Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG SÀI GÒN THƯƠNG TÍN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.56 KB, 10 trang )

KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG SÀI GÒN THƯƠNG TÍN
3.1. Giới thiệu về ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín.
3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển.
Ngân hàng Thươg mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) được thành lập theo
quyết định số 05/GP-UB ngày 30/01/1992 của UBND Thành phố Hồ Chí Minh và hoạt động theo
quyết định số 0006/NH-GP ngày 05/12/1991 của Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam. Chính thức đi
vào hoạt động ngày 21/12/1991 trên cơ sở chuyển thể từ Ngân hàng phát triển kinh tế Gò Vấp và
sáp nhập ba hợp tác xã tín dụng: Tân Bình – Thành Công – Lữ Gia tại Thành Phố Hồ Chí Minh
với nhiệm vụ chính là huy động vốn, cấp tín dụng và thực hiện các dịch vụ ngân hàng. Vốn điều lệ
của SacomBank tại thời điểm 1991 là 3 tỷ đồng và ngân hàng hoạt động chủ yếu tại các quận vùng
ven TP.HCM.
Sau 16 năm hoạt động, Sacombank vươn lên dẫn đầu khối ngân hàng TMCP tại Việt Nam
về tốc độ tăng trưởng với tỉ lệ hơn 50%/năm, về vốn điều lệ với 4.450 tỷ đồng và mạng lưới hoạt
động với 208 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc. Ngoài ra, Sacombank còn có quan hệ
với gần 9.700 đại lý của 251 ngân hàng tại 91 quốc gia và lãnh thổ. Mục tiêu đến năm 2010
Sacombank sẽ có mặt tại tất cả các tỉnh thành trong cả nước với số lượng khoảng 350 điểm giao
dịch và tiến tới mở rộng hoạt động ở nước ngoài (Trung Quốc, Lào, Campuchia).
Sacombank đã được ba tập đoàn tài chính quốc tế góp vốn cổ phần và chia sẻ kinh nghiệm
quản trị điều hành gồm: Công ty Tài Chính Quốc Tế - IFC trực thuộc ngân hàng Thế Giới (World
Bank), tập đoàn tài chính Dragon Financial Holding thuộc Anh Quốc và ngân hàng Australia và
New Zealand (ANZ). Ngoài ra ba cổ đông nước ngoài và các đối tác chiến lược trong nước,
Sacombank là ngân hàng có số lượng cổ đông đại chúng lớn nhất Việt Nam với gần 33.000 cổ
đông.
Vào ngày 12/7/2006 tại Trung Tâm Giao Dịch Chứng Khoán TP.HCM, Sacombank trở
thành ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam niêm yết trên TTCK.
Chiến lược của Sacombank là phát triển thành một Ngân hàng bán lẻ, hiện đại, đa năng
hàng đầu Việt Nam. Sacombank chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, mở rộng mạng
lưới hoạt động và hiện đại hóa công nghệ ngân hàng; đồng thời tăng nhanh quy mô nguồn vốn huy
động, đẩy nhanh nhịp độ phát triển và đa dạng hóa các dịch vụ ngân hàng phi truyền thống, nhất là
các dịch vụ tài chính ngân hàng hiên đại. Mục tiêu chung của chiến lược phát triển là phải đạt
được những giá trị cốt lõi: Ngân hàng phát triển nhanh, ổn định và bền vững trên cơ sở đáp ứng


ngày càng tốt hơn nhu cầu giao dịch tài chính của khách hàng; đảm bảo được các lợi ích cộng
đồng và xã hội; tạo ra nhiều giá trị gia tăng cho khách hàng, cổ đông và các nhà đầu tư; tăng thu
nhập cho cán bộ nhân viên.
3.1.2. Định hướng chiến lược của Sacombank trong giai đoạn 2007-2010.
 Về năng lực tài chính:
Tiếp tục tăng nhanh vốn tự có bằng việc tăng cường tích lũy thông qua việc phát triển
mạnh các quỹ dự trữ và dự phòng, phấn đấu đến cuối năm 2010 vốn tự có đạt khoảng 16.000 -
16.500 tỷ đồng (tương đương 1 tỷ dollars Mỹ). Trong đó, vốn điều lệ tính đến năm 2010 đạt
khoảng trên 11.500 tỷ đồng chủ yếu bằng phương thức tái đầu tư từ cổ tức của cổ đông hiện hữu.
 Về tổng tài sản:
Tổng tài sản của Sacombank đến năm 2010 dự kiến sẽ đạt mức tối thiểu 155.000 tỷ đồng
tăng gấp gần 10,5 lần so với cuối năm 2005. Trong đó, giai đoạn 2007-2010 nguồn vốn huy động từ
tổ chức kinh tế và dân cư tăng trưởng bình quân 60-65%.
 Về hoạt động tín dụng:
Tổng dư nợ cho vay đến cuối năm 2010 dự kiến sẽ đạt 82.000 – 85.000 tỷ đồng chiếm tỷ
trọng 65 – 70% trên tổng nguồn vốn huy động, tăng bình quân mỗi năm khoảng 55 – 60% so với
năm trước. Trong đó, dư nợ cho vay nhỏ, phân tán phải chiếm tỷ trọng 55 – 60%. Nợ quá hạn
chiếm tỷ trọng dưới 2%/ tổng dư nợ tín dụng.
 Về kinh doanh dịch vụ:
Trong thời kỳ kế hoạch 2006 – 2010, Sacombank sẽ tập trung hết sức vào quá trình phát
triển mở rộng các dịch vụ ngân hàng; quan tâm đặc biệt đến các dịch vụ ngân hàng điện tử, ngân
hàng quốc tế. Dự kiến đến năm 2010 thu nhập phi tín dụng phải chiếm tỷ trọng khoảng 32 - 35%
trên tổng thu nhập của ngân hàng.
 Về lợi nhuận và các chỉ tiêu tài chính:
Trong những năm 2007 – 2010 đảm bảo lợi nhuận trước thuế tăng bình quân mỗi năm 55 –
60% so với năm trước. Tỷ suất lợi nhuận/ tổng tài sản vào năm 2010 dự kiến đạt 1,7 - 1,9% và tỷ
suất sinh lời/ vốn vào năm 2010 đạt 22 - 23%.
 Về mạng lưới hoạt động:
Phấn đấu đến cuối năm 2010, mạng lưới chi nhánh của Sacombank sẽ có mặt tại tất cả các
tỉnh, thành miền Nam, miền Trung và tại tất cả các tỉnh thành kinh tế trọng điểm miền Bắc. Dự

kiến mạng lưới hoạt động của Sacombank vào năm 2010 sẽ đạt trên 320 điểm. Đồng thời tiến
hành thành lập các chi nhánh tại các quốc gia lân cận, văn phòng đại diện tại Mỹ, Châu Âu và
Châu Úc. Từ năm 2007, Sacombank cũng đã lên kế hoạch thành lập công ty liên doanh thẻ với đối
tác chiến lược ANZ, xúc tiến thành lập trường đại học, thành lập công ty vàng bạc, đá quý …
 Về hệ thống công nghệ thông tin:
Mục tiêu đặt ra Sacombank phải là một trong những ngân hàng có hệ thống công nghệ
thông tin hiện đại và tiên tiến nhất trong hệ thống các ngân hàng thương mại trong cả nước.
 Về phát triển nguồn nhân lực:
Nguồn nhân lực có chất lượng cao là yếu tố cốt lõi để đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và
bền vững. Dự kiến đến năm 2010 đội ngũ CBNV của Ngân hàng đạt trên 5.800 người, Sacombank
sẽ khẩn trương xây dựng Trung tâm đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo căn bản, đào tạo
chuyên sâu, đào tạo nâng cao và đào tạo cán bộ quản lý điều hành các cấp.
 Về tái tổ chức cấu trúc và hoạt động của Ngân hàng:
Hoàn thiện bộ máy điều hành theo dòng sản phẩm hướng về khách hàng, không ngừng
nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công nhân viên theo hướng chuyên nghiệp hóa, tăng cường kỹ
năng quản trị – điều hành – giám sát, đồng thời trong năm 2007 hoàn tất chương trình chuẩn mực
hóa, mô hình hoá các quy trình tác nghiệp để nâng cao năng suất lao động và chăm sóc tốt nhất
mọi yêu cầu của khách hàng.
3.2. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh An Giang.
3.2.1. Quá trình hình thành và phát triển.
Chi nhánh cấp 1 An Giang được thành lập theo công văn thứ 143/NHNN ngày 22/5/2005
của Thống Đốc NHNN VN, chính thức đi vào hoạt động ngày 03/08/2005 theo công văn số 66 của
Chủ Tịch hội đồng quản trị trên cơ sở chuyển thể và nâng cấp từ Văn phòng đại diện An Giang
trực thuộc chi nhánh Cần Thơ.
Sacombank An Giang là chi nhánh thứ 3 áp dụng hệ thống Corebanking (T24), là một
trong những phương tiện hiện đại trong việc quản lý ngân hàng. Sacombank cũng đã tiến hành
thực hiện việc xếp hạng tín dụng, đánh giá phân loại các khoản vay để ngay từ đầu có thể ngăn
ngừa những khoản vay có thể phát sinh rủi ro.
Mặc dù Sacombank Chi nhánh An Giang là chi nhánh còn non trẻ mới đi vào hoạt động
đến nay trên hai năm và phải hoạt động trong môi trường cạnh tranh gay gắt (An Giang là nơi có

nhiều Tổ chức tín dụng nhất so với các tỉnh khác trừ các thành phố trực thuộc Trung Ương), bằng
sự tâm quyết và nổ lực phấn đấu không mệt mỏi của tập thể CBCNV, chi nhánh An Giang đã từng
bước củng cố ổn định và gặt hái được nhiều thành tựu rất đáng khích lệ: là Chi Nhánh có mức tăng
trưởng nhanh nhất trong khu vực Miền tây nam bộ (có thể xếp loại là một trong ba chi nhánh đầu
đàn trong khu vực); Được khách hàng đánh giá là một trong những Ngân hàng có cung cách phục
vụ tốt nhất tại địa phương. Và đặc biệt trong năm 2006 Chi nhánh An Giang được cơ quan chính
quyền địa phương trao bằng khen: một của UBND tỉnh và một của công an tỉnh.
Trong năm 2007 với nổ lực quyết tâm, định hướng chiến lược, xác định những khách hàng
tiềm năng và nhất là bằng phong cách phục vụ tạn tâm – chuyên nghiệp cho nên kết quả kinh
doanh 8 tháng đầu năm 2007 đạt được những thành công nhất định. Tính đến thời điểm
31/08/2007 tổng số dư nợ huy động qui đổi VNĐ đạt 381 tỷ đồng đạt trên 110% kế hoạch; tổng dư
nợ cho vay đạt 391 tỷ đồng đạt trên 100% kế hoạch, thu dịch vụ đạt 1,6 tỷ đồng đạt 80,7% kế
hoạch, lợi nhuận trước dự phòng rủi ro gần 10 tỷ đồng đạt 70,35% kế hoạch và mục tiêu của
Sacombank An Giang phấn đấu đạt kế hoạch lợi nhuận 15 tỷ đồng. Bên cạnh đó, Chi nhánh cũng
chuẩn bị kế hoạch mở rộng và nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ nhằm tiếp tục đưa các
tiện ích ngân hàng đến tận tay mọi doanh nghiệp và cá nhân, cùng góp phần nâng cao chất lượng
cuộc sống của người dân An Giang trong thời kỳ hội nhập và góp phần không nhỏ vào việc hoàn
thành kế hoạch lợi nhuận chung của khu vực miền Tây Nam Bộ.
3.2.2. Cơ cấu tổ chức tại Sacombank An Giang.
Giám Đốc
Chi Nhánh
Phó Giám Đốc
Chi Nhánh
Phòng
Doanh nghiệp
Phòng
Cá nhân
Hình 3.1. Sơ đồ tổ chức tại chi nhánh.
Phòng
Hỗ trợ

Phòng
Kế toán và Quỹ
Phòng
Hành chánh
Bộ phận
Tiếp thị DN
Bộ phận
Thẩm định DN
Bộ phận
Tiếp thị CN
Bộ phận
Thẩm định CN
Bộ phận
Quản lý tín dụng
Bộ Phận
Thanh toán quốc tế
Bộ Phận
Xử lý giao dịch
Bộ phận
Kế toán
Bộ phận
Quỹ
Phòng Giao Dịch
3.2.3. Chức năng nhiệm vụ các phòng ban.
3.2.3.1. Phòng doanh nghiệp.
• Bộ phận tiếp thị Doanh nghiệp:
• Đánh giá về tình hình thị trường và địa bàn định kỳ để phản hồi về cho
Phòng Tiếp thị và phát triển sản phẩm Doanh nghiệp và tham mưu cho Ban lãnh đạo chi
nhánh.
• Thực hiện công tác tiếp thị để phát triển khách hàng, phát triển thị phần và

chăm sóc khách hàng hiện hữu.
• Hướng dẫn khách hàng về tất cả các vấn đề có liên quan đến cho vay, bảo
lãnh.
• Hướng dẫn khách hàng bổ túc hồ sơ, tài liệu để hoàn chỉnh hồ sơ.
• Đôn đốc khách hàng trả vốn và lãi đúng kỳ hạn.
• Bộ phận thẩm định Doanh nghiệp:
• Phối hợp với Bộ phận tiếp thị trong quá trình tiếp xúc khách hàng để xác
minh tình hình sản xuất kinh doanh và khả năng quản lý của khách hàng.
• Nghiên cứu hồ sơ, phương án vay vốn và tài sản bảo đảm của khách hàng.
• Phân tích, thẩm định, đề xuất cấp tín dụng và cơ cấu lại các hồ sơ cấp tín
dụng.
• Chịu trách nhiệm chính trong việc kiểm tra sử dụng vốn định kỳ và đột xuất
sau khi cho vay.
• Xây dựng kế hoạch tháng, năm; theo dõi đánh giá tình hình thực hiện và đề
xuất cho Giám đốc Chi nhánh các biện pháp khắc phục các khó khăn trong công tác.
3.2.3.2. Phòng cá nhân.
• Các hoạt động của phòng cá nhân cũng giống như phòng doanh nghiệp, chỉ
khác đối tượng khách hàng phục vụ của phòng cá nhân là các cá thể như: cho vay tiểu
thương, cho vay phục vụ đời sống, vay nông nghiệp,.. và trong công tác thẩm định của
phòng cá nhân phải thu thập: nghiên cứu hồ sơ, xác minh nhân thân, nguồn thu nhập dùng
để trả nợ, tài sản đảm bảo,… của khách hàng cho vay bất động sản và tiêu dùng; tham gia
thực hiện việc giải ngân, thu nợ đối với nghiệp vụ cho vay cán bộ công nhân viên và góp
chợ theo quy định của Ngân hàng.
3.2.3.3. Phòng hỗ trợ.
• Bộ phận quản lý tín dụng:
• Hỗ trợ công tác tín dụng.
• Kiểm soát lại hồ sơ cấp tín dụng và phản hồi lại cho Ban lãnh đạo Chi
nhánh những vấn đề chưa đúng quy định (nếu có)
• Hoàn chỉnh hồ sơ và lập thủ tục giải ngân, thu phí (nếu có); hợp đồng tín
dụng, hợp đồng bảo đảm, giấy nhận nợ; tiếp nhận bản chính giấy tờ sở hữu tài sản bảo đảm

và các giấy tờ có liên quan
• Tham gia cùng bộ phận thẩm dịnh Doanh nghiệp/cá nhân kiểm tra sử dụng
vốn định kỳ và đột xuất sau khi cho vay đối với mkhách hàng có nợ xấu.
• Lập thủ tục giải chấp tài sản bảo đảm: kiểm soát tình hình dư nợ trước khi
lập giấy giải ngân; hoàn trả bản chính giấy tờ sở hữu tài sản đảm bảo cho khách hàng.
• Quản lý danh mục cho vay, bảo lãnh theo danh mục ngành nghề kinh
doanh, loại hình cho vay, hạn mức tín dụng,….
• Kiểm soát chặt chẽ tình hình nợ gia hạn, nợ quá hạn, đề xuất các biện pháp
cụ thể để giảm thiểu nợ quá hạn, nợ không thu được lãi.
• Bộ phận thanh toán quốc tế:

×