Tải bản đầy đủ (.docx) (1 trang)

Tải Sinh học 11 bài 26: Cảm ứng ở động vật - Lý thuyết, trắc nghiệm môn Sinh học 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (59.56 KB, 1 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Cảm ứng ở động vật</b>


<b>1. Khái niệm cảm ứng ở động vật</b>


- Cảm ứng là khả năng tiếp nhận kích thích và phản ứng lại các kích thích từ
mơi trường, đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển.


<b>2. Cảm ứng ở các nhóm động vật</b>


<i>- Cảm ứng ở động vật chưa có tổ chức thần kinh: Động vật đơn bào là nhóm</i>
sinh vật chưa có tổ chức thần kinh. Chúng phản ứng lại các kích thích bằng
chuyển động cơ thể hoặc co rút của chất nguyên sinh.


<i>- Cảm ứng ở động vật có tổ chức thần kinh: Ở động vật có tổ chức thần kinh,</i>
các hình thức cảm ứng là các phản xạ.


+ Động vật có hệ thần kinh dạng lưới (ruột khoang) phản ứng lại các kích thích
bằng cách co rút tồn thân.


+ Động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch phản ứng lại các kích thích theo
từng bộ phận cơ thể (dưới sự chỉ huy của các hạch cục bộ). Nhờ vậy mà phản
xạ diễn ra chính xác hơn và tiêu tốn ít năng lượng hơn so với hệ thần kinh dạng
lưới.


+ Động vật có hệ thần kinh dạng ống nhờ sự phân hóa và chuyên hóa vượt trội
trong cấu trúc và chức năng mà phản ứng lại các kích thích của môi trường một
cách hiệu quả hơn, đặc biệt là sự xuất hiện của các phản xạ có điều kiện - mốc
son đánh dấu sự tiến hóa của động vật có hệ thần kinh dạng ống so với các loài
động vật khác. Nhờ sự hình thành và ức chế loại phản xạ này mà con ngươi
ngày một thích nghi với mơi trường xung quanh.


</div>


<!--links-->

×