Tải bản đầy đủ (.ppt) (40 trang)

NHIỄM não mô cầu (BỆNH TRUYỀN NHIỄM)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 40 trang )


I. Mục tiêu học tập:
Trình bày được các đặc điểm dịch tễ học của bệnh

nhiễm não mơ cầu.
Trình bày được các triệu chứng lâm sàng trong
những thể bệnh nhiễm não mơ cầu thường gặp.
Trình bày được ngun tắc điều trị bệnh nhiễm
não mơ cầu.
Trình bày được các biện pháp phịng ngừa bệnh
nhiễm não mô cầu.


II. ĐẠI CƯƠNG
Não mô cầu (Neisseria meningitidis) gây bệnh cho

người và có biểu hiện lâm sàng đa dạng, có thể là du
khuẩn huyết thoáng qua hoặc nhiễm trùng huyết bùng
phát làm cho bệnh nhân tử vong trong vài giờ sau khi
khởi bệnh. Trong các thể bệnh do nhiễm não mô cầu
thì Viêm màng não mủ và Nhiễm trùng huyết là 2
thể lâm sàng quan trọng nhất và thường gặp nhất.
Cho đến hiện nay, nhiễm trùng Não mô cầu vẫn là
một vấn đề tồn cầu vì bệnh cịn tiếp tục xảy ra và gây
tử vong ở các nước đang phát triển cũng như các nước
đã phát triển.


BỆNH NGUYÊN
N. meningitidis là song cầu gram âm có hai mặt gần hơi


dẹt, giống hình hạt cà phê, hay bánh biscuit rất đặc trưng.


BỆNH NGUYÊN
Vi khuẩn phát triển tốt trong môi trường giàu chất

dinh dưỡng như môi trường Mueller-Hinton,
chocolate agar, Thayer-Martin; ở nhiệt độ 37oC trong
bình nến 5 - 10% CO2.
Vi khuẩn khơng mọc được ở nhiệt độ < 32oC hoặc >
41o C. Neisseria meningitidis rất nhạy cảm với môi
trường khô hoặc lạnh; sau khi lấy mẫu, nên để ngay
các mẫu cấy vào mơi trường và ủ ở nhiệt độ 37oC
trong bình nến 5 - 10% CO2.


BỆNH NGUYÊN
Định danh các chủng Neisseria bằng cách căn cứ trên hình

dạng, kết quả nhuộm Gram và khả năng sử dụng các loại
đường để tạo năng lượng sống của vi khuẩn.
Chuyển hóa đường
(khơng sinh hơi)
Meningococci

Glucose Maltose Sucrose Lactos
e
+

+


-

-


BỆNH NGUN
Meningococci có lớp vỏ

Polysaccharide và lớp
lipopolysaccharides (chứa endotoxin).
Não mơ cầu được xếp loại theo hệ thống phân type

huyết thanh dựa trên sự khác nhau cơ bản về kháng
nguyên ở tại lớp polysaccharides này. Neisseria
meningitidis có ít nhất 13 serogroups . Các serogroups
đươc phân chia tiếp tục thành các serotypes, subtypes, và
immunotypes tùy vào sự khác biệt các proteins và
lipopolysaccharides ở màng ngoài của vi khuẩn.


BỆNH NGUN
Ví dụ: Não mơ cầu được chỉ định tên là:

B:2b:P15:L3,7,9 sẽ phản ánh: nhóm huyết thanh B,
type huyết thanh 2b, phụ type huyết thanh P15 và type
miễn dịch L3,7,9.


BỆNH NGUYÊN

Một số yếu tố có thể làm gia tăng khả năng xâm chiếm
của vi khuẩn để gây bệnh:
Meningococci có thể gắn pili vào các tế bào thượng
bì ở vùng mũi - hầu.
Meningococci có vỏ bọc polysaccharide - là phần
quan trọng nhất có độc tố của chủng vi khuẩn.


SINH BỆNH HỌC
Sinh bệnh học nhiễm Não mô cầu đang được tìm

hiểu và có thể tóm tắt q trình gây bệnh của
meningococci như sau:


Não mô cầu xâm nhập vùng họng mũi và
định cư
Viêm phổi

Viêm màng não
(55%)

Lan tràn vào
máu
Nhiễm trùng huyết
tối cấp (15%)

Viêm màng não và nhiễm trùng huyết (30%)



SINH BỆNH HỌC
A. Xâm nhập vào tế bào:
Meningococcus có thể bám và chui vào các tế bào khơng có lơng
chuyển của niêm mạc hầu mũi rồi đi xuống lớp dưới niêm mạc,
tại đây vi khuẩn sẽ đến các mao mạch và tiểu động mạch.
Meningococcus tấn cơng các tế bào có lông chuyển, làm cho
chúng bị chết và đẩy chúng ra khỏi lớp niêm mạc.
Khi vi khuẩn đã đi vào máu, lớp vỏ polysaccharide tạo thành
một hàng rào chống lại sự thực bào - ngăn cản cơ chế "rửa sạch"
bình thường của ký chủ - với điều kiện cơ thể không có kháng
thể chuyên biệt.
Lipo-oligosaccharide, peptidoglycan của Meningococci và một
số độc tố khác được cho là có liên quan đến những cơ chế kể
trên.


SINH BỆNH HỌC
B. Gây Nhiễm trùng huyết
Quá trình "blebbing" là thời gian mà meningococcus nhân
đôi nhanh và tiết ra một lượng lớn nội độc tố của vi khuẩn, sẽ
nhanh chóng dẫn đến một tình trạng nhiễm khuẩn trầm trọng
có sốc.
Nội độc tố (lipo-oligosaccharide) tương tác với sự thực bào,
giải phóng các cytokines, yếu tố hoại tử bướu alpha,
vasoactive lipids (prostaglandins), và các gốc tự do H 2O2, O2,
và NO. Các chất này làm tổn thương nội mạc mạch máu, gây
kết dính tiểu cầu và viêm mạch máu. Các mạch máu bị tổn
thương gây xuất huyết hay tạo ra những mảng bầm thường
gặp trong nhiễm Não mô cầu.



SINH BỆNH HỌC
Các yếu tố đông máu bị tiêu thụ tất yếu gây ra DIC, là

một biến chứng nguy hiểm nếu điều trị trễ. Đôi khi đông
máu nội mạch làm tắc mạch lớn ở tứ chi, cần phải đoạn
chi. Biến chứng nghiêm trọng nhất của các tổn thương
mạch máu là hội chứng Waterhouse-Friderichsen: hội
chứng tổn thương đa cơ quan vì sốc và xuất huyết.


SINH BỆNH HỌC
C. Gây Viêm màng não mủ:
Chưa rõ cơ chế, có thể là vi khuẩn gắn kết vào các vi
nhung mao ở màng nhện, phóng thích nội độc tố và
peptidoglycan vào dịch não tủy làm thu hút các yếu tố
viêm hóa hướng động từ bạch cầu đa nhân trung tính.
Các men sinh ra bởi bạch cầu đa nhân trung tính gây
viêm màng não, tăng tính thấm thành mạch máu não
và phù não.


DỊCH TỂ HỌC:
Nhiễm Não mô cầu xuất hiện rải rác, có thể là các trường

hợp bệnh lẻ tẻ trong phạm vi một khu vực nhỏ hoặc là một
trận dịch địa phương.
Trẻ < 2 tuổi (6 tháng - 3 tuổi) mắc bệnh nhiều gấp 10 lần
các lứa tuổi khác.
Nhóm tuổi có tần suất mắc bệnh thuộc hàng thứ nhì là từ

14 - 20 tuổi.
Tỉ lệ mắc bệnh theo phái tính là 1:1.
Nhiễm trùng huyết Não mô cầu thể tối cấp thường xảy ra
trên những cơ địa bụ bẩm, to khỏe.
Tỉ lệ mắc bệnh thay đổi theo mùa, thường gặp trong tháng
2, tháng 3; ít nhất là vào tháng 9.


DỊCH TỂ HỌC:
Tỷ lệ mắc bệnh tăng nhanh cho đến cuối mùa khô và giảm

khi mùa mưa bắt đầu. Người ta thừa nhận rằng bụi làm
cho IgA đường hô hấp bị giảm tiết, và làm giảm đề kháng
với Neisseria meningitidis.
Cách lây lan của vi khuẩn là theo các hạt khí dung trong
chất tiết đường hô hấp.Tỷ lệ mắc bệnh ở các nước đang
phát triển rất cao vì sự nghèo khổ, đông đúc, vệ sinh kém,
suy dinh dưỡng.
Những bệnh nhiễm trùng đường hơ hấp xảy ra trước đo,
nhất là cúm, có ảnh hưởng quan trọng đến khả năng nhiễm
Não mô cầu.


TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG:
N. meningitidis thường gây bệnh cảnh sốt cấp tính.

Hơn 90% bệnh nhân bị nhiễm N. meningitidis ở trong
bệnh cảnh nhiễm trùng huyết và/hoặc Viêm màng não
mủ.
A. Viêm họng do Não mơ cầu

Thường là khơng có triệu chứng đặc hiệu, khó chẩn
đốn vì trên lâm sàng thường chỉ có triệu chứng đau
họng, chảy mũi, ho, nhức đầu, viêm kết mạc, viêm
họng đỏ.


TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG:
B. Nhiễm trùng huyết:
30% - 40% bệnh nhân nhiễm Não mô cầu ở thể Huyết
nhiễm trùng Não mô cầu nhưng không kèm Viêm màng
não.
Trước đây, bệnh nhiễm trùng huyết do não mô cầu được
phân chia thành 3 thể lâm sàng: nhiễm trùng huyết thể
cấp, thể tối cấp và thể mạn tính.
Hiện tại có khuynh huớng mơ tả nhiễm trùng huyết do
Não mô cầu thành 2 thể bệnh: thể cấp (gồm cả thể tối cấp
trước đây) và thể mạn tính.


TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG:
1.Nhiễm trùng huyết cấp:
Khởi bệnh đột ngột, bệnh nhân cảm giác mệt nhọc, đau họng, ho
nhức đầu. Sốt cao 39 - 400C, ớn lạnh, rét run, đau cơ. Trên thế
giới có ghi nhận một ít cas khơng sốt thậm chí bị hạ thân nhiệt.
Ban xuất huyết đặc hiệu xuất hiện trong khoảng 1 - 2 ngày sau
khi sốt.
Đặc điểm của ban xuất huyết: màu đỏ hoặc tím thẩm, đường kính
từ 1 mm đến vài cm, bờ nhăn nheo, bề mặt bằng phẳng không gồ
lên trên mặt da, có khi có hoại tử trung tâm. Ban xuất huyếtphân
bố khắp nơi tập trung nhiều ở nách, háng. Đôi khi các ban xuất

huyết kết lại với nhau như hình bản đồ.
Tiên lượng xấu khi ban xuất huyết xuất hiện đột ngột, lan ra
nhanh chóng, khơng có dấu kích thích màng não.


Ban xuất huyết của Nhiễm trùng huyết


TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG:
2.Nhiễm trùng huyết thể bùng phát (fulminant):
Chiếm tỷ lệ 10% - 20% các trường hợp nhiễm trùng
huyết. Bệnh xảy ra rất cấp tính, bệnh nhân tử vong sau
khởi bệnh vài giờ trong bệnh cảnh lâm sàng là hội chứng
Waterhouse-Friderichsen: shock, DIC, suy đa cơ quan


2.Nhiễm trùng huyết thể bùng phát (fulminant):
- Các triệu chứng khởi phát của nhiễm trùng huyết thể cấp;
nhưng chỉ trong vòng 12 giờ đầu tiên, các dấu hiệu nặng đã
xuất hiện đầy đủ:
Sốt cao đột ngột 39 - 400C trên cơ địa khỏe mạnh trước đó.
Kích động hoặc hơn mê sớm.
Sốc xảy ra sớm và tái đi tái lại nhiều lần.
Tử ban xuất hiện sớm và lan ra nhanh chóng.
- Một số dấu hiệu âm tính:
Khơng có dấu màng não, bạch cầu dịch não tủy < 20 / mm3
Bạch cầu máu không tăng (dưới 10000 /mm3)
Tốc độ lắng máu không tăng (dưới 10 mm trong giờ đầu)



2.Nhiễm trùng huyết thể bùng phát (fulminant):
Cơ tim bị suy yếu làm nặng thêm tình trạng shock.

Toan chuyển hóa, rối loạn điện giải, thiểu niệu, giảm
bạch cầu, giảm các yếu tố đông máu là các rối loạn
thường gặp.
Tỷ lệ tử vong là 50% - 60%, thường là do suy tuần
hoàn hoặc suy hơ hấp. Những bệnh nhân sống sót và
hồi phục thường có sang thương da sâu, cần ghép da
hoặc bị đoạn chi vì hoại tử.


TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG:
3. Nhiễm trùng huyết mãn tính:
Đây là thể hiếm thấy của nhiễm trùng huyết Não mô
cầu với diễn tiến kéo dài nhiều tuần hoặc nhiều tháng.
Đặc điểm của thể này là sốt, rét run, đỏ da, đau khớp.
Bệnh nhân nếu khơng được phát hiện sớm có thể tiến
triển đến các tổn thương như Viêm màng não, Viêm
nội tâm mạc, v.v...


×