Tải bản đầy đủ (.pdf) (35 trang)

Thực trạng nhận thức và mức độ thực hiện chuẩn đạo đức nghề nghiệp điều dưỡng của sinh viên đại học điều dưỡng liên thông trong thực hành nghề nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (312.79 KB, 35 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CẤP CƠ SỞ

Tên đề tài: THỰC TRẠNG NHẬN THỨC VÀ MỨC ĐỘ THỰC HIỆN CHUẨN
ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP ĐIỀU DƯỠNG CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC ĐIỀU
DƯỠNG LIÊN THÔNG TRONG THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP

Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Bảo Ngọc

Năm 2016
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

1


BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CẤP CƠ SỞ

Tên đề tài: THỰC TRẠNG NHẬN THỨC VÀ MỨC ĐỘ THỰC HIỆN CHUẨN
ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP ĐIỀU DƯỠNG CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC ĐIỀU
DƯỠNG LIÊN THÔNG TRONG THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP

Chủ nhiệm đề tài : Nguyễn Bảo Ngọc
Cấp quản lý: Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định
Thời gian thực hiện: từ tháng 3 năm 2016 đến tháng 12 năm 2016
Tổng kinh phí thực hiện đề tài 5.500000
Trong đó: kinh phí SNKH 5500000

Năm 2016



2


BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CẤP CƠ SỞ

1. Tên đề tài: Thực trạng nhận thức và mức độ thực hiện chuẩn đạo đức nghề nghiệp
điều dưỡng của sinh viên đại học điều dưỡng liên thông trong thực hành nghề
nghiệp.
2. Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Bảo Ngọc
3. Cơ quan chủ trì đề tài: Trường đại học Điều dưỡng Nam Định
4. Cơ quan quản lý đề tài: Trường đại học Điều dưỡng Nam Định
5. Danh sách nghiên cứu viên:
- Chu Thị Thơm
- Vũ Thị Hải Oanh
- Nguyễn Thị Hòa
6. Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 3 năm 2016 đến tháng 12 năm 2016

3


NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT

ĐDV:

Điều dưỡng viên

NB :

Người bệnh


TTSL:

Thu thập số liệu

CĐĐNN:

Chuẩn đạo đức nghề nghiệp

4


MỤC LỤC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ ......................................................................................................... 8
II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................................... 11
2.1. Khái niệm điều dưỡng................................................................................... 11
2.2. Khái niệm y đức [5],[16] ............................................................................... 11
2.3. Khái niệm chuẩn đạo đức nghề nghiệp ........................................................ 12
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................................... 12
3.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................. 12
3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu .............................................................. 12
3.3. Thiết kế nghiên cứu .................................................................................... 13
3.4. Mẫu và phương pháp chọn mẫu ................................................................ 13
3.4.1. Phương pháp chọn mẫu: Lấy mẫu toàn bộ ......................................... 13
3.4.2. Cỡ mẫu: ................................................................................................... 13
3.5. Công cụ và phương pháp thu thập số liệu ................................................. 13
3.6. Các tiêu chí đánh giá trong nghiên cứu ....................................................... 13
3.7. Xử lý và phân tích số liệu .............................................................................. 13
3.8. Đạo đức nghiên cứu ...................................................................................... 14
IV. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN............................................................................... 15

4.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu ................................................... 15
4.2. Nhận thức chung về CĐĐNN ....................................................................... 16
4.3. Nhận thức và tự đánh giá thực hiện chuẩn 1 ............................................... 16
4.4. Nhận thức và tự đánh giá thực hiện chuẩn 2 ............................................... 17
4.5. Nhận thức và tự đánh giá thực hiện chuẩn 3 ............................................... 18
4.6. Nhận thức và tự đánh giá thực hiện chuẩn 4 ............................................... 19
4.7. Nhận thức và tự đánh giá thực hiện chuẩn 5 ............................................... 19
4.8. Nhận thức và tự đánh giá thực hiện chuẩn 6 ............................................... 20
4.9. Nhận thức và tự đánh giá thực hiện chuẩn 7 ............................................... 21
4.10. Nhận thức và tự đánh giá thực hiện chuẩn 8 ............................................. 22
VI. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................... 23
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 24
PHỤ LỤC 1: PHIẾU KHẢO SÁT NHẬN THỨC VỀ CHUẨN ĐẠO ĐỨC NGHỀ
NGHIỆP CỦA ĐIỀU DƯỠNG VIÊN. .................................................................... 25
PHỤ LỤC 2: PHIẾU TỰ ĐÁNH GIÁ .................................................................... 29
PHỤ LỤC 3: GIẢI TRÌNH CÁC KHOẢN CHI .................................................... 33
5


PHỤ LỤC 4: TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI ...................................................... 34
PHỤ LỤC 5: CÁN BỘ THỰC HIỆN...................................................................... 35

6


Phần A - Tóm tắt các kết quả nổi bật của đề tài (chủ nhiệm đề tài tự đánh giá)
1. Kết quả nổi bật của đề tài.
Kết quả nghiên cứu cho thấy các sinh viên điều dưỡng liên thơng khóa 10 và
phụ sản khóa 9 trường đại học điều dưỡng Nam Định, sau khi học môn tâm lý y học và
y đức, có mức độ nhận thức tương đối cao về 8 chuẩn và 30 tiêu chí trong chuẩn đạo

đức nghề nghiệp.
Từ việc nhận thức được chuẩn đạo đức nghề nghiệp của điều dưỡng viên nên
khi thực hành nghề nghiệp các điều dưỡng viên cũng thực hiện rất tốt các chuẩn và các
tiêu chí của chuẩn đạo đức nghề nghiệp.
2. Áp dụng vào thực tiễn đời sống xã hội.
Góp phần nâng cao y đức, thái độ chăm sóc của người cán bộ y tế trong quá
trình điều trị và chăm sóc người bệnh.
3. Đánh giá thực hiện đề tài đối chiếu với đề cương nghiên cứu đã được phê
duyệt.
(a) Tiến độ: Thực hiện đúng tiến độ
(b) Thực hiện mục tiêu nghiên cứu: Đề tài đã thực hiện được mục tiêu đề ra
(c) Các sản phẩm tạo ra so với dự kiến của bản đề cương: đúng với dự kiến
(d) Đánh giá việc sử dụng kinh phí: Sử dụng kinh phí hợp lý với mức dự
kiến
4. Các ý kiến đề xuất.

7


Phần B.

Nội dung báo cáo chi tiết kết quả nghiên cứu đề tài cấp cơ sở

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Mỗi nghề trong xã hội, dù tồn tại lâu dài hay ngắn cũng đều có truyền thống và
phẩm chất riêng của mình. Tuy nhiên,hiếm có nghề nào tồn tại lâu dài như nghề y và
càng ít có nghề nào địi hỏi những người hành nghề về tiêu chuẩn đạo đức khắt khe
như nghề y. Y đức là phẩm chất tốt đẹp của người làm công tác y tế, được biểu hiện ở
tinh thần trách nhiệm cao, tận tụy phục vụ, hết lòng thương yêu chăm sóc người bệnh.
Cùng với thời gian, những thế hệ người hành nghề y đến lượt mình đã bồi đắp

lên một truyền thống đạo đức tốt đẹp cho nghề, họ đã trở thành những tấm gương mẫu
mực cho các thế hệ sau giữ gìn, phát huy khi vào nghề và họ cũng có quyền tự hào về
các thế hệ tiền bối trong nghề.
Nghề y nói chung và nghề điều dưỡng nói riênglà nghề đặc biệt vì liên quan đến
tính mạng con người. Những nhà y học lớn đi vào lịch sử không chỉ với nghề nghiệp
khoa học của mình mà cịn nêu lên những tấm gương lớn về đạo đức.
Hypocrate ở phương Tây hay Hải Thượng Lãn Ông ở Việt Nam đều coi đạo
đức nghề y là phần không thể thiếu của y học.
Kế thừa truyền thống y đức của ông cha ta, tiếp thu tinh hoa y đức nhân loại,
Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng việc trau dồi và rèn luyện y đức. Người đã
nhiều lần gửi thư và trực tiếp gặp, thăm các cơ sở y tế, bày tỏ quan điểm của Đảng và
Nhà nước ta về phẩm chất của người thầy thuốc. Người đã tặng cán bộ, nhân viên
ngành y danh hiệu: “Thầy thuốc như mẹ hiền”. Danh hiệu đó vừa là sự đánh giá cao
của Người đối với những đóng góp của ngành y, vừa là một yêu cầu của Người đối với
mỗi cán bộ y tế về y đức. Thấm nhuần tư tưởng về y đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh,
quán triệt sâu sắc những quan điểm về giáo dục đạo đức của Đảng ta.Ngày 10 tháng 9
năm 2012, Hội điều dưỡng Việt Nam đã ban hành Chuẩn đạo đức nghề nghiệp của
Điều dưỡng viên Việt Nam.
Chuẩn đạo đức nghề nghiệp của Điều dưỡng viên Việt Nam (sau đây viết gọn
lại là Chuẩn đạo đức nghề nghiệp điều dưỡng) là những nguyên tắc, những giá trị nghề
nghiệp, những khuôn mẫu để hướng dẫn điều dưỡng viên đưa ra các quyết định có đạo
đức trong q trình hành nghề. Chuẩn đạo đức nghề nghiệp cũng là cơ sở để người
8


bệnh, người dân và người quản lý giám sát, đánh giá việc thực hiện của hội viên trên
phạm vi cả nước, mọi nơi hành nghề và tại mọi cơ sở y tế.
Để trở thành điều dưỡng viên giỏi ngoài việc trau dồi nâng cao kiến thức
chuyên môn, kỹ năng hay tố chất cần có thì việc rèn luyện y đức, phẩm chất của người
thầy thuốc là rất quan trọng. Chuẩn đạo đức nghề nghiệp của điều dưỡng viên giúp

điều dưỡng có cái nhìn lạc quan cũng như thấu hiểu được người bệnh, giúp hồn thiện
cơng việc tốt và được mọi người tin u kính trọng. Vai trị người điều dưỡng rất quan
trọng, họ là người trực tiếp chăm sóc người bệnh, thực hiện các y lệnh của bác sỹ, đảm
bảo cho thành công của mọi mặt công tác điều dưỡng, điều trị, vì thế người điều
dưỡng phải tu dưỡng đạo đức nghề nghiệp, rèn luyện chuyên môn kỹ thuật để đáp ứng
địi hỏi ngày càng cao của cơng việc và hoàn thành tốt sự ủy thác của xã hội là chăm
sóc sức khỏe cho nhân dân. Thực hiện những phẩm chất đạo đức y học là nghĩa vụ của
người điều dưỡng. Người điều dưỡng phải có bổn phận chấp hành và thực hiện các
yêu cầu về phẩm chất đạo đức của nghề nghiệp. Ngành điều dưỡng là một mắt xích
quan trọng trong ngành y tế, việc áp dụng chuẩn đạo đức nghề nghiệp của điều dưỡng
viên vào thực hành nghề nghiệp là nhiệm vụ quan trọng của người điều dưỡng để
chăm sóc người bệnh ngày càng tốt hơn.
Sau khi chuẩn đạo đức nghề nghiệp của điều dưỡng viên ra đời tất cả các bệnh
viện từ trung ương đến địa phương đều áp dụng chuẩn và tất cả các hội viên hội điều
dưỡng Việt Nam đến ký cam kết thực hiện các chuẩn này. Trường Đại học Điều dưỡng
Nam Định đã đưa nội dung giảng dạy về chuẩn đạo đức nghề nghiệp của điều dưỡng
viên trở thành một trong những nội dung giảng dạy quan trọng trong chương trình giáo
dục đối với sinh viên điều dưỡng.
Mặc dù đã đưa vào chương trình giảng dạy trong nhà trường nhưng đây là nội
dung mới nên để đánh giá việc áp dụng chuẩn này như thế nào trong hoạt động nghề
nghiệp của sinh viên, chúng tôi đã tiến hành lựa chọn vấn đề “Thực trạng nhận thức
và mức độ thực hiện Chuẩn đạo đức nghề nghiệp điều dưỡngcủa sinh viên đại học
điều dưỡng liên thông trong thực hành nghề nghiệp.”làm đề tài nghiên cứu.
Đề tài nghiên cứu nhằm 2 mục tiêu sau:
1. Đánh giá mức độ nhận thức của sinh viên điều dưỡng về Chuẩn đạo đức nghề
nghiệp điều dưỡng sau khi đã được học tập và nghiên cứu Chuẩn này.
9


2. Đánh giá thực trạng mức độ thực hiện Chuẩn đạo đức nghề nghiệp điều dưỡng

viên vào thực tiễn chăm sóc người bệnh.
Kết quả nghiên cứu sẽ được sử dụng làm căn cứ để đề xuất một số biện pháp
nhằm tăng cường hiệu quả giảng dạy và áp dụng chuẩn đạo đức nghề nghiệp trong
thực hành chăm sóc người bệnh.

10


II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Khái niệm điều dưỡng
Điều dưỡng là một môn nghệ thuật và khoa học nghiên cứu cách chăm sóc bản
thân khi cần thiết, chăm sóc người khác khi họ khơng thể tự chăm sóc. Tuy nhiên tùy
theo từng giai đoạn lịch sử mà định nghĩa về điều dưỡng được đưa ra khác nhau
[4],[81].
Theo Nightingale 1860: “Điều dưỡng là một nghệ thuật sử dụng môi trường của
người bệnh để hỗ trợ sự phục hồi của họ”;
Theo Virginia Handerson 1960: “Chức năng duy nhất của người điều dưỡng là
hỗ trợ các hoạt động nâng cao hoặc phục hồi sức khỏe của người bệnh
hoặc người khỏe, hoặc cho cái chết được thanh thản mà mỗi cá thể có thể tự thực hiện
nếu họ có sức khỏe, ý chí và kiến thức. Giúp đỡ các cá thể sao cho họ đạt được sự độc
lập càng sớm càng tốt”;
Theo Hội điều dưỡng Mỹ năm 1980: “Điều đưỡng là chẩn đoán và điều trị
những phản ứng của con người đối diện với bệnh hiện tại hoặc bệnh có
tiềm năng xảy ra” [4],[81].
2.2. Khái niệm y đức [5],[16]
Khái niệm đạo đức: theo Từ điển tiếng Việt (NXB KHXH): “Đạo đức là những
phép tắc căn cứ vào chế độ kinh tế và chế độ chính trị mà đặt ra để quy định quan hệ
giữa người và người, giữa cá nhân và xã hội, cốt để bảo vệ chế độ kinh tế, chế độ
chính trị”. Theo Từ điển bách khoa Việt Nam:“Đạo đức là một trong những hình thái
sớm nhất của ý thức xã hội, bao gồm những chuẩn mực xã hội điều chỉnh hành vi con

người trong quan hệ với toàn xã hội. Theo Hội Y học thế giới thì: “Đạo đức là một
phạm trù đề cập đến giáo lý – sự phản ánh một cách thận trọng, hệ thống và sự phân
tích các quyết định của lương tâm và hành vi trong quá khứ, hiện tại hoặc tương lai”.
Yếu tố chi phối đạo đức: chế độ chính trị, luật pháp; phong tục tập quán, dân tộc; tôn
giáo; tuổi; giới; nghề nghiệp; học vấn;…
Đạo đức y học: là một khái niệm nằm trong phạm trù đạo đức. Đạo đức y học là
một nhánh của đạo đức đề cập đến vấn đề đạo đức trong thực hành y học. Đạo đức y
học là những quy tắc hay chuẩn mực mà những người hành nghề y dược phải tuân thủ
trong thực hành nghề nghiệp. Đạo đức y học bao gồm những quy tắc có tính đặc thù
11


nghề nghiệp và bao gồm những quy định về luật pháp trong thực hành nghề nghiệp.
Do vậy phạm trù đạo đức y học vừa mang những thuộc tính chung cho tất cả những
người hành nghề y trên thế giới, vừa có những quy định riêng phụ thuộc luật pháp của
từng quốc gia.
Mục 7-Phần III của Quy chế quản lý bệnh viện có nêu rõ:”Y đức là phẩm chất
cao đẹp của người làm công tác y tế, được biểu hiện ở tinh thần trách nhiệm cao, tận
tụy phục vụ, hết lòng thương yêu chăm sóc người bệnh, coi đau đớn của họ như mình
đau đớn, như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Lương y phải như từ mẫu”, phải thật
thà đồn kết, khắc phục khó khăn, học tập vươn lên để hoàn thành nhiệm vụ, toàn tâm
toàn ý xây dựng nền y học Việt Nam. Y đức phải thể hiện qua những tiêu chuẩn,
nguyên tắc đạo đức xã hội thừa nhận” [5],[16].
2.3. Khái niệm chuẩn đạo đức nghề nghiệp
“Chuẩn đạo đức nghề nghiệp củađiều dưỡng viên là những chuẩn mực về đạo
đức và ứng xử nghề nghiệp, là các giá trị cốt lõi, là thước đo phẩm chất đạo đức, là
trách nhiệm và nghĩa vụ nghề nghiệp của mỗi điều dưỡng viên, hộ sinh viên và kỹ
thuật viên..”[30,3]
Chuẩn đạo đức nghề nghiệp của điều dưỡng viên (Ban hành theo Quyết định
số20/QĐ-HĐD, ngày 10 tháng 09 năm 2012 của Chủ tịch Hội Điều dưỡng Việt Nam)

bao gồm 8 điều và 30 tiêu chí.
Nghiên cứu này sử dụng bộ câu hỏi tự đánh giá ban hành kèm theo Chuẩn đạo
đức nghề nghiệp của điều dưỡng viên để đánh giá thực trạngviệc nhận thức Chuẩn đạo
đức nghề nghiệp vàthực tế mức độ thực hiện chuẩn đạo đức nghề nghiệp, sau khi được
học tập và nghiên cứu,phát hiện những hạn chế, trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp
trong giảng dạy nội dung này cũng như trong thực hành nghề nghiệp.
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1.
-

Đối tượng nghiên cứu
Sinh viên đại học điều dưỡng liên thông từ trung cấp lên đại học khóa 10 và phụ
sản khóa 9.

3.2.

Thời gian và địa điểm nghiên cứu

-

Thời gian nghiên cứu trong 10 tháng từ tháng 3/2016 - 12/2016

-

Địa điểm nghiên cứu tại trường Đại học Điều dưỡng Nam Định
12


3.3.


Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả ngang nhằm đánh giá thực trạng tiếp thu và áp dụng Chuẩn

đạo đức nghề nghiệp điều dưỡng vào q trình chăm sóc người bệnh.
3.4.

Mẫu và phương pháp chọn mẫu

3.4.1. Phương pháp chọn mẫu: Lấy mẫu toàn bộ
-

Nghiên cứu lấy toàn bộ sinh viên đại học liên thơng khóa 10 và phụ sản khóa 9đã
được học tập và nghiên cứu Chuẩn đạo đức nghề nghiệp bắt đầu từ tháng 9 năm
2014 tại trường Đại học Điều dưỡng Nam Định
3.4.2. Cỡ mẫu:
Theo thống kê danh sách đến thời điểm nghiên cứu của phòng đào tạo năm học

2014-2015, số lượng sinh viên tồn khóa của cả 2 đối tượng là 320.
Tiêu chuẩn chọn mẫu
-

Tiêu chuẩn lựa chọn: sinh viên đồng ý tham gia nghiên cứu.

-

Tiêu chuẩn loại trừ: sinh viên từ chối không tham gia nghiên cứu hoặc vắng mặt
tại thời điểm nghiên cứu.

3.5.


Công cụ và phương pháp thu thập số liệu
Công cụ thu thập số liệu
Ngồi các thơng tin về cá nhân của đối tượng tham gia nghiên cứu, chúng tôi sử

dụng Bộ tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của điều dưỡng viên Việt Nam và Bộ câu hỏi
tự đánh giá việc áp dụng chuẩn đạo đức nghề nghiệp của điều dưỡng viên (Ban hành
theo Quyết định số: 20/QĐ-HĐD ngày 10 tháng 9 năm 2012 của Chủ tịch hội Điều
Dưỡng Việt Nam), được bố cục thành 2 phần riêng biệt(Phụ lục 1 và 2).
3.6. Các tiêu chí đánh giá trong nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu và cách đánh giá:
Thông tin nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu
Các tỷ lệ nhận thứctheo từng tiêu chuẩn và tiêu chí của Chuẩn đạo đức nghề
nghiệp điều dưỡng.
Các giá trị trung bình điểm đánh giá mức độ thực hiện theo từng tiêu chuẩn và
tiêu chí của Chuẩn đạo đức nghề nghiệp điều dưỡng.
3.7. Xử lý và phân tích số liệu

13


Số liệu sau khi thu thập, được làm sạch và nhập bằng phần mềm EpiData 3.1 và
phân tích bằng phần mềm SPSS 16.0. Các bảng và biểu đồ được sử dụng để mô tả các
biến số. Các tỷ lệ phần trăm và giá trị trung bình được sử dụng để mô tả mức độ tiếp
thu và áp dụng của đối tượng tham gia nghiên cứu.
3.8. Đạo đức nghiên cứu
Trước khi tiến hành nghiên cứu đề cương nghiên cứu phải được thông qua bởi
Hội đồng đạo đức, Hội đồng khoa học Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định.
Các đối tượng tham gia nghiên cứu hoàn toàn tự nguyện. Chỉ tiến hành phỏng
vấn các đối tượng sau khi đã giải thích kỹ cho họ cách làm và họ thực sự đồng ý trả lời
phỏng vấn. Đối tượng có quyền dừng tham gia nghiên cứu vào bất kỳ thời điểm nào

mà họ muốn. Các thơng tin thu được trong q trình nghiên cứu, được cam kết giữ bí
mật tuyệt đối. Kết quả nghiên cứu làm cơ sở cho việc lập kế hoạch giảng dạy cho SV
trước và sau khi thực hành tại bệnh viện.

14


IV. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
4.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu
Số sinh viên đại học điều dưỡng liên thơng khóa 10 và phụ sản khóa 9 theo
danh sách là 320, tuy nhiên tại thời điểm chúng tôi nghiên cứu theo tiêu chuẩn loại trừ
(sinh viên vắng mặt tại thời điểm nghiên cứu, từ chối không tham gia nghiên cứu và
một số phiếu không hợp lệ) số phiếu thu về là 233 phiếu.
Bảng 1: Thông tin về đối tượng tham gia nghiên cứu
Biến số
Giới tính

Tuổi

Thời gian cơng tác

Chun ngành

Tần số

Tỷ lệ %

Nam

41


18

Nữ

192

82

20-25

63

27

25-30

127

54

30-35

45

19

1-5

61


26

6-10

125

54

>10

47

20

Điều dưỡng

174

75

Phụ sản

59

25

204

87


29

13

Tham gia chăm Trực tiếp
sóc bệnh nhân

Không trực tiếp

Kết quả cho thấy số sinh viên nữ (chiếm 82%) cao hơn sinh viên nam (chiếm
18%). Đây cũng là một trong những đặc trưng về ngành nghề điều dưỡng tại Việt Nam
hiện nay. Theo chuyên ngành có 75% sinh viên là điều dưỡng và chỉ có 25% sinh viên
là hộ sinh. Trong số sinh viên tham gia khảo sát có 87% sinh viên trực tiếp làm cơng
tác tham gia chăm sóc và chỉ có 13% sinh viên khơng trực tiếp tham gia cơng tác chăm
sóc người bệnh. Mặc dù không trực tiếp tham gia công tác chăm sóc người bệnh
nhưng nhưng những điều dưỡng viên này khi được hỏi về chuẩn đạo đức nghề nghiệp
đều nắm rất chắc và việc thực hiện các chuẩn và các tiêu chí của chuẩn đạo đức nghề
nghiệp trong khi hành nghề cũng rất tốt.

15


4.2. Nhận thức chung về CĐĐNN
Bảng 2: Nhận thức chung của đối tượng tham gia nghiên cứu
Tần suất

Biến số
Biết về CĐĐNN
Thời gian ban hành

CĐĐNN
Cơ quan ban hành
CĐĐNN
Số chuẩn, số tiêu chí
của CĐĐNN

Tỷ lệ

Biết

Khơng biết

Biết

Khơng biết

233

0

100

0

187

46

80


20

191

42

82

18

176

57

75

25

Tỷ lệ sinh viên biết về chuẩn đạo đức nghề nghiệp là 100% vì tất cả những đối
tượng tham gia nghiên cứu đều đã được học môn Tâm lý y học & y đức, đi làm trong
các cơ sở khám chữa bệnh và đều là thành viên của hội điều dưỡng Việt Nam nên đều
biết đến Chuẩn đạo đức nghề nghiệp. Tuy nhiên vẫn có 18% sinh viên chưa biết chính
xác cơ quan ban hành và 25% sinh viên chưa biết chính xác số chuẩn và số tiêu chí
của CĐĐNN. Khi so sánh kết quả này với kết quả nghiên cứu của đề tài: “Đánh giá
thay đổi nhận thức về đạo đức nghề nghiệp của sinh viên chính quy K8 sau khi học
“Chuẩn đạo đức nghề nghiệp của điều dưỡng viên” trong môn học Đạo đức y học
tại trường Đại học Điều dưỡng Nam Định” bộ môn thực hiện năm 2013, chúng tôi
nhận thấy sinh viên đại học điều dưỡng liên thơng khóa 10 và phụ sản khóa 9 có nhận
thức về CĐĐNN cao hơn so với sinh viên đại học chính qui khóa 8 (biết về chuẩn đạo
đức có 53.9%). Điều đó chứng minh rằng sinh viên khi được học về chuẩn đạo đức

nghề nghiệp ở môn Tâm lý y học và y đức và được vận dụng vào trong quá trình hành
nghề của mình, làm sinh viên thấy được vai trò và tầm quan trọng của việc học tập và
làm theo 8 chuẩn và 30 tiêu chí trong CĐĐNN.
4.3. Nhận thức và tự đánh giá thực hiện chuẩn 1
Bảng 4.2: Kết quả tự đánh giá chuẩn đạo đức nghề nghiệp về việc “Bảo đảm an
tồn cho người bệnh ”của SV điều dưỡng liên thơng khóa 10 và phụ sản 9
STT

Tiêu chí đánh giá

Mức

độ
16

nhận Mức độ thực hiện


thức
Biết

Khơng

Chưa

Đạt

biết

đạt


u

Tốt

Rất tốt

cầu
Bảo đảm an tồn 191(82

42(18%

0

91(39)

103(44)

39(17)

cho người bệnh

%)

)

1

181(78)


52(22)

0

81(35)

109(47)

43(18)

2

188(81)

45(19)

0

94(40)

111(48)

28(12)

3

184(79)

49(21)


0

89(38)

113(48)

31(13)

Với chuẩn 1 qua khảo sát chúng tơi thấy có khoảng 79%-82% sinh viên nhận
thức được tên chuẩn và tên các tiêu chí và chỉ khoảng từ 18-22% sinh viên không biết
tên chuẩn và các tiêu chí. Khi khảo sát về mức độ thực hiện có 0% sinh viên ở mức
khơng đạt và có khoảng 39% đạt yêu cầu, 44% ở mức tốt và 17% ở mức rất tốt. Qua
con số thống kê này chúng ta có thể thấy được rằng sinh viên có mức độ nhận thức rất
cao sau khi đã được học về CĐĐNN và điều đó dẫn đến việc thực hiện các chuẩn đạo
đức trong khi thực hành nghề nghiệp là rất tốt. Các điều dưỡng viên ý thức được rằng
việc đảm bảo an toàn cho người bệnh là việc làm cần thiết hàng ngày cho người bệnh.
4.4. Nhận thức và tự đánh giá thực hiện chuẩn 2
Bảng 4.3: Kết quả tự đánh giá chuẩn đạo đức nghề nghiệp về việc “Tơn trọng
người bệnh và gia đình người bệnh”của SV điều dưỡng liên thơng khóa 10 và phụ
sản 9
Mức

độ

nhận

thức
STT

Tiêu chí đánh giá


Biết

Mức độ thực hiện

Không Chưa

Đạt

biết

yêu

đạt

Tốt

Rất tốt

cầu
Tôn trọng người bệnh 193(83

40(17)

0

87(37)

115(49)


31(13)

42(19)

0

79(34)

119(51)

35(15)

và người nhà người
bệnh
1

191(81)

17


2

188(80)

45(20)

0

77(33)


123(53)

33(14)

3

177(75)

56(25)

0

74(32)

127(55)

32(13)

4

192(82)

41(18)

0

71(31)

131(57)


31(12)

5

188(80)

45(20)

0

74(32)

127(55)

32(13)

6

195(83)

38(17)

0

79(34)

119(51)

35(15)


Việc tơn trọng người bệnh và gia đình người bệnh là việc làm rất quan trọng
của người điều dưỡng viên trong q trình chăm sóc và phục vụ người bệnh. Người
bệnh khi đến với chúng ta ngoài việc được thăm khám, điều trị kịp thời, cịn phải được
đảm bảo tơn trọng về tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp, được thực hiện các quyền của
người bệnh và được đối xử công bằng giữa các người bệnh. Khi khảo sát về mức độ
nhận thức chuẩn 2, chúng tôi thấy sinh viên đều có khả năng nhận thức về tên chuẩn
và các tiêu chí ở mức độ cao đạt từ 75% trở lên. Do việc nhận thức tốt nên mức độ
thực hiện các tiêu chí của chuẩn 2 cũng rất cao, tất cả sinh viên tham gia khảo sát đều
đạt ở mức đạt yêu cầu trở lên.
4.5. Nhận thức và tự đánh giá thực hiện chuẩn 3
Bảng 4.4: Kết quả tự đánh giá chuẩn đạo đức nghề nghiệp về việc “Thân thiện với
người bệnh”của SV điều dưỡng liên thơng khóa 10 và phụ sản 9
Mức

độ

nhận

thức
STT

Tiêu chí đánh giá

Biết

Mức độ thực hiện

Khơng Chưa


Đạt

biết

u

đạt

Tốt

Rất tốt

cầu
Thân thiện với người 187(80)

46(20)

0

71(31)

131(57)

31(12)

bệnh
1

183(78)


50(22)

0

69(30)

133(57)

31(13)

2

189(81)

44(19)

0

73(31

136(59)

24(10)

3

191(81)

42(19)


0

79(34)

119(51)

35(15)

4

188(80)

45(20)

0

77(33)

123(53)

33(14)

Khi khảo sát về chuẩn 3 “Thân thiện với người bệnh” có khoảng 22% sinh viên
khơng biết đến tên và tiêu chí của chuẩn 3, và khoảng 78% số sinh viên tham gia khảo
18


sát đều biết đến chuẩn và các tiêu chí. Việc thực hiện chuẩn và các tiêu chí cũng đạt ở
mức độ đạt yêu cầu trở lên (30%), ở mức độ tốt trở lên chiếm 51%. Khi người bệnh
đến với chúng ta họ không chỉ đau đớn về mặt thể xác mà cịn rất mệt mỏi, lo lắng về

tình trạng bệnh tật của mình. Ý thức được điều này nên các điều dưỡng viên của chúng
ta đã thể hiện sự thân thiện với người bệnh ngay từ những buổi làm việc đầu tiên qua
cách chào hỏi, biết lắng nghe chia sẻ và cung cấp những dịch vụ cần thiết cho người
bệnh.
4.6. Nhận thức và tự đánh giá thực hiện chuẩn 4
Bảng 4.5: Kết quả tự đánh giá chuẩn đạo đức nghề nghiệp về việc “Trung thực khi
hành nghề”của SV điều dưỡng liên thơng khóa 10 và phụ sản 9
Mức

độ

nhận

thức
STT

Tiêu chí đánh giá

Biết

Mức độ thực hiện

Không Chưa

Đạt

biết

yêu


đạt

Tốt

Rất tốt

cầu
Trung thực khi hành 192(82)

41(18)

0

80(34)

117(50

36(16)

nghề
1

196(84)

37(16)

0

83(35)


115(49)

35(16)

2

191(81)

42(19)

0

79(34)

119(51)

35(15)

3

195(83)

38(17)

0

79(34)

119(51)


35(15)

Với chuẩn “Trung thực khi hành nghề”, đa phần sinh viên nhận thức được vị trí
và tầm quan trọng của việc trung thực khi hành nghề của người điều dưỡng nên mức
độ nhận thức và mức độ thực hiện chuẩn và các tiêu chí cũng đạt được kết quả rất cao.
Trung thực trong khi hành nghề là việc làm rất cần thiết của các ngành nghề và đặc
biệt là ngành y. Sự trung thực của người điều dưỡng khi hành nghề không chỉ để đảm
bảo quyền lợi của người bệnh mà còn thể hiện phẩm chất nghề nghiệp của người điều
dưỡng Việt Nam.
4.7. Nhận thức và tự đánh giá thực hiện chuẩn 5
Bảng 4.6: Kết quả tự đánh giá chuẩn đạo đức nghề nghiệp về việc “Duy trì và nâng
cao năng lực hành nghề” của SV điều dưỡng liên thơng khóa 10 và phụ sản 9
19


Mức

độ

nhận

thức
STT

Tiêu chí đánh giá

Biết

Mức độ thực hiện


Khơng Chưa

Đạt

biết

u

đạt

Tốt

Rất tốt

cầu
Duy trì và nâng cao 188(80)

45(20)

0

83(35)

115(49)

35(16)

năng lực nghề nghiệp
1


191(81)

42(19)

0

80(34)

117(50)

36(16)

2

183(78)

50(22)

0

77(33)

123(53)

33(14)

3

192(82


41(18)

0

79(34)

119(51)

35(15)

4

191(81)

42(19)

0

74(32)

127(55)

32(13)

Việc duy trì và nâng cao năng lực nghề nghiệp là một trong những việc làm hết
sức cần thiết của người điều dưỡng. Điều đó khơng chỉ thể hiện ở việc thực hiện đầy
đủ chức năng nghề nghiệp của điều dưỡng viên, việc tuân thủ các quy trình kỹ thuật ,
chun mơn mà cịn thể hiện ở tinh thần cầu tiến, không ngừng học tập và tham gia
nghiên cứu khoa học. Chính vì vậy mà tỉ lệ sinh viên nhận thức được điều này cũng rất
cao chiếm 78%. Mức độ thực hiện chuẩn và các tiêu chí cũng đạt tỉ lệ tương đối cao,

khơng có sinh viên nào ở mức độ khơng đạt u cầu, tất cả đều ở mức đạt yêu cầu trở
lên.
4.8. Nhận thức và tự đánh giá thực hiện chuẩn 6
Bảng 4.7: Kết quả tự đánh giá chuẩn đạo đức nghề nghiệp về việc “Tự tôn nghề
nghiệp”của SV điều dưỡng liên thơng khóa 10 và phụ sản 9
Mức

độ

nhận

thức
STT

Tiêu chí đánh giá

Biết

Mức độ thực hiện

Không Chưa

Đạt

biết

yêu

đạt


Tốt

Rất tốt

cầu
Tự tôn nghề nghiệp

188(81)

45(19)

0

94(40)

111(48)

28(12)

1

191(82)

42(18)

0

89(38)

113(48)


31(13)

2

184(79)

49(21)

0

91(39)

103(44)

39(17)

20


3

193(83)

40(17)

0

87(37)


115(49)

31(13)

4

196(84)

37(16)

0

83(35)

115(49)

35(16)

Lịng tự tơn nghề nghiệp là một trong những phẩm chất cần có ở tất cả các lĩnh
vực nghề nghiệp. Đối với ngành điều dưỡng cũng vậy, các điều dưỡng viên đều nhận
thức được điều này ở mức độ cao là từ 79-84%. Mức độ thực hiện chuẩn này có 40% ở
mức độ đạt yêu cầu, 48% ở mức độ tốt và 12% ở mức độ rất tốt. Như vậy các sinh viên
đều nhận thức và thực hiện tốt điều này khi thực hành nghề nghiệp. Các điều dưỡng
viên đều ý thức được rằng đó là việc làm cần thiết để bảo vệ uy tín nghề nghiệp. Bên
cạnh những điều dưỡng tận tụy với nghề, hết lịng vì người bệnh thì vẫn cịn một bộ
phận nhỏ các điều dưỡng viên cịn vì các lợi ích vật chất mà làm sai quy định trong
khám chữa bệnh.
4.9. Nhận thức và tự đánh giá thực hiện chuẩn 7
Bảng 4.8: Kết quả tự đánh giá chuẩn đạo đức nghề nghiệp về việc “Đoàn kết với
đồng nghiệp”của SV điều dưỡng liên thơng khóa 10 và phụ sản 9

Mức

độ

nhận

thức
STT

Tiêu chí đánh giá

Biết

Mức độ thực hiện

Khơng

Chưa

Đạt

biết

đạt

u

Tốt

Rất tốt


cầu
Đồn kết với đồng 196(84)

37(16)

0

94(40)

111(48)

28(12)

nghiệp
1

193(82)

40(18)

0

91(39)

103(44)

39(17)

2


195(83)

38(17)

0

89(38)

113(48)

31(13)

3

191(82)

42(18)

0

87(37)

115(49)

31(13)

Khi khảo sát về chuẩn 7 “Đoàn kết với đồng nghiệp”, chúng tôi nhận được kết
quả như sau: 84% sinh viên nhận thức được chuẩn 7 và chỉ có 16% sinh viên khơng
nhận thức được chuẩn. Việc thực hiện chuẩn 7 trong khi hành nghề cũng đạt tỉ lệ khá

cao, tất cả sinh viên tham gia khảo sát đều thực hiện ở mức độ đạt yêu cầu trở lên.
Điều đó cho thấy các điều dưỡng viên của chúng ta không chỉ nhận thức được điều này
mà khi áp dụng vào trong quá trình thực hành nghề nghiệp cũng rất tốt. Các điều
21


dưỡng viên nhận thấy rằng đoàn kết để tạo nên sức mạnh và việc biết đoàn kết, hợp tác
với nhau trong thực hiện công việc cũng làm cho hiệu quả công việc cao hơn.
4.10. Nhận thức và tự đánh giá thực hiện chuẩn 8
Bảng 4.9: Kết quả tự đánh giá chuẩn đạo đức nghề nghiệp về việc “ Cam kết với
cộng đồng và xã hội”của SV điều dưỡng liên thông khóa 10 và phụ sản 9
Mức

độ

nhận

thức
STT

Tiêu chí đánh giá

Biết

Mức độ thực hiện

Không

Chưa Đạt


biết

đạt

Tốt

Rất tốt

yêu
cầu

Cam kết với cộng 191(82)

42(18)

0

89(38)

113(49)

31(13)

đồng và xã hội
1

188(81)

45(19)


0

91(39)

103(44)

39(17)

2

193(83)

40(17)

0

87(37)

115(49)

31(13)

3

190(81)

43(19)

0


89(38)

113(49)

31(13)

Đối với chuẩn “Cam kết với cộng đồng và xã hội” có 81-83% sinh viên điều
dưỡng nhận thức được điều này và mức độ thực hiện chuẩn cũng tương đồng với mức
độ nhận thức. Tất cả sinh viên tham gia khảo sát đều từ mức độ đạt yêu cầu trở lên,
trong đó 38% ở mức độ đạt yêu cầu, 49% ở mức độ rất tốt và 13% ở mức độ rất tốt.
Các điều dưỡng viên đều là những tấm gương tham gia tích cực vào các hoạt động từ
thiện, bảo vệ mơi trường, chăm sóc sức khỏe cộng đồng nơi mình đang sinh sống.

22


VI. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Kết quả nghiên cứu cho thấy các sinh viên điều dưỡng liên thông khóa 10 và
phụ sản khóa 9 trường đại học điều dưỡng Nam Định, sau khi học môn tâm lý y học và
y đức, có mức độ nhận thức tương đối cao về 8 chuẩn và 30 tiêu chí trong chuẩn đạo
đức nghề nghiệp.
Từ việc nhận thức được chuẩn đạo đức nghề nghiệp của điều dưỡng viên nên
khi thực hành nghề nghiệp các điều dưỡng viên cũng thực hiện rất tốt các chuẩn và các
tiêu chí của chuẩn đạo đức nghề nghiệp.
2. Kiến nghị
Đây là một đề tài mới chúng tôi bắt đầu triển khai nghiên cứu nên chúng tôi chỉ
dừng lại ở việc nghiên cứu mức độ nhận thức và sự tự đánh giá của người điều dưỡng
viên về việc thực hiện các chuẩn đạo đức trong thực hành nghề nghiệp.
Sau đề tài này chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu một đề tài về việc người sử dụng

lao động đánh giá việc thực hiện các chuẩn đạo đức của điều dưỡng viên khi chăm sóc
người bệnh.
Để q trình đánh giá khách quan hơn chúng tôi sẽ làm một nghiên cứu tiếp
theo về sự đánh giá của người bệnh về việc thực hiện các chuẩn đạo đức của người
điều dưỡng viên khi hành nghề.

23


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ y tế, (2011), Tâm lý học y học – y đức, NXB Giáo dục Việt Nam.
2. Bộ y tế (2004), Tài liệu quản lý điều dưỡng, NXB Y học.
3. Hội điều dưỡng Việt Nam, (2012), chuẩn đạo đức nghề nghiệp của người điều
dưỡng viên, NXB GTVT, Hà Nội.
4. Lê Thị Bình, (2008), Đánh giá thực trạng năng lực chăm sóc người bệnh của Điều
dưỡng viên và đề xuất giải pháp can thiệp, Luận án tiến sĩ, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung
ương.
5. GS.TS. Phạm Thị Minh Đức, (2012), Tâm lý và đạo đức y học, NXB Giáo dục Việt
Nam.
6. PGS. TS. Nguyễn Đức Hinh, T.S. Nguyễn Văn Triệu, Đạo đức y học, (2011), NXB
Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
7. TS. BS. Nguyễn Văn Hùng - PGS.TS. Phạm Văn Thứ, (2010), Bài giảng đạo đức y
học, NXB Y học.
8. Những bậc thầy nổi danh về y đức, (2013), NXB Y học Hà Nội.

24


PHỤ LỤC 1: PHIẾU KHẢO SÁT NHẬN THỨC VỀ CHUẨN ĐẠO ĐỨC NGHỀ

NGHIỆP CỦA ĐIỀU DƯỠNG VIÊN.
Dành cho sinh viên Đại học Điều dưỡng liên thơng khóa 10 và phụ sản 9
MÃ SỐ PHIẾU:
Nhằm tìm hiểu mức độ nhận thức về bộ tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của
điều dưỡng viên Việt Nam mà anh/chị đã được học tập và nghiên cứu trong tháng 9
năm 2014, hãy hợp tác với chúng tôi bằng cách đọc và trả lời các câu hỏi dưới đây.
Các thông tin thu được chỉ nhằm phục vụ cho việc dạy học và thực hiện chuẩn đạo đức
được tốt hơn.
I. PHẦN THÔNG TIN CHUNG
Đánh dấu (x) vào ô mà anh/chị cho là phù hợp, thí dụ 
Nam



Nữ



Điều dưỡng



Phụ sản



Giới tính:

Năm sinh:
Số năm cơng tác:…… năm

Đơn vị cơng tác (ghi rõ khoa/phịng, bệnh viện): ……………………………
Trực tiếp làm cơng tác chăm sóc người bệnh: Có

Khơng

Câu 1: Biết hoặc nghe nói về chuẩn đạo đức nghề nghiệp của điều dưỡng viên trước
khi trả lời bộ câu hỏi này:
Có 

Khơng



Câu 2: Theo anh/chị chuẩn đạo đức nghề nghiệp của điều dưỡng viên Việt Nam đã
được ban hành vào thời gian nào:
- 2011:
- 2012:
- Không biết: 
Câu 3: Cơ quan hoặc tổ chức nào là người xây dựng và ban hành chuẩn đạo đức nghề
nghiệp của điều dưỡng viên.
- Bộ y tế
- Hội điều dưỡng Việt Nam
- Không biết
25


×