Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

PHƯƠNG HƯỚNG NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CƠ KHÍ HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.22 KB, 10 trang )

PHƯƠNG HƯỚNG NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN TRỊ TÀI
CHÍNH TẠI CÔNG TY CƠ KHÍ HÀ NỘI
3.1. ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI DN:
Trong những năm gần đây, dưới ảnh hưởng dây chuyền của cuộc khủng hoảng
tài chính-tiền tệ khu vực và xu hướng suy thoái chung của toàn thế giới, nền kinh tế
Việt Nam phát triển chậm lại và gặp phải một số khó khăn như qui mô đầu tư giảm,
tình hình xuất nhập khẩu gặp khó khăn,…Những khó khăn chung của đất nước đã tác
động không nhỏ đến Công ty cơ khí Hà Nội làm thị trường tiêu thụ thu hẹp, chi phí
nhập khẩu NVL đầu vào tăng do tỉ giá ngoại tệ tăng. Ngoài những khó khăn chung, DN
còn phải đương đầu với nhiều khó khăn riêng như sự cạnh tranh gay gắt của các doanh
nghiệp cùng nghành. Nhờ năng lực quản lí và đội ngũ cán bộ công nhân viên năng
động sáng tạo và có trình độ chuyên môn cao (hơn 1/5 có trình độ đại học, trên đại học
và cao đẳng), DN đã vượt qua các khó khăn, thử thách, bảo đảm đời sống của cán bộ
công nhân viên và tạo ra lợi nhuận để tái sản xuất. Hoạt động tài chính của DN trong
năm 2005 đã đạt được những thành tựu sau:
Trong quan hệ thanh toán với các tổ chức bên ngoài, DN đã tuân thủ các
chính sách tín dụng, trả nợ đúng hạn cho các chủ nợ và các tổ chức mà DN chiếm
dụng vốn. Các khoản nợ ngắn hạn, nợ dài hạn và khoản phải trả người bán giảm
làm tình hình tài chính của DN lành mạnh hơn. Về các khoản phải thu, DN đã nỗ
lực thu hồi công nợ, tăng nhanh tốc độ luân chuyển các khoản phải thu (từ 7,329
lên 7,848 vòng) làm tăng hiệu quả hoạt động của vốn lưu động. Với xu hướng
giảm nợ., giảm thu, DNđã nâng cao khả năng độc lập tài chính của mình, giảm tình
trạng chiếm dụng dây dưa lẫn nhau với các doanh nghiệp khác.
Nguồn vốn lưu động thuần tăng cho tháy khả năng thanh toán của DN được
nâng cao. Nguồn vốn lưu động thuần tăng trong khi qui mô tài sản giảm cho thấy
DN đã ưu tiên đặc biệt cho việc phát triển nguồn vốn lưu động thuần, tăng khả
năng nắm bắt thời cơ và làm cân bằng cấu trúc tài chính.
Bên cạnh những thành tích đạt được, DN cũng còn tồn tại một số nhược
điểm trong hoạt động tài chính như cơ cấu tài sản,nguồn vốn còn chưa hợp lí, khả
năng thanh toán và hiệu quả sử dụng vốn chưa cao.
Trong cơ cấu tài sản và nguồn vốn, mặc dù trong kì DN đã có những hành


động tích cực để cải thiện tình hình nhưng những tồn tại vẫn chưa được khắc phục
hoàn toàn.
Tỉ suất đầu tư trong tổng tài sản còn thấp (xấp xỉ 0,3). Vào cuối năm, tỉ suất
này giảm hơn khiến cho hiệu quả sử dụng TSCĐ thấp, tồn tại sự mất cân đối giữa
TSCĐ và TSLĐ, TSCĐ chiếm quá ít, TSLĐ chiếm tỉ lệ nhiều nhưng phần lớn lại
được đầu tư vào tài sản dự trữ, giảm năng lực hoạt động của vốn.
Tỉ suất tự tài trợ tuy đã được tăng lên vào cuối kì nhưng vẫn còn ở mức thấp
(32,76%) nghĩa là chỉ đủ tài trợ cho TSCĐ, toàn bộ TSLĐ phải dựa vào các nguồn
tài trợ bên ngoài như vay dài hạn, vay ngắn hạn, các khoản đi chiếm dụng. Trong
kì, mặc dù DN đã cố gắng trả các khoản nợ vay để giảm tỉ suất nợ nhưng nó vẫn
còn ở mức cao (67,24%). Điều này thể hiện sự mất cân đối trong cơ cấu nguồn vốn
. Mặc dù ở khía cạnh nào đó, việc vận dụng “đòn bẩy tài chính” mang lại lợi nhuận
cao hơn cho DN thì ở khía cạnh khác, cơ cấu vốn như vậy thể hiện năng lực tự chủ
về tài chính của DN yếu, những thay đổi của môi trường bên ngoài sẽ ảnh hưởng
rất lớn tới hoạt động của DN
Về tình hình thanh toán và công nợ, nếu như DN đã áp dụng đúng đắn chính
sách thu hồi công nợ với các đơn vị bên ngoài thì DN lại quản lí chưa tốt tình hình
công nợ và thanh toán nội bộ. Khoản tạm ứng chưa thu hồi của công nhân viên
trong DN còn lớn làm giảm hiệu quả hoạt động của vốn và làm khả năng thanh
toán của DN giảm,DN không đáp ứng đủ khả năng thanh toán nhanh và thanh toán
tức thời.
Về hiệu quả sử dụng vốn, DN chưa sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn hiện
tại.TSCĐ có tại DN tuy chiếm tỉ trọng còn ít nhưng chưa được sử dụng triệt để,hết
công suất.Trong kì, DN lại đầu tư thêm TSCĐ làm cho chi phí tăng nhanh, giảm
khả năng sinh lợi.Trong khi đó, vốn lưu động được đầu tư nhiều nhưng lại bị sử
dụng lãng phí do đầu tư cho hàng dự trữ nhiều làm chậm tốc độ luân chuyển vốn.
3.2. NHỮNG KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT NHẰM TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ
TẠI DOANH NGHIỆP
3.2.1. Kiến nghị về công tác kế toán:
Trong mấy năm nay, do tình hình khó khăn chung của đất nước, việc tiêu thụ

sản phẩm của DN gặp nhiều khó khăn: giá cả lên xuống thất thường, thị trường
tiêu thụ bị thu hẹp,chi phí mua NVL nhập ngoại tăng cao vì tỉ giá ngoại tệ tăng…
Tất cả những biến động thất thường đó khiến cho DN mặc dù trên danh nghĩa là
bảo toàn và phát triển vốn nhưng nếu so sánh với chỉ số giá tiêu dùng thì lại không
được khả quan. Tuy vậy, DN lại chưa áp dụng một hình thức bảo toàn vốn tương
đối phổ biến là “dự phòng”. Các khoản dự phòng cho phép DN để lại một phần
vốn dự trữ, bảo hiểm cho sự thay đổi thất thường của giá trị tài sản, đảm bảo bù
đắp những tổn phí khi nó phát sinh. Việc lập dự phòng cũng cho phép bộ phận kế
toán quản trị (đứng đầu là kế toán trưởng) nắm được giá trị thực của tài sản,từ đó
có căn cứ để ra các quyết định quản lí như thời điểm nào nên dự trữ, thời điểm nào
nên tung hàng ra bán,…
Tại Công ty cơ khí Hà Nội, lượng hàng dự trữ là khá lớn, vậy nên chăng dn
nên lập các khoản dự phòng để hạn chế những rủi ro có thể xảy ra,chủ động với
những biến động của thị trường. Việc lập dự phòng trước hết cần áp dụng cho hàng
tồn kho bởi vì nó chiếm tỉ trọng lớn còn việc lập “dự phòng phải thu khó đòi” là
chưa cần thiết vì bạn hàng của dn đều là khách hàng lâu năm, có uy tín.
Là một DN sản xuất nhưng công tác nghiên cứu, lao động chất xám lại là
nhiệm vụ quan tâm hàng đầu của DN.Hiểu được tầm quan trọng của các sản phẩm
có chất xám cao, đặc biệt là trong nền kinh tế tri thức ngày nay, DN đã đầu tư một
lượng tiền không nhỏ để nghiên cứu, sản xuất ra các loại thuốc mới. Các chi phí
này khi phát sinh đều được đưa trực tiếp vào chi phí sản xuất kinh doanh trong
kì.Trong nhiều trường hợp, các chi phí này khá lớn ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu
quả kinh doanh trong kì mà phải mất vài năm mới có thể cho ra đời một sản phẩm
mới. Vì vậy, Công ty nên tập hợp chi phí đó thành các TSCĐ vô hình và tính khấu
hao dần. Việc khấu hao dần có thể khiến cho vốn đầu tư thu hồi chậm, làm ảnh
hưởng đến tốc độ luân chuyển vốn nhưng nó giúp cho hoạt động kinh doanh được
tiến hành bình thường, ổn định,tránh tình trạng qui mô tài sản bị sụt giảm nghiêm
trọng, cơ cấu tài sản và nguồn vốn thay đổi đột biến,ảnh hưởng đến tình hình hoạt
động và cấu trúc tài chính của DN.
3.2.2. Những giải pháp nhằm tăng cường công tác quản trị tài chính tại Công ty

3.2.2.1. Một số giải pháp chung đảm bảo cho quá trình kinh doanh:
Để nâng cao hiệu quả kinh doanh, doanh nghiệp cần có một cấu trúc tài
chính bền vững, có cơ cấu tài sản và nguồn vốn hợp lí. Chính nó sẽ là nền tảng
vững chắc thúc đẩy hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Vì vậy, trước khi đề xuất
những phương hướng thúc đẩy hiệu quả kinh doanh, tôi xin được mạnh dạn kiến
nghị một số vấn đề liên quan đến tình hình tài chính nhằm nâng cao vai trò quản trị
trong quản lí tài chính.
Thứ nhất: Cơ cấu tài sản cần được cân đối lại cho hợp lí hơn. Hiện nay,
lượng tiền tồn tại Công ty còn quá ít, chỉ chiếm 2,11%. Với lượng tiền này, hoạt
động kinh doanh công ty sẽ gặp nhiều khó khăn bởi vai trò của tiền trong hoạt
động kinh doanh của công ty rất quan trọng. Là một vật mang giá trị, tiền đóng vai
trò như chiếc cầu nối để đưa các yếu tố đầu vào vào công ty. Sau quá trình sản
xuất, tiền lại được thu về với một lượng lớn hơn, là điều kiện để tái sản xuất, đảm
bảo cho chu kì kinh doanh được diễn ra liên tục. Vốn bằng tiền cũng là phương
tiện thanh toán có tốc độ chu chuyển nhanh nhất. Một lượng vốn bằng tiền hợp lí
sẽ đảm bảo thanh toán ngay các khoản nợ đến hạn, nợ ngắn hạn, không làm xáo
trộn nhiều đến hoạt động kinh doanh trong công ty. Nhưng tại công ty, lượng tiền
dự trữ quá ít không đảm bảo cho khả năng thanh toán nhanh và tức thời. Khi các
khoản nợ đến hạn, xí nghiệp sẽ phải bán tháo hàng tồn kho hoặc phải tìm cách đi
chiếm dụng vốn ở nơi khác, đi vay ngắn hạn để đảm bảo thanh toán đúng hạn.Nếu
không, công ty sẽ vi phạm kỉ luật thanh toán. Để giải quyết vấn đề này, công ty nên
tăng nhanh tốc độ thu hồi các khoản phải thu, đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ sản phẩm
để thu tiền về, thu hồi các khoản tạm ứng, nhận kí cược, kí quỹ…
Các khoản dự trữ tại DN quá lớn cũng là nguyên nhân làm tốc độ luân
chuyển vốn giảm và làm mất cân đối trong cơ cấu tài sản. Để khắc phục thực tế
này, DN cần nhanh chóng quảng bá và phát triển sản phẩm, thâm nhập vào các thị
trường mới, chiếm lĩnh những khoảng trống thị trường mà các doanh nghiệp khác
chưa chiếm lĩnh. DN cần phân tích để biết rõ những sản phẩm nào mang lại lợi
nhuận cao, tốc độ tiêu thụ mạnh để tập trung sản xuất, nhanh chóng giải toả những
sản phẩm có tốc độ tiêu thụ chậm để giải phóng vốn, đầu tư vào các sản phẩm có

lợi ích cao hơn.
Thứ hai: Trong công tác thanh toán các khoản nợ và thu hồi các khoản phải
thu, DN cần cố gắng thanh toán các khoản nợ, giảm tỉ suất nợ và tăng tỉ suất tự tài
trợ, nâng cao năng lực bản thân. Nguồn trả nợ có thể được huy động từ lợi nhuận
thu được, từ quỹ khấu hao và từ các nguồn lợi khác như tiền cho thuê tài sản, cho
thuê mặt bằng…Việc trả nợ sẽ làm giảm tình trạng Xí nghiệp bị “tái chiếm dụng”.
Thứ ba: Xí nghiệp cần cải thiện tỉ suất đầu tư và một số tỉ suất khác.Tỉ suất
đầu tư tại DN tương đối thấp. Vì vậy, để tăng cường tỉ suất này, DNnên thu hút
đầu tư của các nhà tài trợ bên ngoài, thành lập các quĩ liên doanh, liên kết để lấy
vốn đầu tư vào TSCĐ. DN cũng có thể áp dụng hình thức “thuê tài chính” để giảm
vốn đầu tư ban đầu và tăng tài sản.
3.2.2.2. Phương hướng nâng cao hiệu quả kinh doanh:
Mục tiêu cuối cùng của việc phân tích hoạt động tài chính là nâng cao hiệu
quả kinh doanh. Sử dụng có hiệu quả đồng vốn kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp
tiết kiệm vốn, với chi phí thấp nhất nhưng mang lại hiệu quả cao nhất. Như vậy,
phương hướng nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất phát từ việc sử dụng hợp lí, tiết
kiệm các nguồn lực sẵn có để tạo ra kết qủa cao nhất. Cụ thể hơn, mục tiêu hiệu
quả kinh doanh đạt được khi:
- Với số vốn hiện có, lợi nhuận tạo ra cho doanh nghiệp phải lớn hơn lợi
nhuận trong quá khứ.
- Khi đầu tư thêm vốn phải đảm bảo tốc độ tăng của lợi nhuận phải cao hơn
tốc độ tăng của vốn.
a) Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định:
Như đã phân tích ở phần II, hiệu quả sử dụng vốn cố định ở DN còn thấp và
có xu hướng giảm là do Xí nghiệp đầu tư thêm TSCĐ trong khi TSCĐ cũ vẫn chưa

×