Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

Kiến thức về hoạt động dự phòng và phát hiện sớm bệnh tăng huyết áp của y tế thôn tại một số xã của tỉnh nam định năm 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (719 KB, 48 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

LẠI THỊ DIỆU

KIẾN THỨC VỀ HOẠT ĐỘNG DỰ PHÒNG VÀ
PHÁT HIỆN SỚM BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP CỦA Y TẾ
THÔN TẠI MỘT SỐ XÃ CỦA TỈNH NAM ĐỊNH NĂM 2019

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NAM ĐỊNH – 2020


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

LẠI THỊ DIỆU

KIẾN THỨC VỀ HOẠT ĐỘNG DỰ PHÒNG VÀ
PHÁT HIỆN SỚM BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP CỦA Y TẾ
THÔN TẠI MỘT SỐ XÃ CỦA TỈNH NAM ĐỊNH NĂM 2019

Ngành: Điều dưỡng
Mã số: 7720301

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. ĐỖ MINH SINH

NAM ĐỊNH – 2020




i
LỜI CAM ĐOAN

Tơi là Lại Thị Diệu, sinh viên khóa 12, trường Đại học Điều dưỡng Nam
Định, chuyên ngành Điều dưỡng đa khoa, xin cam đoan:
1. Đây là khóa luận do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của
TS. Đỗ Minh Sinh. Để thực hiện được khóa luận này tơi đã được Ban chủ nhiệm đề
tài cấp tỉnh: “Một số giải pháp tăng cường hiệu quả hoạt động dự phòng, phát hiện
sớm và quản lý bệnh tăng huyết áp và đái tháo đường tại tuyến xã của tỉnh Nam
Định năm 2019” của Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định do cơ Hồng Thị Vân
Lan làm chủ nhiệm đề tài cho phép tôi tham gia và sử dụng một phần số liệu của
đề tài.
2. Khóa luận này khơng trùng lặp với bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào khác
đã được công bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thơng tin trong khóa luận là hồn tồn chính xác, trung thực
và khách quan, đã được xác nhận và chấp nhận của cơ sở nơi thực hiện đề tài.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.

Nam Định, ngày 30 tháng 07 năm 2020
Người viết cam đoan

Lại Thị Diệu


ii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, Phịng Đào tạo đại học, Khoa Y tế
Cơng cộng – Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định đã tận tình giúp đỡ, tạo điều

kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện khóa luận.
Tơi xin trân trọng cảm ơn Đảng ủy, lãnh đạo và nhân viên y tế tại 15 xã thuộc
3 huyện/thành phố (Hải Hậu, Vụ Bản, Thành phố Nam Định) của tỉnh Nam Định đã
giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong q trình thực hiện khóa luận.
Tơi xin trân trọng cảm ơn cơ Hồng Thị Vân Lan – chủ nhiệm đề tài cấp tỉnh
“Một số giải pháp tăng cường hiệu quả hoạt động dự phòng, phát hiện sớm và quản
lý bệnh tăng huyết áp và đái tháo đường tại tuyến xã của tỉnh Nam Định năm 2019”
của trường Đại học Điều dưỡng Nam Định đã cho phép, tạo điều kiện thuận lợi và
giúp đỡ tơi trong q trình thực hiện khóa luận.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến TS. Đỗ Minh Sinh – người hướng dẫn
khoa học, đã tận tình chỉ bảo, dìu dắt tơi trong suốt q trình thực hiện và hồn
thành khóa luận.
Cuối cùng, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới gia đình và bạn bè, những
người luôn sát cánh, giúp đỡ và động viên tơi trong suốt q trình học tập và thực
hiện khóa luận cũng như trong cuộc sống.

Nam Định, ngày 30 tháng 07 năm 2020
Sinh viên

Lại Thị Diệu


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .....................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN .........................................................................................................ii
MỤC LỤC ............................................................................................................ iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................... v
DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. vi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ .......................................................................................viii

DANH MỤC HÌNH ẢNH ....................................................................................viii
ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................................... 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ..................................................... 3
1.1. Cơ sở lý luận ................................................................................................ 3
1.1.1. Định ngĩa và phân loại tăng huyết áp ..................................................... 3
1.1.2. Dịch tễ học ............................................................................................ 5
1.1.3. Nguyên nhân gây tăng huyết áp ............................................................. 5
1.1.4. Biến chứng của tăng huyết áp ................................................................ 6
1.1.5. Khuyến cáo về chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp ............................... 7
1.1.6. Chẩn đốn ............................................................................................. 7
1.1.7. Dự phịng tăng huyết áp....................................................................... 11
1.2. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................... 11
1.2.1. Nhiệm vụ của y tế thơn (YTT) trong dự phịng và phát hiện sớm tăng
huyết áp nói riêng và bệnh khơng lây nhiễm phổ biến nói chung ................... 11
1.2.2. Kiến thức của y tế thôn ........................................................................ 13
Chương 2: LIÊN HỆ THỰC TIỄN ........................................................................ 15
2.1. Thực trạng kiến thức về dự phòng và phát hiện sớm bệnh tăng huyết áp của y
tế thôn tại một só xã của tỉnh Nam Định năm 2019 ....................................... 15
2.1.1. Thông tin chung về địa bàn nghiên cứu ............................................... 15
2.1.2. Phương pháp thực hiện nghiên cứu ...................................................... 15
2.1.3. Thực trạng kiến thức về dự phòng và phát hiện sớm bệnh tăng huyết áp
của y tế thôn của tỉnh Nam Định năm 2019 ................................................... 15


iv
2.2. Một số ưu điểm và tồn tại về kiến thức trong hoạt động dự phòng và phát
hiện sớm bệnh tăng huyết áp của y tế thôn tại một số xã của tỉnh Nam Định. 23
2.2.1. Một số ưu điểm và nguyên nhân .......................................................... 23
2.2.2. Một số tồn tại và nguyên nhân ............................................................. 24
Chương 3: KHUYẾN NGHỊ.................................................................................. 25

3.1. Đối với Sở y tế ........................................................................................... 25
3.2. Đối với trạm y tế ........................................................................................ 25
3.3. Đối với y tế thôn ......................................................................................... 26
Chương 4: KẾT LUẬN ......................................................................................... 27
4.1. Kiến thức chung của y tế thôn về bệnh tăng huyết áp.................................. 27
4.2. Kiến thức của y tế thơn về dự phịng và phát hiện sớm tăng huyết áp ......... 28
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1: PHIẾU KHẢO SÁT KIẾN THỨC VỀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG
DỰ PHÒNG VÀ PHÁT HIỆN SỚM BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP TẠI
CƠ SỞ Y TẾ TUYẾN XÃ CỦA TỈNH NAM ĐỊNH NĂM 2019

PHỤ LỤC 2: BẢNG MÃ PHIẾU KHẢO SÁT
PHỤ LỤC 3: QUY TRÌNH ĐO HUYẾT ÁP ĐÚNG
PHỤ LỤC 4: ĐƠN XIN SỬ DỤNG SỐ LIỆU ĐỂ LÀM ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP


v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BKLN

Bệnh không lây nhiễm

DASH

Dietary Approaches to Stop Hypertension

HA

Huyết áp


HALT

Huyết áp liên tục

HAPK

Huyết áp phòng khám

HATN

Huyết áp tại nhà

HATT

Huyết áp tâm thu

HATTr

Huyết áp tâm trương

THA

Tăng huyết áp

WHO

World Health Organization

YTNC


Yếu tố nguy cơ

YTT

Y tế thôn


vi
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Định nghĩa và phân độ THA theo mức huyết áp đo tại phòng khám, liên
tục và tại nhà (mmHg) ............................................................................ 4
Bảng 1.2. Định ngĩa và phân độ THA theo mức huyết áp đo tại phòng khám
(mmHg) .................................................................................................. 4
Bảng 1.3. Các thể THA dựa theo trị số HA phòng khám và HA tại nhà hoặc HA liên
tục .......................................................................................................... 5
Bảng 1.4. Phân loại khuyến cáo về chẩn đoán và điều trị THA ................................ 7
Bảng 1.5. Phân loại mức chứng cứ về chẩn đoán và điều trị THA ........................... 7
Bảng 1.6. Khuyến cáo đo HA ................................................................................. 8
Bảng 1.7. Khuyến cáo chẩn đoán THA .................................................................... 9
Bảng 1.8. Can thiệp thay đổi lối sống làm giảm huyết áp ...................................... 11
Bảng 2.1. Kiến thức của nhân viên YYT về các yếu tố nguy cơ của THA ............. 15
Bảng 2.2. Số lượng yếu tố nguy cơ của THA mà nhân viên YYT có thể cùng lúc liệt
kê ......................................................................................................... 16
Bảng 2.3. Kiến thức của nhâ viên y tế thôn về các yếu tố nguy cơ làm gia tăng tỷ lệ
hiện mắc của THA ................................................................................ 16
Bảng 2.4. Số lượng yếu tố nguy cơ làm gia tăng tỷ lệ hiện mắc của THA mà nhân
viên YTT có thể cùng lúc liệt kê ........................................................... 17
Bảng 2.5. Kiến thức của nhân viên YTT về ngưỡng chẩn đoán bệnh THA ............ 17
Bảng 2.7. Số lượng hậu quả của bệnh THA mà nhân viên y tế thơn có thể cùng lúc

liệt kê.................................................................................................... 18
Bảng 2.8. Nhận thức của nhân viênss y tế thôn về tầm quan trọng của hoạt động
quản lý bệnh THA ................................................................................ 18
Bảng 2.9. Số lượng tầm quan trọng cơ bản của hoạt động quản lý bệnh THA mà
nhân viên YTT có thể cùng lúc liệt kê .................................................. 19
Bảng 2.10. Kiến thức của YTT về nhiệm vụ của họ đối với hoạt động dự phòng
bệnh THA giữa các địa điểm ................................................................ 19
Bảng 2.11. Khác biệt tổng điểm kiến thức về nhiệm vụ của YTT trong hoạt động dự
phòng bệnh THA .................................................................................. 20


vii
Bảng 2.12. Nhận thức của YTT về nhiệm vụ của họ đối với hoạt động hướng dẫn
thay đổi hành vi lối sống và nâng cao sức khỏe để dự phòng bệnh ....... 21
Bảng 2.13. Nhận thức của YTT về nhiệm vụ của họ đối với hoạt động phát hiện
sớm người có nguy cơ mắc bệnh THA trong cộng đồng ....................... 21
Bảng 2.14. Nhận thức của YTT về nhiệm vụ của họ đối với hoạt động quản lý bệnh
THA .................................................................................................... 22
Bảng 2.15. Khác biệt tổng điểm của YTT về hoạt động dự phòng, phát hiện sớm và
quản lý bệnh THA của YTT giữa các địa bàn ....................................... 23


viii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Số lượng nhiệm vụ của YTT trong hoạt động dự phòng bệnh THA
được YTT cùng lúc liệt kê ................................................................ 20
Biểu đồ 2.2. Số lượng nhiệm vụ của YTT trong hoạt động phát hiện sớm bệnh THA
được YTT cùng lúc liệt kê ................................................................ 22
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1. Sơ đồ khám đo chẩn đốn tăng huyết áp ................................................ 10

Hình 1.2. Quy trình sàng lọc chẩn đoán tăng huyết áp .......................................... 10


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tăng huyết áp (THA) là một trong 8
nguyên nhân hàng đầu gây tàn tật và tử vong toàn cầu, ước tính hàng năm có 7,1
triệu người tử vong do tăng huyết áp. Cũng theo báo cáo của WHO, số lượng người
trưởng thành có THA tăng từ 594 triệu người năm 1975 lên 1,13 vào năm 2015, với
sự gia tăng chủ yếu ở các nước thu nhập thấp và trung bình. Theo đó, trên tồn cầu,
năm 2015, một trong bốn người đàn ông và một phần năm phụ nữ (tức là 22% dân
số trưởng thành từ 18 tuổi trở lên) đã tăng huyết áp - được định nghĩa là tâm thu
và/hoặc huyết áp tâm trương lớn hơn, hoặc bằng, 140/90 mmHg [15].
Việt Nam đang phải đối mặt với sự gia tăng ngày càng trầm trọng của các
bệnh không lây nhiễm (BKLN) trong đó có tăng huyết áp. Theo báo cáo của Hội
Tim mạch Việt Nam cho thấy tỷ lệ tăng huyết áp ở người trưởng thành năm 2015 là
47,3% (cao hơn 18,6% so với năm 2008) [6]. Theo điều tra quốc gia gần đây (2015)
của Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế ở người trưởng thành từ 18 – 69 tuổi tại 63 tỉnh,
thành phố cho thấy tỷ lệ tăng huyết áp là 18,9% [3].
Tăng huyết áp là căn bệnh diễn biến âm thầm, ít có dấu hiệu cảnh báo. Những
dấu hiệu của tăng huyết áp thường không đặc hiệu và người bệnh thường khơng
thấy có gì khác biệt so với người bình thường cho dến khi xảy ra tai biến. Vì vậy
tăng huyết áp đang trở thành mối đe dọa cho toàn thể nhân loại bởi nhiều biến
chứng nguy hiểm như: Nhồi máu cơ tim, đột quỵ não, suy tim, suy thận
mạn,…thậm chí có thể gây tử vong hoặc có thể để lại các di chứng ảnh hưởng đến
sức khỏe của người bệnh và trở thành gánh năng cho gia đình và xã hội.
Tăng huyết áp nếu được dự phịng và phát hiện sớm thì việc kiểm sốt sẽ rất
có hiệu quả, hạn chế được tỷ lệ người mắc bệnh và các biến chứng nguy hiểm, giảm
nguy cơ tử vong và giảm gánh nặng bệnh tật cho bản thân, gia đình và xã hội. Tuy
nhiên, theo báo cáo điều tra quốc gia yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm (BKLN)

năm 2015 thì tỷ lệ phát hiện, quản lý tăng huyết áp còn rất thấp lần lượt là 43,1% và
13,6% [2]. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là hệ thống y tế
đang trong quá trình điều chỉnh, cịn thiếu các dịch vụ dự phịng, phát hiện, quản lý


2
BKLN tại tuyến xã, các BKLN chủ yếu được chẩn đoán, điều trị tại bệnh viện
tuyến trên.
Để khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên cần nâng cao vai trò và nhiệm
vụ của y tế cơ sở tuyến xã trong chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân. Để thực
hiện tốt các nhiệm vụ trên y tế thôn xã cần năm bắt rõ các kiến thức về chuyên mơn,
có khả năng đánh giá những người có nguy cơ cao mắc bệnh và biết phối hợp với
các cơ sở y tế tuyến trên trong dự phòng và phát hiện sớm một số BKLN phổ biến
trong cộng đồng trong đó có bệnh tăng huyết áp. Tuy nhiên, có một số nghiên cứu
cho thấy kiến thức của y tế thôn trong dự phòng và phát hiện sớm BKLN còn nhiều
hạn chế. Bên cạnh đó, các báo cáo chun ngành, các cơng trình nghiên cứu về vấn
đề này vẫn cịn ít và hạn chế. Do vậy, để bổ sung thêm thông tin và nâng cao nhận
thức về đào tạo đội ngũ y tế thơn trong dự phịng và phát hiện sớm BKLN, Khóa
luận này được thực hiện với 2 mục tiêu:
1. Mơ tả kiến thức về hoạt động dự phòng và phát hiện sớm bệnh tăng huyết
áp của y tế thôn tại một số xã của tỉnh Nam Định năm 2019.
2. Đề xuất một số giải pháp tăng cường kiến thức về hoạt động dự phòng và
phát hiện sớm bệnh tăng huyết áp của y tế thôn tại một số xã của tỉnh Nam Định
năm 2019.


3
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận

1.1.1. Định ngĩa và phân loại tăng huyết áp
Huyết áp (HA) là áp lực máu ở trong lòng động mạch góp phần giúp cho máu
được luân chuyển trong động mạch tới các mô và cơ quan. Hai chỉ số HA quan
trọng gồm: HA tối đa (còn gọi là huyết áp tâm thu) là do lực co bóp của tim tạo
nên. HA tối thiểu (còn gọi là huyết áp tâm trương) là do trương lực thành mạch tạo
nên. Huyết áp bị ảnh hưởng bởi tim (sức co bóp và nhịp đập); độ qnh của máu;
thể tích máu lưu thơng và bản thân thành mạch (sức đàn hồi) [16], [17].
Tăng huyết áp là một hội chứng tim mạch tiến triển phát sinh từ nguyên nhân
phức tạp và liên quan đến nhau. Các dấu hiệu sớm của hội chứng thường xuất hiện
trước khi THA được duy trì. Do đó, THA khơng thể được phân loại chỉ bằng các
ngưỡng HA riêng biệt. Sự tiến triển có liên quan mạnh mẽ đến các bất thường về
chức năng và cấu trúc tim và mạch máu gây tổn thương cho tim, thận, não, mạch
máu và các cơ quan khác và dẫn đến bệnh tật và tử vong sớm [11].
Liên quan giữa HA và các biến cố tim mạch, thận và tử vong là liên tục, làm
phân biệt giữa huyết áp bình thường và tăng huyết áp có tính quy ước dựa theo các
nghiên cứu dịch tễ. THA được định nghĩa khi mức huyết áp điều trị cho thấy có lợi
một cách rõ ràng so với nguy cơ có hại qua các chứng cứ của các thử nghiệm lâm
sàng. Mặc dầu có nhiều chứng cứ mới nhưng cần tiếp tục nghiên cứu đánh giá để có
một sự thay đổi trong định nghĩa và phân loại. Hội Tim Mạch Việt Nam và Phân
Hội THA Việt Nam vẫn dùng định nghĩa và phân loại THA phòng khám của
khuyến cáo 2015. Chẩn đốn THA khi đo HA phịng khám có HATT ≥ 140mmHg
và/hoặc HATTr ≥90mmHg [5].


4
Bảng 1.1. Định nghĩa và phân độ THA theo mức huyết áp đo tại phòng khám,
liên tục và tại nhà (mmHg) [5]
Phương pháp đo
HA Phòng Khám


HA tâm thu

HA tâm trương

≥ 140

và/hoặc

≥ 90

Trung bình ngày (hoặc thức)

≥ 135

và/hoặc

≥ 85

Trung bình đêm (hoặc ngủ)

≥ 120

và/hoặc

≥ 70

Trung bình 24 giờ

≥ 130


và/hoặc

≥ 80

HA đo tại nhà trung bình

≥ 135

và/hoặc

≥ 85

HA liên tục (ambulatory)

Bảng 1.2. Định ngĩa và phân độ THA theo mức huyết áp đo tại phòng khám
(mmHg)* [5]
Phân độ
Tối ưu

HA tâm thu

HA tâm trương

< 120



< 80

Bình thường**


120 - 129

và/hoặc

80 - 84

Bình thường cao**

130 - 139

và/hoặc

85 - 89

THA độ 1

140 - 159

và/hoặc

90 - 99

THA độ 2

160 - 179

và/hoặc

100 - 109


THA độ 3

≥ 180

và/hoặc

≥ 110

THA Tâm Thu đơn độc

≥ 140

và/hoặc

< 90

*Nếu HA không cùng mức để phân loại thì chọn mức HA tâm thu hay tâm
trương cao nhất. THA tâm thu đơn độc xếp loại theo mức HATT.
**Tiền Tăng huyết áp: khi HATT > 120-139mmHg và HATTr > 80-89 mmHg


5
Bảng 1.3. Các thể THA dựa theo trị số HA phòng khám và HA tại nhà hoặc HA
liên tục [5]
HA phòng khám (mmHg)

HA tại nhà hoặc
liên tục ban ngày
(mmHg)


HATT < 135 hoặc
HATTr < 85
HATT ≥ 135 hoặc
HATTr ≥ 85

HATT < 140 và

HATT ≥140 hoặc

HATTr < 90

HATTr ≥ 90

HA bình thường
THA ẩn giấu

THA

áo

choàng trắng
THA thật sự

1.1.2. Dịch tễ học
Tỷ lệ tăng huyết áp khác nhau giữa các khu vực và các nhóm thu nhập quốc
gia. Khu vực Châu Phi có tỷ lệ tăng huyết áp cao nhất (27%) trong khi Khu vực
Châu Mỹ có tỷ lệ tăng huyết áp thấp nhất (18%). Đánh giá về các xu hướng hiện
nay cho thấy số người trưởng thành bị tăng huyết áp đã tăng từ 594 triệu vào năm
1975 lên 1,13 tỷ vào năm 2015, với sự gia tăng chủ yếu ở các nước thu nhập thấp và

trung bình. Sự gia tăng này chủ yếu là do sự gia tăng các yếu tố nguy cơ tăng huyết
áp trong các quần thể đó [15]. Tỷ lệ tăng huyết áp chung ở người trưởng thành là
khoảng 30 - 45% [18], với tỷ lệ mắc chuẩn theo tuổi toàn cầu là 24 và 20% ở nam
và nữ, tương ứng, trong năm 2015 [15]. Tỷ lệ tăng huyết áp cao này phù hợp trên
tồn thế giới, khơng phân biệt về tình trạng thu nhập, tức là ở các nước thu nhập
thấp, trung bình và cao hơn. Tăng huyết áp ngày càng trở nên phổ biến hơn với tuổi
tiến bộ, với tỷ lệ lưu hành> 60% ở những người> 60 tuổi. Khi dân số già đi, áp dụng
lối sống ít vận động hơn và tăng trọng lượng cơ thể, tỷ lệ tăng huyết áp trên toàn thế
giới sẽ tiếp tục tăng [18].
1.1.3. Nguyên nhân gây tăng huyết áp
1.1.3.1.Tăng huyết áp thứ phát
Còn gọi là THA triệu chứng hay THA có nguyên nhân, chiếm khoảng 5 – 10%
các trường hợp THA, thường gặp ở người trẻ tuổi [1]. Các nguyên nhân thường gặp


6
có thể là: Bệnh thận (Viêm cầu thận cấp, mạn; Viêm thận mạn; Bệnh thận bẩm sinh;
Thận đa nang; Hẹp động mạch thận; Suy thận,…). Bệnh nội tiết (Hội chứng Conn;
Hội chứng Cushing; U tủy thượng thận; Tăng Calci máu; Cường tuyến giáp,…).
Bệnh mạch máu (Hẹp eo động mạch chủ, Hở van động mạch chủ, Rò động tĩnh
mạch,…). Một số nguyên nhân khác (Nhiễm độc thai nghén, Bệnh đa hồng cầu,
Nhiễm toan hô hấp,…).
1.1.3.2. Tăng huyết áp thứ phát
Khi không tìm thấy nguyên nhân người ta gọi là tăng huyết áp nguyên phát
hay tăng huyết áp vô căn. Chiếm 90 – 95% các trường hợp THA, thường gặp ở
nguời trung niên và người cao tuổi [1]. Tuy khơng tìm được nguyên nhân nhưng
một số yếu tố đã được chứng minh là yếu tố nguy cơ gây THA, bao gồm:
- Các yếu tố nguy cơ chính: Hút thuốc lá; Rối loạn chuyển hóa lipid; Tiểu
đường; Tuổi cao (nam>55, nữ>65); Nam giới và phụ nữ tiền mãn kinh; Tiền sử gia
đình có bệnh tim mạch sớm (nam<65 tuổi, nữ<55 tuổi).

- Các yếu tố nguy cơ khác: Béo phì, ít hoạt động thể lực, sang chấn tinh thần,
nghiện rượu.
1.1.4. Biến chứng của tăng huyết áp
Trong số các biến chứng của bệnh, tăng huyết áp gây tổn thương nghiêm trọng
nhất cho tim. Áp lực quá mức có thể làm cứng động mạch, làm giảm lưu lượng máu
và oxy đến tim. Điều này làm tăng áp lực và giảm lưu lượng máu có thể gây ra các
vấn đề sức khỏe như đau ngực (còn gọi là đau thắt ngực); đau tim, xảy ra khi nguồn
cung cấp máu cho tim bị chặn và các tế bào cơ tim chết vì thiếu oxy. Lưu lượng
máu bị chặn càng lâu, tổn thương cho tim càng lớn; suy tim, xảy ra khi tim không
thể bơm đủ máu và oxy đến các cơ quan quan trọng khác của cơ thể; tim đập khơng
đều có thể dẫn đến tử vong đột ngột. Tăng huyết áp cũng có thể vỡ hoặc chặn các
động mạch cung cấp máu và oxy cho não, gây ra đột quỵ. Ngồi ra, tăng huyết áp
có thể gây tổn thương thận, dẫn đến suy thận [16], [17].


7
1.1.5. Khuyến cáo về chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp
Bảng 1.4. Phân loại khuyến cáo về chẩn đoán và điều trị THA [5]
Phân loại
Loại I
Loại II

Định nghĩa

Gợi ý sử dụng

Chứng cứ và/hoặc sự đồng thuận cho thấy việc điều
trị mang lại lợi ích và hiệu quả
Chứng cứ đang còn bàn cãi và/hoặc ý kiến khác nhau
về sự hữu ích /hiệu quả của việc điều trị


Loại IIa

Chứng cứ/ý kiến ủng hộ mạnh về tính hiệu quả của
việc điều trị

Loại IIb

Chứng cứ/ý kiến cho thấy ít có hiệu quả/ hữu ích
Chứng cứ và/hoặc sự đồng thuận cho thấy việc điều

Loại III

Được khuyến
cáo /chỉ định

trị khơng mang lại lợi ích và hiệu quả, trong vài
trường hợp có thể gây nguy hại

Nên được xem
xét
Có thể được
xem xét
Khơng được
khuyến cáo

Bảng 1.5. Phân loại mức chứng cứ về chẩn đoán và điều trị THA [5]
Định nghĩa

Phân loại

Mức chứng cứ A
Mức chứng cứ B
Mức chứng cứ C

Dữ liệu có từ nhiều nghiên cứu lâm sàng ngẫu nhiên hoặc
phân tích gộp
Dữ liệu có từ một nghiên cứu lâm sàng ngẫu nhiên hoặc các
nghiên cứu lớn không ngẫu nhiên
Sự đồng thuận của các chuyên gia và/hoặc các nghiên cứu
nhỏ, các nghiên cứu hồi cứu

1.1.6. Chẩn đoán
Tăng huyết áp được gọi là "kẻ giết người thầm lặng". Hầu hết những người bị
tăng huyết áp không biết về vấn đề này vì nó có thể khơng có dấu hiệu cảnh báo
hoặc triệu chứng. Vì lý do này, điều cần thiết là huyết áp được đo thường xuyên.
Khi các triệu chứng xảy ra, chúng có thể bao gồm đau đầu vào buổi sáng sớm, chảy
máu cam, nhịp tim không đều, thay đổi thị lực và ù trong tai. Tăng huyết áp nặng có
thể gây ra mệt mỏi, buồn nơn, nơn, nhầm lẫn, lo lắng, đau ngực và run cơ. Cách duy


8
nhất để phát hiện tăng huyết áp là có một chuyên gia y tế đo huyết áp. Có huyết áp
đo được là nhanh chóng và khơng đau. Các cá nhân cũng có thể đo huyết áp của
mình bằng các thiết bị tự động, tuy nhiên, đánh giá của chuyên gia y tế là rất quan
trọng để đánh giá rủi ro và các điều kiện liên quan [17].
Chẩn đoán THA phải dựa vào đo HA chính xác bằng đo HA tại phịng khám
và HA ngồi phịng khám (HA tại nhà (HATN), HA liên tục (HALT)), khai thác
tiền sử cá nhân và tiền sử gia đình, khám thực thể và các xét nghiệm cận lâm sàng
nhằm xác định nguyên nhân THA thứ phát hay THA tiên phát, đánh giá các yếu tố
nguy cơ tim mạch, tổn thương cơ quan đích, và bệnh cảnh lâm sàng đi kèm để phân

tầng nguy cơ [5].
Bảng 1.6. Khuyến cáo đo HA [5]
Khuyến cáo

Loại

Mức
chứng cứ

Sàng lọc HA theo chương trình được khuyến cáo. Tất cả người
lớn (≥18 tuổi) cần đo HA tại phòng khám và ghi vào y bạ của

I

B

I

C

I

C

I

C

IIa


C

I

A

I

C

họ cũng như cho họ biết trị số HA của mình
Cần đo HA về sau ít nhất mỗi 3 năm nếu HA vẫn ở mức tối ưu
Cần đo HA về sau ít nhất mỗi 2 năm nếu HA vẫn ở mức bình
thường
Cần đo HA về sau ít nhất mỗi năm
Ở người > 50 tuổi, cần phải sàng lọc HA thường xuyên dù ở
mức độ nào vì xu hướng HA tăng dần theo tuổi
Cần đo HA ở cả hai tay ít nhất vào lần khám đầu tiên vì trị số
HA hai tay chênh > 15 mmHg gợi ý bênh lý vữa xơ động
mạch và thường phối hợp gia tăng nguy cơ tim mạch
Nếu có sự khác biệt HA hai tay thì dùng các thơng số ở tay có
trị số cao hơn


9
Bảng 1.7. Khuyến cáo chẩn đoán THA [5]
Mức
Khuyến cáo

Loại


chứng
cứ

Đo HA tại phịng khám được lập lại ít nhất một lần khám, trừ
khi: THA nặng (Vd: độ 3, đặc biệt nếu nguy cơ cao). Mỗi lần
khám, cần đo HA 3 lần cách nhau 1-2 phút và nên đo thêm

I

C

I

C

I

A

I

C

IIa

C

lần nữa nếu hai lần đầu chênh nhau > 10 mmHg. Trị số HA
của bệnh nhân là trung bình của 2 trị số sau cùng.

Đo HA ngồi phịng khám với HALT và/hoặc HATN, khi
thấy các phương pháp này là hợp lý và chấp nhận được về
mặt kinh tế
Đo HA ngồi phịng khám (V.d. HALT hoặc HATN) được
khuyến cáo đặc biệt cho một số chỉ định lâm sàng chẳng hạn
xác định THA ẩn giấu hoặc THA áo choàng trắng, đánh giá
điều trị cũng như theo dõi tác dụng phụ như hạ HA
Cần bắt mạch các bệnh nhân THA để xác định nhịp tim và
xem có loạn nhịp như rung nhĩ khi nghỉ
Các chỉ số HA khác (Hiệu số HA, biến đổi HA, HA gắng
sức, HA trung tâm có thể xem xét nhưng khơng thường qui
lâm sàng. Chúng có thể cung cấp những thơng tin hữu ích bổ
sung trong một số trường hợp và có giá trị trong nghiên cứu


10

Hình 1.1. Sơ đồ khám đo chẩn đốn tăng huyết áp [5]

Hình 1.2. Quy trình sàng lọc chẩn đốn tăng huyết áp [5]


11
1.1.7. Dự phòng tăng huyết áp
Bảng 1.8. Can thiệp thay đổi lối sống làm giảm huyết áp [4]
Khuyến nghị

Cách thức
Giảm cân nặng


Chế độ ăn DASH

Số HA giảm được

Duy trì BMI lý tưởng

5-10 mmHg khi

(20 - 25 kg/

giảm mỗi 10kg

)

Ăn nhiều trái cây, rau, ít mỡ (giảm 8-14 mmHg
chất béo tồn phần và loại bão
hòa)

Hạn chế muối ăn

Giảm lượng muối ăn < 100

2-8 mmHg

mmol/ngày (<2,4g Natri hoặc <6g
muối)
Vận động thân thể

Khuyến khích tập thể dục mức độ


4-9 mmHg

vừa hoặc đi bộ 30 – 60 phút/ngày
Uống chất cồn điều độ

Nam < 21 đơn vị/tuần

2-4 mmHg

Nữ < 14 đơn vị/ tuần
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Nhiệm vụ của y tế thôn (YTT) trong dự phịng và phát hiện sớm tăng huyết
áp nói riêng và bệnh khơng lây nhiễm phổ biến nói chung
1.2.1.1. Nhiệm vụ của y tế thơn trong hoạt động dự phịng bệnh
1.2.1.1.1. Truyền thông giáo dục sức khỏe
a) Lồng ghép truyền thơng giáo dục sức khỏe về dự phịng bệnh THA và ĐTĐ
nói riêng, cũng như một bệnh khơng lây nhiễm phổ biến khác nói chung trong các
cuộc họp, các buổi sinh hoạt cộng đồng do chính quyền, cơ quan, đơn vị, đồn thể,
trường học tổ chức.
b) Thăm hộ gia đình để tuyên truyền, hướng dẫn, tư vấn cho người dân về dự
phòng, phát hiện sớm bệnh.


12
c) Cung cấp các tài liệu truyền thông về dự phòng, phát hiện sớm, quản lý một
bệnh cho người dân.
d) Giới thiệu các trang thông tin điện tử như: suckhoetoandan.vn,
vncdc.gov.vn, kcb.vn, huyetap.vn, nihe.org.vn, iph.org.vn, tihe.org.vn,.. giới thiệu
điện thoại tổng đài cai nghiện thuốc lá, nghe đài tại tần số 98.9Mhz và xem các
chương trình sức khỏe trên Kênh truyền hình để người dân tiếp cận

1.2.1.1.2. Hướng dẫn thay đổi hành vi lối sống và nâng cao sức khỏe
a) Hướng dẫn người dân thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý; ăn giảm muối;
ăn giảm đường; giảm chất béo bão hòa; tăng cường ăn rau, trái cây; tăng cường vận
động thể lực.
b) Hướng dẫn cho người hút thuốc lá, thuốc lào; lạm dụng rượu, bia; dinh
dưỡng không hợp lý; thiếu vận động thể lực để thay đổi hành vi và thực hiện lối
sống có lợi cho sức khỏe.
c) Vận động mọi người tham gia các mơ hình nâng cao sức khỏe tại cộng
đồng, tại nơi làm việc và học tập để dự phịng bệnh.
d) Tham mưu, hỗ trợ về chun mơn với người đứng đầu thôn, bản, ấp, tổ dân
phố, cơ quan, đơn vị, trường học, khu công nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh triển
khai các mơ hình nâng cao sức khỏe; xây dựng môi trường làm việc, học tập khơng
khói thuốc, khơng lạm dụng rượu bia, bảo đảm dinh dưỡng hợp lý và tăng cường
vận động thể lực.
đ) Hướng dẫn người hút thuốc lá, thuốc lào liên hệ với tổng đài 18006606
hoặc 18001214 về cai nghiện thuốc lá; giới thiệu cho mọi người các cơ sở y tế có tư
vấn, hỗ trợ về cai nghiện thuốc lá, cai rượu, hướng dẫn chế độ dinh dưỡng.
1.2.1.2. Nhiệm vụ của y tế thơn trong hoạt động phát hiện sớm người có nguy cơ
mắc bệnh
a) Hướng dẫn cho mọi người tự đánh giá nguy cơ mắc một số bệnh không lây
nhiễm phổ biến dựa vào bảng kiểm để đi khám, phát hiện bệnh kịp thời.
b) Thực hiện sàng lọc phát hiện sớm một số bệnh không lây nhiễm phổ biến


13
cho những người ≥ 40 tuổi, nếu phát hiện người có yếu tố nguy cơ hoặc nghi ngờ
mắc bệnh thì giới thiệu đến các cơ sở y tế để khám, chẩn đoán bệnh sớm.
c) Hướng dẫn mọi người đi khám, kiểm tra sức khỏe định kỳ, sàng lọc để phát
hiện sớm một số bệnh không lây nhiễm phổ biến.
d) Phối hợp với các cơ sở y tế tuyến trên triển khai khám sàng lọc, phát hiện

sớm người mắc một số bệnh không lây nhiễm trong cộng đồng, cơ quan, đơn vị,
trường học, khu công nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh.
1.2.2. Kiến thức của y tế thôn
Trong việc quản lý BKLN có bằng chứng cho thấy vai trị của nhân viên y tế
cơ sở trong việc tăng cường năng lực của các hệ thống chăm sóc sức khỏe bằng
cách sử dụng các nguồn lực hiệu quả hơn và do đó tăng khả năng tiếp cận của người
bệnh và chất lượng chăm sóc. Ở các vùng nơng thơn, các hệ thống chăm sóc chính
với nhân viên y tế cộng đồng được đào tạo và các hướng dẫn được thiết lập tốt có
thể mang lại hiệu quả trong phịng ngừa và quản lý BKLN [9]. Việc bổ sung nhân
viên y tế cộng đồng vào các nhóm lâm sàng giải quyết các rào cản ở cấp độ hệ
thống trong phòng ngừa và kiểm sốt BKLN bằng cách đơn giản hóa các nhiệm vụ
của bác sĩ và chuyển giao một số trách nhiệm chăm sóc bệnh nhân [8]. Hơn nữa,
nhân viên y tế cộng đồng có thể loại bỏ các rào cản đối với việc kiểm soát huyết áp
và tuân thủ dùng thuốc do sự khác biệt về văn hóa, giáo dục và ngơn ngữ giữa
người bệnh và hệ thống chăm sóc sức khỏe [7].
Mặc dù nhân viên y tế cộng đồng có vai trị quan trọng như vậy, tuy nhiên có
bằng chứng cho thấy năng lực cán bộ y tế tại tuyến y tế cơ sở trong quản lý BKLN
còn hạn chế đặc biệt ở các quốc gia kém và đang phát triển. Nghiên cứu tại
Khayelitsha – Nam Phi cho thấy kiến thức về yếu tố nguy cơ, biến chứng và biện
pháp chăm sóc, điều trị bệnh đái tháo đường và tăng huyết của nhân viên y tế cộng
đồng còn rất hạn chế [13]. Một báo cáo khác tại Trung Quốc cho thấy chưa đến
12% nhân viên y tế cộng đồng từng được đào tạo chính thức và chỉ biết 43% kiến
thức cơ bản về phịng chống bệnh đái tháo đường. Khơng những thế chỉ có bác sĩ ở
thị trấn hoặc cấp cao hơn mới được phép kê đơn thuốc uống hoặc insulin để điều trị


14
bệnh đái tháo đường trong khi bác sĩ của phòng khám ở nông thôn không thể làm
như vậy. Việc loại bỏ trách nhiệm chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường cũng làm
giảm các khuyến khích cho các bác sĩ của phịng khám nơng thơn. Với tư cách là

người chăm sóc chính, họ phải hồn tồn cảnh giác với sự hiện diện của bệnh đái
tháo đường ở bệnh nhân của họ hoặc các can thiệp liên tục vào những người có
nguy cơ cao [10]. Nghiên cứu tại vùng nông thôn tỉnh Quảng Tây – Trung Quốc
cũng cho thấy các nhân viên y tế cộng đồng tại đây thiếu chuyên môn về sức khỏe
tâm thần do vậy đã hạn chế khả năng cung cấp các dịch vụ liên quan của họ cho
người bệnh và cộng đồng [14].
Các rào cản đối với nhân viên y tế cơ sở trong việc phòng ngừa và quản lý
BKLN đã được Hongfei Long và cộng sự chỉ ra gồm: Thiếu sự hỗ trợ từ các hệ
thống y tế địa phương và từ cộng đồng; thiếu nguồn lực; q tải trong cơng việc; ưu
đãi tài chính khơng đầy đủ; lạm dụng công nghệ thông tin; thiếu kiến thức và kỹ
năng [12].


15
Chương 2
LIÊN HỆ THỰC TIỄN
2.1. Thực trạng kiến thức về dự phòng và phát hiện sớm bệnh tăng huyết áp
của y tế thơn tại một só xã của tỉnh Nam Định năm 2019
2.1.1. Thông tin chung về địa bàn nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện tại 15 xã thuộc 3 huyện/thành phố của tỉnh Nam
Định (Vụ Bản, Hải Hậu, thành phố Nam Định), bao gồm các xã: phường Vị Hoàng,
Nguyễn Du, Hạ Long, Nam Phong, Mỹ Xá, Kim Thái, Thị trấn Gôi, Trung Thành,
Tam Thanh, Quang Trung, Hải Thanh, Hải Lộc, Thị trấn Yên Định, Hải Hưng và
Hải Quang.
2.1.2. Phương pháp thực hiện nghiên cứu
Số liệu sử dụng trong khóa luận được trích ra từ một phần của đề tài khoa học
cấp tỉnh “Một số giải pháp tăng cường hiệu quả hoạt động dự phòng, phát hiện sớm
và quản lý bệnh tăng huyết áp và đái tháo đường tại tuyến xã của tỉnh Nam Định
năm 2019” của trường Đại học Điều dưỡng Nam Định. Việc trích dẫn này đã nhận
được sự chấp thuận và cho phép của Ban quản lý đề tài.

Số liệu sử dụng trong khóa luận được phân tích nhằm mục đích mơ tả thực
trạng kiến thức về hoạt động dự phòng và phát hiện sớm bệnh tăng huyết áp của y tế
thôn tại một số xã của tỉnh Nam Định năm 2019.
2.1.3. Thực trạng kiến thức về dự phòng và phát hiện sớm bệnh tăng huyết áp
của y tế thôn của tỉnh Nam Định năm 2019
2.1.3.1. Kiến thức về yếu tố nguy cơ và ngưỡng chẩn đoán của bệnh
Bảng 2.1. Kiến thức của nhân viên YYT về các yếu tố nguy cơ của THA (tỷ lệ %)
Yếu tố nguy cơ

Y tế thôn (SL=168)
Đúng

Sai

Hút thuốc

94,0

6,0

Khẩu phần ăn bất hợp lý

94,6

4,8

Ít hoạt động thể lực

95,2


6,0

Béo phì

96,4

3,6

Lạm dụng rượu

97,6

4,2

Stress

86,9

13,1


×