Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ HỖ TRỢ ĐỐI TƯỢNG NỘP THUẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.35 KB, 12 trang )

TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ HỖ TRỢ ĐỐI TƯỢNG NỘP THUẾ
1.1Khái quát về dịch vụ hỗ trợ đối tượng nộp thuế:
1.1.1Khái niệm:
Dịch vụ HTĐTNT là một khái niệm rất quen thuộc ở nhiều nước trên thế
giới, đặc biệt là ở các nước phát triển. Tuy nhiên ở nước ta, khái niệm này còn khá
mới mẻ. Mặc dù chúng ta đang từng bước thực hiện dịch vụ HTĐTNT nhưng cũng
chưa có văn bản chính thức nào đưa ra khái niệm này một cách rõ ràng. Chính vì
vậy, xung quanh vấn đề này có một số quan điểm khác nhau. Dưới đây xin đề cập
hai quan điểm nổi bật.
Quan điểm phổ biển nhất coi Dịch vụ HTĐTNT là những dịch vụ công trong
lĩnh vực thuế, do cơ quan thuế đảm nhận và cung cấp miễn phí cho công chúng và
các ĐTNT.
Theo quan điểm này, Dịch vụ HTĐTNT bao gồm công tác tuyên truyền,
giáo dục pháp luật thuế cho tất cả các ĐTNT cũng như các tầng lớp dân cư; đồng
thời giải đáp các vướng mắc về thủ tục, chính sách thuế để các ĐTNT thực hiện
đúng luật. Chủ thể cung cấp các dịch vụ này là cơ quan thuế, đối tượng nhận dịch
vụ là các ĐTNT và công chúng có quan tâm. Những người tiêu dùng dịch vụ này
không phải trả phí.
Quan điểm khác cho rằng Dịch vụ HTĐTNT chính là dịch vụ tư vấn trong
lĩnh vực thuế và kế toán nhằm giúp cho các ĐTNT trong quá trình chấp hành pháp
luật thuế của Nhà nước.
Với quan điểm này, phạm vi của dịch vụ HTĐTNT rộng hơn nhiều, nó
không chỉ giới hạn trong lĩnh vực thuế mà mở rộng sang cả lĩnh vực tài chính kế
toán. Nội dung các hoạt động hỗ trợ tập trung vào việc cung cấp dịch vụ tư vấn và
các dịch vụ khác trong lĩnh vực kế toán, thuế, tài chính theo yêu cầu của ĐTNT.
Chủ thể cung cấp dịch vụ này thường là các doanh nghiệp thuộc khu vực tư. Người
tiêu dùng dịch vụ này phải trả phí.
Như vậy, mỗi quan điểm trên đề cập đến một khía cạnh và có những điểm
không thống nhất. Theo chúng tôi, để đưa ra một khái niệm chính xác và đầy đủ về
Dịch vụ HTĐTNT cần xuất phát từ những thuật ngữ cụ thể.
Theo “Từ điển Tiếng Việt” (NXB Đà Nẵng 1998) :


“Dịch vụ” là công việc phục vụ trực tiếp cho những nhu cầu nhất định của số
đông, có tổ chức và được trả công. (Trang 248)
“Hỗ trợ” là giúp đỡ lẫn nhau, giúp đỡ thêm vào. (Trang 411)
“Tư vấn” là đề xuất ý kiến về những vấn đề được hỏi đến, nhưng không có
quyền quyết định. (Trang 1035)
Dựa vào những căn cứ trên, để vừa phù hợp với thực tế, vừa sát nghĩa tiếng
Việt, chúng tôi cho rằng Dịch vụ HTĐTNT là toàn bộ các hoạt động trợ giúp cho
các tổ chức, cá nhân để họ hiểu và tuân thủ đúng pháp luật thuế.
Như vậy, dịch vụ HTĐTNT không chỉ bao gồm công tác tuyên truyền chính
sách, pháp luật thuế; hướng dẫn các ĐTNT kê khai, tính toán, xác định nghĩa vụ
thuế mà còn tư vấn cho các đối tượng này tháo gỡ vướng mắc và tìm ra phương án
tối ưu nhất trong quá trình thực hiện nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước.
Trong quá trình thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình, các ĐTNT không chỉ
cần giải đáp về chính sách, thủ tục kê khai, quyết toán thuế, xin hoàn thuế…mà
còn quan tâm đến những công việc liên quan tới việc xác định nghĩa vụ thuế như
hạch toán doanh thu, chi phí…Việc họ tìm đến những nhà cung cấp dịch vụ (có thể
là cơ quan thuế hoặc các tổ chức tư vấn thuế độc lập có đủ điều kiện thuộc khu vực
tư) để được đáp ứng những nhu cầu đó là hoàn toàn chính đáng. Theo chúng tôi,
vấn đề chủ thể cung cấp dịch vụ là Nhà nước hay các tổ chức tư nhân không phải
là quan trọng nhất mà cần phải có những quy định rõ ràng, minh bạch và có cơ chế
hoạt động cho mỗi tổ chức này.
1.1.2 Đối tượng của dịch vụ HTĐTNT:
Đối tượng chủ yếu của dịch vụ HTĐTNT là các tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ
thuế với Nhà nước. Để lựa chọn nội dung, hình thức phục vụ và hỗ trợ ĐTNT một
cách phù hợp, đạt hiệu quả cao thì phải tiến hành phân loại ĐTNT. Tuỳ thuộc và
các tiêu thức khác nhau thì có các cách phân loại khác nhau.
*Phân loại theo ý thức chấp hành pháp luật thuế:
Căn cứ theo mức độ tuân thủ, chấp hành pháp luật thuế của ĐTNT có thể
phân chia ĐTNT ra làm 2 loại.
- Đối tượng thường xuyên chấp hành tốt pháp luật thuế.

- Đối tượng vi phạm pháp luật thuế:
+ Do không nắm vững chế độ, chính sách.
+ Đối tượng vi phạm pháp luật thuế do cố tình.
Các ĐTNT có ý thức chấp hành pháp luật thuế khác nhau cần có phương
pháp tuyên truyền, tư vấn, hướng dẫn khác nhau. Đặc biệt với các đối tượng cố
tình vi phạm pháp luật thuế thì ngoài tuyên truyền, hướng dẫn còn phải chú trọng
tới việc nâng cao ý thức thực hiện nghĩa vụ thuế.
*Phân loại lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh:
Theo tiêu thức này, có 4 nhóm ĐTNT chính:
- Doanh nghiệp sản xuất, xây dựng.
- Doanh nghiệp vận tải.
- Doanh nghiệp thuộc lĩnh vực lưu thông, phân phối.
- Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.
Mỗi lĩnh vực hoạt động thường có các đặc điểm sản xuất, kinh doanh khác
nhau dẫn đến việc xác định các căn cứ tính thuế cũng khác nhau nên cần có các
hướng dẫn, trợ giúp theo từng lĩnh vực cụ thể.
*Phân loại theo thời gian hoạt động:
- Doanh nghiệp mới thành lập.
- Doanh nghiệp đã hoạt động nhiều năm.
Đối với các doanh nghiệp mới thành lập thường cần được hướng dẫn nhiều
hơn, chi tiết, tỉ mỉ hơn.
*Phân loại theo hình thức sở hữu:
- Doanh nghiệp Nhà nước.
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
- Doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
1.1.3 Nội dung và các hình thức thực hiện dịch vụ HTĐTNT:
Xét về mặt nội dung, dịch vụ HTĐTNT có thể được chia thành các hoạt
động: tuyên truyền về pháp luật thuế và hỗ trợ ĐTNT.
1.1.3.1 Tuyên truyền về pháp luật thuế:
Công tác tuyên truyền, giáo dục về pháp luật thuế là nhiệm vụ của cán bộ

thuế, bằng nhiều hình thức và phương pháp phù hợp để tuyên truyền về chính sách
thuế một cách hiệu quả đến các ĐTNT và các tầng lớp dân cư. Hay nói một cách
cụ thể hơn là tuyên truyền bản chất của thuế, lợi ích xã hội từ tiền thuế, quyền và
nghĩa vụ của ĐTNT đối với Nhà nước, nội dung của pháp luật thuế, các thủ tục về
thuế, các biện pháp xử lý đối với các trường hợp vi phạm… nhằm tạo ý thức tốt
cho người dân và tạo điều kiện cho ĐTNT hiểu và chấp hành tốt luật thuế.
Nội dung tuyên truyền phải kịp thời giúp cho ĐTNT có thể cập nhật được
thường xuyên thông tin về thuế, nhất là khi có sửa đổi, bổ sung chính sách thuế.
Ngôn ngữ sử dụng cần đơn giản, dễ hiểu để phù hợp với nhiều ĐTNT khác nhau.
Công tác tuyên truyền thường sử dụng một số hình thức chủ yếu sau:
- Cung cấp thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng như đài truyền
hình, đài phát thanh, báo, tạp chí…theo chương trình định kỳ, theo chiến dịch hoặc
theo sự kiện phát sinh.
- Xuất bản các ấn phẩm về thuế để cung cấp miễn phí cho ĐTNT.
- Cung cấp thông tin qua mạng internet, mạng điện thoại tự động, mạng điện
thoại có cán bộ thuế trả lời trực tiếp.
- Sử dụng panô, áp phích, băng rôn với những khẩu hiệu sát thực, đi vào
lòng dân.
- Chương trình giáo dục về chính sách thuế trong trường học tuỳ theo lứa
tuổi và phù hợp với nhận thức.
1.1.3.2 Hỗ trợ ĐTNT:
Hỗ trợ ĐTNT tức là hướng dẫn, giải thích, tư vấn cho ĐTNT các vấn đề liên
quan đến chính sách, chế độ thuế đã được qui định trong luật, nghị định, thông tư
các công văn khác về thuế. Công tác hướng dẫn được thực hiện do ý muốn chủ
quan của cơ quan thuế, hoạt động tư vấn thuế được thực hiện theo nguyện vọng và
yêu cầu từ phía ĐTNT. Khi các ĐTNT có vướng mắc trong quá trình kê khai, tính
thuế, quyết toán thuế hoặc các vấn đề kế toán khác có thể đề nghị các cán bộ thuế

×