Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG CHỨC NGÀNH TÀI CHÍNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (227.34 KB, 22 trang )

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG CHỨC NGÀNH TÀI CHÍNH
Cấu trúc chương IV
4.1 Đội ngũ công chức ngành tài chính
4.2 Đào tạo bồi dưỡng công chức ngành tài chính 2006- 2010
Sơ đồ 8: Kết cấu chương 4
4.1 Đội ngũ công chức ngành tài chính
4.1.1 Tổng quan về đội ngũ công chức ngành tài chính
Tính đến 31/12/2009 toàn ngành Tài chính có 65634 CCHC trong đó:
4.1.1.1 Theo từng đơn vị
Đơn vị Số lượng (người) Tỉ lệ
Cơ quan Bộ
953 1,45 %
Ngành Thuế
38899 59,26 %
Ngành Kho bạc nhà nước
14748 22,47 %
Ngành Hải quan
7909 12,05 %
Ngành Dự trữ
2783 4,24 %
Ủy ban Chứng khoán nhà nước
342 0,53 %
Tổng
65634
100 %
Bảng 1: Cơ cấu bộ tài chính theo từng đơn vị
(Nguồn: Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Tài chính)
Theo đối tượng
4.1.1.1.1 Công chức lãnh đạo: 8.451CCHC, trong đó:
+ Lãnh đạo cấp Tổng cục, tương đương và lãnh đạo cấp Vụ, tương đương thuộc
Bộ: 110 CCHC, tỷ lệ 0,17%;


+ Lãnh đạo cấp trưởng ban, tương đương và trưởng phòng thuộc Bộ: 327 CCHC, tỷ
lệ 0,50 %;
+ Lãnh đạo cấp phó ban, tương đương và phó phòng thuộc Bộ: 693 CCHC, tỷ lệ
1,06% CCHC;
+ Lãnh đạo cấp trưởng phó phòng và tương đương thuộc Tổng cục: 7321 CCHC, tỷ
lệ 11.15 %.
4.1.1.1.2 Công chức hoạch định chính sách: 1357 CCHC, tỷ lệ 2.07 %.
4.1.1.1.3 Công chức thực thi chính sách: 55826 CCHC, tỷ lệ 85 %.
4.1.1.1.4 Nhận xét:
Nếu như năm 2005, toàn ngành Tài chính có 60103 CCHC thì đến năm 2009 đã lên
đến 65634 CCHC tăng 9,2 % so với năm 2005. Nguyên nhân số lượng CCHC ngành Tài chính
tăng trong những năm qua chủ yếu là do nhiệm vụ của ngành được giao tăng thêm, ngành Tài
chính được Chính phủ cho phép tuyển dụng thêm một số công chức, tuy nhiên tỷ lệ tuyển
thêm chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số CCHC của ngành. Tóm lại: Đội ngũ CCHC ngành
không ngừng được củng cố cả về số lượng và chất lượng góp phần quan trọng vào việc thực
hiện thắng lợi nhiệm vụ của ngành.
4.1.2 Thực trạng công chức hành chính theo trình độ
4.1.2.1 Theo ngạch công chức
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Số lượng % Số lượng % Số lượng %
CVCC & TĐ 50 0.08 57 0.09 69 0.11
CVC & TĐ 2872 4.49 3043 4.73 4136 6.3
CV & TĐ 4910 39 24968 38.8 29545 45
CS & TĐ 27815 43.5 30102 46.8 25669 39.1
Còn lại 8287 13 6203 9.64 6215 9.47
Tổng 63934 100 64373 100 65634 100
Bảng 2: Trình độ cán bộ theo ngạch công chức
(Nguồn: Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Tài chính)
- Qua bảng trên, nhận thấy số lượng công chức ngành tài chính tăng đều theo các
năm.

- Tỷ lệ chuyên viên cao cấp và chuyên viên chính toàn ngành là rất thấp 6,41%.
Nguyên nhân, hàng năm nhà nước phân bổ chỉ tiêu thi nâng ngạch cho ngành Tài chính với
số lượng ít không hợp lý; những năm qua tập trung chuẩn hóa cho đội ngũ CCHC ở văn
phòng các Tổng cục, Vụ thuộc Bộ; cán bộ thuộc hệ thống ngành dọc ở địa phương ít có
điều kiện học tập. Vì vậy, cần phải xác định lại cơ cấu ngạch chuyên viên cao cấp và
chuyên viên chính để có kế hoạch đào tạo,bồi dưỡng.
4.1.2.2 Chuyên môn nghiệp vụ theo văn bằng
Tính đến 31/12/2009 trình độ chuyên môn nghiệp vụ theo văn bằng của đội ngũ
CCHC ngành Tài chính được thể hiện như sau:
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Số lượng % Số lượng % Số lượng %
Trên Đại học 553 0.86 615 0.96 1351 2.06
Đại học 30244 47.3 31962 49.7 36516 55.6
Cao đẳng 2834 4.43 2996 4.65 5530 8.43
Khác 30303 47.4 28800 44.7 2237 33.9
Tổng 63934 100 64373 100 65634 100
Bảng 3:Chuyên môn nghiệp vụ theo văn bằng
(Nguồn: Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Tài chính)
Cho đến nay toàn ngành Tài chính đã có 1351 CCHC có trình độ thạc sỹ và tiến sỹ
tỷ lệ 2,06%. Nhìn chung CCHC ngành Tài chính đã được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ
chất lượng ngày càng nâng cao đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ mới. Nếu tính
theo từng đơn vị thì chất lượng và trình độ CCHC giữa các đơn vị thuộc Bộ không đồng
đều. Đối với các đơn vị có hệ thống ngành dọc thì trình độ CCHC ở văn phòng các Tổng
cục có trình độ cao hơn so với các đơn vị cấp dưới (Cục và tương đương thuộc hệ thống
Tổng cục). Nguyên nhân của sự không đồng đều là do tuyển dụng đầu vào của một số đơn
vị thấp như: Tổng cục Hải quan, Tổng cục Thuế trước kia một số CCHC chuyển ngành từ
lực lượng vũ trang (quân đội và công an);... một số cán bộ khi được tuyển dụng không có
điều kiện học tiếp; một số công việc không đòi hỏi phải có trình độ cao (như cán bộ kiểm
ngân chỉ cần trình độ cao đẳng hoặc trung cấp...)
4.1.2.3 Lý luận chính trị và quản lý hành chính nhà nước

- Về trình độ lý luận chính trị: tính đến 31/12/2009 toàn ngành Tài chính đã có
27.661 CCHC có trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên chiếm tỷ lệ 42,14% trong
đó:
2007 2008 2009
Cao cấp 1985 2046 2903
Trung cấp 18346 12991 24758
Còn lại 43603 49336 37973
Tổng 63934 64373 65634
Bảng 4: Trình độ lý luận chính trị và Quản lý nhà nước
(Nguồn: Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Tài chính)
- Về trình độ quản lý hành chính nhà nước: đến nay toàn ngành Tài chính đã có
29105 CCHC được bồi dưỡng chương trình quản lý hành chính nhà nước ngạch từ chuyên
viên trở lên, chiếm tỷ lệ 45,52%, trong đó:
+ Trình độ quản lý hành chính nhà nước cao cấp có 185 CCHC tỷ lệ 0,29 %;
+ Trình độ quản lý hành chính nhà nước chuyên viên chính 1.524 CCHC tỷ lệ 2,38
%;
+ Trình độ quản lý hành chính nhà nước chuyên viên 27396 CCHC tỷ lệ 42,85 %;
+ Chưa qua đào tạo 34.829 CCHC tỷ lệ 54,47 %.
Tỷ lệ CCHC có trình độ quản lý hành chính nhà nước từ chuyên viên trở lên thấp
45,52%, tỷ lệ giữa các đơn vị không đồng đều và tập trung chủ yếu là cơ quan Bộ, văn
phòng hệ Tổng cục. Số CCHC chưa được ĐTBD chiếm tỷ lệ lớn 54,47% chủ yếu là cán sự
và tương đương số CCHC này không thuộc đối tượng đào tạo bồi dưỡng. Nguyên nhân
những năm qua tập trung chuẩn hóa cho đội ngũ CCHC ở văn phòng các Tổng cục, Vụ
thuộc Bộ; cán bộ thuộc hệ thống ngành dọc ở địa phương ít có điều kiện học tập.
4.1.2.4 Trình độ tin học
Tính đến 31/12/2009 trình độ tin học của đội ngũ CCHC ngành Tài chính được thể
hiện như sau:
2007 2008
200
9

Đại học 681 967
106
5
Chứng chỉ 39113 44115
438
68
Còn lại 24140 19291
207
01
Tổng 63934 64373
656
34
Bảng 5: Trình độ tin học
(Nguồn: Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Tài chính)
Như vậy, đến nay toàn ngành Tài chính đã có 44933 CCHC (chiếm tỷ lệ 68,46 %)
được đào tạo, bồi dưỡng tin học từ cơ bản, nâng cao trở lên. Nhưng nhìn chung số lượng
CCHC có đủ trình độ sử dụng thành thạo công nghệ thông tin còn ít.
4.1.2.5 Trình độ ngoại ngữ
Tính đến 31/12/2009 trình độ ngoại ngữ (tiếng Anh) của đội ngũ CCHC ngành Tài
chính được thể hiện như sau:
Ngoại ngữ
TỔNGAnh văn Khác
Đại học Chứng chỉ Đại học Chứng chỉ
2007 915 36241 164 1022 38342
2008 1068 32246 335 1446 35095
2009 474 33781 66 667 34988
Bảng 6: Trình độ ngoại ngữ
(Nguồn: Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Tài chính)
Nhìn vào bảng thống kê trên ta thấy, về trình độ ngoại ngữ thì số chứng chỉ chiếm
đại đa số so với bằng Đại học. Nhưng việc sử dụng ngoại ngữ vào công việc chuyên môn

còn hạn chế. Số CCHC có thể sử dụng ngoại ngữ được trong chuyên môn chỉ tập trung ở
cơ quan Bộ và ở một vài đơn vị thường xuyên sử dụng ngoại ngữ trong công việc hàng
ngày.
4.1.3 Thực trạng công chức hành chính theo độ tuổi
Chia theo độ tuổi
Dưới
30 tuổi
Từ 30 đến
50 tuổi
Trên 50-60
Trên tuổi
nghỉ hưu
Tổng số
Trong đó:
Nữ:54 Nam:59
2007
7399 44441 10442 1652 55
2008
7408 44588 10671 1689 17
2009
7439 45683 10843 1669 0
Bảng 7: Độ tuổi
(Nguồn: Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Tài chính)
Nhìn vào bảng thống kê này, ta nhận thấy trong lực lượng CCHC, tỉ lệ CCHC dưới
30 tuổi còn chưa cao, chỉ chiếm khoảng 11,33%.
4.1.4 Thực trạng công chức hành chính theo giới tính
Nam Nữ Tổng
Số lượng % Số lượng % Số lượng %
2007 42158 65,93 21776 34,06 60775 100
2008 42625 66.2 21748 33.78 64373 100

2009 43869 66.8 21765 33.16 65634 100
Bảng 8: Giới tính
(Nguồn: Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Tài chính)
Nhìn vào bảng thống kê này, ta nhận thấy tỉ lệ nữ/ nam của CCHC ngành tài chính
là khá ổn định trong các năm gần đây, dao động trong khoảng 50%.
4.1.5 Đánh gía về công chức hành chính
4.1.5.1 Ưu điểm
Một là: Phần lớn công chức hành chính được quy hoạch các chức danh lãnh đạo có
năng lực lãnh đạo điều hành, có phẩm chất đạo đức, có lập trường tư tưởng chính trị vững
vàng, có trình độ chuyên môn được đào tạo cơ bản. Đội ngũ này đã giúp lãnh đạo Bộ tham
mưu cho Chính phủ thực hiện cải cách kinh tế tài chính quan trọng, góp phần vào thành tựu
chung của công cuộc đổi mới như: cải cách hệ thống thuế, ngân sách nhà nước, doanh
nghiệp nhà nước và cải cách hệ thống kế toán, kiểm toán... Hệ thống tài chính Việt Nam đã
dần dần tiếp cận và phù hợp với thông lệ quốc tế, đáp ứng ngày một tốt hơn yêu cầu hội
nhập kinh tế quốc tế.
Hai là: Phần lớn CCHC làm công tác hoạch định chính sách được trang bị kiến thức
kinh tế vĩ mô, năng lực hoạch định chính sách; kỹ năng xây dựng đề án, đề tài; kiến thức
về hội nhập quốc tế và những vấn đề về kinh tế tài chính trong điều kiện hội nhập... nên
các cơ chế chính sách ban hành đã đi vào cuộc sống; giúp các cấp lãnh đạo tổ chức chỉ đạo
triển khai chính sách một cách kịp thời và có hiệu quả .
Ba là: CCHC thực thi chính sách hoàn thành công việc được giao, có tinh thần trách
nhiệm, có khả năng nắm bắt những vấn đề mới, có ý thức học tập rèn luyện chấp hành tốt
các chủ trương chính sách, pháp luật của Nhà nước.
4.1.5.2 Nhược điểm
Bên cạnh những kết quả nổi bật trên, cho đến nay trước yêu cầu phát triển nguồn
nhân lực cho ngành Tài chính đáp ứng nhiệm vụ của sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại
hóa và hội nhập quốc tế, trình độ đội ngũ CCHC ngành Tài chính đã bộc lộ những bất cập
sau đây:
Một là: Một số CCHC chưa được trang bị kiến thức về xây dựng kế hoạch, kỹ năng
làm việc theo nhóm, kỹ năng tổ chức công việc; sử dụng, kiểm tra và đánh giá công việc

của cán bộ; chưa được đào tạo một cách bài bản về quản lý hành chính nhà nước và quản
lý nguồn nhân lực.
Hai là: Trình độ của một bộ phận CCHC ngành Tài chính hiện nay chưa đáp ứng
được yêu cầu của sự nghiệp đổi mới thể hiện:
- Thiếu kiến thức về kinh tế thị trường, kiến thức kinh tế tài chính vĩ mô, chưa nắm
bắt được các thông lệ quốc tế;
- Khả năng thích ứng với mọi tình huống còn yếu, thiếu năng động sáng tạo, có lúc
thiếu tự tin trong xử lý công việc, nhất là những công việc đòi hỏi phải độc lập giải quyết;
Ba là: Trình độ kiến thức chuyên sâu chuyên môn nghiệp ở các đơn vị có hệ thống
ngành dọc chưa cao như Tổng cục Thuế: thiếu kiến thức chuyên sâu, chuyên nghiệp quản
lý thuế hiện đại (như kiến thức phân tích thu thuế, dự báo thu thuế, xử lý tờ khai và các dữ
liệu thuế, tuyên truyền hỗ trợ đối tượng nộp thuế, theo dõi đôn đốc thu nợ, cưỡng chế
thuế...); Tổng cục Hải quan thiếu kiến thức về quản lý hải quan hiện đại; Kho bạc nhà nước
thiếu kiến thức chuyên sâu về kỹ năng quản lý, kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng
cơ bản;...
- Một số cán bộ lãnh đạo năng lực lãnh đạo quản lý còn chưa đáp ứng được yêu cầu,
thiếu kiến thức kinh tế vĩ mô nên công tác điều hành, quản lý đạt hiệu quả không cao;
- Một bộ phận cán bộ làm công tác hoạch định chính sách còn thiếu kinh nghiệm
thực tế, thiếu kiến thức kinh tế thị trường, thiếu phương pháp nghiên cứu nên chất lượng
các văn bản quy phạm pháp luật ban hành chưa cao, thiếu đồng bộ;
- Một bộ phận cán bộ, đặc biệt là cán bộ cấp cơ sở ở Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải
quan, Kho bạc nhà nước,... ý thức trách nhiệm pháp luật chưa cao, chưa làm tròn trách
nhiệm, chưa coi khách hàng là đối tượng để phục vụ, chưa coi họ là người đồng hành của
cơ quan mình trong việc thực thi pháp luật; tác phong làm việc chưa khoa học, thái độ giao
tiếp với người nộp thuế chưa văn minh, lịch sự, công tâm, khách quan;
- Một phần lớn cán bộ cấp cơ sở (ở các đơn vị có hệ thống ngành dọc) không được
cập nhật thường xuyên kiến thức mới về kinh tế tài chính đặc biệt là kiến thức kinh tế thị
trường nên giải quyết công việc còn thiếu chủ động, tự tin...
4.2 Đào tạo bồi dưỡng công chức hành chính ngành tài chính 2006-2010
4.2.1 Thực trạng đào tạo bồi dưỡng công chức hành chính ngành tài chính

4.2.1.1 Kết quả đào tạo bồi dưỡng trong nước


2006 2007 2008 2009
KQ KQ KQ KQ
1/ Lý luận chính trị 1574 1556 1583 1279
Đại học, trên đại học 8 80 30 10
Cao cấp 715 953 877 748
Trung cấp 851 523 482 322
Bồi dưỡng 0 0 194 199
2/ Quản lý nhà nước 2573 5650 4222 5879
Đại hoc, trên đại học 0 0 0 0
Trung cấp 1 0 255 0
CVCC 34 42 15 44

×