Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

HOÀN THIỆN NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG SÔNG NHUỆ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.61 KB, 13 trang )

HOÀN THIỆN NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG CÔNG
THƯƠNG SÔNG NHUỆ
3.1. Định hướng phát triển nghiệp vụ bảo lãnh
Xuất phát từ hoạt động thực tế của ngân hàng cũng như nhu cầu của nền kinh
tế, NHCT Sông Nhuệ đưa ra các định hướng phát triển nghiệp vụ bảo lãnh trong
những năm tiếp theo như sau:
• Tuân thủ và thực hiện linh hoạt, có hiệu quả quy chế của Ngân hàng Nhà
nước và NHCT Việt Nam trong việc thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh.
• Tăng doanh số bảo lãnh, từ đó tăng tỷ trọng thu từ hoạt động bảo lãnh trong
tổng thu từ hoạt động dịch vụ của ngân hàng nhằm đạt tốc độ tăng trưởng
phí dịch vụ trên 30% so với năm trước.
• Đa dạng hoá và mở rộng loại hình bảo lãnh, không ngừng củng cố và năng
cao chất lượng bảo lãnh đã có, tiếp tục triển khai thêm một số loại hình bảo
lãnh mới.
• Nhanh chóng hiện đại hoá hoạt động bảo lãnh. Thực hiện tố công tác
marketing nhằm thu hút khách hàng, đáp ứng tốt hơn nhu cầu bảo lãnh ngày
càng tăng, gắn hoạt động bảo lãnh với các dịch vụ kèm theo để bán hàng
trọn gói.
• Nâng cao trình độ các bộ, kể cả trình độ chuyên môn và kỹ năng nghiệp vụ
bằng việc đào tạo, bồi dưỡng kinh nghiệm thực tế. Bố trí sắp xếp cán bộ
nghiệp vụ theo tiêu chuẩn chức danh và năng lực nhằm đảm bảo thực hiện
nhiệm vụ có hiệu quả nhất.
• Đảm bảo an toàn trong hoạt động bảo lãnh nhằm hạn chế đến mức thấp nhất
rủi ro có thể xảy ra.
Trên cơ sở những định hướng đã đề ra thì NHCT Sông Nhuệ cần có những giải
pháp để tổ chức và thực hiện.
3.2. Một số biện pháp nhằm hoàn thiện nghiệp vụ bảo lãnh ở NHCT Sông
Nhuệ
3.2.1. Nâng cao công tác điều hành và hoạch định chiến lược phát triển bảo lãnh
Công tác điều hành và hoạch định chiến lược đóng một vai trò rất quan trọng
đối với sự phát triển của ngân hàng nói chung cũng như hoạt động bảo lãnh nói


riêng. Bởi vậy, ngân hàng phải xây dựng cho mình một chiến lược phát triển và
điều hành chung hợp lý, từ đó đưa chương trình mở rộng và phát triển bảo lãnh cụ
thể, bám sát được tình hình phát triển kinh tế và phát huy được tiềm năng và thế
mạnh của ngân hàng.
Trong kế hoạch mở rộng bảo lãnh, ngân hàng cần đưa ra được các mục tiêu
có tính thực tế cao, phù hợp với khả năng và tiềm năng của ngân hàng, đồng thời
phải đề xuất những biện pháp có tính khả thi để đạt được các mục tiêu trên. Kế
hoạch phát triển bảo lãnh phải phù hợp và có sự gắn bó, phối hợp chặt chẽ với với
mục tiêu phát triển kinh doanh của ngân hàng để đạt được kết quả cao nhất.
Bên cạnh đó, công tác điều hành ngân hàng cũng cần được chú trọng để duy
trì sự phối hợp nhịp nhàng giữa các phòng ban, đảm bảo cho hoạt động bảo lãnh
được thực hiện một cách chặt chẽ và thống nhất. Đi đôi với việc nâng cao công tác
điều hành và hoạch định chính sách, cán bộ ngân hàng cần làm tốt việc phân tích
và dự báo xu hướng phát triển của nền kinh tế. Đánh giá kịp thời tiềm lực tài
chính, khả năng trả nợ và nắm bắt được những nhu cầu phát sinh của khách hàng
hiện tại cũng như nhu cầu bảo lãnh của đối tượng khách hàng tiềm năng. Từ đó
cán bộ ngân hàng mới có thể đưa ra được những kế hoạch phát triển đúng đắn,
thích hợp cho từng thời kỳ, giúp cho hoạt động bảo lãnh của ngân hàng đạt được
hiệu quả cao nhất.
3.2.2. Nâng cao chất lượng thẩm định
Khi ngân hàng chấp nhận bảo lãnh cho doanh nghiệp nghĩa là ngân hàng đã
chấp nhận rủi ro. Vì vậy, để hạn chế rủi ro cho ngân hàng cán bộ bảo lãnh cần phải
thẩm định dự án một cách cẩn thận và kĩ càng trước khi trình phê duyệt nhằm đảm
bảo an toàn cho hoạt động bảo lãnh.
Trên thực tế, việc thẩm định hồ sơ xin bảo lãnh của doanh nghiệp còn thiếu
chặt chẽ vì các chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá hiệu quả kinh tế và năng lực tài
chính của khách hàng chưa không thật rõ ràng và chưa có tính tiêu biểu. Mặt khác
việc thẩm định còn mang tính hình thức đối với một số khách hàng quen thuộc
nhằm gìn giữ mối quan hệ. Để công tác thẩm định được tiến hành theo đúng quy
trình và đảm bảo chính xác, NHCT Sông Nhuệ nên phân định rõ chức năng, phân

công trách nhiệm cụ thể cho từng bộ phận, cán bộ tín dụng. Một mặt tiến hành thẩm
định trên hồ sơ mà doanh nghiệp đệ trình, mặt khác cần phải có cán bộ đi thực tế, tìm
hiểu và xác định năng lực thực sự của doanh nghiệp.
Công tác thẩm định rất phức tạp, đòi hỏi cán bộ thẩm định phải có trình độ
chuyên môn nghiệp vụ cao. Đối với những dự án vượt quá khả năng và phạm vi
của Ngân hàng thì cần phải có sự phối hợp chặt chẽ của cơ quan có liên quan để
cùng tiến hành thẩm định. Bên cạnh đó, khi sử dụng dịch vụ bảo lãnh của ngân
hàng doanh nghiệp thường chỉ muốn kí quỹ một phần, còn lại dùng tài sản đảm bảo
để thế chấp. Vì vậy, cán bộ thẩm định phải là những người có kinh nghiệm, xác đinh
được đúng giá trị của tài sản cũng như đánh giá được những hao mòn vô hình, hao
mòn hữu hình có thể xảy ra đối với tài sản đó. Có như vậy, ngân hàng mới có thể
ngày càng nâng cao chất lượng công tác thẩm định, đảm bảo phương châm an toàn và
hiệu quả trong hoạt động bảo lãnh.
3.2.3. Thường xuyên thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát
NHCT Sông Nhuệ cần tăng cường công tác kiểm soát đối với việc thực hiện
nghiệp vụ bảo lãnh trong ngân hàng nhằm thẩm tra việc chấp hành các quy định
cũng như phát hiện các tồn tại thiếu sót để từ đó kịp thời có những điều chỉnh phù
hợp.
Ngoài hoạt động kiểm soát nội bộ thì ngân hàng cũng không thể xem nhẹ
việc giám sát thực trạng sử dụng vốn của doanh nghiệp. Sau khi chấp nhận bảo
lãnh, cán bộ ngân hàng cần xuống kiểm tra định kì hoặc đột xuất nhằm đảm bảo
rằng việc sử dụng vốn của doanh nghiệp là đúng mục đích. Trường hợp phát hiện
ra khách hàng sử dụng vốn sai mục đích thì ngân hàng phải có biện pháp xử lí kịp
thời, thu hồi lại nợ để trả cho bên cho vay, đồng thời có biện pháp xử lí thích đáng
đối với doanh nghiệp. Trong quá trình giám sát việc sử dụng vốn của doanh
nghiệp, Ngân hàng cũng có thể tư vấn cho khách hàng cách sử dụng vốn có hiệu
quả hơn, đồng thời giúp doanh nghiệp giải quyết những khó khăn phát sinh. Điều
đó sẽ làm cho mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng càng trở nên mật thiết và
hoạt động bảo lãnh diễn ra thuận lợi hơn.
3.2.4.Tăng tính cạnh tranh và hấp dẫn cho hoạt động bảo lãnh

Đây là việc nâng cao hoạt động marketing của ngân hàng, phát triển một cáhc
đồng bộ chính sách khách hàng, chính sách sản phẩm, chính sách phí… với tính
thống nhất cao, thúc đẩy hoạt động bảo lãnh được mở rộng và phát triển. Đối với
một ngân hàng mới được chuyển đổi, lại không có vị trí giao dịch thuận tiện như
NHCT Sông Nhuệ thì việc sử dụng các biện pháp marketing nhằm tăng tính cạnh
tranh và sức hấp dẫn cho ngân hàng là hết sức cần thiết. Để ứng dụng được một
cách có hiệu quả thì chi nhánh cần phải thực hiện các hoạt động sau:
Cần thực thi chính sách khách hàng một cách hợp lý.
Theo lộ trình từng bước hội nhập kinh tế quốc tế, khi mà sự cạnh tranh trở
nên ngày càng gay gắt thì khách hàng đã thực sự trở thành điều kiện sống còn cho
sự tồn tại của bất cứ doanh nghiệp nào. Khách hàng luôn được xác định là định
hướng trung tâm cho các hoạt động của các doanh nghiệp. Chính vì vậy, để có thể
phát triền hoạt động bảo lãnh, NHCT Sông Nhuệ phải xây dựng cho mình một nền
tảng khách hàng vững chắc.
NHCT Sông Nhuệ cần thường xuyên phát triển hoạt động nghiên cứu thị
trường, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng để nâng cao chất lượng phục vụ. Giúp
cho khách hàng luôn đạt được sự hài lòng cao nhất khi sử dụng dịch vụ của ngân
hàng. Bên cạnh đó ngân hàng cũng cần thường xuyên tìm hiểu, nghiên cứu về các
chính sách, hoạt động đối thủ cạnh tranh để có được những phản ứng, điều chỉnh
phù hợp.
Ngân hàng cần liên tục đánh giá thực trạng khách hàng, mức độ quan hệ của
khách hàng đối với ngân hàng mình. Tiến hành phân loại khách hàng theo các tiêu
chí khác nhau như: đặc điểm tổ chức của khách hàng, loại hình dịch vụ hay sử
dụng.. Trong đó, cần xây dựng các chỉ tiêu về tài chính, tình hình sản xuất kinh
doanh. Từ đó, giúp ngân hàng có được chính sách phù hợp với từng nhóm khách
hàng cụ thể nhằm duy trì một mối quan hệ tốt đẹp, đồng thời có cơ sở mở rộng và
phát triển khách hàng mới.
Đa dạng hóa sản phẩm trong hoạt động bảo lãnh.
Để mở rộng hoạt động bảo lãnh, ngân hàng không những phải làm tốt công
chăm sóc khách hàng mà còn phải chú trọng phát triển và đa dạng hóa các loại

hình dịch vụ bảo lãnh. Muốn bắt kịp được xu thế phát triển của nền kinh tế thì bên
cạnh việc thực hiện tốt những loại hình bảo lãnh truyền thống ngân hàng cần phải
mở rộng một số loại hình bảo lãnh mới mà ở Việt Nam hiện nay chưa có như bảo
lãnh thuế quan, bảo lãnh chứng khoán …

×