Tải bản đầy đủ (.pdf) (201 trang)

Nghiên cứu đa dạng sinh học Động vật không xương sống cỡ lớn ở hệ thống suối tại Vườn Quốc gia Xuân Sơn tỉnh Phú Thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.77 MB, 201 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
--------------------

Ngô Xuân Nam

NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG SINH HỌC ĐỘNG VẬT
KHÔNG XƢƠNG SỐNG Ở NƢỚC TẠI KHU BẢO TỒN
THIÊN NHIÊN VÀ DI TÍCH VĨNH CỬU,
TỈNH ĐỒNG NAI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC

Hà Nội – 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
--------------------

Ngô Xuân Nam

NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG SINH HỌC ĐỘNG VẬT
KHÔNG XƢƠNG SỐNG Ở NƢỚC TẠI KHU BẢO TỒN
THIÊN NHIÊN VÀ DI TÍCH VĨNH CỬU,
TỈNH ĐỒNG NAI
Chuyên ngành:
Mã số:

Thủy sinh vật học
62 42 01 08



LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN XUÂN QUÝNH
PGS.TS. NGUYỄN VĂN VỊNH

Hà Nội – 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chƣa từng đƣợc ai cơng bố
trong bất kỳ cơng trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Ngô Xuân Nam


LỜI CẢM ƠN
Bản luận án này đƣợc thực hiện tại Phịng Thí nghiệm Thủy sinh học, Bộ
mơn Động vật Khơng xƣơng sống, khoa Sinh học, trƣờng Đại học Khoa học Tự
nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Trong thời gian học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài, tôi đã nhận đƣợc
sự hƣớng dẫn, chỉ bảo tận tình của PGS.TS. Nguyễn Xuân Quýnh, PGS.TS.
Nguyễn Văn Vịnh cán bộ giảng dạy Bộ môn Động vật Không xƣơng sống, khoa
Sinh học, trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội. Tôi vô
cùng biết ơn và cảm tạ sự giúp đỡ quý báu của các thầy.
Đồng thời, tôi cũng nhận đƣợc sự giúp đỡ quý báu của các thầy giáo, cô
giáo, cán bộ công nhân viên và các bạn đồng nghiệp trong Bộ môn Động vật

Không xƣơng sống, lãnh đạo khoa Sinh học, các phòng chức năng và lãnh đạo
trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và
làm việc tại đây.
Tôi xin cảm ơn lãnh đạo Viện Sinh thái và Bảo vệ Cơng trình, Viện Khoa
học Thủy lợi Việt Nam và đồng nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi
trong q trình thực hiện Luận án.
Tơi xin cảm ơn Ban Giám đốc và các cán bộ công nhân viên Khu Bảo tồn
thiên nhiên và Di tích Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi
tiến hành khảo sát thực địa, thu thập vật mẫu tại địa bàn nghiên cứu.
Nhân dịp này tơi xin bày tỏ lịng biết ơn đối với tất cả những sự giúp đỡ
quý báu đó.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới bố, mẹ, vợ và gia đình đã ln ủng
hộ, động viên tơi trong q trình thực hiện Luận án này.
Hà Nội, ngày 28 tháng 7 năm 2014
Nghiên cứu sinh

Ngô Xuân Nam


MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................................. 4
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................................. 5
DANH MỤC HÌNH ............................................................................................................... 6
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 7
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................................... 7
2. Mục đích của Luận án .................................................................................................... 9
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 9
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ..................................................................................... 10
5. Những đóng góp mới của Luận án............................................................................... 10
Chƣơng 1. TỔNG QUAN .................................................................................................... 11

1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐVKXS NƢỚC NGỌT TRÊN THẾ GIỚI .................... 11
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐVKXS NƢỚC NGỌT Ở VIỆT NAM .................... 19
1.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐVKXS NƢỚC NGỌT TỈNH ĐỒNG NAI ................... 32
1.4. KHÁI QUÁT VỀ ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI
KHU VỰC NGHIÊN CỨU ...................................................................................... 36
1.4.1. Khái quát về đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội.................................. 36
1.4.1.1. Vị trí địa lý .................................................................................................. 36
1.4.1.2. Địa hình....................................................................................................... 37
1.4.1.3. Khí hậu, thời tiết ......................................................................................... 37
1.4.1.4. Thuỷ văn ..................................................................................................... 38
1.4.1.5. Thổ nhƣỡng ................................................................................................. 39
1.4.1.6. Kinh tế-xã hội ............................................................................................. 40
1.4.2. Rừng và ĐDSH .................................................................................................. 41
1.4.2.1. Đặc điểm tài nguyên rừng ........................................................................... 41
1.4.2.2. Di tích lịch sử .............................................................................................. 44
Chƣơng 2. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................... 45
2.1. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU .......................................................... 45
2.1.1. Thời gian nghiên cứu ......................................................................................... 45
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu .......................................................................................... 45
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................ 47
2.2.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu, tài liệu................................................................ 47
2.2.2. Thu thập vật mẫu ngoài tự nhiên ....................................................................... 47
2.2.2.1. Phƣơng pháp thu mẫu ĐVN (Zooplankton) ............................................... 47
2.2.2.2. Phƣơng pháp thu mẫu ĐVĐ (Zoobenthos) ................................................. 47

1


2.2.3. Phân tích vật mẫu trong phịng thí nghiệm ........................................................ 48
2.2.4. Xử lý số liệu ....................................................................................................... 49

2.2.4.1. Tính chỉ số ĐDSH....................................................................................... 49
2.2.4.2. Phân tích tính tƣơng đồng (Similarity) ....................................................... 50
2.2.4.3. Phân tích BEST (BIO-ENV)....................................................................... 51
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN .................................................... 52
3.1. ĐẶC ĐIỂM SINH CẢNH VÀ THỦY LÝ, HÓA HỌC CÁC THỦY VỰC
NGHIÊN CỨU ........................................................................................................... 52
3.1.1. Đặc điểm sinh cảnh các điểm nghiên cứu .......................................................... 52
3.1.2. Đặc điểm thủy lý, hóa học thủy vực nghiên cứu ............................................... 60
3.2. HIỆN TRẠNG ĐDSH ĐVKXS Ở NƢỚC TẠI CÁC THỦY VỰC
NGHIÊN CỨU ......................................................................................................... 63
3.2.1. Thành phần loài và cấu trúc quần xã ĐVKXS ở nƣớc ...................................... 63
3.2.1.1. Động vật nổi................................................................................................ 66
3.2.1.2. Động vật đáy ............................................................................................... 69
3.2.2. Biến động thành phần loài và mật độ ĐVKXS ở nƣớc theo mùa ...................... 79
3.2.2.1. Biến động thành phần loài ĐVKXS ở nƣớc theo mùa ............................... 79
3.2.2.2. Biến động mật độ ĐVKXS ở nƣớc theo mùa ............................................. 88
3.2.3. Biến động thành phần loài và mật độ ĐVKXS ở nƣớc theo các dạng thủy vực ..... 90
3.2.3.1. Biến động thành phần loài ĐVKXS ở nƣớc theo các dạng thủy vực ......... 90
3.2.3.2. Biến động mật độ ĐVKXS ở nƣớc theo các dạng thủy vực ....................... 94
3.2.4. Đánh giá hiện trạng ĐDSH của ĐVKXS các thủy vực tại khu vực nghiên cứu ..... 96
3.2.4.1. Động vật nổi................................................................................................ 96
3.2.4.2. Động vật đáy ............................................................................................... 98
3.3. ĐÁNH GIÁ TÍNH TƢƠNG ĐỒNG CỦA ĐVKXS GIỮA CÁC ĐIỂM
THU MẪU VÀ MỐI TƢƠNG QUAN GIỮA CÁC NHÓM ĐVKXS VỚI
MỘT SỐ YẾU TỐ MÔI TRƢỜNG NƢỚC ........................................................... 101
3.3.1. Động vật nổi..................................................................................................... 101
3.3.1.1. Mùa khô .................................................................................................... 101
3.3.1.2. Mùa mƣa ................................................................................................... 104
3.3.2. Động vật đáy .................................................................................................... 107
3.3.2.1. Mùa khô .................................................................................................... 107

3.3.2.2. Mùa mƣa ................................................................................................... 109
3.3.3. Nhận xét chung về tính tƣơng đồng giữa các điểm thu mẫu và mối tƣơng
quan giữa ĐVKXS với một số yếu tố môi trƣờng nƣớc .................................. 112
2


3.4. ĐỀ XUẤT CÁC ĐỊNH HƢỚNG BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN ĐDSH ĐVKXS
Ở NƢỚC ................................................................................................................. 113
3.4.1. Những tác động tiêu cực ảnh hƣởng đến môi trƣờng và ĐDSH ĐVKXS
ở nƣớc .............................................................................................................. 113
3.4.1.1. Chiến tranh hóa học của đế quốc Mỹ và tình trạng khai thác quá mức .... 113
3.4.1.2. Hiện tƣợng bồi lắng tại các thủy vực ........................................................ 115
3.4.1.3. Công tác quản lý, bảo vệ rừng cịn nhiều khó khăn bất cập ..................... 116
3.4.1.4. Sự xâm lấn của các loài ngoại lai xâm hại ................................................ 117
3.4.1.5. Tác động của BĐKH................................................................................. 118
3.4.2. Đề xuất các định hƣớng bảo tồn và phát triển ĐDSH ĐVKXS ở nƣớc .......... 120
3.4.2.1. Tuyên truyền, giáo dục bảo vệ rừng, bảo tồn ĐDSH, thực hiện các
biện pháp ứng phó với BĐKH .................................................................. 120
3.4.2.2. Hạn chế bồi lắng thủy vực ........................................................................ 121
3.4.2.3. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ rừng, bảo vệ ĐDSH các
thủy vực .................................................................................................... 121
3.4.2.4. Phát triển du lịch sinh thái theo định hƣớng phát triển bền vững ............. 122
3.4.2.5. Tổ chức diệt tận gốc và xây dựng giải pháp hạn chế sự phát triển
các loài ngoại lai xâm hại ......................................................................... 123
KẾT LUẬN........................................................................................................................ 124
KIẾN NGHỊ VỀ NHỮNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO .................................................. 126
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN.......................................................................................................................... 127
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 128
PHỤ LỤC ............................................................................ Error! Bookmark not defined.


3


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ADB:
ASPT:
BĐKH:
BMWP:
BTNMT:
BTTN:
CCA:
CĐHH:
DO:
ĐDSH:
ĐHKHTN:
ĐHQGHN:
ĐVĐ:
ĐVN:
ĐVKXS:
IUCN:
FAO:
KBT:
KHCN&MT:
NXB:
QCVN:
QLBVR:
TDS:
TW:
UBND:

UNESCO:
VQG:

Ngân hàng phát triển châu Á (Asian Development Bank)
Điểm số trung bình cho các đơn vị phân loại
(Average Score Per Taxon)
Biến đổi khí hậu
Hệ thống quan trắc sinh học
(Biological Monitoring Working Party)
Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng
Bảo tồn thiên nhiên
Phân tích hợp chuẩn (Canonical correspondence analysis)
Chất độc hóa học
Nồng độ oxy hồ tan (Disssolved oxygen)
Đa dạng sinh học
Đại học Khoa học Tự nhiên
Đại học Quốc gia Hà Nội
Động vật đáy
Động vật nổi
Động vật không xƣơng sống
Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên
Thiên nhiên (International Union for Conservation of Nature)
Tổ chức Lƣơng thực và Nông nghiệp
(Food and Agriculture Organization)
Khu bảo tồn
Khoa học Công nghệ và Môi trƣờng
Nhà xuất bản
Quy chuẩn Việt Nam
Quản lý bảo vệ rừng
Tổng chất rắn hòa tan

Trung ƣơng
Ủy ban nhân dân
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa (United Nations
Educational, Scientific and Cultural Organization)
Vƣờn Quốc gia

4


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Phân loại đất tại Khu BTTN và Di tích Vĩnh Cửu .............................................. 39
Bảng 1.2. Hiện trạng rừng và sử dụng đất KBT đến năm 2010 .......................................... 42
Bảng 2.1. Kế hoạch khảo sát thực địa, thu thập vật mẫu ..................................................... 45
Bảng 3.1. Đặc điểm sinh cảnh các điểm thu mẫu ................................................................ 53
Bảng 3.2. Tổng hợp kết quả đo một số chỉ tiêu thủy lý, hóa học các thủy vực nghiên cứu ...... 60
Bảng 3.3. Tổng hợp kết quả đo một số chỉ tiêu nƣớc thủy lý, hóa học theo mùa các
thủy vực nghiên cứu............................................................................................ 60
Bảng 3.4. Tổng hợp thành phần ĐVKXS ở nƣớc tại khu vực nghiên cứu .......................... 63
Bảng 3.5. Tổng hợp về thành phần ĐVN ở các thủy vực nghiên cứu ................................. 66
Bảng 3.6. Tổng hợp về thành phần ĐVĐ ở các thủy vực nghiên cứu ................................. 70
Bảng 3.7. So sánh số lƣợng loài ĐVĐ tại khu vực nghiên cứu với các thủy vực
nƣớc ngọt Đồng bằng sông Cửu Long ................................................................ 74
Bảng 3.8. Danh sách lồi ĐVĐ có giá trị bảo tồn đã gặp ở khu vực nghiên cứu ................ 75
Bảng 3.9. Số lƣợng các taxon thuộc các lớp ĐVKXS ở nƣớc tại khu vực nghiên cứu
vào mùa khơ ........................................................................................................ 79
Bảng 3.10. Số lƣợng lồi thuộc các lớp ĐVKXS ở nƣớc tại 4 dạng thủy vực nghiên cứu
vào mùa khô ....................................................................................................... 81
Bảng 3.11. Số lƣợng các taxon thuộc các lớp ĐVKXS ở nƣớc tại khu vực nghiên cứu
vào mùa mƣa ...................................................................................................... 83
Bảng 3.12. Số lƣợng loài thuộc các lớp ĐVKXS ở nƣớc tại 4 dạng thủy vực nghiên cứu

vào mùa mƣa ...................................................................................................... 85
Bảng 3.13. So sánh số lƣợng loài thuộc các lớp ĐVKXS ở nƣớc tại khu vực nghiên cứu
giữa hai mùa....................................................................................................... 87
Bảng 3.14. Số lƣợng các taxon thuộc các lớp ĐVKXS ở nƣớc theo các dạng thủy vực
ở khu vực nghiên cứu......................................................................................... 91
Bảng 3.15. Hệ số tƣơng quan BIO-ENV giữa ĐVN và các yếu tố môi trƣờng
vào mùa khô ..................................................................................................... 103
Bảng 3.16. Hệ số tƣơng quan BIO-ENV giữa ĐVN và các yếu tố môi trƣờng
vào mùa mƣa .................................................................................................... 106
Bảng 3.17. Hệ số tƣơng quan BIO-ENV giữa ĐVĐ và các yếu tố môi trƣờng
vào mùa khô ..................................................................................................... 109
Bảng 3.18. Hệ số tƣơng quan BIO-ENV giữa ĐVĐ và các yếu tố môi trƣờng
vào mùa mƣa .................................................................................................... 112
Bảng 3.19. Diễn biến rừng lâm trƣờng Mã Đà qua các thời kỳ ......................................... 113

5


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Sơ đồ các điểm thu mẫu ....................................................................................... 46
Hình 3.1. Tỷ lệ thành phần lồi ĐVKXS ở các thủy vực nghiên cứu ................................. 64
Hình 3.2. Số lƣợng các taxon ĐVN ở các thủy vực nghiên cứu .......................................... 67
Hình 3.3. Tỷ lệ % các taxon theo các bậc phân loại của các lớp ĐVĐ ở các thủy vực
nghiên cứu ............................................................................................................ 72
Hình 3.4. Tỉ lệ % số lồi thuộc các lớp ĐVKXS ở nƣớc tại các thủy vực nghiên cứu
vào mùa khơ ........................................................................................................ 80
Hình 3.5. Tỷ lệ % số lƣợng loài ĐVN và ĐVĐ tại 4 dạng thủy vực nghiên cứu vào
mùa khơ ............................................................................................................... 82
Hình 3.6. Tỉ lệ % số loài thuộc các lớp ĐVKXS ở nƣớc tại các thủy vực nghiên cứu
vào mùa mƣa ........................................................................................................ 84

Hình 3.7. Tỷ lệ % số lƣợng loài ĐVN và ĐVĐ tại 4 dạng thủy vực nghiên cứu vào
mùa mƣa .............................................................................................................. 86
Hình 3.8. Biến động mật độ trung bình ĐVN theo mùa ...................................................... 89
Hình 3.9. Biến động mật độ trung bình ĐVĐ theo mùa ...................................................... 90
Hình 3.10. Tỉ lệ % số lồi thuộc các lớp ĐVKXS ở nƣớc tại các thủy vực nƣớc đứng ..... 92
Hình 3.11. Tỉ lệ % số lồi thuộc các lớp ĐVKXS ở nƣớc tại các thủy vực nƣớc chảy ...... 93
Hình 3.12. Biến động mật độ trung bình ĐVN theo các dạng thủy vực .............................. 94
Hình 3.13. Biến động mật độ trung bình ĐVĐ theo các dạng thủy vực .............................. 95
Hình 3.14. Chỉ số H’ của ĐVN theo các điểm nghiên cứu .................................................. 96
Hình 3.15. Chỉ số H’ của ĐVN theo các đợt nghiên cứu .................................................... 97
Hình 3.16. Chỉ số H’ của ĐVN theo các dạng thủy vực và các đợt nghiên cứu ................. 98
Hình 3.17. Chỉ số H’ của ĐVĐ theo các điểm nghiên cứu .................................................. 99
Hình 3.18. Chỉ số H’ của ĐVĐ theo các đợt nghiên cứu .................................................... 99
Hình 3.19. Chỉ số H’ của ĐVĐ theo các dạng thủy vực và các đợt nghiên cứu ............... 100
Hình 3.20. Kết quả tính chỉ số tƣơng đồng của ĐVN giữa các điểm nghiên cứu
vào mùa khơ ..................................................................................................... 101
Hình 3.21. Không gian 2 chiều MDS của ĐVN giữa các điểm nghiên cứu vào mùa khơ ..... 102
Hình 3.22. Kết quả tính chỉ số tƣơng đồng của ĐVN giữa các điểm nghiên cứu
vào mùa mƣa .................................................................................................... 104
Hình 3.23. Khơng gian 2 chiều MDS của ĐVN giữa các điểm nghiên cứu vào mùa mƣa ..... 105
Hình 3.24. Kết quả tính chỉ số tƣơng đồng của ĐVĐ giữa các điểm nghiên cứu
vào mùa khơ ..................................................................................................... 107
Hình 3.25. Khơng gian 2 chiều MDS của ĐVĐ giữa các điểm nghiên cứu vào mùa khô ...... 108
Hình 3.26. Kết quả tính chỉ số tƣơng đồng của ĐVĐ giữa các điểm nghiên cứu
vào mùa mƣa .................................................................................................... 110
Hình 3.27. Khơng gian 2 chiều MDS của ĐVĐ giữa các điểm nghiên cứu vào
mùa mƣa.......................................................................................................... 110

6



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sau khi Công ƣớc ĐDSH đƣợc 157 nƣớc ký kết tại Rio de Janeiro
(1992), việc nghiên cứu, bảo tồn ĐDSH đã đƣợc đẩy mạnh ở nhiều góc độ
khác nhau trên phạm vi tồn cầu. Ở Việt Nam, sau khi Luật ĐDSH đƣợc
Quốc hội khóa XII thông qua, các nghiên cứu về ĐDSH phục vụ công tác bảo
tồn và phát triển bền vững là một trong những định hƣớng quan trọng đƣợc
quan tâm nghiên cứu. Các nghiên cứu này đã và đang thu hút đƣợc sự quan
tâm của đông đảo các nhà khoa học trong và ngồi nƣớc.
ĐVKXS nƣớc ngọt là nhóm sinh vật rất phong phú và đóng vai trị rất
quan trọng trong các hệ sinh thái nƣớc ngọt và trong đời sống của con ngƣời.
Tại các thủy vực nƣớc ngọt, ĐVKXS tham gia vào các q trình
chuyển hóa vật chất và năng lƣợng, là mắt xích quan trọng trong mạng lƣới
thức ăn của thủy vực và tạo sự cân bằng cho các thủy vực. Ngồi ra, nhiều
lồi cịn là sinh vật chỉ thị để đánh giá chất lƣợng nƣớc ở các thủy vực.
Trong đời sống sinh hoạt, từ xa xƣa, con ngƣời đã biết sử dụng
ĐVKXS để làm thực phẩm, làm đồ trang trí... Ngày nay, nhờ có các nghiên
cứu khoa học và kinh nghiệm của mình, con ngƣời đã thuần hố và ni trồng
đƣợc rất nhiều lồi ĐVKXS nƣớc ngọt có giá trị kinh tế cao.
Việc điều tra, nghiên cứu, khai thác và sử dụng hợp lý, phát triển bền
vững nguồn lợi ĐVKXS ở các thủy vực là vấn đề có ý nghĩa chiến lƣợc đối
với con ngƣời cho hôm nay cũng nhƣ trong tƣơng lai. Ở Việt Nam, trong
những năm gần đây, nhiều nhà khoa học đã quan tâm nghiên cứu ĐVKXS ở
nƣớc tại các VQG và khu BTTN. Thống kê của Cục Kiểm lâm, Việt Nam có
130 khu BTTN, với diện tích 2.409.288 ha. Trong đó, có 31 VQG, 48 khu dự
trữ thiên nhiên, 12 KBT loài/sinh cảnh, 39 khu bảo vệ cảnh quan.
7



Khu BTTN và Di tích Vĩnh Cửu thuộc địa phận tỉnh Đồng Nai. Đặc
trƣng nổi bật về rừng tự nhiên trong khu vực, đó là hệ sinh thái rừng cây họ
Dầu trên vùng địa hình đồi, bán bình nguyên. Đây cịn là nơi cƣ trú của nhiều
lồi động vật rừng, trong đó có nhiều lồi đƣợc xếp là q hiếm, có nguy cơ
tuyệt chủng đã đƣợc ghi vào Sách Đỏ Việt Nam và Sách Đỏ IUCN. Khu hệ
động, thực vật ở đây có quan hệ mật thiết với khu hệ động, thực vật rừng của
VQG Cát Tiên [52].
Khu rừng này trong thời kỳ chiến tranh còn là nơi chịu nhiều ảnh
hƣởng của chất độc hoá học do quân đội Mỹ sử dụng nhằm huỷ diệt con
ngƣời và thiên nhiên. Nơi đây là vùng căn cứ cách mạng nổi tiếng, với nhiều
di tích lịch sử trong các thời kỳ kháng chiến chống ngoại xâm của miền Đông
Nam bộ với địa danh nổi tiếng là Chiến khu Đ, với các Căn cứ Khu ủy miền
Đông Nam bộ, TW Cục miền Nam và Khu Địa đạo Suối Linh, đã đƣợc Nhà
nƣớc công nhận là di tích Lịch sử-Văn hố cấp quốc gia [52].
Ngồi ra, rừng trong khu vực cịn có chức năng rất quan trọng là phòng
hộ trực tiếp cho hồ Trị An, góp phần tái tạo sự cân bằng sinh thái cho vùng
kinh tế trọng điểm phía Nam, đồng thời là nơi có tiềm năng rất lớn để phát
triển du lịch sinh thái [52].
Trƣớc đây, tại khu vực này chỉ có các nghiên cứu về ĐDSH của các hệ
sinh thái trên cạn, tập trung vào các sinh vật có kích thƣớc lớn nhƣ chim, thú,
thực vật bậc cao... khơng có tài liệu nghiên cứu về ĐDSH ĐVKXS ở nƣớc.
Từ những lý do nêu trên, NCS. thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đa dạng
sinh học động vật không xƣơng sống ở nƣớc tại Khu Bảo tồn thiên nhiên
và Di tích Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai”.
Luận án đƣợc thực hiện trong khuôn khổ của 02 đề tài độc lập cấp nhà
nƣớc: “Đánh giá ảnh hưởng của chất độc hóa học đối với ĐDSH và quá trình
biến đổi các hệ sinh thái khu vực Mã Đà (Đồng Nai, Bình Phước, Bình
Dương) và hồ Biên Hùng (thành phố Biên Hòa)”, mã số CT33.21 (từ năm
8



2002-2005) và "Nghiên cứu ảnh hưởng của chất độc da cam/dioxin lên quá
trình diễn thế các hệ sinh thái và sự biến đổi cấu trúc gen, protein của một số
loài sinh vật tại khu vực Mã Đà”, mã số ĐTĐL2007G/46 (từ năm 2007-2010)
do PGS.TS. Nguyễn Xuân Quýnh làm chủ nhiệm mà NCS. là thành viên tham
gia thực hiện đề tài. Đƣợc sự đồng ý của Chủ nhiệm đề tài, NCS. đƣợc phép
sử dụng một phần số liệu, kết quả của đề tài, đi sâu nghiên cứu cấu trúc thành
phần loài, biến động thành phần loài theo mùa, theo các dạng thủy vực và
phân tích mối tƣơng quan giữa các nhóm ĐVKXS ở nƣớc với một số yếu tố
môi trƣờng nƣớc ở khu vực nghiên cứu.
Từ năm 2012-2013, NCS. còn đƣợc hỗ trợ bởi đề tài mã số 106.152011.11 thuộc Quỹ phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia (Nafosted).
2. Mục đích của Luận án
- Nghiên cứu hiện trạng ĐDSH ĐVKXS ở nƣớc tại Khu BTTN và Di
tích Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai, sự biến động của chúng theo mùa, theo các
dạng thủy vực.
- Tìm hiểu mối liên quan giữa các nhóm ĐVKXS ở nƣớc với một số
yếu tố mơi trƣờng nƣớc.
- Đề xuất định hƣớng bảo tồn và phát triển bền vững ĐDSH ĐVKXS ở
nƣớc khu vực nghiên cứu.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: ĐVKXS ở nƣớc, bao gồm ĐVN và ĐVĐ, thủy
vực nƣớc đứng và thủy vực nƣớc chảy tại Khu BTTN và Di tích Vĩnh Cửu,
tỉnh Đồng Nai.
- Phạm vi nghiên cứu: Công tác khảo sát thực địa, thu thập vật mẫu
đƣợc tiến hành trong 8 đợt thu mẫu, mỗi đợt từ 15-20 ngày, đại diện cho 2
mùa: mùa mƣa và mùa khô, tại 12 thủy vực với 20 điểm thu mẫu thuộc Khu
BTTN và Di tích Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai (không bao gồm hồ Trị An).
9



4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Cung cấp một cách có hệ thống và đầy đủ nhất về thành phần loài,
phân bố, đặc điểm cấu trúc thành phần loài, mức độ ĐDSH ĐVKXS ở nƣớc
khu vực nghiên cứu và mối tƣơng quan giữa ĐVKXS ở nƣớc với các yếu tố
môi trƣờng nƣớc.
- Là cơ sở khoa học cho việc lập quy hoạch, kế hoạch bảo tồn và sử dụng
hợp lý tài nguyên sinh vật; Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản; Phát triển
kinh tế xã hội theo hƣớng bền vững.
5. Những đóng góp mới của Luận án
- Lần đầu tiên cung cấp một cách có hệ thống và đầy đủ nhất về thành
phần loài ĐVKXS ở nƣớc, hiện trạng ĐDSH ĐVKXS ở nƣớc tại Khu BTTN
và Di tích Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai.
- Cung cấp các dẫn liệu về biến động thành phần loài ĐVKXS theo mùa,
theo các dạng thủy vực.
- Cung cấp các dẫn liệu về mối tƣơng quan giữa ĐVKXS ở nƣớc với các
yếu tố môi trƣờng nƣớc khu vực nghiên cứu.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhƣng chắc chắn luận án khơng tránh khỏi
khiếm khuyết, NCS. mong nhận đƣợc sự góp ý của các thầy, cô và các bạn
đồng nghiệp.

10


Chƣơng 1. TỔNG QUAN
1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐVKXS NƢỚC NGỌT TRÊN THẾ GIỚI
Thủy sinh học bao gồm thủy sinh học biển và thủy sinh học nƣớc ngọt.
Trong các tài liệu để lại của thời cổ Ai Cập, cổ Trung Quốc cũng nhƣ cổ La
Mã, Hy Lạp để lại, đã thấy có những tƣ liệu về đời sống thủy sinh vật đƣợc con
ngƣời sử dụng. Tuy nhiên, thủy sinh học chỉ thực sự trở thành khoa học từ
giữa thế kỷ XIX [41].

Giai đoạn đầu của hoạt động nghiên cứu thủy sinh học nƣớc ngọt thực
sự chỉ bắt đầu từ đầu thế kỷ XIX với những nghiên cứu về động vật giáp xác
nhỏ trong nƣớc hồ ở Đức của Muller (1845) và của Eransmus ở Thụy Sỹ với
thuật ngữ “plankton” lần đầu tiên đƣợc đề xuất. Cùng với các hoạt động nghiên
cứu chế độ nƣớc của hồ Leman ở Thụy Sỹ của Forel (1892-1895), có thể coi
đây là những cơ sở đầu tiên của Hồ ao học (Limnology) cũng nhƣ của thủy
sinh học nƣớc ngọt thế giới. Thủy sinh học nƣớc ngọt cũng phát triển từ giữa
thế kỷ XIX ở Bắc Mỹ với những nghiên cứu về cá ở hồ Superior của Agassiz,
về ĐVN của Birge, Juday ở hồ Mendota (1950) và đặc biệt là lần đầu tiên có sự
mơ tả hồ với thủy sinh vật nhƣ một hệ sinh thái (Forbes, 1887) [41].
Sự phát triển của thủy sinh học nƣớc ngọt còn đƣợc thúc đẩy bởi sự chế
tạo ra các thiết bị nghiên cứu nhƣ đĩa Secchi, lƣới vớt sinh vật phù du ở hồ,
gầu thu mẫu sinh vật đáy đã tạo điều kiện để chuyển sang nghiên cứu định
lƣợng. Cũng trong thời gian cuối thế kỷ XIX này, đã có sự thành lập một số
trạm nghiên cứu thủy sinh học nƣớc ngọt đầu tiên nhƣ trạm Plon ở Đức
(1891), Glubokoe ở Nga (1894) Illinois ở Mỹ (1894) và tiếp theo là các trạm
ở Thụy Điển và Đan Mạch. Nhìn chung, trong giai đoạn đầu tiên này, tới cuối
thế kỷ XIX, thủy sinh học nƣớc ngọt chủ yếu còn mang tính chất điều tra.
Nghiên cứu thủy sinh vật nhƣ một bộ phận của Hồ ao học địa phƣơng, góp
phần nghiên cứu đặc tính các thủy vực nƣớc ngọt (hồ, sơng) của từng địa
phƣơng ở các nƣớc [41].
11


Giai đoạn thứ hai của sự phát triển thủy sinh học nƣớc ngọt bắt đầu từ
đầu thế kỷ XX. Cùng với sự phát triển của Hồ ao học nói chung và sự phát
triển của kỹ thuật khảo sát, đặc biệt là kỹ thuật, thiết bị định lƣợng, thủy sinh
học nƣớc ngọt bắt đầu đi vào nghiên cứu các vấn đề lý luận về chu trình vật
chất trong thủy vực với sự tham gia của thủy sinh vật, năng suất sinh học của
thủy vực, cơ chế, mối quan hệ và hệ quả của các q trình chuyển hóa vật

chất và năng lƣợng trong thủy vực - đƣợc coi nhƣ một hệ sinh thái ở nƣớc.
Trong số các tác giả đi đầu cho hƣớng phát triển này của thủy sinh học nƣớc
ngọt có thể kể đến: Welch (1935), Rutter (1940), Hutchison (1957),
Thiennman (1925, 1934), Vinberg (1966). Vào cuối thế kỷ XX, trong khi tiếp
tục nghiên cứu ở trình độ cao các vấn đề cân bằng vật chất và năng lƣợng
trong thủy vực, năng suất sinh học sơ cấp và thứ cấp, mô hình tốn học hệ
sinh thái thủy vực nƣớc ngọt nội địa, trƣớc hết là các thủy vực dạng hồ, loại
hình học thủy vực, thủy sinh học nƣớc ngọt và cả thủy sinh học biển lại tiếp
cận với các vấn đề ô nhiễm thủy vực do các tác động tiêu cực của sự phát
triển công nghiệp, dân cƣ trên thế giới, gây nên tình trạng suy thối tài ngun
và mơi trƣờng nƣớc ngày càng nặng nề. Các vấn đề lớn đặt ra là: đánh giá, dự
báo tình trạng ơ nhiễm, hệ quả sinh thái và các giải pháp tái tạo, phục hồi các
hệ sinh thái bị suy thối của mơi trƣờng nƣớc, sử dụng các tác nhân sinh học
bên cạnh các tác nhân khác [41].
Các nghiên cứu về ĐDSH ĐVKXS ở nước giai đoạn này có thể kể đến
cơng trình về Trùng bánh xe (Rotatoria), theo tổng hợp của Yule và Yong
(2004) số lƣợng loài Trùng bánh xe trên thế giới khoảng 1.800 loài, 125 giống
và 33 họ [139]. Một nghiên cứu khác của Segers từ năm 1994 đến 2001 cho
thấy thành phần các taxon ở một số nƣớc Brunei, Campuchia và Lào là
nghèo, chỉ có ở Thái Lan là phong phú nhất với 310 loài Rotatoria đƣợc ghi
nhận. Ngoài ra, tác giả cịn nhấn mạnh, các lồi thuộc hai giống Lecane và
12


Brachionus là đặc trƣng cho vùng nhiệt đới... [121,122]. Năm 2008, Segers
đã xác định trên thế giới có khoảng 2.031 lồi Trùng bánh xe thuộc hai nhóm
chính Monogononta và Bdelloidea. Trong nghiên cứu này, tác giả đi sâu phân
tích về ĐDSH ở bậc giống, loài; cung cấp dẫn liệu về phân bố và một số đặc
điểm sinh học và sinh thái học [122]. Đến năm 2010, Segers và cộng sự tiếp
tục ghi nhận mới về Trùng bánh xe ở Campuchia: xác định đƣợc 23 đơn vị

phân loại, trong đó có 3 mẫu chƣa đƣợc mơ tả đến lồi. Các tác giả cũng nhận
định cần tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về nhóm sinh vật này [123].
Về Giáp xác (Crustacea), nghiên cứu của Forró và cộng sự (2008) về
Cladocera đã xác định khoảng 620 lồi. Các tác giả cũng ƣớc tính số lƣợng
loài thực tế cao hơn 2-4 lần. Trong nghiên cứu này, tác giả đi sâu phân tích về
ĐDSH ở bậc giống, loài; cung cấp dẫn liệu về phân bố và một số đặc điểm
sinh học và sinh thái học, đồng thời đƣa ra nhận định về khả năng nhân ni
[74]. Đối với tơm, cua, có các cơng trình mơ tả nhiều giống và loài mới nhƣ:
Yeo và Naiyanetr (1999) mô tả 3 giống cua mới ở bắc Lào cùng với những
lƣu ý về loài Potamiscus (Ranguna) pealianoides Bott, 1966 (Crustacea,
Decapoda, Brachyura, Potamidae) [133], Yeo và cộng sự mô tả 1 giống cua
mới thuộc họ Potamidae ở Thái Lan vào năm 2000, 1 loài cua mới thuộc
giống Esanthelphusa tại Lào vào năm 2004 và 3 loài cua mới thuộc giống
Hainanpotamon tại Trung Quốc, Việt Nam và Lào vào năm 2007 [135, 136,
137], Naiyanetr (2001) mơ tả 1 lồi cua mới thuộc họ Potamidae tại Thái Lan
[100], Hanamura và cộng sự (2011) nghiên cứu về giống Macrobrachium
Bate, 1868 thu đƣợc từ hệ thống sơng của Lào ghi nhận đƣợc 4 lồi mới cho
khoa học và 11 loài mới cho Lào, các tác giả cũng chứng minh mối liên hệ
giữa các loài thuộc giống này có quan hệ gần với khu hệ tôm nƣớc ngọt Bắc
Việt Nam [77]. Nguyễn Văn Xuân (2012) mơ tả lồi tơm mới thuộc giống
Macrobrachium thu đƣợc từ hồ Tonle Sap của Campuchia, tác giả cũng ghi
nhận tầm quan trọng về giá trị kinh tế và nơi sống của loài này [108]...
13


Về Thân mềm (Mollusca) có thể kể đến các cơng trình của Yule và
Yong (2004) đã thống kê đƣợc hơn 150 loài Chân bụng (Gastropoda) và Hai
mảnh vỏ (Bivalvia), trong đó có 6 bộ và 20 giống Gastropoda; 5 bộ và 12
giống Bivalvia. Riêng lớp Bivalvia trên thế giới, Bogan (2008) đã xác định có
ít nhất 19 họ thuộc 3 phân lớp Bivalvia sống ở nƣớc ngọt. Riêng Bộ

Unioniformes có 6 họ, 180 giống và 800 lồi sống trong mơi trƣờng nƣớc
ngọt. [61, 139].
Về Cơn trùng (Insecta) có cơng trình của McCafferty (1983) nghiên
cứu về 10 bộ côn trùng thủy sinh. Tác giả đã xây dựng khố định loại cơn
trùng thủy sinh đến họ, xác định đƣợc 10 bộ côn trùng thủy sinh với tổng
cộng 139 họ. Trong đó, Ephemeroptera: 17 họ, Odonata: 11 họ, Plecoptera: 9
họ, Hemiptera: 17 họ, Megaloptera: 2 họ, Lepidoptera: 4 họ, Coleoptera:
24 họ, Trichoptera: 18 họ, Diptera: 36 họ và ít nhất là Neuroptera chỉ có 1
họ. Thêm vào đó, tác giả cũng dự đốn số lƣợng lồi thuộc cơn trùng thủy
sinh tại Bắc Mỹ nhƣ sau: Ephemeroptera có 700 lồi, Odonata: 450 lồi,
Plecoptera: 500 loài, Hemiptera: 400 loài, Megaloptera: 50 loài,
Lepidoptera: 50 loài, Coleoptera: 1.000 loài, Trichoptera: 1.200 loài,
Diptera: 3.500 loài và Neuroptera: 6 loài. Tác giả cũng cung cấp thêm các
dẫn liệu về tiến hóa, địa động vật, phân bố của một số nhóm cơn trùng thủy
sinh [98]. Merritt và Cummins (1996) cũng đã phân loại đến giống côn trùng
thủy sinh và bán thủy sinh ở Bắc Mỹ. Cơng trình nghiên cứu này đã đƣa ra hệ
thống phân loại rất rõ ràng, đặc biệt ở bộ Trichoptera, Diptera (các họ
Chironomidae, Simuliidae, Culicidae và Tipulidae). Đồng thời, các tác giả
đã đƣa ra hệ thống phân loại của bộ Collembola và Orthoptera sống ở nƣớc
[99]. John và cộng sự (1994) đã xây dựng các khoá định loại các bộ côn trùng
thủy sinh ở Trung Quốc đến giống và nghiên cứu sử dụng chúng để đánh giá
chất lƣợng các thủy vực nƣớc ngọt dựa vào sự có mặt của từng nhóm. Trong
14


đó, bộ Ephemeroptera có 10 họ, Odonata: 17 họ, Plecoptera: 9 họ, Hemiptera:
16 họ, Megaloptera: 2 họ, Lepidoptera: 1 họ, Coleoptera: 40 họ, Trichoptera:
19 họ, Diptera: 30 họ và Neuroptera: 3 họ. Đồng thời, các tác giả đã xây dựng
khoá định loại tới giống của các bộ, họ côn trùng thủy sinh với nhiều đặc
điểm phân loại và hình minh họa rõ ràng [85]. Nisarat (2007) nghiên cứu về

hệ thống học họ Baetidae (Insecta: Ephemeroptera) ở Đông Nam Á. Tác giả
đã mơ tả 26 lồi mới của 8 giống, nâng tổng số loài lên 140 loài thuộc 19 giống
của họ Baetidae ở châu Á... [115]
Các lớp Hình nhện (Arachnida), Giun ít tơ (Oligochaeta), Đỉa
(Hirudine) và Giun tròn (Nematoda) cũng đƣợc các tác giả quan tâm nghiên
cứu không những về phân loại học mà cả về sinh thái học. Có thể kể đến các
cơng trình của: Bartsch (2008) về nhện nƣớc ngọt [60], Healy và cộng sự
(1999) về giun ít tơ ở nƣớc [78], Abebe và cộng sự (2006) về sinh thái học và
phân loại giun tròn nƣớc ngọt [53]...
Đặc biệt, từ năm 2002 đến năm 2008, dự án “Đánh giá ĐDSH động vật
nƣớc ngọt” (FADA)” đƣợc thực hiện bởi 163 nhà khoa học trên thế giới nhƣ:
Yeo và cộng sự (Crustacea: Decapoda: Brachyura) [138], De Grave và cộng
sự (Crustacea: Decapoda: Caridea) [70], De Moor và Ivanov (Insecta:
Trichoptera) [71], Wagner và cộng sự (Insecta: Diptera) [132], Kalkman và
cộng sự (Insecta: Odonata) [88], Barber-James và cộng sự (Insecta:
Ephemeroptera) [59], Polhemus và cộng sự (Insecta: Heteroptera) [120],
Väinölä và cộng sự (Crustacea: Amphipoda) [129]... với sự tài trợ của nhiều
tổ chức nhƣ: Tổ chức Bảo tồn ĐDSH (CBD), Trung tâm nghiên cứu Quốc gia
Pháp (CNRS)... nhằm đánh giá tổng quan về mức độ ĐDSH ở bậc giống và
loài động vật, thực vật trong các hệ sinh thái nƣớc ngọt trên thế giới [57]. Kết
quả nghiên cứu cho thấy đã mơ tả 125.531 lồi động vật nƣớc ngọt, chiếm
9,5% tổng số loài động vật đƣợc cơng nhận trên tồn cầu (1.324.000 lồi).
15


Trong đó, Insecta chiếm ƣu thế với: 75.874 lồi (chiếm 60,4%), động vật có
xƣơng sống: 18.235 lồi (14,5%), Crustacea: 11.990 loài (10%), Arachnida:
6.149 loài (5%), Mollusca: 4.998 loài (4%), tiếp đến là Rotifera: 1.948 loài
(1,6%), Annelida: 1.761 loài (1,4%), Nematoda: 1.808 lồi (1,4%),
Platyhelminthes: Turbellaria: 1.297 lồi (1%) và số ít là Collembola và các

nhóm khác nhƣ Bryozoa, Tardigrada [58]. Ngồi ra, các kết quả đánh giá đa
dạng động vật nƣớc ngọt tồn cầu cịn cơng bố trên tạp chí Hydrobiologia
(2008) với hơn 50 bài báo khoa học [57]. Các kết quả nghiên cứu này đã
thống kê cơ bản hiện trạng ĐDSH động vật ở nƣớc ở các bậc phân loại khác
nhau cùng với vùng phân bố của chúng. Đây là những cơng trình có giá trị,
góp phần quan trọng vào công tác nghiên cứu phân loại học và địa động vật
học về động vật ở nƣớc, đặc biệt là ĐVKXS.
Một trong những hướng nghiên cứu về ĐVKXS nước ngọt là nghiên cứu
tƣơng quan giữa các yếu tố môi trƣờng với quần xã ĐVKXS ở nƣớc. Ngƣời ta
thƣờng sử dụng các phần mềm để xử lý số liệu nhằm xác định đặc tính cấu
trúc, phân bố và mối quan hệ giữa quần xã sinh vật và yếu tố môi trƣờng nhƣ
pH, nhiệt độ, độ cao và thành phần vật chất tầng đáy. Theo Braak và
Verdonschot (1995), CCA là một trong những phƣơng pháp phổ biến đƣợc sử
dụng trong các nghiên cứu thủy sinh vật học. Trong đó, ĐVKXS ở nƣớc là một
trong những đối tƣợng đƣợc nghiên cứu. Phƣơng pháp CCA thƣờng đƣợc sử
dụng nhằm xác định các thành phần môi trƣờng trong dữ liệu về hệ sinh thái,
đặc biệt là các thành phần môi trƣờng là yếu tố giới hạn của hệ sinh thái [62].
Sử dụng phƣơng pháp CCA, Lonergan và cộng sự (1996) đã xác định mối
tƣơng quan của 72 lồi ĐVĐ với các yếu tố mơi trƣờng nhƣ pH, nồng độ canxi,
độ dẫn, màu sắc và đặc điểm về hình thái trong 45 hồ ở Canada. Kết quả đã xác
định Hyallela azteca là lồi có chỉ thị tốt nhất đối với pH [95]. Hunt và cộng sự
(2003) dựa vào phƣơng pháp CCA để đánh giá tƣơng quan giữa các yếu tố môi
trƣờng và ĐVKXS ở nƣớc của 16 suối tại Oklahoma (Mỹ). Kết quả cho thấy 3
16


yếu tố là độ cao, DO và kích thƣớc vật chất tạo nền đáy có sự ảnh hƣởng lớn
nhất đến sự phong phú và cấu trúc thành phần loài ĐVKXS [83]. Voigts (1976)
đã tiến hành nghiên cứu mối tƣơng quan giữa ĐVKXS ở nƣớc với sự thay đổi
của các loài thực vật trong một số đầm lầy thuộc bang Iowa, Mỹ. Kết quả

nghiên cứu cho thấy, mức độ phong phú của ĐVKXS tăng lên khi chuyển từ
sinh cảnh ƣu thế là thực vật nổi sang sinh cảnh ƣu thế là thực vật ngập nƣớc,
nhƣng mức độ phong phú cao nhất đạt đƣợc tại khu vực có xen kẽ cả thực vật
nổi và thực vật ngập nƣớc [130]. Sử dụng phƣơng pháp CCA, Paukert và cộng
sự (2003) đã chỉ ra mối tƣơng quan chặt chẽ giữa lớp phủ thực vật và một số
chỉ tiêu môi trƣờng nƣớc đối với cấu trúc thành phần loài ĐVKXS trong 30 hồ
đƣợc nghiên cứu. Kết quả cũng chỉ ra rằng, mức độ phong phú của Amphipoda
và Gastropoda có tƣơng quan chặt với các lồi thực vật thủy sinh. Trong khi
đó, Chironomidae lại có tƣơng quan với các loài thực vật nổi, mặc dù thành
phần loài này chỉ chiếm 28% diện tích mặt hồ [117]. Nghiên cứu của Donald
và cộng sự (1993) về mối quan hệ giữa ĐVKXS ở 40 hồ thuộc vùng Ontario và
các yếu tố môi trƣờng. Kết quả cho thấy quần xã ĐVKXS khơng có mối quan
hệ chặt với hình thái hồ nhƣng quan hệ chặt với các yếu tố môi trƣờng, đặc biệt
là pH [72]. Kết quả nghiên cứu của Lonergan và Rasmussen (1996) đã chỉ ra
rằng, sự suy giảm số lƣợng cũng nhƣ thành phần của các lồi chân bụng
(Gastropoda) có liên quan chặt chẽ đến sự giảm giá trị pH của môi trƣờng [95].
Lee và cộng sự (1992) đã tiến hành các nghiên cứu tác động của độ axit trong
nƣớc tự nhiên đối với sự phân bố loài Hyalella azteca trong 30 hồ phía Tây
Bắc Ontario. Kết quả cho thấy số lƣợng lồi này sẽ giảm xuống trong các mơi
trƣờng sống có giá trị pH thấp hơn 5,8 [94]. Trong một nghiên cứu tƣơng tự,
Vranovsky và cộng sự (1994) đã tiến hành xác định tác động từ nguồn axit
nhân sinh tới thủy sinh vật trong hệ thống hồ thuộc phía đông núi Tatra
(Slovakia). Kết quả nghiên cứu từ 14 hồ trong khu vực này cho thấy, những
loài ĐVĐ cỡ nhỏ nhạy cảm với sự axit hóa đã biến mất hoặc chỉ tìm thấy rải
rác trong những hồ đã bị axit hóa [131].
17


Maitland (1978) đã phân tích về sự khác biệt giữa thủy vực nƣớc đứng
và nƣớc chảy và đƣa ra những đặc trƣng lý học, hoá học và sinh học nhƣ dịng

chảy, khí hồ tan, các sinh cảnh và vi sinh cảnh… Tác giả cho rằng dòng chảy
là một yếu tố quan trọng của các thủy vực nƣớc chảy và đã chỉ ra tốc độ cực
đại của dòng nƣớc nằm ở lớp nƣớc có độ sâu 1/3 tính từ bề mặt [96]. Đến năm
1997, Maitland và Morgan đã xuất bản công trình Quản lý bảo tồn sinh cảnh
nƣớc ngọt: hồ, sơng và các vùng đất ngập nƣớc, các tác giả đã đi sâu phân tích
về giá trị của các hệ sinh thái nƣớc ngọt, các tác động của con ngƣời đối với
hệ sinh thái nƣớc ngoại, xây dựng hệ thống giải pháp quản lý bảo tồn đối với
từng dạng thủy vực [97]. Alison (1987) đƣa ra những đặc tính lý hố của các
thủy vực nƣớc chảy nhƣ: nhiệt độ, ánh sáng, độ pH, khí hồ tan, các chất hữu
cơ có trong dịng chảy… [54]
Khi nghiên cứu ảnh hƣởng của q trình axit hóa các suối đầu nguồn ở
dãy núi Vosges (Pháp) đối với quần xã ĐVKXS cỡ lớn, Guerold (2000) đã
thu đƣợc 151 taxa tại 41 điểm thu mẫu. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự đa
dạng thành phần loài ĐVKXS cỡ lớn có xu thế giảm dần từ cuối nguồn đến
đầu nguồn suối nơi có hàm lƣợng pH thấp, canxi thấp và hàm lƣợng nhơm
cao. Tất cả các nhóm sinh vật đều bị ảnh hƣởng của q trình axit hóa, nhƣng
riêng Mollusca, Crustacea và Ephemeroptera là không xuất hiện ở nơi bị axit
hóa mạnh. Các tác giả cũng cảnh báo hiện tƣợng phát thải khí SO2 là mối đe
dọa cho các hệ sinh thái đầu nguồn [76].
Có thể thấy rằng, các nghiên cứu về ĐVKXS nƣớc ngọt trên thế giới
chủ yếu tập trung nghiên cứu về thành phần loài, phân loại học, địa động vật
và đặc điểm sinh học, sinh thái học của lồi, mối tƣơng quan với mơi trƣờng.
Các nghiên cứu tổng hợp về thành phần loài tại các vùng/VQG/khu BTTN
nhằm mục đích cung cấp dẫn liệu khoa học, làm cơ sở khoa học để hoạch
định chính sách, bảo tồn và phát triển bền vững còn hạn chế.
18


1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐVKXS NƢỚC NGỌT Ở VIỆT NAM
Các dẫn liệu có liên quan đến thủy sinh vật của Việt Nam đã đƣợc ghi

chép trong các sách sách Vân Đài Loại Ngữ (1773) của Lê Quý Đôn, sách Dƣ
địa chí của Phan Huy Chú (1838). Cuốn sách đã thống kê đƣợc khá nhiều lồi
ĐVKXS có giá trị cũng nhƣ dẫn liệu về nơi ở, về đặc điểm sinh học và sinh
thái học của một số loài. Tuy nhiên, những dẫn liệu này thƣờng tản mạn và
chƣa dựa trên cơ sở nghiên cứu khoa học [41].
Theo Đặng Ngọc Thanh (1974), Đặng Ngọc Thanh và cộng sự (2002),
Đặng Ngọc Thanh và Hồ Thanh Hải (2007) các nghiên cứu về ĐVKXS nƣớc
ngọt ở Việt Nam đƣợc bắt đầu từ cuối thế kỷ XIX với cơng trình nghiên cứu
về ốc nƣớc ngọt của Crosse và Fisher (1863). Nghiên cứu thủy sinh học nƣớc
ngọt nói chung và ĐVKXS nƣớc ngọt nói riêng đƣợc chia thành hai giai đoạn
chính: trƣớc năm 1945 (trƣớc cách mạng tháng Tám) và từ năm 1945 đến nay
(sau cách mạng tháng Tám) [41].
Giai đoạn trước năm 1945: Trong giai đoạn này các nghiên cứu về
ĐVKXS cịn ít, các nghiên cứu chủ yếu tập trung giải quyết các vấn đề liên
quan đến lĩnh vực phân loại học và một phần về phân bố địa lý, mặt khác các
nghiên cứu đều do các tác giả ngƣời nƣớc ngoài thực hiện. Pavie (1904) đã
công bố các kết quả nghiên cứu về thành phần lồi trai, ốc, tơm, cua nƣớc
ngọt lƣu vực sơng Mekong giai đoạn cuối thế kỷ XIX [33,41]. Nghiên cứu về
giáp xác gồm các cơng trình của Richard (1894), Brehm (1852), Daday
(1907) và Stingelin (1905). Nghiên cứu về Rotatoria gồm các cơng trình của
Richard (1894) và Weber (1907). Nghiên cứu về cua nƣớc ngọt gồm các cơng
trình của Edward (1809), De Man (1898), Rathbun (1902, 1906) mới xác định
và công bố 15 loài cua nƣớc ngọt Việt Nam. Nghiên cứu về tơm nƣớc ngọt,
De Man (1904) cơng bố 3 lồi tơm thấy ở Việt Nam và Thái Lan. Thành phần
lồi tơm sau đó đƣợc các tác giả khác bổ sung nhƣ Solllaud (1914) và Bouvier
19


(1904, 1920, 1925) [33, 35, 38, 41]. Nghiên cứu về trai và ốc, cũng theo Đặng
Ngọc Thanh và Hồ Thanh Hải (2007), trong thời kỳ này có thể kể đến các

cơng trình quan trọng của Crosse và Fischer (1863), Fisher (1891), Fisher và
Dautzenberg (1904), Dautzenberg và Fisher (1905 - 1908) là những tài liệu
rất cơ bản về trai ốc nƣớc ngọt Việt Nam [41].
Giai đoạn từ năm 1945 đến nay: Các nghiên cứu về thủy sinh vật nói
chung và các nghiên cứu về khu hệ ĐVKXS ở Việt Nam trong giai đoạn này
đã có sự phát triển rõ rệt. Đặc biệt có rất nhiều cơng trình nghiên cứu là do
các nhà khoa học Việt Nam thực hiện. Đồng thời, việc thành lập nhiều cơ sở
nghiên cứu, thuỷ sinh học nƣớc ngọt đã bƣớc sang thời kỳ nghiên cứu mở
rộng và hiện đại. Nhất là sau năm 1975, nghiên cứu thủy sinh học, trong đó có
ĐVKXS nƣớc ngọt đã có những bƣớc phát triển mới với lực lƣợng khoa học
thống nhất cả nƣớc, đƣợc tổ chức lại phục vụ yêu cầu xây dựng và phát triển
đất nƣớc [33, 38, 41].
Nghiên cứu về khu hệ ĐVKXS nước ngọt: Đây là một trong những
hƣớng nghiên cứu quan trọng nhằm bổ sung, hoàn thiện khu hệ ĐVKXS nƣớc
ngọt Việt Nam, sắp xếp và bổ sung về vị trí phân loại của một số nhóm đã
biết. Các nghiên cứu có tính chất tồn diện về ĐVKXS nƣớc ngọt ở miền Bắc
Việt Nam là của Đặng Ngọc Thanh (1980) và Đặng Ngọc Thanh và cộng sự
(1980), tuy nhiên khi đó chƣa có nhiều dẫn liệu về nhóm cơn trùng thủy sinh.
Gần đây, có nhiều cơng trình nghiên cứu về thành phần loài, đặc trƣng phân
bố, miêu tả thêm lồi mới hoặc tu chỉnh vị trí phân loại nhiều nhóm ĐVKXS
nƣớc ngọt. Trong đó, cơng trình đƣợc xem là có tính tổng hợp về các nghiên
cứu thủy sinh học thủy vực nƣớc ngọt nội địa Việt Nam là “Thủy sinh học các
thủy vực nƣớc ngọt nội địa Việt Nam” (Đặng Ngọc Thanh và cộng sự, 2002).
Trong đó, các tác giả đã thống kê số lƣợng loài ĐVKXS nƣớc ngọt đã biết
của Việt Nam. Ngồi ra, đã có những cơng trình chun khảo về một số nhóm
20


ĐVKXS nƣớc ngọt đƣợc cơng bố nhƣ: "Động vật chí Việt Nam, tập 5" (Đặng
Ngọc Thanh và Hồ Thanh Hải, 2001), “Tôm, cua nƣớc ngọt Việt Nam" (Đặng

Ngọc Thanh và Hồ Thanh Hải, 2012) [36, 38, 45]. Các cơng trình nghiên cứu
chủ yếu có liên quan đến một số nhóm ĐVKXS nƣớc ngọt từ sau năm 1945
đƣợc tóm lƣợc nhƣ sau:
Các nghiên cứu về Trùng bánh xe (Rotatoria), Đặng Ngọc Thanh và
cộng sự (1980) đã mơ tả 54 lồi Trùng bánh xe có trong các thủy vực nƣớc
ngọt Bắc Việt Nam. Nhóm Trùng bánh xe trong thời kỳ những năm 1960 ở
Nam Việt Nam cũng đƣợc Shirota và Hoàng Quốc Trƣơng điều tra nghiên
cứu [38, 124]. Trần Đức Lƣơng và cộng sự (2009) đã bổ sung 3 loài Rotatoria
mới cho khu hệ ĐVN Việt Nam, bao gồm Lecane ungulata (Gosse),
Brachionus bidentata Anderson và Euchlanis triquetra Ehrenberg [17].
Nguyễn Quang Huy (2010) nghiên cứu về ĐDSH ĐVKXS ở sông Đáy, sông
Nhuệ thuộc địa phận tỉnh Hà Nam đã xác định 44 loài trùng bánh xe, thuộc 12
họ, 3 bộ, tác giả cũng bàn luận về phân bố và sự biến động của nhóm này theo
mùa và theo các tuyến thu mẫu [14]. Kết quả nghiên cứu của Trần Đức Lƣơng
(2012) ở các thủy vực nƣớc ngọt nội địa Việt Nam đã xác định 66 loài trùng
bánh xe, đồng thời cũng đã phân tích khá rõ về sự phân bố của các lồi theo
các vùng sinh thái khác nhau [18].
Các nghiên cứu về Giáp xác chân khác (Amphipoda) cịn ít đƣợc quan
tâm, Lê Hùng Anh và Đặng Ngọc Thanh (2007) đã tổng hợp đƣợc 71 lồi
thuộc nhóm Amphipoda - Gammaridea ở vùng biển ven bờ Việt Nam. Đến
năm 2011, Lê Hùng Anh đã xác định 5 lồi giáp xác chân khác thuộc nhóm
lồi rộng muối đã gặp ở một số thủy vực nƣớc ngọt (hang động) ở Tam Cốc,
Bích Động; Tràng An - Ninh Bình [2, 3].
Các nghiên cứu về Giáp xác râu ngành (Cladocera), các cơng trình
nghiên cứu của Đặng Ngọc Thanh (1980), Đặng Ngọc Thanh và cộng sự
(1980) đã định loại đƣợc 45 loài giáp xác râu ngành ở các thủy vực nƣớc
21



×