Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NNo & PTNT HUYỆN HIỆP HOÀ.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (283.53 KB, 40 trang )

Khoá luận tốt nghiệp GVHD: TS.Mai Thanh Quế
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH
NGÂN HÀNG NNo & PTNT HUYỆN HIỆP HOÀ.
2.1 Khái quát về chi nhánh ngân hàng NNo & PTNT Huyện Hiệp Hoà - Bắc
Giang.
2.1.1.Đặc điểm tự nhiên và tình hình kinh tế xã hội huyện Hiệp Hoà
Sau khi chính thức trở thành thành viên của tổ chức Thương mại thế giới(
WTO) Việt Nam đã bước vào 1 giai đoạn mới mang đặc tính của hội nhập nền
kinh tế . Hoà chung với sự phát triển của đất nước Bắc Giang cũng có những
bước phát triển không ngừng về mọi mặt như:
Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao thu hút vốn đầu tư nước ngoài ngày càng
nhiều .Các lĩnh vực văn hóa xã hội có nhiều tiến bộ an ninh chính trị trật tự an
toàn xã hội được giữ vững, đời sống nhân dân được ổn định.
Hiệp Hoà là một huyện trung du miền núi nằm ở phía tây tỉnh Bắc Giang
có điều kiện tự nhiên thuận lợi như :
Diện tích đất tự nhiên là 20,108 ha đa dạng cùng khí hậu nhiệt đới gió
mùa phù hợp với nhiều loại cây trồng về lương thực thực phẩm, nông nghiệp tạo
điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế Nông nghiệp - Nông thôn phát triển.
Dân số là khoảng 217.632 người với đơn vi hành chính gồm 26 xã và thị
trấn dân cư được phân bố đồng đều số người trong độ tuổi lao động cao nên có
thể đáp ứng được các nhu cầu về nguồn nhân lực của huyện nhà.
Thực hiện chủ trương Công nghiệp hoá hiện đại hoá của Đảng nhà nước,
thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch
vụ và giảm tỷ trọng nông nghiệp, khuyến khích mọi thành phần kinh tế phát
triển. Do đó trong nông nghiệp nông dân đã được hỗ trợ nhiều về mọi mặt nhằm
mục tiêu xoá đói giảm nghèo giúp nông dân làm giàu chính đáng đồng thời thực
hiện dồn điền đổi thửa nhằm chuyển dần diện tích chăn nuôi nhỏ lẻ sang kinh tế
trang trại sản xuất hàng hoá phát triển nuôi trồng thuỷ sản với những sản phẩm
1
Nguyễn Hạnh Dung Lớp TN1A - ĐHCĐ
1


Khoá luận tốt nghiệp GVHD: TS.Mai Thanh Quế
có giá trị kinh tế cao hơn. Nỗ lực phấn đấu đưa Hiệp Hoà trở thành vùng đất
công nghiệp hoá hiện đại hoá có nền kinh tế năng động.
Tuy nhiên bên cạnh nhưng thuận lợi là những khó khăn ảnh hưởng đến
nền kinh tế huyện nhà như: mật độ dân số đông, chủ yếu là thuần nông trình độ
dân trí chưa cao thu nhập bình quân đầu người chưa cao, tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn
cao hơn chuẩn mực quy định, địa hình không đồng đều chủ yếu là đồi núi trung
du cộng với nguồn tài nguyên thiên nhiên hạn chế nên khó khăn cho việc phát
triển nền kinh tế nông nghiệp cũng như công nghiệp theo hướng tập trung vì vậy
mà loại hình kinh tế chủ yếu ở Hiệp Hoà hiện nay vẫn là kinh tế cá thể hộ gia
đình sản xuất với quy mô nhỏ bé, các doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn không
nhiều chủ yếu là doanh nghiệp mới thành lập với quy mô vừa và nhỏ, khả năng
cạnh tranh còn hạn chế, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chậm phát triển nên
đã phần nào ảnh hưởng tới đời sống của các tầng lớp dân cư trong huyện.
Ngoài những khó khăn trên huyện Hiệp Hoà cũng bị ảnh hưởng bởi
những khó khăn chung của cả nước như: mặt bằng giá cả tăng cao( giá phân
bón, xăng dầu, sắt thép…) kinh tế nông nghiệp thường xuyên phải chịu ảnh
hưởng của các nhân tố như thiên tai, dịch bệnh nên mang nhiều tiềm ẩn rủi ro
bất khả kháng .
Nền kinh tế huyện nhà với những thuận lợi và khó khăn trên có ảnh
hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Những kết quả đạt được
của nền kinh tế đã mở ra một thị trường rộng lớn cho hoạt động huy động vốn
và thu hút nguồn tiền nhàn rỗi từ dân cũng như hoạt động cho vay, đầu tư của
ngân hàng, để đáp ứng nhu cấu ngày càng tăng của địa bàn huyện, hoạt động của
ngân hàng càng được đa dạng hoá và hiện đại hóa, tuy nhiên đứng trước tồn tại
chung của huyện nhà, hoạt động kinh doanh của ngân hàng gặp nhiều khó khăn
vậy để cho nền kinh tế tỉnh Bắc Giang nói chungvà huyện Hiệp Hoà nói riêng
phát triển hơn cần phải phát huy triệt để những thuận lợi, khắc phục nhũng khó
khăn cùng với sự phối hợp đồng bộ của các nghành các cấp trong đó có vai trò
quan trọng của hệ thống ngân hàng trên địa bàn.

2
Nguyễn Hạnh Dung Lớp TN1A - ĐHCĐ
2
Khoá luận tốt nghiệp GVHD: TS.Mai Thanh Quế
2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng NNo &PTNT Hiệp
Hoà.
Ngày 26/03/1988 Hội đồng Bộ trưởng (nay là chính phủ ) ban hành nghị
định số 53/HĐBT thành lập các NHTM quốc doanh trong đó có NHNo và
PTNT Việt Nam (mà tiền thân là NH phát tiển nông thôn Việt Nam )
NHNo và PTNT Việt Nam là một NHTM đa dạng, hoạt động chủ yếu
trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, là một pháp nhân, hạch toán độc lập tự
chủ, tự chịu trách nhiệm của mình trước pháp luật, là doanh nghiệp nhà nước
hạng đặc biệt, tổ chức theo mô hình tổng công ty 90, hoạt động theo luật của các
tổ chức tín dụng và chịu sự quản lý trực tiếp của NH nhà nước. Với tên gọi mới
ngoài chức năng của một NHTM, NHNo và PTNT Việt Nam được xác định
thêm nhiệm vụ đầu tư vốn trung dài hạn để xây dựng cơ sở vật chất cho sản xuất
nông - lâm - ngư nghiệp, góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp
hoá hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.
20 năm tồn tại và phát triển (1988-2008) NHNo&PTNT đã trở thành
NHTM hàng đầu Việt Nam về vốn tài sản và đội ngũ cán bộ nhân viên, mạng
lưới hoạt động và số lượng khách hàng, giữa vai trò chủ đạo và chủ lực trong
đầu tư vốn phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn cũng như đối với các lĩnh
vực khác của nền kinh tế. Đóng góp to lớn vào sự nghiệp công nghiệp hoá hiện
đại hóa và phát triển kinh tế đất nước.
NHNo&PTNT Huyện Hiệp Hoà ngoài việc cung cấp các dịch vụ của một
Ngân hàng thương mại đa năng còn mang xứ mệnh phục vụ mục tiêu phát triển
kinh tế xã hội nói chung và công nghiệp nông thôn trên địa bàn huyện nói riêng
song song với nhiệm vụ tồn tại và phát triển của NHNo và PTNT Việt Nam. Với
phương châm hoạt động “Agribank mang phồn thịnh với khách hàng” vì sự
thịnh vượng và phát triển và bền vững của khách hàng và ngân hàng, NHNo và

PTNT Huyện Hiệp Hoà đã đem đến cho khách hàng nhiều sản phẩm mới và
dịch vụ của một NH hiện đại như chuyển tiền điện tử trong nước và quốc tế,
cung ứng thanh toán bằng ngoại tệ, thư tín dụng, mua bán ngoại tệ…. Khách
3
Nguyễn Hạnh Dung Lớp TN1A - ĐHCĐ
3
Khoá luận tốt nghiệp GVHD: TS.Mai Thanh Quế
hàng nhanh chóng nhận được tiền từ người thân từ nước ngoài về được nhân dân
đánh giá cao.
Trải qua nhiều năm tồn tại và phát triển, NHNo và PTNT huyện Hiệp Hoà
không ngừng trưởng thành và lớn mạnh về mọi mặt như quy mô, mạng lưới
….năm 1988 khi mới thành lập tổng nguồn vốn huy động mới đạt 131.3 triệu
đồng và dư nợ tín dụng đạt 1.007 triệu đồng. Sau 20 năm hoạt động đến
31/12/2007 nguồn vốn huy động đạt 197.938 triệu đồng, dư nợ tín dụng đạt
253.576 triệu đồng.
Cùng với định hướng chung của ngành NHNo và PTNT huyện Hiệp Hoà
luôn luôn xác định xứ mệnh và mục tiêu phát triển nhằm phục vụ kinh tế nông
nghiệp nông thôn, kinh tế hộ gia đình, tính đến 31/12/2007 dư nợ cho vay kinh
tế hộ gia đình đạt 237.076 triệu đồng, chiếm 93.49 % tổng dư nợ. Điều này cho
chúng ta thấy NHNo và PTNT huyện Hiệp Hoà đã chở thành 1 thực thể không
thể thiếu trong sự nghiệp xoá đói giảm nghèo và phát triển kinh tế nông nghiệp
nông thôn ở Hiệp Hoà .
Ngày mới thành lập, NH chỉ có 1 NH huyện, có cơ sở vật chất kĩ thuật
còn nghèo nàn thiếu thốn trang thiết bị làm việc. Đến nay ngoài NH trung tâm
còn có thêm 4 phòng giao dịch được bố chí hợp lý tại các khu vực đông dân cư
tạo điều kiện cho người dân tiếp cận nhanh hơn với các dịch vụ của NH. Cả hệ
thống NH được đầu tư cơ sở vật chất kĩ thuật trang thiết bị làm việc hiện đại,
hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu phục vụ kinh doanh của Ngân Hàng, trụ sở làm
việc của NH là một trung tâm khang trang bề thế nằm tại một vị trí đẹp nhất
trong trung tâm thị trấn Thắng.Từ dây nhìn có thể nhìn bao quát cả khu vực ngã

sáu tượng đài một khu vực đô thị trong yếu tố có nhịp độ phát triển sôi động bậc
nhất trong huyện, cùng với đội ngũ cán bộ công nhân viên có nghiệp vụ chuyên
môn tốt, năng động, sáng tạo, thái độ, phục vụ khách hàng tận tình, chu đáo
chuyên nghiệp, NHNo và PTNT huyện Hiệp Hoà hoàn toàn có đủ điều kiện để
tự tin phát triển trên con đường hội nhập và phát triển kinh tế.
4
Nguyễn Hạnh Dung Lớp TN1A - ĐHCĐ
4
Khoá luận tốt nghiệp GVHD: TS.Mai Thanh Quế
2.1.3 Cơ cấu, tổ chức chi nhánh ngân hàng nông nghiệp huyện Hiệp Hòa –
Bắc Giang.
NHNo và PTNT huyện Hiệp Hoà có mạng lưới các Ngân hàng và phòng
giao dịch được bố trí hợp lý tại các trung tâm kinh tế - văn hoá - xã hội trên toàn
huyện nhằm rút ngắn khoảng cách không gian giữa ngân hàng với khách hàng
nhất là đối với nhân dân xa trung tâm thị trấn Thắng khó có điều kiện đi lại.
NHNo và PTNT huyện Hiệp Hoà có 5 địa điểm giao dịch chính quản lý
26 xã và thị trấn .
- NHNo và PTNT Hiệp Hoà (đặt tại trung tâm thị trấn Thắng ) đây vừa là
trung tâm điều hành, vừa là nơi giao dịch và quản lý 8 xã và thị trấn .
- Phòng giao dịch số 51 (tại trị trấn Thắng) phục vụ thị trấn Thắng và kinh
doanh vàng bạc đá quý .
- Phòng giao dịch Hoàng An : đảm nhiệm phục vụ 6 xã thượng huyện
- Phòng giao dịch phố Hoa : phục vụ 6 xã hạ huyện
- Phòng giao dịch Bách Nhẫn :phục vụ 6 xã tây huyện
Toàn ngân hàng có 38 cán bộ trong đó có 19 cán bộ trình độ đại học 19 cán bộ
trình độ cao đẳng ,trung cấp (có 4 cán bộ đang theo học đại học tại chức) ngoài
ra có 5 hợp đồng ngắn hạn .
5
Nguyễn Hạnh Dung Lớp TN1A - ĐHCĐ
5

Ban Giám Đốc
Phòng Tín Dụng Phòng Kế Toán Ngân Quỹ Phòng Hành Chính
Phòng GDBách Nhẫn Phòng GD Hoàng An Phòng GD Số 51 Phòng GD Phố Hoa
Khoá luận tốt nghiệp GVHD: TS.Mai Thanh Quế
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức tại NHNo & PTNT Hiệp Hoà.
Nhiệm vụ của từng bộ phận phòng ban
- Ban giám đốc: hiện nay ban giám đốc gồm: 01 giám đốc, 01 phó giám
đốc phụ trách kinh doanh tín dụng, và 01 phó giám đốc phụ trách Phòng DG
Phố Hoa, thực hiện chỉ đạo hoạt động xây dựng các chiến lược kinh doanh, đề ra
những quy định nhằm hoàn thiện khả năng kinh doanh của ngân hàng. Trực tiếp
nhận các chỉ thị cụ thể của Đảng và Nhà Nước để phổ biến cho nhân viên.
- Phòng tín dụng: là nơi hoàn tất các công việc chính trong quy trình cấp
tín dụng cho khách hàng dưới các hình thức cho vay chiết khấu và các hình thức
khác theo quy định của NHNN, ngoài ra còn tham mưu cho ban giám đốc trong
điều hành và sử dụng vốn, tái thẩm định các dự án đầu tư vượt quyền phán quyết
của các NH và phòng giao dịch trực thuộc, trước đây công việc này thuộc về tổ
thẩm định nhưng nay gộp vào phòng tín dụng.
- Phòng kế toán ngân quỹ: thực hiện các công việc kế toán, thanh toán
thông qua quản lý tiền gửi, tiền vay của khách hàng, thực hiện thanh toán không
dùng tiền mặt , chuyển tiền điện tử, séc, uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi… Còn
6
Nguyễn Hạnh Dung Lớp TN1A - ĐHCĐ
6
Khoá luận tốt nghiệp GVHD: TS.Mai Thanh Quế
nhiệm vụ của ngân quỹ là đáp ứng các nhu cầu của khách hàng, thực hiện các
chế độ về quản lý kho quỹ, đảm bảo an toàn cho kho quỹ và đối chiếu tồn quỹ
cuối ngày, cuối tháng, cuối năm tổng kết và lập báo cáo, bảng cân đối …
- Phòng hành chính: thực hiện công việc quản lý hành chính, thi đua khen
thưởng… đảm bảo hoạt động của ngân hàng.
2.1.4. Các họat động chính của ngân hàng NNo & PTNT Huyện Hiệp Hoà.

2.1.4.1. Hoạt động huy động vốn.
Nguồn vốn của NHTM là cơ sở để tổ chức mọi hoạt động kinh doanh, nó
quyết định đến quy mô hoạt động của ngân hàng nói chung. Chính vì vậy nguồn
vốn quyết định khả năng cạnh tranh trên thị trường . NH có nguồn vốn dồi dào
sẽ có lợi trên thị trường.
Do vậy chiến lược huy động vốn là mở rộng kinh doanh tiền tệ của NH nó
mang tính thường xuyên, liên tục với quy mô ngày càng mở rộng với khối lượng
ngày càng lớn.
Tổng nguồn vốn huy động ( kể cả nội tệ và ngoại tệ quy đổi VNĐ ):
319.08 trđ, tăng so với 31/12/2008 là: 72.686 triệu đồng.
Trong đó:
+ Nguồn vốn nội tệ: 288.567 trđ, tăng so với 31/12/2008 là 65.479, tốc độ
tăng trưởng 29,35%
+ Không tính TGKB, BHXH là 270.538 triệu,tăng so với 31/12/2008 là
62.814 trđ, tốc độ tăng trưởng 30,23%.
+ Nguồn vốn ngoại tệ( quy đổi ra VNĐ) là 27.640 triệu, tăng so với
31/12/2008 là 7207 trđ, tốc độ tăng là 29,98%.
Chi tiết nguồn vốn được thể hiện cụ thể qua bảng 2.1.
7
Nguyễn Hạnh Dung Lớp TN1A - ĐHCĐ
7
Khoá luận tốt nghiệp GVHD: TS.Mai Thanh Quế
Bảng 2.1: Hoạt động huy động vốn của NHNNo & PTNT Hiệp Hoà năm 2009.
Đơn vị tính: Triệu VNĐ.
Số TT Chỉ tiêu Số dư đến
31/12/2008
Kế hoạch
năm 2009
Thực hiện
kế hoạch

Năm 2009
Tăng
(+),Giảm
(-) so
31/12/2008
Tăng (+)
Giảm (-)
so KH
A Nguồn
vốn nội tệ
223.008 288.567 65.479
1 TG huy
động từ
dân cư
194.986 197.268 244.975 49.989 47.707
TG
không kỳ
hạn
12.809 25.045 12.236
TG < 12
tháng
29.258 200.442 171.184
TG >12
tháng
12.112 23.606 11.494
TG > 24
tháng
153.512 21.445 -132.067
2 TG
TCTD

4 0
3 TG Kho
bạc &
BHXH
15.364 17.998 2.624
B Nguồn
vốn ngoại
tệ quy đổi
VNĐ
24.034 31.241 3.606
Tổng
cộng
247.122 319.808 72.686
(Nguồn: Báo cáo KQKD Huyện Hiệp Hoà năm 2009)
Nhìn vào bảng 2.1 ta thấy nguồn vốn huy động từ dân cư năm 2009 tăng
chủ yếu là tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng, so với 31/12/2008 tăng 171.184 trđ,
8
Nguyễn Hạnh Dung Lớp TN1A - ĐHCĐ
8
Khoá luận tốt nghiệp GVHD: TS.Mai Thanh Quế
nhưng lại giảm mạnh tiền gửi có kỳ hạn 24 tháng trở lên so với 31/12/2008 giảm
132.067 trđ. Đây là nguồn vốn có tính chất ổn định và không phải dự trữ bắt
buộc nên phần nào làm giảm lợi nhuận năm 2009. Tiền gửi có kỳ hạn 12 tháng
trở lên cũng tăng mạnh 11.494 trđ tốc độ tăng94,89% so với 31/12/2008, nguồn
vốn này đã tạo điều kiện cho Ngân hàng đầu tư các dự án trung hạn có tính khả
thi cao. Nguồn vốn huy động tăng đã đánh giá uy tín, hình ảnh, sức cạnh tranh
của Ngân hàng nông nghiệp so với các ngân hàng khác trên địa bàn.
Nguyên nhân chính là ngân hàng đã đưa ra các sản phẩm phù hợp, kinh
hoạt, lãi suất hấp dẫn, cán bộ đã nhận thức được hoạt động Ngân hàng trong
điều kiện cạnh tranh về kinh tế thị trường. Khách hàng không chỉ đơn thuần là

người vay, gửi tiền mà còn là “ bạn hàng”, người mang lại lợi nhuận và chia sẻ
khó khăn cùng ngân hàng, giúp cho hoạt động Ngân hàng ngày càng phát triển.
2.1.4.2. Hoạt động sử dụng vốn.
Tổng dư nợ tính đến 31/12/2009 là 357.208 trđ,tăng 59.245 trđ so với
31/12/2008, tốc độ tăng trưởng 19,88%.
Trong đó:
+ Dư nợ nội tệ thông thường là: 337.675trđ, đạt 99,6% kế hoạch năm 2009.
Tăng so với năm 2008 là: 57.169 trđ, tốc độ tăng trưởng 20,38%.
+ Dư nợ vốn uỷ thác đầu tư là; 19.533 trđ, đạt 99,8% nguồn vốn uỷ thác đầu
tư được giao.
+ dư nợ bình quân đầu người đạt; 8.930 trđ/ cán bộ, thấp hơn bình quân
trung toàn tỉnh 767 trđ( bình quân toàn tỉnh đạt 9.697 trđ/ cán bộ).
9
Nguyễn Hạnh Dung Lớp TN1A - ĐHCĐ
9
Khoá luận tốt nghiệp GVHD: TS.Mai Thanh Quế
Bảng 2.2: Cơ cấu dư nợ của NHNNo & PTNT Hiệp Hoà năm 2009.
Đơn vị tính: Triệu VNĐ
STT Chỉ tiêu Số dư
đến
31/12/08
Kế hoạch
2009
Thực
hiện
2009
Tốc độ
tăng
trưởng
Tỷ lệ %

tổng DN
1 Tổng dư
nợ
297.963 358.604 357.208 19,88%
- Trong
đó:Nợ
xấu
2.474 4.501 1,26
2 DN ngắn
hạn
220.635 225.874 63,26
3 DN
trung, dài
hạn
77.328 131.334 36,76
4 DN
thông
thường
277.431 339.032
5 DN uỷ
thác đầu

20.532 19.572
6 DN
Doanh
nghiệp
17.600 17.443 -0,89 4,88
7 DN hợp
tác xã
8 Hộ gia

đình, cá
nhân
280.363 341.161
Trong
đó: Nông
nghiệp,
Nông
thôn
184.737 232.296 26,09% 65,21
Cho vay thông qua tổ chức hội là tín chấp:
10
Nguyễn Hạnh Dung Lớp TN1A - ĐHCĐ
10
Khoá luận tốt nghiệp GVHD: TS.Mai Thanh Quế
Cho vay qua các tổ chức đoàn thể đến 31/12/2009 tổng số 401 tổ với số
thành viên vay vốn là: 13.964 hộ, dư nợ cho vay theo tổ là: 207.971 triệu đồng
Trong đó:
Cho vay qua tổ chức Hội Phụ Nữ theo Nghị Quyết Liên Tịch số 02: 204 tổ,
với số thành viên vay: 7.814 số dư nợ là: 108.711 triệu đồng.
Cho vay qua tổ chức Hội Nông Dân theo Nghị Quyết Liên Tịch 2308: 197
tổ, với số thành viên vay: 6.150 số dư nợ là: 99260 triệu đồng.
Dư nợ ngắn hạn là 225.874 triệu đồng chiếm 63,23% tổng dư nợ, tăng so
với năm trước 5.239 triệu đồng. Dư nợ trung, dài hạn 131.334 triệu đồng tăng so
với đầu năm là 54.006 triệu đồng.Năm qua Ngân hàng Nông nghiệp Hiệp Hoà
đã chú trọng mở rộng đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh dịch vụ, sản xuất hàng hoá
và nuôi trồng thuỷ sản. Đối tượng đầu tư chủ yếu là các hộ gia đình cá nhân sản
xuất chăn nuôi, xây dựng chuồng trại, cải tạo vườn tược trồng cây ăn quả. Tập
trung đầu tư cho lĩnh vực Nông nghiệp nông thôn.
2.2. Thực trạng huy động vốn tại ngân hàng NNo & PTNT Huyện Hiệp Hoà
- Bắc Giang.

2.2.1. Các phương thức huy động vốn.
Nguồn vốn nói chung và vốn huy động nói riêng của NHNo & PTNT
Hiệp Hoà tăng đều qua các năm là nhờ Ngân hàng đã sử dụng các phương thức
huy động vốn sau:
11
Nguyễn Hạnh Dung Lớp TN1A - ĐHCĐ
11
Khoá luận tốt nghiệp GVHD: TS.Mai Thanh Quế
Bảng 2.3: Các phương thức huy động vốn của NHNNo & PTNT Hiệp Hoà
Đơn vị tính: Triệu đồng.
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
ST Tỷ
trọng
(%)
ST Tỷ
trọng
(%)
ST Tỷ
trọng
(%)
ST Tỷ trọng (%)
Hình thức huy động vốn 141.86
3
100 190.81
0
100 247.12
2
100 319.80
8
100

1.Nhận tiền gửi 139.73
5
98,5 182.79
6
95,8 235.50
7
95,3 303.17
8
94,8
TG thanh toán 6.310 4,45 9.008 4,7 15.364 6,2 17.988 5,62
TG TCTD 282 0,2 377 0,2 4 0,002 0 0
TG dân cư 133.14
3
93,85 173.41
1
90,88 220.13
9
89,08 285.19
0
89,18
2.Phát hành giấy tờ có giá 2.128 1,5 8.014 4,2 11.615 4,7 16.630 5,2
Chứng chỉ tiền gửi 21.280 1,5 8.014 4,2 11.615 4,7 16.630 5,2

(Nguồn: Báo cáo KQKD NHNo & PTNT Hiệp Hoà)
12
Nguyễn Hạnh Dung Lớp TN1A - ĐHCĐ
12
Khoá luận tốt nghiệp GVHD: TS.Mai Thanh Quế
Biểu đô 2.1 Các phương thức huy động vốn của NHNo &PTNT Hiệp Hoà


Đối với NHTM, nguồn vốn huy động tại địa phương là nguồn vốn quan
trọng nhất và luôn luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn. Việc các
NHTM đảm bảo huy động đủ nguồn vốn cho công tác sử dụng vốn vừa đảm bảo
thu hút được nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội vào công cuộc xây dựng và phát
triển đất nước, vừa đảm bảo cho hoạt động của NHTM được ổn định và đạt
được hiệu quả cao.
Không giống các loại hình doanh nghiệp khác trong nền kinh tế hoạt động
của NHTM chủ yếu dựa vào nguồn vốn huy động. Nguồn vốn tự có tuy rất quan
trọng nhưng chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ và chủ yếu để đầu tư vào cơ sở vật chất,
tạo uy tín với khách hàng. Ngài ra các NHTM còn có một số nguồn vốn khác
như : vốn đi vay, vốn trong thanh toán, vốn uỷ thác đầu tư.... những nguồn vốn
này cũng chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn vốn của ngân hàng.
Nhận thức được điều này ngân hàng No&PTNT huyện Hiệp Hoà đã tập
trung mọi nỗ lực và coi đây là nhiệm vụ trọng tâm của toàn chi nhánh nên trong
những năm gần đây vốn huy động dã tăng lên cả về số lượng và chất lượng.
Các hình thức huy động chủ yếu được áp dụng tại Ngân hàng trong thời
gian qua là:
- Nhận tiền gửi của tổ chức kinh tế
- Nhận tiền gửi tiết kiệm của dân cư
- Phát hành giấy tờ có giá
Trong những năm qua Ngân hàng huyện Hiệp Hoà luôn chú trọng áp
dụng các biện pháp nhằm tăng trưởng vốn huy động như: Mở rộng mạng lưới,
tuyên truyền, quảng cáo, tạo mọi điều kiện cho khách hàng, linh hoạt điều chỉnh
lãi suất trong phạm vi cho phép... chính nhờ tăng cường công tác huy động vốn
nên trong những năm qua hoạt động huy động vốn của chi nhánh luôn phát triển
khá ổn định.
Nhận tiền gửi:
13
Nguyễn Hạnh Dung Lớp TN1A - ĐHCĐ
13

Khoá luận tốt nghiệp GVHD: TS.Mai Thanh Quế
Hình thức này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động luôn
chiếm trên 90% qua các năm gần đây. Nguồn này bao gồm:
- Tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế xã hội và các cá nhân:
Chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn, tuy tăng nhưng không đều đặn. Năm
2006 chiếm 4,45%, năm 2007 chiếm 4,7% tăng 0,25%, năm 2008 chiếm 6,2%
tăng 1,5%, năm 2009 chiếm 5,62% giảm 0,58%.
- Tiền gửi các tổ chức tín dụng khác: Loại tiền gửi này cũng chiếm tỷ trọng
nhỏ trong tổng nguồn vốn và hiện nay có xu hướng giảm. Năm 2006 chiếm 0,2%,
năm 2007 chiếm 0,2%, năm 2008 chiếm 0,002%, và năm 2009 là 0%.
- Tiền gửi của dân cư: Các khoản tiền nhàn rỗi của dân cư được gửi vào
ngân hàng thông qua hình thuéc gửi tiết kiệm. Đây là hình thức huy động truyền
thốn của các ngâng hàng, các hình thức huy động vốn ngày càng một đa dạng
phong phú: Tiết kiệm không kỳ hạn, tiết kiệm phát hành kỳ phiếu, tiền gửi có kỳ
hạn (1,2,3,6,7,9,12,18,24,36 tháng.....)với nhiều hình thức trả lãi hấp dẫnnhư trả
lãi trước, trả lãi sau, giúp cho khách hàng có nhiều cơ hội chọn lựa trong điều
kiện kênh huy động vốn cạnh tranh trên thị trường. Năm 2005 nguồn vốn này
chiếm tỷ trọng 93,85%, năm 2007 chiếm tỷ trọng 90,88%, năm 2008 chiếm tỷ
trọng 89,08%, năm 2009 chiếm tỷ trọng 89,18%.
Phát hành giấy tờ có giá
Cùng với các hình thức huy động vốn theo truyền thống thì việc phát hành
giấy tờ có giá được áp dụng theo từng thời điểm nhằm đáp ứng nhu cầu vốn tức
thời phục vụ cho mục tiêu kinh tế nhất định. Đây là hình thức huy động vốn linh
hoạt, ngân hàng căn cứ vào mục đích, khả năng huy động vốn đểt quyết định
đưa ra một cách chủ động, có thể huy động vốn ngắn hạn hoặc trung, dài hạn, có
thể trả lãi trước hoặc trả lãi sau. Do đó có thể căn cứ vào tính chất ổn định của
kỳ hạn để quyết định tăng tỷ lệ đầu tư cho phù hợp hoặc căn cứ phương thức trả
lãi mà chủ động tính toán kế hoạch tài chính cũng như kết quả.
Tuy nhiên phát hành giấy tờ có giá chỉ trong một thời gian nhất định với 1
kỳ hạn cụ thể, lãi suất huy động thường cao nên ảnh hưởng đến kết quả kinh

14
Nguyễn Hạnh Dung Lớp TN1A - ĐHCĐ
14
Khoá luận tốt nghiệp GVHD: TS.Mai Thanh Quế
doanh của ngân hàng. NHNo & PTNT hiệp Hoà vẫn tập trung vào hoạt động
nhận tiền gửi còn phát hành giấy tờ có giá ngân hàng chỉ tiến hành khi thực sự
cần thiếtvề vốn. Nguồn vốn này chiếm tỷ trọng không cao, chiếm tỷ trọng nhỏ
khoảng hơn 5% tổng nguồn vốn huy động.
Đi kèm với các phương thức huy động vốn đó, ngân hàng đã có các biện
pháp huy động sau:
*Tăng quy mô nguồn vốn:
- Ngân hàng cần phải tìm kiếm các nguồn nhằm đáp ứng yêu cầu về quy
mô cho vay và đầu tư.
- Đa dạng hóa các nguồn nhằm tìm kiếm cơ cấu nguồn có chi phí thấp và
phù hợp với nhu cầu sử dụng.
- Duy trì tính ổn định của nguồn tiền.
- Tìm kiếm các công cụ nợ mới nhằm phát triển thị trường nợ của ngân
hàng.
Gia tăng các khoản tiền gửi và đi vay là 1 chỉ tiêu phản ánh chất lượng
hoạt động của ngân hàng, là điều kiện để ngân hàng mở rộng quy mô hoạt động,
nâng cao tính thanh khoản và tính ổn định của nguồn vốn, cơ cấu nguồn ảnh
hưởng tới cơ cấu tài sản và quyết định chi phí của ngân hàng.
Trong điều kiện cụ thể các nguồn của một ngân hàng có thể có tốc độ và
quy mô thay đổi khác nhau.Các Ngân hàng lớn có quy mô nguồn lớn và tốc độ
tăng trưởng nguồn có thể không cao như các ngân hàng nhỏ. Những ngân hàng
ở Trung tâm tiền tệ có cơ cấu nguồn khác với Ngân hàng ở vùng sâu,vùng xa.
Những nhân tố ảnh hưởng và bị ảnh hưởng bởi quy mô và kết cấu của
nguồn tiền thường xuyên thay đổi và cần phải được nghiên cứu kỹ lưỡng. Đây là
cơ sở để ngân hàng đưa ra các quyết định phù hợp để thay đổi quy mô và kết cấu
nguồn tiền, ví dụ vào dịp gần tết, quy mô của tiền gửi tiết kiệm có thể giảm

xuống tương đối hoặc nếu Ngân hàng phục vụ chủ yếu các doanh nghiệp xây
lắp, tiền gửi của họ tăng hay giảm phụ thuộc nhiều vào mùa xây dựng.Từ đó nhà
15
Nguyễn Hạnh Dung Lớp TN1A - ĐHCĐ
15
Khoá luận tốt nghiệp GVHD: TS.Mai Thanh Quế
quản lý ngân hàng cần phân chia các loại khách hàng gắn với quy mô và tốc độ
gia tăng của mỗi người.
Các khách hàng hoặc nhóm khách hàng có tiền gửi lớn cần được đặc biệt
chú ý , các nhóm khách hàng truyền thống, các nhóm khách hàng nhạy cảm, với
những thay đổi về công nghệ, lãi suất và chất lượng dịch vụ kèm theo cần phải
được nghiên cứu cụ thể.
Kế hoạch nguồn cần được xây dựng cho từng giai đoạn bao gồm kế
hoạch gia tăng quy mô của mỗi nguồn nhằm đáp ứng nhu cầu cho vay, đầu tư
hoặc nhu cầu chi trả cho các doanh nghiệp và dân chúng khả năng thay đổi cơ
cấu nguồn, hoặc tìm kiếm nguồn mới. Kế hoạch nguồn được đạt trong kế hoạch
sử dụng và lợi nhuận kỳ vọng bao gồm về kế hoạch lãi suất, mở chi nhánh hoặc
điểm huy động, loại nguồn, tiếp thị..
*Tiết kiệm chi phí hoạt động:
Thông qua tăng chênh lệch lãi suất cơ bản. Lãi suất các khoản nợ là xác
định các loại và cơ cấu lãi suất trả cho các nguồn tiền khác nhau, nhằm đảm bảo
duy trì quy mô và kết cấu nguồn phù hợp với yêu cầu sinh lời của Ngân hàng.
Lãi suất của các khoản huy động là một bộ phận trong quản lý chi phí của
Ngân hàng. Lãi suất chi trả công cao càng có thể huy động và vay mượn được
càng lớn. Từ đó mà mở rộng cho vay và đầu tư tuy nhiên, lãi suất cao làm gia
tăng chi phí của ngân hàng và nếu doanh thu không tăng kịp chi phí, lợi nhuận
của ngân hàng sẽ giảm tương ứng. Vì vậy nhà quản lý ngân hàng phải quản lý
lãi suất cho vay và đầu tư của Ngân hàng, nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới
lãi suất huy động.
*Đa dạng hóa lãi suất:

Lãi suất huy động gắn liền với mỗi loại sản phẩn của Ngân hàng và mỗi
Ngân hàng. Lãi suất huy động thay đổi thường xuyên dưới ảnh hưởng của nhiều
nhân tố như:
- Khả năng tiết kiệm và gia tăng tiết kiệm của quốc gia.
- Nhu cầu đầu tư của các doanh nghiệp, nhà nước và hộ gia đình.
16
Nguyễn Hạnh Dung Lớp TN1A - ĐHCĐ
16

×