Tải bản đầy đủ (.doc) (99 trang)

Ứng dụng phần mềm revit trong thiết kế hệ thống điều hòa khống khí trung tâm cho tầng 2 tòa nhà cơ khí động lực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.27 MB, 99 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC.................................................................................................................. i
DANH MỤC HÌNH VẼ...........................................................................................iii
DANH MỤC HÌNH BẢNG.....................................................................................iv
LỜI MỞ ĐẦU...........................................................................................................v
LỜI CAM ĐOAN.....................................................................................................vi
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN GIỚI THIỆU VỀ CƠNG NĂNG CỦA TỊA NHÀ CƠ
KHÍ ĐỘNG LỰC......................................................................................................1
1.1 Cơ sở kỹ thuật điều hịa khơng khí..........................................................1
1.1.1 Lịch sử phát triển của kỹ thuật điều hịa khơng khí...........................1
1.1.2 Lịch sử phát triển của điều hịa khơng khí tại Việt Nam....................2
1.1.3 Điều hịa khơng khí và tầm quan trọng của điều hịa khơng khí........2
1.2 Giới thiệu về cơng trình...........................................................................4
CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỀU HỊA KHƠNG KHÍ VỚI REVIT MEP. .9
2.1 Tổng quan về revit mep.........................................................................10
2.1.1 Lịch sử của REVIT MEP.................................................................11
2.1.2 Các phần mềm của hãng AutoDesk cho ngành điều hòa khơng khí.12
2.1.3 Các phần mềm Revit........................................................................15
2.1.4 Một số đặc điểm của Revit MEP.....................................................22
2.1.5 Một số thuật ngữ của Revit MEP.....................................................23
2.2 Giao diện của revit mep.........................................................................24
CHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG PHẦN MỀM REVIT TRONG THIẾT KẾ HỆ THỐNG
ĐIỀU HỊA KHƠNG KHÍ TRUNG TÂM CHO TẦNG 2 TỊA NHÀ CƠ KHÍ
ĐỘNG LỰC............................................................................................................31
3.1 Tính cân bằng nhiệt ẩm..........................................................................31
3.1.1 Lựa chọn thơng số tính tốn ,cấp điiều hịa khơng khí.....................31
3.1.2 Tính nhiệt thừa và nhiệt ẩm thừa.....................................................36
3.2 Tính tốn & thành lập sơ đồ đhkk..........................................................45
3.2.1 Xác định các thơng số tính tốn.......................................................46
3.2.2 Thành lập sơ đồ tuần hoàn 1 cấp......................................................48
1




3.3 Lựa chọn hệ thống điều hịa khơng khí và chọn máy cho cơng trình.....50
3.3.1 Lựa chọn hệ thống điều hịa khơng khí............................................50
3.3.2 Tính chọn máy cho cơng trình.........................................................51
3.4 Tính toán thiết kế hệ thống đường ống phân phối nước lạnh.................53
3.4.1 Tính tốn thiết kế đường ống nước lạnh..........................................53
Xác định đường kính ống nước lạnh theo trục đứng.................................54
Xác định đường kính ống nước lạnh cho các tầng....................................57
3.4.2 Tính tốn trở lực đường ống nước...................................................58
3.4.3. Tính chọn bơm và tính bình dãn nở................................................60
3.5 Tính tốn thiết kế đường ống phân phối khơng khí điển hình................62
3.5.1 Tính tốn đường ống dẫn, miệng thổi và miệng hút........................63
3.5.2 Tính trở lực đường ống gió..............................................................87
3.5.3 Tính chọn hộp điều chỉnh lưu lượng gió vav...................................91
KẾT ḶN – KIẾN NGHI.....................................................................................92
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................94

2


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Mặt trước của tịa nhà Khoa Cơ Khí Động Lực........................................6
Hình 1.2: Mặt sau của tịa nhà Khoa Cơ Khí Động Lực...........................................7
Hình 1.3: Mơ phỏng tịa nhà cơ khí động lực............................................................8
Hình 2.1: logo phần mềm revit................................................................................10
Hình 2.2: Giao diện của phần mềm đồ họa Revit MEP...........................................25
Hình 2.3: Menu.......................................................................................................25
Hình 2.4: Tool bar....................................................................................................26
Hình 2.5: Option bar................................................................................................26

Hình 2.6: Type selector............................................................................................26
Hình 2.7: Design bar...............................................................................................28
Hình 2.8: Project Browser.......................................................................................29
Hình 2.9: Status Bar................................................................................................30
Hình 2.10: View Control Bar...................................................................................30
Hình 2.11: Drawing Area.........................................................................................30
Hình 3.1: Sơ đồ mặt bằng tầng 2 của khoa cơ khí động lực....................................32
Hình 3.2: Kết cấu trần mái bằng..............................................................................39
Hình 3.3: Kết cấu xây dựng của tường....................................................................41
Hình 3.4: Sơ đồ trục đứng của đường nước lạnh.....................................................54
Hình 3.5: Sơ đồ đường nước lạnh cho AHU và FCU của các tầng..........................57
Hình 3.6: Mặt bằng đi ống tầng 2 Khoa CKĐL......................................................69
Hình 3.7: Thơng số ống gió 600x600-R300............................................................80
Hình 3.8: Quạt ly tâm DT9-63-A............................................................................85
Hình 3.9:Quạt ly tâm Duty-BI 3,5 kW....................................................................85
Hình 3.10: Thơng số uạt ly tâm Duty-BI 3,5 kW.....................................................86
Hình 3.11: Vị trí đặt quạt trên mái...........................................................................86

3


DANH MỤC HÌNH BẢNG
Bảng 2.1 bảng so sánh yêu cầu về cấu hình tối thiểu của một máy tính..................17
Bảng 2.2 Bảng so sánh ưu và khuyết điểm của các phần mềm................................19
Bảng 2.3 Bảng phân tích một số đặc điểm của các loại cơng trình..........................21
Bảng 3.1 Các thơng số thiết kế ngồi nhà................................................................35
Bảng 3.2 Năng suất lạnh và lưu lượng gió yêu cầu của tầng 2...............................52
Bảng 3.3 Kết quả chọn AHU...................................................................................52
Bảng 3.4 Tổng lưu lượng nước lạnh cần thiết Vn (l/s).............................................54
Bảng 3.5 Lưu lượng nước lạnh trong các đoạn ống theo trục đứng.........................55

Bảng 3.6 Đường kính ống và vận tốc nước ở các đoạn ống theo trục đứng.............56
Bảng 3.7 Lưu lượng nước, kích thước ống và vận tốc nước của các đoạn ống........57
Bảng 3.8 Tổn thất áp suất trên mạng đường ống nước pmạng (Pa)..........................59
Bảng 3.9 Tổn thất áp suất do thiết bị và các phụ kiện gây ra...................................60
Bảng 3.10 Thể tích nước trong ống tại các tầng......................................................61
Bảng 3.11 : Xác định tỷ lệ phần trăm tiết diện theo phương pháp ma sát dồng đều.66
Bảng 3.12 Bảng chuyển đổi đơn vị lưu lượng gió...................................................81
Bảng 3.13 Hệ số dự trữ............................................................................................84
Bảng 3.14 Trở lực đường ống gió của mạng B tầng 2.............................................89

4


LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế của cả nước, ngành
điều hịa khơng khí cũng đã có bước phát triển vượt bậc và ngày càng trở nên quen
thuộc trong đời sống và sản xuất.
Ngày nay, điều hịa tiện nghi và điều hịa cơng nghệ khơng thể thiếu trong các
tịa nhà, khách sạn, siêu thị, các dịch vụ du lịch, văn hóa, y tế, thể thao... Trong
những năm qua điều hòa cũng đã hỗ trợ đắc lực cho nhiều ngành kinh tế, góp phần
để nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo quy trình công nghệ như trong các
ngành sợi, dệt, chế biến thuốc lá, chè, in ấn, điện tử, vi điện tử, bưu điện, viễn
thơng, máy tính, cơ khí chính xác, hóa học...
Ở trên ta đã thấy được tầm quan trọng to lớn của ĐHKK. Vì vậy việc học tập
nghiên cứu, cải tiến, tiến tới thiết kế chế tạo về ĐHKK là điều cần thiết. Một trong
những công cụ, công nghệ nhất thiết phải có hiện nay để phục vụ cho việc đó là
công nghệ thông tin. Với sự hỗ trợ của máy tính, mạng internet, kỹ sư thiết kế có
điều kiện tiếp xúc với các chương trình đa phương tiện: thí nghiệm mơ phỏng, hình
ảnh động, các phần mềm hỗ trợ cho việc thiết kế và ứng dụng thực tế, các video
trực quan… Ứng dụng công nghệ thông tin vào công việc thiết kế điều hịa khơng

khí thực sự đem lại rất nhiều lợi ích.
Trong khn khổ đồ án tốt nghiệp này em xin trình bày về khả năng ứng dụng
cơng nghệ thơng tin vào việc tính tốn thiết kế hệ thống điều hịa khơng khí thơng
qua phần mềm là REVIT MEP.
Trong q trình làm đồ án, do cịn hạn chế về chuyên môn và kiến thức thực tế
nên bản đồ án này khơng tránh khỏi có những thiếu sót. Em rất mong được sự chỉ
bảo và góp ý của các thầy cô và các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong bộ môn và đặc biệt là thầy
giáo NCS. NGUYỄN HẢI HÀ đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành bản đồ án này
trong suốt thời gian làm tốt nghiệp.
Sinh viên thực hiện

5


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản đồ án này do tơi tự tính tốn, thiết kế và nghiên cứu
dưới sự hướng dẫn của giảng viên, ThS. Nguyễn Hải Hà .
Để hồn thành đồ án này, tơi chỉ sử dụng những tài liệu đã ghi trong mục tài
liệu tham khảo, ngồi ra khơng sử dụng bất cứ tài liệu nào khác mà không được ghi.
Nếu sai tôi xin chịu mọi hình thức kỷ luật theo quy định.

Sinh viên thực hiện

6


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN GIỚI THIỆU VỀ CÔNG NĂNG CỦA TỊA
NHÀ CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC
1.1 Cơ sở kỹ thuật điều hịa khơng khí

1.1.1 Lịch sử phát triển của kỹ thuật điều hịa khơng khí
Vào năm 218 đến 222, hồng đế Varius Avitus ở thành Rome đã cho người đắp
ngọn núi tuyết ở vườn thượng uyển để hướng những ngọn gió mát thổi vào cung
điện.
Vào năm 1845, bác sĩ John Gorrie người Mỹ đã chế tạo máy nén khí đầu tiên
để điều hịa khơng khí cho bệnh viện tư của ơng. Chính điều đó làm ơng nổi tiếng
và đi vào lịch sử của điều hịa khơng khí.
Năm 1850, nhà thiên văn học Puizzi Smith lần đầu tiên đưa ra dự án điều hịa
khơng phịng ở máy lạnh nén khí.
Năm 1911, Carrier lần đầu tiên xây dựng âm đồ của khơng khí ẩm và cắt định
nghĩa tính chất nhiệt động của khơng khí ẩm và phương pháp xử lý để đạt được các
trạng thái khơng khí theo u cầu.
Kỹ thuật điều hịa khơng khí bắt đầu chuyển mình và có những bước tiến nhảy
vọt đáng kể, đặc biệt là vào năm 1921 khi tiến sĩ Willis H. Carrier phát minh ra máy
lạnh ly tâm. Điều hịa khơng khí thực sự lớn mạnh và tham gia vào nhiều lĩnh vực
khác nhau như:
+ Điều hịa khơng khí cho các nhà máy cơng nghiệp.
+ Điều hịa khơng khí cho các nhà máy chăn ni.
+ Điều hịa khơng khí cho các trại điều dưỡng, bệnh viện.
+ Điều hịa khơng khí cho các cao ốc, nhà hát lớn.
+ Điều hịa khơng khí cho các nơi sinh hoạt khác nhau của con người…
Đến năm 1932, toàn bộ các hệ thống điều hịa khơng khí đã chuyển sang sử
dụng môi chất freon R12.
Khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, đời sống con người ngày càng được
nâng cao thì điều hịa khơng khí ngày càng phát triển mạnh mẽ, ngày càng có thiết
bị, hệ thống điều hịa khơng khí hiện đại, gọn nhẹ, rẻ tiền.

7



1.1.2 Lịch sử phát triển của điều hịa khơng khí tại Việt Nam
Đối với Việt Nam, là một đất nước có khí hậu nhiệt đới nóng và ẩm. Điều hồ
khơng khí có ý nghĩa vơ cùng to lớn trong việc phát triển kinh tế nước ta. Điều hịa
khơng khí đã xâm nhập vào hầu hết các ngành kinh tế, đặc biệt là ngành chế biến và
bảo quản thực phẩm, các ngành công nghiệp nhẹ, ngành xây dựng.
Nhược điểm chủ yếu của ngàng lạnh ở nước ta là quá nhỏ, non yếu và lạc hậu,
chỉ chế tạo ra các loại máy lạnh amoniac loại nhỏ, chưa chế tạo được các loại máy
nén và thiết bị cỡ lớn, các loại máy lạnh Freon, các thiết bị tự động. Ngành lạnh
nước ta chưa được quan tâm đầu tư và phát triển đúng mức dẫn đến việc các đơn vị,
xí nghiệp sử dụng lạnh chưa hợp lý gây thiệt hại và lãng phí tiền vốn. Ở Việt Nam
hiện nay, việc tính tốn thiết kế hệ thống điều hịa khơng khí cho một cơng trình nào
đó đều chỉ là tính tốn từng bộ phận riêng lẻ rồi lựa chọn các thiết bị của các nước
trên thế giới để lắp ráp thành một cụm máy, ta chưa thể chế tạo được từng thiết bị cụ
thể hoặc có chế tạo được nhưng chất lượng cịn kém.
Cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước trong những năm gần đây, ở các
thành phố lớn phát triển lên hàng loạt các cao ốc, nhà hàng, khách sạn, các rạp chiếu
phim, các biệt thự sang trọng, nhu cầu tiện nghi của con người tăng cao, ngành điều
hịa khơng khí đã bắt đầu có vị trí quan trọng và có nhiều hứa hẹn trong tương lai.
Trong điều kiện hiện nay, khi cuộc sống của người dân ngày càng được cải thiện
đáng kể về mọi mặt thì việc các tịa nhà trọc trời, khách sạn, nhà hàng, siêu thị,
trung tâm thương mại… sử dụng hệ thống điều hịa khơng khí là một điều hợp lý và
cấp thiết nhất là trong điều kiện khí hậu ngày càng nóng lên trên tồn thế giới vì
hiệu ứng nhà kính mà Việt Nam của chúng ta cũng đang phải chịu ảnh hưởng lớn từ
hiện tượng này. Việc các hệ thống điều hòa trung tâm hầu như đã chiếm lĩnh tất cả
các cao ốc văn phòng, khách sạn, các trung tâm mua sắm, các siêu thị… đã chứng
minh một thực tế rõ ràng vị trí quan trọng của ngành điều hịa khơng khí trong sinh
hoạt và trong mọi hoạt động sản xuất. Việc này còn cho ta thấy ngành lạnh nước ta
đang ngày càng phát triển mạnh mẽ phục vụ cho nhiều mục đích sử dụng.
1.1.3 Điều hịa khơng khí và tầm quan trọng của điều hịa khơng khí
Mơi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ

mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự
tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên. (Theo Điều 1, Luật Bảo vệ Môi
trường của Việt Nam). Môi trường theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và
8


xã hội cần thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con người, như môi trường tài
nguyên thiên nhiên, môi trường khơng khí, mơi trường đất, mơi trường nước, mơi
trường ánh sáng... Trong đó mơi trường khơng khí có ý nghĩa sống cịn để duy trì sự
sống trên Trái đất, trong đó có sự sống của con người. Mơi trường khơng khí có đặc
tính là khơng thể chia cắt, khơng có biên giới, khơng ai có thể sở hữu riêng cho
mình, mơi trường khơng khí khơng thể trở thành hàng hố, do đó nhiều người
khơng biết giá trị vơ cùng to lớn của mơi trường khơng khí, chưa q trọng mơi
trường khơng khí và chưa biết cách tạo ra một mơi trường khơng khí trong sạch
khơng ơ nhiễm.
Cũng giống như các loài động vật khác sống trên trái đất, con người có thân
nhiệt khơng đổi (370C) và ln ln trao đổi nhiệt với mơi trường khơng khí xung
quanh. Con người luôn phải chịu sự tác động của các thông số khơng khí trong mơi
trường khơng khí như nhiệt độ, độ ẩm, nồng độ các chất độc hại và tiếng ồn. Chúng
có ảnh hưởng rất lớn đến con người theo hai hướng tích cực và tiêu cực. Do đó để
hạn chế những tác động tiêu cực và phát huy những tác động tích cực của mơi
trường xung quanh tác động đến con người, ta cần phải tạo ra một môi trường thoải
mái, một không gian tiện nghi cho con người. Những điều kiện tiện nghi đó hồn
tồn có thể thực hiện được nhờ kỹ thuật điều hồ khơng khí.
Khơng những tác động tới con người, mơi trường khơng khí cịn tác động tới
đời sống sinh hoạt và các quá trình sản xuất của con người… Con người tạo ra sản
phẩm và cũng tiêu thụ sản phẩm đó. Do đó con người là một trong những yếu tố
quyết định năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Như vậy, môi trường khơng
khí trong sạch, có chế độ nhiệt ẩm thích hợp cũng chính là yếu tố gián tiếp nâng cao
năng suất lao động. Mặt khác, mỗi ngành kỹ thuật lại yêu cầu một chế độ vi khí hậu

riêng biệt do đó ảnh hưởng của mơi trường khơng khí đối với sản xuất khơng giống
nhau. Hầu hết các q trình sản xuất thường kèm theo sự thải nhiệt, thải khí CO 2 và
hơi nước, có khi cả bụi và các chất độc hại vào mơi trường khơng khí ngay bên
trong nơi làm việc, làm thay đổi nhiệt độ và độ ẩm không khí trong phịng đồng thời
gây ra những ảnh hưởng khơng tốt đến quá trình sản xuất và chất lượng sản phẩm.
Chẳng hạn như trong các quá trình sản xuất thực phẩm, chúng ta đều cần duy trì
nhiệt độ và độ ẩm theo tiêu chuẩn. Độ ẩm thấp quá làm tăng nhanh sự thoát hơi nước trên mặt sản phẩm, do đó tăng hao trọng, có khi làm giảm chất lượng sản phẩm
9


(gây nứt nẻ, vỡ do sản phẩm bị giòn quá khi khô). Nhưng nếu lớn quá cũng làm môi
trường phát sinh nấm mốc. Một số ngành sản xuất như bánh kẹo cao cấp địi hỏi
nhiệt độ khơng khí khá thấp (ví dụ ngành chế biến sơcơla cần nhiệt độ 7  8oC, kẹo
cao su là 20oC), nếu nhiệt độ không đạt yêu cầu sẽ làm hư hỏng sản phẩm. Độ trong
sạch của khơng khí khơng những tác động đến con người mà còn tác động trực tiếp
đến chất lượng sản phẩm. Bụi bẩn bám trên sản phẩm không chỉ làm giảm vẻ đẹp
mà còn làm hỏng sản phẩm. Các ngành sản xuất thực phẩm khơng chỉ u cầu
khơng khí trong sạch, khơng có bụi bẩn mà cịn địi hỏi vơ trùng nữa.
Cịn rất nhiều q trình sản xuất khác địi hỏi phải có điều hịa khơng khí mới
tiến hành được hiệu quả như ngành y tế, ngành giao thông vận tải, ngành công
nghiệp in, ngành công nghiệp sợi, ngành cơ khí chính xác... Điều này ta có thể tìm
hiểu và nhận thấy trong thực tế sản suất nhất là ở thời đại cơng nghiệp phát triển ở
trình độ cao trong nước cũng như trên thế giới.
Tóm lại, con người và sản xuất đều cần có mơi trường khơng khí với các
thơng số thích hợp. Mơi trường khơng khí tự nhiên khơng thể đáp ứng được những
địi hỏi đó. Vì vậy phải sử dụng các biện pháp tạo ra vi khí hậu nhân tạo bằng điều
hịa khơng khí.
Điều hịa khơng khí (ĐHKK) là quá trình tạo ra và duy trì ổn định trạng thái
khơng khí trong nhà theo một chương trình định trước, khơng phụ thuộc vào trạng
thái khơng khí ngồi trời.

Điều hồ khơng khí khơng chỉ giữ vai trị rất quan trọng trong đời sống hàng
ngày mà còn đảm bảo được chất lượng của cuộc sống con người cũng như nâng cao
hiệu quả lao động và chất lượng của sản phẩm trong cơng nghiệp sản xuất. Đồng
thời nó cũng có những ý nghĩa to lớn đối với việc bảo tồn các giá trị văn hóa và lịch
sử.
1.2 Giới thiệu về cơng trình
Tịa nhà Cơ Khí Động Lực là một cơng trình trọng điểm trong Trường Đại
Học Sư Phạm Kĩ Thuật Hưng n nằm ở huyện Khối Châu . tịa nhà Cơ Khí
Động Lực này cao khoảng 14m, tọa lạc trên mặt bằng rộng khoảng 2000 m 2, nằm
giữa 2 tòa nhà . Đây là một tòa nhà 4 tầng, trong các tầng thì được ngăn thành nhiều
phịng . Tịa nhà được xây dựng nhằm mục đích chính là đáp ứng được nhu cầu
học tập và thực hành và văn phòng bộ môn . Đây cũng sẽ là một điểm nhấn, là
10


cơng trình kiến trúc văn minh hiện đại, tạo dựng cảnh quan trường Đại Học Sư
Phạm Kĩ Thuật Hưng Yên thêm khang trang, hiện đại và to đẹp, góp phần nâng cao
văn hóa, văn minh, lịch sự của trường Đại Học Sư Phạm kĩ Thuật Hưng Yên .
Chi tiết các tầng
Tòa nhà bao gồm 4 tầng:


4 tầng bao gồm phòng TH, văn phịng, phịng học, phịng WC.



1 tầng mái.




Diện tích nền móng:

30 x 25

( 750 m2)

Diện tích nền nhà:

28 x 22

( 616 m2)

Tầng 1:
o 04 thực hành
o 04 văn phòng
o 01 thang máy
o 02 cầu thang bộ (1 cái dùng để thốt hiểm)
o 02 phịng vệ sinh chung
o 01 khu vực không gian công cộng

 Tầng 2:
o 04 thực hành
o 02 văn phòng
o 01 phòng học
o 01 thang máy
o 02 cầu thang bộ (1 cái dùng để thoát hiểm)
o 02 phịng vệ sinh chung
o 01 khu vực khơng gian cơng cộng
 Tầng 3:
o 08 phòng học

o 01 thang máy
o 02 cầu thang bộ (1 cái dùng để thoát hiểm)
11


o 02 phịng vệ sinh chung
o 01 khu vực khơng gian cơng cộng
 Tầng 4:
o 08 phịng học
o 01 thang máy
o 02 cầu thang bộ (1 cái dùng để thoát hiểm)
o 02 phịng vệ sinh chung
o 01 khu vực khơng gian cơng cộng
-

Các phịng thực hành với phịng học gồm có : 6 quạt, 12 bóng đèn, có 25
bàn

-

Các văn phịng bộ mơn gồm có 2 quạt, 10 bóng dèn, có 4 bàn

Hình 1.1: Mặt trước của tịa nhà Khoa Cơ Khí Đợng Lực.

12


Hình 1.2: Mặt sau của tịa nhà Khoa Cơ Khí Đợng Lực.
Tầng 1 của tịa nhà có chiều cao là 3m còn chiều cao của tầng 2 là 3,1m. Các
tầng có diện tích tường bao bằng kính rất lớn. Tường bao bằng kính được lắp đặt ở

ba mặt của tịa nhà theo các hướng Đông-Tây-Nam-Bắc. Chiều cao của tường bao
bằng kính được tính từ sàn đến trần giả. Trần giả của tòa nhà làm bằng thạch cao
dày 12mm. Tòa nhà có rất nhiều vách ngăn. Vách ngăn giữa các phịng đều bằng
khung nhơm kính . Chiều cao của vách ngăn là 3m. Kính được sử dụng là loại kính
cách nhiệt một lớp. Tường bao bằng gạch xây của tòa nhà có chiều dày là 200mm,
có trát vữa Vách ngăn giữa nhà vệ sinh, phòng học và hành lang là tường xây gạch
dày 220mm có trát vữa hai mặt.
Hệ thống điều hồ khơng khí cần phải phục vụ tồn bộ diện tích sử dụng trong
tầng một và tầng hai. Hệ thống điều hồ khơng khí phải đảm bảo tiện nghi, thoả
mãn u cầu khí hậu nhưng khơng được ảnh hưởng đến kết cấu xây dựng và trang
trí nội thất bên trong cũng như cảnh quan xung quanh.
Để có một cái nhìn trực quan về tòa nhà , em đã sử dụng phần mềm Revit
Architecture 2009 để mơ phỏng lại mơ hình 3D của tòa nhà. Một vài
trong bản thiết kế 3D .

13

hình ảnh


Hình 1.3: Mơ phỏng tịa nhà cơ khí đợng lực

14


CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỀU HỊA KHƠNG KHÍ VỚI
REVIT MEP
Ngày nay với xu hướng tồn cầu hóa, đặc biệt nước ta đã gia nhập WTO, do
đó tạo ra rất nhiều cơ hội và thử thách cho mọi doanh nghiệp. Các cơng trình điều
hịa khơng khí ngày càng nhiều và có quy mơ to lớn hơn, tuy nhiên các đối thủ cạnh

tranh cũng có rất nhiều và họ có những công nghệ cao, đặc biệt là các doanh nghiệp
nước ngồi. Các doanh nghiệp cần phải có những đội ngũ nhân lực mạnh cùng với
những công cụ, công nghệ mạnh để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Một
trong những cơng cụ, cơng nghệ nhất thiết phải có hiện nay đó là cơng nghệ thơng
tin. Ứng dụng cơng nghệ thơng tin thực sự đem lại rất nhiều lợi ích. Nó là nền tảng
để phát huy tối đa khả năng sáng tạo của đội ngũ kỹ sư, giúp cho họ hồn thành
cơng việc thiết kế trong thời gian sớm nhất, qua đó thúc đẩy năng suất làm việc và
nâng cao khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp. Ứng dụng công nghệ thông tin sẽ
giúp các kỹ sư, các nhà thiết kế đồng bộ hóa các định dạng bản vẽ và thiết kế trên
quy mơ tồn cầu đồng thời tạo ra một môi trường làm việc trên nền tảng công nghệ
thông tin với máy tính và chuột.
Trong khn khổ đồ án tốt nghiệp này em xin trình bày về khả năng ứng dụng
cơng nghệ thơng tin vào việc tính tốn thiết kế hệ thống điều hịa khơng khí thơng
qua phần mềm REVIT MEP.

15


Hình 2.1: logo phần mềm revit
2.1 Tổng quan về revit mep
Đối với công việc thiết kế, từ chỗ các phần mềm đồ họa thiết kế chỉ thể hiện
các bản vẽ thiết kế dưới dạng phẳng đơn giản, đến các phần mềm dùng để vẽ phối
cảnh không gian ba chiều, từ hình vẽ tĩnh đến hình vẽ chuyển động như phim… và
đặc biệt từ chỗ chỉ giúp chủ yếu cho công việc vẽ khai triển các bản vẽ kỹ thuật trên
cơ sở phác thảo, các phần mềm còn giúp cho quá trình phác thảo ý tưởng một cách
nhanh chóng, giúp tính tốn một cách nhanh chóng và chính xác các thơng số (tải,
kích thước ống, tổn thất áp suất…). Ngồi ra phần mềm cịn rút ngắn các q trình
triển khai kỹ thuật, rút ngắn thời gian nghiên cứu và hoàn thành hồ sơ thiết kế - một
trong những yếu tố quyết định thành công của một kỹ sư. REVIT MEP của hãng
AutoDesk là một phần mềm có đầy đủ tính năng như vậy. REVIT MEP là một giải

pháp thiết kế tích hợp mọi công cụ trong một, hỗ trợ thiết kế 3D với khả năng tự
động hóa cao, độ tin cậy lớn và dễ dàng cập nhật thư viện các mẫu thiết kế. Khả

16


năng mơ hình hóa khác nhau của REVIT MEP giúp các kỹ sư tính tốn và điều phối
tốt hơn các tham số để cho ra hiệu quả tối ưu. Khi sử dụng phần mềm này, người kỹ
sư sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian, tăng tối đa khả năng chính xác. Khi này
nhiệm vụ của người kỹ sư là phải lựa chọn và thiết lập các thơng số chính xác, tìm
được nhiều phương án thiết kế, bố trí hợp lý nhất để tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm
chi phí nhất.
2.1.1 Lịch sử của REVIT MEP
Đối với những người làm thiết kế kỹ thuật nói chung và những người làm thiết
kế điều hịa khơng khí nói riêng, các phần mềm của hãng AutoDesk là khá quen
thuộc. Họ không xa lạ gì với các phần mềm như AutoCAD, 3D Studio, 3D Max, 3D
Viz… Đặc biệt là AutoCAD, sau hơn một thập niên sử dụng, họ đã quen thuộc đến
độ xem như đây là những phần mềm cơ bản cho ngành thiết kế kỹ thuật. Hiện nay,
phần lớn các cơ sở đào tạo ngành thiết kế kỹ thuật vẫn còn tiếp tục dạy phần mềm
AutoCAD như là phần mềm chuyên ngành, và hầu hết các doanh nghiệp đang dùng
phần mềm này. Phần mềm AutoCAD cho công việc thiết kế hệ thống điều hịa
khơng khí trong thế kỷ 21có hiệu quả hay khơng? Như chúng ta đã biết những năm
gần đây ngành điều hịa khơng khí phát triển rất nhanh, các cơng trình điều hịa
khơng khí với quy mơ lớn càng nhiều kết hợp với xu thế hội nhập tồn cầu thì sự
canh tranh càng trở lên gay gắt. Doanh nghiệp nào có khả năng dự tốn khối lượng
cơng trình một cách chính xác nhất, nhanh nhất và sau đó là quản lý và triển khai dự
án một cách tốt nhất thì sẽ thành công.

17



2.1.2 Các phần mềm của hãng AutoDesk cho ngành điều hịa khơng khí
a) Khái niệm về CAD
CAD là viết tắt của cụm từ Computer Aided Design (máy tính trợ giúp thiết
kế) đồng thời cũng là ước muốn của con người trong thời đại tin học. Nói chung,
thiết kế là một công việc của nhiều ngành nghề khác nhau. Tuy nhiên, đối với ngành
thiết kế điều hịa khơng khí thì điều đó ban đầu được hiểu như là sự xuất hiện của
hình ảnh trên màn hình theo ý muốn của ngừơi sử dụng.
Để tạo lập một hình ảnh trên màn hình, máy tính dựa vào 2 ngun lý của ngành
tốn hình học.
Nguyên lý của hình học cổ điển: hình ảnh là tập hợp các điểm. Dựa vào
nguyên lý này sẽ có hình ảnh dạng raster. Đây là dạng hình ảnh cuối cùng được tạo
thành bởi các phần mềm như 3D Max, 3D Viz… Một điểm của hình ảnh được biểu
thị trên màn hình bằng một pixel. Một pixel được quản lý bởi các thuộc tính như vị
trí, màu sắc… Vì vậy, một hình ảnh có kích thước hình học càng lớn thì số pixel
càng nhiều, kéo theo yêu cầu nhiều tài nguyên của phần cứng để quản lý thông tin.
Hệ quả là dung lượng file càng lớn, phần mềm sẽ xử lý chậm. Hình raster thường có
những ưu điểm cơ bản là: màu sắc và tạo hình phong phú gần với thực tế.
Ngun lý của hình học giải tích: hình ảnh là đồ thị của một hàm sốy = f(x).
Dựa vào ngun lý này sẽ có hình ảnh dạng vector. Đây là dạng hình ảnh được tạo
ra bởi phần mềm như REVIT MEP. Một hình ảnh vector được quản lý bằng một
hàm số và một vài thơng số. Do đó, dù kích thứơc hình ảnh lớn hay nhỏ cũng khơng
ảnh hưởng nhiều đến dung luợng file. Hình vector thừơng có những đặc điểm : đơn
sắc, tạo hình kém phong phú so với hình raster. Có thể tạo hình phong phú hơn,
nhưng vì cần nhiều hàm số hoặc hàm số bậc cao nên dẫn đến là dung lượng file tăng
theo, nhưng vẫn khơng lớn bằng hình raster xét cùng một nội dung.
Vậy người làm thiết kế điều hịa khơng khí sử dụng lọai phần mềm nào, để kết
quả là hình raster hay vector, cho cơng việc hằng ngày của mình? Câu trả lời là cả
hai. Cả vector lẫn raster, tùy thuộc vào giai đọan nào trong quá trình thiết kế. Trong
quá trình thiết kế các không gian chức năng, vector hiệu quả hơn; quá trình nghiên

cứu vật liệu và màu, raster hiệu quả hơn.
18


Bên cạnh đó, ngồi những hình ảnh thấy được trên màn hình là thơng tin hình
học (graphic information), người làm thiết kế điều hịa khơng khí cịn cần đến
những thơng tin khơng phải là hình ảnh gọi là thơng tin phi hình học (non-graphic
information) như khối lựơng vật tư, lưu lượng gió, tổn thất áp suất trên từng đoạn
ống… Những thơng tin phi hình học giúp cho q trình chọn các thiết bị như bơm,
quạt chính xác hơn và đặc biệt phục vụ tốt cho công việc liên quan như một dự án
như tài chính, quản lýdự án…
Ví dụ: hiện nay ở Việt Nam, chúng ta khó có một dự án nào có thể đưa ra tổng
vốn đầu tư một cách chính xác. Có nhiều ngun nhân, nhưng ngun nhân chủ yếu
là khâu thiết kế khơng có một cơng cụ tính tốn khối lượng thiết kế một các nhanh
chóng và đáng tin cậy mà hầu như dựa hoàn toàn vào con người. Nếu người thiết kế
sử dụng các phần mềm theo khuynh hứơng BIM để thiết kế thì khối lượng sẽ được
tính tốn một cách tự động và hồn tồn chính xác theo những gì xuất hiện trên màn
hình.
b) Các phần mềm của hãng AutoDesk cho ngành điều hịa khơng khí
Trong những năm 90, AutoCAD là phần mềm được người thiết kế kiến trúc sử
dụng phổ biến nhất khi thiết kế hình học vector và 3D Max khi thiết kế hình học
raster.
Nhìn vào hiện trạng sử dụng tại Việt Nam, AutoCAD được sử dụng như là một
công cụ để vẽ kỹ thuật. AutoCAD chỉ có ý nghĩa như là Computer Aided Drawing.
Một số người có khả năng lập trình bằng AutoLisp đã phát triển thêm một số lệnh
chuyên ngành kíên trúc. Tuy nhiên, sự phát triển này cũng không thể hơn nữa vì
thiếu những cơ sởpháp lý mang tính vĩ mô. Điều này được thể hiện cụ thể qua sự
việc là đến nay Việt Nam vẫn chưa có một quy chuẩn về đặt tên Layer.
Thực tế có thể nói AutoCAD như là một phâng mềm phổ thong, nó có thể
dung cho mọi lĩnh vực thiết kế kỹ thuật, chính vì vậy nó khơng có những đặc tính,

những phần tử đặc thù của bất kỳ một ngành nào. Vào cuối những năm 90 với sự
phát triển mạnh mẽ của ngành xây dựng, kiến trúc, kết cấu và các ngành kèm theo
nó là điện dân dụng, nước sinh hoạt, điều hịa khơng khí, một yêu cầu cấp thiết đặt

19


ra là rất cần có những phần mềm chuyên dụng để phục vụ cho những ngành này.
Chính vì vậy hãng AutoDesk đã cho ra bộ ba phần mềm:
AutoCAD Structure dành riêng cho thiết kế kết cấu.
AutoCAD Architechtural dành riêng cho thiết kế kiến trúc.
AutoCAD Building System dành riêng cho người thiết kế điều hịa khơng khí,
điện, nước. Đến năm 2008 thì nó được đổi tên thành Auto CAD MEP
(Mechanical, Electrical, and Plumbing).
Bộ ba phần mềm này được dân trong ngành đón nhận nồng nhiệt vì họ thấy
rằng đây đúng là phần mềm CAD đúng nghĩa. Ba phần mềm là anh em của nhau,
sau khi kiến trúc sư dùng AutoCAD Architechtural Desktop thiết kế kiến trúc rồi
đẩy qua cho các kỹ sư điện, nước, cơ khí thiết kế hệ thống của mình trên mơ hình
đấy. Tuy nhiên, càng sử dụng họ càng thấy thiếu những công cụ cần thiết. AutoDesk
tiếp tục phát triển cho đến phiên bản 2006 được xem như là phiên bản được sử dụng
phổ biến nhất.
Cả ba phần mềm được phát triển dựa trên nền của phần AutoCad nhưng theo
hướng BIM (Building Information Modelling). Với phần mềm này, người thiết kế
kiến trúc thay đổi hẳn cách làm việc của mình. Họ khơng cịn phải làm việc như khi
dùng phần mềm AutoCad (phương pháp làm việc như với bút thước). Họ không
phải nghiên cứu đối tượng bằng mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt… mà chỉ nghiên cứu
hoàn toàn trên hình 3D. Tât cả những thơng tin hình học như mặt bằng, mặt đứng,
mặt cắt . . . hay thông tin phi hình học như khối lượng thiết kế, số lượng vật tự . . .
đều được trích xuất tự động từ mơ hình 3D.
Tuy nhiên, do dựa trên nền AutoCAD nên chúng có những hạn chế như chiếm

nhiều tài ngun của máy tính, có nhiều lệnh phức tạp, khó hiểu, một số chi tiết
khơng thể vẽ tự động… Có lẽ rằng, đây chính là nguyên nhân để những ngừơi thiết
kế kiến trúc của Việt Nam tuy thấy được những lợi ích quá thiết thực của họ phần
mềm này cho cơng việc của mình, nhưng sử dụng khá hạn chế.
Đến đầu năm 2006, với phiên bản 9 của Revit Building, ngừơi thiết kế kiến
trúc trên thế giới đã có một công cụ khá lý tưởng cho công việc hàng ngày của
mình. Tuy là một sản phẩm của một hãng phần mềm quen thuộc là AutoDesk,
20


nhưng người thiết kế kiến trúc Việt Nam rất ít biết đến. Có nhiều nguyên nhân,
nhưng có lẽ nguyên nhân quan trọng nhất là không để ý đến một trong những cơ sở
lý luận quan trọng để Revit xuất hiện và nhận được sự đón nhận nồng nhiệt của thế
giới là khuynh hướng BIM trong ngành công nghiệp xây dựng.
Với Revit MEP, người sử dụng không cần phải học AutoCAD, 3D Max… mà
chỉ cần biết những kiến thức cơ bản tin học là đáp ứng được yêu cầu để học.
Theo đà của sự thành công với Revit Building, năm 2008 hãng AutoDesk tiếp
tục hoàn thiện Revit Building và đổi tên thành Revit Architechtural và tung ra hai
phần mềm cho lĩnh vực kết cấu và điện, nước, điều hịa khơng khí là Revit Structure
và Revit MEP.
2.1.3 Các phần mềm Revit
a) Khuynh hướng BIM trong ngành công nghiệp xây dựng
BIM (Building Information Modeling - mơ hình thơng tin xây dựng) là một
khuynh hướng đương đại của ngành công nghiệp xây dựng của một số quốc gia mà
cụ thể là Mỹ. Đây là một hướng đi có tính bắt buộc theo đề nghị của BOMA
(Building Operater Manager Association - Hiệp hội những nhà vận hành và quản lý
cơng trình xây dựng). Trong thời đại tin học, những người của BOMA không coi hồ
sơ thiết kế chỉ có giá trị trong giai đọan xây dựng cơng trình mà cịn phải là một văn
kiện cơ sở để quản lý và vận hành cơng trình khi cơng trình được đưa vào họat
động. Đối với họ việc đọc một hồ sơ thiết kế là quá phức tạp và phải cần đến những

kiến thức chuyên môn của ngành xây dựng. Vì vậy, họ u cầu phải có một mơ hình
3D (họ sẽ dễ đọc và dễ hiểu hơn) để gắn những thơng tin cần thiết vào đó, khi cần
họ sẽ truy xuất những thơng tin đó hoặc từ đó để có những thơng tin mới.
b) Cơng nghệ PBM
Cơng nghệ PBM (Parametric Building Model - Mơ hình cơng trình xây dựng
có chứa thơng số) được AutoDesk đưa ra và gọi là công nghệ thứ 3 để phân biệt với
công nghệ CAD (công nghệ thứ 1) và CAD Objects (công nghệ thứ 2).
Với cơng nghệ này thì một gói giải pháp được AutoDesk đưa đến cho Revit đề
phục vụ ngànnh thiết kế xây dựng :
Revit Architecture là một phần mềm dùng cho chuyên ngành thiết kế kiến trúc.
21


Revit Structure là phần mềm thiết kế kết cấu.
Revit MEP là phần mềm để thiết kế MEP (Mechanical, Electrical, and
Plumbing). Nền tảng của phần mềm là sử dụng khuynh hướng BIM ( Building
Information Modeling - xây dựng mơ hình thơng tin ) cơng nghệ để tạo ra một mơ
hình 3D của dự án. Revit MEP là giải pháp thiết kế và xây dựng, tài liệu hướng dẫn
cho kỹ sư cơ khí, điện, điều hịa khơng khí. Revit MEP cung cấp các cơng cụ và
thành phần hữu ích khác để giúp chúng ta thiết kế các hệ thống trong các dự án xây
dựng của mình.
Các phần mềm theo cơng nghệ thứ 1 và 2 nếu muốn làm việc được theo gói
giải pháp này cần thơng qua Revit. Các phần mềm dịng Revit có khả năng tạo hình
khối dáng cũng như các chi tiết phong phú và linh động hơn nhiều so với các phần
mềm CAD. Ngoài ra, khi sử dụng phần mềm thuộc công nghệ PBM, những việc
như thống kê khối lượng (gạch, xi măng, thép, tơn làm ống gió, ống nước, miệng
gió, AHU, FCU…) sẽ được phần mềm tự động sản sinh. Hồ sơ thiết kế kỹ thuật
được phần mềm quản lý một cách chặt chẽ và chính xác. Và khơng chỉ có vậy,
người sử dụng có được tất cả những thơng tin hình học và phi hình học của cơng
trình tại bất thời điểm kỳ của q trình xây dựng. Vì những đặc điểm này, một số

nhà chun mơn về xây dựng gọi đây là phần mềm 4D (3D + chiều thời gian).
Bên cạnh đó, Các phần mềm dịng Revit là một trong những phần mềm hiếm
hoi làm việc theo cả hai định dạng ảnh vector và raster, tốc độ xử lýnhanh, chiếm
dung lượng đĩa cứng thấp, chỉ cần có trình độ tin học căn bản (như Microsoft Word,
chơi những game đơn giản) chứ không cần biết sử dụng AutoCAD. Khi sử dụng các
phần mềm dòng Revit, người thiết kế khơng chỉ có một hồ sơ thiết kế kỹ thuật mà
cịn cả hồ sơ trình diễn như các phối cảnh nội ngọai thất cơng trình ở bất kỳ góc độ
nào, tại bất kỳ vị trí địa lý nào, vào bất kỳ thời điểm vào trong năm, các đọan phim
chuyển động.
Các phần mềm của hãng AutoDesk có một đặc điểm gọi là Mid-Price
Software (phần mềm giá trung bình). Có những phần mềm có vài tính năng vượt
trội của các hãng khác, nhưng đối với hiệu quả kinh tế trong thiết kế thì AutoDesk
vẫn được coi là sự lựa chọn hàng đầu. Đến nay, các phần mềm dịng CAD đã có 17
22


phiên bản đã được phát hành trong suốt quá trình tồn tại của mình trong hơn 20
năm. Các phần mềm dịng Revit chỉ mới hình thành và xuất hiện trong 4 năm gần
đây, nhưng cũng đã có đến 4 phiên bản tức là năm nào cũng có một phiên bản mới.
Qua đó chúng ta thấy rõ giá trị thực của các phần mềm dịng Revit này trên thế giới.
Để có được cùng một kết quả, việc học tập để sử dụng các phần mềm dòng Revit
chỉ chiếm 1/4 thời gian để học các phần mềm khác. Ngoài ra với các phần mềm
dịng Revit, năng suất làm việc sẽ tăng ít nhất 400% đối với những người đang làm
việc với những phần mềm hiện dung như AutoCAD. Việc sử dụng các phần mềm
dòng Revit ở Việt nam trong giai đọan hiện nay và sắp đến cần được khuyến khích.
c) Yêu cầu phần cứng
Để chạy một chương trình phần mềm bất kỳ thì máy tính ln ln phải đáp
ứng được u cầu cấu hình tối thiểu của phần mềm đó.Sau đây em xin đưa ra bảng
so sánh yêu cầu về cấu hình tối thiểu của một máy tính để sử dụng các phần mềm
đồ họa đã giới thiệu ở trên cùng với hệ điều hành Window XP.

Bảng 2.1 bảng so sánh yêu cầu về cấu hình tối thiểu của mợt máy tính
CPU
Tối

Đề

RAM
Tối

Revit

thiểu
Intel

nghị
Intel

thiểu
3GB,

MEP

Pentium

CoreTM

1GB

2009


IV

Phần mềm

1.4 2 Duo nếu

Đề

HDD
Tối

Đề

VGA
Tối
Đề

nghị

thiểu

nghị

thiểu nghị

4GB 3GB

4GB

256


512

MB

MB

GHz

2.4

khơng

cịn

cịn

render

trống

trống

Revit

Intel

GHz
Intel


Architechtural

Pentium

CoreTM

2009

IV

4GB 3GB

5GB

256

512

MB

MB

128

256

1.4 2 Duo 1GB

GHz


2.4

cịn

cịn

trống

trống

Revit Structure Intel

GHz
Intel

2009

CoreTM
4GB 3GB

5GB

Pentium
IV

1.4 2 Duo 1GB
23


GHz


2.4

còn

còn
trống

Intel

GHz
Intel

trống

AutoCAD
MEP

Pentium

CoreTM

2009

IV

3GB 3GB

3.0 2 Duo 2GB


GHz

MB

5GB

128

256

MB

MB

64

128

MB

MB

2.4

còn

còn

GHz


trống

AutoCAD

Intel

trống
750MB

2009

Pentium

còn

IV

MB

2.2

1GB

trống

GHz
d) Ưu điểm và nhược điểm Revit MEP

Bất cứ một phần mềm nào cũng có ưu điểm và khuyết điểm riêng của nó, vấn
đề là phần mềm nào có nhiều ưu điểm hơn, và khuyết điểm của chúng có khắc phục

được khơng, để khắc phục ta phải làm thế nào, khi nào ta dùng phần mềm này và
lúc nào ta dùng phần mềm khác.
Ở trên em cũng đã nêu lên mặt mạnh cũng như các hạn chế của nó. Nhưng để
thấy rõ hơn em xin tóm tắt và đưa ra bảng so sánh những ưu điểm và khuyết điểm
của Revit MEP với một phần mềm đồ họa khác.
Revit MEP là một phần mềm thiết kế đồ họa đặc sắc của hãng AutoDesk.
Trong Revit MEP tích hợp các công nghệ và chức năng mới nhất trong lĩnh vực
thiết kế.
Thiết kế hoàn toàn theo tham số (Parametric). Quá trình thiết kế được thực
hiện theo quy trình thuận: Phác thảo - Mơ hình - Tính tốn - Chỉnh sửa - Xuất kết
quả.
Trợ giúp thiết kế thư viện, lắp ráp kết nối hệ thống tự động.
Là phần mềm hiếm hoi có cơng nghệ thiết kế thích nghi tự động xác định kích
thước của các mối kết nối để có thể tự động thêm khớp nối hoặc thay đổi kích thước
phù hợp.

24


Được xếp hàng đầu về tính dễ sử dụng trong các phần mềm đồ họa nổi tiếng
hiện nay. Hầu hết các thao tác được thực hiện bằng cách kéo thả, sử dụng giao diện
Window chuẩn, hệ thống trợ giúp hướng dẫn hoàn hảo.
Để sử dụng phần mềm người kỹ sư không cần biết AutoCAD hay các phần
mềm đồ họa khác mà chỉ cần kỹ năng cơ bản về sử dụng máy tính. Nhưng phần
mềm địi hỏi người kỹ sư phải có một trình độ chun mơn tốt thì mới thiết lập
đúng các thông số, đúng các hệ thống để phần mềm thực thi và cho ra kết quả.
Sau đây em xin đưa ra bản so sánh tính năng của một số phần mềm đồ họa.
Bảng 2.2 Bảng so sánh ưu và khuyết điểm của các phần mềm
Revit MEP
AutoCAD MEP

AutoCAD
Nhẹ hơn cùng với khối Nặng hơn với cùng Nặng hơn
Cấu hình

lượng công việc

với

khối lượng công cùng khối lượng

việc
Rất trực quan, dùng chuột Khá
Trực quan, với những biểu tượng dễ dùng

trực
chuột

công việc
quan, Kém trực quan,
với dùng dòng lệnh là

khả năng sử hiểu

những biểu tượng chủ

yếu,

nhiều

dụng


dễ hiểu. Sử dụng cả dòng lệnh dài và
dịng lệnh
khó nhớ
Khả năng tạo hình rất Khả năng tạo hình Khả năng tạo hình

Tạo hình

mạnh, hình đa dạng và rất yếu

rất kém

phong phú
Rất mạnh, có thể phát khá mạnh, có thể
Tự phát sinh sinh mặt cắt cho bất kỳ vị phát sinh mặt cắt
mặt cắt

trí nào, bất kỳ thời điểm cho bất kỳ vị trí Khơng thể
nào

Thư

điểm nào
viện Tương đối nhiều, có đặc Tương đối nhiều, Có nhiều nhưng

sẵn có
Tạo
viện

nào, bất kỳ thời


tính thơng minh

có đặc tính thơng chỉ



minh

block

Khá mạnh

Không thể

thư
thông Rất mạnh

25

những


×