Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỐNG KÊ ĐẦU TƯ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.68 KB, 35 trang )

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỐNG KÊ ĐẦU TƯ
1.1 Khái niệm, đặc điểm, vai trò của đầu tư
1.1.1 Khái niệm đầu tư
Theo nghĩa rộng, Đầu tư là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành
các hoạt động nào đó nhằm thu về cho người đầu tư các kết quả nhất định trong
tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó. Nguồn lực
đó có thể là tiền, là tài nguyên thiên nhiên, là sức lao động và trí tuệ.
Những kết quả đó có thể là sự tăng thêm các tài sản tài chính (tiền vốn), tài
sản vật chất (nhà máy, đường sá, các của cải vật chất khác…) và nguồn nhân lực
có đủ điều kiện để làm việc với năng suất cao hơn trong nền sản xuất xã hội.
Trong các kết quả đã đạt được trên đây những kết quả là các tài sản vật
chất, tài sản trí tuệ và nguồn nhân lực tăng thêm có vai trò quan trọng trong mọi
lúc mọi nơi, không chỉ đối với người bỏ vốn mà còn đối với cả nền kinh tế.
Những kết quả này không chỉ người đầu tư mà cả nền kinh tế được thụ hưởng.
Theo nghĩa hẹp, Đầu tư chỉ bao gồm những hoạt động sử dụng các nguồn
lực hiện tại, nhằm đem lại cho nền kinh tế xã hội những kết quả trong tương lai
lớn hơn các nguồn lực đã sử dụng để đạt được các kết quả đó.
Như vậy, nếu xem xét trong phạm vi quốc gia thì chỉ có những hoạt động sử
dụng các nguồn lực ở hiện tại để trực tiếp làm tăng các tài sản vật chất, nguồn
nhân lực và tài sản trí tuệ, hoặc duy trì sự hoạt động của các tài sản và nguồn nhân
lực sẵn có thuộc phạm trù đầu tư theo nghĩa hẹp hay đầu tư phát triển.

1.1.2 Đặc điểm của hoạt động đầu tư phát triển
Hoạt động đầu tư phát triển có những đặc điểm chủ yếu sau đây:
- Qui mô tiền vốn, vật tư, lao động cần thiết cho hoạt động đầu tư phát triển
thường rất lớn. Qui mô vốn đầu tư lớn đòi hỏi phải có giải pháp tạo vốn và huy
động vốn hợp lý, xây dựng các chính sách, qui hoạch, kế hoạch đầu tư đúng đắn,
quản lý chặt chẽ tổng vốn đầu tư, bố trí vốn theo tiến độ đầu tư, thực hiện đầu tư
trọng tâm trọng điểm.
- Thời kỳ đầu tư kéo dài: thời kỳ đầu tư tính từ khi khởi công thực hiện dự án
đến khi dự án hoàn thành và đưa vào hoạt động. Nhiều công trình đầu tư phát triển


có thời gian đầu tư kéo dài hàng chục năm. Do vốn lớn lại nằm khê đọng trong
suốt quá trình thực hiện đầu tư nên để nâng cao hiệu quả vốn đầu tư, cần tiến hành
phân kỳ đầu tư, bố trí vốn và các nguồn lực tập trung hoàn thành dứt điểm từng
hạng mục công trình, quản lý chặt chẽ tiến độ kế hoạch đầu tư, khắc phục tình
trạng thiếu vốn, nợ đọng vốn đầu tư xây dựng cơ bản.
- Thời gian vận hành các kết quả đầu tư kéo dài: thời gian vận hành các kết
quả đầu tư tính từ khi đưa công trình vào hoạt động cho đến khi hết thời hạn sử
dụng và đào thải công trình. Nhiều thành quả đầu tư phát huy tác dụng lâu dài, có
thể tồn tại vĩnh viễn như các Kim tự Tháp Ai Cập, Nhà thờ La Mã ở Rôm, Vạn Lý
Trường Thành ở Trung Quốc, Ăng Co Vát ở Cam-pu-chia….). Trong suốt quá
trình vận hành, các thành quả đầu tư chịu sự tác động hai mặt, cả tích cực và tiêu
cực, của nhiều yếu tố tự nhiên, chính trị, kinh tế, xã hội…
- Các thành quả của hoạt động đầu tư phát triển mà là các công trình xây
dựng thường phát huy tác dụng ở ngay tại nơi nó được tạo dựng nên. Do đó, quá
trình thực hiện đầu tư cũng như thời kỳ vận hành các kết quả đầu tư chịu ảnh
hưởng lớn của các nhân tố về tự nhiên, kinh tế, xã hội vùng. Không thể dễ dàng di
chuyển các công trình đã đầu tư từ nơi này sang nơi khác, nên công tác quản lý
hoạt động đầu tư phát triển cần phải quán triệt đặc điểm này trên một số nội dung
sau:
+ Trước tiên cần phải có chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư đúng. Đầu
tư cái gì, công suất bao nhiêu là hợp lý… cần phải được nghiên cứu kỹ lưỡng, dựa
trên những căn cứ khoa học. Thí dụ, công suất xây dựng nhà máy sàng tuyển than
ở khu vực có mỏ than (do đó, quy mô vốn đầu tư) phụ thuộc rất nhiều vào trữ
lượng than của mỏ. Nếu trữ lượng than của mỏ ít thì quy mô nhà máy sàng tuyển
than không nên lớn để đảm bảo cho nhà máy hàng năm hoạt động hết công suất với
số năm tồn tại của nhà máy theo dự kiến trong dự án.
+ Lựa chọn địa điểm đầu tư hợp lý: để lựa chọn địa điểm thực hiện đầu tư
đúng phải dựa trên những căn cứ khoa học, dựa vào một hệ thống các chỉ tiêu kinh
tế, chính trị, xã hội, môi trường, văn hoá… cần xây dựng một bộ tiêu chí khác nhau
và nhiều phương án so sánh để lựa chọn vùng lãnh thổ và địa điểm đầu tư cụ thể

hợp lý nhất, sao cho khai thác được tối đa lợi thế vùng và không gian đầu tư cụ thể,
tạo điều kiện nâng cao hiệu quả vốn đầu tư.
- Đầu tư phát triển có độ rủi ro cao: do qui mô vốn đầu tư lớn, thời kỳ đầu tư
kéo dài và thời gian vận hành các kết quả đầu tư cũng kéo dài… nên mức độ rủi ro
của hoạt động đầu tư phát triển thường cao. Rủi ro đầu tư do nhiều nguyên nhân,
trong đó có nguyên nhân chủ quan từ phía các nhà đầu tư như quản lý kém, chất
lượng sản phẩm không đạt yêu cầu….. có nguyên nhân khách quan như giá nguyên
liệu tăng, giá bán sản phẩm giảm, công suất sản xuất không đạt công suất thiết
kế….
1.1.3 Nội dung của hoạt động đầu tư phát triển và vốn đầu tư cho loại
đầu tư này
Xuất phát từ lĩnh vực phát huy tác dụng đầu tư phát triển bao gồm các hoạt
động đầu tư phát triển sản xuất, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng - kỹ thuật chung của
nền kinh tế, đầu tư phát triển văn hoá giáo dục, đầu tư phát triển các hoạt động y tế
và dịch vụ xã hội khác, đầu tư phát triển khoa học kỹ thuật, đầu tư vào các lĩnh vực
khác trực tiếp có tác động đến việc duy trì sự hoạt động của cơ sở vật chất kỹ thuật
đang tồn tại, tăng thêm tài sản vật chất, nguồn nhân lực và tài sản trí tuệ cho nền
kinh tế.
Xuất phát từ đặc trưng kỹ thuật của các hoạt động trong mỗi công cuộc đầu
tư, đầu tư phát triển bao gồm các hoạt động chuẩn bị đầu tư, mua sắm các đầu vào
của quá trình thực hiện đầu tư, thi công xây lắp công trình, tiến hành các công tác
xây dựng cơ bản và xây dựng cơ bản khác có liên quan đến sự phát huy tác dụng
sau này của công cuộc đầu tư phát triển.
Với nội dung của hoạt động đầu tư phát triển trên đây, để tạo thuận lợi cho
công tác quản lý việc sử dụng vốn đầu tư nhằm đem lại hiệu quả kinh tế xã hội cao,
có thể phân chia vốn đầu tư thành các khoản sau đây:
- Trên giác độ quản lý vĩ mô vốn đầu tư được phân thành 4 khoản mục lớn
như sau:
+ Những chi phí tạo ra tài sản cố định (mà sự biểu hiện bằng tiền là vốn cố
định)

+ Những chi phí tạo ra tài sản lưu động (mà sự biểu hiện bằng tiền là vốn lưu
động) và các chi phí thường xuyên gắn với một chu kỳ hoạt động của các tài sản cố
định vừa được tạo ra.
+ Những chi phí chuẩn bị đầu tư chiếm khoảng 0,3- 15% vốn đầu tư.
+ Chi phí dự phòng.
- Trên giác độ quản lý vi mô tại các cơ sở, những khoản mục trên đây lại được
tách thành các khoản chi tiết hơn:
+ Những chi phí tạo ra tài sản cố định bao gồm:
Chi phí ban đầu và đất đai
Chi phí xây dựng, sửa chữa nhà cửa, cấu trúc hạ tầng
Chi phí mua sắm, lắp đặt máy móc thiết bị, dụng cụ, mua sắm phương tiện
vận chuyển
Chi phí khác
+ Những chi phí tạo ra tài sản lưu động bao gồm:
Chi phí nằm trong giai đoạn sản xuất như chi phí để mua nguyên vật liệu, trả
lương người lao động, chi phí về điện, nước, nhiên liệu, phụ tùng….
Chi phí nằm trong giai đoạn lưu thông gồm có sản phẩm dở dang tồn kho,
hàng hoá bán chịu, vốn bằng tiền.
+ Chí phí chuẩn bị đầu tư bao gồm chi phí nghiên cứu cơ hội đầu tư, chi phí
nghiên cứu tiền khả thi, chi phí nghiên cứu khả thi và thẩm định các dự án đầu tư.
+ Chi phí dự phòng.
1.1.4 Vai trò của đầu tư phát triển trong nền kinh tế
Đầu tư phát triển là nhân tố quan trọng để phát triển kinh tế, là chìa khoá của
sự tăng trưởng. Vai trò này được thể hiện trên các mặt sau:
a, Trên giác độ toàn bộ nền kinh tế
 Đầu tư tác động đến tổng cung, tổng cầu
-Về mặt cầu: Đầu tư là một yếu tố chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cầu của toàn bộ
nền kinh tế. Theo số liệu của Ngân Hàng Thế Giới, đầu tư thường chiếm khoảng
24-28% trong cơ cấu tổng cầu của tất cả các nước trên thế giới. Đối với tổng cầu,
tác động của đầu tư là ngắn hạn. Với tổng cung chưa kịp thay đổi, sự tăng lên của

đầu tư làm cho tổng cầu tăng (đường D dịch chuyển sang D’ ) kéo sản lượng cân
bằng tăng theo từ Q
0
- Q
1
và giá cả của các đầu vào của đầu tư tăng từ P
0
- P
1
. Điểm
cân bằng dịch chuyển từ E
0
- E
1
.
-Về mặt cung: Khi thành quả của đầu tư phát huy tác dụng, các năng lực mới đi
vào hoạt động thì tổng cung, đặc biệt là tổng cung dài hạn tăng lên (đường S dịch
chuyển sang S’ ), kéo theo sản lượng tiềm năng tăng từ Q
1
-Q
2
và do đó giá cả sản
phẩm giảm từ P
1
-P
2
. Sản lượng tăng, giá cả giảm cho phép tăng tiêu dùng. Tăng
P
2
P

1
P
0
P
1
Q
2
Q
0
Q
Q
S
S’
D
D’
0
E
1
E
2
E
tiêu dùng đến lượt mình lại tiếp tục kích thích sản xuất hơn nữa. Sản xuất phát triển
là nguồn gốc cơ bản để tăng tích luỹ, phát triển kinh tế xã hội, tăng thu nhập cho
người lao động, nâng cao đời sống của mọi thành viên trong xã hội (xem hình).
Mối quan hệ giữa đầu tư với tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế là mối
quan hệ biện chứng, nhân quả, có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và thực tiễn.
Đây là cơ sở lý luận để giải thích chính sách kích cầu đầu tư và tiêu dùng ở nhiều
nước trong thời kỳ nền kinh tế tăng trưởng chậm.
 Đầu tư có tác động hai mặt đến sự ổn định kinh tế
Sự tác động không đồng thời về mặt thời gian của đầu tư đối với tổng cầu và

đối với tổng cung của nền kinh tế làm cho mỗi sự thay đổi của đầu tư, dù là tăng
hay giảm đều cùng một lúc vừa là yếu tố phá vỡ sự ổn định của nền kinh tế của
mọi quốc gia.
Chẳng hạn, khi tăng đầu tư, cầu của các yếu tố của đầu tư tăng làm cho giá
của các hàng hoá có liên quan tăng (giá chi phí vốn, giá công nghệ, lao động, vật
tư) đến một mức độ nào đó dẫn đến tình trạng lạm phát. Đến lượt mình, lạm phát
làm cho sản xuất đình trệ, đời sống của người lao động gặp nhiều khó khăn do tiền
lương ngày càng thấp hơn, thâm hụt ngân sách, kinh tế phát triển chậm lại. Mặt
khác, tăng đầu tư làm cho cầu của các yếu tố có liên quan tăng, sản xuất của các
ngành này phát triển, thu hút thêm lao động, giảm tình trạng thất nghiệp, nâng cao
đời sống người lao động, giảm tệ nạn xã hội. Tất cả các tác động này tạo điều kiện
cho sự phát triển kinh tế.
Khi giảm đầu tư cũng dẫn đến tác động hai mặt, nhưng theo chiều hướng
ngược lại so với các tác động trên đây. Vì vậy, trong điều hành vĩ mô nền kinh tế,
các nhà hoạt động chính sách cần thấy hết tác động hai mặt này dể đưa ra các chính
sách nhằm hạn chế các tác động xấu, phát huy tác động tích cực, duy trì được sự ổn
định của toàn bộ nền kinh tế.
 Đầu tư với việc tăng cường khả năng khoa học và công nghệ
Công nghệ là trung tâm của công nghiệp hoá. Đầu tư là điều kiện tiên quyết
của sự phát triển và tăng cường khả năng công nghệ của nước ta hiện nay.
Chúng ta đều biết rằng có hai con đường cơ bản để có công nghệ là tự nghiên
cứu phát minh ra công nghệ và nhập công nghệ từ nước ngoài. Dù sự nghiên cứu
hay nhập từ nước ngoài cần phải có tiền, cần phải có vốn đầu tư. Mọi phương án
đổi mới công nghệ không gắn với nguồn vốn đầu tư sẽ là những phương án không
khả thi.
Công nghệ bao gồm các yếu tố cơ bản: phần cứng (máy móc, thiết bị), phần
mềm (các văn bản, tài liệu, các bí quyết…), yếu tố con người ( các kỹ năng quản
lý, kinh nghiệm), yếu tố tổ chức (các thể chế, phương pháp tổ chức….). Muốn có
công nghệ, cần phải đầu tư vào các yếu tố cấu thành.
Mỗi doanh nghiệp, mỗi nước khác nhau cần phải có bước đi phù hợp để lựa

chọn công nghệ thích hợp. Trên cơ sở đó, đầu tư có hiệu quả để phát huy lợi thế so
sánh của từng đơn vị cũng như toàn nền kinh tế quốc dân. Để phản ánh sự tác động
của đầu tư đến trình độ phát triển của khoa học và công nghệ, có thể sử dụng các
chỉ tiêu sau:
+ Tỷ trọng vốn đầu tư đổi mới công nghệ/ tổng vốn đầu tư. Chỉ tiêu này cho
thấy mức độ đầu tư đổi mới công nghệ nhiều hay ít trong mỗi thời kỳ.
+ Tỷ trọng chi phí mua sắm máy móc thiết bị/ tổng vốn đầu tư thực hiện. Chỉ
tiêu này cho thấy tỷ lệ vốn là máy móc thiết bị chiếm bao nhiêu. Đối với các doanh
nghiệp sản xuất công nghiệp khai khoáng, chế tạo, lắp ráp, tỷ lệ này phải lớn.
+ Tỷ trọng vốn đầu tư theo chiều sâu/ tổng vốn đầu tư thực hiện. Đầu tư
chiều sâu thường gắn liền với đổi mới công nghệ. Do đó, chỉ tiêu này càng lớn
phản ánh mức độ đầu tư đổi mới khoa học và công nghệ cao.
+ Tỷ trọng vốn đầu tư cho các công trình mũi nhọn, trọng điểm. Các công
trình trọng điểm, mũi nhọn thường là các công trình đầu tư lớn, công nghệ hiện
đại, mang tính chất đầu tư mồi, tạo tiền đề để đầu tư phát triển các công trình khác.
Chỉ tiêu này càng lớn cho thấy mức độ tập trung của công nghệ và gián tiếp phản
ánh mức độ hiện đại của công nghệ.
 Đầu tư và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế là cơ cấu của tổng thể các yếu tố cấu thành nền kinh tế, có
quan hệ chặt chẽ với nhau, được biểu hiện cả về mặt chất và mặt lượng, tuỳ thuộc
mục tiêu của nền kinh tế.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế được hiểu là sự thay đổi tỷ trọng của các bộ phận
cấu thành nền kinh tế. Sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế xảy ra khi có sự phát triển
không đồng đều về qui mô, tốc độ giữa các ngành, vùng. Những cơ cấu kinh tế chủ
yếu trong nền kinh tế quốc dân bao gồm cơ cấu kinh tế ngành, lãnh thổ, theo thành
phần kinh tế.
Kinh nghiệm của các nước trên thế giới cho thấy con đường tất yếu có thể
tăng trưởng nhanh tốc độ mong muốn (từ 9 đến 10%) là tăng cường đầu tư nhằm
tạo ra sự phát triển ở khu vực công nghiệp và dịch vụ. Đối với các ngành nông,
Hệ số co dãn giữa việc thay đổi cơ cấu đầu tư với thay đổi cơ cấu kinh tế của ngành

=
% thay đổi tỷ trọng đầu tư của ngành/tổng vốn đầu tư xã hội giữa kỳ nghiên cứu so với kỳ trước
% thay đổi tỷ trọng VA của ngành trong tổng GDP giữa kỳ nghiên cứu so với kỳ trước
lâm, ngư nhgiệp do những hạn chế về đất đai và các khả năng sinh học, để đạt
được tốc độ tăng trưởng từ 5-6% là rất khó khăn. Đầu tư có tác động quan trọng
đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đầu tư góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế
phù hợp qui luật và chiến lược phát triển kinh tế xã hội của quốc gia trong từng
thời kỳ, tạo ra sự cân đối mới trên phạm vi nền kinh tế quốc dân và giữa các ngành,
vùng phát huy nội lực của nền kinh tế, trong khi vẫn coi trọng yếu tố ngoại lực.
Như vậy, chính đầu tư quyết định quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các quốc
gia nhằm đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh của toàn bộ nền kinh tế.
Về cơ cấu lãnh thổ, đầu tư có tác dụng giải quyết những mất cân đối về phát
triển giữa các vùng lãnh thổ, đưa những vùng kém phát triển thoát khỏi tình trạng
đói nghèo, phát huy tối đa những lợi thế so sánh về tài nguyên, địa thế, kinh tế,
chính trị…. của những vùng có khả năng phát triển nhanh hơn, làm bàn đạp thúc
đẩy những vùng khác cùng phát triển.
Có thể sử dụng các chỉ tiêu dưới đây để đánh giá vai trò của đầu tư tác động
đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Chỉ tiêu này cho biết: để tăng 1% tỷ trọng VA của ngành trong tổng GDP
(thay đổi cơ cấu kinh tế) thì phải đầu tư cho ngành tăng thêm bao nhiêu
Hệ số co dãn giữa việc thay đổi cơ cấu đầu tư ngành với thay đổi GDP=
% thay đổi tỷ trọng vốn đầu tư của ngành nào đó/ tổng vốn đầu tư xã hội kỳ nghiên cứu so với kỳ trước
% thay đổi tốc độ tăng trưởng GDP giữa kỳ nghiên cứu so với kỳ trước
Chỉ tiêu này cho biết: để góp phần đưa tăng trưởng kinh tế (GDP) lên 1% thì
tỷ trọng đầu tư vào một ngành nào đó tăng bao nhiêu.
Thực tế để phát huy vai trò tích cực của đầu tư đến việc chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, cần thực hiện tốt một số giải pháp sau:
+ Các ngành, địa phương cần có qui hoạch tổng thể phát triển KTXH, trên cơ
sở đó xây dựng qui hoạch đầu tư.
+ Đầu tư và cơ cấu đầu tư phải phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã

hội của quốc gia.
+ Cần điều chỉnh cơ cấu đầu tư theo hướng: căn cứ vào thị trường chung cả
nước và phát huy lợi thế so sánh của từng vùng.
+ Các ngành, địa phương phải có kế hoạch đầu tư phù hợp khả năng tài
chính, tránh đầu tư phân tán dàn trải.
 Đầu tư tác động đến tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Đầu tư vừa tác động đến tốc độ tăng trưởng vừa tác động đến chất lượng
tăng trưởng. Tăng qui mô vốn đầu tư và sử dụng vốn đầu tư hợp lý là những nhân
tố rất quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư, tăng năng suất nhân tố tổng
hợp, tác động đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH – HĐH, nâng
ICOR=
vốn đầu tư tăng thêm
GDP tăng thêm
=
Đầu tư trong kỳ
GDP tăng thêm
ICOR =
Tỷ lệ vốn đầu tư / GDP
Tốc độ tăng trưởng kinh tế
cao sức cạnh tranh của nền kinh tế… do đó, nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh
tế.
Biểu hiện tập trung của mối quan hệ giữa đầu tư phát triển với tăng trưởng
kinh tế thể hiện ở công thức tính hệ số ICOR.
Hệ số ICOR (Incremental Capital Output Ratio - tỷ số gia tăng của vốn so
với sản lượng) là tỷ số giữa qui mô đầu tư tăng thêm với mức gia tăng sản lượng,
hay là suất đầu tư cần thiết để tạo ra một đơn vị sản lượng (GDP) tăng thêm.
Về phương pháp tính, hệ số ICOR được tính như sau:
Chia cả tử và mẫu số công thức trên cho GDP, có công thức thứ hai:
Từ công thức trên ta thấy: Nếu ICOR không đổi, mức tăng GDP hoàn toàn
phụ thuộc vào vốn đầu tư. Theo một số nghiên cứu của các nhà kinh tế, muốn giữ

tốc độ tăng trưởng ở mức trung bình thì tỷ lệ đầu tư phải đạt được từ 15-20% so
với GDP, tuỳ thuộc vào ICOR của mỗi nước.
Hệ số ICOR của nền kinh tế cao hay thấp chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân
tố.
Thứ nhất, do thay đổi cơ cấu đầu tư ngành. Cơ cấu đầu tư ngành thay đổi ảnh
hưởng đến hệ số ICOR từng ngành, do đó tác động đến hệ số ICOR chung. Nếu
gọi
i
ICOR
là hệ số ICOR của ngành i,
i
α
là tỷ trọng của ngành i trong GDP,
i
g
là tốc độ tăng trưởng của ngành i, g là tốc độ tăng trưởng kinh tế chung thì

α
∗∗=

g
g
ICO
i
i
ICOR R
Thứ hai, sự phát triển của khoa học và công nghệ có ảnh hưởng hai mặt đến
hệ số ICOR. Gia tăng đầu tư cho khoa học công nghệ, một mặt, làm cho tử số của
công thức tăng, mặt khác, sẽ tạo ra nhiều ngành mới công nghệ mới, làm máy móc
hoạt động hiệu quả hơn, năng suất cao hơn kết quả đầu tư tăng lên (tăng mẫu số

của công thức). Như vậy, hệ số ICOR tăng hay giảm phụ thuộc vào xu hướng nào
chiếm ưu thế.
Thứ ba, do thay đổi cơ chế chính sách và phương pháp tổ chức quản lý. Cơ
chế chính sách phù hợp, đầu tư có hiệu quả hơn (nghĩa là, kết quả đầu tư ở mẫu số
tăng lớn hơn chi phí ở tử số) làm cho ICOR giảm và ngược lại.
ICOR của mỗi nước phụ thuộc vào nhiều nhân tố, thay đổi theo trình độ phát
triển kinh tế và cơ chế chính sách trong nước. Ở các nước phát triển, ICOR thường
lớn, từ 6-10 do thừa vốn, thiếu lao động, vốn được sử dụng nhiều để thay thế cho
lao động, do sử dụng công nghệ hiện đại có giá cao. Ở các nước chậm phát triển,
ICOR thấp từ 3- 5 do thiếu vốn, thừa lao động nên có thể và cần phải sử dụng lao
động để thay thế cho vốn, do sử dụng công nghệ kém hiện đại, giá rẻ. Thông
thường ICOR trong nông nghiệp thấp hơn trong công nghiệp, ICOR trong giai
đoạn chuyển đổi cơ chế chủ yếu do tận dụng năng lực.
Đối với các nước đang phát triển, phát triển về bản chất được coi là vấn đề
đảm bảo các nguồn vốn đầu tư đủ để đạt được một tỷ lệ tăng thêm sản phẩm quốc
dân dự kiến. Thực vậy, ở nhiều nước đầu tư đóng vai trò như một “cái hích ban
đầu”, tạo đà cho sự cất cánh của nền kinh tế ( các nước NICs, các nước Đông Nam
Á).
Kinh nghiệm các nước cho thấy, chỉ tiêu ICOR phụ thuộc mạnh vào cơ cấu
kinh tế và hiệu quả đầu tư trong các ngành, các vùng lãnh thổ cũng như phụ thuộc
vào hiệu quả của chính sách kinh tế nói chung. Do đó, ở các nước phát triển, tỷ lệ
đầu tư thấp thường dẫn đến tốc độ tăng trưởng thấp.
Đầu tư có ảnh hưởng quan trọng không chỉ đến tốc độ tăng trưởng cao hay
thấp mà còn đến chất lượng tăng trưởng kinh tế. Trên góc độ phân tích đa nhân tố,
vai trò của đầu tư đối với tăng trưởng kinh tế thường được phân tích theo biểu thức
sau:
g= Di + Dl + TFP
Trong đó: g là tốc độ tăng trưởng GDP
Di là phần đóng góp của vốn đầu tư vào tăng trưởng GDP.
Dl là phần đóng góp của lao động vào tăng trưởng GDP.

TFP là phần đóng góp của tổng các yếu tố năng suất vào tăng trưởng GDP (gồm
đóng góp của công nghệ, cơ chế chính sách….)
Chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam thời kỳ 1994 – 2004 chủ yếu do
yếu tố bề rộng, đặc biệt do yếu tố vốn – nhân tố mà Việt Nam còn thiếu và sử dụng
hiệu quả không cao, trong khi yếu tố lao động, được coi là nguồn lực nội sinh, lợi
thế chi phí thấp thì mức đóng góp cho tăng trưởng kinh tế lại chưa tương xứng.
b, Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ
Đầu tư quyết định sự ra đời, tồn tại và phát triển của mỗi cơ sở.
Để tạo dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho sự ra đời của bất kỳ cơ sở nào đều cần phải
xây dựng nhà xưởng, cấu trúc hạ tầng, mua sắm và lắp đặt thiết bị máy móc trên
nền bệ, tiến hành các công tác xây dựng cơ bản và thực hiện các chi phí khác gắn
liền với sự hoạt động trong một chu kỳ của các cơ sở vật chất kỹ thuật vừa được
tạo ra. Các hoạt động này chính là hoạt động đầu tư. Đối với các cơ sở sản xuất
kinh doanh dịch vụ đang tồn tại sau một thời gian hoạt động, các cơ sở vật chất- kỹ
thuật của các cơ sở này hao mòn, hư hỏng. Để duy trì được sự hoạt động bình
thường cần định kỳ tiến hành sửa chữa lớn hoặc thay mới các cơ sở vật chất -kỹ
thuật đã hư hỏng, hao mòn này hoặc đổi mới để thích ứng với điều kiện hoạt động
mới của sự phát triển khoa học- kỹ thuật và nhu cầu tiêu dùng của nền sản xuất xã
hội, phải mua sắm các trang thiết bị mới thay thế cho các trang thiết bị cũ đã lỗi
thời, cũng có nghĩa là phải đầu tư.
c, Đối với các cơ sở vô vị lợi
Các cơ sở đang tồn tại, để duy trì sự hoạt động, ngoài tiến hành sửa chữa lớn
định kỳ các cơ sở vật chất - kỹ thuật còn phải thực hiện các chi phí thường xuyên.
Tất cả những hoạt động và chi phí này đều là những hoạt động đầu tư.
1.2 Khái niệm, nội dung, phân loại vốn đầu tư
1.2.1 Khái niệm và nội dung vốn đầu tư
Vốn đầu tư phát triển là bộ phận cơ bản của vốn nói chung. Trên phương
diện nền kinh tế, vốn đầu tư phát triển là biểu hiện bằng tiền toàn bộ những chi phí
đã chi ra để tạo ra năng lực sản xuất (tăng thêm tài sản cố định và tài sản lưu động)
và các khoản đầu tư phát triển khác. Về cơ bản, vốn đầu tư phát triển mang những

đặc trưng chung của vốn như :
Vốn đại diện cho một lượng giá trị tài sản. Vốn được biểu hiện bằng giá trị
của những tài sản hữu hình và vô hình.
Vốn phải vận động sinh lời. Vốn được biểu hiện bằng tiền. Để biến tiền
thành vốn thì tiền phải thay đổi hình thái biểu hiện, vận động và có khả năng sinh
lời.
Vốn cần được tích tụ và tập trung đến mức nhất định mới có thể phát huy tác
dụng.

×