Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Download Đề thi và đáp án HSG cấp trường ngữ văn khối 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.95 KB, 2 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Trường THPT Cẩm Thuỷ 1</b>


<b>Đề thi học sinh giỏi cấp trường khối 10</b>
<b> Năm học 2008-2009</b>


<b> Môn Văn- Thời gian :180 phút</b>
<b>Câu 1 ( 3đ)</b>


<b> Bàn về hình ảnh “Ngọc trai - giếng nước” ( Truyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng </b>
Thuỷ) có ý kiến cho rằng đó là biểu tượng của tình yêu chung thuỷ giữa Mị Châu và Trọng
Thuỷ. ý kiến của anh( chị ) như thế nào ?


<b>Câu 2 (4đ) </b>


<b> Vẻ đẹp của bài ca dao</b>


“ước gì sơng rộng một gang
Bắc cầu dải yếm để chàng sang chơi”
<b>Câu 3 ( 13 đ) </b>


<b> Nhà thơ Xuân Diệu viết “Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài…” </b>
Anh ( chị ) hãy chọn một bài thơ mà mình cho là hay để làm rõ nhận định trên.


<b>Đáp án thi HSG Văn 10 </b>
<b> Câu 1 yêu cầu chung</b>


<b> 1/ Về hình thức</b>


HS hình thành 1 văn bản gồm 3 phần (0,5 đ), đủ ý, diễn đạt lưu loát
<b> 2/ Nội dung( 2,5đ)</b>



<b> Cần đảm bảo các ý sau</b>


-Khẳng định ý kiến trên là sai vì


+ trước khi chết Mị châu đã kịp nhận ra mình bị lừa dối và kẻ đó chính là chồng mình người
mà nàng tin tưởng nhất. Sự nhẹ dạ đó phải trả giá khơng chỉ bằng sinh mạng nàng mà bằng
cả máu của cả dân tộc. Vì thế nếu có kiếp sau nàng khơng thể chung tình với một tên phản
bội (0, 5)


+ Trước khi chết nàng không xin tha mạng bởi nàng đã nhận ra lỗi lầm lớn của mình . Nàng
chỉ xin được hố thân để rửa sạch mối nhục thù . Vì thế nếu hình ảnh ngọc trai giếng nước
tượng trưng cho 2 người gặp lại ở kiếp sau thì chắc chắn đó khơng phải là biểu tượng của
mối tình thuỷ chung mà chỉ là hình ảnh mối oan tình đựoc hố giải mà thơi (1đ)
- Hình ảnh đẹp và đậm chất trữ tình này tượng trưng cho sự minh oan , chiêu tuyết, bao dung
của nhân dân đối Mị Châu, chứng thực tấm lòng trong sáng của nàng. Chi tiết ngọc trai đem
rửa trong nước giếng lại càng sáng đẹp hơn nói lên rằng chứng tỏ nàng đã gột sạch được tội
lỗi, hoá giải mối oan tình (1đ). .
-> Tóm lại hình ảnh ngọc trai giếng nước là sự thể hiện tập trung nhận thức lịch sử, là sự
cảm thông của nhân dân đối với Mị Châu


<b>Câu 2 (4đ)</b>


Yêu cầu học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của bài ca dao ở phương diện nội dung và nghệ
<b>thuật </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Từ mơ típ cái cầu có thực –nơi gặp gỡ tỏ tình , tâm tình, nơi chia tay của lứa đôi đến đây
chiếc cầu được bắc không phải bằng cành hồng hay ngọn mồng tơi mà bằng dải yếm mà
muốn bắc được thì sơng phải hẹp ( Sơng rộng một gang).. Mơ ước táo bạo ,hình ảnh độc đáo
- chú ý vào hình ảnh cầu dải yếm.. (so sánh với cành hồng, cành trầm, ngọn mồng tơi..là
những sự vật bên ngoài) ở đây cầu dải yếm là sự vật gần gũi thân thiét của người con


gái..gợi sự mềm mại, duyên dáng, nữ tính..)




Bài ca dao là lời tỏ tình táo bạo chủ động của người con gái , vượt lên sự ràng buộc của lễ
giáo phong kiến


<i><b> Lưu ý : Khuyến khích những bài viết thể hiện khả năng cảm thụ thơ </b></i>
Câu 3


Yêu cầu


<b> Hình thức (1đ) HS hình thành 1 văn bản gồm 3 phần ,đủ ý, diễn đạt lưu lốt</b>
<b> Nội dung (12đ)</b>


<b>1 / Học sinh lí giải nhận định của Xuân Diệu ( 4đ)</b>
Thơ hay là hay cả hồn ,lẫn xác hay cả bài…


- Hồn : tức là nói đến nội dung ý nghĩa của bài thơ


- xác : tức là nói đến hình thức nghệ thuật của bài thơ thể hiện ở việc tổ chức ngơn từ, hình
ảnh, nhịp điệu, cấu tứ…


+ Khẳng định ý kiến của XD là hoàn toàn đúng đắn : ở đây không chỉ riêng thơ mà muốn
nói chung cho văn chương nghệ thuật bởi nó xuất phát từ đặc thù của văn chương nghệ
thuật : “mỗi tác phẩm phải là sự khám phá về nội dung và phát minh về hình thức” . Cái hay
của một tác phẩm văn học phải được tạo nên từ sự kết hợp hài hoà giữa nội dung và hình
thức : một nội dung mới mẻ có ý nghĩa sâu sắc phải được đặt trong một hình thức phù hợp
thì người đọc mới dễ cảm nhận đựoc . Tương tự nếu một tác phẩm trau chuốt về ngơn từ,
đẹp về hình ảnh nhưng nội dung khơng đặc sắc người đọc cũng sẽ nhanh chóng quên ngay..


<b> 2/ Học sinh chọn một bài thơ mình cho là hay và lí giải đựoc cái hay của bài đó trên </b>
<b>hai phương diện : nội dung và hình thức (8đ)</b>


</div>

<!--links-->

×