Tải bản đầy đủ (.docx) (1 trang)

Tải Sinh học 11 bài 28: Điện sinh học - Lý thuyết, trắc nghiệm môn Sinh học 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (46.82 KB, 1 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Điện sinh học</b>


<b>1. Điện thế nghỉ</b>


- Điện thế nghỉ là dạng điện sinh học có ở tế bào khi đang ở trạng thái nghỉ
ngơi, không bị kích thích. Điện thế nghỉ được tạo ra do sự chênh lệch về điện
thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào khơng bị kích thích, phía trong màng tế
bào tích điện âm so với phía ngồi màng tế bào tích điện dương.


- Điện thế nghỉ hình thành chủ yếu do ba yếu tố sau:


+ Sự phân bố ion ở hai bên màng tế bào và sự di chuyển của ion qua màng tế
bào.


+ Tính thấm có chọn lọc của màng tế bào đối với ion.
+ Bơm Na - K .


<b>2. Điện thế hoạt động</b>


- Điện thế hoạt động là sự biến đổi điện thế nghỉ ở màng tế bào từ sự phân cực
sang mất phân cực, đảo cực và tái phân cực. Trong q trình này có sự dịch
chuyển qua lại của các ion K+<sub> và Na</sub>+<sub> trên màng tế bào.</sub>


- Điện thế hoạt động được biểu hiện ra bên ngoài bằng sự lan truyền xung thần
kinh. Trên sợi thần kinh khơng có bao miêlin, xung thần kinh lan truyền liên
tục từ vùng này sang vùng khác kề bên. Trên sợi thần kinh có bao miêlin, xung
thần kinh lan truyền theo kiểu nhảy cóc từ eo Ranvie này sang eo Ranvie khác.
Do dẫn truyền theo cách này nên tốc độ lan truyền của xung thần kinh trên sợi
thần kinh có bao miêlin diể nhanh hơn nhiều so với trên sợi thần kinh khơng có
bao miêlin.


</div>


<!--links-->

×