Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

ÔN TẬP - NỘI DUNG 2 - NGỮ VĂN 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.08 KB, 9 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>BÀI VIẾT TẬP LÀM VĂN SỐ 6</b>
<b>Học sinh chọn 1 trong 2 đề sau:</b>


<b>Đề 1: “Niềm vui của nhà văn chân chính là được làm người dẫn đường đến xứ sở</b>
<b>của cái đẹp”.</b>


<b>Đề 2: Suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình, tình yêu làng, yêu nước trong chiến</b>
<b>tranh qua truyện ngắn "Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng và truyện ngắn "Làng"</b>
<b>của Kim Lân.</b>


<b>HƯỚNG DẪN LÀM BÀI</b>


<b>Đề 1: “Niềm vui của nhà văn chân chính là được làm người dẫn đường đến xứ sở</b>
<b>của cái đẹp”.</b>


Hãy khám phá “xứ sở của cái đẹp” qua văn bản: “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành
Long (sách giáo khoa Ngữ văn 9- tập 1).


Nguyễn Thành Long là một nhà văn quen thuộc với bạn đọc yêu thích truyện ngắn Việt
Nam hiện đại. Truyện ngắn của ơng gây được ấn tượng lâu dài và sâu đậm. "Lặng lè Sa Pa"
được viết sau chuyên nhà văn đi thực tế ở Sa Pa. Qua hình ảnh người thanh niên một mình làm
việc ở trạm khí tượng trên đỉnh n Sơn và một số nhân vật khác, tác giả ca ngợi phẩm chất tốt
đẹp của những con người lao động mới đang ngày đêm âm thầm công hiến cho nhân dân, cho
Tổ quốc. Tác phẩm đã làm rõ được nhận định: “Niềm vui của nhà văn chân chính là được
<b>làm người dẫn đường đến xứ sở của cái đẹp”.</b>


<b>Nhà văn chân chính là nhà văn ln đặt cái đích vào con người, cuộc sống, đem ngịi</b>
bút của mình phục vụ đời sống, có ích cho con người. "Xứ sở của cái đẹp” là cái đẹp mn hình
mn vẻ của cuộc đời mà nhà văn phản ánh trong tác phẩm, gợi những rung cảm thẩm mĩ, làm
cho con người thêm mến yêu cuộc sống, thêm khao khát hướng tới những gì đẹp đẽ, tốt lành
của cuộc đời. Niềm vui của nhà văn chân chính là được làm người dẫn đường cho bạn đọc


khám phá những vẻ đẹp của cuộc sống thông qua các sáng tác văn học. Nhận định trên đã
khẳng định về vai trò của nhà văn và tác phẩm với đời sống.


<b>Cảnh sắc thiên nhiên Sa Pa rất đẹp. Nắng đốt cháy rừng cây, mạ bạc con đèo. Cây hoa</b>
tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng. Mây bị nắng xua,
cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương, rơi xuống đường cái, luồn cả vào gầm xe.
Bằng vài nét chấm phá điểm xuyết, nghệ thuật nhân hóa, so sánh tác giả đã khắc họa bức tranh
thiên nhiên Sa Pa với vẻ đẹp trong trẻo, thơ mộng, hữu tình. Miêu tả bức tranh thiên nhiên bằng
ngơn ngữ trong sáng, mỗi chữ, mỗi câu như có đường nét,hình khối, sắc màu. Văn xi truyện
ngắn mà giàu nhịp điệu mang âm hưởng một bài thơ về thiên nhiên đất nước.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

đối với chàng trai trẻ ấy là phải vượt qua sự cô đơn, vắng vẻ quanh năm suốt tháng ở nơi núi
cao khơng một bóng người. Cô đơn đến mức “thèm người”, phải lăn cây chặn đường dừng xe
khách qua núi để được gặp gỡ, trị chuyện. Và anh đã vượt qua hồn cảnh bằng những suy nghĩ
rất đẹp,giản dị mà sâu sắc. Về vẻ đẹp trong tính cách anh thanh niên là người có lịng u
nghề,tinh thần trách nhiệm với cơng việc. Anh hiểu rằng, cơng việc mình làm tuy nhỏ bé nhưng
liên quan đến công việc chung của đất nước, của mọi người. Làm việc một mình trên đỉnh núi
cao, khơng có ai giám sát, thúc giục anh vẫn ln tự giác, tận tụy. Suốt mấy năm ròng rã ghi và
báo “ốp” đúng giờ. Phải ghi và báo về nhà trong mưa tuyết lạnh cóng, gió lớn và đêm tối lúc
một giờ sáng, anh vẫn không ngần ngại. Và anh đã sống thật hạnh phúc khi được biết do kịp
thời phát hiện đám mây khơ mà anh đã góp phần vào chiến thắng của không quân ta trên bầu
trời Hàm Rồng. Anh u cơng việc của mình, anh kể về nó một cách say sưa và tự hào.Với anh,
công việc là niềm vui, là lẽ sống. Hãy nghe anh tâm sự với ông họa sĩ: “[…] khi ta làm việc, ta
với cơng việc là đơi, sao gọi là một mình được? Huống chi công việc của cháu gắn liền với việc
của bao anh em đồng chí dưới kia. Cơng việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu
buồn đến chết mất". Qua lời anh kể và lời bộc bạch này, ta hiểu rằng anh đã thực sự tìm thấy
niềm vui và hạnh phúc trong công việc thầm lặng giữa Sa Pa và sương mù bao phủ.


<b>Anh biết tạo ra một cuộc sống nền nếp văn minh và thơ mộng. Sống một mình trên</b>
đỉnh núi cao, anh đã chủ động sắp xếp cho mình một cuộc sống ngăn nắp: “một căn nhà ba gian,


sạch sẽ, với bàn ghế, sổ sách, biểu đồ, thống kê, máy bộ đàm”.Cuộc sống riêng của anh “thu
gọn lại một góc trái gian với chiếc giường con, một chiếc bàn học, một giá sách”. Ngồi cơng
việc, anh cịn trồng hoa, ni gà, làm cho cuộc sống của mình thêm thi vị, phong phú về vật
chất và tinh thần. Cuộc sống của anh không cô đơn, buồn tẻ vì anh có một nguồn vui đó là đọc
sách. Anh coi sách như một người bạn để trò chuyện, để thanh lọc tâm hồn. Sách là nhịp cầu kết
nối với thế giới nhộn nhịp bên ngoài. (khi bác lái xe đưa gói sách cho anh, anh “mừng quýnh”
như bắt được vàng).


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>Nhân vật ông họa sĩ, tuy không dùng cách kể ở ngôi thứ nhất nhưng hầu như người kể</b>
chuyện đã nhập vào cái nhìn và suy nghĩ của nhân vật ông họa sĩ để quan sát và miêu tả từ cảnh
thiên nhiên đến nhân vật chính của chuyện. Từ đó, gửi gắm suy nghĩ về con người, về nghệ
thuật. Ngay từ những phút ban đầu gặp gỡ anh thanh niên, bằng sự từng trải nghề nghiệp và
niềm khao khát của người nghệ sĩ đi tìm đối tượng của nghệ thuật, ơng đã xúc động và bối rối.
Ơng muốn ghi lại hình ảnh anh thanh niên bằng nét bút kí họa và “người con trai ấy đáng yêu
thật nhưng làm cho ông nhọc quá”. Những xúc cảm và suy tư của nhân vật ông họa sĩ về người
thanh niên và về những điều khác nữa được gợi lên từ câu chuyện của anh làm cho chân dung
nhân vật chính thêm sáng đẹp và tạo nên chiều sâu tư tưởng.


<b> </b> <b>Nhân vật cô kĩ sư là cô gái dám rời Hà Nội, bỏ lại sau lưng “mối tình đầu nhạt nhẽo” để</b>
lên cơng tác ở miền cao Tây Bắc. Cuộc gặp gỡ bất ngờ với anh thanh niên, những điều anh nói,
câu chuyện anh kể về những người khác đã khiến cơ “bàng hồng”, “cơ hiểu thêm cuộc sống
một mình dũng cảm tuyệt đẹp của người thanh niên, về cái thế giới những con người như anh
mà anh kể, và về con đường cô đang đi tới”. Nhờ cái “bàng hồng” ấy, cơ mới nhận ra mối tình
của mình bấy lâu nay nhạt nhẽo biết bao, cuộc sống của mình lâu nay tầm thường biết bao, thế
giới của mình lâu nay nhỏ bé biết bao! Khoảnh khắc bàng hồng ấy chính là sự bừng dậy của
những tình cảm lớn lao, cao đẹp khi người ta bắt gặp được những ánh sáng đẹp đẽ toả ra từ cuộc
sống, từ tâm hồn người khác. Cùng với sự bàng hoàng ấy là “một ấn tượng hàm ơn khó tả dạt
lên trong lịng cơ gái. Khơng phải chỉ vì bó hoa rất to sẽ đi theo cơ trong chuyến đi thứ nhất ra
đời. Mà vì một bó hoa nào khác nữa, bó hoa của những háo hức và mơ mộng ngẫu nhiên anh
cho thêm cô”. Cuộc gặp gỡ đã khơi lên trong tâm tư cô gái trẻ những tình cảm và suy nghĩ mới


mẻ, cao đẹp về con người, về cuộc sống. Qua tâm tư của cô gái, ta nhận ra vẻ đẹp và sức ảnh
hưởng của nhân vật anh thanh niên.


<b>Bác lái xe là nhân vật xuất từ đầu truyện, nhưng cũng kịpthể hiện những nét đẹp trong</b>
tính cách. Là người rất yêu công việc, suốt 30 năm trong nghề lái xe mà vẫn ln giữ được tính
cởi mở, niềm nở có trách nhiệm với công việc, nhạy cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên và con
người. Bác lái xe là cầu nối giữa anh thanh niên và cuộc đời (mua sách cho anh, dừng xe dưới
chânđồi để anh trò chuyện, giới thiệu những người bạn mới cho anh). Bác lái xe cũnglà người
dẫn dắt truyện, kích thích sự tị mị của ơng họa sĩ và cô kĩ sư về anh thanh niên – người cô độc
nhất thế gian, người rất “thèm người”.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

thác “của chìm nơng, của chìm sâu” dưới lịng đất làm giàu cho Tổ quốc. Ơng bố anh thanh
niên xung phong đi bộ đội. Dù không xuất hiện trực tiếp trong truyện mà chỉ gián tiếp qua
<b>lời kể của anh thanh niên, song họ hiện lên với những nét tuyệt đẹp trong tâm hồn và cách</b>
<b>sống. Họ là những người say mê cơng việc. Vì cơng việc làm giàu cho đất nước, họ sẵn</b>
<b>sàng hi sinh tuổi thanh xn, hạnh phúc và tình cảm gia đình.</b>


Nói tóm lại, "Lặng lẽ Sapa" khơng có những chi tiết đặc biệt, khơng có những nhân
vật và hành động lạ lùng, khơng có những gay go, nhưng nó lại có sức lơi cuốn người đọc đến
lạ thường. Truyện ngắn như một lời kể chuyện duyên dáng về những điều vẫn diễn ra bình
thường trong cuộc sống bình thường. Cuộc đời thật là đáng sống, con người thật là tốt đẹp. Mỗi
người cần phải sống tốt đẹp, bởi sống như thế thật là hạnh phúc. Đọc "Lặng lẽ Sapa", điệp khúc
ấy vang mãi trong hồn ta.


========================


<b>Đề 2: Suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình, tình yêu làng, yêu nước trong chiến</b>
<b>tranh qua truyện ngắn "Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng và truyện ngắn "Làng"</b>
<b>của Kim Lân.</b>



Chiến tranh! Hai tiếng vang lên nghe thật thương tâm, cũng chính vì hai tiếng đó mà bao
người phải khổ đau. Chiến tranh tàn khốc, gây ra các cuộc sinh ly tử biệt, vợ xa chồng, cha xa
con, con xa nhà. Nhưng cũng từ chiến tranh đã sản sinh ra những tình cảm vơ cùng thiêng liêng
và cao cả như: tình u đơi lứa, tình đồng chí đồng đội, tình cảm gia đình và đặc biệt là tinh yêu
quê hương, đất nước. Nguyễn Quang Sáng đã khai thác và xây dựng thành công câu chuyện về
cuộc gặp gỡ của hai cha con đầy xúc động qua truyện ngắn “Chiếc lược ngà”. Còn nhà văn Kim
Lân lại xây dựng rất thành công nhân vật ông Hai với tình yêu làng, yêu nước rất đặc biệt qua
truyện ngắn "Làng".


<b>Câu chuyện kể về cha con ông Sau và bé Thu sau hơn tám năm xa cách mới có dịp</b>
<b>gặp lại nhau, nhưng Thu đã khơng nhận ra cha mình chỉ vì một vét thẹo dài trên má, thay</b>
<b>vào đó là sự vơ cảm, thờ ơ như căm ghét ông. Nhưng rồi thật bất ngờ, khi ông Sáu chuẩn</b>
<b>bị lại đi, Thu mới chịu kêu lên tiếng “ba” với ơng Sáu, khơng cịn đủ thời gian để u</b>
<b>thương nhau, ông Sáu đã ra chiến khu và làm chiếc lược cho con mình. Nhưng ơng đã hy</b>
<b>sinh trong một trận càng, trong vài giây cuối cuộc đời, ông đã kịp trao lại chiếc lược cho</b>
<b>bác Ba- người bạn của ông – và nhờ đưa lại cho Thu, rồi ông mới ra đi.</b>


Đọc qua truyện ngắn này, ta mới thấy được tình cảm gia đình, cụ thể là tình cảm cha con
thiêng liêng và cao đẹp biết nhường nào. Trong hồn cảnh khó khăn nhất đó là chiến tranh, tình
cảm ấy vẫn khơng biến mất mà vẫn cịn ẩn chứa trong mỗi con người. Điều đó đã được thể hiện
một cách sâu sắc qua nhân vật ông Sáu.


Do chiến tranh ông Sáu phải sống xa nhà. Suốt tám năm, nỗi nhớ ấy càng ngày lớn thêm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

"Thu! Con". Ông xúc động vô cùng “...vết thẹo dài trên má phải lại đỏ ửng lên, giần giật, trông
rất dễ sợ”, bật lên hai câu với giọng run run: “Ba đây con! Ba đây con!”. Qua tất cả những điều
đó, ta thấy được ở ông là một niềm thương con da diết, nhớ con và khao khát gặp con, chính vì
thế ơng đã khơng ngăn cản được cảm xúc của mình dâng trào. Nhưng con người ta lại hy vọng
quá mức vào một điều để rồi thất vọng cũng vì điều đó, từ một cảm giác vui sướng tột cùng,
thay vào đấy là sự hụt hẫng vô bờ của cảm xúc, ơng bàng hồng trước sự sợ hãi, lạnh lùng, xa


lánh của bé Thu, niềm háo hức đã trở thành nỗi đau, “…nỗi đau như khiến mặt anh sầm lại
trông thật đáng thương và hai tay buông xuống như bị gãy”. Đó chắc chắn là một cảm giác rất
đau đớn và thất vọng, nỗi đau ấy có lẻ cịn đau hơn khi ông phải hy sinh trên mặt trận, khi ông
mong quay về sẽ được nghe lại tiếng gọi: “Ba” mà ông chưa từng được nghe từ đứa con bé
bỏng của mình, qua đó ta thấy lịng u thương con của ông Sáu là rất chân thực và vô cùng to
lớn.


Nhưng tình phụ tử khơng cho phép ơng khóc ngay lúc này, chính vì u con, mà trong
mấy ngày nghỉ phép ông không ghét con mà tiếp tục vỗ về và chăm sóc con, làm mọi cách để
con có thể kêu lên một tiếng: "Ba” duy nhất. Nhưng trớ trêu thay, ông càng tỏ ra yêu thương bé
Thu, cố gắng xóa bỏ một đoạn ngăn cách giữa hai cha con, thì Thu lại nới rộng thêm khoảng
cách đó ra. Thứ ông nhận được chỉ là những lời nói trống không, sự vô cảm tàn nhẫn của bé
Thu. Nỗi đau tinh thần lại càng lớn dần, khiến ơng khơng thể khóc mà chỉ cười được thơi “Anh
quay lại nhìn con vừa khe khẽ lắc đầu vừa cười. Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi khơng khóc được, nên
anh cười vậy thơi”, nụ cười mang trong đó là sự ngượng ngạo, sự bất đắc dĩ, cười chỉ để quên đi
nỗi đau vô bờ bến nhưng nỗi đau vẫn còn trong lòng. Và từ tâm trạng thất vọng, ông đã trở
thành tuyệt vọng khi bé Thu hất trứng cá ra khỏi bát, không thể kìm nén được nữa, bây giờ cũng
khơng thể cười được, nên ông đành giận dữ và đánh thật mạnh vào mông bé Thu rồi hét lên
rằng: “Sao mày cứng đầu quá vậy, hả?”. Thật là khổ tâm cho ông, tình yêu chưa thể hiện được
bao nhiều, đã phải đánh con, nỗi đau đánh con còn lớn hơn cả nỗi đau con khơng nhận ra cha,
bởi vì đánh con tức là phủ nhận tất cả niềm yếu thương mà ông đã dành cho con mình, nhưng
ơng đành thế, vì ơng muốn con biết ơng chính là người cha của em.


Và rồi, nỗi tuyệt vọng càng kéo dài không nguôi đi được, nhưng ông vẫn không ghét con,
chào tạm biệt con ông cũng chỉ nói nhỏ nhẹ: "Thôi! Ba đi nghe con!". Nhưng một lần nữa,
chuyện lại càng trớ trêu và đầy bất ngờ, lúc ơng cảm thấy khơng cịn một chút hy vọng gì thì bé
Thu lại kêu dài một tiếng như xé toang cả khoảng không gian im lặng: “ Ba...a...a…Ba” và điều
đó là một món q vơ cũng ý nghĩa đối với ông, yêu con mà phải chịu cảnh thờ ơ của con đến
mức giận dữ khơng kìm nén được thì giờ đây cịn gì bất ngờ và hạnh phúc hơn nữa. Chính tiếng
kiêu tha thiết của bé Thu đã làm một người lính như ơng phải tỏ ra mềm yếu, và xúc động vô


cùng, không thể nào ngăn được ông trào nước mắt “…anh Sáu một tay ôm con, một tay rút
khăn lau nước mắt, rồi hôn lên mái tóc con.” Niềm vui sướng có pha lẫn một chút tiếc nuối vì
giờ đây ơng khơng thể dành thời gian yêu thương con được nữa, ông phải đi rồi, bởi vậy, mang
theo lời hứa “chiếc lược” cũng là lời hứa sẽ quay về nhà để được ở bên con nhiều hơn. Nhưng
ước sao ông hãy ở lại bên bé Thu một lúc mà đừng ra đi quá sớm, bởi vì lúc ơng lần đầu nghe
tiếng gọi “Ba” của Thu cũng là lần cuối cùng mà ông được nghe và thấy mặt con.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<b>Giờ đây ta có thể thấy được chính tình phụ tử, tình cảm gia đình khiến chúng ta như biến</b>
<b>thành một con người khác, cũng như ơng Sáu là một người lính, nhưng với sự nhớ con vô</b>
<b>bờ bến, ông đã trở thành một nghệ nhân kiệt xuất với dụng cụ chỉ là một vỏ đạn và thứ</b>
<b>ơng chỉ có thể làm duy nhất là chiếc lược ngà cho riêng con gái mình. Không chỉ vậy, thời</b>
<b>gian ông làm chiếc lược là thời gian mà ông cảm thấy hạnh phúc nhất, khắc lên trên cây</b>
<b>lược dòng chữ: “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”. </b>Ơng muốn ghi dấu thời khắc quan trọng
này, chính tình cha con đã làm ơng thêm mạnh mẽ để có thể quên đi mùi đạn khói của chiến
tranh mà vẫn tiếp tục nâng niu chiếc lược cho con gái. Nhưng rồi mọi chuyện thật tồi tệ, chiến
tranh tàn ác hơn thế, tạo ra vết thẹo để Thu không nhận ra cha, lại còn dập tắt một niềm khao
khát nhỏ nho là được tận tay trao chiếc lược cho đứa con gái của mình, ơng Sáu đã bị chiến
tranh giết chết, một vỏ máy bay giặc bắn vào người ông. Tưởng như một vết thương nặng có thể
khiến ơng ra đi lập tức, nhưng ông trút hết những hơi thở cuối cùng bằng việc thò tay vào chiếc
túi đẫm máu để lấy ra chiếc lược ngà và trao lại cho người đồng đội nhờ đưa cho bé Thu, đến
lúc đó, ông mới chịu “…nhắm mắt đi xuôi”. Một hành động thật thiêng liêng cao đẹp, chính
tình phụ tử đã góp sức cho ơng làm cơng việc cuối cùng này, “…tình cha con là khơng thể chết
được”. <b>Tình cha con được khẳng định là một tình cảm bất diệt, cao q, chiến tranh có thể</b>
<b>làm sứt mẻ tình cảm gia đình, nhưng khơng thể làm tổn thương đến tình cảm cha con, bởi</b>
<b>vì trong chiến tranh, tình cha con lại càng sâu nặng và thắm thiết hơn, chiếc lược ngà mà</b>
<b>ơng Sáu đã gửi lại ở cuối đoạn trích chính là một nhân chứng chân thực nhất về tình cảm</b>
<b>đẹp đẽ này.</b>


<b>Tình cảm của ơng Sáu đối với bé Thu là vô bờ bến nhưng với bé Thu, em cũng rất</b>
<b>u cha mình.</b> Xa cha từ khi cịn nhỏ, mới khi biết nói và biết cảm nhận, em đã có thể thấy


thiếu vằng hình ảnh của người cha. Hình ảnh người cha duy nhất mà em thấy được là qua bức
ảnh cũ kĩ mà ông Sáu đã chụp với vợ. Chính vì vậy, một hình ảnh người cha trong tấm ảnh đã
ăn sâu vào tâm trí và suy nghĩ của em, nên khơng có gì q ngạc nhiên khi em tỏ ra “ngơ ngác,
lạ lùng” khi mới gặp ông Sáu, phản ứng đầu tiên là “mặt bỗng tái đi, rồi vụt chạy và kêu thét
lên: “Má ! Má !”. Đó là một cảm giác sợ hãi, cảm giác như thế mình mất ba rồi, qua đấy, ta thấy
bé Thu thật trẻ con và thật u cha, chính vì trẻ con mà khi thấy vết sẹo trên má ông Sáu thì
khơng cần nghĩ, em vẫn khơng tin đó là cha, u cha bởi vì chỉ có thương nhớ người cha mà em
khơng chấp nhận ai khác làm cha của mình.


Rồi trong những ngày nghĩ phép của ông Sáu, đáp lại một niềm mong mỏi kêu lên tiếng
“Ba” của ông, Thu chỉ tỏ ra thờ ơ với ơng, nói trống khơng và kiên quyết không kêu lên tiếng
“Ba” nào mà tự mình làm cơng việc chắt nước.


“-Vơ ăn cơm !... Cơm chín rồi !... Con kêu rồi mà người ta khơng nghe…. Cơm sôi rồi,
chắt nước giùm cái…. Cơm sôi rồi nhão bây giờ !”


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

lịi tói khua rổn rảng, khua thật, rồi lấy dầm bởi qua sông”. Hành động bất ngờ nhưng cũng thật
tự nhiên, bé Thu mạnh mẽ khi khơng khóc tiếng nào, thay vào đó như là một việc làm trút giận
lên chiếc dây lịi tói, nhưng bên trong đó, ta cịn cảm thấy rằng, dường như tâm trí bé Thu đã có
suy nghĩ ơng Sáu là ba của mình, bởi vì thế mà em mới khơng cãi lại ơng Sáu, em khua lịi tói
để ơng Sáu nếu là cha thì phải đi tìm để dỗ dành mình, tồn bộ hành động tuy thật trẻ con nhưng
lại rất đáng thương cho một cô bé như Thu. Và sau khi nghe được bà giải thích, Thu mới hối
hận nghĩ lại, trăn trở suốt đêm, thở dài và không ngủ được. Đến khi ông Sáu ra đi, cô bé mới để
cho cảm xúc của mình được bộc lộ ra hết.


“...kêu thét lên: - Ba…a…a…ba !....


…- Ba! Không cho ba đi nữa! Ba ở nhà với con.


…Nó hơn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa”



Đó là một tình cảm đã dồn nén từ rất lâu rồi, hơn tám năm rồi, Thu chỉ mong được biểu
lộ tình cảm với ba thơi, tình cảm ấy được thể hiện thật mãnh liệt nhưng lại hòa đẫm sự hối hận
của bé Thu. Cái trẻ con trong bé Thu còn được thể hiện lần cuối khi xin ơng Sáu mua chiếc lược
cho mình. Đó là kết thúc cho một cuộc gặp gỡ cảm động và thật thiêng liêng.


Qua cuộc gặp gỡ ấy, ta thấy Nguyễn Quang Sáng tuy không đề cập đến chiến tranh
nhưng chiến tranh vẫn luôn hiện lên qua vết thẹo của ông Sáu. Kết quả của tám năm đi lính xa
nhà của ông sáu cũng là nguyên nhân khiến bé Thu khơng nhận ra cha mình, giá như khơng có
vết thẹo ấy thì bé Thu đã được hưởng ba ngày tuyệt vời trong tình u thương của cha mình,
nhưng nếu khơng có vết thẹo ấy, tình cảm gia đình cũng khơng được thử thách và bộc lộ lên
được, tình cảm cha con mà vì thế đã trở nên thiêng liêng cao đẹp hơn trong tình cảnh chiến
tranh.


Câu chuyện với tình huống bất ngờ độc đáo, khi bé Thu không nhận ra cha mình, qua đó
làm nổi bật lên tính cách, tình cảm cha con thực sự giữa ông Sáu và cả bé Thu. Ngôi kể bằng
nhân vật bác Ba tạo nên sự chân thực, khách quan và tự nhiên làm tăng thêm yếu tố cảm xúc.


“Chiếc lược ngà” là một câu chuyện cảm động và rất chân thực của Nguyễn Quang Sáng.
Bằng một sự cảm nhận chân thực về tình cảm gia đình trong chiến tranh, ơng đã gợi lên một
tình cảm cao đẹp, thiêng liêng , đẹp đẽ, và trên thực tế cịn rất nhiều tình cảm khác mà ta cần
phải trân trọng và giữ gìn.


<b>Ở truyện ngắn "Làng" Kim Lân đã xây dựng thành cơng hình ảnh nhân vật ông</b>
<b>Hai - một người nông dân chân chất nhưng mang nặng tình u làng và lịng u q</b>
<b>hương, có tinh thần kháng chiến mạnh mẽ.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

cuối xóm bùn khơng dính đến gót chân. Ơng tự hào về tất cả những nét độc đáo, những thứ đả
làm nên bề dày lịch sử của làng ơng.



Nhưng tình u làng của người nông dân ấy không bất biến mà thay đổi theo thời gian,
theo sự biến chuyển của thời đại. Kháng chiến nổ ra mang theo những luồng tư tưởng mới chiếu
rọi tâm hồn ông. Giờ đây, đối với ông Hai, cái lăng cụ Thượng, cái sinh phần kia đều đáng căm
thù; niềm tin về làng là những ngày khởi nghĩa dồn dập, những buổi tập quán sự có cụ râu tóc
bạc phơ cũng vào gậy tham gia; những hố, những ụ, những hào ,chòi phát thanh. Tất cả những
điều đó, từ những cái nhỏ nhặt cho đến điều lớn lao, đều trở thành đối tượng của tình yêu tha
thiết, đậm sâu trong ông. Qua những lời khoe của ông Hai, ta có cảm tưởng như cảnh vật, làng
xóm đã hằn in trong ơng chiếm trọn con tim, khối óc người nơng dân ấy.


u làng, ơng Hai có nhu cầu thể hiện, thổ lộ tình vêu ấy với tất cả mọi người. Đi đến
đâu ông cũng khoe về cái làng của ơng. Ơng say sưa kể về làng của mình mà khơng cần biết
người nghe có chú ý hay khơng. Mỗi khi bắt đầu nói về làng, “hai con mắt ông sáng hẳn lên, cái
mắt biến chuyển”. Chỉ một chi tiết ấy thôi, Kim Lân đã khắc họa thành công tình cảm thiêng
liêng của ơng Hai dành cho mảnh đất q mình. Tình u ấy ln ấm nóng trong trái tim ông và
càng trở nên mạnh mẽ hơn khi ông phải xa làng. Trong những ngày xa quê, sống nơi sơ tán xa
lạ. chính tình u làng đã trở thành sức mạnh trong ông. Những khi mệt nhọc, chỉ cần nghĩ về
làng, kể chuyện làng là ông quên hết tất cả.


<b>Nếu như cuộc sống cứ diễn ra yên bình như thế thì tình u làng của ơng Hai mới</b>
<b>chỉ là “tâm lí làng xã” của những người dân quê Việt Nam - những con người cả đời gắn</b>
<b>bó với luỹ tre, cây đa, bến nước, sân đình; u nơi “chơn rau cắt rốn” bằng một tình yêu</b>
<b>bản năng, máu thịt. Kim Lân đã để cho nhân vật trải qua tình huống truyện độc đáo: ông</b>
<b>Hai nghe tin làng theo Tây. Đây chính là tác nhân làm bùng nổ tình u nước thiết tha,</b>
<b>sâu đậm của ông. Ở người nông dân ấy, tình u làng gắn liền với lịng u nước.</b>


Nghe tin làng theo giặc, “cổ ông nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân.., ông lão lảng đi, tưởng
như không thể thở đượ”. Trong ông đã diễn ra một cuộc đấu tranh nội tâm gay gắt: ông tủi
nhục, đớn đau, ông tự giày vò, ông hồi nghi rồi lại tự nhủ mình phải tin vì mọi chuyện đã hết
sức rõ ràng. Cuốì cùng, ơng cay đắng rít lên: “Chúng bay ăn miệng cơm hay ăn miệng gì vào
mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này...”. Tiếng rít ấy là tiếng nói


của lịng căm hờn, sự căm giận đang ngùn ngụt trong lịng ơng Hai. Trong ơng đang có cuộc
giằng co dữ dội: Ơng yêu làng, làng ông đáng tự hào là thế, mà giờ lại theo Tây. Tình cảm của
ơng phải thế nào đây? Nhưng sự giằng co- ấy nhanh chóng đi đến kết luận: “Làng thi yêu thật,
nhưng làng theo Tây thì ta phải thù”. Một thái độ dứt khốt, một tình u mạnh mẽ nhưng
khơng mù qng. Tình u làng trong ông rất mãnh liệt, nhưng làng phải gắn với nước. Giờ
đây, làng Chợ Dầu của ông theo Việt gian, tức là hại nước, hại cách mạng thì khơng thế u
làng như xưa được nữa. Niềm đau, sự oán trách cũng như thái độ kiên quyết... tất cả, tất cả đều
là biểu hiện sống động nhất của tình yêu nước trong ơng Hai.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

trên giường, khơng nói gì”, “quanh quẩn trong cái gian nhà chật chội mà nghe ngóng”, lúc nào
cũng nơm nớp lo âu. Ta bỗng hiểu hơn tại sao tác giả lại kể và tả tỉ mỉ những biểu hiện của tình
u làng nơi ơng Hai những ngày làng cịn chưa bị đồn là theo Tây. Nó là sự đối nghịch với thái
độ kiên quyết khi nghe tin làng làm Việt gian, là sự khẳng định mạnh mẽ tình u nước lớn lao
trong ơng. Tình u ấỵ không chỉ là bản năng mà đã trở thành ý thức của một cơng dân. Nó gắn
liền với tình cảm dành cho kháng chiến và đối với Cụ Hồ, được thể hiện thật cảm động khi ông
giãi bày tâm sự với đứa con út ngây thơ. Thực chất đó là lời thanh minh với Cụ Hồ, với anh em
đồng chí và là lời tự nhủ của chính ơng trong những lúc căng thẳng, thử thách. Ơng mong “anh
em đồng chí biết cho bố con ông. Cụ Hồ trên đầu trên cổ soi xét cho bố con ông”. Những lời
bộc lộ chân tình ấy là biểu hiện của tấm lịng trung thành tuyệt đốì với cách mạng, với kháng
chiến mà biểu tượng là Cụ Hồ; cũng là thể hiện tình yêu đất nước thiết tha của ơng Hai. Tình
cảm của một người nông dân nghèo đối với đất nước và kháng chiến thật sâu nặng và thiêng
liêng: “chết thì chết có bao giờ dám đơn sai”.


Niềm vui sướng vỡ òa khi ông Hai biết rằng làng mình vẫn là làng Kháng chiến Khơng
cịn nỗi tủi nhục đè nặng trong lịng, ơng lại tiếp tục khoe về làng Chợ Dầu anh dũng của mình,
“lại ngồi, trên chiếc chõng tre, vén quần lên tận bẹn mà nói chuyện về cái Làng của ơng”.
Người nơng dân vốn gắn bó với nhà cửa ruộng vườn... Phải bỏ nhà ra đi họ đã xót xa lắm, ông
Hai cũng thế. Nhưng ta lại bắt gặp hình ảnh ông Hai tất bật đi khoe cái tin “Tây nó đốt hết nhà
tôi rồi, hết hẳn”, ông sung sướng bởi việc Tây đốt nhà là biểu hiện của làng ông trong sạch, làng
ông không làm Việt gian. Làng vẫn là tình u, là niềm tự hào tha thiết của ơng Hai. Nhà ơng bị


đốt hết nhưng như thế có là gì. Đó chỉ là một phần ơng cống hiến cho đất nước. Tài sản riêng
mất mát nhưng cách mạng, đất nước sẽ vững mạnh hơn, đó mới thực sự là niềm vui, là hạnh
phúc.


<b>Văn học Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 đã xây dựng thành cơng hình ảnh những</b>
<b>con người Việt Nam kiên cường, bất khuất với một tinh yêu quê hương đất nước tha thiết,</b>
<b>sâu nặng. Không những thế nó cịn khắc sâu những tình cảm gia đình thiêng liêng, cao</b>
<b>quí. Ở truyện ngắn </b>“Chiếc lược ngà” là một câu chuyện cảm động và rất chân thực của
Nguyễn Quang Sáng. Bằng một sự cảm nhận chân thực về tình cảm gia đình trong chiến tranh,
ơng đã gợi lên một tình cảm cao đẹp, thiêng liêng, đẹp đẽ mà ta cần phải trân trọng và giữ gìn.
Cịn ở truyện ngắn "Làng" là tình u làng, u nước, hịa quyện trong tâm hồn người nông dân
mộc mạc, chất phác thật đẹp biết bao. Làng của Kim Lân là một khúc ca về tình yêu quê hương
đất nước mà những người lao động nghèo là những thanh âm trong trẻo, réo rắt nhất, để lại bao
dư âm lắng đọng trong lòng độc giả.


</div>

<!--links-->

×