7 thói quen của nhà lãnh đạo phục vụ
Ngoài việc chỉ giữ chân những nhân viên giỏi, các tổ chức cần phát triển họ. Nhà lãnh đạo
phục vụ rất hiệu quả trong việc đạt được các mục tiêu này bởi vì họ quan tâm đến nhu cầu
của nhân viên, giúp nhân viên phát huy tiềm năng và cách làm việc tốt nhất.
Thông qua việc lãnh đạo phục vụ, các nhà lãnh đạo có thể
tạo dựng được cảm giác gắn kết trong nhân viên để
khuyến khích lòng trung thành với tổ chức. Nhà lãnh đạo
phục vụ khuyến khích sự hợp tác, tin cậy, tầm nhìn, lắng
nghe và cách sử dụng quyền lực một cách có đạo đức.
Việc lãnh đạo phục vụ không chỉ cần thiết cho vị trí của cá nhân trong tổ chức mà trong tư tưởng
của họ nữa. Đó là một hành vi hàng ngày mà được củng cố thông qua các cuộc tiếp xúc. Đó là
một quan niệm tạo ra một môi trường trung thành và có động cơ để giúp nhân viên phát triển.
7 thói quen
1. Trở thành một người lắng nghe tích cực
Theo lời của Steven Covey - tác giả của cuốn sách "7 thói quen của người thành đạt", "bạn phải
tìm cách hiểu, sau đó sẽ được hiểu". Với các vấn đề, mức độ lắng nghe đầu tiên được đòi hỏi là
lắng nghe những điều nhân viên cần. Theo truyền thống, các nhà lãnh đạo được đánh giá cao vì
kỹ năng truyền đạt và khả năng ra quyết định.
Nhà lãnh đạo phục vụ phải tăng cường những kỹ năng quan trọng này bằng việc tạo ra sự cam kết
sâu sắc với việc lắng nghe người khác. Họ phải tìm cách xác định và làm rõ sự sẵn sàng của cả tổ
chức, lắng nghe những điều được nói ra và kể cả không được nói ra. Bằng việc lắng nghe có mục
đích, nhân viên cảm thấy được thấu hiểu và đánh giá. Thậm chí ngay cả dưới áp lực, nhà lãnh
đạo phục vụ vẫn chứng tỏ sự cảm thông và chia sẻ bằng cách dành thời gian để hiểu những điều
mà cơ thể, tinh thần và đầu óc của một người nói ra.
2. Thông cảm
Mọi người có tin rằng bạn biết những điều đang diễn ra trong cuộc sống riêng của họ và chúng có
ảnh hưởng đến họ như thế nào không? Nhà lãnh đạo phục vụ có thể "đi guốc trong bụng người
khác" và nhận ra giá trị duy nhất của mỗi nhân viên. Họ hiểu và cảm thông với hoàn cảnh và khó
khăn của nhân viên. Các nhà lãnh đạo biết cảm thông sẽ có được lòng tin từ mọi người. Đặc điểm
này là một khả năng tự nhiên, người này có nhưng người khác lại không có, nhưng nó là thiết yếu
cho những người có khao khát trở thành một nhà lãnh đạo phục vụ.
3. Thiết lập sự tin cậy
Thiết lập sự tin cậy là một phần thiết yếu để trở thành một nhà lãnh đạo phục vụ. Nhà lãnh đạo thể
hiện sự quan tâm, chính trực và ngay thẳng trong tất cả các hành động của mình thì sẽ truyền cho
nhân viên cảm giác tin cậy. Ở các tổ chức có nhiều vụ bê bối, sự chính trực của một nhà lãnh đạo
đã bị huỷ hoại, và nhân viên ít có chiều hướng tin cậy lãnh đạo của họ. Do vậy, tạo ra sự trung
thực là một phần quan trọng trong đặc điểm của một nhà lãnh đạo. Với nhà lãnh đạo phục vụ, sự
trung thực là khả năng để thiết lập sự tin cậy với những người khác, điều này sẽ khiến nhân viên
cảm thấy gắn kết hơn với mục đích của tổ chức mà họ đang phục vụ.
4. Nhận thức
Có khả năng nhận thức sẽ tăng cường sức mạnh của nhà lãnh đạo phục vụ. Nâng cao nhận thức
về người khác có thể khuyến khích nhà lãnh đạo phục vụ phản ứng nhạy cảm hơn với các tình
huống. Nhà lãnh đạo phục vụ cũng khuyến khích những người khác tự nhận thức về chính họ. Họ
có thể phát triển lòng trung thành của nhân viên với tổ chức bằng việc tập trung vào nhu cầu cá
nhân, phát triển và chứng tỏ họ chấp nhận khác biệt của các cá nhân.
5. Xác thực
Đôi khi, chúng ta cảm thấy gượng gạo, rụt rè khi phải nói những điều chúng ta nghĩ trong đầu và
chúng ta phải dàn xếp cảm xúc thực sự của mình. Lại có khi, chúng ta phải cố tỏ ra hoặc phải làm
gì đó một cách khiên cưỡng. Khi đó chúng ta đi lệch khỏi sự xác thực. Xây dựng từ nền tảng của
việc lãnh đạo giỏi, nhà lãnh đạo phục vụ có thể tự khảo sát điều gì thực sự diễn ra trong trái tim họ
và tạo ra sự hiện diện xác thực trong liên hệ với mọi người.
6. Thuyết phục
Các nhà lãnh đạo phục vụ dựa trên sự thuyết phục hơn là quyền lực của vị trí trong việc ra quyết
định. Họ thuyết phục chứ không ép buộc. Thói quen đặc biệt này mang lại một trong những sự
phân biệt rõ ràng nhất giữa nhà lãnh đạo chuyên quyền và nhà lãnh đạo phục vụ. Nhà lãnh đạo
phục vụ hiệu quả hơn trong việc xây dựng sự thống nhất trong nhóm và chứng tỏ sự tin cậy với
những người làm việc cho họ.
7. Xây dựng tập thể
Nhà lãnh đạo phục vụ cam kết với sự phát triển của những người làm việc quanh họ và tin rằng
nhân viên có những giá trị tiềm ẩn vượt quá những đóng góp hữu hình. Như vậy, nhà lãnh đạo
phục vụ cam kết sâu sắc với sự phát triển cá nhân, nghề nghiệp và tinh thần của mọi cá nhân
trong tổ chức. Họ tìm cách xác định các phương tiện cho việc xây dựng cộng đồng giữa những
người xung quanh họ. Có các giá trị được chia sẻ và cảm giác về mục đích được chia sẻ tạo ra là
nền tảng để có được sự ủng hộ của nhân viên và nhân viên sẽ nâng cao cảm giác sự có mặt của
họ có ý nghĩa với tổ chức.
Đưa thói quen vào thực tế
Nhà lãnh đạo phục vụ tin rằng việc phát triển lãnh đạo là một quá trình học tập liên tục và lâu dài.
Cam kết với việc phát triển không ngừng là đặc điểm mà khuyến khích một nhà lãnh đạo giỏi
chuyển thành một nhà lãnh đạo phục vụ. Một vài đặc điểm mà người này tự nhiên lại có còn người
khác thì không. Có những người cảm thấy mong ước tự nhiên của họ là phục vụ những người
khác, họ cảm thấy có một thôi thúc khiến họ làm vậy. Còn những người ao ước trở thành nhà
lãnh đạo phục vụ mà không có sự thôi thúc tự nhiên này phải làm việc cần mẫn hơn để bồi đắp
khao khát của mình.
Nhà lãnh đạo phục vụ cống hiến cho việc phục vụ và đáp ứng nhu cầu của những người mà họ
dẫn dắt. Bằng việc phát huy những điều tốt nhất trong nhân viên và khuyến khích sự tự bộc lộ của
họ, nhà lãnh đạo phục vụ cố gắng làm cho nhân viên phát triển cá nhân.
Với bất kỳ nhà lãnh đạo hiệu quả nào, ông ta hay bà ta phải lắng nghe và có khả năng thuyết
phục, phát triển và xây dựng một nhận thức mạnh mẽ về tập thể. Với nhà lãnh đạo phục vụ, đây là
những đặc điểm cần thiết để bồi đắp, phát triển và chứng tỏ trong các cuộc tiếp xúc hàng ngày với
những người khác. Tuy nhiên, rất dễ để mất dấu vết của những lý tưởng này, đặc biệt trong các tổ
chức mà lợi ích có thể được đặt cao hơn con người. Do vậy, nhà lãnh đạo phải đưa những thói
quen này vào thực tế để vượt qua những khó khăn và vật cản tiềm ẩn trong tổ chức.
Nguyệt Ánh
Theo refresher