Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGUỒN VỐN VÀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHTM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.37 KB, 14 trang )

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGUỒN VỐN VÀ HOẠT ĐỘNG HUY
ĐỘNG VỐN CỦA NHTM
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NHTM
1. Khái niệm về NHTM
NHTM xuất hiện từ rất sớm, bắt đầu từ những người thợ vàng. Trước kia
thỏi vàng được dùng làm tiền, người có càng muốn có một nơi cất giữ an toàn đã
đem ký gửi nó cho các thợ vàng và lấy ra khi cần thiết thanh toán. Cùng với sự
phát triển của quá trình lưu thông tiền tệ khiến từ việc giữ hộ những người thợ
vàng trở thành những người kinh doanh tiền tệ. Họ có thể đổi tiền ở biên giới vận
chuyển tiền lấy phí và khi nhận thấy rưàng họ có vô số tiền nhàn rỗi, cung về tiền
xuất hiện.
Thị trường luôn tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh do đó các nhà kinh doanh
cần có vốn, cầu về vốn xuất hiện, khi cung cầu về vốn gặp nhau thì nghiệ vụ cho
vay xuất hiện. Khi xuất hiện cả 4 nghiệp vụ.
* Nhận tiền gửi.
* Đổi tiền.
* Trung gian thanh toán
* Cho vay.
Thì một Ngân hàng Thương mại thực thụ ra đời.
Vậy "NHTM là một trung gian tài chính mà hoạt động chủ yếu và thường
xuyên là nhận tiền gửi, tiến hành các hoạt động cho vay, đồng hệ thốngời làm
nhiệm vụ trung gian thanh toán, thực hiện các nghiệp vụ chiết khấu thương phiếu".
2. Các nghiệp vụ chủ yếu của một NHTM
2.1. Huy động vốn
Với nguồn vốn tự có của mình, cho dù nguồn vốn đó có lớn đến đâu chăng
nữa, một ngân hàng cũng không thể nào đáp ứng thoả mãn các nhu cầu tín dụng
chính đáng của tất cả khách hàng, cho nên muốn có đủ khả năng tài chính để hoạt
động, ngân hàng phải tìm mọi cách để thu hút các nguồn vốn từ bên ngoài.
Việc thu hút các nguồn vốn của ngân hàng có thể được thực hiện dưới nhiều
hình thức.
* Nhận tiền gửi của các cá nhân, tổ chức.


* Vay trên thị trường tăng bằng cách phát hành kỳ phiếu, trái phiếu.
* Vay NHTW, các tổ chức tín dụng và NHTM khác.
Theo luật ngân hàng các NHTM có thể huy động vốn gấp 20 lần vốn tự có
của mình, tròng đó số vốn ngân hàng huy động bằng cách nhận tiền gửi có quy mô
lớn hơn nhiều so với các khoản vay mượn khác.
2.2. Hoạt động sử dụng vốn
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế các hình thức cho vay khác nhau đã
hình thành và phát triển.
* Theo thời gian: tín dụng ngắn hạn
* Theo mục đic hs sử dụng: Tín dụng tiêu dùng, tín dụng đầu tư, tín dụng
thời vụ, tín dụng xuất nhập khẩu.
* Cách thức cho vay có thể cho vay trực tiếp như chuyển tiền vào tài khoản
khách hàng hoặc phát tiền mặt, cũng có thể là chiết khấu thương phiếu.
Khi cho vay ngân hàng quan tâm đến việc bảo toàn vốn của mình và có lợi
nhuận tối đa, khách hàng thì muốn nhận được khoản tín dụng với những điều kiện
ưu đãi nhất.
Hoạt động của NHTM liên quan đến nhiều lĩnh vực của nền kinh tế và liên
quan tới lợi ích của nhiều người, hoạt động của ngân hàng gặp nhiều rủi ro do đó
để phòng ngừa và hạn chế rủi ro đó, trong hoạt động tín dụng phải đảm bảo nguyên
tắc tín dụng NHTM "Vốn vay phải được hoàn trả đày đủ cả gốc lẫn lãi đúng thời
hạn đã ký, vốn vay phải được sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả, vốn vay phải
được đảm bảo bằng hàng hoá có giá trị tương đương.
2.3. Hoạt động thanh toán
Ngày nay với sự ra đời của nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt dã tạo
một bước chuyển mới của hệ thống thanh toán cho phép các giao dịch diễn ra mà
không cần lượng lớn tiền mặt. Có hai loại.
* Thanh toán ngay
* Thanh toán trả chậm
2.3.1.Thanh toán ngay
Các công cụ thanh toán ngay gồm:

* Séc: Séc bảo chi, séc đinịh mức, séc chuyển tiền, séc chuyển khoản.
* Thư tín dụng
* Uỷ nhiệm chi
* Uỷ nhiệm thu
2.3.2. Thanh toán trả chậm
Là sự thanh toán mà sự chi trả không có hiệu lực chấp hành tức th ời và dứt
khoát, mà chỉ có sự chi trả sau thời gian thoả thuận giữa người chủ nợ và người
mắc nợ. Các công cụ thanh toán trả chậm gồm:
* Các thương phiếu: Hối phiếu, kỳ phiếu.
* Các giá khoán động sản: Cổ phiếu, trái phiếu.
2.4. Tham gia các hoạt động khác
Các NHTM có nhiều khách hàng tham gia xuất nhập khẩu, thu chi nhiều
ngoại tệ, nên hình thành ra nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, nghiệp vụ này đem lại
lợi nhuận cho ngân hàng bằng việc mua ngoại tệ vào với giá thấp, bán ra với giá
cao hơn hoặc do những biến động về tỷ giá trên thị trường nên việc cho vay, mua
bán có lợi qua chênh lệch tỷ giá. Ngoài ra các NHTM còn tham gia đầu tư chứng
khoán, từ vốn khách hàng…
II. HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN
1. Vai trò của vốn
1.1. Khái niệm về vốn
Có rất nhiều quan điểm khác nhau khi nói về vốn, vậy vốn là gì? Theo em
hiểu "vốn là tư bản mang lại giá trị thông dư" từ quan điểm đó ta thấy sự cần thiết
của vốn trong nền kinh tế: thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế xây dựng
và phát triển cơ sở hạ tầng, thúc đẩy chuyển giao công nghệ, đáp ứng mọi yêu càu
cải tạo, đầu tư, đổi mới trong mọi ngành mọi lĩnh vực.
1.2. Vai trò của vốn trong hoạt động kinh tế NHTM
Sản phẩm của các NHTM là "tiền", các ngân hàng kinh doanh tiền tệ nên
chức năng chủ yếu của ngân hàng là "huy động để cho vay" đây là nghiệp vụ mang
lại phần lớn lợi nhuạn của các NHTM, do đó vốn là cần thiết giúp các NHTM chủ
động trong việc cho vay và đầu tư. Khi một ngân hàng có nguồn vốn dồi dào, ổn

định cũng giúp trong khả năng đa dạng hoá loại hình dịch vụ của mình.
Vốn của một NHTM cũng tác động vào yếu tố tâm lý khách hàng, tạo ra uy
tín ngân hàng trên thị trường. Vốn quyết định năng lực cạnh tranh của ngân hàng,
quy mô, phương tiện hiện đại là tiền đề thuậ lợi để ngân hàng mở rộng quan hệ tín
dụng, kinh doanh đa dạng, phân tán rủi ro.
Như vậy vốn có vai trò to lớn đối với sự nghiệp tăng trưởng và phát triển
kinh tế, là nhân tố đóng vai trò quyết định cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước. Đối với các NHTM vốn có vai trò nền tảng quyết định đến hoạt động
kinh doanh của ngân hàng.
Để có thể huy động tối đa các nguồn vốn và chiếm được tỷ trọng huy động
vốn cao trên thị trường khi lựa chọn hình thức huy động các ngân hàng nên chú ý
đến một số nguyên tắc sau.
2. Nguyên tắc khi tiến hành huy động vốn

×