Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

Đánh giá công tác kế toán nhập khẩu hàng hoá tại Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu tạp phẩm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (253.69 KB, 31 trang )

Đánh giá công tác kế toán nhập khẩu hàng hoá tại
Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu tạp phẩm.
3.1.1. Đánh giá chung về công tác kế toán nhập khẩu hàng hoá tại Tocontap
* Ưu điểm
Nhìn chung công tác kế toán nhập khẩu hàng hoá tại Công ty được thực hiện theo
đúng luật, chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành, tuân thủ các nguyên tắc cơ bản
là cơ sở dồn tích, hoạt động liên tục, giá gốc, nhất quán, thuận trọng và trọng yếu.

3.1.2. Về tổ chức chứng từ
3.1.2.1.Ưu điểm
Các mẫu chứng từ bắt buộc liên quan đến hoạt động nhập khẩu như: phiếu thu,
phiếu chi, hóa đơn GTGT,….do Bộ tài chính quy định đều được Công ty tuân thủ
nghiêm túc. Ngoài các chứng từ bắt buộc, Công ty cũng có những mẫu chứng từ
riêng phù hợp với đặc thù kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty mà tính pháp lý
vẫn được đảm bảo.
Quá trình tổ chức và luân chuyển chứng từ của Công ty rất hợp lý và đều trải qua
các giai đoạn cơ bản:Lập chứng từ, kiểm tra chứng từ,sử dụng chứng từ cho lãnh
đạo nghiệp vụ và ghi sổ kế toán, lưu trữ và sử dụng lại chứng từ trong kỳ hạch
toán. Đặc biệt quá trình lưu giữ chứng từ tại phòng kế toán được tổ chức một cách
thống nhất và hợp lý
Như vậy quy trình luân chuyển chứng từ đảm bảo được nguyên tắc tổ chức
chứng từ kế toán, phát huy ý nghĩa là vai trò quản lý tài sản, là căn cứ để ghi sổ kế
toán và là căn cứ pháp lý để kiểm tra, thanh tra, xử lý các tranh chấp trong kinh
doanh.
3.1.2.2. Tồn tại
Do đặc điểm kinh doanh nhập khẩu của công ty nên ngoài những chứng từ bắt
buộc cũng như các chứng từ hướng dẫn theo qui định hiện hành của Bộ Tài chính,
Công ty còn có những mẫu chứng từ riêng để phù hợp với công tác kế toán của
mình. Hơn nữa các nghiệp vụ nhập khẩu của Công ty diễn ra khá nhiều nên số
lượng chứng từ là rất lớn. Chính vì vậy trong việc tổ chức lưu chuyển chứng từ
không thể tránh khỏi những sai sót.


Trong quá trình nhâp nhập khẩu hàng hoá, kế toán công ty có sử dụng chứng từ
không phản ánh đúng bản chất của nghiệp vụ phát sinh. Như trường hợp hàng nhập
khẩu trực tiếp, giao thẳng cho khách hàng ngay tại cảng mà không qua kho.
Nghiệp vụ này, hàng thực tế không hề nhập về kho Công ty, nhưng tại Tocontap,
hàng nhập khẩu trực tiếp khi làm xong thủ tục hải quan, kế toán đều tiến hành lập
Phiếu nhập kho, từ đó làm căn cứ hạch toán hàng hoá, sau đó lập Phiếu xuất kho.
Như vậy không phản ánh đúng sự vận động của hàng hoá, làm cho việc tổ chức
chứng từ thêm rắc rối và phức tạp hơn, không những thế việc theo dõi hàng tồn
kho cũng vì thế mà thiếu chính xác.
3.1.3. Về tổ chức hệ thống tài khoản
3.1.3.1. Ưu điểm
Trong quá trình nhập khẩu hàng hoá, hệ thống tài khoản cũng như việc sử dụng tài
khoản kế toán tại công ty tương đối khoa học. Công ty đã sử dụng hầu hết các tài
khoản trong hệ thống tài khoản để hạch toán các nghiệp vụ kế toán phát sinh. Bên
cạnh đó Công ty đã chi tiết các tài khoản cấp 1 và cấp 2 theo các tiểu khoản cấp 3,
cấp 4, thậm chí cấp 5 để có thể hạch toán cũng như theo dõi chi tiết các đối tượng
khác nhau, phù hợp với đặc điểm kinh doanh nhập khẩu của công ty cũng như yêu
cầu của công tác kế toán
Hơn nữa việc chi tiết các tài khoản thành các tiểu khoản được thực hiện rất khoa
học giúp cho việc hạch toán và theo dõi được chính xác, việc kiểm tra phát hiện sai
sót vì thế cũng dễ dàng hơn. Kế toán tại Công ty đã sử dụng dấu chấm (.)để chia
các tiểu khoản thành 2 phần: phần tài khoản cấp 1, cấp hai theo qui định của chế độ
và phần chi tiết của Công ty để phù hợp với công tác kế toán tại đơn vị. Như vậy
khi nhìn vào tài khoản chi tiết ta dễ dàng nhận biết đây là tài khoản chi tiết của tài
khoản tổng hợp nào, phương pháp chi tiết cũng như đối tượng cụ thể của tài khoản
chi tiết. Cách chi tiết như vậy giúp cho việc nhận biết cũng như xác định tên tài
khoản được nhanh chóng, chính xác hơn, đồng thời giúp cho việc hạch toán cũng
như kiểm tra phát hiện những sai sót trong hạch toán được dễ dàng, thuận tiện
Ví dụ: tài khoản 156 được chi tiết thành 2 tài khoản cấp hai là
+ TK 1561-

Tài khoản này lại được chi tiết thành tiểu khoản
Số hiệu tài khoản Tên tài khoản
TK 1561 Giá mua hàng hóa
TK 1561.11 Giá mua hàng hóa phòng XNK1
TK 1561.12 Giá mua hàng hóa phòng XNK2
…………… …………………………………….
+ TK 1562- Chi phí mua hàng
Tài khoản này được chi tiết tương tự như tài khoản 1561
3.1.3.2.Tồn tại
Hệ thống tài khoản công ty đang sử dụng là theo Quyết định số
15/2006/QĐ-BTC.Tuy vậy có một số tài khoản chưa được Công ty sử dụng như tài
khoản 151- hàng mua đang đi đường. Mặc dù Công ty chủ yếu nhập khẩu theo giá
CIF, nhưng khi hàng được thông quan, vận chuyển về kho, và trên thực tế vào thời
điểm cuối tháng, kỳ vẫn có một lượng hàng tương đối đang trên đường vận chuyển
về kho, nhưng Công ty không phản ánh vào tài khoản 151. Cách phản ánh như vậy
không phản ánh đúng thực tế của nghiệp vụ phát sinh. Đặc biệt, Công ty cũng có
nhập khẩu theo giá FOB( ví dụ 2), vì vậy thời gian vận chuyển từ nơi mua hàng về
đến cảng Việt Nam, về đến kho Công ty thường trong khoảng thời gian dài, nhưng
kế toán lại không phản ánh vào tài khoản 151, mà khi hàng về đến cảng Việt Nam,
làm thủ tục thông quan xong, kế toán lại trực tiếp phản ánh vào TK 156.
Về cách chi tiết các tài khoản, nhìn chung là khá hợp lý, song vẫn còn một số tồn
tại cần quan tâm như:
Tài khoản 511 “doanh thu bán hàng” được chi tiết thành 4 tài khoản cấp 2, trong
đó có tài khoản 5111 “doanh thu bán hàng nội địa” vừa phản ánh doanh thu về bán
hàng hóa trong nước vừa phản ánh doanh thu về dịch vụ nhận ủy thác nhập khẩu
của Công ty.Như vậy việc quản lý doanh thu sẽ gặp khó khăn vì hàng hóa và dịch
vụ là 2 phạm trù khác nhau.Hơn nữa việc gộp chung vào một tài khoản như vậy sẽ
ảnh hưởng đến quá trình quản lý cũng như đánh giá kết quả của hoạt động nhận ủy
thác nhập khẩu và hoạt động bán hàng nội địa đơn thuần.
Tài khoản 156, mà cụ thể là tài khoản 1651- Hàng hoá tự doanh. Tài khoản này

được chi tiết theo từng phòng xuất nhập khẩu nhưng lại không được theo dõi chi
tiết theo hàng hoá nhập khẩu về và hàng hóa mua về dể xuất khẩu. Trong khi đó tài
khoản 632- Giá vốn hàng bán ra lại được chi tiết thành 2 tài khoản cấp 2 là 6321-
Giá vốn hàng nhập khẩu bán ra và TK 6322- Giá vốn hàng xuất khẩu. Do đó trên
tài khoản 1561 không phân biệt được đâu là hàng nhập khẩu và đâu là hàng mua
vào để xuất khẩu. Điều nay sẽ gây khó khăn cho kế toán trong việc theo dõi hàng
tồn kho, và khó khăn cho công tác quản lý khi xem xét, đánh giá hiệu quả hoạt
động nhập khẩu và hoạt động xuất khẩu.
Đối với một công ty xuất nhập khẩu, có quan hệ với nhiều nước trên thế giới và
phải sử dụng nhiều loại ngoại tệ để thanh toán thị số lượng các nghiệp vụ kinh tế
phát sinh có liên quan đến ngoại tệ là rất nhiều, nhưng Công ty lại không sử dụng
tài khoản ngoài bảng TK 007 “ Ngoại tệ” để theo dõi tình hình tăng giảm cũng
như số dư nguyên tệ mỗi loại ngoại tệ. Trong khi nguyên tắc hạch toán thu chi
ngoại tệ là: Khi phát sinh các nghiệp vụ về thu chi ngoại tệ, số nguyên tệ phải được
theo dõi chi tiết trên TK 007
3.1.4. Về phương pháp hạch toán
3.1.4.Về tổ chức sổ sách kế toán sử dụng.
3.1.4.1. Ưu điểm
Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ Công ty áp dụng phù hợp với khối lượng công
việc kế tóan của Công ty, do chứng từ kế toán phát sinh nhiều và liên tục, thuận
tiên cho ứng dụng tin học.Hơn nữa việc sử dụng kế toán máy tiết kiện về nhân lực
và thời gian, khối lượng công việc kế toán giảm đi rất nhiều.Mỗi kế toán viên đều
tiến hành ghi chép sổ phụ của riêng mình, từ đó hỗ trợ cho việc kiểm tra, đối chiếu
các số liệu chính xác hơn.
Bên cạnh đó việc sử dụng các sổ chi tiết tài khoản giúp cho việc theo dõi, kiểm tra
các nghiệp vụ phát sinh được chính xác và nhanh hơn. Sổ chi tiết tài khoản thực
chất giống với sổ cái tài khoản,nhưng nó theo dõi các tài khoản chi tiết.
3.1.5.2. Tồn tại
Với hình thức kế toán đăng ký là chứng từ ghi sổ thì việc ứng dụng tin học vào kế
toán là rất thuận tiện. Đặc điểm nổi bật của hình thức này là sổ tổng hợp “đăng ký

chứng từ ghi sổ”, căn cứ để ghi sổ này là các chứng từ ghi sổ. Sổ đăng ký chứng từ
ghi sổ được sử dụng với mục đích quản lý các chứng từ ghi sổ và đối chiếu số liệu
với bảng cân đối số phát sinh, và là căn cứ để ghi vào sổ cái các tài khỏan.Tuy
nhiên Công ty bỏ qua việc ghi vào các chứng từ ghi sổ và sổ đăng ký chứng từ ghi
sổ, mà từ các chứng từ gốc nhập luôn số liệu vào các chứng từ thuộc phần hành kế
toán trong máy, sau đó máy sẽ tự động chuyển số liệu vào các sổ chi tiết và sổ tổng
hợp. Thực hiện theo chế độ kế toán ban hành trong chế độ kế toán doanh nghiệp
theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC thì phần mềm kế toán không nhất thiết phải hiển
thị đầy đủ quy trình kế toán theo hình thức đã đăng ký nhưng phải in đầy đủ sổ kế
tóan theo quy định. Mặt khác do đặc điểm hoạt động xuất nhập khẩu, chứng từ
phát sinh nhiều, đa dạng, vì vậy công ty vẫn nên sử dụng chứng từ ghi sổ để tập
hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hàng ngày trên cơ sở các chứng từ gốc đã lập
và được kiểm tra.
3.2.Sự cần thiết và các yêu cầu trong hoàn thiện kế toán nhập khẩu hàng hoá
Kế toán là một công cụ quản lý kinh tế nói chung và là công cụ quản lý doanh
nghiệp nói riêng. Luật kế toán, hệ thống các chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán và
các thông tư hướng dẫn thực hiện chế độ kế toán ở nước ta hiện nay đã góp phần là
cho kế toán thực sự trở thành công cụ quản lý hữu hiệu trong các doanh nghiệp.
Tuy nhiên, để hoà nhập với nền kinh tế thế giới cũng như đáp ứng với tình hình
thực tế tại các doanh nghiệp thì đòi hỏi công tác kế toán phải không ngừng hoàn
thiện hơn
3.2.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện kế toán nhập khẩu hàng hoá tại Tocontap
Quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới đã dẫn đến hội nhập kinh tế trên phạm
vi quốc tế. Quá trình hội nhập được diễn ra trên nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh
vực kế toán. Từ năm 1988 đến nay, hệ thống kế toán Việt Nam đã đổi mới cùng
với công cuộc cải cách và đổi mới cơ chế quản lý của đất nước. Đặc biệt, sau 10
năm cải cách chế độ kế toán, kế toán Việt Nam đã từng bước phù hợp với những
đặc điểm, yêu cầu của nền kinh tế thị trường, tiếp cận và hoà nhập với các nguyên
tắc, thông lệ và chuẩn mực kế toán quốc tế. Hiện nay Việt Nam đã tạo dựng được 1
khuôn khổ pháp lý cho kế toán mà trọng tâm là Luật kế toán

Mặt khác quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã làm cho hoạt động
kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp xuất nhập khẩu nói
riêng trở nên sôi động đa dạng và ngày càng đạt được nhiều thành tựu to lớn. Quá
trình này làm nảy sinh nhiều nghiệp vụ mới trong giao lưu mua bán và thanh toán.
Do đó kế toán nghiệp vụ mua bán hàng hoá, đặc biệt là nhập khẩu hàng hoá vừa
phản ánh bản chất của nghiệp vụ vừa phản ánh nét đặc trưng của giao dịch. Chính
vì vậy đòi hỏi kế toán phải từng bước hoàn thiện, đảm bảo thích ứng và hỗ trợ một
cách tích cực nhằm phản ánh môt cách đầy đủ, chính xác, kịp thời, có hệ thống các
nghiệp vu kinh tế
Bên cạnh đó, cùng với quá trình ban hành luật kế toán, hàng loạt các chuẩn mực kế
toán đã được công bố tạo nên bước tiến mới về chất trong lịch sử kế toán Việt
Nam, trong đó chuẩn mực kế toán số 02-
Và chuẩn mực số 10 có liên quan trực tiếp tới kế toán nhập khẩu hàng hoá.
Chuẩn mực kế toán Việt Nam ban hành tuy có sự phù hợp khá cao so với các
chuẩn mực kế toán quốc tế và điều kiện Việt Nam, nhưng với đặc thù phát triển
kinh tế đất nước theo kinh tế thị trường mang định hướng XHCN nên có thể không
tính hết được các vấn để nảy sinh từ thực tiễn.
Bên cạnh đó việc vận dụng chế độ kế toán tại doanh nghiệp không phải là máy
móc dập khuôn mà nó là quá trình vận dụng sang tạo, sao cho phù hợp với đặc
điểm hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như công tác quản lý. Công tác
kế toán tại mỗi doanh nghiệp cũng phụ thuộc lớn vào trình độ của cán bộ kế toán.
Đặc biệt trong nhập khẩu hàng hoá có rất nhiều đặc trưng riêng và nhiều vấn đề
cần chú ý
Chính vì vậy việc hoàn thiện kế toán nhập khẩu hàng hoá nói riêng, hay rộng hơn
là hoàn thiện công tác kế toán tại các doanh nghiệp xuất nhập khẩu là rất cần thiết.
3.2.2. Yêu cầu của việc hoàn thiện kế toán nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá tại Công
ty cổ phần xuất nhập khẩu tạp phẩm
Hoàn thiện kế toán nghiệp vụ nhập khẩu trực tiếp phải xuất phát từ hoạt động nhập
khẩu, dựa trên những chuẩn mực kế toán, những chính sách tài chính kế toán được
Nhà nước ban hành.

Hoàn thiện kế toán trước hết cần phải nâng cao trình độ chuyên môn của nhân viên
kế toán, đổi mới trang thiết bị phục vụ công tác kế toán tại đơn vị. Hoàn thiện công
tác kế toán phải nhằm mục đích cung cấp thông tin phục vụ quản tri doanh nghiệp.
Hoàn thiện công tác kế toán, đặc biệt là kế toán nghiêp vụ nhập khẩu hàng hoá
nghĩa là phải phát hiện những yếu tố chưa hợp lý trong kế toán nghiệp vụ nhập
khẩu hàng hoá tại Công ty. Kết quả của việc hoàn thiện phải giúp cho kế toán
nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá tại Công ty hợp lý hơn, khoa học hơn, hiệu quả hơn.
Hoàn thiện phải đảm bảo tính khả thi, tiết kiệm và hiệu quả. Mọi phương hướng
hoàn thiện đưa ra đều phải được chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để có thể đưa vào
áp dụng, sau khi hoàn thiện công tác kế toán được tinh giảm một cách đáng kể,
đem lại hiệu quả tích cực.
Và cuối cùng, hoàn thiện kế toán nhập khẩu hàng hoá phải được xem xét trong mối
quan hệ tổng thể, đồng bộ, tránh tình trạng hoàn thiện cho công tác này lại gây khó
khăn cho công tác khác
3.3. Một số giải pháp hoàn thiện kế toán nhập khẩu hàng hoá tại công ty Cổ phần
xuất nhập khẩu tạp phẩm Tocotap
3.3.1. Về chứng từ.
Như đã phân tích những điểm còn tồn tại trong việc sử dụng chứng từ và luân
chuyển chứng từ liên quan đến nghiêp vụ nhập khẩu hàng hoá.
Khi hàng nhập khẩu đã làm xong thu tục thông quan, không nên lập phiếu nhập
kho luôn mà chỉ hạch toán vào hàng mua đang đi đường (nếu vận chuyển về kho
của Công ty) và chỉ khi nào hàng về đến kho công ty thì mới lập phiếu nhập kho để
làm căn cứ hạch toán vào tài khoản hàng hoá (TK 156)
Trường hợp hàng nhập khẩu đã làm thủ tục hải quan sau đó được giao ngay cho
khách hàng ngay tại cảng. Do theo chế độ kế toán hiện hành không có quy định về
loại chứng từ nào phản ánh hàng hoá chuyển thẳng cho khách hàng nên Công ty,
Công ty thường viết phiếu nhập kho, sau đó lại viết phiếu xuất kho. Điều này đã
gây khó khăn trong việc theo dõi giá trị lô hàng giao ngay cho khách hàng (Tiêu
thu ngay). Vì vậy nên chăng Bộ Tài chính nên hành thêm chứng từ “ Phiếu giao
hàng chuyển thẳng” đây sẽ là chứng từ phản ánh đúng bản chất của nghiệp vụ này.

Đặc biệt là khi hiện nay Công ty có xu hướng giao hàng ngay tại cảng cho khách
hàng nhằm tiết kiệm được các chi phí phát sinh như: Chi phí vận chuyển, chi phí
kho bãi… và cũng là biện pháp giảm được rủi ro cho Công ty.
Phiếu giao hàng (chuyển thẳng) có thể được lập theo mẫu sau:
BỘ THƯƠNG MẠI
CÔNG TY CP XNH TẠP PHẨM
PHIẾU GIAO HÀNG (CHUYỂN THẲNG)
Ngày……tháng…..năm…..
Số:………………
TK Nợ:………….
TK Có:………….
Họ tên người giao hàng………………………………………………………..
Địa chỉ…………………………………………………………………………
HĐKT số: ………………………….Ngày………tháng…….năm……………
Họ tên người nhận hàng……………………………………………………….
Địa chỉ (bộ phận)
………………………………………………………………
Đơn vị:
………………………………………………………………………...
STT Tên, nhãn hiệu, quy cách
phẩm chất hàng hoá

số
ĐVT Số
Yêu cầu
lưọng
Thực tế
Đơn giá Thành tiên
A B C D 1 2 3 4
…..

……
………………………………
………………………………
………………
……
……
……
……
……
…….
………
………
……….
…………
…………
…..
…………
…………
…..
………………
………………
……….
Cộng:
Tổng số tiền (viết bằng chữ):……………………………………………………………….
Số chứng từ gốc kèm theo:
…………………………………………………………………
Người lập phiếu Người nhận hàng Kế toán trưởng Giám đốc
3.3.2. Về tài khoản
3.3.2.1. Về việc sử dụng tài khoản
Công ty là một doanh nghiệp xuất nhập khẩu vì vậy mà các nghiệp vụ liên quan

đến ngoại tệ diễn ra rất nhiều. Công ty nên sử dụng tài khoản 007- “ ngoại tệ các
loại”. Tài khoản này lại được chi tiết theo từng loại ngoại tệ. Cách hạch toán TK
007 như sau:
+Khi có phát sinh tăng ngoại tệ, kế toán ghi đơn
Nợ TK 007: Số ngoại tệ tăng them
+ Khi có phát sinh giảm ngoại tệ, kế toán ghi:
Có TK 007: Số ngoại tệ giảm đi
Đồng thời, kế toán phản ánh cả tỷ giá thực tế tại thời điểm phát sinh giao dịch
ngoại tệ vào sổ chi tiết tài khoản 007, sổ này được mở chi tiết theo nguyên tệ và có
mẫu sau
SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 007- Nguyên tệ….
Từ………….đến………..
Số dư đầu kỳ:
Chứng từ Diễn giải Phát sinh Nợ Phát sinh có
SH NT Nguyên
tệ
Tỷ
giá
VNĐ Nguyên
tệ
Tỷ
giá
VNĐ
Số dư cuối kỳ:
Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc
Công ty nên sử dụng tài khoản 151- Hàng mua đi đường để phản ánh hang đang
trong quá trình vận chuyển về kho, đặc biệt là đối với những trường hợp nhập khẩu
theo giá FOB, hang phải vận chuyển từ cảng bên bán, thời gian vận chuyển thường
kéo dài.
3.3.2.2. Về việc chi tiết các tài khoản.

Tài khoản 1561- hang hoá tự doanh. Để có thể dễ dàng nhận biết được hang hoá
nhập khẩu để bán hay hang mua về để chuẩn bị xuất khẩu. Kế toán Công ty nên chi
tiết tài khoản như sau: TK 1561- “Hàng hoá tự doanh” sẽ được chi tiết ra 2 tài
khoản cấp 3
+ TK 15611: “ Hàng hóa nhập khẩu ”
+ TK 15612: “ Hàng hoá chờ xuất khẩu”
Sau đó 2 tài khoản cấp 3 này lại được chi tiết theo từng phòng xuấy nhập khẩu.
TK cấp 2 TK cấp 3 TK cấp 4 Tên Tài khoản
1561 Hàng hoá tự doanh
15611 Hàng hoá nhập khẩu
15611.11 Hàng hoá nhập khẩu phòng XNK 1
15611.12 Hàng hoá nhập khẩu phòng XNK 2
………… ……………………………………….
Tài khoản doanh thu bán nội địa nên được chi tiết theo doanh thu bán hàng và
doanh thu cung cấp dịch vụ uỷ thác thác nhập khẩu, sau đó chi tiết theo từng phòng
XNK
TK cấp 2 TK cấp 3 TK cấp 4 Tên tài khoản
5111 Doanh thu bán nội địa
51111 Doanh thu bán hàng nội đia.
51111.11 Doanh thu bán hàng nội đia phòng XNK1
51111.12 Doanh thu bán hàng nội đia phòng XNK2
………... …………………………………………..
51112 Doanh thu dịch vụ
51112.11 Doanh thu dịch vụ phòng XNK1
51112.12 Doanh thu dịch vụ phòng XNK2
………... …………………………………………...

×