Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Giải pháp phát triển du lịch nghỉ dưỡng trên địa bàn huyện yên sơn, tỉnh tuyên quang đến năm 2030

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1001.82 KB, 129 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

NGUYỄN NGỌC ĐIỆP

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH NGHỈ DƯỠNG
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN SƠN, TỈNH TUYÊN QUANG
ĐẾN NĂM 2030
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 2017AQLKT-TQ10

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. ĐÀO THANH BÌNH

HÀ NỘI- 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu độc lập của tơi. Các số liệu,
tài liệu được dựa trên nguồn tin cậy, có thực và dựa trên thực tế tiến hành khảo sát của
tôi. Tôi xin chịu hồn tồn trách nhiệm về cơng trình nghiên cứu của mình.

Tuyên Quang, ngày 30 tháng 7 năm 2019
Tác giả

Nguyễn Ngọc Điệp


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài: “Giải pháp phát triển du lịch nghỉ dưỡng



trên địa bàn huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang đến năm 2030”, tôi đã nhận
được sự hướng dẫn, giúp đỡ, động viên của các Thầy giáo, Cô giáo và tập thể Cán bộ
giáo viên Viện Kinh tế và Quản lý - Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã tạo điều kiện
giúp đỡ tôi trong suốt q trình học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình và tận tâm của thầy giáo TS.Đào
Thanh Bình, người hướng dẫn khoa học của luận văn, đã hướng dẫn tận tình và giúp đỡ
tơi hồn thành luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ, những ý kiến đóng góp quý báu của các nhà
khoa học, các thầy giáo, cô giáo của Viện Kinh tế và Quản lý - Trường Đại học Bách
khoa Hà Nội. Cảm ơn lãnh đạo, cơng chức Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Cục Thống
kê tỉnh Tuyên Quang, UBND huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quangđã cung cấp thông tin,
tài liệu và giúp đỡ tơi trong q trình thực hiện luận văn.
Chân thành cảm ơn các bạn bè, đồng nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi để tơi hồn
thành đề tài đúng thời gian.
Xin trân trọng cảm ơn!

Tuyên Quang, tháng 7 năm 2019
Tác giả

Nguyễn Ngọc Điệp


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ADB

Ngân hàng Phát triển Châu Á

CTr


Chương trình

FDI

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi

HĐND

Hội đồng nhân dân

KH

Kế hoạch



Lao động

MICE

Du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức sự
kiện

NQ

Nghị định

ODA

Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức




Quyết định

SL

Sắc lệnh

TU

Tỉnh ủy

TW

Trung ương

UBND

Ủy ban nhân dân

VHTT và DL Văn hóa thể thao và Du lịch
WB

Ngân hàng Phát triển Thế giới


DANH MỤC CÁC BẢNG

Tên bảng


Trang

Bảng 2.1. Số lượt khách du lịch nghỉ dưỡng huyện Yên Sơn giai

56

đoạn 2014-2018
Bảng 2.2. Thời gian lưu trú trung bình của khách du lịch nghỉ

56

dưỡng tại huyện Yên Sơn giai đoạn 2014-2018
Bảng 2.3. Tổng thu từ du lịch nghỉ dưỡng tại huyện Yên Sơn giai

60

đoạn 2014-2018
Bảng 2.4: Số lượng lao động trong ngành du lịch nghỉ dưỡng tại

61

huyện Yên Sơn giai đoạn 2014-2018
Bảng 2.5. Số lượng các cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch trên địa

62

bàn huyện Yên Sơn giai đoạn 2014-2018
Bảng 2.6. Cơ cấu nhân lực theo trình độ giai đoạn 2014-2018


64

Bảng 2.7. Kết quả khảo sát về chất lượng dịch vụ du lịch nghỉ

67

dưỡng tại huyện Yên Sơn giai đoạn 2014-2018
Bảng 2.8. Thực trạng tập huấn nguồn nhân lực du lịch trên địa
bàn huyện Yên Sơn giai đoạn 2014-2018

77


DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

Tên hình

Trang

Hình 2.1. Bản đồ hành chính huyện n Sơn, tỉnh Tun Quang

41

Hình 2.2: Tổng lượt khách nghỉ dưỡng tại huyện Yên Sơn

57

giai đoạn 2014-2018
Hình 2.3. Cơ cấu khách du lịch nghỉ dưỡng tại huyện Yên Sơn năm 2018


59

Hình 2.4. Tổng thu từ DL nghỉ dưỡng tại huyện Yên Sơn giai đoạn

60

2014-2018
Hình 2.5.Lao động trong ngành du lịch nghỉ dưỡng tại huyện Yên

61

Sơn giai đoạn 2014-2018
Hình 2.6. Cơ cấu lao động trong ngành du lịch nghỉ dưỡng tại huyện

62

Yên Sơn năm 2018
Hình 2.7. Số lượng các cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch trên địa bàn

63

huyện Yên Sơn giai đoạn 2014-2018
Hình 2.8. Cơ cấu nhân lực theo trình độ năm 2018

65

Hình 2.9. Cơ cấu nhân lực theo trình độ ngoại ngữ giai đoạn 2014-2018

66


Hình 2.10. Đánh giá chung về chất lượng dịch vụ du lịch nghỉ

68

dưỡng trên địa bàn huyện n Sơn
Hình 2.11. Cơng tác triển khai các dự án du lịch trên địa bàn huyện

71

n Sơn giai đoạn 2015-2018
Hình 2.12. Kinh phí cho hoạt động xúc tiến du lịch nghỉ dưỡng của
huyện Yên Sơn giai đoạn 2014-2018

80


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ...............................................2
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài .................................................................5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ............................................5
5. Phương pháp nghiên cứu ...........................................................................6
6. Kết cấu của luận văn ..................................................................................6
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ DU LỊCH VÀ PHÁT TRIỂN ...... 8
DU LỊCH NGHỈ DƯỠNG .............................................................................8
1.1. Tổng quan về du lịch và du lịch nghỉ dưỡng .........................................8
1.1.1. Khái niệm về du lịch ..............................................................................8
1.1.2. Khái niệm về du lịch nghỉ dưỡng ...........................................................9
1.1.3. Đặc điểm chung của du lịch nghỉ dưỡng .............................................. 10

1.1.4. Đặc trưng của du lịch nghỉ dưỡng ........................................................ 11
1.1.5. Phân loại du lịch nghỉ dưỡng ............................................................... 12
1.2. Tổng quan chung về phát triển du lịch nghỉ dưỡng ........................... 13
1.2.1. Khái niệm phát triển và phát triển du lịch nghỉ dưỡng ......................... 13
1.2.2. Quan điểm phát triển du lịch nghỉ dưỡng ............................................. 14
1.2.3. Nguyên tắc phát triển sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng ............................ 15
1.2.4. Các yếu tố cấu thành du lịch nghỉ dưỡng ............................................. 17
1.3. Các chỉ tiêu đánhgiá mức độ phát triển du lịch nghỉ dưỡng.............. 22
1.4. Nội dung của phát triển du lịch nghỉ dưỡng ....................................... 22
1.4.1. Công tác xây dựng kế hoạch và quy hoạch phát triển du lịch nghỉ dưỡng
.......................................................................................................................24
1.4.2. Công tác thu hút nguồn lực và đầu tư cơ sở hạ tầng cho du lịch .......... 25
1.4.3. Công tác quản lý tài nguyên du lịch ..................................................... 26
1.4.4. Công tác phát triển sản phẩm, dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng .................. 27
1.4.5. Công tác phát triển nguồn nhân lực cho du lịch nghỉ dưỡng ................ 28
1.4.6. Công tác quảng bá và xúc tiến du lịch.................................................. 29
1.5. Kinh nghiệm phát triển du lịch nghỉ dưỡng tại một số địa phương
trong nước .....................................................................................................30


1.5.1. Kinh nghiệm phát triển du lịch nghỉ dưỡng tại huyện Ba Vì, thành phố
Hà Nội ............................................................................................................30
1.5.2. Kinh nghiệm phát triển du lịch nghỉ dưỡng tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn
La ...................................................................................................................33
1.5.3. Bài học kinh nghiệm cho huyện Yên Sơn ............................................ 35
TỔNG KẾT CHƯƠNG 1 .............................................................................37
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH NGHỈ DƯỠNG
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN SƠN, TỈNH TUYÊN QUANG ............... 38
2.1 Giới thiệu chung về huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang ..................... 38
2.1.1. Lịch sử thành lập và phát triển huyện Yên Sơn.................................... 38

2.1.2. Thành tựu phát triển kinh tế - xã hội .................................................... 41
2.2. Phân tích thực trạng phát triển du lịch nghỉ dưỡng tại huyện Yên Sơn
- Tuyên Quang trong thời gian qua ............................................................ 45
2.2.1. Phân tích thực trạng các điều kiện phát triển du lịch nghỉ dưỡng tại huyện
Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang ...........................................................................45
2.2.2. Phân tích thực trạng mức độ phát triển du lịch nghỉ dưỡng tại huyện Yên
Sơn, tỉnh Tuyên Quang ..................................................................................54
2.2.3. Phân tích thực trạng hoạt động phát triển du lịch nghỉ dưỡng tại huyện
Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang ...........................................................................67
2.3. Đánh giá chung về thực trạng phát triển du lịch nghỉ dưỡng trên địa
bàn huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang ...................................................... 80
2.3.1. Thành công...........................................................................................80
2.3.2.Hạn chế................................................................................................82
2.3.3. Nguyên nhân........................................................................................85
TỔNG KẾT CHƯƠNG 2 .............................................................................88
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
NGHỈ DƯỠNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN SƠN, TỈNHTUYÊN
QUANG ĐẾN NĂM 2030........... .................................................................89
3.1. Định hướng và mục tiêu phát triển du lịch nghỉ dưỡng trên địa bàn
huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang ............................................................. 89
3.1.1. Định hướng phát triển ..........................................................................89
3.1.2. Mục tiêu phát triển ...............................................................................90
3.2. Một số giải pháp phát triển du lịch nghỉ dưỡng trên địa bàn huyện Yên
Sơn tỉnh Tuyên Quang .................................................................................91
3.2.1. Giải pháp quy hoạch phát triển du lịch nghỉ dưỡng ............................. 91


3.2.2. Giải pháp thu hút đầu tư cho du lịch .................................................... 94
3.2.4. Giải pháp phát triển sản phẩm, dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng ............... 100
3.2.5. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho du lịch nghỉ dưỡng.............103

3.2.6. Giải pháp quảng bá và xúc tiến du lịch .............................................. 109
3.3. Một số kiến nghị nhằm phát triển nghỉ dưỡng trên địa bàn huyện Yên
Sơn tỉnh Tuyên Quang ............................................................................... 112
3.3.1. Đối với UBND tỉnh Tuyên Quang ..................................................... 112
3.3.2. Đối với các Bộ, ngành và cơ quan ngang Bộ .................................... 113
TỔNG KẾT CHƯƠNG 3 ........................................................................... 114
KẾT LUẬN ................................................................................................. 115
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 117
PHỤ LỤC .................................................................................................... 120


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong quá trình đổi mới ở Việt Nam, cùng với quá trình chuyển dịch cơ
cấu kinh tế, du lịch được xác định là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn,
góp phần quan trọng trong q trình cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
Trong xu thế tồn cầu hóa và hội nhập vào nền kinh tế thế giới, du lịch Việt
Nam có vị trí đặc biệt quan trọng, góp phần vào việc thúc đẩy sự tăng trưởng
kinh tế, mở rộng mối giao lưu hợp tác quốc tế, làm tăng sự hiểu biết, thân thiện
và quảng bá nền văn hóa của đất nước. Việc đưa ra các giải pháp thích hợp để
phát triển du lịch, đặc biệt là thị trường du lịch nghỉ dưỡng đang là vấn đề được
Đảng và Nhà nước quan tâm hàng đầu.
Yên Sơn là huyện nằm ở phía Nam tỉnh Tuyên Quang, vị trí địa lý của
huyện nằm bao quanh thành phố Tuyên Quang, trên địa bàn huyện có nhiều
điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch nghỉ dưỡng như: Nét đặc trưng và sự
đa dạng về văn hóa vùng, miền; cảnh quan thiên nhiên phong phú với những
đồi chè bạt ngàn, với nhiều hang động tự nhiên; thời tiết, khí hậu thuận lợi; đặc
biệt thiên nhiên ban tặng cho n Sơn nguồn tài ngun nước khống nóng
thiên nhiên với trữ lượng lớn, nguồn nước với nhiều khoáng chất có tác dụng
điều trị các bệnh về cơ, xương, khớp…; đường giao thơng thuận lợi. Với tiềm

năng sẵn có về mặt cảnh quan tự nhiên, khí hậu và nhân văn là điều kiện tốt để
phát triển kinh tế du lịch, đưa du lịch nghỉ dưỡng trên địa bàn thành ngành kinh
tế mũi nhọn. Thế nhưng, thực tế lại cho thấy, du lịch nghỉ dưỡng tại huyện Yên
Sơn, tỉnh Tuyên Quang chưa có một khởi sắc đáng kể tương xứng với tiềm
năng vốn có, thương hiệu du lịch trên địa bàn chưa được hình thành. Việc tìm
ra một hệ thống các giải pháp cho phát triển du lịch nghỉ dưỡng trên địa bàn
huyện là một yêu cầu cấp bách nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh để tồn tại
và phát triển, tận dụng mọi tiềm năng sẵn có để đưa du lịch Yên Sơn trở thành
một địa bàn trọng điểm của du lịch quốc gia. Việc xây dựng các giải pháp phát
triển du lịch và áp dụng vào thực tiễn cần có một khoảng thời gian xác định để
1


triển khai, sau đó đánh giá hiệu quả để có những điều chỉnh phù hợp. Giai đoạn
đánh giá không nên quá ngắn vì các chiến lược chưa kịp phát huy hiệu quả
nhưng cũng khơng nên q dài để có thể nhanh chóng kịp thời điều chỉnh với
sự thay đổi của mơi trường kinh tế, xã hội, pháp luật…Chính vì vậy, trong công
tác đề ra kế hoạch phát triển, mốc thời gian 10 năm được cho là phù hợp với
một giai đoạn triển khai và đánh giá hiệu quả của kế hoạch.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “Giải pháp phát triển du
lịch nghỉ dưỡng trên địa bàn huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang đến năm
2030” làm luận văn tốt nghiệp thạc sỹ chuyên ngành Quản lý kinh tế của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trong những năm qua, đã có nhiều đề tài, cơng trình khoa học, luận án,
luận văn nghiên cứu về du lịch của Việt Nam nói chung và của tỉnh Tun Quang
nói riêng. Tuy nhiên, mỗi cơng trình khoa học, mỗi nhà nghiên cứu đều xem xét
ở những góc độ và khía cạnh khác nhau, có thể nêu ra một số cơng trình tiêu
biểu nghiên cứu về du lịch trong và ngồi tỉnh Tun Quang như:
Trịnh Thái Bình (2014), "Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Tuyên
Quang", Luận văn thạc sỹ, trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh

Thái Nguyên.
Trong luận văn này, tác giả đã xác định được chủ trương, chính sách của
tỉnh về định hướng các loại sản phẩm du lịch phong phú và mang tính đặc trưng
của tỉnh giúp thu hút du khách đến Tuyên Quang, đồng thời phân tích được nhu
cầu, sở thích về du lịch nghỉ dưỡng của đối tượng khách du lịch trong nước và
quốc tế. Ngoài ra luận văn tập trung đánh giá hiệu quả quản lý nhà nước về du
lịch của tỉnh, đánh giá các ưu điểm và nhược điểm trong công tác quy hoạch
du lịch, thực hiện kế hoạch du lịch và kiểm tra, kiểm soát. Kết quả đánh giá
trong luận văn cho thấy công tác quy hoạch và lập kế hoạch cịn chưa bám sát
tình hình thực tế, triển khai cịn chưa đúng tiến độ, cơng tác kiểm tra, kiểm sốt
cịn chưa minh bạch. Luận văn đặt ra yêu cầu, nhiệm vụ phát triển kinh tế trên
2


địa bàn tỉnh và nhiệm vụ, giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý du lịch trên
địa bàn tỉnh đến năm 2030. Tuy nhiên, đề tài chủ yếu đánh giá về hiện trạng và
giải pháp nâng cao công tác quản lý nhà nước về du lịch trên đại bàn toàn tỉnh,
chưa đi sâu vào nghiên cứu, đánh giá việc quản lý nhà nước đối với từng địa
phương. Ngoài ra, chưa có nghiên cứu chuyên sâu vào hoạt động du lịch nghỉ
dưỡng trong giai đoạn đánh giá.
Lê Quốc Thu (2015), “Nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch tại Khu du lịch
Suối khoáng Mỹ Lâm, tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2016-2020, Đề án tốt nghiệp
Cao cấp lý luận chính trị, Học viện quốc gia Hồ Chí Minh khu vực 1.
Trong Đề án này, tác giả đã xác định được chủ trương, chính sách của tỉnh
về định hướng các loại sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng phong phú và mang tính
đặc trưng của Khu du lịch Suối khoáng Mỹ Lâm Tuyên Quang, đồng thời phân
tích được nhu cầu, sở thích về du lịch nghỉ dưỡng của đối tượng khách du lịch
trong nước và quốc tế. Đặt ra yêu cầu, nhiệm vụ phát triển kinh tế du lịch của
Khu du lịch Suối khoáng Mỹ Lâm và nhiệm vụ, giải pháp để thúc đẩy việc nâng
cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch và loại hình phục vụ.

Tập trung vào sản phẩm mang tính đột phá, cạnh tranh để làm cơ sở để xây dựng
các chương trình, dự án, kế hoạch và chính sách phát triển của Khu du lịch, phù
hợp với điều kiện thực tế và những định hướng phát triển trong giai đoạn tiếp
theo.
Tuy nhiên, đề tài chủ yếu đánh giá về hiện trạng và giải pháp nâng cao chất
lượng dịch vụ tại Khu du lịch, đối tượng nghiên cứu của đề tài chủ yếu là phân
tích, đánh giá chất lượng về các sản phẩm tắm nước khoáng, tắm bùn khoáng...
tại Khu du lịch Suối khoáng Mỹ Lâm, chưa đi sâu vào nghiên cứu, đánh giá việc
quản lý nhà nước đối với lĩnh vực du lịch trên địa bàn toàn huyện.
Trần Thu Trang (2015), "Phát triển du lịch nghỉ dưỡng tại Đà Lạt", Luận
văn thạc sỹ, Đại học Quốc gia Hà Nội.

3


Đề tài đã phân tích, đánh giá thực trạng và tiềm năng phát triển du lịch
nghỉ dưỡng tại Đà Lạt thông qua đánh giá tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên,
tài nguyên nhân văn, cơ sở hạ tầng và các chiến lược du lịch hiện tại. Ngồi ra,
đề tài cịn đánh giá thực trạng du lịch nghỉ dưỡng trên địa bàn trên cơ sở đó đề
ra các giải pháp nâng cao cơng tác phát triển du lịch như hồn thiện cơ chế
quản lý của nhà nước, nâng cao chất lượng du lịch, đẩy mạnh đầu tư và thu hút
vốn vào du lịch nghỉ dưỡng. Tuy nhiên, đề tài được thực hiện nhằm đưa ra các
giải pháp phát triển du lịch nghỉ dưỡng trên địa bàn Đà Lạt, chưa mang tính
khái quát để có thể phát triển mở rộng trên các địa phương khác.
Lê Quốc Thu (2016), “Phân tích và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện
quản lý nhà nước về du lịch của tỉnh Tuyên Quang đối với Khu du lịch Suối
khoáng Mỹ Lâm, Luận văn thạc sỹ, Đại học Bách Khoa Hà Nội.
Tác giả Lê Quốc Thu phân tích, đánh giá cơng tác quản lý nhà nước về du
lịch của tỉnh Tuyên Quang đối với Khu du lịch Suối khoáng Mỹ Lâm trong giai
đoạn 2011-2016. Tập trung vào các công tác hoạch định, lập kế hoạch, khuếch

trương nhằm phát triển của Khu du lịch đến năm 2030.Tuy nhiên, đề tài chủ
yếu đánh giá về hiện trạng và giải pháp quản lý nhà nước về du lịch của tỉnh
Tuyên Quang đối với Khu du lịch Suối khoáng Mỹ Lâm, chưa đi sâu vào công
tác phát triển du lịch nghỉ dưỡng trên địa bàn tồn tỉnh.
Lê Đình Thành (2016), "Nghiên cứu phát triển du lịch nghỉ dưỡng tại
huyện Ba Vì, Hà Nội", Luận văn thạc sỹ, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Trong luận văn này, tác giả đi sâu vào phân tích thực trạng bốn nội dung
chính của cơng tác phát triển du lịch và các dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng, đội
ngũ nhân viên du lịch, công tác quảng bá và hoạt động quản lý du lịch, trên
cơsở đó đưa ra các giải pháp nhằm hồn thiện 4 cơng tác này. Tuy nhiên, công
tác phát triển du lịch trong luận văn chỉ tập trung tại huyện Ba Vì, chưa phát
triển trên địa bàn nghiên cứu rộng hơn. Ngoài ra, đề tài chưa đánh giá đến công
tác lập kế hoạch du lịch cũng như công tác thu hút vốn đầu tư để phát triển cho

4


du lịch huyện. Ngồi ra, nhiều nội dung phân tích còn chưa sâu, một số giải
pháp còn chung chung, chưa phù hợp với điều kiện thực tế.
Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu và các bài viết nêu trên chỉ đề cấp
đến vấn đề du lịch dưới góc độ và phạm vi rộng hẹp khác nhau, chưa có cơng
trình nào nghiên cứu chuyên sâu về phát triển du lịch nghỉ dưỡng tại tỉnh Tuyên
Quang dưới góc độ khoa học, hệ thống. Đề tài: “Giải pháp phát triển du lịch
nghỉ dưỡng trên địa bàn huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang đến năm 2030”
không trùng lắp với bất cứ luận văn hoặc đề tài khoa học nào đã được công bố.
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu chung:Xây dựng các giải pháp thiết thực nhằm phát triển du lịch
nghỉ dưỡng trên địa bàn huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang đến năm 2030
Mục tiêu cụ thể:
Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về du lịch và phát triển du lịch nghỉ dưỡng;

Phân tích, đánh giá thực trạng du lịch nghỉ dưỡng trên địa bàn tỉnh Tuyên
Quang; chỉ ra những vấn đề còn hạn chế, bất cập trong khai thác các nguồn lực
nhằm phát triển du lịch nghỉ dưỡng trên địa bàn huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên
Quang cùng những nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan của những tồn tại,
bất cập đó;
Đề xuất các giải pháp và kiến nghị thiết thực phù hợp với điều kiện của
huyện Yên Sơn nhằm việc phát triển du lịch nghỉ dưỡng trên địa bàn sau 10
năm thực hiện, đến năm 2030,thông qua các giải pháp về cơ chế, chính sách,
tổ chức thực hiện, tổ chức quản lý.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Du lịch nghỉ dưỡng và các hoạt động
phát triển du lịch nghỉ dưỡng
Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi không gian: Địa bàn huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang
5


Phạm vi thời gian: Nghiên cứu sự phát triển du lịch nghỉ dưỡng tại huyện
Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang trong giai đoạn từ 2014-2018 và đưa ra các giải
pháp hướng đến năm 2030.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu lý luận
Nghiên cứu bộ Luật, các Nghị định, Nghị quyết, Thơng tư, chính sách
liên quan đến phát triển du lịch.
Nghiên cứu qua tài liệu, báo cáo tổng kết về công tác phát triển du lịch
huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang qua các năm, giai đoạn 2014-2018.
Các dữ liệu trên được trích dẫn trực tiếp trong luận văn và được tác giả
ghi chú chi tiết trong phần tài liệu tham khảo.
Phương pháp điều tra, khảo sát
Thực hiện điều tra, khảo sát, tham gia ý kiến của các chuyên gia, các cán

bộ quản lý về du lịch, người dân trên địa bàn huyện, điều tra khách du lịch,… tìm
hiểu, đánh giá khách quan về du lịch nghỉ dưỡng và các hoạt động phát triển du
lịch nghỉ dưỡng trên địa bàn huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang.
Phương pháp phân tích dữ liệu
Tác giả sử dụng các phương pháp phân tích dữ liệu, gồm: Phương pháp
so sánh, phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp mô tả và khái quát
đối tượng nghiên cứu, phương pháp điều tra phân tích thống kê. Trong các
phương pháp nghiên cứu này thì phương pháp phân tích - tổng hợp được sử
dụng nhiều nhất.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luật, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về du lịch và phát triển du lịch nghỉ dưỡng

6


Chương 2: Thực trạng phát triển du lịch nghỉ dưỡng trên địa bàn huyện
Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang
Chương 3: Giải pháp và kiến nghị phát triển du lịch nghỉ dưỡng trên địa
bàn huyện Yên Sơn,tỉnhTuyên Quang đến năm 2030

7


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ DU LỊCH VÀ PHÁT TRIỂN
DU LỊCH NGHỈ DƯỠNG
1.1. Tổng quan về du lịch và du lịch nghỉ dưỡng
1.1.1. Khái niệm về du lịch
Ngày nay, du lịch đã thực sự trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ

biến không chỉ ở các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển trong
đó có Việt Nam.Mỗi tổ chức và cá nhân khi nghiên cứu về vấn đề này đều đưa
ra những định nghĩa của riêng mình.
Theo liên hiệp Quốc các tổ chức lữ hành chính thức (International Union
of Official Travel Oragnization: IUOTO): Du lịch được hiểu là hành động du
hành đến một nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục
đích khơng phải để làm ăn, tức khơng phải để làm một nghề hay một việc kiếm
tiền sinh sống... (IUOTO, 1963)
Tại hội nghị LHQ về du lịch họp tại Roma - Italia (21/8 -05/9/1963), các
chuyên gia đưa ra định nghĩa về du lịch: Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ,
hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu
trú cuả cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên cuả họ hay ngoài
nước họ với mục đích hồ bình. Nơi họ đến lưu trú khơng phải là nơi làm việc
cuả họ.
Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) “Du lịch là tổng thể của những
hiện tượng và những mối quan hệ phát sinh do sự tác động qua lại giữa khách
du lịch, người kinh doanh du lịch, chính quyền sở tại và cộng đồng dân cư địa
phương trong quá trình thu hút và lưu giữ khách du lịch” (UNWTO, 1905).
Định nghĩa này đã nêu bật được sự quan hệ, tác động qua lại của hệ thống con
người, tổ chức thực hiện du lịch. Du lịch được coi như một q trình mà ở đó
có sự gặp nhau giữa lợi ích tinh thần của khách du lịch và lợi ích kinh tế của
8


người kinh doanh du lịch.Nhu cầu của khách du lịch càng cao thì địi hỏi hệ
thống tổ chức thực hiện, kinh doanh du lịch càng phải hoàn thiện.
Hội nghị quốc tế về du lịch và lữ hành được tổ chức ở Ottawa, Canada
vào tháng 6/1991 đã thống nhất đưa ra định nghĩa về du lịch như sau: “Du lịch
bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành, tạm trú, với mục đích
tham quan, khám phá hoặc với mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn; cũng như

mục đích kinh doanh và những mục đích khác nữa, trong thời gian liên tục
nhưng không quá một năm, ở bên ngồi mơi trường sống định cư”(ICTT, 1991).
Từ khi có Luật Du lịch (2005) giải thích khái niệm du lịch như sau: “Du
lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú
thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí,
nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”(Luật du lịch, 2005).
Đây có thể coi là mơṭ định nghĩa chính thống và được sử dụng phổ biến
nhất hiện nay, là cơ sở để học tập và nghiên cứu về du lịch, bao hàm được cả
khía cạnh cơ bản của du lịch là chuyến đi ngoài nơi cư trú với mục đích tham
quan nghỉ dưỡng và các hoạt động liên quan đến chuyến đi đó.
1.1.2. Khái niệm về du lịch nghỉ dưỡng
Cách đây không lâu, con người thường quan niệm rằng: Du lịch chỉ đồng
nghĩa với việc tham quan thưởng ngoạn những đất nước xa xôi, những danh
lam thắng cảnh, hay tiếp xúc với phong tục tập quán, văn hóa khác với mình.
Điều đó đem lại rất nhiều sự thú vị và khám phá mới.Nhưng thời gian gần đây
khái niệm về “Du lịch nghỉ dưỡng” đã bước vào đời sống hiện đại.
Một trong những chức năng quan trọng của du lịch là phục hồi sức khỏe,
tinh thần của con người sau những ngày làm việc, lao động căng thẳng. Sau
những ngày lao động vất vả, người ta thường tìm đến những nơi có khí hậu mát
mẻ, trong lành, phong cảnh đẹp như các vùng núi, vùng nông thôn, bãi biển…
để nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng và nó hình thành nên loại hình du lịch nghỉ dưỡng.
Chương trình du lịch này là sự kết hợp giữa du lịch với bồi bổ sức khỏe hoặc
9


chữa bệnh và nó thể hiện chức năng xã hội quan trọng của du lịch là phục hồi
sức khỏe cộng đồng.Hình thức du lịch này được nhiều người dân ở những nước
kinh tế phát triển rất ưa chuộng.
Từ đó có thể định nghĩa “Du lịch nghỉ dưỡng là loại hình du lịch đến
những nơi có điều kiện thiên nhiên, mơi trường thích hợp để thỏa mãn nhu cầu

nghỉ ngơi giải trí, phục hồi sức khoẻ và lấy lại tinh thần sau những ngày làm
việc mệt mỏi, những căng thẳng diễn ra trong cuộc sống”(Nguyễn Văn Đính,
Trần Thị Minh Hịa, 2013).
Điểm đến cho các chuyến du lịch nghỉ dưỡng là những nơi có khơng khí
trong lành, khí hậu mát mẻ, dễ chịu, phong cảnh ngoạn mục như các điểm du
lịch có hồ, ao, sông, suối, thác nước kỳ vĩ, vùng núi với phong cảnh hoang sơ
tươi đẹp, hùng vĩ, với không gian yên ả, thanh bình.
Hiện nay các khu du lịch nghỉ dưỡng kết hợp với chăm sóc sắc đẹp, phục
hồi sức khỏe, tắm suối nước nóng, tắm bùn, khí cơng, bấm huyệt, xoa bóp,
châm cứu, áp dụng thành tựu của y học cổ truyền đang thu hút được sự quan
tâm của du khách mọi nơi trên thế giới. Đây chính là xu hướng du lịch ở hiện
tại và tương lai để đưa ngành Du lịch có một vị trí quan trọng trong ngành kinh
tế mỗi quốc gia.
1.1.3. Đặc điểm chung của du lịch nghỉ dưỡng
Du lịch nghỉ dưỡng bao gồm tất cả các đặc trưng cơ bản của mọi hoạt
động du lịch nói chung:
Tính đa ngành: Thể hiện ở đối tượng được khai thác để phục vụ du lịch
như sự hấp dẫn về cảnh quan tự nhiên, khí hậu, giá trị văn hóa lịch sử… Thu
nhập xã hội từ du lịch nghỉ dưỡng cũng mang lại nhiều nguồn thu cho các ngành
kinh tế thông qua các sản phẩm cung cấp cho du khách như: Điện, nước, các
sản phẩm từ nông nghiệp, bưu chính viễn thơng…

10


Tính đa thành phần: Biểu hiện ở tính đa dạng trong thành phần khách du
lịch, ở những người phục vụ tham gia vào hoạt động du lịch.
Tính mùa vụ: Biểu hiện ở thời gian diễn ra hoạt động du lịch tập trung
cao trong năm. Những khoảng thời gian trong năm khách du lịch có thời gian
nhàn rỗi nhiều như mùa hè, tết, các dịp lễ… thường là những đợt cao điểm, mọi

người tập trung đi du lịch. Tính mùa vụ cịn thể hiện ở các loại hình du lịch
khác như du lịch lễ hội, du lịch sinh thái….
Tính đa mục tiêu: Biểu hiện ở những lợi ích đa dạng về nâng cao chất
lượng cuộc sống của người tham gia hoạt động du lịch, của cộng đồng cư dân
địa phương, của khách du lịch; mở rộng sự giao lưu văn hóa, kinh tế và nâng
cao ý htức trách nhiệm của mọi thành viên trong xã hội…
1.1.4. Đặc trưng của du lịch nghỉ dưỡng
Hoạt động du lịch nghỉ dưỡng cốt yếu phải dựa vào tự nhiên, khí hậu và
cảnh quan thiên nhiên.
Du lịch nghỉ dưỡng thường cung cấp các dịch vụ trọn gói cao cấp, giá
thành cao, đáp ứng các nhu cầu đa dạng của khách hàng.
Du lịch nghỉ dưỡng phần lớn đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí tại chỗ
điểm du lịch nghỉ dưỡng của du khách, khách hàng thường ít phải di chuyển
trong các hành trình du lịch nghỉ dưỡng.
Khách du lịch nghỉ dưỡng thường có khả năng chi trả cao, phóng khống
và chi tiêu thoải mái.
Nguồn nhân lực trong du lịch nghỉ dưỡng là nhân lực du lịch chất lượng
cao, có tay nghề, hiểu biết, thái độ phục vụ ân cần với khách hàng.
Dịch vụ lưu trú và ăn uống đóng vai trị quan trọng hàng đầu trong du
lịch nghỉ dưỡng. Khách hàng thường có địi hỏi rất cao về các dịch vụ này trong
hành trình nghỉ dưỡng của mình.
11


1.1.5. Phân loại du lịch nghỉ dưỡng
1.1.5.1. Căn cứ nhu cầu du lịch của du khách
Du lịch nghỉ dưỡng kết hợp với tham quan giải trí: Du lịch giải trí là loại
hình du lịch nảy sinh do nhu cầu thư giãn, xả hơi để phục hồi sức khoẻ sau
những ngày làm việc căng thẳng, mệt nhọc. Với đời sống ngày càng phát triển
thì nhu cầu vui chơi giải trí càng đa dạng và không thể thiếu được trong các

chuyến đi. Do vậy, ngoài thời gian tham quan, nghỉ ngơi cần có các chương
trình, các điểm vui chơi giải trí cho du khách.
Du lịch nghỉ dưỡng kết hợp với các hoạt động thể thao:Đây là loại hình
du lịch xuất hiện nhằm đáp ứng lòng đam mê các hoạt động thể thao của con
người, nhưng không phải là tham gia thi đấu chính thức mà chỉ đơn giản là để
nâng cao sức khoẻ, chẳng hạn như săn bắt, câu cá, bơi thuyền, lướt ván, chơi
golf... Để kinh doanh loại hình này, yêu cầu có các điều kiện tự nhiên thích hợp
và có các trang thiết bị phù hợp cho từng loại hình cụ thể.Mặt khác, nhân viên
cũng cần được huấn luyện để có thể hướng dẫn và giúp đỡ cho khách chơi đúng
quy cách.
Du lịch nghỉ dưỡng kết hợp với chữa bệnh: Mục đích chính của chuyến
đi là để phịng ngừa hoặc chữa trị một căn bệnh nào đó về thể xác hoặc tinh
thần. Do vậy địa điểm đến thường là các khu an dưỡng, nhà nghỉ nơi có nguồn
nước khống, thảo mộc hoặc bùn cát có giá trị chữa bệnh; nơi có khí hậu trong
lành, khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp. Đặc điểm của loại hình du lịch này là ít
có tính thời vụ và thời gian lưu trú của du khách dài nên địi hỏi phải có cơ sở
phục vụ tốt.
1.1.5.2. Căn cứ đặc điểm địa lý của điểm du lịch
Du lịch nghỉ dưỡng ở nông thôn: Du lịch thôn quê là loại hình du lịch
gắn với những đồng quê có cảnh quan n bình, khơng gian thống đãng và có
mơi trường trong lành. Vì vậy, sự hấp dẫn của nó đối với người dân ở đơ thị,
nhất là các đô thị lớn ngày càng tăng. Về với thôn quê du khách sẽ cảm nhận
12


được những tình cảm chân thành, mến khách của người dân quê và thưởng thức
những món ăn dân giã đầy hương vị.
Du lịch nghỉ dưỡng biển: Loại hình du lịch này gắn liền với biển, có tính
mùa vụ rõ rệt và thường được tổ chức vào mùa nóng. Nếu bờ biển ít dốc, mơi
trường sạch đẹp thì khả năng thu hút du khách càng lớn. Ví dụ du lịch biển Nha

Trang, Vũng Tàu, Phan Thiết...
Du lịch nghỉ dưỡng núi: Loại hình này gắn liền với cảnh quan hùng vĩ và
khí hậu trong lành của núi rừng. Đây là loại hình du lịch có thể phát triển quanh
năm, thuận lợi để tổ chức nghỉ mát vào mùa hè ở các nước xứ nóng và nghỉ
đơng ở các nước xứ lạnh với các hoạt động thể thao mùa đông (trượt tuyết,
trượt băng). Ví dụ du lịch Sapa, Tam Đảo, Bà Nà, Đà Lạt...
1.2. Tổng quan chung về phát triển du lịch nghỉ dưỡng
1.2.1. Khái niệm phát triển và phát triển du lịch nghỉ dưỡng
Khái niệm phát triển
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam thì “phát triển là phạm trù triết học
chỉ ra tính chất của những biến đổi đang diễn ra trong thế giới. Phát triển là
một thuộc tính của vật chất. Mọi sự vật và hiện tượng của hiện thực không tồn
tại trong trạng thái khác nhau từ khi xuất hiện đến lúc tiêu vong,… nguồn gốc
của phát triển là sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập” (Từ điển
Bách Khoa Việt Nam, 2011).
Phát triển là phạm trù kinh tế xã hội rộng lớn, trong khuôn khổ một định
nghĩa hay một khái niệm ngắn gọn không thể bao hàm hết được nội dung rộng
lớn của nó. Song nhất thiết khái niệm đó phải phản ánh được các nội dung cơ
bản sau:
Sự tăng lên về quy mô sản xuất, làm tăng thêm giá trị sản lượng của vật
chất, dịch vụ và sự biến đổi tích cực về cơ cấu kinh tế, tạo ra một cơ cấu kinh
tế hợp lý, có khả năng khai thác nguồn lực trong nước và ngoài nước.
13


Sự tác động của tăng trưởng kinh tế làm thay đổi cơ cấu xã hội, cải thiện
đời sống dân cư.
Sự phát triển là quy luật tiến hố, song nó chịu tác động của nhiều nhân
tố, trong đó nhân tố nội lực của nền kinh tế có ý nghĩa quyết định, cịn nhân tố
bên ngồi có vai trị quan trọng.

Khái niệm phát triển du lịch nghỉ dưỡng
Phát triển du lịch nghỉ dưỡng là việc mở rộng các loại hình dịch vụ nghỉ
dưỡng gắn liền với đổi mới và hoàn thiện cơ cấu dịch vụ nhằm đảm bảo thích
ứng với sự thay đổi của môi trường kinh doanh và phù hợp với nhu cầu tiêu
dùng của khách hàng mục tiêu.
Như vậy, phát triển du lịch nghỉ dưỡng là q trình có sự kết hợp chặt
chẽ, hợp lý, hài hoà giữa ba mặt: Phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ
mơi trường. Tiêu chí căn bản để đánh giá sự phát triển là tăng trưởng kinh tế
ổn định; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; khai thác hợp lý, sử dụng tiết
kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường sống
(Sơn Hồng Đức, 2012).
1.2.2. Quan điểm phát triển du lịch nghỉ dưỡng
Một là: Khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên du lịch nghỉ dưỡng một
cách hợp lý và giảm thiểu chất thải ra môi trường.
Hai là: Phát triển du lịch nghỉ dưỡng phải gắn liền với nỗ lực bảo tồn
tính đa dạng của tài nguyên.
Ba là: Phát triển du lịchnghỉ dưỡng phải phù hợp với quy hoạch tổng thể
kinh tế - xã hội vì du lịch nghỉ dưỡng là ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên
ngành, liên vùng cao nên mọi phương án khai thác tài nguyên để phát triển du
lịch phải phù hợp với quy hoạch chuyên ngành nói riêng và quy hoạch tổng thể
kinh tế - xã hội nói chung ở phạm vi quốc gia, vùng và địa phương.

14


Bốn là: Nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm, sự tham gia, ý kiến
đóng góp của các đối tượng tham gia du lịch trong việc khai thác và bảo vệ tài
ngun du lịchnghỉ dưỡng.
Năm là: Tăng cường tính có trách nhiệm trong hoạt động xúc tiến, quảng
bá du lịchnghỉ dưỡng.

1.2.3. Nguyên tắc phát triển sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng
Nguyên tắc phù hợp với nhu cầu khách:
Do hoạt động du lịch nói chung và du lịch nghỉ dưỡng nói riêng có tính
cạnh tranh mạnh mẽ, động cơ và nhu cầu của khách du lịch thường xuyên thay
đổi, việc khai thác tài nguyên thiên nhiên để tạo ra các sản phẩm du lịch nghỉ
dưỡng cần phải quan tâm sở thích, đối tượng khách hàng, đảm bảo sự tinh tế
và nét đẹp, sự đặc sắc của môi trường và thiên nhiên mang lại cho đối tượng
khách. Hơn nữa, do đặc tính thiên nhiên nên việc khai thác đòi hỏi sự đầu tư
kinh phí khơng hề nhỏ để vừa đảm bảo nhu cầu khách nhưng cũng yêu cầu bảo
tồn và giữ gìn mơi trường, nên cần phải làm rõ tính khả thi khi khai thác tài
nguyên du lịch nghỉ dưỡng, đặc biệt là điều tra nhu cầu và nghiên cứu thị trường
để tìm ra nguồn khách, thị trường mục tiêu qua đó có cơ sở vững chắc tiến hành
các cơng việc kinh doanh du lịch nghỉ dưỡng.
Nguyên tắc lợi ích kinh tế:
Bất cứ đầu tư xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng
cần phải xét đến các lợi ích kinh tế. Xét cho cùng không thể thu hút hoạt động
kinh doanh du lịch nghỉ dưỡng nếu không đạt mục tiêu lợi ích kinh tế. Việc
khai thác tài nguyên du lịch nghỉ dưỡngphải xét đến giá trị sử dụng của tài
nguyên đó.Giá trị sử dụng của tài nguyên du lịch nghỉ dưỡng thường tỷ lệ thuận
với sức hấp dẫn của tài ngun ở đó. Để nâng cao lợi ích kinh tế cho các chủ
thể tham gia hoạt động du lịch nghỉ dưỡng cần phải quan tâm ưu tiên khai thác
sự nổi trội và giá trị đặc biệt của tài ngun du lịch ở đó như vị trí địa lý thuận
lợi, điều kiện khí hậu thổ nhưỡng tốt, hệ sinh thái động thực vật đa dạng và
15


phong phú, hay như việc khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch hiện có, quan
tâm đến những giá trị hiện đã và đang sử dụng nhưng vẫn đảm bảo tài nguyên
sẽ giữ giá trị sử dụng cho các thế hệ tương lai. Hoặc như tận dụng được trang
thiết bị kỹ thuật sẵn có trong tự nhiên, giảm suất đầu tư, giảm giá thành của sản

phẩm.
Nguyên tắc đặc sắc:
Việc khai thác tài nguyên du lịch nghỉ dưỡng cần phải chọn được nét đặc
trưng của thiên nhiên, văn hóa của cộng đồng địa phương.Đây là nền tảng để
tạo ra sức hấp dẫn của các sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng để phát triển hoạt động
du lịch nghỉ dưỡng tại địa phương. Từ việc khai thác tính đặc sắc của tài nguyên
sẽ tăng khả năng hấp dẫn và năng lực cạnh tranh của sản phẩm du lịch nghỉ
dưỡng. Đồng thời, giữ gìn và đảm bảo nét đặc sắc này thông qua việc cố gắng
duy trì diện mạo ban đầu của tài nguyên du lịch nghỉ dưỡng, tránh sửa chữa
một cách quá mức và phá hỏng khi xây mới. Khi khai phá để tạo phong cách,
tránh sự mô phỏng và giống nhau gây những phản ứng bất lợi đối với khách du
lịch đã quen thuộc dẫn đến sự nhàm chán.
Nguyên tắc tổng thể:
Khi khai thác tài nguyên du lịch nghỉ dưỡng không được coi thường tính
tổng thể của quy hoạch.Việc lựa chọn đối tượng làm hình tượng nổi trội của du
lịch địa phương khơng có nghĩa chỉ tập trung xây dựng sản phẩm ở đó mà bỏ
qua tài nguyên du lịch khác. Như chỉ chú trọng vào khai thác giá trị về kinh tế
mà bỏ qua phong tục, tập quán, văn hóa của cộng đồng dân cư sinh sống của
địa phương. Việc khai thác tổng thể sẽ tăng sức hút của các loại tài nguyên du
lịch nghỉ dưỡng khác nhau thành một quần thể thu hút du khách và tạo giá trị
gia tăng của sản phẩm du lịch xét ở nhiều mặt. Một mặt xem xét đáp ứng các
nhu cầu của khách về đi lại, ăn ở, tham quan nghỉ dưỡng, vui chơi và giải trí…
mặt khác thực hiện tốt phối hợp nhịp nhàng với các bộ phận cung ứng sản phẩm
du lịch trong ngành gắn với đáp ứng nhu cầu của khách.
16


×