Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Download Đề và đáp thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn ngữ văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.64 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>onthionline.net</b>
<b>Đề 8</b>


Phần I (7 đ):


Bằng hiểu biết về Viếng lăng Bác của Viễn Phương, em hãy:
1. Phân tích ý nghĩa hình ảnh hàng tre ?


2. Viết một đoạn văn 10 câu phân tích khổ thơ thứ hai của bài theo kiểu diễn dịch có
sử dụng phép lặp ? ( gạch chân câu đó)


3. Nhận xét về giọng điệu và tác dụng của nó trong bài thơ ?
Phần II ( 3 đ)


Bằng hiểu biết về Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng, em hãy cho biết :
1. Chủ đề, nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm ?


2. Phân tích thái độ, hành động của bé Thu khi nhận ra cha của mình.
<b> ĐÁP ÁN Đề 8</b>


<b>Phần I (7 điểm ):</b>


Bằng hiểu biết về Viếng lăng Bác của Viễn Phương, em hãy:
1. Phân tích ý nghĩa hình ảnh hàng tre :


Vào lăng viếng Bác Hồ, nhà thơ đã gặp hình ảnh hàng tre - một hình ảnh thực mà
giàu ý nghĩa tượng trưng, biểu tượng


- Hàng tre bát ngát là hình ảnh thân thuộc của làng quê, đất nước Việt Nam gợi trong
ta bao tình cảm thân thương, gần gũi



- Hàng tre xanh xanh Việt Nam đã trở thành một biểu tượng của dân tộc Việt Nam về
sức sống bền bỉ kiên cường về khả năng đoàn kết, và sự kiên trung.


- Cây tre đứng thẳng hàng trong bão táp mang ý nghĩa biểu tượng cho sự kiên cường,
bất khuất của dân tộc trước thăng trầm lịch sử.


2. Viết một đoạn văn 10 câu phân tích khổ thơ thứ hai của bài theo kiểu diễn dịch có
sử dụng phép lặp và một câu ghép ? ( gạch chân những yếu tố đó)


* Đây là những câu hỏi trọng điểm để kiểm tra khả năng nhiều mặt :
- Kiến thức cơ bản, cụ thể của tác phẩm, về một khổ thơ


- Kỹ năng diễn đạt, phân tích và dựng đoạn văn


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

* Các bước tiến hành


- Xác định kiến thức cơ bản của câu hỏi yêu cầu cho nội dung phân tích khổ thơ trong
10 câu


+ Nội dung khái quát của khổ : Cảm xúc của nhà thơ khi ngắm nhìn dịng người vào
viếng lăng Bác.


+ Các ý cần có :


• Cặp hình ảnh thực và ẩn dụ sóng đơi đã khẳng định cơng lao của Bác Hồ đối với dân
tộc Việt Nam


Mặt trời đi qua trên lăng là hình ảnh thực của vũ trụ- mặt trời mang sự sống đến cho
vạn vật trên trái đất đã làm sâu sắc hơn ý nghĩa cho hình ảnh ẩn dụ ở câu thơ sau



Mặt trời trong lăng là hình ảnh ẩn dụ giàu ý nghĩa ; Bác Hồ là mặt trời của dân tộc
Việt Nam - Người đã mang sự sống đến cho dân tộc ta. Câu thơ vừa làm nổi bật sự vĩ
đại của Bác vừa thể hiện lịng tơn kính của đân tộc Việt Nam đối với Bác kính u.
• “Dịng người đi trong thương nhớ” là hình ảnh thực làm rõ nghĩa cho hình ảnh ẩn dụ
đẹp đầy sáng tạo của nhà thơ. Dòng người bất tận ngày ngày vào viếng lăng Bác là
tràng hoa kết bằng nỗi thương nhớ, thành kính của nhà thơ của người đân Việt Nam
kính dâng lên vị cha già mn vàn kính u.


- Mỗi ý trên có thể triển khai thành bốn đến năm câu


- Câu khái quát mở đoạn : sử dụng ý khái quát đã nêu ở trên
- Tạo câu theo yêu cầu về ngữ pháp :


+ Phép lặp để liên kết câu : sử dụng hình ảnh “mặt trời ” ở hai câu liên tiếp nhau để
liên kết câu


+ Câu ghép : có thể dồn hai câu đơn để tạo câu ghép theo ý chủ quan.


- Kết nối các câu thành đoạn văn và tiến hành sửa chữa dể hoàn chỉnh đoạn văn.
3. Nhận xét về giọng điệu và tác dụng của nó trong bài thơ :


Cảm hứng bao trùm Viếng lăng Bác là niềm xúc động thiêng liêng, thành kính và
lịng biết ơn và tự hào pha lẫn nỗi xót đau khi tác giả từ miền Nam ra viếng lăng Bác.
Cảm hứng ấy đã chi phối giọng điệu bài thơ : thành kính, trang nghiêm và suy tư, trầm
lắng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

- Giọng điệu thành kính, trang nghiêm sâu lắng, tha thiết rất phù hợp để thể hiện tâm
trạng xúc động của nhà thơ và chúng ta khi vào viếng lăng Bác


- Giọng suy tư, trầm lắng rất phù hợp để thể hiện cảm xúc chủ đạo của bài thơ : nỗi


đau xót khi phải đối diện với thực tế là Bác Hồ đã qua đời , lẫn niềm tự hào khi nghĩ
về bác bất diệt, trường tồn cùng đất trời.


<b>Phần II ( 3 điểm )</b>


Bằng hiểu biết về Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng, em hãy cho biết :
1. Chủ đề, nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm :


* Chủ đề : Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng đã thể hiện rất cảm động tình cha
con sâu nặng và cao đẹp tronng cảnh ngộ éo le của chiến tranh.


* Nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm :


- Truyện đã thể hiện tình cha con sâu sắc của hai cha con ơng Sáu qua tình huống đặc
sắc : Hai cha con gặp nhau sau 8 năm xa cách, nhưng thật trớ trêu là bé Thu không
nhận cha. đến khi em nhận cha và biểu lộ tình cảm thắm thiết thì ơng sáu lại phải lên
đường đi chiến đấu.


- Nghệ thuật trần thuật : nhân vật kể chuyện thích hợp. Người kể chuyện là bạn thân
của ông Sáu- là người chứng kiến và bày tỏ sự đồng cảm chia sẻ với nhân vật, người
kể chuyện chủ động xen vào những bình luận, suy nghĩ


- Miêu tả diễn biến tâm trạng của hai cha con ông Sáu rất sinh động góp phần thể hiện
tính cách nhân vật. Đặc biệt là diễn biến tâm trạng của bé Thu ở hai thời điểm cụ thể
( khi không nhận chavà khi nhận cha ).


2. Cảm nhận của em về thái độ, hành động của bé Thu khi cô bé nhận cha của
<b>mình :</b>


Tình phụ tử - tình cảm thiêng liêng cao đẹp của con người đã được nhà văn Nguyễn


Quang Sáng thể hiện cảm động và vô cùng sinh động qua diễn biến tâm trạng, hành
động của Thu trong khoảng thời gian ngắn ngủi, chia tay, tiễn người cha lên đường đi
chiến đấu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

+ Tiếng gọi Ba vỡ oà từ sâu thẳm tâm hồn con bé. Tiếng gọi “ba” mà ông Sáu chờ đợi
bao nhiêu năm đã cất lên từ tình cha con bị nén chặt trong tâm hồn bé bỏng thơ ngây
của Thu.


+ Tình yêu cha của bé Thu được biểu hiện bằng một chuỗi hành động cuống quýt kế
tiếp nhau, thật mạnh mẽ, hối hả có xen cả sự hối hận. Thu “<i>chạy thót lên và dang hai</i>
<i>tay ơm chặt lấy cổ ba nó...hơn ba nó cùng khắp...hơn tóc, hơn cổ, hơn vai, hơn cả vết</i>
<i>thẹo dài...chắc nó nghĩ hai tay khơng thể giữ được ba nó, nó dang cả hai chân rồi câu</i>
<i>chặt lấy ba nó, đơi vai bé nhỏ của nó run run”.</i>


</div>

<!--links-->

×