Tải bản đầy đủ (.pdf) (142 trang)

Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về môi trường đối với các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh bắc giang đến năm 2025

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.19 MB, 142 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
---------------------

NGUYỄN VĂN LIỆU

ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC
QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ MÔI TRƢỜNG ĐỐI VỚI CÁC
KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG
ĐẾN NĂM 2025

LUẬN VĂN THẠC SỸ
CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
--------------------

NGUYỄN VĂN LIỆU

ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN
CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ MÔI TRƢỜNG ĐỐI VỚI
CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG ĐẾN
NĂM 2025

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:



PGS.TS. TRẦN SĨ LÂM

HÀ NỘI - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và chưa từng được công
bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Tác giả

Nguyễn Văn Liệu

i


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành luận văn, tơi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Trần Sĩ Lâm Trường Đại học Ngoại Thương đã định hướng và tận tình hướng dẫn tơi trong q
trình thực hiện luận văn.
Tơi cũng xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô công tác tại Viện Kinh tế và Quản
lý, Viện Đào tạo sau đại học - Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã tạo điều kiện,
giúp đỡ tơi trong q trình học tập và nghiên cứu, có những ý kiến đóng góp để tơi
hồn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc
Giang, Chi cục Quản lý môi trường tỉnh Bắc Giang, Ban Quản lý các Khu công
nghiệp tỉnh Bắc Giang đã giúp đỡ tôi trong q trình thu thập thơng tin, tài liệu
phục vụ cho luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ
tơi trong suốt q trình học tập, nghiên cứu.

Tơi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 11 năm 2018
Tác giả

Nguyễn Văn Liệu

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... 0
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ii
MỤC LỤC ................................................................................................................ iii
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. vi
DANH MỤC SƠ ĐỒ ...............................................................................................vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT................................................................... viii
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CÔNG TÁC QUẢN LÝ
NHÀ NƢỚC VỀ MÔI TRƢỜNG ĐỐI VỚI CÁC KCN ....................................... 7
1.1. Cơ sở lý luận về khu công nghiệp ........................................................................ 7
1.1.1. Khái niệm KCN................................................................................................. 7
1.1.2. Đặc điểm KCN .................................................................................................. 8
1.1.3. Phân loại KCN .................................................................................................. 9
1.1.4. Những tác động của KCN đối với kinh tế, xã hội ........................................... 10
1.2. Quản lý nhà nước về môi trường khu công nghiệp............................................ 16
1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước về môi trường ................................................... 16
1.2.2. Đặc điểm công tác QLNN môi trường KCN .................................................. 17
1.2.3. Sự cần thiết phải bảo vệ môi trường trong các KCN ...................................... 19
1.2.4. Nội dung quản lý nhà nước về mơi trường khu cơng nghiệp ........................ 22
1.2.5. Các tiêu chí đánh giá công tác QLNN về môi trường KCN ........................... 33

1.2.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về môi trường đối với
các KCN .................................................................................................................... 36
1.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về môi trường đối với các khu công nghiệp và
bài học cho tỉnh Bắc Giang ....................................................................................... 39
1.3.1. Kinh nghiệm trong công tác quản lý nhà nước về môi trường đối với các khu
công nghiệp của một số quốc gia .............................................................................. 39
1.3.2. Kinh nghiệm trong công tác quản lý nhà nước về môi trường đối với các
KCN, KKT của một số địa phương trong nước ........................................................ 41
1.3.3. Bài học trong công tác quản lý nhà nước về môi trường đối với các KCN trên
địa bàn tỉnh Bắc Giang .............................................................................................. 44
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 ......................................................................................... 46
CHƢƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CƠNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ
NƢỚC VỀ MÔI TRƢỜNG ĐỐI VỚI CÁC KCN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC
GIANG ..................................................................................................................... 47
iii


2.1. Tổng quan về tỉnh Bắc Giang............................................................................. 47
2.1.1. Vị trí địa lý ...................................................................................................... 47
2.1.2. Điều kiện tự nhiên ........................................................................................... 48
2.1.3. Tài nguyên - Khoáng sản ................................................................................ 49
2.1.4. Dân số và lao động .......................................................................................... 52
2.1.5. Đặc điểm về kinh tế - xã hội ........................................................................... 52
2.2. Tổng quan về các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Giang ......................................... 55
2.2.1. Quá trình hình thành........................................................................................ 55
2.2.2. Đặc điểm của các KCN tỉnh Bắc Giang .......................................................... 56
2.3. Tổng quan hiện trạng môi trường các KCN tỉnh Bắc Giang ............................. 59
2.3.1. Hiện trạng nước thải: Nước thải KCN có 03 nguồn gốc phát sinh chủ yếu .......... 59
2.3.2. Hiện trạng mơi trường khơng khí .................................................................... 61
2.3.3. Hiện trạng chất thải rắn ................................................................................... 63

2.4. Phân tích thực trạng công tác quản lý nhà nước về môi trường tại các KCN tỉnh
Bắc Giang .................................................................................................................. 66
2.4.1. Công tác quy hoạch các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Giang ............................ 66
2.4.2. Xây dựng cơ chế, chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường KCN trên địa
bàn tỉnh Bắc Giang .................................................................................................... 67
2.4.3. Đầu tư nguồn lực bảo vệ môi trường KCN ..................................................... 68
2.4.4. Tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực bảo vệ môi trường KCN ........................ 68
2.4.5. Công tác quản lý nước thải, khí thải, chất thải KCN ...................................... 72
2.4.6. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định của pháp luật
về BVMT KCN ......................................................................................................... 99
2.5. Đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về môi trường KCN trên địa bàn
tỉnh Bắc Giang......................................................................................................... 101
2.5.1. Kết quả đã đạt được ...................................................................................... 101
2.5.2. Những hạn chế, bất cập và nguyên nhân....................................................... 104
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 ....................................................................................... 109
CHƢƠNG 3: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG
TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ MÔI TRƢỜNG ĐỐI VỚI CÁC KHU
CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2025 ...... 110
3.1. Định hướng và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang giai đoạn
2016÷2020, tầm nhìn đến năm ................................................................................ 110
3.1.1. Quan điểm, định hướng phát triển ................................................................ 110
3.1.2. Mục tiêu phát triển ........................................................................................ 110

iv


3.2. Quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Giang đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 ......................................................................... 111
3.2.1. Quan điểm phát triển ..................................................................................... 111
3.2.2. Mục tiêu phát triển ........................................................................................ 112

3.2.3. Định hướng phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đến năm 2025,
tầm nhìn đến năm 2030 ........................................................................................... 112
3.3. Đề xuất các giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác quản lý nhà nước về môi
trường đối với các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đến năm 2025 ..................... 113
3.3.1. Nâng cao chất lượng quy hoạch KCN, gắn quy hoạch KCN với BVMT và sử
dụng hợp lý nguồn tài nguyên ................................................................................. 113
3.3.2. Rà sốt, bổ sung, hồn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về bảo vệ môi
trường khu công nghiệp .......................................................................................... 115
3.3.3. Tăng cường đầu tư nguồn lực cho công tác BVMT KCN ............................ 115
3.3.4. Hoàn thiện tổ chức bộ máy và nâng cao năng lực cán bộ, công chức làm
nhiệm vụ quản lý môi trường Khu công nghiệp ..................................................... 117
3.3.5. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về
bảo vệ môi trường KCN .......................................................................................... 118
3.4. Kiến nghị những nội dung cấp bách nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước
về môi trường KCN ................................................................................................. 119
3.4.1. Đối với Nhà nước và các Bộ, ngành Trung ương ......................................... 119
3.4.2. Đối với tỉnh Bắc Giang ................................................................................. 120
3.4.3. Đối với các doanh nghiệp trong các KCN trên địa bàn tỉnh ......................... 121
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 ....................................................................................... 123
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 124
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 126
PHỤ LỤC 1 ............................................................................................................ 128

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Các KCN tỉnh Bắc Giang tính đến năm 2017 .......................................... 56
Bảng 2.2. Đặc điểm các KCN tỉnh Bắc Giang, năm 2017 ........................................ 57
Bảng 2.3 Đặc trưng về thành phần nước thải của một số ngành công nghiệp .......... 60

Bảng 2.4. Lượng nước thải phát sinh tại các KCN thuộc tỉnh Bắc Giang năm 201761
Bảng 2.5. Phân loại từng nhóm ngành sản xuất có khả năng gây ô nhiễm............... 62
Bảng 2.6: Đặc điểm CTR công nghiệp phát sinh theo ngành sản xuất ..................... 64
Bảng 2.7. Lượng chất thải rắn phát sinh tại các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Giang từ
năm 2013 đến năm 2017 ........................................................................................... 65
Bảng 2.8. Số lượng cán bộ phụ trách về môi trường tại các Chủ đầu tư xây dựng,
kinh doanh hạ tầng KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Giang năm 2017............................. 71
Bảng 2.9: Hiện trạng cơng trình xử lý nước thải tập trung năm 2017 ...................... 72
Bảng 2.10. Chất lượng nước thải cơng nghiệp KCN Đình Trám từ năm
2014÷2016 ................................................................................................................. 73
Bảng 2.11. Hiện trạng nước thải công nghiệp KCN Quang Châu từ năm
2014÷2016 ................................................................................................................ 76
Bảng 2.12. Hiện trạng nước thải cơng nghiệp KCN Vân Trung từ năm
2015÷2016 ................................................................................................................. 79
Bảng 2.13. Hiện trạng quan trắc nước thải công nghiệp KCN Song Khê - Nội
Hồng từ năm 2014÷2016 ......................................................................................... 81
Bảng 2.14: Diễn biến chất lượng mơi trường khơng khí các KCN trên địa bàn tỉnh
Bắc Giang giai đoạn 2014÷2016 ............................................................................... 87
Bảng 2.15. Chất lượng mơi trường nước mặt khu vực KCN Đình Trám năm 2016 90
Bảng 2.16. Chất lượng nước mặt khu vực KCN Quang Châu năm 2016 ................. 92
Bảng 2.17. Chất lượng nước mặt KCN Vân Trung năm 2016 ................................. 93
Bảng 2.18. Diễn biến chất lượng nước ngầmtrong khu cơng nghiệp Đình Trám giai
đoạn 2014÷2016 ........................................................................................................ 95
Bảng 2.19. Diễn biến chất lượng nước ngầm trong khu cơng nghiệp Quang Châu
giai đoạn 2014÷2016 ................................................................................................. 96
Bảng 2.20. Kết quả quan trắc chất lượng nước ngầm khu vực lân cận khu công
nghiệp Song Khê - Nội Hoàng năm 2016 ................................................................. 97
Bảng 2.21. Kết quả quan trắc chất lượng đất khu công nghiệp Quang Châu năm
2016 ...................................................................................................................... 98


vi


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy các cơ quan quản lý nhà nước về mơi trường
KCN ..................................................................................................................... 27
Bản đồ 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Bắc Giang ........................................................ 47
Bản đồ 2.2. Bản đồ địa hình tỉnh Bắc Giang............................................................. 48

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BOD5
BVMT

Nhu cầu oxy sinh hoá
Bảo vệ mơi trường

CCN
CNH-HĐH

Cụm cơng nghiệp
Cơng nghiệp hố - Hiện đại hoá

COD
CTNH
CTR
CTRCN
CTRSH


Nhu cầu oxy hoá học
Chất thải nguy hại
Chất thải rắn
Chất thải rắn cơng nghiệp
Chất thải rắn sinh hoạt

DO
ĐTM
KCN
KCNC
KCX
KKT
NXB
QCVN

Oxy hồ tan
Đánh giá tác động môi trường
Khu công nghiệp
Khu công nghệ cao
Khu chế xuất
Khu kinh tế
Nhà xuất bản
Quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam

QLMT

Quản lý mơi trường

SXSH

TDS
TN&MT
TSS (hay SS)
UBND
SXKD
XD&KD
FDI
ƠNMT

Sản xuất sạch hơn
Tổng chất rắn hồ tan
Tài ngun và Mơi trường
Tổng chất rắn lơ lửng
Uỷ ban nhân dân
Sản xuất kinh doanh
Xây dựng và kinh doanh
Đầu tư có yếu tố nước ngồi
Ơ nhiễm mơi trường

viii


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, nước ta đang trong giai đoạn cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa đất
nước, hàng loạt khu cơng nghiệp (KCN), khu kinh tế (KKT), khu chế xuất (KCX)
đã được xây dựng và đi vào hoạt động ở hầu hết các tỉnh, thành trong cả nước. Tính
đến tháng 5/2017, cả nước có 325 KCN được thành lập với tổng diện tích đất tự
nhiên trên 94,9 nghìn ha. Diện tích đất cơng nghiệp có thể cho thuê đạt 64 nghìn ha,
chiếm khoảng 67,4% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó, 220 KCN đã đi vào hoạt

động với tổng diện tích đất tự nhiên 60,9 nghìn ha và 105 KCN đang trong giai
đoạn đền bù giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ sở hạ tầng với tổng diện tích đất
tự nhiên 34 nghìn ha. Tỷ lệ lấp đầy các KCN đạt 51,5%, riêng các KCN đã đi vào
hoạt động tỷ lệ lấp đầy đạt 73% (theo báo cáo của Vụ Quản lý các khu kinh tế, Bộ
Kế hoạch và Đầu tư, năm 2017).
Tính đến hết năm 2017, trên địa bàn tỉnh Bắc Giang hiện có 06 KCN với tổng
diện tích theo quy hoạch là 1.470,95 ha; trong đó, có 4 KCN đã được đầu tư cơ sở
hạ tầng tương đối đồng bộ và đã đi vào hoạt động (KCN Đình Trám, KCN Song Khê
- Nội Hoàng, KCN Vân Trung, KCN Quang Châu) và 2 KCN đã được phê duyệt
quy hoạch xây dựng chi tiết (KCN Việt - Hàn, KCN Hịa Phú).
Việc hình thành các KCN là một trong các giải pháp quan trọng đẩy nhanh tốc
độ CNH - HĐH; là địa điểm quan trọng trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư trong
nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), tạo điều kiện lớn để tiếp thu công nghệ,
chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân công lại lao động phù hợp với xu thế hội nhập
kinh tế quốc tế, thúc đẩy tăng trưởng cơng nghiệp, góp phần phát triển kinh tế - xã
hội và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Việc phát triển các KCN cũng
thúc đẩy việc hình thành các khu đơ thị mới, phát triển các ngành công nghiệp phụ
trợ và dịch vụ, tạo việc làm cho người lao động, góp phần đào tạo, phát triển nguồn
nhân lực, xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, đảm bảo trật tự, an toàn xã hội.
Tuy nhiên, bên cạnh những ảnh hưởng tích cực mang lại thì q trình phát triển
nhanh chóng các KCN cũng nảy sinh nhiều vấn đề bất cập, trong đó có vấn đề về ơ
nhiễm mơi trường (ƠNMT). Nước thải, chất thải rắn, khí thải của các KCN đang
từng ngày, từng giờ hủy hoại môi trường sống của con người; làm tổn hại tới sức
khỏe, đời sống, hiệu quả sản xuất, kinh tế…
Trong thời gian qua, các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương đã có
nhiều cố gắng trong việc bảo vệ môi trường KCN; nhiều giải pháp đã được triển
khai thực hiện nhằm ngăn chặn tình trạng suy thối, ơ nhiễm môi trường KCN. Tuy
nhiên, công tác bảo vệ môi trường KCN còn nhiều tồn tại: phân cấp trong quản lý
1



môi trường KCN chưa rõ ràng; quy hoạch KCN chưa thực sự gắn với bảo vệ môi
trường; công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát môi trường KCN chưa thực sự nghiêm
minh; mơ hình KCN sinh thái chưa được quan tâm nhân rộng… Đặc biệt, trong thời
gian gần đây tình trạng ô nhiễm môi trường đã và đang trở thành vấn đề nóng hổi
khi các vụ vi phạm về mơi trường rất nghiêm trọng của các nhà máy trong các KCN
lần lượt bị phát giác ở nhiều địa phương: Nhà máy Vedan, Formosa Hà Tĩnh, Nhiệt
điện Vĩnh Tân 2… đã gây hậu quả nghiêm trọng đối với môi trường.
Từ thực tế nêu trên, đề tài “Đề xuất các giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác
quản lý Nhà nước về mơi trường đối với các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc
Giang đến năm 2025” được lựa chọn làm đề tài luận văn Thạc sỹ.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Nội dung công tác quản lý, bảo vệ môi trường KCN đã được đề cập trong nhiều
báo cáo, nghiên cứu chuyên ngành. Trong các báo cáo, nghiên cứu đó đã chỉ ra
những bất cập, hạn chế trong công tác quản lý, bảo vệ môi trường KCN mà chủ yếu
là việc tuân thủ pháp luật về bảo vệ mơi trường của doanh nghiệp cịn hạn chế; việc
xử lý chất thải rắn (CTR), chất thải nguy hại (CTNH), khí thải, nước thải tại một số
KCN còn chưa thực hiện nghiêm túc; công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát của các
cơ quan chức năng còn chưa thường xuyên, thiếu chặt chẽ... Để thực hiện tốt hơn
công tác quản lý, bảo vệ môi trường KCN, các cơ quan chức năng cần thường
xuyên tổ chức thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường
KCN; nghiên cứu, điều chỉnh cơ chế, chính sách quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực
môi trường KCN; đồng thời, quy định pháp luật cũng cần tăng cường phân cấp cho
Ban quản lý các KCN trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về môi
trường trong KCN gắn với tăng cường cơ chế phối hợp, hướng dẫn giữa các cơ
quan Trung ương và địa phương. Điển hình như tại “Báo cáo môi trường quốc gia
năm 2009, môi trường các khu công nghiệp Việt Nam” do Bộ Tài nguyên và Môi
trường chịu trách nhiệm biên soạn và công bố đã liệt kê đầy đủ lý do cần thực hiện
BVMT, các vấn đề cịn tồn tại trong cơng tác bảo vệ môi trường KCN trên địa bàn
Việt Nam hiện nay. Ở “Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia giai đoạn 2011 ÷

2015” cũng dành một phần khơng nhỏ đề cập về vấn đề ơ nhiễm mơi trường do
KCN gây ra.
Ngồi ra, có rất nhiều hội nghị, hội thảo trong và ngồi nước cũng đề cập tới
vấn đề ơ nhiễm mơi trường KCN: Hội thảo Quốc tế về môi trường và tài nguyên lần
I (năm 2008) với chủ đề “Bảo vệ môi trường đô thị và khu công nghiệp hướng tới
hội nhập quốc tế”; Hội thảo Quốc tế về môi trường và tài nguyên lần II (năm 2010)
với chủ đề “Bảo vệ môi trường đô thị và khu công nghiệp ứng phó với biến đổi khí
2


hậu”. Gần đây nhất, trong Hội nghị Mơi trường tồn quốc lần thứ IV, các báo cáo
cũng chỉ ra vấn đề môi trường nhức nhối của KCN, những vấn đề cấp thiết cần giải
quyết như: nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, nâng cao năng lực Ban quản lý
KCN, vấn đề quản lý chất thải rắn, xử lý nước thải, kiểm sốt ơ nhiễm do khí thải
và nước thải…
Bên cạnh các đánh giá tổng thể về môi trường KCN tồn quốc nói riêng, tại
nhiều địa phương các vấn đề môi trường tại các KCN cũng được đề cập đến trong
nhiều báo cáo hiện trạng môi trường cấp tỉnh và các báo cáo chuyên ngành khác. Ví
dụ, trong Báo cáo hiện trạng mơi trường tỉnh Thái Bình giai đoạn 2011÷2015 cũng
đã phân tích rất rõ ảnh hưởng của chất thải công nghiệp trong các KCN đến môi
trường sống và sức khỏe con người; đồng thời, hoạch định các chính sách, giải pháp
để bảo vệ môi trường. Tương tự, trong Báo cáo hiện trạng mơi trường giai đoạn
2011÷2015 của tỉnh Bắc Giang đã phản ánh chất lượng môi trường tỉnh Bắc Giang
có xu hướng diễn biến ngày càng phức tạp, đặc biệt là ô nhiễm nước mặt do nước
thải công nghiệp và nước thải làng nghề có xu hướng gia tăng.
Về các cơng trình khoa học, dự án nghiên cứu, luận văn chuyên ngành tiếp cận
vấn đề quản lý, bảo vệ môi trường các KCN trong thời gian qua khá phong phú, tuy
nhiên, chúng chỉ đề cập đến một KCN hoặc một khía cạnh của hoạt động BVMT
trong KCN:
- Nghiên cứu của tác giả Lê Thị Kim Tuyến, “Thực trạng và giải pháp bảo vệ

môi trường trong các KCN, KCX Việt Nam”, 7/2012, Tạp chí Cơng nghiệp Việt
Nam. Nghiên cứu đã chỉ rõ những bất cập trong công tác bảo vệ môi trường tại các
KCN trên cả nước, cụ thể là q trình xử lý nước thải, khí thải, chất thải rắn và chất
thải nguy hại trong các KCN, KCX trên cả nước. Để khắc phục tình trạng trên,
nghiên cứu đã đưa ra 05 giải pháp: công tác quy hoạch; thu hút đầu tư; cơ chế,
chính sách; pháp luật mơi trường; đầu tư vốn.
- Nghiên cứu của tác giả Phương Nhung, Mơi trường khu cơng nghiệp, khu chế
xuất các tỉnh phía Bắc, thực trạng và bài học kinh nghiệm, Tạp chí Quản lý nhà
nước, số 174/2010, tr.61.
- Luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Khoa học Môi trường, Cơ sở khoa học xây
dựng mơ hình quản lý mơi trường các khu cơng nghiệp Việt Nam, Mạc Thị Minh
Trà, 2011. Luận văn đã đánh giá được những thành tựu và tồn tại, hạn chế trong
công tác quản lý nhà nước về môi trường tại các KCN trên địa bàn cả nước nói
chung. Điểm nổi bật của luận văn là đưa ra được mô hình KCN sinh thái (KCNST).
Mục đích của KCNST là nhằm xây dựng một hệ công nghiệp gồm nhiều nhà máy
hoạt động độc lập nhưng kết hợp với nhau một cách tự nguyện, hình thành quan hệ
3


cộng sinh giữa các nhà máy với nhau và với mơi trường. Mơ hình KCNST khắc
phục và giải quyết được phần lớn những vấn đề đặt ra đối với vấn đề quản lý và xử
lý chất thải của KCN.
- Luận văn chuyên ngành Khoa học Môi trường, Nghiên cứu giải pháp quản lý
chất thải rắn công nghiệp tại các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, Ngô Quang
Trường, 2014. Luận văn đã chỉ rõ những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý chất
thải rắn công nghiệp tại các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Từ đó đề xuất 02
nhóm giải pháp: giải pháp thu gom, vận chuyển; giải pháp xử lý chất thải rắn.
- Luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Quản trị kinh doanh, Phát triển bền vững các
KCN trên địa bàn tỉnh Phú Yên, Lê Quang Vận, 2017. Luận văn đã đi sâu nghiên
cứu, phân tích thực trạng phát triển bền vững các KCN trên địa bàn tỉnh Phú Yên.

Trên cơ sở đó đề xuất 04 nhóm giải pháp để phát triển bền vững các KCN trên địa
bàn tỉnh Phú Yên, trong đó có nhóm giải pháp về phát triển bền vững về môi
trường: quản lý công tác quy hoạch KCN gắn với BVMT; nâng cao chất lượng
thẩm định các dự án đầu tư; xây dựng đồng bộ các biện pháp kiểm tra, kiểm soát,
bảo vệ môi trường; nâng cao ý thức, trách nhiệm về BVMT của các doanh nghiệp
trong các KCN.
Tóm lại, có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về xây dựng và phát triển các KCN
trên những lĩnh vực, góc độ nghiên cứu khác nhau nhưng chưa có một cơng trình
nào nghiên cứu một cách tồn diện, sâu sắc, hệ thống hóa lý luận công tác quản lý
nhà nước về môi trường đối với các KCN, từ đó đề xuất một số giải pháp có tính
chất định hướng để hồn thiện cơng tác quản lý nhà nước về môi trường KCN cấp
tỉnh.
3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1. Mục tiêu tổng quát
Đề xuất các giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác quản lý Nhà nước về môi
trường đối với các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đến năm 2025.
3.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn cơng tác quản lý nhà nước về mơi
trường các KCN;
- Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý Nhà nước về môi trường đối
với các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Giang trong thời gian qua, chỉ rõ những kết quả
đã đạt được, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế.
- Đề xuất các giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác quản lý Nhà nước về môi
trường đối với các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đến năm 2025.

4


4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu: công tác quản lý nhà nước về môi trường đối với

các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
4.2.1. Phạm vi về nội dung: các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến hoạt
động quản lý nhà nước về môi trường đối với các KCN như: xây dựng quy hoạch,
kế hoạch và chính sách quản lý nhà nước về môi trường đối với các KCN; việc chấp
hành pháp luật về BVMT tại các KCN; công tác quản lý chất thải tại các KCN;
công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát môi trường đối với các KCN.
4.2.2. Phạm vi về không gian: trong đề tài nghiên cứu này, luận văn nghiên
cứu công tác quản lý nhà nước về môi trường đối với 04 KCN hiện đã đi vào hoạt
động trên địa bàn tỉnh Bắc Giang (KCN Đình Trám, KCN Song Khê - Nội Hồng,
KCN Vân Trung, KCN Quang Châu).
4.2.3. Phạm vi về thời gian: nghiên cứu công tác quản lý nhà nước về môi
trường đối với các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Giang từ năm 2014 đến 2017; đề xuất
giải pháp có giá trị đến 2025.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong luận văn sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu, trong đó tập trung chủ
yếu một số phương pháp chính như sau:
5.1. Phƣơng pháp thu thập thông tin
5.1.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu thứ cấp
- Thu thập các số liệu thứ cấp từ các nguồn như: các chủ trương, chính sách,
quy định của Nhà nước về bảo vệ môi trường KCN từ Trung ương đến địa phương;
kết quả thực hiện các chủ trương, chính sách, quy định của Nhà nước về bảo vệ môi
trường KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế
- xã hội của tỉnh Bắc Giang; báo cáo kết quả quan trắc môi trường định kỳ của các
doanh nghiệp, cơ sở SXKD trong các KCN; báo cáo của các cơ quan quản lý môi
trường (Sở Tài nguyên và Môi trường, Ban Quản lý các KCN tỉnh).
- Thu thập, tổng hợp các báo cáo nghiên cứu khoa học, tạp chí, các văn bản
luật, chính sách… về các nội dung liên quan đến cơng tác quản lý nhà nước về môi
trường KCN.
5.1.2. Phƣơng pháp thu thập các số liệu sơ cấp

- Phỏng vấn, thu thập thông tin của lãnh đạo, cán bộ quản lý (Sở Tài nguyên và
Môi trường, Chi cục Bảo vệ môi trường, Trung tâm Quan trắc Tài ngun và Mơi
trường, Phịng Tài nguyên và Môi trường huyện, thành phố và UBND phường, xã
nơi có KCN đóng trên địa bàn) và các doanh nghiệp để chia sẻ, thảo luận, phân tích
5


kiến thức của họ về công tác bảo vệ môi trường KCN, những thuận lợi, khó khăn
trong q trình quản lý và tổ chức thực hiện.
- Tiến hành điều tra, khảo sát thực tế nhằm thu thập số liệu về hiện trạng mơi
trường trong các KCN: tình hình phát sinh (khối lượng, thành phần) các loại chất
thải; việc chấp hành các quy định của Nhà nước về bảo vệ môi trường của các
doanh nghiệp, cơ sở SXKD trong 04 KCN đã đi vảo hoạt động trên địa bàn tỉnh Bắc
Giang.
5.2. Phƣơng pháp phân tích thơng tin
5.2.1. Thống kê mơ tả: mơ tả, phân tích những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu
thập được. Qua đó, đánh giá hiện trạng, chất lượng môi trường và công tác quản lý
nhà nước về môi trường tại các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
5.2.2. Thống kê so sánh: so sánh, đối chiếu các dữ liệu thu thập được với các
quy chuẩn hiện hành; đối chiếu với các quy định của Nhà nước trong bảo vệ môi
trường KCN; so sánh công tác quản lý nhà nước về môi trường tại các KCN trên địa
bàn tỉnh Bắc Giang với các địa phương khác; từ đó, phân tích và đánh giá những
thành cơng cũng như những tồn tại, hạn chế và đề xuất các giải pháp nhằm hồn
thiện cơng tác quản lý nhà nước về môi trường KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
đến năm 2025.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu thành 3 chương, cụ thể
như sau:
Chƣơng 1: cơ sở lý luận và thực tiễn công tác quản lý nhà nước về môi trường
KCN.

Chƣơng 2: phân tích thực trạng cơng tác quản lý nhà nước về môi trường KCN
trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
Chƣơng 3: đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà
nước về môi trường đối với các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đến năm 2025.

6


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CÔNG TÁC QUẢN LÝ
NHÀ NƢỚC VỀ MÔI TRƢỜNG ĐỐI VỚI CÁC KCN
1.1. Cơ sở lý luận về khu công nghiệp
1.1.1. Khái niệm KCN
KCN đã hình thành và phát triển ở các nước tư bản phát triển vào những năm
cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có một định nghĩa được
thừa nhận chung về KCN. Các tổ chức quốc tế, các quốc gia trên thế giới đưa ra
nhiều quan niệm khác nhau về KCN.
Ở Philipine, theo luật về các KKT đặc biệt 1995, KCN được định nghĩa như
sau: KCN là một khu đất được chia nhỏ và xây dựng căn cứ vào một qui hoạch toàn
diện dưới sự quản lý liên tục thống nhất và với các qui định đối với cơ sở hạ tầng
cơ bản và các tiện ích khác, có hay khơng có các nhà xưởng tiêu chuẩn và các tiện
ích cơng cộng được xây dựng sẵn cho việc sử dụng chung trong KCN.
Trong khi đó ở In-đơ-nê-xi-a, theo sắc lệnh của Tổng thống Cộng hịa
In-đơ-nê-xi-a số 98/1993 thì KCN được định nghĩa: là khu vực tập trung các hoạt
động chế tạo công nghiệp có đầy đủ cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất và các phương
tiện hỗ trợ khác do công ty KCN cung cấp và quản lý. Ở đây, “Công ty KCN” là
các cơng ty có tư cách pháp nhân được thành lập theo luật của In-đô-nê-x-ia và ở
trên lãnh thổ In-đơ-nê-xi-a, với chức năng quản lý nhà nước các KCN.
Cịn ở Thái Lan, Đạo luật Cục KCN năm 1979 định nghĩa: KCN có
nghĩa là KCN nói chung hoặc KCX, trong đó “KCN nói chung” có nghĩa là diện

tích được dùng vào sản xuất công nghiệp và các công việc khác liên quan đến sản
xuất công nghiệp.
Theo thuật ngữ tiếng Anh, KCN có thể được dùng là Idustrial estates, industrial
zone (IZ), export processing zone (EPZ) hay industrial park (IP). Đây là những
khái niệm đã trở lên khá phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Các KCN được thành
lập ở nhiều nước nhằm thực hiện mục tiêu thu hút vốn, công nghệ và kinh nghiệm
quản lý từ bên ngoài và thực hiện đẩy nhanh q trình cơng nghiệp hóa đất nước,
hướng về xuất khẩu.
Từ các khái niệm ở trên có thể thấy quan niệm về KCN giữa các quốc gia cũng
không đồng nhất, nhưng thường được hiểu là một khu đất được phân chia và phát
triển có hệ thống theo một kế hoạch tổng thể nhằm cung cấp địa điểm cho các
ngành công nghiệp tương hợp với hạ tầng cơ sở, các tiện ích cơng cộng, các dịch vụ
phục vụ và hỗ trợ.
7


Ở Việt Nam, khái niệm về KCN đầu tiên được nêu tại Nghị định số 192/CP
ngày 15/12/1994 của Chính Phủ về quy chế KCN. Theo đó "KCN là khu vực cơng
nghiệp tập trung do Chính phủ thành lập, có ranh giới địa lý xác định, chuyên sản
xuất công nghiệp và thực hiện các dịch vụ hỗ trợ sản xuất công nghiệp, khơng có
dân cư sinh sống". Đến năm 1997, Chính phủ ban hành Nghị định 36/CP ngày
24/4/1997 về Quy chế hoạt động của các KCN thay thế Nghị định 192/CP ngày
15/12/1994 thì khái niệm KCN được hiểu một cách đầy đủ hơn: "KCN là khu tập
trung các doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ
sản xuất cơng nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, khơng có dân cư sinh sống, do
Chính phủ hoặc Thủ tướng chính phủ quyết định thành lập". Đến năm 2005, Luật
Đầu tư ra đời, KCN được hiểu trên phương diện một văn bản quy phạm pháp luật
cao nhất:“KCN là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ
cho sản xuất cơng nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo quy
định của Chính phủ”.

Trải qua nhiều lần thay đổi định nghĩa về KCN, đến nay KCN được định
nghĩa một cách đầy đủ nhất tại Nghị định 29/2008/NĐ-CP ngày 14/03/2008 của
Chính phủ: KCN là khu vực chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các
dịch vụ cho sản xuất cơng nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo
điều kiện, trình tự và thủ tục quy định.
1.1.2. Đặc điểm KCN
KCN là một không gian lãnh thổ công nghiệp luôn luôn gắn phát triển công
nghiệp với xây dựng cơ sở hạ tầng, hình thành các mạng lưới đơ thị và phân bố dân
cư hợp lý. KCN có những đặc điểm chính sau đây:
- KCN có các chính sách kinh tế đặc thù, ưu đãi, nhằm thu hút vốn đầu tư
trong nước và nước ngồi, tạo mơi trường đầu tư thuận lợi, hấp dẫn cho phép các
nhà đầu tư sử dụng những phạm vi đất đai nhất định trong KCN để thành lập các
nhà máy, xí nghiệp, các cơ sở kinh tế, dịch vụ với những ưu đãi về thủ tục xin phép
và thuê đất (giảm hoặc miễn thuế).
- Nguồn vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng KCN chủ yếu thu hút từ các nhà đầu
tư nước ngoài hay các tổ chức, cá nhân trong nước. Ở một số nước, Chính phủ
thường bỏ vốn ra xây dựng cơ sở hạ tầng như san lấp mặt bằng, làm đường giao
thơng... Cịn tại Việt Nam thì Nhà nước khơng có đủ vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ
tầng. Chính vì vậy, việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng KCN được hiểu là tiến hành
kêu gọi vốn đầu tư trong nước và nước ngoài kể cả xây dựng cơ sở hạ tầng.
- Sản phẩm của các nhà máy, xí nghiệp trong KCN sản xuất ra dành chủ yếu
cho thị trường thế giới, đối tượng chủ yếu là phục vụ xuất khẩu. Tuy nhiên, để tăng
8


thu ngoại tệ bằng cách giảm tối đa việc nhập khẩu các máy móc, thiết bị và hàng
hố tiêu dùng thì các nhà sản xuất trong KCN rất quan tâm đến việc sản xuất hàng
hố có chất lượng cao với mục đích thay thế cho hàng nhập khẩu.
- Mọi hoạt động kinh tế trong KCN trực tiếp chịu sự chi phối của cơ chế thị
trường, diễn biến của thị trường trong nước và quốc tế. Bởi vậy, các cơ chế quản lý

kinh tế trong KCN lấy sự điều tiết của thị trường làm chính.
- KCN có vị trí địa lý xác định nhưng khơng hồn tồn biệt lập như KCX. Các
chế độ quản lý hành chính, các quy định liên quan đến ra, vào KCN và quan hệ với
doanh nghiệp bên ngoài sẽ rộng rãi hơn nhiều. Hoạt động trong KCN sẽ là các tổ
chức pháp nhân và các cá nhân trong và ngoài nước tiến hành theo các điều kiện
hồn tồn bình đẳng.
- KCN là một mơ hình tổng hợp phát triển kinh tế với nhiều thành phần kinh tế
và nhiều hình thức sở hữu khác nhau cùng tồn tại song song: các loại hình doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi dưới các hình thức hợp đồng, hợp tác kinh doanh,
doanh nghiệp với 100% vốn nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp
hợp danh và cả doanh nghiệp 100% vốn trong nước.
1.1.3. Phân loại KCN
Có thể căn cứ vào nhiều tiêu thức khác nhau để phân loại KCN:
- Căn cứ vào mục đích sản xuất, người ta chia ra KCN và khu chế xuất. KCN
bao gồm các cơ sở sản xuất hàng công nghiệp để tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Khu
chế xuất là một dạng của KCN chuyên làm hàng xuất khẩu.
- Theo mức độ mới - cũ, khu công nghiệp chia làm 3 loại:
+ Các khu công nghiệp cũ xây dựng trong thời kỳ bao cấp (từ trước khi có chủ
trương xây dựng khu chế xuất năm 1990) như khu cơng nghiệp Thượng Đình - Hà
Nội, khu cơng nghiệp Việt Trì, khu cơng nghiệp Gang thép Thái Nguyên v.v...
+ Các khu công nghiệp cải tạo, hình thành trên cơ sở có một số xí nghiệp đang
hoạt động.
+ Các khu công nghiệp xuất hiện trên địa bàn mới.
- Theo tính chất đồng bộ của việc xây dựng, cần tách riêng 2 nhóm KCN đã
hồn thành và chưa hoàn thành đầy đủ cơ sở hạ tầng và các cơng trình bảo vệ mơi
trường như hệ thống thơng tin, giao thơng nội khu, các cơng trình cấp điện, cấp
nước, thoát nước mưa, nước thải, các nhà máy xử lý nước thải, chất thải rắn, bụi
khói v.v...
- Theo tình trạng cho thuê, có thể chia số KCN thành ba nhóm có diện tích cho
th được lấp kín dưới 50%, trên 50% và 100% (các tiêu thức 3 và 4 chỉ là tạm

thời, khi xây dựng hoàn chỉnh, đồng bộ tất cả các cơng trình và cho th hết diện
9


tích thì 2 tiêu thức đó khơng cần sử dụng nữa).
- Theo quy mơ, hình thành 3 loại KCN: lớn, vừa và nhỏ. Các chỉ tiêu phân bổ
quan trọng nhất có thể chọn là diện tích, tổng số doanh nghiệp, tổng số vốn đầu tư,
tổng số lao động và tổng giá trị gia tăng. Các KCN lớn được thành lập phải có quyết
định của Thủ tướng chính phủ. Các KCN vừa và nhỏ thuộc quyền quyết định của
Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố. Trong giai đoạn đầu hiện nay ta chú trọng xây
dựng các KCN vừa và nhỏ để sớm khai thác có hiệu quả.
- Theo trình độ kỹ thuật, có thể phân biệt:
+ Các khu cơng nghiệp bình thường, sử dụng kỹ thuật hiện đại chưa nhiều.
+ Các khu công nghiệp cao, kỹ thuật hiện đại thuộc ngành công nghiệp mũi
nhọn như công nghệ điện tử, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học v.v... làm đầu
tàu cho sự phát triển công nghiệp, phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế xã hội dài
hạn.
- Theo chủ đầu tư, có thể chia thành 3 nhóm:
+ Các khu cơng nghiệp chỉ gồm các doanh nghiệp, dự án đầu tư trong nước.
+ Các khu công nghiệp hỗn hợp bao gồm các doanh nghiệp, dự án đầu tư
trong nước và nước ngoài.
+ Các khu công nghiệp chỉ gồm các doanh nghiệp, các dự án 100% vốn đầu tư
nước ngồi.
- Theo tính chất của thực thể kinh tế xã hội, cần phân biêt 2 loại:
+ Các khu công nghiệp thuần túy chỉ xây dựng các xí nghiệp sản xuất, chế
biến sản phẩm, khơng có khu vực dân cư.
+ Các khu cơng nghiệp này dần dần sẽ trở thành thị trấn, thị xã hay thành phố
vệ tinh. Đó là sự phát triển tồn diện của các khu cơng nghiệp.
- Theo tính chất ngành cơng nghiệp có thể liệt kê theo các ngành như: khu chế
biến nông lâm hải sản; khu công nghiệp khai thác quặng, dầu khí, hóa dầu, điện tử,

tin học; khu cơng nghiệp điện, năng lượng; khu công nghiệp phục vụ vận tải; khu
công nghiệp vật liệu xây dựng v.v...
- Theo lãnh thổ địa lý: phân chia các khu công nghiệp theo ba miền Bắc,
Trung, Nam, theo các vùng kinh tế xã hội (hoặc theo các vùng kinh tế trọng điểm);
và theo các tỉnh, thành để phục vụ cho việc khai thác thế mạnh của mỗi vùng, làm
cho kinh tế - xã hội của các vùng phát triển tương đối đồng đều, góp phần bảo đảm
nền kinh tế quốc dân phát triển bền vững.
1.1.4. Những tác động của KCN đối với kinh tế, xã hội
KCN ở Việt Nam ra đời cùng với chính sách đổi mới, mở cửa do Đại hội
Đảng lần thữ VI khởi xướng. Hoạt động của KCN trong thời gian qua đã đóng một
10


vai trị hết sức quan trọng trong q trình phát triển kinh tế của đất nước. Đối với
một quốc gia khởi đầu của sự phát triển là kinh tế “lúa nước” như Việt Nam thì sự
phát triển KCN tạo tiền đề cho sự phát triển đơ thị hóa nơng thơn, tạo bước chuyển
dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển công nghiệp. KCN là cầu nối giúp Việt
Nam hội nhập sâu, rộng và nhanh với thế giới.
Tuy nhiên, sự phát triển của KCN hiện nay đã phá vỡ kết cấu xã hội nông thôn
truyền thống, bộc lộ nhiều bất cập trong vấn đề môi trường và an ninh của người
dân. Vì vậy, xét tác động của KCN đối với kinh tế, xã hội phải xem xét cả hai khía
cạnh: tích cực và tiêu cực.
1.1.4.1. Tác động tích cực
Các KCN có vai trị đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế
quốc dân, nhất là các nước đang phát triển thì việc phát triển các KCN đã tạo ra
được cơ hội phát triển công nghiệp và thực hiện cơng nghiệp hóa rút ngắn bởi có
thể kết hợp và học tập được những thành tựu mới nhất về khoa học công nghệ, về tổ
chức và quản lý doanh nghiệp; đồng thời, tranh thủ được nguồn vốn đầu tư từ nước
ngoài để phát triển.
Thứ nhất, thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước để phát triển nền kinh tế

KCN với đặc điểm là nơi được đầu tư cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh, đồng bộ, hiện
đại và thu hút các nhà đầu tư cùng đầu tư trên một vùng khơng gian lãnh thổ, do
vậy, đó là nơi tập trung và kết hợp sức mạnh nguồn vốn trong và ngoài nước. Với
quy chế quản lý thống nhất và các chính sách ưu đãi, các KCN đã tạo ra một mơi
trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, có sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước
ngoài; hơn nữa, việc phát triển các KCN cũng phù hợp với chiến lược kinh doanh
của các tập đồn, cơng ty đa quốc gia trong việc mở rộng phạm vi hoạt động trên cơ
sở tranh thủ ưu đãi thuế quan từ phía nước chủ nhà, tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận
và khai thác thị trường mới ở các nước đang phát triển. Do vậy, KCN giúp cho việc
tăng cường huy động vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho phát triển kinh tế xã hội và là đầu mối quan trọng trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư trong nước và
là giải pháp hữu hiệu nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiêp từ nước ngoài. Vốn đầu tư
trực tiếp từ nước ngoài là một trong những nhân tố quan trọng giúp quốc gia thực
hiện và đẩy nhanh sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Mặt khác, sự hoạt động của đồng vốn có nguồn gốc từ đầu tư trực tiếp từ nước
ngoài đã tác động tích cực, thúc đẩy sự lưu thơng và hoạt động của đồng vốn trong
nước.
Việc khuyến khích các thành phần kinh tế trong nước đầu tư vào KCN bằng
nhiều hình thức, đa dạng sẽ thu hút được một nguồn vốn lớn trong nước tham gia
11


đầu tư vào các KCN. Đây là nguồn vốn tiềm tàng rất lớn trong xã hội chưa được
khai thác và sử dụng hữu ích. Nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp trong nước
tham gia xây dựng hạ tầng KCN và đầu tư sản xuất trong KCN sẽ tạo sự tin tưởng
và là động lực thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào KCN. Thực tế, trong
thời gian vừa qua, các KCN đã thu hút được khá nhiều các nguồn vốn cho mục tiêu
đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia nói chung và từng địa phương nói
riêng.
Thứ hai, tạo cơng ăn việc làm, xố đói giảm nghèo, phát triển nguồn nhân lực
Xây dựng và phát triển KCN đã thu hút một lượng lớn lao động vào làm việc

tại các KCN và đã có tác động tích cực tới việc xóa đói giảm nghèo và giảm tỷ lệ
thất nghiệp trong cộng đồng dân cư; đồng thời, góp phần làm giảm các tệ nạn xã hội
do thất nghiệp gây nên. Phát triển KCN góp phần quan trọng trong việc phân công
lại lực lượng lao động trong xã hội; đồng thời, thúc đẩy sự hình thành và phát triển
thị trường lao động có trình độ và hàm lượng chất xám cao. Quan hệ cung cầu lao
động diễn ra ở thị trường này gay gắt chính là động lực thúc đẩy người sử dụng lao
động, người lao động phải rèn luyện và không ngừng học tập, nâng cao trình độ tay
nghề. Như vậy, KCN đóng góp rất lớn vào việc đào tạo nguồn nhân lực có trình độ
chun mơn kỹ thuật phù hợp với cơng nghệ mới áp dụng vào sản xuất đạt trình độ
khu vực và quốc tế và hình thành đội ngũ lao động của nền công nghiệp hiện đại
thông qua việc xây dựng các cơ sở đào tạo nghề, liên kết gắn đào tạo nghề với giải
quyết việc làm giữa các doanh nghiệp KCN với nhà trường.
Thứ ba, thúc đẩy việc hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng và là hạt nhân
hình thành đơ thị mới
Xây dựng và phát triển các KCN trong phạm vi từng tỉnh, thành phố, vùng
kinh tế và quốc gia là hạt nhân thúc đẩy nhanh tốc độ đơ thị hóa và hiện đại hóa kết
cấu hạ tầng trong và ngoài KCN tại các địa phương, cụ thể:
Cùng với quá trình hình thành và phát triển KCN, kết cấu hạ tầng của các
KCN được hồn thiện; kích thích phát triển kinh tế địa phương thơng qua việc cải
thiện các điều kiện về kỹ thuật hạ tầng trong khu vực, gia tăng nhu cầu về các dịch
vụ phụ trợ, góp phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh cho các cơ sở kinh doanh,
dịch vụ trong khu vực; góp phần rút ngắn khoảng cách chênh lệch phát triển giữa
nông thôn và thành thị, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân;
Việc đầu tư hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật trong KCN không những thu hút các
dự án đầu tư mới mà còn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng quy mô để
tăng năng lực sản xuất và cạnh tranh, hoặc di chuyển ra khỏi các khu đông dân cư,
tạo điều kiện để các địa phương giải quyết các vấn đề ô nhiễm, bảo vệ môi trường
12



đơ thị, tái tạo và hình thành quỹ đất mới phục vụ các mục đích khác của cộng đồng
trong khu vực;
Quá trình xây dựng kết cấu hạ tầng trong và ngồi hàng rào KCN cịn đảm bảo
sự liên thơng giữa các vùng, định hướng cho quy hoạch phát triển các khu dân cư
mới, các khu đơ thị vệ tinh, hình thành các ngành công nghiệp phụ trợ, dịch vụ...
các công trình hạ tầng xã hội phục vụ đời sống người lao động và cư dân trong khu
vực như: nhà ở, trường học, bệnh viện, khu giải trí;
Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đón bắt và thu hút đầu tư vào các ngành
như: điện, giao thông vận tải, hệ thống thông tin liên lạc, cảng biển, các hoạt động
dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, phát triển thị trường địa ốc... đáp ứng nhu
cầu hoạt động và phát triển của các KCN;
Phát triển KCN là hạt nhân hình thành đơ thị mới, mang lại văn minh đơ thị
góp phần cải thiện đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội cho khu vực rộng lớn được đơ
thị hóa.
Thứ tư, phát triển KCN góp phần bảo vệ mơi trường sinh thái, thúc đẩy việc
đổi mới, hoàn thiện thể chế kinh tế
Các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển cần phải khai thác và sử dụng
hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Do vậy, để một doanh
nghiệp đơn lẻ xây dựng các cơng trình xử lý chất thải rất tốn kém, khó có thể đảm
bảo được chất lượng, nhất là trong điều kiện hiện nay ở nước ta phần lớn là doanh
nghiệp vừa và nhỏ. KCN là nơi tập trung số lượng lớn nhà máy công nghiệp, do vậy
có điều kiện đầu tư tập trung trong việc quản lý, kiểm soát, xử lý chất thải và bảo
vệ mơi trường. Chính vì vậy, việc xây dựng các KCN là tạo thuận lợi để di dời các
cơ sở sản xuất gây ô nhiễm từ nội thành, khu dân cư đông đúc, hạn chế một phần
mức độ gia tăng ô nhiễm, cải thiện môi trường theo hướng thân thiện với mơi
trường, phục vụ mục tiêu phát triển bền vững.
Ngồi ra, KCN còn là động lực thúc đẩy việc đổi mới, hoàn thiện thể chế kinh
tế, hệ thống pháp luật, thủ tục hành chính, góp phần cơ cấu lại lĩnh vực phân phối,
lưu thông và dịch vụ xã hội; tạo điều kiện cho các địa phương phát huy thế mạnh
đặc thù của mình; đồng thời, hình thành mối liên kết, hỗ trợ phát triển sản xuất

trong từng vùng, miền và cả nước; từ đó, tạo ra những năng lực sản xuất, ngành
nghề và công nghệ mới, làm cho cơ cấu kinh tế của nhiều tỉnh, thành phố và khu
vực toàn tuyến hành lang kinh tế nói chung từng bước chuyển biến theo hướng một
nền kinh tế CNH, thị trường hiện đại, hội nhập sâu rộng vào thị trường thế giới.
Thứ năm, đẩy mạnh xuất khẩu, tăng thu và giảm chi ngoại tệ và góp phần tăng
nguồn thu ngân sách
13


Sự phát triển các KCN có tác động rất lớn đến quá trình chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa hướng về xuất khẩu. Hàng hóa sản xuất ra từ
các KCN chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng số lượng hàng hóa xuất khẩu của địa
phương và của cả nước. Khi các KCN mới bắt đầu đi vào hoạt động, lúc này nguồn
thu ngoại tệ của các KCN chưa đảm bảo vì các doanh nghiệp phải dùng số ngoại tệ
thu được để nhập khẩu công nghệ, dây chuyền, máy móc, thiết bị... nhưng cái lợi
thu được là nhập khẩu nhưng không mất ngoại tệ. Khi các doanh nghiệp đi vào sản
xuất ổn định, có hiệu quả thì lúc đó nguồn thu ngoại tệ bắt đầu tăng lên nhờ hoạt
động xuất khẩu của các doanh nghiệp KCN. Ngoài ra, hình thức xuất khẩu tại chỗ
thơng qua việc cung ứng nguyên vật liệu của các doanh nghiệp trong nước cho các
doanh nghiệp chế xuất hoạt động trong KCN và việc một số doanh nghiệp chế xuất
tổ chức gia công một số chi tiết, phụ tùng, một số công đoạn tại các doanh nghiệp
trong nước góp phần vào q trình nội địa hóa trong cơ cấu giá trị sản phẩm của các
doanh nghiệp. Ngồi ra, các KCN cũng đóng góp đáng kể vào việc tăng nguồn thu
ngân sách cho các địa phương và đóng góp chung cho nguồn thu của quốc gia.
Thứ sáu, tiếp nhận kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, phương pháp quản lý hiện
đại và kích thích sự phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ và doanh nghiệp
trong nước
Kinh nghiệm phát triển của nhiều nước trên thế giới cho thấy việc áp dụng
tiến bộ khoa học công nghệ tiên tiến của các nước đi trước là một trong những bí
quyết để phát triển và đẩy nhanh quá trình CNH.

Việc tiếp cận và vận dụng linh hoạt kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào điều kiện
cụ thể của từng quốc gia là một trong những giải pháp mà các nước đang phát triển
áp dụng nhằm rút ngắn thời gian của quá trình CNH. Cùng với sự hoạt động của
các KCN, một lượng không nhỏ các kỹ thuật công nghệ tiên tiến, dây chuyền sản
xuất đồng bộ, kỹ năng quản lý hiện đại... đã được chuyển giao và áp dụng thành
công trong các ngành công nghiệp; việc chuyển giao công nghệ của khu vực FDI tới
các doanh nghiệp trong nước đã góp phần thúc đẩy vào việc tăng năng suất, mang
lại hiệu quả kinh tế cao trong các ngành công nghiệp. KCN thúc đẩy sự phát triển
năng lực khoa học cơng nghệ góp phần tạo ra những năng lực sản xuất mới, ngành
nghề mới, công nghệ mới, sản phẩm mới, phương thức sản xuất, kinh doanh mới...
giúp cho nền kinh tế từng bước chuyển dịch theo hướng kinh tế thị trường hiện đại
và hội nhập kinh tế quốc tế và phục vụ cho sự nghiệp CNH- HĐH của quốc gia.
KCN là nơi tập trung hóa sản xuất cao và từ việc được tổ chức sản xuất khoa
học, trang bị công nghệ kỹ thuật tiên tiến của các doanh nghiệp FDI, các cán bộ
quản lý, công nhân kỹ thuật làm việc tại các KCN sẽ được đào tạo và đào tạo lại về
14


kinh nghiệm quản lý, phương pháp làm việc với công nghệ hiện đại, tác phong công
nghiệp.... Những kết quả này có ảnh hưởng gián tiếp và tác động mạnh đến các
doanh nghiệp trong nước trong việc đổi mới công nghệ, trang thiết bị, nâng cao chất
lượng sản phẩm, thay đổi phương pháp quản lý... để nâng cao năng lực cạnh tranh
nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao. Sự có mặt của các tập đồn cơng nghiệp, các tập
đồn đa quốc gia, các cơng ty có uy tín trên thế giới trong các KCN cũng là một tác
nhân thúc đẩy phát triển công nghiệp phụ trợ theo hướng liên doanh, liên kết. Thơng
qua đó, cho phép các cơng ty trong nước có thể vươn lên trở thành các nhà cung cấp
đạt tiêu chuẩn quốc tế và trở thành những tập đoàn kinh tế mạnh, các công ty đa
quốc gia.
1.1.4.2. Tác động tiêu cực
Những tác động tích cực của việc phát triển các KCN đối với phát triển kinh tế

- xã hội của cả nước nói chung và các địa phương nói riêng là không thể phủ nhận.
Tuy nhiên, việc phát triển các KCN cũng tiềm ẩn nhiều tác động tiêu cực và có
nguy cơ tác động xấu đến chất lượng tăng trưởng kinh tế, ổn định xã hội và môi
trường nếu không được các cơ quan Nhà nước quản lý chặt chẽ. Có thể kể đến
những tác động tiêu cực sau:
Thứ nhất, tác động xấu đến chất lượng tăng trưởng kinh tế
Trên thực tế, có nhiều địa phương do theo đuổi “phong trào” xây dựng các
KCN mà đã phát triển các KCN một cách ồ ạt, khơng có quy hoạch đồng bộ, tầm
nhìn chiến lược về việc phát triển KCN đã gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng tăng
trưởng kinh tế, làm cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế không theo kịp. KCN
trong cùng một vùng, một địa phương, các doanh nghiệp trong cùng một KCN thiếu
sự liên kết dẫn đến sự xáo trộn hoạt động kinh tế của địa phương.
Mặt khác, việc thiếu quy hoạch phát triển các KCN dẫn đến tình trạng phân bố
KCN giữa các vùng còn bất hợp lý, thành lập quá nhiều KCN, KCX trong cùng một
vùng đã dẫn đến hệ lụy là xảy ra hiện tượng cạnh tranh gay gắt, tự phát, chạy đua
theo phong trào giữa các địa phương thông qua việc đưa ra những chính sách ưu đãi
“vượt rào”, “phá luật” đối với các doanh nghiệp gây ra những lộn xộn khơng đáng
có làm thiệt hại cho lợi ích chung của xã hội và giảm lòng tin của các nhà đầu tư về
sự nhất quán trong chính sách ưu đãi của Việt Nam.
Thứ hai, ảnh hưởng xấu đến các vấn đề xã hội
Ngồi các tác động tích cực thì việc xây dựng các KCN cũng ít nhiều có tác
động tiêu cực đến đến cộng đồng dân cư liền kề và nảy sinh những vấn đề xã hội
bức xúc, điển hình là: nhiều nông dân bị thu hồi đất lại chưa được chuẩn bị để tham
gia vào lĩnh vực lao động mới là lao động công nghiệp khiến xảy ra vấn đề khiếu
15


×