Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Khả năng thanh toán và khả năng sinh lợi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.92 KB, 2 trang )

Khả năng thanh toán và khả năng sinh lợi
Chức năng tài chính đảm nhận (1) việc giao dịch và ghi nhận các hoạt
động tài chính, đặc biệt là trong quản lý ngân quỹ (chức năng vận
hành). Bên cạnh đó, chức năng tài chính còn song song đảm nhận (2)
việc hỗ trợ ban quản trị phản ứng và điều chỉnh các nguồn tài chính
tuỳ theo nhu cầu, tuân thủ các đòi hỏi tài chính và cân đối mục tiêu
hoạt động của doanh nghiệp với mục tiêu của các cổ đông (chức năng hỗ trợ). Hai đòi hỏi
tài chính cơ bản là khả năng thanh toán và khả năng sinh lợi.
Mọi giao dịch kinh tế đều được thực hiện thông qua phương tiện trao đổi tiền tệ. Tuy nhiên, Việc
nắm giữ tiền sẽ sinh ra chi phí. Doanh nghiệp vừa cùng lúc phải nắm giữ tiền vừa phải đảm bảo
các khoản chi phí cho vốn cố định.
1. Khả năng thanh toán (solvency): khả năng bảo đảm trả được các khoản nợ đến hạn bất cứ
lúc nào. Khả năng thanh toán là kết quả của sự cân bằng giữa các luồng thu và chi hay giữa
nguồn vốn kinh tế (capital) và nguồn lực sẵn có (resource). Investopedia định nghĩa khả năng
thanh toán "là khả năng đáp ứng các chi tiêu cố định trong dài hạn và có đủ lượng tiền cần thiết
để mở rộng và phát triển".
a. Cân bằng tài chính (financial equilibrium) có thể được xác định từ các luồng tài chính. Mọi
luồng tài chính đều làm tăng hay giảm số tiền trong quỹ. Cân bằng tài chính đạt được tại thời
điểm tiền mặt và các tài sản có tính thanh khoản như tiền mặt (gọi tắt là tiền mặt) vẫn "dương"
sau khi đã đủ bù trả cho tất cả các khoản nợ đến hạn.
Ba luồng tài chính chủ yếu quyết định cân bằng tài chính bao gồm:
- Chi phí đầu tư, chủ yếu là chi phí tạo vốn cho sản xuất,
- Số dư từ các hoạt động tài chính (vay, cho vay, hoàn trả),
- Thặng dư từ sản xuất kinh doanh.
Ngoài ra, phải tính thêm:
- Biến đổi tài sản có (kho và các khoản phải thu) và các khoản phải trả,
- Chi phí phân bổ giá trị thặng dư cho nhà nước, cho người lao động và cho các cổ đông.
- Các khoản nợ ngắn hạn, chủ yếu là tín dụng ngân hàng khi giá trị quỹ không đủ để duy trì cân
bằng, tức là đảm bảo khả năng thanh toán các khoản chi bắt buộc.
Ngân quỹ được coi là "dương" nếu lớn hơn giá trị nợ và lớn hơn 0 (>0). Đây là một công cụ điều
chỉnh các luồng thu và chi trong ngắn hạn. Sự mất cân bằng giữa tài sản có (actifs) và nguồn lực


sẵn có tạo ra nhu cầu về tiền cần đáp ứng.
b. Mức độ tự chủ (autonomy) thể hiện khả năng duy trì tính độc lập của doanh nghiệp, Nếu nhu
cầu về tiền của doanh nghiệp không thể được đáp ứng bằng hình thức vốn vay, nguy cơ mất cân
bằng tài chính đòi hỏi phải được tài trợ dưới hình thức vốn góp. Rõ ràng lúc này, quyền quyết
định sẽ được chia lại theo tỷ lệ góp vốn, doanh nghiệp mất quyền tự chủ. Khả năng mất cân bằng
tài chính là yếu tố đo lường mức độ tự chủ của doanh nghiệp. Việc nắm giữ một lượng tiền mặt
lớn có thể tăng mức độ tự chủ của doanh nghiệp nhưng số tiền này lại không tham gia vào quá
trình sản xuất và không có khả năng sinh lợi.
Để đảm bảo tăng trưởng, doanh nghiệp có thể phải giảm tiền mặt nắm giữ và tăng lượng vốn
vay, thậm chí chấp nhận giảm mức độ tự chủ. Nhiệm vụ của chức năng tài chính là dàn xếp vấn
đề này bằng cách duy trì khả năng thanh toán. Vì vậy, chức năng tài chính phải kiểm soát được
các quyết định sản xuất và thương mại làm thay đổi cấu trúc tài sản có (rủi ro kinh tế) và làm nảy
sinh nhu cầu vốn mới (rủi ro tài chính).
2. Khả năng sinh lợi (profitability): là thước đo hiệu quả bằng tiền, là điều kiện cần nhưng
chưa đủ để duy trì cân bằng tài chính. Việc đánh giá khả năng sinh lợi phải dựa trên một khoảng
thời gian tham chiếu. Khái niệm khả năng sinh lợi được áp dụng trong mọi hoạt động kinh tế sử
dụng các phương tiện vật chất, con người và tài chính, thể hiện bằng kết quả trên phương tiện.
Khả năng sinh lợi có thể áp dụng cho một hoặc một tập hợp tài sản.
Ở cấp độ doanh nghiệp, khả năng sinh lợi là kết quả của việc sử dụng tập hợp các tài sản vật
chất và tài sản tài chính, tức là vốn kinh tế mà doanh nghiệp nắm giữ. Nhìn chung, khả năng sinh
lợi cần ít nhất đủ để đáp ứng được hai đòi hỏi cấp bách:
- Đảm bảo duy trì vốn cho doanh nghiệp (đầu tư).
- Trả được các khoản lãi vay và đảm bảo hoàn trả khoản vay.
Lãi thu được từ các hoạt động sinh lợi trong năm tài khoá có thể được trích chia cho cổ đông
hoặc vẫn duy trì dưới dạng vốn dự trữ (reserve). Nếu không tính tới thuế và lãi, khả năng sinh lợi
của tài sản phải cho phép tích luỹ đủ tiền để đảm bảo vốn sản xuất kinh doanh, đảm bảo hoàn trả
nợ, đóng góp vào việc tăng vốn và trả lợi nhuận đầu tư vốn cho các cổ đông.
Mọi quyết định và thay đổi về việc nắm giữ tài sản không chỉ làm nảy sinh vấn đề tài chính mà
còn làm nảy sinh cả vấn đề sinh lợi. Nếu khả năng sinh lợi không đủ lớn, doanh nghiệp sẽ không
đủ phương tiện để đáp ứng nhu cầu của nhiều yếu tố sản xuất kinh doanh khác nhau. Thặng dư

khi đó sẽ không đủ để duy trì cân bằng tài chính.
Cần chú ý là khả năng sinh lợi của tài sản chỉ là một phần vấn đề nảy sinh từ khả năng sinh của
các nguồn vốn thực hiện. Trên thực tế, rủi ro trong hoạt động của doanh nghiệp do các cổ đông
gánh chịu. Lợi nhuận mà họ thu được không chỉ phụ thuộc vào khả năng sinh lợi của tài sản mà
còn phụ thuộc vào chi phí đi vay. Yêu cầu về tỷ lệ sinh lợi tối thiểu phù hợp với khả năng bảo
toàn vốn cho doanh nghiệp và trả lợi nhuận đầu tư vốn sẽ kết nối trước hết chức năng tài chính
với mọi quyết định sử dụng tiền (tức là việc tạo hoặc thay đổi cấu trúc tài sản). Các kỹ thuật ước
lượng và tính toán khả năng thanh toán và khả năng sinh lợi sẽ được đề cập trong các bài viết
sắp tới.
Bản quyền 2006 | www.kiemtoan.com.vn
Theo Giấy phép sử dụng tài liệu công cộng Viet Management Group (VMPDL).
Admin (Theo
www.vietmanagment.com
)

×