Tải bản đầy đủ (.pdf) (33 trang)

tìm hiểu kiến thức về nuôi con bằng sữa mẹ của các sản phụ tại phòng hậu sản khoa sản bệnh viện trường đại học y dược huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (949.44 KB, 33 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ


Năm 1989, WHO và UNICEF đã khuyến cáo bảo vệ, đẩy mạnh và hỗ trợ
việc nuôi con bằng sữa mẹ. Mười điều nuôi con bằng sữa mẹ thành công là tóm
tắt những khuyến cáo chính.
Để thành công trong việc tiến hành và duy trì việc nuôi con bằng sữa mẹ,
các bà mẹ cần được sự ủng hộ tích cực trong quá trình thai nghén và sau sinh
bởi gia đình họ, các nhân viên y tế và cộng đồng. Các cán bộ y tế khi tiếp xúc
với phụ nữ mang thai và các bà mẹ mới sinh con được giao nhiệm vụ khuyến
khích việc nuôi con bằng sữa mẹ; họ cần có khả năng cung cấp thông tin thích
hợp và có hiểu biết sâu sắc với thái độ tích cực đối với việc thực hiện chương
trình nuôi con bằng sữa mẹ.
Chương trình nuôi con bằng sữa mẹ là một phần trách nhiệm của xã hội,
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành những quyết định và quy định nhằm khuyến
khích việc nuôi con bằng sữa mẹ; dành mọi sự ưu tiên cho các thông tin, giáo
dục lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ cũng như các phương pháp nuôi
dưỡng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ; khẳng định sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ nhỏ.
Sự hỗ trợ của gia đình và cộng đồng thật sự quan trọng và hữu ích đối với
bà mẹ, kinh nghiệm nuôi con bằng sữa mẹ của những người phụ nữ trong gia
đình cũng như sự hỗ trợ của cộng đồng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến việc nuôi con
của họ.
Nuôi con bằng sữa mẹ, được xem là biện pháp tốt nhất để giảm nhu cầu
tiêu thụ sữa thay thế không phù hợp và đắt tiền, đạt an toàn thực phẩm. Trẻ bú
sữa mẹ có chỉ số IQ cao hơn, xã hội sẽ được lợi. Các bà mẹ và trẻ nhỏ khỏe
mạnh hơn giúp giảm chi phí chăm sóc sức khỏe trong cộng đồng. Nuôi con bằng
sữa mẹ giúp giảm tỷ lệ trẻ mắc bệnh. Kinh phí cho y tế của một đất nước mà trẻ
2


được bú mẹ hoàn toàn thấp hơn những nước mà trẻ không được bú mẹ hoàn toàn
vì phải tốn chi phí cho bệnh tật, thuốc men và bệnh viện.
Nuôi con bằng sữa mẹ góp phần tăng lực lượng lao động. Những bà mẹ
cho con bú làm việc ít hơn nhưng con của họ thì ít bệnh hơn. Do đó, chi phí cho
việc thuê mướn lao động thấp hơn nhưng năng suất lao động cao hơn.
Hầu hết các bà mẹ đều thuộc lòng lời khuyến nghị của các tổ chức y tế:
“Sữa mẹ là thức ăn thích hợp nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ”. Việc nuôi con
bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và tiếp tục bú mẹ trong hai năm đầu
tiên có ý nghĩa quan trọng đối với sự sống còn, phát triển toàn diện của trẻ về
sau. Thế nhưng, vẫn có không ít người cảm thấy việc nuôi con bằng sữa mẹ sao
mà… quá khó khăn!
Xuất phát từ thực tế và ý tưởng trên em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tìm
hiểu kiến thức về nuôi con bằng sữa mẹ của các sản phụ tại Phòng Hậu sản
Khoa sản Bệnh viện trƣờng Đại học Y Dƣợc Huế” Nhằm mục tiêu
Khảo sát kiến thức về nuôi con bằng sữa mẹ của các sản phụ tại
Phòng hậu sản Khoa sản Bệnh viện Trường Đại học y dược Huế























3

Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. TẦM QUAN TRỌNG CỦA SỮA MẸ VÀ VIỆC NUÔI CON BẰNG
SỮA MẸ.
Trong những năm gần đây Việt Nam là một trong những nước đượcđánh
giá có mức tăng trưởng kinh tế nhanh. Cùng với những thành tựu đó,tình trạng
sức khỏe và dinh dưỡng của trẻ em cũng đã được cải thiện đáng kể.
Vấn đề dinh dưỡng được quan tâm hàng đầu đó chính là chương trình
nuôi con bằng sữa mẹ (NCBSM). Có rất nhiều hội nghị, hội thảo quốc tế và
trong nước dành riêng cho chuyên đề này. Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc
(UNICEF) đã coi NCBSM là một trong bốn biện pháp quan trọng nhất để bảo vệ
sức khỏe trẻ em vì sữa mẹ là thức ăn hoàn chỉnh nhất, thích hợp nhất cho trẻ
dưới 1 tuổi nhờ những đặc tính ưu việt sau:
1.1.1. Sữa mẹ là thức ăn hoàn chỉnh nhất, thích hợp nhất với trẻ
Vì có đủ năng lượng, đủ chất dinh dưỡng cần thiết (đạm, đường, mỡ,
Vitamin, muối khoáng) với tỷ lệ thích hợp cho sự hấp thu và phát triển của trẻ,
tránh suy dinh dưỡng hoặc tăng cân quá mức
- Protein: hàm lượng protein trong sữa mẹ tuy ít hơn sữa công thức nhưng
có đủ các acid amin cần thiết và dễ tiêu hóa đối với trẻ nhỏ. Protein của sữa mẹ

gồm casein, albumin, lactabumin, β-Lactoglobulin, globulin miễndịch (kháng
thể) và các glycoprotein khác. Đặc biệt, casein là một chất đạm quan trọng có
tác dụng ngăn chặn bệnh tiêu chảy, nhiễm trùng hô hấp, viêm tai và dị ứng.
- Lipid: Sữa mẹ có các acid béo cần thiết như acid linoleic, là một acid
cần thiết cho sự phát triển hệ thần kinh của trẻ nhỏ, mắt và sự bền vững củamạch
máu của trẻ. Lipid của sữa mẹ dễ tiêu hóa hơn vì có men lipase.
4

- Lactose: Trong sữa mẹ có nhiều hơn trong sữa công thức, cung cấpthêm
nguồn năng lượng. Một số lactose trong sữa mẹ vào ruột chuyển thành acid
lactic giúp cho sự hấp thu calci và muối khoáng.
- Vitamin: Sữa mẹ có nhiều Vitamin A hơn sữa công thức, vì vậy trẻ bú
sữa mẹ sẽ đề phòng được bệnh khô mắt do thiếu Vitamin A. Các Vitaminkhác
trong sữa mẹ cũng đủ cung cấp cho trẻ trong 6 tháng đầu nếu bà mẹ được ăn
uống và nghỉ ngơi đầy đủ.
- Muối khoáng: nguồn calci và sắt trong sữa mẹ tuy ít hơn sữa công thức
nhưng tỷ lệ hấp thu cao, do đó thỏa mãn nhu cầu hấp thu của trẻ nên trẻ được
bú mẹ ít bị còi xương và thiếu máu do thiếu sắt.
Bú sữa mẹ, trẻ sẽ lớn nhanh, phòng được suy dinh dưỡng, giúp trẻ thông
minh, không bị thiếu Vitamin, thiếu máu do thiếu sắt, không bị thiếu calci,
phosphor.
1.1.2. Sữa mẹ là dịch thể sinh học tự nhiên có chứa nhiều yếu tốquan trọng
bảo vệ cơ thể mà không một thức ăn nào có thể thay thế đƣợc
- Các Globulin miễn dịch, chủ yếu là IgA (chiếm 95%) còn lại là IgM và
IgG có tác dụng bảo vệ cơ thể chống lại các bệnh đường ruột và một số bệnh
do virus. Trong sữa mẹ còn có các yếu tố Interferon cũng có tác dụng bảo vệ
cơ thể chống nhiễm vi khuẩn và virus.
- Lizozym là một loại men có nhiều hơn hẳn trong sữa mẹ so với sữa
công thức. Lyzozym phá hủy một số vi khuẩn gây bệnh và phòng ngừa một số
bệnh do virus.

- Lactoferin là một protein kết hợp với sắt có tác dụng ức chế một số loại
vi khuẩn gây bệnh cần sắt để phát triển.
- Các bạch cầu: Trong 2 tuần lễ đầu, trong sữa mẹ có tới 4 ngàn bạch cầu
/1ml sữa. Các bạch cầu có khả năng tiết ra IgA, Lizozym, Lactoferin, Interferon
- Yếu tố Bifidus cần cho sự phát triển của loại vi khuẩn Lactobacillus
bifiduscó ích cho hệ tiêu hóa, đồng thời kìm hãm các vi khuẩn gây bệnh vàký
sinh trùng
5

Do vậy, việc thực hiện NCBSM giúp cơ thể trẻ chống lại các bệnh nhiễm
trùng và làm giảm tỷ lệ nhập viện và giảm tỷ lệ tử vong của trẻ.
1.1.3. Sữa mẹ giúp trẻ phát triển trí não hoàn hảo.
Sữa mẹ không chỉ giúp trẻ phát triển tốt về thể chất (chiều cao,
cânnặng…) mà cả về trí não. Trẻ bú mẹ sẽ được cung cấp Taurine là thành phần
quan trọng trong các mô tế bào nói chung và tế bào não nói riêng. Đồng thời,các
acid béo thiết yếu như omega 3 và omega 6 là tiền tố DHA và AA sẽ thamgia
vào quá trình hình thành màng tế bào não và võng mạc giúp trẻ thông minh và
có thị lực tốt. Ngoài ra, trẻ còn có thể hấp thu tốt sắt và vitamin C có sẵn trong
sữa mẹ để thúc đẩy quá trình phát triển trí não này
1.1.4. Sữa mẹ có tác dụng chống dị ứng.
Trẻ bú sữa mẹ ít bị dị ứng, eczema hơn một số trẻ ăn sữa công thức vì IgA
tiết cùng với các đại thực bào có tác dụng chống dị ứng. Ở nhiều nước Châu Âu
người ta phát hiện một số trường hợp trẻ em bị dị ứng sữa công thức có thể đe
dọa đến tính mạng trẻ nhưng chưa hề gặp ở trẻ bú sữa mẹ vì sữa mẹ có một số
chất chống dị ứng.
1.1.5. Sữa mẹ và yếu tố tâm lý
Nuôi con bằng sữa mẹ là điều kiện để gắn bó tình cảm mẹ con, giúp mẹ
con gần gũi nhau hơn, là yếu tố tâm lý quan trọng cho sự phát triển hài hòa của
trẻ. Mặt khác, chỉ có người mẹ qua sự quan sát tinh tế của mình sẽ phát hiệnsớm
nhất, đúng nhất những thay đổi bình thường hoặc bệnh lý của con.

1.1.6. Bảo vệ sức khỏe bà mẹ.
- Cho con bú sớm sau đẻ sẽ giúp tử cung mẹ co hồi sớm, cầm máu cho bà
mẹ đề phòng chay máu sau đẻ và nhanh hết sản dịch.
- Cho con bú đúng, bú đủ làm kinh nguyệt chậm trở lại và vì thế giảm bớt
khả năng thụ thai
- Cho con bú mẹ sẽ giảm được nguy cơ bị ung thư vú, ung thư tử cung
- Nhờ cho con bú vóc dáng người mẹ sẽ nhanh hồi phục
6

1.1.7. Cho bú sữa mẹ thuận lợi và kinh tế.
- Thuận lợi vì không cần dụng cụ, không cần đun nấu, pha chế, không
mất thời gian chuẩn bị, không phụ thuộc giờ giấc, bất kỳ lúc nào cũng có thể
cho trẻ ăn ngay.
- Kinh tế vì không phải mua.
- Khi người mẹ ăn uống đầy đủ, tinh thần thoải mái sẽ đủ sữa cho con

1.2.HƢỚNG DẪN KIÊN THỨC NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ
1.2.1.Thời gian cho bú lần đầu
Sau đẻ trong vòng nửa giờ người mẹ nên cho con bú ngay, bú càng sớm
càng tốt. Bú sớm sẽ kích thích sữa bài tiết sớm và trẻ được bú sữa non.
Số lần cho con bú: Tuỳ theo yêu cầu của trẻ, có thể từ 8-10 lần trong một
ngày, không nhất thiết phải theo đúng giờ giấc. Ban đêm vẫn phải cho con bú.
Cách cho trẻ bú đúng, có hiệu quả:
+ Tư thế: Tùy điều kiện mẹ có thể cho trẻ bú ở tư thế nằm hay ngồi
nhưng phải đảm bảo bà mẹ và trẻ đều ở tư thế thoải mái, thư giãn:
- Đầu và thân trẻ phải nằm trên cùng một đường thẳng
- Cơ thể trẻ sát với cơ thể mẹ
- Mắt trẻ đối diện với vú và môi trẻ đối diện với núm vú
- Có thể cần phải đỡ mông trẻ (nếu trẻ là trẻ sơ sinh)
+ Ngậm bắt vú:

- Miệng trẻ mở rộng, má trẻ căng phồng, cằm tỳ vào vú mẹ.
- Quầng vú ở phía trên miệng trẻ còn lại nhiều hơn quầng vú ở phía dưới.
- Khi trẻ bú không nghe thấy tiếng tóp tép.
Ảnh trẻ ngậm bắt vú đúng và ngậm bắt vú sữa sai
7



+ Hậu quả của ngậm bắt vú sai:
- Đau và tổn thương ở núm vú (có thể nứt núm vú).
- Trẻ bú không có hiệu quả làm sữa ứ đọng gây cương tức vú.
- Vú sẽ tạo ít sữa đi.
- Trẻ hay khóc đòi bú hoặc từ chối bú mẹ.
- Trẻ tăng cân kém.
Thời gian mỗi bữa bú: Tuỳ theo từng trẻ, cho trẻ bú đến khi trẻ tự rời vú
mẹ. Cho trẻ bú kiệt một bên vú rồi mới chuyển sang vú khác để trẻ nhận được
sữa cuối giàu chất béo.
Cho trẻ bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu sau đẻ
- Thời gian cai sữa: Trẻ được bú mẹ thời gian càng lâu càng tốt, nên cho
trẻ bú kéo dài tới 24 tháng hoặc hơn. Không nên cai sữa quá sớm hoặc chưa đủ
thức ăn thay thế hoàn toàn những bữa bú mẹ. Khi trẻ bị bệnh, nhất là ỉa chảy thì
không nên cai sữa, trẻ dễ bị suy dinh dưỡng. Không nên cai sữa vào mùa hè.
- Cách cai sữa: Khi cai sữa thì nên cai từ từ, không nên cai sữa đột ngột
vì trẻ cần thời gian để thích nghi với chế độ ăn mới. Cai sữa đột ngột, trẻ bỏ bú
ngay, thậm chí tách trẻ khỏi người mẹ dễ gây sang chấn tinh thần, trẻ không chịu
ăn. Nên cho ăn thêm các thức ăn khác trước đó 2-3 tháng, sau đó trẻ sẽ bú ít dần
và sữa mẹ cũng sản xuất ít dần.
8

- Khi trẻ bị bệnh hoặc ốm yếu, trẻ bị đẻ non, mà trẻ không bú được thì

nên vắt sữa và cho ăn bằng thìa. Trong trường hợp bà mẹ có thai thì vẫn có thể
cho con bú, sữa mẹ vẫn tốt tuy rằng số lượng có thể giảm. Bà mẹ nên được ăn
thêm trong thời gian này. Cho trẻ bú mẹ sẽ không gây nguy hiểm gì cho bào
thai.





















9

Chƣơng 2
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1.ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
Chọn các 62 bà mẹ đến sinh, khám tại Phòng Hậu sản Khoa sản Bệnh
viện trường Đại học Y Dược Huế.
2.1.2. Tiêu chuẩn chọn mẫu
+các bà mẹ đến sinh,khám đồng ý phỏng vấn tại Phòng hậu sản Khoa
sản Bệnh viện trường Đại học Y Dược Huế.
+ Không phân biệt trình độ văn hóa.
2. 1.3.Tiêu chuẩn loại trừ
+ Những người không hợp tác.
+ Những người không cho con bú bằng sữa mẹ.
2.1.4. Thời gian
Từ ngày 2/5/2013 đến ngày 18/5/2013 tại Khoa sản Bệnh viện trường Đại
học Y Dược Huế
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phỏng vấn trực tiếp theo mẫu có sẵn.
- Thống kê số liệu.
- Đánh giá kết quả thu thập.
2.2.1. Tiến độ nghiên cứu
- 2/5/2013 đến 4/5/2013: phỏng vấn
- 5/5/2013 đến 7/52013: xử lí số liệu
- 8/5/2013 đến 18/5/2013: viết báo cáo

10

2.2.2 . Phƣơng pháp điều tra số liệu
- Dùng phiếu điều tra gồm 15 câu hỏi ngắn gọn, dễ hiểu phù hợp với mọi
trình độ và nhận thức của bà mẹ
- Phỏng vấn trực tiếp 62 bà mẹ được chọn ngẫu nhiên để thu thập thông
tin về kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ
2.3. XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU

- Xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê thông thường với Excel 2007.
- Tính tỉ lệ % đơn thuần.



11

Chƣơng 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA MẪU NGHIÊN CỨU
3.1.1. Phân bố theo tuổi
Bảng 3.1.Phân bố theo tuổi
Nhóm tuổi
N
Tỷ lệ %
15 - 25
16
25,8
26 - 35
41
66,1
36 - 45
5
8,1
Tổng
62
100,0
Nhận xét:
- Đa số bà mẹ có độ tuổi là 26-35, chiếm tỉ lệ 66,1%

3.1.2.Phân bố theo trình độ học vấn

Biểu đồ 3.1. Phân bố theo trình độ học vấn
Nhận xét:
Phần lớn bà mẹ có trình độ học vấn là THPT chiếm 35,5%

0
5
10
15
20
25
30
35
40
Tiểu học Trung học cơ sở Trung học phổ
thông
≥ Đại học
12,9
29
35,5
22,6
Tỷ lệ
Trình độ học vấn
12

3.1.3. Phân bố theo điều kiện kinh tế
Bảng 3.2. Phân bố theo điều kiện kinh tế
Điều kiện kinh tế
N

Tỷ lệ %
Nghèo
7
11,3
Đủ ăn
41
66,1
Khá
14
22,6

62
100,0

Nhận xét:
Kinh tế gia đình đủ ăn chiếm tỉ lệ 66,1%

3.1.4. Số con trong gia đình

Biểu đồ 3.2. Số con trong gia đình
Nhận xét:
Mẹ có hai con chiếm tỉ lệ 51,6%




27,400%
51,600%
21,00%
1 con

2 con
≥ 3 con
13

3.2.KIẾN THỨC CỦA CÁC BÀ MẸ CÓ CON DƢỚI 6 THÁNG TUỔI
3.2.1. Hiểu biết thức ăn tốt nhất cho trẻ dƣới 6 tháng tuổi
Bảng 3.3. Hiểu biết Thức ăn tốt nhất cho trẻ dưới 6 tháng tuổi
Thức ăn tốt nhất cho trẻ dƣới 6 tháng tuổi
n
Tỷ lệ %
Sửa bò
1
1,6
Sửa mẹ
61
98,4
Bột dinh dưỡng
0
0,0
Nước cháo
0
0,0
Thức ăn khác
0
0,0

Nhận xét: Hầu hết các bà mẹ đều nhận định sữa mẹ là tốt nhất đối với
trẻ <6 tháng (98,4%)
3.2.2. Hiểu biết lợi ích nuôi con bằng sửa mẹ
Bảng 3.4. Hiểu biết lợi ích nuôi con bằng sửa mẹ

Lợi ích nuôi con bằng sửa mẹ
N
Tỷ lệ %
Đủ dinh dưỡng
62
100,0
Tăng tình cảm mẹ con
60
96,8
Giúp trẻ chống lại bệnh tật
45
72,6
Hợp vệ sinh
56
90,3
Bảo vệ sức khoẻ cho bà mẹ
12
19,4
Bú có tác dụng tránh thai
50
80,6
Kinh tế
35
56,5
Lợi ích khác
14
22,6
Nhận xét:
Tất cả mẹ cho rằng sữa mẹ đủ chất dinh dưỡng cho trẻ. Đa số cho rằng
sữa mẹ làm tăng tình cảm mẹ con (96,8%); Sữa mẹ hợp vệ sinh (90,3%); và giúp

trẻ chống lại bệnh tật (72,6%)
14

3.2.3. Hiểu biết thời gian cho trẻ bú sau sinh
Bảng 3.5. Hiểu biết thời gian cho trẻ bú sau sinh
Thời gian cho trẻ bú sau sinh
n
Tỷ lệ %
Trước 30 phút
5
8,1
30-60 phút
15
24,2
2-6 giờ
24
38,7
7-24 giờ
16
25,8
Trên 24 giờ
2
3,2
Tổng
62
100

Nhận xét:
Chỉ có 3,2% mẹ hiểu rằng cho con bú sau 24 giờ và 8,1% cho trẻ bú trong
vòng 30 phút đầu sau sinh. Đa số mẹ cho con bú trong vòng 2-6 giờ sau sinh

(38,7%) ; 71% trẻ được bú trong vòng 6 giò sau sinh.

3.2.4. Hiểu biết vắt bỏ sữa non trƣớc khi cho trẻ bú

Biểu đồ 3.2.hVắt bỏ sửa non trước khi cho trẻ bú
Nhận xét:
Có 56,5% bà mẹtrả lời vắt bỏ sửa non khi cho trẻ bú
56,5
43,500%

Không
15

3.2.5. Hiểu biết về cho trẻ uống nƣớc trƣớc khi cho bú lần đầu
Bảng 3.6. Hiểu biết về cho trẻ uống nước trước khi cho bú lần đầu
Cho trẻ uống nƣớc trƣớc khi cho bú lần đầu
n
Tỷ lệ %
Uống nước sôi để nguội
12
19,4
Mật ong
24
38,7
Nước Cam Thảo chưng
22
35,5
Không uống gì
4
6,5

Nhận xét:
Chỉ có 6,5% bà mẹ hiểu không cho trẻ uống gì trước khi bú mẹ. Đa số mẹ
cho trẻ uống mật ong (38,7%) và nước cam thảo chưng (35,5%) trước khi cho trẻ
bú mẹ.
3.2.6. Hiểu biết về vệ sinh vú trƣớc khi cho trẻ bú
Bảng 3.7. Hiểu biết về vệ sinh vú trước khi cho trẻ bú.
Vệ sinh vú trước khi cho trẻ bú
n
Tỷ lệ %

45
72,6
Không
17
27,4
Tổng
62
100
Nhận xét:
Trước khi cho trẻ bú mẹ có biết vệ sinh vú chiếm 72,6%
3.2.7. Hiểu biết số lần bú trong ngày
Bảng 3.8. Hiểu biết số lần bú trong ngày
Số lần bú trong ngày
n
Tỷ lệ %
Bú theo nhu cầu
45
72,6
4- 6 lần
3

4,8
8- 10 lần
6
9,7
Không để ý
8
12,9
Tổng
62
100
Nhận xét: 72,6% bà mẹ biết cách cho trẻ bú theo nhu cầu.
16

3.2.7. Hiểu biết về tƣ thế trẻ sau khi bú
Bảng 3.9. Hiểu biết về tư thế trẻ sau khi bú
Tƣ thế trẻ sau khi bú
n
Tỷ lệ %
Đặt nằm ngửa
32
51,6
Bế trẻ lên vai một lúc, vỗ nhẹ mới đặt nằm
xuống
25
40,3
Tư thế khác
5
8,1
Tổng
62

100
Nhận xét:
Sau khi bú 32(51,6%) bà mẹ hiểu biết đặt trẻ nằm ngửa, 25 bà mẹ
(40,3%) bế trẻ lên vai một lúc, vỗ nhẹ mới đặt trẻ nằm xuống.
3.2.8. Biết cách ngậm bắt vú của trẻ
Bảng 3.10. Biết cách ngậm bắt vú của trẻ
Cách ngậm bắt vú của trẻ
n
Tỷ lệ %
Miệng trẻ hé rộng
48
77,4
Cằm tỳ chạm vào vú mẹ
56
90,3
Môi dưới trề ra
57
91,9
Miệng trẻ ngậm sâu vào quầng đen núm vú
62
100,0
Ngậm bắt vú đúng ( đủ 4 tiêu chuẩn)
42
67,7

Nhận xét:
100% trẻ khi bú miệng trẻ ngậm sâu vào quần đen núm vú. 67,7% trẻ
ngậm bắt vú đúng.





17

3.2.9.Hiểu biết cách thức cho trẻ bú
Bảng 3.11. Hiểu biết cách thức cho trẻ bú
Cách thức cho trẻ bú
n
Tỷ lệ %
Bú hết vú này rồi mới chuyển qua bên kia
45
72,6
Bú hai bên bằng nhau
17
27,4
Tổng
62
100
Nhận xét:
Có 72,6% bà mẹ biết cho trẻ bú hết vú bên này rồi mới chuyển qua bên
kia.
3.2.10. Hiểu biết tƣ thế trẻ bú
Bảng 3.12. Hiểu biết tư thế trẻ bú
Tƣ thế trẻ bú
n
Tỷ lệ %
Trẻ nằm sát mẹ, bụng trẻ áp sát vào bụng mẹ
40
64,5
Trẻ nằm sát mẹ, bụng trẻ không áp sát vào bụng mẹ

22
35,5
Cách xa mẹ
0
0,0
Tổng
62
100

Nhận xét:
100% bà mẹ hiểu được trẻ được nằm sát mẹ khi bú nhưng chỉ có
40(64,5%) bà mẹ hiểu biết cho trẻ nằm sát mẹ, bụng trẻ áp sát vào bụng mẹ. ,
3.2.11.Hiểu biếtvề thời gian cho trẻ ăn dặm
Bảng 3.13. Thời gian cho trẻ ăn dặm
Thời gian cho trẻ ăn dặm
n
Tỷ lệ %
Dưới 6 tháng
49
79,0
Trên 6 tháng
13
21,0
Ý kiến khác
0
0,0
Tổng
62
100
Nhận xét: Trẻ bắt đầu được ăn dặm trên 6 tháng chiếm tỉ lệ 21%.

18

3.2.12. Hiểu biết thời gian cai sữa

Biểu đồ 3.3. Thời gian cai sữa
Nhận xét:
Đa số mẹ biết được cai sữa từ 12-24 tháng. Chỉ có 6 % trẻ cai sữa trước
12 tháng
3.2.13. Hiểu biết về thời điểm cai sữa
Bảng 3.14. Hiểu biết về thời điểm cai sữa
Thời điểm cai sữa
n
Tỷ lệ %
Khi trẻ khoẻ mạnh
60
96,8
Khi trẻ ốm
2
3,2
Tổng
62
100

Nhận xét:
Hầu hết trẻ được cai sữa khi khỏe mạnh (96,8%)




6,494%

87,013%
6,494%
Dưới 1 năm
12-24 tháng
Trên 24 tháng
19

3.2.14. Hƣớng dẫn cách nuôi con bằng sữa mẹ
Bảng 3.15. Hướng dẫn cách nuôi con bằng sữa mẹ
Hƣớng dẫn cách nuôi con bằng sữa mẹ
n
Tỷ lệ %
Mẹ
61
98,4
Bạn bè
44
71,0
Cán bộ y tế
56
90,3
Ti vi, loa đài, sách báo
36
58,1

Nhận xét:
Hầu hết các mẹ được mẹ của mình hướng dẫn cách nuôi con bằng sữa mẹ
(98,4%); qua cán bộ y tế là 90,3%



20

Chƣơng 4
BÀN LUẬN

Qua phỏng vấn điều tra 62 bà mẹ được nghiên cứu về nuôi con bằng sữa
mẹ, tôi có những nhận xét sau
4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG MẪU NGHIÊN CỨU
4.1.1. Phân bố theo tuổi
Đa số bà mẹ trong mẫu nghiên cứu có độ tuổi từ 26-35 chiếm tỉ lệ 66,1%,
chỉ có 8,1% bà mẹ trên 36 tuổi. Điều này khá thuận lợi cho việc nuôi con bằng
sữa mẹ đúng phương pháp.
4.1.2.Phân bố theo trình độ học vấn
Mẹ có trình độ học vấn thấp (tiểu học ) chiếm ti lệ 12,9%, thấp nhất so
với các trình độ khác, như đại học là 22,6%, trung học phổ thông là 35,5%. Với
trình độ học vấn này, thì việc tiếp thu kiến thức mới sẽ dễ dàng hơn và đây là
một yếu tố thuận lợi trong việc nuôi con bằng sữa mẹ.
4.1.3. Phân bố theo điều kiện kinh tế
Kính tế gia đình của các mẹ tương đối khá, chỉ có 11,3% là nghèo, thu
nhập thấp.ây cũng là một trong những điều kiện để nuôi con được tốt
4.1.4. Số con trong gia đình
Bà mẹ có 1 con chiếm tỉ lệ 27,4%, 2 con chiếm đa số (51,6%); trong khi
đó số mẹ có 3 con trở lên vẫn chiếm tỉ lệ đáng quan tâm với 21%
4.2. KIÊN THỨCCỦA CÁC BÀ MẸ CÓ CON DƢỚI 6 THÁNG TUỔI
4.2.1. Thức ăn tốt nhất cho trẻ dƣới 6 tháng tuổi
Hầu hết bà mẹ đều biết rằng sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ < 6 tháng,
tuy nhiên vẫn có 1 bà mẹ (1,6%) cho rằng sữa bò là thức ăn tốt nhất cho nhóm
trẻ ở lứa tuổi này. Tuy chiếm tỉ lệ thấp nhưng chúng ta cần phải chú ý trong
công việc truyền thông để các bà mẹ được hiểu rằng không có thức ăn nào tốt
hơn sữa mẹ, đặc biệt là trẻ < 6 tháng tuổi.

21

4.2.2. Lợi ích nuôi con bằng sửa mẹ
Các bà mẹ đều hiểu rằng sữa mẹ có đầy đủ các chất dinh dưỡng cho trẻ
và hầu hết đều cho rằng bú mẹ sẽ làm tăng tình cảm mẹ con (96,8%), hoặc bú
mẹ hợp vệ sinh với một tỉ lệ khá cao (90,3%), hoặc giúp trẻ chống lại bệnh tật
(72,6%), hoặc giúp mẹ tránh thai (80,6%), tuy nhiên với những lợi ích khác của
sữa mẹ như bảo vệ sức khỏe cho mẹ thì sự hiểu biết của mẹ còn hạn chế với
19,4% mẹ biết điều này . Vì thế việc tuyên truyền
cho mẹ hiểu về lợi ích của nuôi con bằng sữa mẹ cần tích cực hơn
4.2.3. Thời gian cho trẻ bú sau sinh
Các bà mẹ chưa hiểu đúng về thời gian bú sau sinh. Số mẹ hiểu rằng cần
cho trẻ bú sớm trong 30 phút đầu sau sinh chỉ chiếm 8,1%. Đa số mẹ cho trẻ bú
trong vòng 30phútđến 6 giờ sau sinh (62,9%). Tuy nhiên vẫn có 3,2% mẹ cho
trẻ bú rất muộn ( sau 24 giờ) Sở dỉ có tình trạng này vì mẹ còn mệt sau sinh hay
mẹ còn, chờ “bóp sữa’’ một thói quen vẫn còn tồn tại. Vì thế vai trò của cán bộ
y tế là cần phải hướng dẫn mẹ điều này vì bú sớm sau sinh không những có lợi
cho trẻ mà còn có ich cho mẹ
4.2.4. Kiến thứcvề vắt bỏ sửa non trƣớc khi cho trẻ bú
Mẹ chưa biết giá trị của sữa non do đó tình trạng hiểu về bỏ sữa non vẫn
còn tồn tại ở 35 bà mẹ ( 56,5%)
4.2.5. Kiến thức về cho trẻ uống nƣớc trƣớc khi cho bú lần đầu
Mẹ còn hiểu biêt về thói quen cho trẻ uống một số nước trước khi cho trẻ
bú lần đầu, như với mật ong ( 24 bà mẹ , chiếm tỉ lệ 38,7%), nước cam thảo
chưng (22 bà mẹ, chiếm tỉ lệ 35,5%), hay với nước sôi để nguội (12 bà mẹ,
chiếm 19,4%). Chỉ có 4 bà mẹ (6,5%) không cho con uống gì trước khi bú mẹ
lần đầu.
4.2.6. Hiểu biết vệ sinh vú trƣớc khi cho trẻ bú
Để đảm bảo vệ sinh cho bữa bú, 45 bà mẹ ( 72,6%) biết rằng cần phải vệ
sinh vú trước khi cho trẻ bú; vẫn còn 27,4% mẹ khôngbiết rửa hay lau vú trước

22

Khi cho trẻ bú Điều này dễ đưa đến tình trạng tiêu chảy cho trẻ nhất là khi mẹ
đi lao động về hay tay mẹ chưa kịp vệ sinh.
4.2.7. Hiểu biết số lần bú trong ngày
72,6% mẹ hiểu cho trẻ bú theo nhu cầu, có nghĩa khi trẻ khóc vì đói hay
khi trẻ đòi bú. Tuy nhiên vẫn còn 9 mẹ (14,5%) còn cho trẻ bú theo giờ hay ấn
định số lần cho trẻ bú trong ngày.
4.2.8. Biết đƣợc tƣ thế trẻ khi nằm bú
Sau khi bú có 25 bà mẹ (40,3%) hiểu biết cách đặt trẻ đúng sau khi bú
nghĩa là bế trẻ lên vai một lúc, vỗ nhẹ mới đặt trẻ nằm xuống; trong khi đó 32
bà mẹ ( 51,6%) đặt trẻ nằm ngửa . Để tránh tình trạng trẻ bị nôn trớ sau khi bú,
mẹ cần được hướng dẫn cách đặt trẻ sau khi bú no.
4.2.9. Hiểu cách ngậm bắt vú của trẻ
Để đạt được hiệu quả khi bú thì trẻ cần được ngặm bắt vú tốt. Theo kết
quả điều tra thì chỉ có 67% hiểu biết trẻ ngặm bắt vú đúng. 100% bà mẹ biết
rằng khi bú trẻ cần ngậm sâu vào quầng đen núm vú.
3.2.10. Hiểu biết cách thức cho trẻ bú
Khi cho trẻ bú, đa số mẹ biết cho trẻ bú hết bên này rôi mới chuyển sang
bên vú kia (72,6%). Điều này đã làm cho trẻ tận hưởng được chất dinh dưỡng
trong sữa mẹ
4.2.11.Kiến thức về tƣ thế trẻ bú
Khi bế trẻ bú một số mẹ chưa hiểu về tư thế bế trẻ, vì thế còn 22 bà mẹ (
35,5) trả lời về cách bế trẻ chưa đúng nghĩa là bụng trẻ không áp sát vào bụng
mẹ. Mẹ chưa hiểu vì sao phải cần áp sát bụng trẻ vào bụng mẹ trong khi cho trẻ
bú.
4.2.12. Kiến thức về thời gian cho trẻ ăn dặm
Đa số bà mẹ có kiến thức trẻ được ăn dặm trước 6 tháng với tỉ lệ là 79%.
Điều này hoàn tòan chưa đúng với trẻ nhất là trẻ ở các nước đang phát triển như
23


chúng ta. Những trẻ ăn dặm sớm , nguy cơ bị tiêu chảy, hay suy dinh dưỡng rất
dễ xảy ra. Vì thế cần hướng dẫn kỹ bà mẹ về điều này
4.2.13. Thời gian cai sữa
Đa số trẻ được cai sữa từ 12-24 tháng ( 87,1%). Chỉ có 6% trẻ cai sữa
trước 12 tháng. Trường hợp cai sữa sớm phần lớn là do công việc của mẹ không
thuận lợi như buôn bán hay vì mẹ đã hết sữa
4.2.14. Hiểu biết thời điểm cai sữa
Khi cai sữa cho con , mẹ đều biết chọn khi con đang khỏe, vì thế 60 bà mẹ
hiêủ được cai sữa khi khỏe, chỉ có 2 trường hợp mẹ cai sữa cho con khi con ốm.
Trường hợp này trùng vào thời điểm mẹ bị mất sữa trả lời do mệt mỏi trong lúc
chăm con. Các bà mẹ đều biết rằng khi trẻ ốm thì cách cho trẻ ăn tốt nhất là bú
mẹ
4.2.15. Hƣớng dẫn cách nuôi con bằng sữa mẹ
Mẹ đã nhận nhiều nguồn tư vấn về cách nuôi con bằng sữa mẹ. Trước
nhất là mẹ của các bà mẹ ( 98,4%), sau đó là được cán bộ y tế hướng dẫn
(90,3%) qua những lần thăm khám thai và qua bạn bè (71%). Ngoài ra mẹ còn
nhận kiến thức về nuôi con qua các phương tiện truyền thông công cộng như ti
vi, loa đài, sách báo. Chúng ta không phủ nhận kinh nghiệm nuôi con của các bà
mẹ lớn tuổi, tuy nhiên cũng có những hạn chế về kiến thức của một số mẹ già
như bú muộn sau sinh hay ăn dặm sớm. Vì thế cần nắm bắt những kiến thức
chưa tốt từ nguồn tư vấn này để hướng dẫn mẹ tốt hơn
24

KẾT LUẬN

Nuôi con bằng sữa mẹ là một phong tục tập quán ở nước ta. Các bà mẹ đã
hiểu rằng lợi ích từ sữa mẹ, tuy nhiên qua khảo sát này chúng tôi có những nhận
xét sau:
- 19,4% sự hiểu biết về vai trò của bú mẹ trong việc bảo vệ sức khỏe cho

mẹ còn hạn chế.
- 100% bà mẹ hiểu sữa mẹ giàu chất dinh dưỡng.
- 72,6% biết sữa mẹ chống lại bệnh tật.
- 71% bà mẹ biết cách cho trẻ bú trong vòng 6 giờ đầu sau sinh
-6,5% bà mẹ biêt không cho con uống gì trước khi bú mẹ
- 72,6% hiểu rằng trẻ được bú theo nhu cầu
-40,3% biết trẻ được bế lên vai một lúc, vỗ nhẹ mới đặt trẻ nằm xuống
sau khi bú;
- 67,7% mẹ biết trẻ ngậm bắt vú tốt
- 72,6% mẹ biết được trẻ bú hết từng vú rồi chuyển sang vú khác
-79% hiểu cho trẻ ăn dặm trước 6 tháng
- 98,4% Mẹ được tư vấn từ mẹ của mình
- 90,3% tư vấn từ cán bố y tế là

25


KIẾN NGHỊ

- Đẩy mạnh công tác giáo dục truyền thông về nuôi con bằng sữa mẹ
trong toàn dân qua những buổi sinh hoạt đoàn thể ( phụ nữ, thanh niên ) hoặc
qua phương tiện nghe nhìn ( Ti vi, đài báo hoặc hê thống loa phóng thanh).
- Phối hợp tốt giữa chính quyền địa phương, cán bộ chuyên môn ( trạm y
tế) và các đoàn thể nhất là hội phụ nữ trong công tác giáo dục truyền thông

×