Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.58 KB, 13 trang )

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN
XUẤT TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. HSX và tín dụng ngân hàng đối với HSX.
1.1.1. HSX
1.1.1.1. Khái niệm về HSX:
Hộ sản suất (HSX) là đơn vị kinh tế tự chủ trực tiếp hoạt động sản xuất kinh
doanh, là chủ thể trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh.
Thoạt tiên, có thể tưởng những khái niệm “hộ”, “hộ gia đình”, “hộ nông dân”,
“HSX” là như nhau, song trên thực tế những khái niệm này từng lúc, từng nơi có thể
được hiểu khác nhau:
“Hộ” là một khái niệm xuất hiện từ rất lâu, với tư cách là một đơn vị kinh tế
được phân tích từ nhiều góc độ sau:
- Chủ sở hữu và sử dụng các nguồn lực kinh tế như đất đai, vốn, nhân lực.
- Là đơn vị tham gia vào các dạng hoạt động kinh tế phân theo ngành, nghề,
vùng, lãnh thổ…
- Trình độ phát triển của kinh tế hộ (tự cấp tự túc / hàng hoá).
- Hiệu quả hoạt động kinh tế của hộ.
Ở khía cạnh hẹp hơn, “hộ gia đình” được xác định dựa trên ba tiêu thức:
+ Quan hệ hôn nhân, huyết thống và thân tộc.
+ Cư trú chung.
+ Có cơ sở kinh tế chung.
Như vậy xét một cách tương đối, “HSX” là một khái niệm hẹp hơn “hộ” và rộng
hơn khái niệm “hộ gia đình”. Ở nước ta hiện nay, trên 70% dân số sống ở nông thôn,
phần lớn trong số họ là hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp mang tính tự
cấp, tự túc là chủ yếu. Vì thế khi nói tới “HSX”, nhiều khi người ta thường đồng nhất
với “hộ gia đình ”, “ hộ nông dân”, hoặc thậm chí gọi vắn tắt là “hộ” cũng là điều dễ
hiểu.
1.1.1.2. Phân loại HSX
Căn cứ vào vị trí và đặc điểm của HSX người ta phân loại HSX như sau:
- Hộ loại 1 bao gồm các loại sau:
+ Hộ cá thể tư nhân làm kinh tế theo nghị định 29 ngày 29/03/1998.


+ Hộ là những thành viên nhận khoán các tổ chức kinh tế hợp tác, các doanh
nghiệp nhà nước.
+ Hộ chuyên sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp có tính chất tự sản xuất, tự
tiêu thụ sản phẩm và do cá nhân làm chủ hộ, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ kết quả
kinh doanh.
- Hộ loại 2 có những đặc trưng sau:
+ Được cấp giấy phép kinh doanh hoặc giấy phép thành lập do cơ quan có thẩm
quyền Nhà nước cấp.
+ Có giấy phép kinh doanh do trọng tài kinh tế Nhà nước cấp.
+ Có vốn điều lệ (nếu là công ty), vốn đầu tư ban đầu (nếu là doanh nghiệp tư
nhân) cao hơn vốn pháp định. Trường hợp vốn kinh doanh thấp hơn vốn pháp định
nhưng được cấp giấy phép kinh doanh để thực hiện theo nghị định số 66/ HĐBT ngày
02/03/1992.
- Hộ loại 2 bao gồm các hộ sau:
+ Hộ tư nhân: là một nhóm thực hiện sản xuất kinh doanh theo nghị định số
66/HĐBT ngày 02/02/1992.
+ Hộ là hợp tác xã tổ chức theo điều lệ hợp tác xã do Nhà nước quy định.
+ Công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn được tổ chức theo luật doanh
nghiệp tư nhân ngày 21/12/1990 và luật công ty ngày 21/12/1990.
Theo cách phân loại trên thì hộ loại một là bao trùm nhất trong lĩnh vực kinh tế
nông nghiệp nông thôn. Đây chính là thị trường rộng lớn và đầy tiềm năng cho đầu tư
tín dụng của NHNo & PTNT.
Như vậy các hộ trên đều hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh và dịch
vụ trong ngành nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp ở
nông thôn, thị trấn, thị xã và các vùng ven đô đều là đối tượng được vay vốn tại NHNo
& PTNT Việt Nam.
1.1.1.3. Đặc điểm của HSX:
HSX được hiểu là một gia đình có tên trong bảng kê khai hộ khẩu riêng, gồm có
một người làm chủ hộ và những người cùng sống chung trong hộ gia đình ấy. Ở nước ta
hiện nay, phần lớn dân cư sống ở nông thôn và đại bộ phận còn sản xuất mang tính tự

cung, tự cấp. Trong điều kiện đó HSX mang những đặc điểm cơ bản sau:
Đất đai canh tác hẹp, manh mún: đất đai canh tác ở các vùng kinh tế nông
nghiệp nước ta nói chung còn nhỏ bé, lại còn bị xé nhỏ do việc thực hiện cơ chế khoán
đến HSX. Do đó đất đai canh tác trở nên manh mún và mức sử dụng trung bình trên
một HSX ngày càng giảm xuống do quá trình tách hộ. Điều này mâu thuẫn với yêu cầu
của nền sản xuất hàng hóa và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp.
Công cụ sản xuất thủ công, lạc hậu, năng suất lao động thấp: trong điều kiện nền
kinh tế thị trường, các hộ không nhất thiết phải mua sắm các loại máy móc, công cụ mà
thông qua các dịch vụ cho thuê, các hộ có thể giải quyết nhu cầu này.
Lao động dôi thừa, sản xuất còn lệ thuộc vào thiên nhiên: hiện nay lượng người
thiếu việc làm ở nông thôn còn quá lớn. Đa phần số lao động còn trẻ, khoẻ, sự gia tăng
dân số còn khá cao. Mặt khác trình độ dân trí còn thấp, điều đó làm cho sự tiếp thu tiến
bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh còn hạn chế.
Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế hộ diễn ra chậm: trong những năm gần đây đã có
sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế nhưng chủ yếu vẫn là ngành trồng trọt, phát triển VAC,
nuôi trồng thuỷ sản. Tuy nhiên sự dịch chuyển đó diễn ra chậm chạp chưa đồng đều.
Việc chuyển sang ngành phi nông nghiệp của các HSX còn hạn chế.
Vốn kinh doanh nhỏ bé và luôn thiếu: qua điều tra cho thấy phần lớn hộ nông
dân thiếu vốn sản xuất. Do đó việc giải quyết vấn đề thiếu vốn cho HSX là một giải
pháp hàng đầu tạo tiền đề cho các hộ khai thác các nguồn lực để đưa vào quá trình tái
sản xuất.
HSX nói chung vẫn hoạt động sản xuất kinh doanh theo tính truyền thống, thái
độ lao động thường bị chi phối bởi tình cảm, đạo đức, nếp sinh hoạt gia đình và phong
tục tập quán làng quê, trình độ quản lý thấp, vốn ít, quy mô hoạt động nhỏ, chủ yếu
trong phạm vi một gia đình hoặc lẻ tẻ, vài ba hộ tập trung vốn để cùng nhau sản xuất.
1.1.1.4. Vai trò của HSX trong nền kinh tế thị trường:
Từ khi bộ chính trị ban hành nghị quyết 10, HSX được thừa nhận là một đơn vị
kinh tế tự chủ, đã tạo nên động lực thúc đẩy phát triển mạnh mẽ, năng động của nền
kinh tế nông thôn. Nhờ đó người nông dân gắn bó hơn với ruộng đất, chủ động đầu tư
vốn để thâm canh, tăng vụ, khai thác hàng ngàn ha đất mới, biết làm tăng thêm độ màu

mỡ của đất bằng nhiều biện pháp, họ đã mạnh dạn vận dụng khoa học kỹ thuật vào sản
xuất.
Với quy mô nhỏ, bộ máy quản lý gọn nhẹ, HSX có thể dễ dàng đáp ứng được
những thay đổi của nhu cầu thị trường, tạo ra động lực thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát
triển cao hơn. Kinh tế hộ phát triển đã góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế của cả
nước nói chung, kinh tế nông thôn nói riêng và từ đó đem lại sự gia tăng ngân sách địa
phương cũng như ngân sách của cả nước.
Không những thế, HSX còn là bạn hàng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ của NHNo
trên thị trường nông thôn. Mối quan hệ mật thiết giữa HSX và NHNo & PTNT là điều
kiện thuận lợi để mở rộng đầu tư tín dụng, mở ra nhiều vùng chuyên canh cho năng suất
và hiệu quả cao. Đồng thời kinh tế hộ phát triển cũng gắn với tồn tại và phát triển của
NHNo trong quá trình cạnh tranh.
1.1.1.5. Chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế HSX:
Nước ta là một nước nông nghiệp, phần lớn dân số sống ở nông thôn, chúng ta
tiến lên Chủ nghĩa xã hội dựa trên nền sản xuất thuần nông là chủ yếu. Sớm nhận thức
rõ vai trò của nông nghiệp trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, Đảng và
Nhà nước đã từng bước có những chính sách phát triển nông nghiệp, tạo điều kiện cho
kinh tế hộ phát triển, làm nòng cốt để phát triển kinh tế nông thôn.
Quá trình đổi mới nông nghiệp nông thôn có thể nói bắt đầu từ năm 1981 với chỉ
thị 100/CT của Ban bí thư Trung ương Đảng về chương trình khoán 100, sau đó được
nâng cao thành khoán 10 (khoán hộ) theo tinh thần của nghị quyết 10 - bộ chính trị
(khoá VI). Một sự kiện quan trọng đánh dấu sự đổi mới sâu sắc trong nông nghiệp là
nghị quyết hội nghị Trung ương Đảng (lần 6 khoá VI) tháng 3/1989 xác định “hộ nông
dân là đơn vị kinh tế tự chủ ở nông thôn”. Từ đây hộ nông dân đã được công nhận về
mặt pháp lý là một thực thể kinh tế độc lập…
Những cơ chế chính sách trên đã bước đầu tạo điều kiện khách quan thuận lợi và
cần thiết cho hoạt động tín dụng đối với kinh tế hộ. Từ đó đến nay kinh tế hộ luôn được
đặt lên vị trí quan trọng hàng đầu trong tiến trình CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã khẳng định: “Nông nghiệp, nông thôn là lĩnh vực
có vai trò cực kỳ quan trọng cả trước mắt và lâu dài, làm cơ sở để ổn định và phát triển

kinh tế xã hội”. Chính vì thế, bên cạnh việc thúc đẩy phát triển đồng đều các thành phần
kinh tế, kinh tế hộ được đặc biệt chú trọng.
1.1.2. Tín dụng NH đối với HSX
1.1.2.1. Khái niệm tín dụng:
Tín dụng (credit) xuất phát từ chữ la- tinh là credo (tin tưởng, tín nhiệm). Trên
thực tế, khó có thể đưa ra một định nghĩa chính xác về tín dụng, tuy từng góc độ nghiên
cứu mà người ta xác định ý nghĩa của thuật ngữ này. Trên cơ sở xem xét tín dụng như
một chức năng cơ bản của NHTM, thì có thể hiểu như sau:
“Hoạt động tín dụng là việc tổ chức tín dụng sử dụng nguồn vốn tự có và nguồn
vốn huy động để cấp tín dụng” – (khoản 8, điều 20, luật các tổ chức tín dụng). Trong
đó:
“Cấp tín dụng là việc tổ chức tín dụng thoả thuận để khách hàng sử dụng một
khoản tiền với nguyên tắc có hoàn trả bằng các nghiệp vụ cho vay, cho thuê tài chính,
chiết khấu, bảo lãnh NH và các nghiệp vụ khác” - khoản 10 điều 20 luật các tổ chức tín
dụng.
“Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó TCTD giao cho khách hàng một
khoản tiền để sử dụng vào mục đích và trong một thời gian nhất định theo thoả thuận,
với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi” - khoản 1 điều 3 quyết định 1627.
1.1.2.2. Vai trò của tín dụng NH đối với HSX:
Trong nhiều năm qua, kể từ khi thành lập NH Quốc gia Việt Nam (5/1951) cho
đến nay, dù nước ta đã trải qua không ít khó khăn nhưng Nhà nước luôn chú trọng đến
việc hỗ trợ vốn cho đồng bào ở các vùng nông thôn, đảm bảo phát triển kinh tế gia đình
cũng như phát huy tiềm năng của HSX trong việc cung cấp lương thực, thực phẩm và
các sản phẩm thiết yếu cho xã hội. Việc tham gia hỗ trợ vốn phát triển nông nghiệp,
nông thôn mà chủ yếu thông qua cho vay các HSX của hệ thống NH Việt Nam, đặc biệt
là NHNo & PTNT Việt Nam đã thể hiện được những vai trò tích cực của Tín dụng NH
đối với HSX, cụ thể:
Đáp ứng nhu cầu vốn để duy trì quá trình sản xuất liên tục, góp phần đầu tư phát
triển kinh tế. Hiện tượng thừa thiếu vốn tạm thời thường xảy ra đối với các tổ chức kinh
tế nói chung và đối với HSX nói riêng là điều tất yếu. Việc phân phối tín dụng cho các

HSX đã góp phần điều hoà vốn trong nền kinh tế, tạo điều kiện cho quá trình sản xuất
được liên tục. Ngoài ra vốn tín dụng còn giúp HSX mở rộng sản xuất, cải tiến kỹ thuật,
giảm giá thành… là điều kiện để tăng cường sức cạnh tranh của HSX trong nền kinh tế
thị trường.

×