Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (44.8 KB, 1 trang )
Thẩm định các nguồn trên Internet
Thời đại công nghệ cao thật là sướng! Khi cần tìm thêm thông tin cho bài viết, ngoài việc đi gõ cửa
khắp nơi thì có thêm một nguồn nhanh chóng: Internet. Tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng
Tàu... gi gỉ gì gi cái gì cũng có trên mạng. Nhưng chớ có tin tất cả những gì bày sẵn đó. Lơ mơ
gặp phải tưởng bở thì có ngày bị treo bút.
Những người đã quen với kiểu làm việc của thời đại a còng thấy rằng họ luôn có một trợ thủ đắc
lực, lại được cái hay là phụng sự hết mình mà chẳng đòi tiền công. Chỉ cần gõ vài từ khóa, sử
dụng các công cụ tìm kiếm của thế giới như Google, MSN, Altavista, Yahoo hay các công cụ tìm
kiếm của Việt Nam như Vinaseek thì trước mắt là hàng triệu trang thông tin.
Đương nhiên, cách thức để nhanh chóng tìm ra thông tin mình cần trong cả cái đống tả pí lù đó
cũng là một vấn đề, song khó khăn hơn chính là cách thẩm định những nguồn tin vô tư và không
mất tiền này. Nếu sử dụng đúng, ta sẽ có một bài viết chững chạc, nhiều thông tin, nếu trích dẫn
sai thì bên cạnh những tác động xấu gián tiếp có thể có đối với vấn đề hoặc đối tượng của bài
viết, thì kẻ chịu hậu quả trực tiếp chính là... bản thân ta.
Vậy có cách nào để các nhà báo biết được thông tin này hay bài viết kia trên mạng là có thể dùng
được? Dưới đây là một số chỉ dẫn để kiểm tra:
+ Kiểm tra độ tin cậy về người hoặc cơ quan đăng tải tài liệu đó. Ai gửi văn bản đó lên mạng? Họ
có nêu rõ danh tính không?
+ Có số điện thoại hay địa chỉ email trên trang Web đó để trực tiếp kiểm tra tính xác thực của
thông tin hay không?
+ Cơ quan nào phụ trách website đó? Cũng cần xem kỹ phần giới thiệu trong mục “About Us”.
+ Trên website phải nêu rõ các mục tiêu của tổ chức đó, và những mục tiêu này phải nhất quán với
các mục tiêu đăng tải ở các nơi khác. Nói chung phải là một website chi tiết với phong cách và nội
dung "có tầm cỡ".
+ Phân biệt rõ giữa thông tin và ý kiến riêng của người viết.
+ Kiểm tra đường dẫn (URL) – có thể nhanh chóng biết được một số thông tin khi nhìn vào đường
dẫn của một website.
• Một (đường dẫn) tên miền có đuôi .com mà đơn thuần chỉ nhằm vào mục tiêu kiếm lợi
nhuận có thể sẽ cung cấp những thông tin định kiến;
• Các tên miền có đuôi .org thường được coi là phi lợi nhuận, nhưng lại hô hào cho chủ
trương riêng – tuy nhiên có thể có lợi cho một khía cạnh phê bình trong chủ đề của bạn;