển tăng từ 33% năm 1995 lên 39%
năm 2010. Tỷ lệ này tăng ở hầu hết các vùng ở các nước đang phát triển, với sự cải
thiện lớn nhất ở Tây và Trung Phi, nơi tỷ lệ cho bú mẹ hồn tồn tăng hơn gấp đơi
từ 12% năm 1995 lên 28% năm 2010. Đông và Nam Phi cũng đã cải thiện tăng từ
35% năm 1995 lên 47% năm 2010. Tuy nhiên, tỷ lệ này lại có những cải thiện
khiêm tốn ở Nam Á (40% vào năm 1995, 45% vào năm 2010). [20]

“Chiến lược dinh dưỡng toàn cầu” của UNICEF cơng bố năm 2003 chỉ ra rằng
có khơng q 35% trẻ sơ sinh trên toàn thế giới được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 4
tháng đầu đời.[19] Cũng theo thống kê của UNICEF được cơng bố tháng 04/2018,
trên tồn cầu có 45% trẻ được bú sớm trong vịng 1 giờ đầu, cứ 5 trẻ dưới 6 tháng
tuổi thì chỉ có 2 trẻ được ni dưỡng hồn tồn bằng sữa mẹ. Tỷ lệ thực hành cũng
khác nhau giữa các quốc gia. Cụ thể tỷ lệ bà mẹ cho con bú trong vòng 1 giờ sau
sinh từ khoảng 40% ở Trung Phi và Nam Á đến khoảng 63% ở Đông và Nam Phi.
Cũng theo báo cáo này thì tỷ lệ NCBSMHT ở Mỹ Latinh - Caribe và ở khu vực
Đông Á – Thái Bình Dương khơng thay đổi kể từ năm 2000.[15]
Theo khảo sát về sức khỏe và nhân khẩu học của Nigeria năm 2013 có chỉ ra
rằng chỉ có 17% trẻ được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời[13]. Trong nghiên
cứu của tác giả M.R.Akinynka cho thấy phần lớn các bà mẹ (97,3%) có thực hiện
NCBSM. Trong đó, có 56,5% trong số họ bắt đầu cho con bú trong vịng 1 giờ đầu,
24,1% cho con bú sớm hơn. Có 74.1% thực hành cho con bú hoàn toàn trong thời
gian trung bình là 4,98 tháng và 30,7% cho con ăn thêm sữa ngoài.[11]
Các tác giả P.Vijayalakshmi, T Susheela, D Mythili,thuộc Viện nghiên cứu
quốc gia về sức khỏe tâm thần và khoa học thần kinh Bangalore,khi tiến hành khảo
sát 122 bà mẹ sau khi sinh cho con tới khám và tiêm chủng tại một trung tâm y tế ở
Ấn Độ vào tháng 01/2014 cho thấy có 88,5% bà mẹ thực hiện NCBSM. Tuy nhiên

10


chỉ có 27% thực hiện NCBSMHT và chỉ có 36,9% thực hiện cho con bú sớm trong
vòng 1 giờ đầu.[18]
Trong nghiên cứu của mình, các tác giảM.Sai S.Kishore và cộng sựcũng đã chỉ
ra rằng chỉ có15(19%) bà mẹ cho con bú sớm trong khoảng 30 phút – 1 giờ đầu sau
sinh, có 46(60%) bà mẹ cho con bú đúng tư thế và có tới 39(51%) bà mẹ cho trẻ ăn
các loại thức ăn khác như nước đường, nước sạch, mật ong hay nước thảo dược.
Trong số 77 bà mẹ, có tương ứng 30% và 10% cho trẻ bú mẹ hoàn tồn đến 4 và 6

tháng tuổi.Qua quan sát, nhóm tác giả cũng đã chỉ ra rằng số bà mẹ cho trẻ bú đúng
tư thế là 46(60%) bà mẹ.[12]
2.2.

Tình hình ni con bằng sữa mẹ ở Việt Nam

2.2.1. Thực trạng kiến thức về NCBSM
Trong những năm gần đây, Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tốc độ tăng
trưởng kinh tế tương đối nhanh. Cùng với đó, các vấn đề giáo dục, chăm sóc sức
khỏe, dinh dưỡng cũng được quan tâm và cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, vấn đề
NCBSM vẫn chưa thật sự được nhìn nhận và thực hiện đúng.
Các tác giả Trần Nguyễn Thị Anh Đào, Huỳnh Thị Duy Hương khi tiến hành
khảo sát các bà mẹ sau sinh tại Bệnh viện Hùng Vương – thành phố Hồ Chí Minh,
trong thời gian từ tháng 01 - 05/2010, chỉ ra rằng chỉ có 136 bà mẹ (51,6%) có kiến
thức tốt về NCBSM trong tổng số 258 bà mẹ được phỏng vấn trước khi xuất
viện.Trong đó, khi hỏi các câu hỏi nhưkhơng nên vắt sữa non vì sữa non tốt cho trẻ,
sau sinh bắt đầu cho trẻ bú mẹ khi mẹ căng sữa, cho bú hết 1 bên vú mới đổi bên dể
làm mẹ mất sữa, không nên cho trẻ bú ban đêm, cho trẻ bú sữa bột vài ngày đợi mẹ
về sữa, khi trẻ bú không hết nên vắt sữa dư, trẻ bú nhiều mẹ khơng đủ sữa thì tỷ lệ
số bà mẹ cho câu trả lời đúng cho các câu hỏi lần lượt là 74%, 54,7%, 63,2%,
77,5%, 62,2%, 37,2% và 61,6%.[2]
Khi tiến hành khảo sát các bà mẹ có con dưới 5 tuổi đang điều trị tại khoa Nhi
bệnh viện đa khoa huyện Tịnh Biên tỉnh An Giang, tác giả Tạ Thị Lạc chỉ ra rằng
trong tổng số 384 bà mẹ được hỏi thì có tới 193 bà mẹ (chiếm 50,3%) có kiến thức
khơng đúng về việc NCBSM.[4]Tác giả Phạm Thị Yến Nhi khi tiến hành khảo sát
các bà mẹ sau sinh tại bệnh viện đa khoa tỉnh Kiên Giang năm 2014 cũng chỉ ra
rằng tỷ lệ các bà mẹ có kiến thức đúng về vấn đề NCBSM là 61,8%.[5]

11



Năm 2010, các tác giả Lưu Ngọc Hoạt, Lê Thị Thanh Xuân, Lê Thị Hương khi
tiến hành phỏng vấn 80 bà mẹ tại 2 phường Bạch Đằng và Hoàng Mai, quận Hai Bà
Trưng, Hà Nội cho kết quả là có gần 60% bà mẹ hiểu đúng về NCBSMHT. Tuy
nhiên, có đến 50% số bà mẹ khơng tin rằng có thể NCBSMHT trong 6 tháng đầu
mà chỉ có thể cho trẻ bú mẹ hồn tồn đến 4 tháng là nhiều nhất.Có hơn một nửa số
bà mẹ hiểu đúng về NCBSM, gần 2/3 hiểu đúng về sữa non và tác dụng của sữa non.
Cịn về thời gian cai sữa cho trẻ thì có 65,4% bà mẹ cho rằng nên cai sữa khi trẻ
được 18 – 24 tháng tuổi.[3]
Tác giả Phạm Duy Cường khi tiến hành khảo sát 589 bà mẹ có con dưới 24
tháng tuổi tại 4 xã thuộc huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ năm 2013 chỉ ra rằng có
35,3% các bà mẹ biết tác dụng của việc cho trẻ bú ngay sau đẻ, 25,8% bà mẹ biết
cho trẻ bú mẹ hoàn toàn đến 6 tháng tuổi. Số bà mẹ cho rằng nên duy trì NCBSM
đến khi đẻ được 18 – 24 tháng hoặc lâu lớn là 151 bà mẹ ( 25,6%).[1]
2.2.2. Thực trạng thực hành về NCBSM
Cùng với mức độ hiểu biết của các bà mẹ về NCBSM thì tỷ lệ thực hành đúng
vấn đề này cũng được quan tâm và đánh giá.
Theo báo cáo của UNICEF, tính đến năm 2016, tại Việt Nam tỷ lệ trẻ được
ni hồn tồn bằng sữa mẹ chỉ chiếm 24%. Số trẻ được bú mẹ sớm trong vòng 1
giờ sau sinh là 27%, số trẻ được bú mẹ liên tục đến 1 năm tuổi là 66%.[17]
Theo khảo sát của Viện Dinh Dưỡng và Cục Thống kê năm 2005, tỷ lệ
NCBSMHT trong 4 tháng đầu là 18,9%, ở nông thôn, tỷ lệ này là 20,8%, ở thành thị
là 16,2%. Tỷ lệ này giảm nhanh sau tháng thứ tư do theo quy định thai sản bấy giờ,
sau 4 tháng các bà mẹ bắt đầu phải trở lại làm việc. Tỷ lệ NCBSMHT trong 6 tháng
đầu còn 12,2% và có tới 38,7% bà mẹ cho con ăn thức ăn thay thế ngay trong tuần
đầu tiên. [9]
Trong nghiên cứu của mình, tác giả Tạ Thị Lạc chỉ ra rằng có tới 44,5% các bà
mẹ khơng thực hành NCBSM đúng.[4]Trong nghiên cứu thực hiện tại bệnh viện đa
khoa tỉnh Kiên Giang, tác giả Phạm Thị Yến Nhi chỉ ra rằng tỷ lệ bà mẹ có thực
hành đúng về NCBSM là 52%.[5]Năm 2010, các tác giả Lưu Ngọc Hoạt, Lê Thị

Thanh Xuân, Lê Thị Hương khi tiến hành phỏng vấn 80 bà mẹ tại 2 phường Bạch
Đằng và Hoàng Mai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nộicó tới 28% bà mẹ vắt bỏ sữa non

12


trước khi cho con bú lần đầu, 30% bà mẹ thực hiện cho trẻ bú ngay trong giờ đầu
sau sinh.Và chỉ có 23% số trẻ được ni dưỡng hồn tồn bằng sữa mẹ trong 6
tháng đầu.[3]Nghiên cứu của các tác giả Trần Nguyễn Thị Anh Đào, Huỳnh Thị
Duy Hương cũng cho thấy việc thực hành NCBSMHT theo kiến thức NCBSM cũng
có những khác biệt giữa 2 nhóm có kiến thức tốt và kiến thức kém về NCBSM, khi
tỷ lệ thực hành tốt việc NCBSM ở 2 nhóm này lần lượt là 55,1% và 35,4%.[2]
Tác giả Phạm Duy Cường khi tiến hành khảo sát 589 bà mẹ có con dưới 24
tháng tuổi tại 4 xã thuộc huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ năm 2013chỉ ra
rằng86,4% trẻ được nuôi bằng sữa mẹ. Tuy nhiên, số mà mẹ duy trì NCBSM cho
tới khi trẻ được 18 tháng tuổi chỉ là 31 bà mẹ (14,3%). Tỷ lệ NCBSMHT cho tới khi
trẻ đủ 4 tháng tuổi là 69,4% ( 353 bà mẹ), sau đó lại giảm nhanh xuống còn 2,8%
(14 bà mẹ) khi trẻ đủ 6 tháng tuổi. Tỷ lệ bà mẹ cho trẻ bú sớm trong vòng 1 giờ đầu
sau sinh là 44% và có tới 328 bà mẹ (55,7%) cho trẻ ăn, uống thêm thức ăn ngồi
trong vịng 3 ngày sau sinh.[1]
Có thể nhận thấy các kết quả nghiên cứu là khác nhau giữa các khu vực.
Nhưng nhìn chung kiến thức và thực hành của các bà mẹ về NCBSM và
NCBSMHT là chưa thật sự cao. Đặc biệt về các vấn đề như thời gian cho trẻ bú
sớm sau sinh, NCBSMHT đến 6 tháng và duy trì NCBSM tới khi trẻ được 18 tháng
tuổi. Các bà mẹ cũng chưa thật sự nhìn nhận đúng về lợi ích của NCBSM và
NCBSMHT.
2.3. Các hoạt động đã được triển khai nhằm nâng cao kiến thức về NCBSM
Để cải thiện tỷ lệ cho con bú, các can thiệp khuyến khích cho con bú hiệu quả
(bao gồm bảo vệ, khuyến khích và hỗ trợ can thiệp) là cần thiết để có thể trao quyền
và cho phép các bà mẹ giải quyết khó khăn cho con bú. Các can thiệp đã được triển

khai rộng khắp trên thế giới như Sáng kiến bệnh viện thân thiện với trẻ em(BFHI),
hỗ trợ tư vấn thông qua các chuyến thăm tại nhà, hỗ trợ qua điện thoại, tư vấn nhóm,
các chiến dịch nâng cao nhận thức cộng đồng, các phương pháp tiếp cận chương
trình y tế như Quản lý tích hợp bệnh tật trẻ em và các chính sách như quy tắc tiếp
thị sữa mẹ của WHO.[14]
Các can thiệp trong hệ thống y tế bao gồm các hoạt động hỗ trợ BFHI, tư vấn
hoặc giáo dục, đào tạo đặc biệt cho nhân viên y tế. Hỗ trợ BFHI bao gồm các hoạt

13


động trong 'Mười bước nuôi con bằng sữa mẹ thành công' được áp dụng tại các
bệnh viện hoặc hệ thống y tế theo hướng dẫn của UNICEF / WHO BFHI. Hỗ trợ gia
đình hoặc xã hội là sự hỗ trợ NCBSM mà các thành viên trong gia đình, người thân
và xã hội của bà mẹ sẽ cung cấp cho bà mẹ các điều kiện thuận lợi để thực hiện
NCBSM. Can thiệp cộng đồng được chia thành tư vấn nhóm hoặc giáo dụcthông
qua các phương tiện truyền thông đại chúng để tư vấn, tiếp cận cộng đồng. Những
can thiệp trong môi trường làm việc bao gồmcác chính sách nghỉ phép, thai sản cho
bà mẹ, hỗ trợ nơi làm việc và tình trạng việc làm.[14]
Sáng kiến BFHI: Mười bước để nuôi con bằng sữa mẹ thành cơng:
- Có chính sách cho con bú bằng văn bản thường xuyên được truyền đạt đến tất
cả nhân viên chăm sóc sức khỏe.
- Đào tạo tất cả các nhân viên y tế về các kỹ năng cần thiết để thực hiện chính
sách này.
- Thơng báo cho tất cả phụ nữ mang thai về lợi ích và cách thức cho con bú.
- Giúp các bà mẹ bắt đầu cho con bú trong vòng nửa giờ sau sinh.
- Hướng dẫn các bà mẹ biết cách cho con bú và duy trì cho con bú, ngay cả khi
bà mẹ đang tách ra khỏi trẻ sơ sinh.
- Không cho trẻ sơ sinh ăn hoặc uống thức ăn hoặc thức uống khác ngoài sữa
mẹ, trừ khi được chỉ định về mặt y tế.

- Để các bà mẹ và trẻ sơ sinh ở cùng nhau 24 giờ một ngày.
- Khuyến khích các bà mẹ cho con bú theo nhu cầu.
- Không dùng núm vú giả với trẻ bú sữa mẹ.
- Thúc đẩy việc thành lập các nhóm hỗ trợ NCBSM và giới thiệu các bà mẹ cho
họ khi xuất viện hoặc khám thai.
Hầu hết các can thiệp đã được triền khai đều cho thấy được hiệu quả rõ rệt
trong việc cải thiện các tỷ lệ cho con bú đặc biệt là trong nhóm người có thu nhập
thấp và trung bình, khu vực nông thôn. Các can thiệp hỗ trợ bệnh viện thân thiện
với em bé được cung cấp trong các cơ sở y tế là hiệu quả nhất (tăng 66%) trong việc
cải thiện bất kỳ tỷ lệ cho con bú nào.[14]
Các tác giả Đặng Cẩm Tú, Khương Văn Duy, Hoàng Văn Tân đã tiến hành can
thiệp giáo dục truyền thông trong cộng đồng nhằm thay đổi kiến thức về

14


NCBSMHT, thời gian cai sữa và lợi ích NCBSM trên 261 bà mẹ có con dưới 25
tháng tuổi, tại 3 tỉnh Hà Nam, Lào Cai và Quảng Bình năm 2012-2015. Kết quả
nghiên cứu cho thấy tỷ lệ bà mẹ có kiến thức về việc lựa chọn cho con bú sữa mẹ
hoàn toàn trong 6 tháng đầu sau can thiệp so với trước can thiệp tăng 1,5% và hiệu
quả lựa chọn nuôi con bằng sữa công thức giảm 63,6%. Sau can thiệp, tỷ lệ bà mẹ
có kiến thức về lợi ích giá trị của sữa mẹ tăng thấp nhất là 42,4% (sữa mẹ có đầy đủ
chất dinh dưỡng cần thiết và dễ cho trẻ tiêu hoá, hấp thu) và tăng lên tới 99,4%
(nuôi con bằng sữa mẹ giảm nguy cơ chảy máu sau đẻ). Can thiệp giáo dục truyền
thơng đã có những hiệu quả đáng kể trong nâng cao kiến thức của bà mẹ về việc
nuôi con bằng sữa mẹ: kiến thức về cho con bú trong 1 giờ đầu sau sinh, bú sữa mẹ
hoàn toàn trong 6 tháng đầu, cai sữa khi trẻ được 24 tháng tuổi, lợi ích của sữa mẹ
và lợi ích của ni con bằng sữa mẹ.[8]
Tại Việt Nam, nhiều hoạt động can thiệp cũng được thực hiện nhằm nâng cao
tỷ lệ NCBSM và NCBSMHT. Đơn cử có thể kể đến như ngày 19/7/2015, Bộ Y tế

ban hành văn bản số 5546/BYT-BMTE về việc triển khai Tuần lễ thế giới NCBSM
năm 2016với chủ đề: “Nuôi con bằng sữa mẹ - Chìa khóa cho sự phát triển bền
vững”.Tuần lễ thế giới NCBSM được tổ chức tại Việt Nam với nhiều hoạt động
hưởng ứng thiết thực như: Chiến dịch tuyên truyền “10 điều kiện nuôi con bằng sữa
mẹ thành công” do liên Bộ: Bộ Y tế - Bộ Thương mại – Bộ Văn hóa thơng tin và
Ủy ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em tổ chức; Chiến dịch “Cái ôm đầu tiên” do WHO
tại Việt Nam, phối hợp với Bộ Y tế phát động và thực hiện tại các Bệnh viện phụ
sản lớn ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh với mục đích tạo ra mơi trường hỗ trợ bà mẹ,
trẻ sơ sinh được nhận chăm sóc sơ sinh sớm tại bệnh viện; Chiến dịch “Hành trình
sữa mẹ xuyên Việt” nhằm chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm NCBSM, kết nối các bà
mẹ cho nhận sữa, cho con bú tập thể, phát tài liệu cập nhật mới nhất của UNICEF
về sữa mẹ, kêu gọi việc NCBSM vì tương lai sức khỏe của trẻ em…
Nhiều chương trình chuyên về sức khỏe có sự kết hợp thực hiện giữa các bệnh
viện và các kênh phát thanh, truyền hình đã được thực hiện nhằm cung cấp kiến
thức cho cộng đồng về các vấn đề sức khỏe, trong đó có vấn đề NCBSM. Một số
bệnh viện cũng đã tổ chức các buổi, các khóa đào tạo liên tục về NCBSM cho đội
ngũ nhân viên y tế, nhằm nâng cao kiến thức của họ về vấn đề này. Hay như Sở y tế

15


Hải Phịng đã kết hợp với Cơng đồn Khu kinh tế và Cơng đồn ngành cơng thương
Hải Phịng tổ chức các buổi truyền thông nâng cao kiến thức về NCBSM cho các
lao động nữ đang làm việc tại các nhà máy, khu công nghiệp cho nữ công nhân
đang mang bầu hoặc nuôi con nhỏ dưới 24 tháng tuổi. Qua đây, các bà mẹ được
cung cấp các kiến thức về kỹ năng chăm sóc trẻ những tháng đầu đời, quyền lợi của
người lao động nữ, chế độ nghỉ thai sản, trách nhiệm của người sử dụng lao động.
Nhìn chung, các hoạt động, chương trình nhằm nâng cao kiến thức của cộng
đồng nói chung và các bà mẹ nói riêng đều mang lại những kết quả tích cực. Chủ đề
NCBSM đã ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm, hiểu biết từ phía cộng đồng.

Kiến thức của cộng đồng cũng như của các bà mẹ liên tục được cải thiện.Tỷ lệ trẻ
được NCBSM và NCBSMHT cũng đã có nhiều hướng thay đổi khả quan.
II. Liên hệ thực tiễn
1. Thực trạng kiến thức về nuôi con bằng sữa mẹ của các bà mẹ sau sinh tại
bệnh viện phụ sản Nam Định
Tiến hành khảo sát kiến thức của 30 bà mẹ, đang được chăm sóc hậu sản tại
khoa điều trị tự nguyện Bệnh viện phụ sản Nam Định,thông qua bộ câu hỏi được
thiết kế sẵn (phụ lục 1) bao gồm 35 câu hỏi về các vấn đề như lợi ích, thời gian, đặc
điểm của NCBSM và NCBSMHT, các yếu tố hỗ trợ tiết sữa, cách cho trẻ bú... thu
được kết quả như sau:
Bảng 2.1. Đặc điểm của đối tượng khảo sát(n=30)
Đặc điểm

Số lượng

Tỷ lệ (%)

< 25 tuổi

5

16,67%

25– 35 tuổi

23

76,67%

˃35 tuổi


2

6,67%

Con thứ nhất

15

50%

Từ 2 con trở lên

15

50%

Công nhân

9

30%

Nông dân

2

6,67%

Tuổi


Số con

Nghề nghiệp

16


Cán bộ viên chức

11

36,67%

Khác

8

26,67%

≤ THCS

7

23,33%

THPT

11


36,67%

Đại học, cao đẳng, sau đại học

12

40%

Trình độ học vấn

Từ bảng 2.1, có thể thấy rằng, các bà mẹ chủ yếu nằm ở độ tuổi từ 25 – 35
(76,67%), nghề nghiệp chủ yếu của các bà mẹ là cơng nhân và cán bộ viên chức
(66,67%). Nhóm đối tượng khảo sát cũng có trình độ học vấn tương đối cao khi có
tới 40% bà mẹ có trình độ cao đẳng trở lên và chỉ có 26,67% bà mẹ có học vấn dưới
trung học cơ sở. Tỷ lệ các bà mẹ sinh con lần đầu và sinh con lần thứ 2 trở lên là
tương đương nhau.
Bảng 2.2. Kiến thức của các bà mẹ về vấn đề NCBSM(n=30)
Kiến thức về các vấn đề của NCBSM

Tốt

Kém

14(46,7%)

16(53,3%)

Thời gian cho bú lần đầu

17(56,7%)


13(43,3%)

Ăn ngoài trước khi cho bú lần đầu

11(36,7%)

19(63,3%)

Vắt bỏ sữa non

26(66,7%)

4(13,3%)

Tác dụng

12(40%)

18(60%)

Đặc điểm

18 (60%)

12(40%

Thời gian

19(63,3%)


11(36,7%)

Lợi ích

14(46,7%)

16(53,3%)

Thời gian

16(53,3%)

14(46,7%)

Thời điểm cai sữa

9(30%)

21(70%)

Duy trì nguồn sữa

4(13,3%)

26(86,7%)

Cách cho bú

28(93,3%)


2(6,67%)

Tư thế cho bú

6(20%)

24(80%)

8(26,7%)

22(73,3%)

Chung
Sữa non

NCBSMHT

NCBSM

Mức độ kiến thức n(%)

Nhận biết trẻ bú đúng

17


Theo kết quả khảo sát, có 14 bà mẹ (46,7% có kiến thức tốt về NCBSM. Những
bà mẹ có kiến thức tốt về NCBSM là những bà mẹ có trên 70% câu trả lời đúng về
các vấn đề được hỏi.

Về thời gian cho trẻ bú lần đầu, các bà mẹ cũng đưa ra các câu trả lời khác
nhau: có 17 bà mẹ cho rằng nên bắt đầu cho trẻ bú trong vòng 1 giờ đầu sau sinh, 9
bà mẹ trả lời có thể bắt đầu cho trẻ bú lần đầu trong vịng 24 giờ đầu sau sinh, cá
biệt có 2 bà mẹ cho rằng chỉ nên cho trẻ bú sau 24 giờ đầu sau sinh và 2 bà mẹ cho
rằng nên cho trẻ bú lần đầu sau khi trẻ đã ỉa phân su.
Lý do của tình trạng trên có thể do các bà mẹ chưa hiểu đúng về lợi ích của sữa
non. Có thể thấy điều này trong bảng 2.3 sau đây.
Bảng 2.3. Kiến thức của bà mẹ về lợi ích của sữa non(n=30)
Lợi ích

Số lượng

Tỷ lệ

Thỏa mãn nhu cầu của trẻ mới đẻ

4

13,3

Có tác dụng nhuận tràng giúp trẻ tống phân su nhanh

12

40

Có nhiều kháng thể giúp tăng cường đề kháng ở trẻ

29


96,7

Tập cho trẻ động tác mút sữa

6

20

Không biết

0

0

hơn

Từ bảng 2.3, có thể thấy rằng hầu hết các bà mẹ (96,7%) đều cho rằng sữa non
giúp tăng cường sức đề kháng ở trẻ. Và chỉ có 4 bà mẹ (13,3%) bà mẹ cho rằng sữa
non có thể thỏa mãn nhu cầu của trẻ mới đẻ. Có lẽ bởi thế mà có tới 19 bà mẹ
(63,3%) cho rằng có thể cho trẻ ăn sữa công thức trước khi cho trẻ bú lần đầu tiên
(Bảng 2.2).Lý do được các bà mẹ đưa ra cho câu trả lời này là do sữa chưa về,
không đủ cho trẻ, sữa đầu là sữa chua, ít dinh dưỡng hoặc bà mẹ đang yếu, phải sử
dụng thuốc (với những bà mẹ sinh mổ)...
Bảng 2.4. Kiến thức của các bà mẹ về đặc điểm của NCBSMHT(n=30)
Đặc điểm của NCBSM

Số lượng

Tỷ lệ (%)


Cho trẻ bú mẹ và ăn thêm sữa công thức

6

20

Cho trẻ bú mẹ và uống thêm nước sạch

4

13,3

Chỉ cho trẻ bú mẹ

18

60

18


Cho trẻ bú mẹ và có thể dùng thêm vitamin

2

6,7

Từ bảng 2.2 và 2.4, có thể thấy rằng số các bà mẹ hiểu đúng về NCBSMHT còn
chưa thật sự cao (60%), còn lại các bà mẹ đều cho rằng NCBSMHT là cho trẻ bú
mẹ và dùng thêm sữa công thức (20%), dùng thêm nước sạch (13,3%), dùng thêm

vitamin (6,7%).
Bảng 2.5. Kiến thức của các bà mẹ về thời gian NCBSMHT(n=30)
Thời gian NCBSMHT

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Từ 1 đến 3 tháng tuổi

8

26,7

Từ 4 đến 6 tháng tuổi

1

3,3

Khi trẻ đủ 6 tháng tuổi

19

63,3

Từ 7 đến 9 tháng tuổi

2


6,7

Từ bảng 2.2 và 2.5, có thể nhận thấy số bà mẹ cho rằng thời nên NCBSMHT
khi trẻ từ 1 đến 3 tháng tuổi chiếm 1 tỷ lệ tương đối (26,7%), tỷ lệ bà mẹ cho rằng
nên NCBSMHT cho tới khi trẻ được đủ 6 tháng tuổi là 63,3%.
Bảng 2.6. Kiến thức của bà mẹ về lợi ích của NCBSM(n=30)
Lợi ích

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Cung cấp đầy đủ những dưỡng chất mà trẻ cần

27

90

Tăng cường sức đề kháng của trẻ

23

76.7

Tiết kiệm chi phí

14

46,7


Tiện lợi dễ thực hiện

16

53,3

Tăng cường gắn kết tình cảm mẹ con

19

63,3

Bảo vệ sức khỏe bà mẹ

11

36,7

Khơng biết

0

0

Dựa vào bảng 2.6, ta có thể thấy rằng tỷ lệ bà mẹ cho rằng NCBSM có tác dụng
cung cấp đầy đủ những dưỡng chất mà trẻ cần chiếm tỷ lệ cao nhất 90% (27 bà mẹ).
Tuy nhiên lại chỉ có 11 bà mẹ (36,7%) bà mẹ cho rằng NCBSM cũng có lợi ích bảo
vệ sức khỏe bà mẹ. Đặc biệt có tới 7 bà mẹ (23,3%) cho rằng NCBSM chỉ có tác

19



×