Bảo dưỡng hệ thống điện ôtô
Những vấn đề cần quan tâm của việc bảo dưỡng hệ thống điện ô tô là accu,máy phát, và máy khởi
động
I. ACCU
1. Các hư hỏng của accu:
a. Các tấm cực bị sunfat hóa:
Sunfát hóa là sự hình thành lớp tinh thể của chì sunfat màu trắng trên bề mặt
các tấm cực, nguyên nhân do nạp điện thiếu thường xuyên, bảo quản với
dung dịch điện phân không được nạp điện, accu phóng điện quá giới hạn cho
phép, mức dung dịch điện phân thấp và tỷ trọng cao.
Accu phóng điện nhanh khi có phụ tải là dấu hiệu của hiện tượng các tấm cực
bị sunfat hóa cục bộ. Accu bị sunfat hóa thì khi nạp điện nhiệt độ và điện áp
đều tăng nhanh, bọt khí thoát ra nhiều nhưng tỷ trọng dung dịch tăng lên rất
ít hiện tượng này xem như là nạp điện không vào.
b. Các tấm cực bị ngắn mạch:
Nguyên nhân do sự nhét đầy các hạt hoạt tính vào kẽ các tấm cực và hư hỏng
của tấm cách.
c. Các tấm cực bị cong vênh, nứt:
Nguyên nhân:
-Nạp điện quá mức, tiếp tục nạp điện khi accu đã đầy điện.
-Ngắn mạch giữa các tấm cực.
-Tỷ trọng và nhiệt độ dung dịch điện phân quá cao.
-Accu cố định không chặt trên máy, bị rung động khi làm việc.
d. Tự phóng điện:
Nguyên nhân:
-Ngắn mạch , tấm cực bẩn hoặc trên bề mặt accu có chứa dung dịch điện
phân.
-Ngắn mạch bên trong do tấm cách bị hỏng hoặc chất hoạt tính bị rơi rụng.
-Phát sinh dòng điện cục bộ bên trong accu: tạp chất bên trong accu làm thay
đổi điện thế các vùng trong accu.
-Tỷ trọng dung dịch điện phân không đồng nhất: do hiện tượng lắng làm cho
nồng độ dung dịch điện phân ở phần đáy accu cao hơn phát sinh khác nhau về
điện thế.
e. Thay đổi cực tính của các tấm cực:
Khi điện lượng bên trong accu giảm và sau đó hồi điện trở lại, sẽ làm thay đổi
cực tính của tấm cực.
2. Bảo dưỡng Accu:
a. Bảo dưỡng cấp 1:
Vệ sinh vỏ bình và xem xét bên ngoài, thông các lỗ thông hơi hoặc ở nút.
Kiểm tra độ bắt chặt các đai chằng, kiểm tra các đầu đấu dây và bôi mỡ vào
các đầu cực.
Kiểm tra mức dung dịch điện phân trong các ngăn và sự rò rỉ của accu.
b. Bảo dưỡng cấp 2:
Ngoài các công việc của bảo dưỡng cấp 1, cần phải kiểm tra tỷ trọng dung
dịch, khả năng làm việc và mức độ nạp điện của accu, nếu có hư hỏng thì phải
sửa chữa ngay.
c. Bảo dưỡng theo mùa:
Tùy theo mùa mà điều chỉnh tỷ trọng dung dịch điện phân cho thích hợp.
II. MÁY PHÁT ĐIỆN:
1. Các hư hỏng của máy phát điện:
a. Chổi than tiếp xúc không tốt:
Do bị oxy hóa hoặc bị dính dầu vào vòng tiếop xúc, cổ góp mòn không đều,
kênh chổi than hoặc giảm sức căng lò xo chổi than…v.v. Những hư hỏng đó
làm tăng điện trở mạch kích máy phát làm giảm cường độ của dòng kích và
làm cho công suất máy phát giảm xuống.
b. Cuộn kích chạm mát:
Thường xảy ra ơ đầu các cuộn kích tới các vòng tiếp xúc, kết quả làm cho từ
thông giảm vì vậy điện áp nhỏ và dòng điện không đi ra mạch ngoài.
c. Cuộn kích bi đứt:
Khi bị đứt cuộn kích thì trong cuộn stato sức điện động chỉ đạt 3 – 4V do tù dư
của roto cảm ứng gây ra.
d. Cuộn kích bị ngắn mạch:
e. Cuộn Stato bị đứt:
Nếu đứt một pha, còn lại hai pha sẽ mắc nối tiếp, điện trở cuộn dây stato tăng
lên, điện áp tăng , có thể dẫn tới chọc thủng diode chỉnh lưu.
Nếu đứt hai pha thì mạch của cuộn stato sẽ đứt và máy phát không làm việc.
f. Cuộn Stato bị chạm mát:
Có thể xảy ra do hư hỏng về cơ hoặc về nhiệt của cuộn dây hoặc ở đầu ra,
hiện tượng này làm giảm công suất của máy phát.
2. Bảo dưỡng máy phát điện:
a. Bảo dưỡng cấp 1:
Kiểm tra sự bắt chặt và độ căng của đai truyền.
b. Bảo dưỡng cấp 2:
Vệ sinh bề mặt máy phát, kiểm tra độ bắt chặt và độ căng đai.
c. Bảo dưỡng theo mùa:
Kiểm tra tình trạng cổ góp, chổi than và các vòng bi.
Kiểm tra độ bắt chặt và độ căng đai.
II. MÁY KHỞI ĐỘNG:
1. Các hư hỏng của máy khởi động:
1. Bật công tắc, máy khởi động không quay: do không có dòng điện chạy vào
máy, dẫn điện không tốt hoặc bị đứt mạch.
2. Máy khởi động không quay hoặc quay rất chậm.
3. Máy khởi động quay nhưng không truyền động lực đến làm quay trục
khuỷu.
4. Khi khởi động có tiếng bánh răng va đập: do bánh răng truyền động hoặc
vành răng bánh đà bị hỏng.