Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Nghiên cứu xác định kim loại nặng trong nước mặt bằng phương pháp lấy mẫu thụ động thực nghiệm thí điểm tại sông lam nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.73 MB, 85 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

PHẠM THỊ THẢO

NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH KIM LOẠI NẶNG
TRONG NƯỚC MẶT BẰNG PHƯƠNG PHÁP LẤY
MẪU THỤ ĐỘNG - THỰC NGHIỆM THÍ ĐIỂM
TẠI SƠNG LAM – NGHỆ AN
Chun ngành: Kỹ thuật môi trường

LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT
CHUYÊN NGÀNH KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

PGS.TS. NGHIÊM TRUNG DŨNG

Hà Nội – Năm 2019

1


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài luận văn thạc sỹ kỹ thuật: “Nghiên cứu xác định kim
loại nặng trong nước mặt bằng phương pháp lấy mẫu thụ động – Thực nghiệm
thí điểm tại sơng Lam, Nghệ An” là do tôi thực hiện với sự hướng dẫn của
PGS.TS. Nghiêm Trung Dũng. Đây không phải là bản sao chép của bất kỳ một cá
nhân, tổ chức nào. Các số liệu, nguồn thông tin trong Luận văn là do tôi điều tra,
trích dẫn, tính tốn và đánh giá.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về những nội dung mà tôi đã trình bày
trong Luận văn này.



Hà Nội, ngày

tháng

năm 2019

HỌC VIÊN

PHẠM THỊ THẢO

2


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BẢN XÁC NHẬN CHỈNH SỬA LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên tác giả luận văn : Phạm Thị Thảo
Đề tài luận văn: Nghiên cứu xác định kim loại nặng trong nước mặt bằng
phương pháp lấy mẫu thụ động – Thực nghiệm thí điểm tại sơng Lam – Nghệ An
Chuyên ngành: Kỹ thuật môi trường
Mã số SV: CB170208
Tác giả, Người hướng dẫn khoa học và Hội đồng chấm luận văn xác nhận tác
giả đã sửa chữa, bổ sung luận văn theo biên bản họp Hội đồng ngày 24/9/2019 với
các nội dung sau:
TT

Nội dung yêu cầu chỉnh sửa

Nội dung chỉnh sửa


1

Mở đầu: Chỉnh sửa mục tiêu nghiên cứu Tác giả đã tiếp thu và chỉnh sửa, bổ
và bổ sung nội dung nghiên cứu
sung tại trang 10, 11

2

Mục 1.3.4 nên gộp vào mục 1.3.1 hoặc Tác giả đã tiếp thu và chỉnh sửa, bổ
1.3.2
sung tại trang 24, 25, 26

3

Mụ 1.3.2 nên viết thêm về các nghiên cứu Tác giả đã tiếp thu và chỉnh sửa, bổ
đã áp dụng DGT để lấy mẫu nước
sung tại trang 27, 28, 29

4

Thông tin thêm về cơ sở chọn lựa 7 vị trí Tác giả đã xem và chỉnh sửa các
lấy mẫu
điểm lấy mẫu dọc lưu vực sông, hợp
lưu sông, ngã ba sông, vị trí thượng
nguồn, hạ lưu sơng, đây là các vị trí
dễ bị ảnh hưởng bởi điều kiện tự
nhiên và tác động khác nhau của các
nguồn thải (trang 36, 37).


5

Bố cục luận văn nhìn chung phù hợp, tuy
nhiên mục 1.4 nên chuyển vào chương 2
phần đối tượng, địa điểm nghiên cứu và vị
trí lấy mẫu

6

Bổ sung ảnh hưởng của các kim loại lựa Tác giả đã tiếp thu, xem lại nội dung
chọn đến chất lượng nước sông và thủy luận văn đã thể hiện dạng, sự tồn tại
sinh vật để giải thích tại sao chọn các kim kim loại trong nước tại các trang 16,
loại này
17, 18, 19

Tác giả đã xem lại Mục 1.4. Tổng
quan sơ lược về sông Lam, chương 2
thể hiện chi tiết về các điểm lấy mẫu
và cách thức thực hiện


7

Bổ sung các phương pháp TCVN trong Tác giả đã tiếp thu và chỉnh sửa, bổ
lấy mẫu và bảo quản mẫu, nêu rõ phương sung tại trang 42
pháp lấy mẫu truyền thống (độ sâu nhất
định) trang 36

8


Quy trình phân tích (hình 2.4): chi tiết và Tác giả đã tiếp thu, quy trình phân
có tham khảo hay tác giả đưa ra? Có cải tích (hình 2.4) đưa ra từ q trình
thực nghiệm phân tích
tiến thay đổi?

9

Chuẩn xác cách trình bày đơn vị ở các Tác giả đã xem và chuẩn xác lại cách
bảng hình, cách viết đơn vị
trình bày, đơn vị tại các bảng, hình

10

Các hình kết quả nên thống nhất các trục Tác giả đã xem và thống nhất các
cho dễ theo dõi, xem lại chú giải hình 3.1 trục cho dễ theo dõi tại các bảng,
hình

11

Cần bổ sung các thơng tin về độc tính của Tác giả đã tiếp thu, chỉnh sửa, bổ
các dạng kim loại nghiên cứu để làm cơ sở sung tại các trang 16, 17, 18, 19
cho các kết luận về tính khả dụng sinh học
và độc tính tiềm tàng

12

Trang 54: so với kết quả trước đây cần chỉ Tác giả đã tiếp thu, chỉnh sửa bổ
rõ điều kiện lấy mẫu, thông tin về nghiên sung tại trang 59
cứu [16]


13

Ở các hình, sơ đồ về phân bố theo thời
gian và không gian nên chỉ rõ thời gian
(ngày) thay cho các đợt lấy mẫu. Cần
phân tích thêm về các yếu tố bất định (sai
số, hạn chế) khi nói về phân bố vì chỉ
phân tích ở 07 vị trí và chưa rõ mức độ lặp

14

So sánh thêm về kết quả của 2 phương Tác giả đã tiếp thu, chỉnh sửa bổ
pháp lấy mẫu và bình luận trên cơ sở sung tại trang 66
thông tin tổng quan đưa ra ở bảng 1.2

15

Kết luận: Viết cụ thể hơn các số liệu minh Tác giả đã tiếp thu, chỉnh sửa bổ
chứng cho các nhận định, kết luận đưa ra
sung tại trang 70

16

Nhận xét khác: Khơng nên trích nguồn
thơng tin tham khảo cho cả một mục;
Chuẩn xác các phương trình, cơng thức
hóa học, lỗi chính tả, kỹ thuật (trang 15,
18, 19,…); Chuẩn xác một số từ, thuật

Tại các hình, bảng biểu tác giả để

thời gian đợt (tương ứng với số ngày
lấy mẫu) để thể hiện rõ việc lấy mẫu
thụ động trong khoảng thời gian từng
đợt

Tác giả đã thống nhất, chuẩn xác các
phương trình, cơng thức hóa học, lỗi
chính tả,…, chuẩn xác các từ, thuật
ngữ


ngữ “động lực” và “động học”, “linh
động” và “phân ly”,…
17

Cần bổ sung thông tin về các nghiên cứu Tác giả đã tiếp thu, chỉnh sửa bổ
đã có về lấy mẫu thụ động trong quan trắc sung tại trang 27, 28, 29
môi trường nước mặt mà tác giả tham
khảo được; và có liên hệ trong giải quyết
vấn đề của luận văn

18

Kết quả tính tốn từ thực nghiệm cho thấy
nồng độ KLN linh động bằng phương
pháp thụ động chưa được giải thích rõ,
chưa thấy được ảnh hưởng bởi các điều
kiện trong quá trình lấy mẫu (tốc độ
dịng/độ xốy, nhiệt độ …)


Trong khn khổ luận văn, tác giả
chỉ tập trung nghiên cứu ứng dụng
thiết bị/phương pháp DGT để đánh
giá chất lượng nước, chứ chưa có
điều kiện nghiên cứu động học của
q trình lấy mẫu. Tuy nhiên, phần
đánh giá kết quả tác giả đã có gắn
phần ảnh hưởng của điều kiện tự
nhiên đến kết quả lấy mẫu

19

Việc kết hợp lấy mẫu thụ động theo
khoảng thời gian và lấy mẫu truyền thống
tại thời điểm tức thời để tính kết quả chưa
được giải thích thuyết phục

Về mặt nguyên tắc, tổng nồng độ của
một kim loại (Ct) phải thu bằng cách
lấy mẫu tổ hợp theo thời gian 7 ngày,
14 ngày, 21 ngày, 28 ngày. Tuy
nhiên, do điều kiện thời gian lấy mẫu
vào mùa mưa lũ, nước sông dâng cao
nên chỉ tiến hành thu mẫu đại diện
tại thời điểm 7 ngày, 14 ngày, 21
ngày và 28 ngày (trang 48)

20

Các cơng thức tính tốn và một số thơng

tin trong luận văn chưa được trích dẫn đầy
đủ tài liệu tham khảo cụ thể và nếu kiểm
tra kỹ sẽ thấy một số TLTK khi trích dẫn
khơng chính xác với list TLTK ở cuối
bài. Một số TLTK có liệt kê nhưng khơng
thấy trích dẫn trong bài

Tác giả đã tiếp thu và chỉnh sửa, bổ
sung tài liệu tham khảo và thống
nhất chính xác với danh mục tài liệu
kham khảo ở cuối bài

21

Lưu ý khi thể hiện thông tin ở các biểu đồ,
cần lựa chọn kiểu biểu đồ thể hiện thông
tin đầy đủ, tránh một số thơng tin dễ bị
trùng ở các hình/biểu đồ

Tác giả đã tiếp thu và chỉnh sửa tại
các bảng kết quả, hình vẽ, biểu đồ
thống nhất cột số liệu, đối tượng,
đơn vị


22

Một nhận xét nhỏ, phần nêu các bước thực
nghiệm có thể nêu chi tiết hơn và để ở
phần phụ lục (các bước thực hiện chi tiết

theo các giai đoạn chính của q trình),
cịn trong phần chính của luận văn thì chỉ
nên để ở dạng sơ đồ khối để người đọc
tiện theo dõi hơn.

Tác giả đã tiếp thu và xem lại bố cục
trình bày luận văn, đưa sơ đồ khối và
thuyết minh các bước luôn bên dưới
để tiện theo dõi

Ngày 1 tháng 10 năm 2019
Giáo viên hướng dẫn

Tác giả luận văn

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG


LỜI CẢM ƠN
Trước hết tôi xin cảm ơn sâu sắc sự giúp đỡ tận tình của PGS.TS Nghiêm
Trung Dũng đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tơi rất chu đáo, nhiệt tình trong q
trình tơi thực hiện luận văn này. Bên cạnh đó, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn tới các
Thầy cô trong Viện Khoa học và Công nghệ Mơi trường đã giúp đỡ tơi trong q
trình học tập và nghiên cứu.
Tơi xin cảm ơn Phịng phân tích của Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường
thuộc trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã tạo điều kiện và tận tình giúp đỡ tơi
trong q trình thực hiện luận văn.
Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn đến ThS. Nguyễn Duy Hùng đã giúp đỡ tơi
trong q trình khảo sát, lấy mẫu, phân tích, tìm hiểu thực tế, học tập kinh nghiệm.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn các bạn học viên cao học khóa 2017B đã giúp đỡ tơi

trong quá trình học tập và nghiên cứu cùng với lời cảm ơn chân thành tới gia đình
tơi đã động viên và tạo điều kiện cho tơi hồn thành luận văn này.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2019

HỌC VIÊN

PHẠM THỊ THẢO

3


MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH ....................................................................................................6
DANH MỤC BẢNG ...................................................................................................8
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT...................................................................................9
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................10
1. Đặt vấn đề .............................................................................................................10
2. Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................................10
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .........................................................................11
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN .....................................................................................12
1.1. Tổng quan về kim loại nặng trong nước mặt .....................................................12
1.1.1.Khái niệm và độc tính của kim loại nặng ....................................................12
1.1.2. Nguồn đưa kim loại nặng vào môi trường nước.........................................13
1.1.3.Dạng tồn tại của các kim loại nặng trong môi trường nước ........................14
1.1.4.Giới thiệu về các kim loại nghiên cứu (Hg, Cu, Pb, Cd, Zn) ......................15
1.2. Lấy mẫu nước mặt bằng phương pháp chủ động ...............................................19

1.3. Lấy mẫu nước mặt bằng phương pháp thụ động ...............................................21
1.3.1. Khái niệm ....................................................................................................21
1.3.2. Phương pháp lấy mẫu nước mặt thụ động DGT (Diffusive Gradients in
Thin Film) .............................................................................................................22
1.3.3. Phân tích so sánh ưu nhược điểm giữa phương pháp lấy mẫu chủ động và
phương pháp lấy mẫu thụ động ............................................................................30
1.4. Sơ lược về sông Lam và khu vực lấy mẫu .........................................................31
1.4.1. Sơ lược về sông Lam ..................................................................................31
1.4.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội khu vực sơng Lam ..............................................33
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................37
2.1. Hóa chất, trang thiết bị sử dụng .........................................................................37

4


2.2. Lấy mẫu và bảo quản mẫu .................................................................................37
2.2.1. Chương trình lấy mẫu: ................................................................................37
2.2.2. Quy trình thực hiện .....................................................................................41
2.3. Phân tích trong phịng thí nghiệm ......................................................................44
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................47
3.1. Phần linh động KLN trong nước sông Lam .......................................................47
3.1.1. Tỷ lệ KLN dạng linh động trong nước sông Lam ......................................47
3.1.2. Nồng độ các ion KLN linh động trong nước sông Lam .............................49
3.1.2.1. Cadimi (Cd) .......................................................................................49
3.1.2.2. Đồng (Cu) ..........................................................................................51
3.1.2.3. Chì (Pb) ..............................................................................................52
3.1.2.4. Kẽm (Zn) ............................................................................................53
3.1.2.5. Thủy ngân (Hg) ..................................................................................54
3.2.Tổng nồng độ KLN trong nước sông Lam..........................................................55
3.2.1. Cadimi (Cd) ................................................................................................56

3.2.2. Đồng (Cu) ...................................................................................................59
3.2.3. Chì (Pb) .......................................................................................................61
3.2.4. Kẽm (Zn).....................................................................................................63
3.2.5. Thủy ngân (Hg) ...........................................................................................65
3.3. Chất lượng nước sông Lam thông qua một số thông số cơ bản .........................68
KẾT LUẬN ...............................................................................................................70
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................71
PHỤ LỤC ..................................................................................................................74

5


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Lấy mẫu nước mặt bằng phương pháp chủ động ......................................20
Hình 1.2. Động lực trao đổi giữa dụng cụ lấy mẫu thụ động và pha nước. ..............22
Hình 1.3. Cấu tạo thiết bị DGT (Diffusive Gradients of Thin films) .......................23
Hình 1.4. Ranh giới lưu vực sơng Lam .....................................................................33
Hình 2.1. Vị trí các điểm lấy mẫu .............................................................................39
Hình 2.2. Sơ đồ khối các bước tiến hành ngồi thực địa ..........................................42
Hình 2.3. Sơ đồ hệ thống ICP-MS ............................................................................45
Hình 2.4. Sơ đồ khối các bước tiến hành trong phịng thí nghiệm ...........................46
Hình 3.1. Tỷ lệ CDGT / Ct của Cd trong môi trường nước của lưu vực sơng Lam ....50
Hình 3.2. Phần Cd tự do và không bền trong môi trường nước của lưu vực sơng
Lam............................................................................................................................50
Hình 3.3. Tỷ lệ CDGT / Ct của Cu trong môi trường nước của lưu vực sông Lam ....51
Hình 3.4. Phần Cu tự do và khơng bền trong mơi trường nước của lưu vực sơng
Lam............................................................................................................................51
Hình 3.5. Tỷ lệ CDGT / Ct của Pb trong môi trường nước của lưu vực sơng Lam .....52
Hình 3.6. Phần Pb tự do và không bền trong môi trường nước của lưu vực sơng Lam
...................................................................................................................................52

Hình 3.7. Tỷ lệ CDGT / Ct của Zn trong mơi trường nước của lưu vực sơng Lam.....53
Hình 3.8. Phần Zn tự do và không bền trong môi trường nước của lưu vực sơng
Lam............................................................................................................................54
Hình 3.9. Tỷ lệ CDGT / Ct của Hg trong môi trường nước của lưu vực sơng Lam ....55
Hình 3.10. Phần Zn tự do và khơng bền trong mơi trường nước của lưu vực sơng
Lam............................................................................................................................55
Hình 3.11. So sánh nồng độ Cd đo được bằng phương pháp truyền thống ..............56
với QCVN 08:2015/BTNMT ....................................................................................56

6


Hình 3.12. Nồng độ Cd đo được bằng phương pháp lấy mẫu truyền thống ..... Error!
Bookmark not defined.
Hình 3.13. Sơ đồ phân bố nồng độ Cd theo thời gian và khơng gian dọc Sơng Lam
...................................................................................................................................58
Hình 3.14. So sánh nồng độ Cu đo được bằng phương pháp truyền thống ..............59
với QCVN 08:2015/BTNMT ....................................................................................59
Hình 3.15. Nồng độ Cu đo được bằng phương pháp lấy mẫu truyền thống ..... Error!
Bookmark not defined.
Hình 3.16. Sơ đồ phân bố nồng độ Cu theo thời gian và khơng gian dọc Sơng Lam
...................................................................................................................................60
Hình 3.17. So sánh nồng độ Pb đo được bằng phương pháp truyền thống ..............61
với QCVN 08:2015/BTNMT ....................................................................................61
Hình 3.18. Nồng độ Pb đo được bằng phương pháp lấy mẫu truyền thống ..... Error!
Bookmark not defined.
Hình 3.19. Sơ đồ phân bố nồng độ Pb theo thời gian và khơng gian dọc Sơng Lam
...................................................................................................................................62
Hình 3.20. So sánh nồng độ Zn đo được bằng phương pháp truyền thống ..............63
với QCVN 08:2015/BTNMT ....................................................................................63

Hình 3.21. Nồng độ Zn đo được bằng phương pháp lấy mẫu truyền thống ..... Error!
Bookmark not defined.
Hình 3.22. Sơ đồ phân bố nồng độ Zn theo thời gian và khơng gian dọc Sơng Lam
...................................................................................................................................64
Hình 3.23. So sánh nồng độ Hg đo được bằng phương pháp truyền thống ..............65
với QCVN 08:2015/BTNMT ....................................................................................65
Hình 3.24. Nồng độ Hg đo được bằng phương pháp lấy mẫu truyền thống ..... Error!
Bookmark not defined.

7


Hình 3.25. Sơ đồ phân bố nồng độ Hg theo thời gian và không gian dọc Sông Lam
...................................................................................................................................67

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Kim loại nặng và các ảnh hưởng đến người và động thực vật .................12
Bảng 1.2. Quan trắc kim loại nặng của nước sông Fitzroy .......................................27
Bảng 1.3. Quan trắc phần linh động của KLN trong nước sông Seversky Donets...28
Bảng 1.4. Quan trắc phần linh động của KLN trong nước sông Alligator ...............28
Bảng 1.5. Quan trắc phần linh động của KLN trong nước sông Sava ......................29
Bảng 1.6. Giám sát nồng độ KLN linh động trong nước của một số sông ...............29
Bảng 1.7: Nồng độ kim loại nặng trong nước sông Tosno .......................................30
Bảng 1.8. Phân tích so sánh ưu nhược điểm giữa phương pháp lấy mẫu chủ động và
phương pháp lấy mẫu thụ động .................................................................................30
Bảng 2.1. Chi tiết các địa điểm lấy mẫu ...................................................................38
Bảng 2.2. Quá trình lấy mẫu hiện trường ..................................................................40
Bảng 3.1. Tỷ lệ của nồng độ ion KLN tự do trên tổng nồng độ của KLN ...............48
Bảng 3.2: Giá trị các thông số cơ bản đo đạc hiện trường ........................................68
Giới hạn các kim loại nặng nghiên cứu theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia ..............77


8


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
DGT

Tiếng Anh

Tiếng Việt

Diffusive Gradients in Thin Gradient khuếch tán trong màng
Film

mỏng

US- EPA

United States – Enviromental
Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ
protection agency

ICP/MS

Inductively Coupled PlasmaKhối phổ cao tần plasma
Mass Spectrometry

AAS


INEST

Atomic Adsorption
Spectroscopy

Phổ hấp thụ nguyên tử

School of Environmental
Science and Technology

Viện Khoa học và Công nghệ Môi
trường
Kim loại nặng

KLN
TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam
Bộ Tài nguyên và Môi trường

BTNMT

9


MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề
Sông Lam là một trong các dịng sơng lớn của Việt Nam bắt nguồn từ
Xiengkhoang, Lào chảy qua địa phận tỉnh Nghệ An và đổ ra biển Đông tại Cửa Hội.
Hạ nguồn sông Lam đang và sẽ chịu tác động mạnh của sự phát triển công nghiệp
hóa – hiện đại hóa khi thành phố Vinh đang trong quá trình phát triển lên thành
trung tâm kinh tế, văn hóa vùng Bắc Trung Bộ kéo theo sự phát triển của các khu
vực xung quanh với mật độ dân số phát triển mạnh chạy ven sông Lam. Dự án con
đường du lịch ven sông Lam cùng với nhà máy đóng tàu và các khu cơng nghiệp
ven sơng Lam sẽ ảnh hưởng khơng ít đến mơi trường nước của con sơng này [1].
Lấy mẫu và phân tích phục vụ cho việc nghiên cứu, xác định sự tồn tại của các
kim loại nặng trong nước mặt là một việc làm rất quan trọng, là cơ sở để đánh giá
tiềm năng độc tính của kim loại nặng cũng như xu thế diễn biến chất lượng nước
mặt khu vực. Xu thế đặt ra là việc tìm tịi và thực hiện các phương pháp lấy mẫu và
phương pháp phân tích tương ứng thích hợp đáp ứng các yêu cầu hiện đại về tốc độ,
độ nhạy, khối lượng xử lý, độ tin cậy, đặc biệt là làm nổi bật được các yếu tố cần
nghiên cứu. Kỹ thuật lấy mẫu thụ động được phát triển gần đây cho thấy nhiều tiến
bộ để khắc phục nhược điểm của các phương pháp lấy mẫu hiện có khác.
Xuất phát từ các vấn đề trên, đề tài “Nghiên cứu xác định sự tồn tại của một số
kim loại nặng trong nước mặt bằng phương pháp lấy mẫu thụ động – Thực nghiệm
thí điểm tại sơng Lam, Nghệ An” nhằm mục đích cung cấp các thơng tin hữu ích về

10


sự tồn tại một số kim loại nặng trong nước sông Lam, Nghệ An và việc ứng dụng
của kỹ thuật lấy mẫu thụ động.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Ứng dụng kỹ thuật lấy mẫu thụ động để đánh giá chất lượng nước mặt trong
điều kiện Việt Nam.
- Cung cấp một bộ số liệu về chất lượng nước sông Lam, đặc biệt là sự phân

bố không gian và thời gian của các kim loại nặng (Hg, Cu, Pb, Cd và Zn).
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
• Đối tượng nghiên cứu: Kim loại nặng trong nước mặt.
• Phạm vi nghiên cứu: Tiến hành nghiên cứu xác định sự tồn tại của một số
kim loại nặng trong nước mặt bằng phương pháp lấy mẫu thụ động và lấy mẫu chủ
động – Thực nghiệm tại sơng Lam, Nghệ An.
o Khơng gian: Dịng chính của sơng Lam từ điểm đầu ở thị trấn Mường
Xén (huyện Kỳ Sơn) đến điểm cuối tại Cửa Hội, phường Nghi Hải, thị xã Cửa Lò.
o Thời gian: Mùa mưa, từ 4/7/2017 đến 2/8/2017.
o Tập trung vào một số kim loại nặng, bao gồm: Hg, Cd, Pb, Cu, Zn.
• Nội dung nghiên cứu
o Xác định phần linh động của các KLN, từ đó chỉ ran guy cơ gia tăng độc
tính của chúng trong mơi trường nước
o Xác định tổng nồng độ các KLN và một số thông số chất lượng nước
khác bằng phương pháp quan trắc truyền thống
o Lập sơ đồ phân bố nồng độ KLN theo không gian và thời gian dọc sông
Lam

11


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về kim loại nặng trong nước mặt
1.1.1.Khái niệm và độc tính của kim loại nặng
1.1.1.1. Khái niệm
Kim loại nặng (KLN) là những kim loại có khối lượng riêng lớn hơn 5g/cm3 ở
điều kiện thường (nhiệt độ 250C, áp suất 1atm) [2].
1.1.1.2. Độc tính của kim loại nặng
Cũng như nhiều nguyên tố khác, các kim loại nặng có thể cần thiết, hoặc
khơng cần thiết cho sinh vật. Những kim loại cần thiết cho sinh vật ở một hàm

lượng nhất định nào đó, nếu thấp hơn hoặc cao hơn thì lại gây tác động ngược lại.
Những kim loại không cần thiết, khi vào cơ thể sinh vật (động hoặc thực vật) ngay
cả ở dạng vết (rất ít) cũng có thể gây tác động độc hại [2].
Bảng 1.1. Kim loại nặng và các ảnh hưởng đến người và động thực vật [2]
Khối lượng riêng

Ảnh hưởng đến

Ảnh hưởng đến

(g/cm3)

thực vật

động vật

Pt

214

D

Hg

13,59

D

D


Pb

11,34

D

D

Mo

10,2

C

C, D

Tên kim loại nặng

12


Khối lượng riêng

Ảnh hưởng đến

Ảnh hưởng đến

(g/cm3)

thực vật


động vật

Cu

8,92

C, D

C, D

Co

8,9

Ni

8,9

D

C

Cd

9,65

D

D


Fe

7,86

C

C

Sn

7,82

Cr

7,2

C, D

C

Mn

7,2

C, D

C

Zn


7,14

Tên kim loại nặng

C

C

C

Trong đó: D: độc, C: cần thiết
Ảnh hưởng sinh học và hóa học của kim loại nặng trong mơi trường cịn phụ
thuộc vào nhiều yếu tố như độ tan của các muối, tính oxy hóa khử, khả năng tạo
phức và khả năng tích tụ sinh học. Một số hợp chất kim loại có tính oxy hóa mạnh
sẵn sàng tham gia các phản ứng trao đổi tạo nên các chất mới. Các dẫn xuất của
nito, lưu huỳnh dễ kết hợp với cacbua kim loại nặng (Zn2+, Co2+, Mn2+, Fe2+,
Cu2+,… tạo thành các phức chất bền vững. Một số kim loại nặng lại có thể tạo nên
các bậc oxy hóa khác nhau bền vững trong điều kiện mơi trường để tham gia phản
ứng oxi hóa khử chuyển thành chất ít độc hơn (Fe2+/Fe3+). Một số kim loại tham gia
phản ứng chuyển hóa sinh học với thành phần trong cơ thể sống tạo nên các hợp
chất cơ-kim loại tích tụ trong sinh vật và gây tác động độc hại [2].
Hg, Cu, Pb, Cd và Zn nằm trong số các KLN phổ biến trong vỏ trái đất, do đó,
có ảnh hưởng đáng quan ngại đối với sức khỏe cộng đồng [2], nên luận văn sẽ tập
trung nghiên cứu về 5 KLN này.
1.1.2. Nguồn đưa kim loại nặng vào môi trường nước
KLN được đưa vào môi trường nước từ nhiều nguồn khác nhau, có thể là từ

13



các hoạt động tự nhiên cũng như nhân tạo. Nguồn tự nhiên đưa các KLN vào môi
trường nước bao gồm: hoạt động của núi lửa, sự xói mịn các lớp đá trầm tích hoặc
các mỏ kim loại,… Trong khi đó, nguồn nhân tạo đưa KLN vào môi trường nước từ
những hoạt động như: hoạt động công nghiệp, nông nghiệp và dân sinh thường là
ngun nhân chính làm ơ nhiễm mơi trường dưới các dạng: Nước thải, khí thải, chất
thải rắn [2].
Trong các nguồn thải KLN nêu trên thì nước thải từ các hoạt động nhân tạo sẽ
dễ dàng đưa vào nguồn nước tự nhiên và gây nguy hại cho sức khỏe của con người
cũng như các sinh vật thủy sinh. Ở Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban
hành danh sách cụ thể những ngành sản xuất, chế biến có nước thải chứa KLN bao
gồm: Thuộc da, Tái chế da; Khai thác than; Khai thác và chế biến khống sản kim
loại; Nhuộm vải, sợi; Sản xuất hóa chất…. [3]
1.1.3.Dạng tồn tại của các kim loại nặng trong môi trường nước [4]
Trong nước, kim loại nặng tồn tại ở nhiều dạng có tính chất hóa lý khác nhau.
Theo độ bền, KLN trong nước tồn tại ở 2 dạng: Dạng kém bền là các ion kim loại
linh động, hoặc các ion kim loại kết hợp với các phối tử vô cơ (Cacbonat, clorua,
sunphat,…). Dạng bền là các ion kim loại bền hoặc các ion kim loại với các phối tử
hữu cơ (humic, fulvic, EDTA,…).
Theo dạng liên kết, KLN trong nước tồn tại ở 5 dạng:
- Dạng trao đổi (F1): KL ở dạng này liên kết yếu với các hạt keo (sét, hydrat
của oxit sắt, oxit mangan, axit humic) bằng lực hấp phụ. Những thay đổi về lực ion
của nước làm ảnh hưởng đến khả năng hấp phụ hoặc giải hấp các kim loại này dẫn
đến sự giải phóng hoặc tích lũy kim loại tại bề mặt tiếp xúc của nước và trầm tích.
Do đó, kim loại ở dạng này rất linh động và có thể dễ dàng giải phóng từ trầm tích
hoặc đất vào mơi trường nước và ngược lại.
- Dạng liên kết với cacbonat (F2): Kim loại ở dạng này liên kết với cacbonat
tạo thành muối khó tan. Lúc này, kim loại rất nhạy cảm với sự thay đổi pH của môi
trường xung quanh, khi pH giảm, các kim loại ở dạng này sẽ được giải phóng.


14


- Dạng liên kết với Fe-Mn oxit (F3): Trong dạng này, kim loại được hấp phụ
trên bề mặt của Fe-Mn oxit và kém bền trong môi trường khử. Nguyên nhân do
trong điều kiện khử, trạng thái oxi hóa của sắt và mangan sẽ bị thay đổi, làm cho
các kim loại được giải phóng vào pha nước.
- Dạng liên kết với sunfua-chất hữu cơ (F4): Các kim loại liên kết với chất hữu
cơ khơng bền trong mơi trường oxi hóa. Khi bị oxi hóa, các chất hữu cơ bị phân hủy
và kim loại được giải phóng vào pha nước.
- Dạng lơ lửng (F5): Kim loại ở dạng này nằm trong mạng tinh thể của khoáng
chất bền vững tồn tại trong tự nhiên, hoặc một số kết tủa bền khó tan của các kim
loại, vd: HgS, PbS,… Do vậy, khi kim loại tồn tại trong dạng này sẽ ít hịa tan vào
nước ở những điều kiện thông thường.
1.1.4.Giới thiệu về các kim loại nghiên cứu (Hg, Cu, Pb, Cd, Zn)
1.1.4.1.Chì (Pb)
Chì (Pb) là một trong các kim loại nặng có ảnh hưởng nhiều tới ơ nhiễm mơi
trường, vì nó có khả năng tích lũy lâu dài trong cơ thể và gây nhiễm độc tới người,
động vật thủy sinh qua dây chuyền thực phẩm [1].
Phần lớn các muối vơ cơ của chì Pb2+ (PbS, PbSO4, Pb(OH)2 là chất ít tan nên
hàm lượng chì trong nước ngầm tương đối ít. Chúng có thể tạo nên các phức hydro,
cacbonat, sunfat và cacboxyl trong thủy quyển. Hydroxyt chì là hydroxyt lưỡng tính
nên độ hịa tan có thể tăng khi tăng pH cũng như khi tăng nồng độ CO2 trong pha lỏng:
Pb(OH)2 + OH- 

Pb(OH)3-

Trong thủy quyển, tồn tại các hợp chất chì Pb2+ được hydrat hóa, các phản ứng
hịa tan, các hợp chất chì ở dạng huyền phù… Hàm lượng chì của nước tự nhiên hay
cấp nước cho sinh hoạt được xác định qua một số yếu tố như:

- Sự tạo phức với các phối tử vơ cơ hay hữu cơ
- Sự hịa tan hoặc kết tủa của các hợp chất chì
- Sự hấp phụ hợp chất chì lên các hạt bụi có tính keo hoặc các hạt keo hữu cơ

15


- Sự biến đổi của các sinh vật sống
- Sự tạo bơng hoặc keo tụ…
Các hợp chất chì ở dạng hòa tan hay huyền phù sẽ theo dòng chảy ra biển. Một
phần đáng kể hợp chất chì di vào cơ thể sống theo dây chuyền thực phẩm hoặc được
giữ lại ở lớp trầm tích. Nước ngọt chứa chì chủ yếu ở dạng các phức caconat, nước
biển chứa hợp chất chì chủ yếu ở dạng phức clorua, trong khi nước dưới đất, chì lại
ở dạng phức của các axit humic hoặc fulvic [1].
Tính độc của chì [5]:
Chì là một chất độc có khả năng ức chế hoạt tính của nhiều loại enzym. Cách
thức mà chì xâm nhập vào cơ thể phụ thuộc vào hình thức hóa học và vật lý của nó.
Chì vơ cơ được hấp thu chủ yếu theo đường hơ hấp và tiêu hóa mà khơng trải qua
sự chuyển đổi sinh học, trong khi chì hữu cơ như tetraethyl Pb (được sử dụng làm
chất tăng hệ số chống kích nổ trong xăng) đi vào cơ thể chủ yếu là do tiếp xúc với
da và đường hơ hấp, sau đó được chuyển hóa ở gan. Các triệu chứng điển hình của
nhiễm độc chì bao gồm mệt mỏi nói chung, run, nhức đầu, buồn nôn, động kinh,
xuất hiện các đường màu xanh - đen trên mơ nướu và đau bụng. Chì cũng cản trở
tổng hợp hemoglobin và nghiêm trọng nhất là làm cản trở chức năng của thận.
1.1.4.2.Kẽm (Zn), Cadimi (Cd)
Kẽm và cadimi tồn tại trong thiên nhiên rất rải rác, một phần trong vỏ Trái đất,
trong nước sông, trong nước biển, nước ngọt, nước ngầm, khơng khí và trong động
thực vật.
Hợp chất quan trọng nhất trong quặng kẽm – cadimi là các oxit (ZnO, CdO),
sunfit (ZnS, CdS) và cacbonat (ZnCO3, CdCO3). Kẽm là nguyên tố cần thiết trong

cơ thể sống thì cadimi lại khơng cần thiết cho cơ thể sống và có thể thay thế kẽm
(Zn) trong một số cấu trúc của cơ thể nên có thể trữ lại trong người và gây độc [1].
Trong môi trường, lượng Cd đi vào khí quyển khoảng 2/3 là do cơng nghiệp
luyện kim màu (luyện quặng kẽm (Zn) và đồng (Cu)). Một nguồn khác thải Cd vào
khí quyển là q trình đốt rác, sản xuất phân bón và các q trình nhiệt độ cao khác.

16


Nguồn gốc Cd đi vào nước là do quá trình khai thác quặng kẽm (tuyển nổi) và
những ứng dụng trong cơng nghiệp (q trình gia cơng xử lý bề mặt có dùng các
loại bột màu là hợp chất của kẽm)
Độ linh động của các hợp chất Zn và Cd trong thủy quyển được xác định bởi
độ hòa tan của hydroxyt, cacbonat và sunfit kẽm hay cadimi và ảnh hưởng của độ
hòa tan do sự thay đổi pH và sự tạo phức [1].
Tính độc của kẽm [5]:
Kẽm là nguyên tố vi lượng thiết yếu đối với cơ thể, việc thiếu hụt kẽm sẽ gây
ra các tác động tiêu cực đối với sức khỏe. Tuy nhiên, quá trình hấp thu một lượng
kẽm quá mức cần thiết sẽ làm giảm chức năng của Fe và gây rối loạn q trình
chuyển hóa Cu, gây suy giảm hệ miễn dịch, buồn nơn, lt dạ dày.
Tính độc của Cadimi [5]:
Cadimi xâm nhập vào cơ thể con người chủ yếu qua đường tiêu hóa, khi sử
dụng các thức ăn nhiễm cadmi. Bên cạnh đó, cadmi trong bụi, khí cịn có khả năng
xâm nhập qua hệ hơ hấp và gây ra các tổn thương cho phổi, đồng thời cadmi từ phổi
sẽ thấm vào máu và phân tán khắp các cơ quan. Khi xâm nhập vào cơ thể, phần lớn
cadmi được đào thải thông qua thận, chỉ một phần nhỏ (khoảng 1%) được lưu
chuyển và tích lũy trong các mô. Khi lượng cadmi tồn lưu tăng lên sẽ gây ra quá
trình thay thế ion Zn (II) trong các enzym thiết yếu cho sự sống và gây ra quá trình
rối loạn tiêu hóa, rối loạn chức năng thận, thiếu máu, tăng huyết áp, gây tổn thương
tủy sống, gây ung thư.

1.1.4.3.Thủy ngân (Hg)
Trong địa quyển, thủy ngân tồn tại chủ yếu dưới dạng sunfit và sẽ được biến đổi
do các vi sinh vật từ Hg2+ thành Hg0 hoặc do quá trình metyl hóa hoặc dimetyl hóa.
Trong hệ thống nước bão hịa oxy, có thể thấy thủy ngân ở dạng Hg2+ tạo
thành từ Hg0. Trong điều kiện yếm khí thường gặp thủy ngân ở dạng Hg0 hoặc phức
chất với HgS22-. Còn Hg22+ trong hệ thống nước tự nhiên có vai trị gần như sản
phẩm trung gian rất có ý nghĩa. Trước kia người ta cho rằng trong trầm tích của

17


nước tự nhiên chứa HgS không tan, nhưng ngày nay các kết quả nghiên cứu đã chỉ
ra rằng, quá trình metyl hóa bằng sinh học của hợp chất thủy ngân tạo nên các metyl
thủy ngân. Nhưng trong tự nhiên có thể vẫn tồn tại ở dạng kim loại [1].
Trong đại dương, sự phân bố các hợp chất thủy ngân được xác định bởi giá trị
pH và pCl, nhưng trội hơn cả là các HgCl2, HgCl3-, HgCl2Br-, HgCl3Br2- và HgCl42-.
Quá trình oxy hóa Hg0 thành Hg2+ trong nước nguồn chịu ảnh hưởng của hàm
lượng oxy hòa tan trong nước, và nếu như có mặt một số phức chất phù hợp thì rất
thuận tiện về mặt nhiệt động. Ngược lại, quá trình khử sinh học của Hg2+ có thể dẫn
tới khả năng giải phóng thủy ngân dạng hơi từ vỏ Trái Đất. Ngồi ra, hợp chất Hg2+
có thể phản ứng với H2S tạo thành HgS khó hịa tan. Và HgS có thể chuyển hóa lại
nhờ q trình oxy hóa vi sinh của các hợp chất sunfit [1].
Tính độc của thủy ngân [6]:
Hg là một trong các nguyên tố độc nhất cho con người và động thực vật. Mặt
dù Hg có tính độc dưới dạng ion, muối Hg có tính độc cao với sự nguy hiểm khác
nhau. Vài loại Hg hữu cơ đặc biệt có phân tử thấp như ankyl Hg thì được xem như
rất độc đối với con người. Ảnh hưởng đến hệ thần kinh, methyl Hg có ý nghĩa đặc
biệt, liên quan đến các vi sinh vật sản xuất Hg+ khác nhau. Trong mơi trường tự
nhiên, methyl Hg xuất hiện có ảnh hưởng rất mạnh.
1.1.4.4.Đồng (Cu)

Đồng chiếm khoảng 0,007 % của vỏ trái đất, trong tự nhiên tồn tại dưới dạng
khoáng vật sufua hay dạng oxy hóa (oxit, carbonat), đơi khi ở dạng kim loại.
Khoảng 50 % lượng đồng dùng trong công nghiệp điện, điện tử, và 40 % dùng
để chế tạo hợp kim. Một số hợp chất của đồng được sử dụng làm chất màu trang trí,
chất liệu trừ nấm, mốc. Trong nước sinh hoạt, đồng có nguồn gốc từ đường ống dẫn
và thiết bị nội thất, nồng độ của nó có thể đạt tới vài mg/l nếu nước tiếp xúc lâu với
các thiết bị đồng [1].
Trong nước tự nhiên, đồng tồn tại ở hai trạng thái hóa trị, +1 và +2 thường với
nồng độ vài g/l, trong nước biển 1 – 5 g/l. Đồng tích tụ trong các hạt sa lắng và phân

18


bố lại vào môi trường nước ở dạng phức chất với các hợp chất hữu cơ tự nhiên tồn
tại trong nước. Đồng rất độc đối với cá, đặc biệt được tăng cường khi có mặt thêm
các kim loại khác như kẽm, cadmi và thuỷ ngân.
Đối với cơ thể người, đồng là một nguyên tố vi lượng cần thiết tham gia vào
quá trình tạo hồng cầu, bạch cầu và là thành phần của nhiều enzym trong cơ thể. Cơ
thể thiếu đồng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển, đặc biệt đối với trẻ em. Từ các nguồn
thức ăn, cơ thể tiếp nhận hàng ngày 1 – 3 mg, khả năng hấp thụ đồng của người lớn
khác trẻ em, ngộ độc do đồng hiếm xảy ra, tuy nhiên nếu có thì ở vùng nước có
nồng độ đồng trên 3 mg/l [1].
Tính độc của đồng [6]:
Tác hại phổ biến nhất của đồng đến sức khỏe con người là gây đau dạ dày. Khi
cơ thể hấp thu một lượng đồng cao thông qua hệ tiêu hóa sẽ gây ra các triệu chứng
như đau bụng, chóng mặt, nơn mửa và tiêu chảy. Tiếp xúc với bụi đồng trong thời
gian dài sẽ gây kích ứng đường hơ hấp, ho, hắt hơi, chảy nước mũi, xơ hóa phổi và
tăng tưới máu niêm mạc mũi gây ra bệnh chảy máu mũi. Nặng hơn, có thể bị ngộ
độc mãn tính đồng dẫn tới mắc bệnh Wilson với các biểu hiện đặc trưng như: xơ
gan, tổn thương não, suy thận và lắng đọng đồng trong giác mạc.

Trong những năm gần đây, các hoạt động khai thác vàng, khai thác quặng bao
gồm cả những điểm mỏ được cấp phép và không được cấp phép đã diễn ra một cách
ồ ạt dọc lưu vực sông, đặc biệt là khu vực thượng nguồn sơng Lam. Các kim loại
nặng điển hình như Thủy ngân (Hg), Đồng (Cu) và Kẽm (Zn), Cadimi (Cd), Chì
(Pb) được sử dụng hoặc có sẵn trong q trình khai thác chế biến mỏ được thải ra
sơng Lam theo dịng chất thải.
Trong các báo cáo số liệu gần đây [17, 23] cho thấy, nồng độ các kim loại Hg,
Cu tại một số vị trí vượt so với quy chuẩn cho phép và Zn, Pb, Cd nằm trong quy
chuẩn cho phép [22], tuy nhiên chưa đánh giá được nguy cơ gia tăng độc tính của
chúng trong mơi trường nước sơng Lam. Do đó, luận văn tập trung nghiên cứu 5
kim loại này với nội dung chính: Xác định phần linh động của các KLN, từ đó chỉ

19


ra nguy cơ gia tăng độc tính của chúng trong môi trường nước; Xác định tổng nồng
độ các KLN và một số thông số chất lượng nước khác bằng phương pháp quan trắc
truyền thống; Lập sơ đồ phân bố nồng độ KLN theo không gian và thời gian dọc
sông Lam.
1.2. Lấy mẫu nước mặt bằng phương pháp chủ động
Việc lấy mẫu theo kiểu nào là tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu, đối tượng,
chất cần phân tích... là để xác định nồng độ/hàm lượng đại diện, đặc trưng hay kiểm
tra tức thời hay để phân tích lấy kết quả làm thống kê đánh giá hàm lượng, vẽ biểu
đồ, xem xét sự biến thiên, thay đổi,... của chất nghiên cứu. Nghĩa là với mỗi mục
đích nghiên cứu hay phân tích các chất khác nhau, sẽ có các cách lấy mẫu thích hợp.
Hiện nay, mỗi đối tượng phân tích, hầu như các nước trên thế giới đều đã có các
quy định tiêu chuẩn cho cơng việc lấy mẫu. Chúng ta có thể áp dụng TCVN hay các
tiêu chuẩn ISO-9000 để thực hiện lấy mẫu [7].
Việc lấy mẫu thực hiện theo phương pháp lấy mẫu chủ động có thể theo các
kiểu như sau:

Lấy
mãu
bằng
phương
pháp
chủ
động

Lấy mẫu đơn: lấy mẫu tại thời điểm và vị trí cụ thể
Lấy mẫu tổ hợp
theo thời gian

Lấy mẫu
tổ hợp

Lấy mẫu tổ hợp
theo lưu lượng
(thường dung cho
nước thải, ít dùng
cho nước mặt)

Lấy mẫu tổ hợp
theo không gian

20

Lấy mẫu tổ hợp
theo không gian
đứng (sâu)


Lấy mẫu tổ hợp
theo không gian
ngang


Hình 1.1. Lấy mẫu nước mặt bằng phương pháp chủ động
- Lấy mẫu đơn cho đối tượng nghiên cứu: Mẫu đơn lẻ là mẫu nước được lấy
tại một thời điểm và vị trí cụ thể nào đó và vì vậy nó chỉ đại diện cho thành phần
của nước tại vị trí và thời điểm đó. Tuy vậy, nếu thành phần của nguồn nước tương
đối ổn định trong một thời gian dài và trong một vùng rộng thì có thể cho rằng nó
đại diện cho nguồn nước đó theo thời gian hoặc/và không gian hay cả hai [7].
Nếu đặc trưng của nguồn thay đổi theo vị trí và thời gian thì mẫu đơn lẻ được
lấy từ các vị trí và thời gian thích hợp khác nhau.
- Lấy mẫu tổ hợp cho đối tượng nghiên cứu: Lấy hai hoặc nhiều mẫu hoặc các
phần mẫu trộn lẫn với nhau theo tỉ lệ thích hợp đã biết trước (gián đoạn hoặc liên
tục), từ đó có thể thu được kết quả trung bình của một đối tượng nghiên cứu. Có các
kiểu lấy mẫu tổ hợp: Lấy mẫu tổ hợp theo không gian (đứng, ngang), lấy mẫu tổ
hợp theo thời gian, lấy mẫu tổ hợp theo lưu lượng. Trong đó, lấy mẫu tổ hợp theo
thời gian và theo lưu lượng có thể là một trong trường hợp vị trí lấy mẫu có lưu
lượng thay đổi theo thời gian. Lấy mẫu tổ hợp theo lưu lượng thường dùng cho
nước thải, ít dùng cho nước mặt [7].
Trang thiết bị lấy mẫu nước mặt rất đa dạng, từ đơn giản đến máy móc tự
động, điều khiển tùy theo yêu cầu của cơng việc lấy mẫu. Hiện tại, có thể kể đến các
trang thiết bị sử dụng cho việc lấy mẫu như: Dụng cụ lấy mẫu bề mặt, lấy mẫu
nhúng (bình lấy mẫu thơng dụng), bơm hút mẫu, máy lấy mẫu tự động,… [8]
1.3. Lấy mẫu nước mặt bằng phương pháp thụ động
1.3.1. Khái niệm
“Lấy mẫu thụ động” trong môi trường nước là phương pháp lấy mẫu dựa trên
sự khuếch tán của chất cần xác định từ môi trường nước tới pha nhận trong các
dụng cụ lấy mẫu thụ động do kết quả của sự chênh lệch giữa các hóa thế của nó

giữa 2 pha. Việc lấy mẫu được tiến hành mà không cần bất kỳ nguồn năng lượng

21


×