Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Tải Soạn bài Ngữ văn lớp 8: Dấu ngoặc kép - Soạn bài Dấu ngoặc kép lớp 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (70.29 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Soạn bài Dấu ngoặc kép</b>


<b>A. YÊU CẨU </b>


- Hiểu rõ công dụng của dấu ngoặc kép: Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn
trực tiếp; đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai; đánh dấu tên tác
phẩm, tờ báo, tập san... được dẫn.


- Biết dùng dấu ngoặc kép trong khi viết.


<b>B. GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI, BÀI TẬP PHẦN BÀI HỌC </b>
Công dụng của dấu ngoặc kép


Dấu ngoặc kép trong những doạn trích sau dùng để làm gì? (SGK, tr. 141-142)


<i>Gợi ý </i>


a) Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu lời dẫn trực tiếp (câu nói của thánh Găng-đi).


b) Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu từ ngữ lưu ý người đọc hiểu theo một nghĩa đặc biệt (nghĩa
này được hình thành trên cơ sở phương thức ẩn dụ: Chiếc cầu được xem như “dải lụa”).


c) Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu những từ ngừ có hàm ý mỉa mai.
d) Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu tên các tác phẩm kịch.


<b>PHẦN LUYỆN TẬP </b>


<b>Bài tập 1. Giải thích cơng dụng của dấu ngoặc kép trong những đoạn trích sau: (SGK,tr. </b>
142-143)


<i>Gợi ý </i>



a) Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu lời dẫn trực tiếp. Đây là câu nói mà lão Hạc tưởng như con
chó vàng muốn nói với lão.


b) Dấu ngoặc kép dùng để dánh dấu những từ ngữ được dùng với hàm ý mỉa mai: Một anh chàng
đường đường là người “hầu cận ơng lí” mà lại bị một người đàn bà ni con mọn túm tóc lẳng ngã
nhào ra thềm.


c) Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu lời dẫn trực tiếp (dẫn lại lời của người cố).
d) Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu lời dẫn trực tiếp và có ý mỉa mai.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Hai câu thơ của Nguyễn Du cũng dược dẫn trực tiếp nhưng vì dẫn thơ nên ít khi người ta đưa vào
trong ngoặc kép.


<b>Bài tập 2. Hãy đặt dấu hai chấm và dấu ngoặc kép vào chỗ thích hợp (có điều chỉnh chữ viết hoa</b>
trong trường hợp cần thiết) trong những đoạn trích sau và giải thích lí do. (SGK, tr. 143)


<i>Gợi ý </i>


a) Đặt dấu hai chấm sau “cười bảo” - đánh dấu (báo trước) lời đối thoại, đặt dấu ngoặc kép “cá
tươi” và “tươi” - đánh dấu từ ngữ được dẫn lại. Như vậy, đoạn trích này viết đúng phải là:


Biển vừa treo lên, có người qua đường xem, cười bảo:


- Nhà này xưa quen bán cá ươn hay sao mà bây giờ phải để biển là “cá tươi”? Nhà hàng nghe nói,
bỏ ngay chữ “tươi" đi.


b) Đặt dấu hai chấm sau “chú Tiến Lê” - đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp, đặt dấu ngoặc kép
vào phần “cháu hãy vẽ cái gì thân thuộc nhất với cháu" (vì đây là lời dẫn trực tiếp) và viết hoa từ
“cháu” (vì đây là chữ mở đầu một câu). Như vậy, đoạn trích này viết đúng phái là:



Nó nhập tâm lời dạy của chú Tiến Lê: "Cháu hãy vẽ cái gì thân thuộc nhất với cháu".


c) Đặt dấu hai chấm sau cụm từ “bảo hắn” - đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp, đặt dấu ngoặc
kép cho phần "đây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn; cụ thà
chết chứ không chịu bán đi một sào..." để đánh dấu lời dẫn trực tiếp (trong trường hợp này là lời
của chính người nói - ông giáo, nhưng sẽ được dùng vào thời điểm khác - khi con lão Hạc trở về)
và viết hoa từ “đây” (vì đây là chữ mở đầu cho một câu). Như vậy, đoạn trích này viết đúng phải
là:


Lão Hạc ơi! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt! Lão đừng lo lắng gì cho cái vườn của lão. Tơi sẽ cố
giữ gìn cho lão. Đến khi con trai lão về, tơi sẽ trao lại cho hắn và bảo hắn: "Đây là cái vườn mà
ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn; cụ thà chết chứ khơng chịu bán đi một
sào...".


<b>Bài tập 3. Vì sao hai câu sau đây có ý nghĩa giống nhau mà dùng những dấu câu khác nhau?</b>
(SGK, tr. 143-144)


<i>Gợi ý </i>


Hai câu trên có ý nghĩa giống nhau nhưng khác nhau ở chỗ:


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>Bài tập 4. Viết một đoạn văn thuyết minh ngắn có dùng dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm và dấu</b>
ngoặc kép. Giải thích cơng dụng của các loại dấu câu này trong đoạn văn đó.


<i>Gợi ý </i>


Em viết đoạn văn thuyết minh với đề tài tự chọn. Chẳng hạn, em có thể giới thiệu về một cuốn
sách, về một nhà văn, hoặc về ngơi trường mình đang học...


Ví dụ, đoạn văn giới thiệu nhà văn Thanh Tịnh:



Thanh Tịnh (1911- 1988), tên khai sinh là Trần Văn Ninh, q ở xóm Gia Lạc, ven sơng Hương,
ngoại thành phố Huế. Từ năm 1983, ông đi làm ở các sở tư rồi vào nghề dạy học và bắt đầu viết
văn, làm thơ. Sáng tác của Thanh Tịnh nhìn chung đều tốt lên vẻ đẹp đằm thắm, tình cảm êm dịu,
trong trẻo. Tác phẩm chính: “Hận chiến trường’’ (tập thơ, 1937), “Quê mẹ” (tập truyện ngắn,
1941), “Ngậm ngải tìm trầm” (tập truyện ngắn, 1943), “Sức mồ côi” (ca dao, 1954), “Những giọt
nước hiển” (tập truyện ngắn, 1956)...


- Dấu ngoặc đơn trong đoạn văn dùng chú thích thêm thơng tin về năm sinh, năm mất của Thanh
Tịnh.


- Dấu hai chấm đánh dấu (báo trước) phần liệt kê các tác phẩm chính của nhà văn.
- Dấu ngoặc kép đánh dấu tên các tác phấm của nhà văn.


<b>Bài tập 5. Tìm những trường hợp có sử dụng dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm và dấu ngoặc kép</b>
trong một bài học ở sách giáo khoa Ngữ văn 8, tập một và giải thích cơng dụng của chúng.


<i>Gợi ý </i>


Em có thể dễ dàng tìm được những trường hợp có sử dụng các loại dấu ngoặc đơn, hai chấm và
ngoặc kép trong một bài học nào đó ở sách giáo khoa Ngữ văn 8, tập một. Viết lại phần đã tìm
được và giải thích cơng dụng của từng loại dấu. Ví dụ, trong bài đọc thêm Chú giống con họ hung
(trang 59) có sử dụng các loại dấu này:


Một đơn vị bộ đội trên dường hành qn, đến Quảng Bình, vào nghỉ tại nhà một ơng cụ. Cụ già
thăm hỏi từng chiến sĩ và chăm chú nhìn vào một chiến sĩ da ngăn đen, rồi nói một cách rất tự
nhiên:


- Chú này giống con bọ hung.



Người chiến sĩ là dân Bắc Bộ, không hiểu tiếng địa phương, lấy làm bối rối. Sau đó mới hiểu
nghĩa của câu nói ấy là: “Chú này rất giống con của bố”.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

- Dấu hai chấm trong câu chuyện có ở hai vị trí; vị trí đầu, đánh dấu (báo trước) lời đối thoại của
ông cụ, vị trí sau, đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiêp.


- Dấu ngoặc kép đánh dấu lời dẫn trực tiếp.


</div>

<!--links-->

×