Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.45 KB, 18 trang )

TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚI CÁC DOANH
NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ
1.1. DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ VÀ NHU CẦU TÍN DỤNG
1.1.1. Khái niệm về doanh nghiệp vừa và nhỏ
Mỗi quốc gia có một điều kiện kinh tế khác nhau, có những đặc trưng
riêng biệt. Sự phân loại các doanh nghiệp vì thế không thống nhất giữa các quốc
gia trên thế giới. Một doanh nghiệp đặt trong môi trường kinh tế của nước mình
được xem là DNV&N, những trong môi trường kinh tế của quốc gia khác thì lại
là doanh nghiệp lớn, hoặc là doanh nghiệp cực nhỏ. Tương tự, tại một thời điểm
trong quá khứ, một doanh nghiệp được coi là lớn nhưng đến nay lại chỉ được xét
là có quy mô vừa. Cho nên, khi nói đến DNV&N thì ta phải hiểu rằng, các
doanh nghiệp đó đang nằm ở quốc gia nào, trong môi trường kinh tế nào, tại
thời điểm nào. Việc đưa ra một định nghĩa về DNV&N cho riêng mình lại đóng
một vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển của mỗi quốc gia. Thực tiễn
đã chứng minh rằng quốc gia có một định nghĩa càng rõ ràng thì chính sách hỗ
trợ đưa ra càng có hiệu quả. Ở Việt Nam, theo Nghị định 90/2001/NĐ-CP của
Chính phủ về trợ giúp phát triển DNV&N đưa ra tiêu chí phân loại DNV&N
“DNV&N là những cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng ký theo pháp
luật hiện hành, có số vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung
bình hàng năm không quá 300 người”.
1.1.2. Đặc điểm doanh nghiệp vừa và nhỏ
Qua các số liệu thống kê của các nước đã và đang phát triển trên thế giới
cũng như ở Việt Nam hiện nay cho thấy doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm phần
lớn trong tổng số các doanh nghiệp ở từng quốc gia và chiếm một vị trí quan
trọng trong nền kinh tế. Các doanh nghiệp này rất đa dạng, phong phú và có mặt
trong hầu hết các ngành kinh tế. Với quy mô vừa và nhỏ, các doanh nghiệp có
khả năng thích ứng với những thay đổi về môi trường. So với các doanh nghiệp
lớn, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có sự chủ động trong kinh doanh, có thể thích
nghi nhanh chóng với những đòi hỏi về giá cả, sản phẩm, dịch vụ của người
tiêu dùng. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ có một số đặc điểm sau đây:
1.1.2.1. Về hình thái tổ chức và cơ cấu tổ chức


Các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể có nhiều loại cơ cấu tổ chức, nhưng
nhìn chung các doanh nghiệp này thường thích hợp với những cơ cấu tổ chức
giản đơn. Thông thường ở các doanh nghiệp này số lượng nhân viên ít và các
nhân viên đôi khi đảm nhận nhiều công việc trong cùng một lúc. Vì thế, phần
lớn các nhà kinh doanh trong doanh nghiệp vừa và nhỏ đảm nhận luôn vị trí của
nhà quản trị. Có thể nhận thấy, doanh nghiệp vừa và nhỏ là loại hình doanh
nghiệp có sở hữu độc lập và chủ động bởi người chủ doanh nghiệp , với quy mô
hoạt động không vượt trội trong ngành sản xuất mà nó theo đuổi.
1.1.2.2. Về thị trường
Một trong những vấn đề mang tính sống còn của các doanh nghiệp vừa và
nhỏ là xác định thị trường và lựa chọn vị trí kinh doanh. Do đặc thù của mình,
các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường tập trung khai thác những khoảng trống thị
trường, những thị trường và mặt hàng mới, những đoạn thị trường riêng biệt mà
các doanh nghiệp lớn ít chú ý. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn
trợ giúp tích cực các doanh nghiệp lớn trong việc đảm nhận thầu và các hoạt
động dịch vụ.
1.1.2.3. Về nguồn vốn
Hiện nay, để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường
huy động từ các nguồn khác nhau. Chúng ta đều biết rằng nguồn vốn của doanh
nghiệp bao gồm các khoản nợ và vốn của chủ sở hữu, trong đó vốn nợ bao gồm:
nợ ngắn hạn, nợ dài hạn. Vốn chủ sở hữu gồm có vốn tự có, vốn góp, các loại
cổ phiếu, lợi nhuận không chia. Tỷ trọng các nguồn vốn đó trong tổng nguồn
vốn chính là cơ cấu vốn. Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam, thông
thường nguồn vốn được hình thành từ ba nguồn chủ yếu bao gồm: vốn tự có,
nguồn vốn phi chính thức và nguồn vốn chính thức.
Tuy nhiên doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng có những hạn chế nhất định.
Ngồn tài chính thường bị hạn chế, nhất là nguồn để mở rộng quy mô doanh
nghiệp. Cơ sở sản xuất, trang thiết bị kỹ thuật và trình độ công nghệ tại các
doanh nghiệp vừa và nhỏ thường yếu kém lạc hậu, trình độ quản lý không cao
và ít có khả năng thuê các chuyên gia cao cấp.

1.1.3. Vai trò của DNV&N trong nền kinh tế
Doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển
kinh tế như: tạo việc làm, góp phần làm tăng trưởng kinh tế và xoá đói giảm
nghèo thúc đẩy quá trình có cấu lại nền kinh tế, làm trung tâm đào tạo các nhà
doanh nghiệp lớn.v.v..
1.1.3.1. Doanh nghiệp vừa và nhỏ góp phần quan trọng trong việc làm
tăng thu nhập quốc dân
Sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã cho thấy nó
là phương tiện có hiệu quả để giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người
lao động. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm số lượng lớn trong tổng số doanh
nghiệp vàđã đóng góp vào thu nhập quốc dân ngày càng cao.
Trước khi ban hành Luật Doanh nghiệp vào năm 2000, số doanh nghiệp
(vào năm 1999) trên toàn quốc chỉ là 27.700 doanh nghiệp tư nhân, 4.740 doanh
nghiệp Nhà nước và 1.076 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trong số
doanh nghiệp đăng ký hàng năm chỉ từ 3.000- 5.000 doanh nghiệp trong đó chủ
yếu là các doanh nghiệp tư nhân. Tuy nhiên năm 2000 số doanh nghiệp đã đăng
ký là 14.442 doanh nghiệp với tổng số vốn đăng ký là 13.851 tỷ đồng; con số
tương ứng năm 2001 là 19.659 doanh nghiệp và 25.504 tỷ đồng. Năm 2003,
tổng số doanh nghiệp toàn quốc là 120.000 trong đó Doanh nghiệp vừa nhỏ
chiếm 96%. Sự lớn mạnh của khối doanh nghiệp này rõ ràng đã tạo những cơ
hội lớn cho việc mở rộng việc làm.
Theo tiêu chí xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ của nghị định
90/2001/NĐ- CP thì tỷ trọng doanh nghiệp vừa và nhỏ so với tổng số doanh
nghiệp trong cả nước đã tăng lên đáng kể, khoảng 96%. Hiện nay, DNV&N
đóng góp 26% GDP, về thuế nộp ngân sách Nhà nước thì DNV&N chiếm 11%
tổng ngân sách năm 2003. Trong khu vực kinh tế Nhà Nước thì số doanh nghiệp
vừa và nhỏ chiếm khoảng 80%, còn trong khu vực kinh tế tư nhân doanh nghiệp
vừa và nhỏ chiến tỷ trọng 97% xét về vốn và 99% xét về lao động. Thời
điểm2003, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã sử dụng 49% lực lượng lao động
phi nông nghiệp, khoảng 26% lực lượng lao động trong cả nước. Đóng góp đối

với GDP hiện tại của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong cả nước còn thấp,
26% trong năm2003, chưa sứng với tiềm năng khu vực này. Nhưng với đà tăng
trưởng cao trong các năm tiếp theo, sự đóng góp này sẽ còn lớn hơn nữa.
Việc phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ rõ ràng đã tạo được cơ hội
phát huy nội lực, huy động được tối đa các nguồn tiền nhàn rỗi trong công
chúng vào phát triển sản xuất kinh doanh.
1.1.3.2. Doanh nghiệp vừa và nhỏ có khả năng cung cấp ngày càng lớn
và đa dạng sản phẩm tiêu dùng nội địa và sản xuất
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đa dạng về ngành nghề, tính nhạy cảm với
thị trường cao có nhiều thuận lợi trong việc sản xuất và cung cấp nhiều loại sản
phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu trong nước đông thời đẩy mạnh xuất khẩu. Ở
Việt Nam, với những lợi thế so sánh về nguyên liệu từ nông- hải sản để sản xuất
hàng hoá xuất nhập khẩu, lợi thế về ngành nghề thủ công truyền thống đã tạo ra
khả năng vô cùng to lớn cho khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia sản
xuất, gia công chế biến, đại lý khai thác các sản phẩm cho xuất khẩu. Để cung
cấp các sản phẩm xuất khẩu này, các doanh nghiệp quy mô lớn do hạn chế về
khu vực địa lý và phương pháp tổ chức sản xuất nên chưa thích ứng để chiếm
lĩnh thị trường. Các doanh nghiệp lớn muốn phát triển thị trường phải sử dụng
các doanh nghiệp vừa và nhỏ làm vệ tinh thu mua nguyên liệu, chế biến, đóng
gói và thực hiện các công đoạn khác. Không những thế, có các doanh nghiệp
vừa và nhỏ đã thu hút được công nghệ, tổ chức sản xuất kinh doanh nhiều loại
sản phẩm và tham gia xuất khẩu trực tiếp với thị trường nước ngoài. Ở nước ta
hiện nay, doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng góp khoảng 70% giá trị kim ngạch
xuất khẩu, chủ yếu là các hàng nông thuỷ sản, thủ công mỹ nghệ, may mặc, giầy
da.
1.1.3.3. Doanh nghiệp vừa và nhỏ khai thác và tạo nguồn lực cho sự
nghiệp côngnghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
Để thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thì người
ta thường nhấn mạnh vai trò của nguồn vốn, công nghệ và lao động kỹ thuật. Để
có nguồn lực đó buộc mỗi quốc gia phải khai thác mọi tiềm năng ở trong nước

và tranh thủ sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế.
Các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ (đặc biệt là các doanh nghiệp
nhỏ) có lợi thế không cần nhiều vốn, thu hồi vốn nhanh, phân bố rộng khắp khu
vực lãnh thổ cho phép sử dụng mọi tiềm năng lao động, vốn mà các doanh
nghiệp lớn khó thực hiện được. Thực tế việc tạo lập doanh nghiệp vừa và nhỏ là
một phương thức có hiệu quả để khai thác mọi nguồn lao động, thu hút tiền
nhàn rỗi trong dân cư phục vụ tăng trưởng kinh tế đất nước. Khu vực doanh
nghiệp vừa và nhỏ còn là nơi ươm mầm cho các tài năng kinh doanh, là nơi đào
tạo rèn luyện cho các nhà doanh nghiệp.
1.1.3.4. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ có vai trò to lớn đối với quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần làm năng động nền kinh tế
Do lợi thế của quy mô nhỏ là năng động, linh hoạt, sáng tạo trong kinh
doanh, cùng với hình thức tổ chức kinh doanh có sự kết hợp chuyên môn hoá và
đa dạng hóa mềm dẻo, doanh nghiệp vừa và nhỏ có vai trò to lớn góp phần làm
năng động kinh tế trong cơ chế thị trường. Bên cạnh đó, sự phát triển của các
doanh nghiệp vừa và nhỏ đã góp phần vào việc thúc đẩy qúa trình chuyển dịch
cơ cấu kinh tế, làm cho công nghiệp phát triển, thương mại dịch vụ phát triển.
Chính sự phát triển phong phú, đa dạng của các cơ sở sản xuất, các ngành nghề,
các loại sản phẩm, dịch vụ, các hình thức kinh doanh,v.v… của doanh nghiệp
vừa và nhỏ đã tác động tới doanh nghiệp lớn, khiến các doanh nghiệp này phải
cải tổ, sắp xếp, đầu tư đổi mới công nghệ để tồn tại và đứng vững trên thị
trường. Điều đó đã tạo ra sự cạnh tranh và làm cho nền kinh tế trở nên năng
động hơn, đồng thời cũng tạo ra sức ép buộc cơ chế quản lý hành chính nhà
nước phải thay đổi nhanh nhạy để có thể đáp ứng được nhu cầu và đòi hỏi của
các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng.
1.1.3.5 DNV&N phát triển tạo điều kiện thu hút lao động, góp phần
giảm tỷ lệ thất nghiệp ở nước ta
Hàng năm có khoảng 16 triệu người đến độ tuổi lao động, ngoài ra còn có
số lượng lớn những người bán thất nghiệp ở nông thôn. Vì vậy sức ép về giải
quyết viêc làm là vấn đề cấp thiết. Các DNV&N không những tạo ra lợi ích về

kinh tế mà còn góp phần đáng kể của nó vào giải quyết việc làm cho người lao
động. Các DNV&N được thành lập với quy mô nhỏ, vốn đầu tư không lớn, là
nơi cung cấp việc làm nhanh nhất cho lực lượng lao động. Năm 2003, các
DNV&N đã thu hút 49% lao động phi nông nghiệp ở khu vực nông thôn và
khoảng 26% lực lượng lao động cả nước.
1.1.4. Nhu cầu tín dụng của doanh nghiệp vừa và nhỏ
1.1.4.1. Cơ cấu vốn trong doanh nghiệp vừa và nhỏ
Về mặt định tính, các chỉ tiêu thường được xem xét là cơ cấu của nguồn
vốn, số lượng người quản lý, người ra quyết định chính, ngành nghề kinh doanh
và các rủi ro có thể xảy ra. Đối với hầu hết các nước trên thế giới, sự phân loại
doanh nghiệp vừa và nhỏ không liên quan đến hình thức sở hữu cũng như tư
cách pháp nhân của doanh nghiệp.
Sau đây là một số định nghĩa của một vài quốc gia tiêu biểu trên thế giới.
Tại Malaixia: Doanh nghiệp được coi là vừa và nhỏ nếu doanh nghiệp đó
có ít hơn 75 công nhân viên, không kể những người làm bán thời gian hoặc có
vốn cổ phần không quá 1 triệu USD.
Tại Nhật Bản: việc phân loại doanh nghiệp vừa và nhỏ được tiến hành
một cách tỷ mỷ, cẩn thận. Cụ thể là:
Các doanh nghiệp vừa
Khu vực Quy mô lao động/ vốn
Sản xuất, khai thác và chế biến < 300 người/ 100 triệu Yên
Người bán buôn < 100 người/ 30 triệu Yên
Bán lẻ và dịch vụ <50 người/ 10 triệu Yên
Các doanh nghiệp nhỏ
Khu vực Quy mô lao động/ vốn
Sản xuất < 20 người
Thương mại và dịch vụ < 5 người
Tại Philippine: nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ được chia thành 4 cấp:
câp kinh doanh nhỏ, hộ kinh doanh, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa.
Tiêu chi mà Philippine lựa chọn để phân loại là giá trị tổng tài sản bao gồm cả

những khoản Nợ, nhưng loại trừ giá trị đất đai dùng để xây dựng công sở và lắp
đặt máy móc. Cụ thể là:
Quy mô Tổng tài sản
Kinh doanh nhỏ Không vượt quá 150000 Pesos

×