Tải bản đầy đủ (.docx) (1 trang)

Download Bài viết số 2 - ngữ văn 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (22.68 KB, 1 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

Làng quê Việt Nam còn lưu lại nhiều làng nghề đặc sắc, góp phần điểm tơ cho sự đa dạng phong phú
của nền văn hóa nước ta. Một trong những làng nghề được lưu danh đó là Làng gốm Bát Tràng, một
trong những làng nghề cho ra đời nhiều sản phẩm tinh tế, sống động, ắp đầy màu sắc quê hương.
Gốm Bát Tràng là tên gọi chung cho các loại đồ gốm được sản xuất tại làng gốm Bát Tràng thuộc xã Bát
Tràng (gồm hai thôn Bát Tràng và Giang Cao thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội). Theo nghĩa Hán Việt, chữ
Bát nghĩa là chén bát, đồ gốm và chữ Tràng (hay Trường) là chỗ đất dành riêng cho chun mơn.
Có nhiều giả thuyết về sự ra đời của làng gốm Bát Tràng, trong đó có một giả thuyết đáng được quan
tâm là Làng gốm Bát Tràng được hình thành từ thời hậu Lê, từ sự liên kết chặt chẽ giữa 5 dòng họ làm
gốm nổi tiếng của làng Bồ Bát như Trần, Vương, Nguyễn, Lê, Phạm với họ Nguyễn (Nguyễn Ninh Tràng)
ở đất Minh Tràng.


Gia phả một số dòng họ ở Bát Tràng như họ Trịnh, Lê, Vương, Phạm, Nguyễn... ghi nhận rằng, tổ tiên
xưa từ Bồ Bát di cư ra đây (Bồ Bát là Bồ Xuyên và Bạch Bát). Vào thời Hậu Lê và đầu thời Nguyễn, xã Bồ
Xuyên và trang Bạch Bát thuộc tổng Bạch Bát, huyện n Mơ, phủ Trường n, trấn Thanh Hóa ngoại.
Ngày nay, Bồ Xuyên và Bạch Bát là hai thôn của xã Yên Thành, huyện Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình. Theo
truyền thuyết và gia phả một số dịng họ như họ Vũ ở Bồ Xuyên, cư dân Bồ Bát chuyên làm nghề gốm từ
lâu đời. Điều này đã được xác nhận qua dấu tích của những lớp đất nung và mảnh gốm nằm dày đặc ở
nhiều nơi trong vùng.


Từ khi vua Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long (năm 1010), Thăng Long trở thành trung tâm chính trị của
nước Đại Việt. Một số thợ gốm Bồ Bát cũng đã di cư ra đây cùng họ Nguyễn Ninh Tràng lập lò gốm, gọi
là Bạch Thổ phường (phường Đất Trắng). Những đợt di cư tiếp theo đã biến Bát Tràng từ một làng gốm
bình thường trở thành một trung tâm gốm nổi tiếng, được triều đình chọn là nơi cung cấp đồ cống phẩm
cho nhà Minh lúc bấy giờ.


Có lẽ vì vậy mà tên gọi Bát Tràng đã đi sâu vào tâm thức của người Việt, mỗi khi nhắc về các sản phẩm
từ đất nung. Trong ca dao cổ vẫn cịn câu:


“Ước gì anh lấy được nàng


Để anh mua gạch Bát Tràng về xây


Xây dọc rồi lại xây ngang


Xây hồ bán nguyệt cho nàng rửa chân”


Để làm ra đồ gốm người thợ gốm phải qua các khâu chọn đất, xử lý và pha chế đất, tạo dáng, tạo hoa
văn, phủ men và cuối cùng là nung sản phẩm. Kinh nghiệm truyền đời của dân làng gốm Bát Tràng là
"Nhất xương, nhì da, thứ ba dạc lị". Nghĩa là đất làm gốm phải được nén chặt, để đảm bảo độ rắn chắc
cho sản phẩm. Kế đó là kỹ thuật tạo lớp men phủ (men trắng, men lam, men nâu, men xanh rêu, men
rạn). Cuối cùng là kỹ thuật nung lị để có được sản phẩm hồn chỉnh.


Người thợ gốm quan niệm sản phẩm gốm không khác nào một cơ thể sống, có sự kết hợp hài hịa của
Ngũ hành là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ và trong đó còn mang cả yếu tố tinh thần, sự sáng tạo của con
người. Tất cả hoà vào nhau để tạo nên một loại sản phẩm gốm đặc biệt, hài hòa về bố cục, màu sắc
thanh nhã cùng với sự tinh tế của con người – gốm Bát Tràng.


</div>

<!--links-->

×