Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Biện pháp xây dựng nề nếp lớp chủ nhiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.17 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<i><b>1.Tên báo cáo biện pháp: BIỆN PHÁP XÂY DỰNG NỀ NẾP LỚP CHỦ NHIỆM</b></i>
2.Tác giả: Phạm Thị Phượng: Nữ


- Trình độ chun mơn: ĐHSP – GD Thể chất


- Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên, trường THCS Tân Thiện
- Chủ nhiệm: Lớp 8A2


- Điện thoại: 0349046190, Email:
<b> I.PHẦN MỞ ĐẦU </b>


<b>1. Lý do chọn biện pháp:</b>


Trong giáo dục, dạy chữ và dạy người là hai vấn đề song song tồn tại và có giá trị như
nhau. Mục đích giáo dục là tạo ra những con người có phẩm chất đạo đức và năng lực trí
tuệ, sản phẩm giáo dục là con người thế hệ tương lai của đất nươc, sự mất cân đối trong
giáo dục ngày hôm nay sẽ để lại hậu quả không lường cho ngày mai. Bác Hồ đã từng nói:
“Có đức mà khơng có tài thì làm việc gì cũng khó.Có tài mà khơng có đức là người vơ
dụng”. Do đó, nhà trường-gia đình-xã hội là những yếu tố cần và đủ để chăm lo giáo dục
thế hệ trẻ thành người “vừa hồng vừa chuyên”, nhà trường ở đây, đầu tiên không ai khác
là người giáo viên chủ nhiệm lớp, được lãnh đạo nhà trường phan công chịu trách nhiệm
giáo dục, giáo dưỡng cho một tập thể học sinh.


Xã hội ta nghề dạy học được tôn vinh là nghề cao quí nhất trong các nghề cao q.
Đúng như vậy, nhưng để làm trịn bổn phận và đóng góp một phần nào đó cho nghề cao
q này, mỗi giáo viên phải làm tốt nhiệm vụ của mình. Là một giáo viên chủ nhiệm tơi
ln ý thức trách nhiệm của mình đối với cơng việc giảng dạy, đặc biệt là vai trò, trách
nhiệm của một giáo viên chủ nhiệm đối với học sinh trong việc nâng cao chất lượng dạy
học, để rèn luyện xây dựng nhân cách của học sinh, xuất phát từ vị trí của giáo viên chủ
nhiệm, liên quan đến giáo dục: đức –trí- thể- mỹ với quan điểm “nề nếp kỉ cương là chất
lượng” là điều đặc biệt quan tâm của nhà trường trong những năm gần đây.



<b>2. Phạm vi và đối tượng thực hiện:</b>
Học sinh lớp 8A2 trường THCS Tân Thiện


Có thể nói thực trạng học sinh hiện nay, ở lứa tuổi các em còn ham chơi, ý thức tự giác
chưa cao, cịn đợi cha mẹ, thầy cơ nhắc nhở nhiều trong việc rèn luyện và học tập; một số
em khác con gia đình khó khăn, cha mẹ chỉ lo bương trải kiếm ăn, khơng có điều kiện
quan tâm đến con em hoặc một số em là con mồ cơi có hồn cảnh đặc biệt...đối với các
em học sinh này đang cần có sự quan tâm, cần sự giúp đỡ của xã hội, của nhà trường để
các em học tập, hình thành nhân cách.Vì vậy, vai trị trách nhiệm của người giáo viên chủ
nhiệm là vô cùng quan trọng trong lớp học với nhiều đối tượng học sinh.


<b>3. Mục đích của biện pháp:</b>


Qua những năm làm công tác chủ nhiệm lớp, lúc nào tôi cũng trăn trở vấn đề này, cố
gắng tìm ra những biện pháp tốt nhất để xây dựng nề nếp lớp chủ nhiêm tốt, để tổ chức
các em học tập, tiếp thu kiến thức, hoạt động rèn luyện, vui chơi, tham gia các hoạt
động…để dần dần hình thành nhân cách tốt đẹp, giúp các em có những định hướng đúng
đắn, để sau này trở thành những người con có ích cho xã hội, hiếu thảo trong gia đình và
chính các em sẽ là tấm gương tốt cho các em học sinh khác noi theo


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<i><b>1. Nắm vững chức năng, nhiệm vụ của GVCN lớp: </b></i>


Để thực hiện tốt vai trò chức năng, nhiệm vụ của GVCN lớp, đòi hỏi người giáo
viên phải thật sự hết sức yêu quí học sinh, lấy sự tiến bộ của học sinh làm niềm vui, hạnh
phúc của mình, biết hi sinh cả thời gian sức lực, đặt hết tâm huyết vào công việc, quyết
tâm giáo dục đến nơi đến chốn. Theo tơi, để có kết quả trong cơng tác chủ nhiệm, ngồi
sự nhiệt tình cịn địi hỏi phải có phương pháp thích hợp.


Ngay từ đầu năm học GVCN cần nắm tình hình học sinh trong lớp, từ kết quả học


tập, hạnh kiểm, hồn cảnh gia đình…của từng em trong năm học trước, nắm được đặc
điểm sức khỏe, tâm sinh lí, trình độ nhận thức, năng lực hoạt động, năng khiếu, sở thích,
nguyện vọng, quan hệ bạn bè…Từ đó, có những phương pháp giáo dục phù hợp cho từng
đối tượng. Đi sâu vào hoàn cảnh thực tế của từng em, đặc biệt chú trọng đối với học sinh
cá biệt, có biện pháp uốn nắn kịp thời.


Nắm vững mục tiêu, chương trình nội dung cấp học, mục tiêu đào tạo giáo đục về
mặt nhân cách và kết quả học tập của học sinh.


GVCN là cầu nối giữa Ban giám hiệu, các tổ chức trong nhà trường, các giáo viên
bộ môn, phụ huynh, các tổ chức xã hội và tập thể lớp chủ nhiệm, nói cách khác GVCN là
người đại diện của hai phía, một mặt đại diện cho lực lượng giáo dục của nhà trường, mặt
khác là đại diện cho tập thể học sinh.


Với tư cách là nhà sư phạm, GVCN có trách nhiệm truyền đạt tới học sinh lớp chủ
nhiệm tất cả những yêu cầu, kế hoạch của nhà trường, không phải bằng mệnh lệnh mà
bằng sự thuyết phục, cảm hóa, bằng sự gương mẫu của GVCN để mục tiêu giáo dục để
được học sinh chấp nhận một cách tự giác.Mặt khác, GVCN là người tập hợp ý kiến
nguyện vọng của từng học sinh trình lên Ban gám hiệu, Đồn-Đội, GV bộ mơn, ngồi ra
GVCN cịn có trách nhiệm bảo vệ, bênh vực quyền lợi của học sinh lớp mình.


GVCN là cố vấn tổ chức hoạt động tập thể, chức năng này có ý nghĩa rất quan trọng, vai
trò định hướng, điều chỉnh, điều khiển của GVCN đối với họat động tự quản của lớp, GV
không trực tiếp tham gia, không làm thay các em nhưng phải bằng nghệ thuật sư phạm
kích thích tư duy sáng tạo, phát triển tiềm năng trí tuệ vốn có ở học sinh, bao gồm cả việc
điều chỉnh tư duy thái độ, tình cảm, hành vi hoạt động của học sinh.


<i><b>2. Nội dung công tác và nhiệm vụ cụ thể của GVCN:</b></i>


GVCN phải mẫu mực về đạo đức, gương mẫu trong việc chấp hành luật pháp và


những qui định chung của nhà nước đồng thời giáo dục học sinh những phẩm chất đạo
đức, rèn luyện năng lực phấn đấu trở thành một công dân tốt.


GVCN chia học sinh theo từng loại đối tượng để áp dụng những biện pháp giáo dục
phù hợp, chú ý tâm lí của từng em, hồn cảnh sống của từng học sinh mà có cách giáo dục
riêng biệt đối với từng em.Luôn bám sát theo dõi sự thay đổi của từng em, những biểu
hiện thái độ sai trái và uốn nắn kịp thời, phát hiện những tấm gương tốt trong lớp biểu
dương, nêu gương, khuyến khích và động viên các em bằng những hình thức khen
thưởng, khích lệ. Điều đáng chú ý là không được phê phán hoặc chỉ trích vào những
khuyết điểm của các em mà phải nhẹ nhàng khuyên nhủ bằng những lời nói tránh né để
khỏi làm tổn thương sự tự ái của các em hoặc cho các em thực hiện tinh thần phê và tự
phê dưới sự giám sát của GVCN. Kết hợp giáo dục từ nhiều phía: nhà trường-gia đình- xã
hội. Trong mối quan hệ trực tiếp là GVCN-học sinh-tập thể lớp thì giáo viên là người tổ
chức giáo dục, học sinh đóng vai trò chủ đạo, tập thể lớp là phương tiện giáo dục hành vi
đạo đức. GVCN phải tổ chức một tập thể lớp đoàn kết, thương yêu, đùm bọc, tương trợ,
giúp đỡ xây dựng lẫn nhau. GVCN khơng nóng vội, phải bình tĩnh xử lí các tình huống
một cách sư phạm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<i>3.1/ Tìm hiểu:</i>


a.Về gia đình học sinh: chọn thời gian thăm hỏi để biết rõ hơn về hoàn cảnh kinh tế,
nghề nghiệp, trình độ, tâm lí, sự quan tâm của cha mẹ học sinh đối với con cái, phương
pháp giáo dục con cái của gia đình để kết hợp giáo dục học sinh ở lớp. Mạt khác tìm hiểu
thêm nguyên nhân yếu tố tích cực hoặc tiêu cực, những thuận lợi hay khó khăn tác động
đến học sinh. Quan trọng hơn cả là hiểu được đặc điểm của mỗi học sinh về các mặt tâm
sinh lí, tính cách năng lực để có giải pháp giáo dục phù hợp.


b. Về giáo viên chủ nhiệm cũ: trao đổi, hỏi thăm tình hình, biểu hiện của học sinh
trong năm học trước, lưu ý từng đối tượng học sinh, tìm hiểu tham khảo nhận xét của
GVCN cũ.



c. Về cá nhân học sinh: Nắm địa bàn cư trú, cá tính điểm nổi bật của từng em thông
qua các hoạt động thực tế ở lớp hằng ngày, mối quan hệ bạn bè trong trường trong lớp,
bên ngoài của các em, đặc biệt lưu ý tìm hiểu kĩ hơn đối với những em mà ta gọi là “học
sinh cá biệt”.


<i>3.2/ Phối hợp giáo dục đồng bộ:</i>


Có kế hoạch thăm hỏi phụ huynh trực tiếp hay qua điện thoại, thơng báo tình hình
các em ở lớp về năng khiếu, khả năng tư duy, thiếp thu của học sinh cũng như những sai
sót, khiếm khuyết của các em hoặc những em hay vi phạm nội qui kỉ luật. trao đổi với phụ
huynh để tạo điều kiện phát huy những mặt mạnh và hạn chế những mặt yếu của các em.


Liên hệ kết hợp chặt chẽ với giáo viên bộ môn để nắm được ưu điểm và hạn chế
của từng học sinh từ đó có biện pháp giáo dục.Nắm bắt tình hình học tập của từng học
sinh trong giờ học về việc học ở nhà, học ở lớp năng động hay thụ động, kết quả học tập,
kiểm tra cụ thể từng môn học và GVCN kịp thời có sự nhắc nhở hoặc động viên các em.


Phối hợp cơng tác quản lí, giám sát của Ban giám hiệu, cán bộ văn phòng, giám thị
để theo dõi các nề nếp của học sinh, tranh thủ sự giúp đỡ của Ban giám hiệu và các tổ
chuyên môn.


Phối hợp với các đoàn thể Đoàn- Đội để xây dựng tốt nề nếp hoạt động, nề nếp thi
đua của lớp, nắm bặt kịp thời các thông tin của học sinh qua các hoạt động ngồi giờ lên
lớp, những biểu hiện tích cực hay tiêu cực của các em và cùng với Đồn Đội có giải pháp
giáo dục rèn luyện nhân cách cho các em.


Sự phối hợp đồng bộ nhịp nhàng, hợp lí với nhau sẽ đem lại hiệu quả giáo dục rất
cao.



<i>3.3/ Biện pháp trực tiếp xây dựng nề nếp lớp:</i>
a. Giáo dục tư tưởng:


Giáo dục thực hiện tốt mọi chủ trương đường lối của Đảng , chính sách pháp luật của
nhà nước ở mọi lúc, mọi nơi, thực hiện nghêm túc nội qui củ nhà trường, rèn luyện học
sinh có hành vi ứng xử văn minh, lịch sự.


Tham gia đầy đủ các phong trào của nhà trường tổ chức.
b. Tổ chức lớp học:


Chọn bầu cử đội ngũ cán bộ lớp (lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng, tổ phó, đội sao đỏ, cán
sự bộ mơn, nhóm bạn học tập) ở đây là những học sinh có uy tín, gương mẫu đã trải qua
các cương vị, có năng lục học tập, năng nổ trong các phong trào hoạt động. Qui định chức
năng nhiệm vụ của từng chức danh, bồi dưỡng cán sự lớp về chuyên mơn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Tạo khơng khí lớp học ấm cúng, thân thương, cho các em thấy được niềm vui khi đến lớp
và tâm thế háo hức chờ đợi khi đến tiết học, từ đó có động lực tốt hơn để học tập.


GVCN cùng một lúc thực hiện bốn chức năng: vừa làm thầy dạy các em những điều
hay lẽ phải, nhưng cũng phải là mộ người cha nghiêm khắc, là một người mẹ chu đáo,
đồng thời là một người bạn biết chia sẻ, lắng nghe những tâm sự của các em, phải hiếu
được tâm lí lứa tuổi của các em học sinh và có biện pháp giáo dục các em một cách tốt
nhất. Phải đưa lớp chủ nhiệm vào tập thể nhà trường để các em thấy được vai trò của cá
nhân lớp là một phần không thể tách rời trong nhà trường, từ đó các em sẽ cố gắng phấn
đấu nhiều hơn.


Xây dựng kế hoạch tự học, tự rèn và khả năng tự quản của học sinh, bước đầu nâng
cao ý thức trách nhiệm của học sinh. Đặt mọi hoạt động của học sinh, của lớp dưới hình
thức thi đua khen thưởng với các chủ đề thi đua, nội dung thi đua.



Nhắc nhở học sinh đảm bảo sỉ số hàng ngày, rèn luyện tính kỉ luật, thực hiện
nghiêm túc nơi qui của nhà trường của lớp.


Giáo dục học sinh ý thức tự giác thường xuyên trong mọi hoạt động: đem dung cụ,
sách vở đầy đủ, đảm bảo trật tự kỉ cương trong lớp, trực nhật vệ sinh lớp trường sạch sẽ,
giữ vệ sinh chung, bảo quản tài sản trong nhà trường. Luôn nhắc nhở học sinh trau dồi
kiến thức nâng cao chất lượng học tập không để bị điểm thấp hoặc thầy cơ phê bình.


c. Theo dõi quản lí, giám sát lớp:


- Trong mỗi buổi học các tổ theo dõi, đánh giá, chấm chéo lẫn nhau theo đúng qui
định của đoàn trường.


- Lập hồ sơ thi đua theo dõi học sinh trên lớp, tổ chức theo dõi hàng ngày, ghi chép
cụ thể các mặt hoạt động. Ban cán sự cộng điểm hàng ngày xếp hạng tổ hàng tuần. Điểm
cộng cho các mục đạt kết quả cao: làm bài, trả bài ở lớp: 8đ (+2), 9đ(+3), 10đ(+4), phát
biểu xây dựng bài: 1 lần/1đ, tham gia phong trào (+5đ), đạt giải (+10đ) và được khen
thưởng ở lớp.


Điểm trừ cho những mục vi phạm: trừ 1 điểm thiếu dụng cụ học tập; trừ 2 điểm
nghỉ học không phép, đi trễ, không thuộc bài, không làm bài tập, khơng soạn bài, mất trật
tự trong giờ học, nói leo…;trừ 5 điểm: bỏ tiết không phép, không đeo bảng tên, phù hiệu,
ngủ trong lớp học, không sinh hoạt dưới cờ, vệ sinh lớp trễ, ngồi trên bàn, bỏ rác không
đúng nơi qui định, nói chuyện riêng trong giờ học, khơng tham gia các buổi lao động của
lớp, của trường, trừ 10 khơng đội nón bảo hiểm, đi xe máy đến trường, mang theo, sử
dụng điện thoại trong giờ học,(tịch thu nộp về nhà trường)…


- Kiểm tra việc soạn bài, học bài thông qua 15 phút truy bài đầu giờ


- Xếp loại hạnh kiểm tuần, tháng làm cơ sở xếp loại hạnh kiểm học kỳ, cuối năm.


- Kết hợp giáo dục học sinh cá biệt với giáo dục tập thể.


- Giáo dục phương pháp nêu gương người tốt, việc tốt, động viên, khuyến khích.
- Khen thưởng đúng người, đúng việc, khách quan, công bằng.


- Sinh hoạt lớp đầy đủ, đánh giá ưu điểm nhược điểm của tổ, cá nhân.
d. Nâng cao chất lượng giờ sinh hoạt lớp:


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Tạo điều kiện cho các em trình bày ý kiến, tâm tư nguyện vọng của mình với lớp với
GVCN về bạn hoặc về bản thân mình. GVCN có biện pháp giải quyết các tình huống của
các em một cách sư phạm và phải có tính kiên quyết.


<b> KẾT QUẢ THỰC HIỆN</b>


Trong năm học: 2020 - 2021, chất lượng học tập của lớp 8A2 mà tôi chủ nhiệm đã
dần đi vào nề nếp có tổ chức.


Đa số các em có ý thức chấp hành tốt nội quy của trường và của lớp, các em ngoan hơn,
đi học đều, đến lớp học thuộc bài và làm bài tập đầy đủ các em học tập, tiếp thu kiến thức,
hoạt động rèn luyện, vui chơi, tham gia các hoạt động…để dần dần hình thành nhân cách
tốt đẹp , giờ học sơi nổi, ý thức học sinh tích cực trong học tập.


Nề nếp kỉ luật của lớp nghiêm túc, khơng có tình trạng học sinh vi phạm lớn, đảm bảo
chuyên cần.


Hoạt động tập thể tham gia nhiệt tình, đồn kết giúp đỡ nhau trong học tập, tích cực
trong các phong trào thi đua của nhà trường


Những thành tích đạt được:



- Tham gia thi lồng đèn, mâm cỗ đẹp cấp thành phố đạt giải nhì.


- Tham gia thi văn nghệ, vở sạch, chữ đẹp chào mừng ngày 20/11. tiết mục múa đạt giải
khuyến khích.


- Tham gia phong trào nuôi heo đất, để giúp đỡ bạn nghèo ăn tết.


<b> III. PHẦN KẾT LUẬN</b>


Những bài học kinh nghiệm được rút ra từ q trình áp dụng các biện pháp.
Qua nhiều năm cơng tác chủ nhiệm lớp, bản thân tôi đã rút được một số bài học
kinh nghiệm như sau:


Thứ nhất: Muốn làm tốt công tác chủ nhiệm, trước hết giáo viên phải hết lòng tin và yêu
học sinh, phải tâm huyết và có trách nhiệm. Có như vậy mới “cảm hóa được hos sinh.
Thứ hai: Phải tạo được thành công ban đầu cho học sinh, giúp các em tự tin vào bản
thân mình để từ đó các em phấn đấu đạt kết quả cao hơn.


Thứ ba: Luôn luôn học tập, vận dụng kinh nghiệm của đồng nghiệp và tự đúc rút kinh
nghiệm cho bản thân, nhất là trong công tác giảng dạy và chủ nhiệm lớp.


Thứ tư: Bên cạnh sự nỗ lực của giáo viên, phải có sự khích lệ đúng mức của Ban giám
hiệu nhà trường, và giáo viên chủ nhiệm phải tìm mọi cách tranh thủ kịp thời những hỗ
trợ cần thiết của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường trong cơng tác chủ
nhiệm của mình.


Thứ năm: Không ngừng nâng cao sự hiểu biết, không tự mãn với những thành quả đạt
được ban đầu. Luôn trao dồi đạo đức cách mạng, rèn luyện tác phong để trở thành tấm
gương sáng cho học sinh noi theo. Phải gây được uy tín với các em, với phụ huynh và với


tập thể giáo viên.


Thứ sáu: Để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp, cần phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các
bộ phận, giữa các Thầy Cô bộ môn cùng cô giáo chủ nhiệm. Vai trị của Thầy Cơ chủ
nhiệm là rất quan trọng. Trong lớp, Thầy Cô chủ nhiệm như là cha mẹ của các em, có
tiếng nói điều chỉnh kịp thời các hành vi chưa đúng của các em, là tấm gương cho các
em noi theo.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

Học sinh chúng ta chỉ là những cành cây non, đang muốn vươn lên trở thành cành
cây vững chắc, hãy tạo điều kiện cho các em thể hiện mình, vươn lên nơi có ánh sáng
vững bền, hãy giáo dục các em bằng thái độ thân thiện và tích cực. Bảo vệ, chăm sóc thật
tốt cho con em chúng ta, khơng chỉ là chăm lo cho tương lai dân tộc, mà cịn là ni lớn
hàng ngày niềm hy vọng và hạnh phúc hiện tại của mỗi gia đình và tồn xã hội…


Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của bản thân mà tôi đã làm trong công tác chủ
nhiệm lớp trong những năm qua, chắc chắn sẽ chưa được hồn hảo, nên cịn thiếu sót
mong đồng nghiệp và Ban giám hiệu góp ý và bổ sung để tơi hồn chỉnh hơn.


Tơi xin chân thành cảm ơn.


XÁC NHẬN CỦA LÃNH ĐẠO ĐƠN VỊ
NƠI TÁC GIẢ CÔNG TÁC


<i> Tân Thiện, ngày 10 tháng 11 năm 2020</i>
<i> Tác giả</i>


</div>

<!--links-->

×