Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Nghiên cứu nhận dạng nhu cầu và đề xuất giải pháp hỗ trợ quá trình khởi nghiệp cho sinh viên bậc đại học của trường đại học bách khoa hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.88 MB, 127 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
---------------------------------------

NGUYỄN THỊ THANH

NGHIÊN CỨU NHẬN DẠNG NHU CẦU VÀ ĐỀ XUẤT
GIẢI PHÁP HỖ TRỢ QUÁ TRÌNH KHỞI NGHIỆP
CHO SINH VIÊN BẬC ĐẠI HỌC CỦA TRƢỜNG
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN TRỊ KINH DOANH

Hà Nội – Năm 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
---------------------------------------

NGUYỄN THỊ THANH

NGHIÊN CỨU NHẬN DẠNG NHU CẦU VÀ ĐỀ XUẤT
GIẢI PHÁP HỖ TRỢ QUÁ TRÌNH KHỞI NGHIỆP
CHO SINH VIÊN BẬC ĐẠI HỌC CỦA TRƢỜNG
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

LUẬN VĂN THẠC SĨ


QUẢN TRỊ KINH DOANH
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
PGS.TS. TRẦN VĂN BÌNH

Hà Nội – Năm 2018


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BẢN XÁC NHẬN CHỈNH SỬA LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên tác giả luận văn: Nguyễn Thị Thanh
Đề tài luận văn: Nghiên cứu nhận dạng nhu cầu và đề xuất giải pháp hỗ trợ quá
trình khởi nghiệp cho sinh viên bậc Đại học của trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số SV: CA160305
Tác giả, Người hướng dẫn khoa học và Hội đồng chấm luận văn xác
nhận tác giả đã sửa chữa, bổ sung luận văn theo biên bản họp Hội đồng ngày 30
tháng 10 năm 2018 với các nội dung sau:
- Viết lại mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Bổ sung phần tổng quan nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu: Nêu rõ phương thức thu thập dữ liệu thứ cấp, sơ
cấp, rà sốt lỗi chính tả, lỗi chế bản
- Sửa lại tên chương 1 và chương 2
- Việt hóa các thuật ngữ trong sơ đồ hình vẽ tại chương 1
- Bổ sung thêm cơ sở lý thuyết về nhu cầu khởi nghiệp của sinh viên
- Lưu ý trích dẫn nguồn, danh mục tài liệu tham khảo.
Ngày tháng
Giáo viên hƣớng dẫn


năm 2018

Tác giả luận văn

PGS.TS. Trần Văn Bình

Nguyễn Thị Thanh

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

PGS.TS. Lê Hiếu Học


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những ý tưởng, nội dung và đề xuất trong luận văn là kết
quả của quá trình học tập, tiếp thu các kiến thức từ Thầy giáo hướng dẫn và các
Thầy, Cô giáo trong Viện kinh tế và Quản lý – Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
Tất cả các thông tin, số liệu được trình bày trong luận văn này là hồn tồn chính
xác, trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Nếu có bất cứ sai sót và tranh chấp về bản
quyền, tơi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, Ngày ... Tháng ... Năm 2018
Học Viên

NGUYỄN THỊ THANH


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu tại Viện Kinh tế và Quản lý trường
Đại học Bách Khoa Hà Nội, được sự chỉ bảo hết sức tận tình, q báu của Thầy, cơ
giáo đã giúp tơi hồn thành luận văn với đề tài nghiên cứu : “Nghiên cứu nhận dạng

nhu cầu và đề xuất giải pháp hỗ trợ quá trình khởi nghiệp cho sinh viên Đại học –
Đại học Bách Khoa Hà Nội”.
Bằng tấm lòng biết ơn sâu sắc, Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới quý
thầy cô trong Viện Kinh tế và Quản lý, Khoa Sau Đại học - Trường Đại học Bách
Khoa Hà Nội trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Đặc biệt, xin gửi tới PGS. TS. Trần Văn Bình, người trực tiếp hướng dẫn, chỉ
bảo và giúp đỡ tơi có thể hồn thành luận văn này lời cảm ơn sâu sắc nhất.
Trong q trình hồn thành luận văn của mình, với kiến thức và kinh nghiệm
cịn hạn chế nên khơng thể tránh khỏi những thiếu sót, tơi kính mong nhận được sự
đóng góp ý kiến quý báu của Quý thầy cô trong hội đồng chấm luận văn thạc sỹ để
luận văn được hoàn thiện hơn nữa.
Một lần nữa, tôi xin trân trọng cảm ơn các Thầy, Cô giáo đã cho phép tơi
hồn thành phần trình bày Luận văn Thạc sĩ của mình.
Xin kính chúc sức khỏe tới các vị đại biểu, các Thầy, Cô giáo./.
Tôi xin trân trọng cảm ơn !

i


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................... iii
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................i
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT....................................................................................v
DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ BẢNG BIỂU .............................................................vi
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................1
CHƢƠNG 1................................................................................................................5
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TRẠNG CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG KHỞI
NGHIỆP .....................................................................................................................5
1.1. Một số khái niệm cơ bản và thuật ngữ về khởi nghiệp ............................... 5

1.1.1. Khái niệm khởi nghiệp ......................................................................5
1.1.2. Quy trình chung về hoạt động khởi nghiệp .......................................6
1.2. Đặc điểm của ngƣời khởi nghiệp ...................................................................8
1.3. Hệ sinh thái khởi nghiệp và các thành phần chủ yếu ..................................9
1.3.1. Khái niệm hệ sinh thái khởi nghiệp ...................................................9
1.3.2. Khái niệm Vườn ươm (Incubator) ...................................................14
1.3.3. Nhà đầu tư thiên thần (Angel Investor) ...........................................15
1.3.4. Nhà cố vấn khởi nghiệp và những hiểu biết cơ bản về mentoring ..16
1.3.5. Các cuộc thi khởi nghiệp .................................................................17
1.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến nhu cầu khởi nghiệp của sinh viên..............18
1.4.1. Các nhân tố bên trong ......................................................................18
1.4.2. Các nhân tố bên ngoài .....................................................................22
1.5. Vai trị của trƣờng đại học đối với q trình khởi nghiệp ........................24
1.6. Kinh nghiệm tổ chức và hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp của sinh viên
trong các trƣờng Đại học trong và ngoài nƣớc .................................................26
ii


1.6.1 Hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp ươm tạo quốc tế ................................26
1.6.2 Thực trạng về hoạt động ươm tạo sinh viên khởi nghiệp tại Việt
Nam ....................................................................................................................34
1.7. Phƣơng pháp đo lƣờng nhu cầu khởi nghiệp của sinh viên ......................39
TÓM TẮT CHƢƠNG 1 .......................................................................................... 41
CHƢƠNG 2..............................................................................................................42
NHẬN DẠNG VÀ XÁC ĐỊNH NHU CẦU HỖ TRỢ QUÁ TRÌNH KHỞI
NGHIỆP CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI .....42
2.1. Khái quát về sinh viên Đại học Bách Khoa Hà Nội ...................................42
2.1.1. Khái quát chung ...............................................................................42
2.1.2. Khái quát về sinh viên Đại học Bách Khoa Hà Nội được khảo sát.42
2.2. Thực trạng nhu cầu khởi nghiệp của sinh viên Đại học Bách Khoa Hà

Nội .........................................................................................................................43
2.2.1. Một số kết quả .................................................................................43
2.2.2. Phân tích kết quả khảo sát ...............................................................48
2.3. Đánh giá, nhận xét về nhu cầu khởi nghiệp của sinh viên Đại học Bách
Khoa Hà Nội .........................................................................................................64
2.3.1. Thuận lợi ..........................................................................................64
2.3.2. Khó khăn ..........................................................................................66
2.3.3. Nguyên nhân dẫn đến sự thiếu hiệu quả của hoạt động khởi nghiệp ....67
TÓM TẮT CHƢƠNG 2 .......................................................................................... 72
CHƢƠNG 3..............................................................................................................73
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HỖ TRỢ QUÁ TRÌNH KHỞI NGHIỆP CHO SINH
VIÊN ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI ............................................................. 73
3.1. Chƣơng trình Quốc gia khởi nghiệp và các chính sách hỗ trợ .................73
3.1.1. Chương trình Quốc gia về đổi mới sáng tạo khởi nghiệp tại Việt
Nam ....................................................................................................................73
3.1.2. Hỗ trợ đào tạo khởi nghiệp ..............................................................75
iii


3.2. Các giải pháp nói chung cần triển khai để hỗ trợ khởi nghiệp tại trƣờng
Đại học Bách Khoa Hà Nội .................................................................................76
3.2.1.Tăng cường công tác thông tin, truyền thông ...................................76
3.2.2.Phát triển đội ngũ cán bộ thực hiện tổ chức khởi nghiệp tại trường 77
3.2.3. Phát triển hạ tầng cho hoạt động khởi nghiệp tại trường Đại học
Bách Khoa Hà Nội với sự hỗ trợ của Nhà nước và Doanh nghiệp ....................77
3.2.4. Phát triển nguồn vốn hỗ trợ khởi nghiệp tại trường ........................78
3.2.5. Hình thành cơ chế cho hoạt động khởi nghiệp trong hoạt động đào
tạo và nghiên cứu tại trường ...............................................................................79
3.2.6.Áp dụng mơ hình cố vấn khởi nghiệp (Mentoring) cho sinh viên Đại
học Bách Khoa Hà Nội .......................................................................................81

3.2.7. Đề xuất và kiến nghị ......................................................................105
KẾT LUẬN ............................................................................................................108
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................110
PHỤ LỤC ...............................................................................................................111

iv


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Giải thích

Viết tắt
ĐH

Đại học

TP. HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

ĐH BKHN

Đại học Bách Khoa Hà Nội

DN

Doanh nghiệp

DNKN


Doanh nghiệp khởi nghiệp

NCKH

Nghiên cứu khoa học

SHTT

Sở hữu trí tuệ

KHCN

Khoa học công nghệ

CNC

Công nghệ cao

CNTT

Công nghệ thông tin

SV
VND
ĐMST

Sinh viên
Việt nam đồng
Đổi mới sáng tạo


v


DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Quy trình chung về hoạt động khởi nghiệp................................................6
Hình 1.2: Hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam 2.0 ......................................................9
Hình 1.3: Hệ sinh thái khởi nghiệp Singapore .......................................................... 12
Hình 1.4: So sánh các chỉ số khởi nghiệp của Việt Nam với khu vực châu Á .........13
Hình 1.5: Sơ đồ các bên liên quan trong hệ sinh thái khởi nghiệp ........................... 24
Hình 2.1:Nhóm Mubahi nhận giải thưởng Khởi nghiệp cùng Kawai 2017..............46
Hình 2.2: Sản phẩm ứng dụng (app) của Nhóm khởi nghiệp Etadi .......................... 46
Hình 2.3: Ứng dụng Hachi áp dụng trong nơng nghiệp thơng minh ........................47
Hình 2.4: Mức độ quan tâm đến khởi nghiệp của sinh viên ĐH BKHN ..................48
Hình 2.5: Tỷ lệ sinh viên dự định khởi nghiệp .........................................................49
Hình 2.6: Động cơ khởi nghiệp của sinh viên........................................................... 51
Hình 2.7: Thời gian cho nỗ lực khởi nghiệp ............................................................. 52
Hình 2.8: Sự tự tin về khả năng của bản thân ........................................................... 53
Hình 2.9: Điểm tổng kết trung bình của sinh viên ....................................................54
Hình 2.10: Đánh giá kiến thức chun mơn của sinh viên .......................................55
Hình 2.11: Đánh giá kiến thức về khởi nghiệp của sinh viên ...................................55
Hình 2.12: Thế mạnh quyết định thành cơng ............................................................ 56
Hình 2.13: Đánh giá kỹ năng của sinh viên .............................................................. 57
Hình 2.14: Kinh nghiệm học hỏi từ thất bại.............................................................. 58
Hình 2.15: Nguồn vốn khởi nghiệp của sinh viên ....................................................59
Hình 2.16: Mức độ huy động vốn khởi nghiệp của sinh viên ...................................60
Hình 2.17: Nhu cầu hỗ trợ của sinh viên ..................................................................63
Hình 2.18: Nhu cầu hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp cần nhất .....................................64
Hình 3.1: Hoạt động ghép cặp mentor – mentee tại BK-Holdings ........................... 82
Hình 3.2: Mentor của Steve Jobs ..............................................................................88


vi


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Mô tả đặc trưng mẫu nghiên cứu .............................................................. 43
Bảng 2.2: Kết quả khảo sát kế hoạch khởi nghiệp của sinh viên .............................. 50
Bảng 2.3: Kế hoạch khởi nghiệp của sinh viên .........................................................50
Bảng 2.4: Kết quả khảo sát về động cơ khởi nghiệp của sinh viên .......................... 51
Bảng 2.5: Kết quả khảo sát điểm tổng kết trung bình của sinh viên.........................53
Bảng 2.6: Kết quả khảo sát kiến thức của sinh viên .................................................54
Bảng 2.7: Kết quả khảo sát về thế mạnh quyết định thành công .............................. 55
Bảng 2.8: Kết quả đánh giá kỹ năng mềm của sinh viên ..........................................56
Bảng 2.9: Kết quả khảo sát về kinh nghiệm làm thêm .............................................58
Bảng 2.10: Kết quả khảo sát học hỏi kinh nghiệm của sinh viên ............................. 58
Bảng 2.11: Kết quả khảo sát về nguồn vốn khởi nghiệp của sinh viên ....................59
Bảng 2.12: Kết quả khảo sát về mức độ huy động vốn khởi nghiệp của sinh viên ..60
Bảng 2.13: Kết quả khảo sát đánh giá thì trường ......................................................61
Bảng 2.14: Kết quả khảo sát về tiếp cận hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp .....................62
Bảng 2.15: Kết quả khảo sát nhu cầu hỗ trợ của sinh viên .......................................62
Bảng 2.16: Kết quả khảo sát hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp cần nhất.........................63
Bảng 3.1: So sánh thứ hạng các tiểu chỉ số ĐMST của Việt Nam qua các năm 2013,
2014, 2015, 2016 và 2017 .........................................................................................73
Bảng 3.2: Những kỹ năng cơ bản cần có ..................................................................94
Bảng 3.3: Nguyên tắc đối với Mentor và Mentee .....................................................95
Bảng 3.4: Chiến lược tuyển dụng..............................................................................97
Bảng 3.5: Khung thời gian cho các hạng mục công việc ........................................104

vii



LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Vài năm trở lại đây, phong trào về khởi nghiệp trở nên ngày càng thịnh hành
trong xã hội và nền kinh tế Việt Nam, cụm từ khởi nghiệp xuất hiện rất nhiều tại các
cuộc hội thảo, các phương tiện thông tin truyền thông, tinh thần khởi nghiệp cũng
được lan tỏa mạnh mẽ khi lãnh đạo ở các tỉnh, thành, địa phương đã có chung tuyên
bố về tinh thần khởi nghiệp mà điển hình tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP.Hồ
Chí Minh, Đà Nẵng… Đặc biệt năm 2016 cũng được Chính phủ chọn là năm “
Quốc gia khởi nghiệp”, vấn đề về khởi nghiệp đang là câu chuyện thời sự, kinh tế
của đất nước. Ở Việt Nam, vai trò đội ngũ doanh nhân và doanh nghiệp ngày càng
được Đảng và Nhà nước đề cao trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước. Bởi vì doanh nghiệp là một trong những thành phần kinh tế chủ lực đóng góp
to lớn vào tăng trưởng kinh tế, giảm đói nghèo và tạo ra công ăn việc làm. Một nền
kinh tế phát triển được là nhờ sự phát triển về cả số lượng và chất lượng của các
doanh nghiệp. Do đó, Chính phủ các nước phát triển cũng như đang phát triển đều
dành nhiều chính sách hỗ trợ và nỗ lực để thúc đẩy khởi nghiệp, đặc biệt trong giới
sinh viên khuyến khích họ khơng đi làm th mà thay vào đó tự tạo việc làm, gia
tăng số lượng doanh nghiệp cho phát triển kinh tế.
Hiện nay, Việt nam là một quốc gia đang trên con đường phát triển, đổi mới
và hội nhập, do đó để duy trì tăng trưởng kinh tế thì việc thiết lập và thúc đẩy các
hoạt động khởi nghiệp cho thế hệ tương lai để tạo động lực cho kinh tế tư nhân phát
triển và đóng góp vào phát triển kinh tế của đất nước, Trên cơ sở đó để hình thành
các doanh nghiệp vừa và nhỏ có nền quản trị vững vàng đảm bảo tính bền vững khi
hội nhập quốc tế. Như vậy, để phát triển kinh tế, các hình thức hỗ trợ khởi nghiệp
đổi mới sáng tạo cho người hoặc nhóm khởi nghiệp, doanh nghiệp và cộng đồng trở
nên ngày càng quan trọng và cấp thiết hơn.
Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm
2025” được thủ tướng chính phủ phê duyệt vào tháng 5/2016 được nhắc đến rất

nhiều trong thời gian gần đây, với mục tiêu nhằm tạo lập môi trường thuận lợi để
1


thúc đẩy, hỗ trợ quá trình hình thành và phát triển các loại hình doanh nghiệp có khả
năng tăng trưởng nhanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, cơng nghệ, mơ hình kinh
doanh mới. Một trong những nội dung chính của Đề án này là “phát triển hoạt động
đào tạo, nâng cao năng lực và dịch vụ cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thông qua
các cơ sở giáo dục đào tạo, tổ chức cung cấp dịch vụ”
Vì vậy hỗ trợ khởi nghiệp được hiểu là các hoạt động của nhà nước, của nhà
trường nhằm hỗ trợ sinh viên tiếp cận với ngành nghề từ khi ở những giai đoạn đầu
tiên, trên cơ cở đó, sinh viên sẽ tích lũy các kiến thức, kỹ năng về nghề nghiệp của
mình để hình thành các ý tưởng trên nền tảng kiến thức của mình, hoạch định về
nghề nghiệp của bản thân trong tương lai.
Từ nhận thức trên, tôi lựa chọn đề tài với tên gọi “Nghiên cứu nhận dạng
nhu cầu và đề xuất giải pháp hỗ trợ quá trình khởi nghiệp cho sinh viên Đại học
– Đại học Bách Khoa Hà Nội”.
2. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trên thế giới đã xuất hiện nhiều cơng trình nghiên cứu về khởi nghiệp, trong
đó có khơng ít đề tài về khởi nghiệp của sinh viên vì đây là lực lượng trẻ có đặc
điểm nổi trội về nhiệt huyết và tính sáng tạo nổi bật như các nghiên cứu của Blanch
Flower và Oswald (1998), Greene (2005) vv..
Tại Việt Nam, đề tài này tuy không mới mẻ nhưng vẫn đang rất được sự quan
tâm của đông đảo các cá nhân, tổ chức do tinh thần khởi nghiệp ngày càng lên cao
khi QĐ 844 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi
nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025” được ban hành.
Các nghiên cứu về đề tài khởi nghiệp trước đây như: “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý
định khởi nghiệp của phụ nữ ở Việt Nam”, Nguyễn Ngọc Nam (2011), “Một số yếu tố
ảnh hưởng đến tự tạo việc làm của thanh niên Việt Nam” Lê Ngọc Thông (2013), “thực
trạng và giải pháp phát triển tinh thần doanh nhân của sinh viên học chương trình tiên

tiến chất lượng cao tại Đại học Kinh tế Quốc dân”, Nguyễn Thu Thủy (2014), “Tiềm
năng khởi sự kinh doanh của sinh viên khối kỹ thuật ở Việt Nam”
Như đề tài của Tiến sĩ Nguyễn Thu Thủy, nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề
2


khởi nghiệp của sinh viên dưới nhiều góc nhìn như “Đào tạo đại học với khởi sự
doanh nghiệp xã hội” (2012), “Khởi sự kinh doanh, các mơ hình lý thuyết và định
hướng nghiên cứu tương lai” (2012), “Thúc đẩy tiềm năng khởi sự kinh doanh của
sinh viên qua đào tạo ở bậc đại học” (2013), “Các nhân tố tác động tới tiềm năng
khởi sự kinh doanh của sinh viên địa học” (2014),
Đề tài nghiên cứu khoa học “Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự
doanh nghiệp của sinh viên khối ngành Quản trị kinh doanh tại các trường đại học,
cao đẳng ở thành phố Cần Thơ” của tác giả Nguyễn Quốc Nghi*, Lê Thị Diệu
Hiền*, Mai Võ Ngọc Thanh*: Nhằm mục đích xác định các nhân tố ảnh hưởng đến
ý định khởi sự doanh nghiệp của sinh viên ngành quản trị kinh doanh tại các trường
đại học/cao đẳng trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Trong đó, yếu tố thái độ và sự
đam mê có tác động mạnh nhất đến ý định KSDN của sinh viên ngành QTKD.
Trước thực tiễn đó, đề tài “Nghiên cứu nhận dạng nhu cầu và đề xuất giải
pháp hỗ trợ quá trình khởi nghiệp cho sinh viên bậc đại học của trường đại học
Bách Khoa Hà Nội” sẽ tập trung vào việc nghiên cứu xác định nhu cầu hiện nay về
sự hỗ trợ khởi nghiệp trong sinh viên, đặc biệt là sinh viên trường Đại học BKHN
và đồng thời đưa ra những đề xuất, kiến nghị, giải pháp thúc đẩy tiềm năng khởi
nghiệp của sinh viên trường ĐHBK HN.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn này có những mục tiêu cơ bản sau đây:

- Nghiên cứu nhận dạng nhu cầu khởi nghiệp của sinh viên trong trường
ĐHBK HN
- Nghiên cứu nguyên nhân thiếu hiệu quả trong khởi nghiệp hiện nay

- Giải pháp hỗ trợ quá trình khởi nghiệp cho sinh viên ĐHBK HN
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
-

Đối tượng nghiên cứu: Luận văn này tập trung nghiên cứu các đối tượng là
nhu cầu khởi nghiệp của sinh viên Đại học Bách Khoa Hà Nội.

-

Phạm vi nghiên cứu:
 Phạm vi không gian: nghiên cứu trong phạm vi Đại học Bách Khoa
3


Hà Nội.
 Phạm vi thời gian: số liệu khảo sát về nhu cầu khời nghiệp của sinh
viên Đại học Bách Khoa hiện nay và số liệu về kết quả khởi nghiệp
của sinh viên Đại học Bách Khoa Hà Nội trong những năm gần đây.
-

Đối tượng khảo sát: Sinh viên chính quy Đại học Bách Khoa Hà Nội (từ
năm thứ 1 đến năm thứ 5).

5. Phƣơng pháp nghiên cứu
-

Thông qua các đề tài, dự án nghiên cứu, tài liệu hội thảo có liên quan đến
vấn đề khởi nghiệp cho sinh viên các trường Đại học trong và ngồi nước
- Thơng tin từ các kênh thơng tin điện tử, tạp chí có liên quan, khảo sát
thực tế của sinh viên trường ĐHBK HN, số liệu khảo sát về nhu cầu khởi

nghiệp ở Việt Nam.

6. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo, mục lục, nội dung của luận
văn được trình bày trong ba chương như sau:
Chương 1:

Cơ sở lý thuyết và thực trạng chung về hoạt động khởi nghiệp

Chương 2:

Nhận dạng và xác định nhu cầu hỗ trợ quá trình khởi nghiệp của
sinh viên Đại học Bách Khoa Hà Nội
Đề xuất giải pháp hỗ trợ quá trình khởi nghiệp cho sinh viên Đại
học Bách Khoa Hà Nội

Chương 3:

4


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TRẠNG CHUNG VỀ
HOẠT ĐỘNG KHỞI NGHIỆP
1.1. Một số khái niệm cơ bản và thuật ngữ về khởi nghiệp
1.1.1. Khái niệm khởi nghiệp

Hiện nay ở Việt Nam khởi nghiệp được hiểu là các hoạt động nhằm tạo ra giá
trị có lợi cho người hoặc nhóm khởi nghiệp, cho các cổ đơng của cơng ty, cho người
lao động, cho cộng đồng nhà nước. Người khởi nghiệp dịch chuyển các tài nguyên

kinh tế từ nơi có hiệu suất, sản lượng thấp sang nơi có hiệu suất, sản lượng cao,
khởi nghiệp là đổi mới có mục đích và có hệ thống. Khởi nghiệp có nhiều hình thức
như: khởi nghiệp bằng việc thành lập doanh nghiệp, khởi nghiệp bằng việc cùng với
các công ty, doanh nghiệp cùng nhau phát triển ý tưởng sáng tạo của mình, khởi
nghiệp cũng có nghĩa là các cá nhân bắt đầu sự nghiệp của mình để tạo ra các giá trị
cho bản thân, doanh nghiệp và cộng đồng. Trong đó mọi nỗ lực cải cách trên nhiều
phương diện đều hướng tới mục đích chính là tạo thuận lợi tối đa cho mơi trường
đầu tư kinh doanh.
Khởi nghiệp trong nghĩa tiếng Anh hiện nay là Start-up là những công ty đang
trong giai đoạn bắt đầu kinh doanh nói chung (startup company), nó thường được
dùng với nghĩa hẹp chỉ các công ty công nghệ trong giai đoạn lập nghiệp. Doanh
nghiệp được gọi là khởi nghiệp phải dựa trên một công nghệ mới hoặc tạo ra một
hình thức kinh doanh mới, xây dựng một phân khúc thị trường mới, nghĩa là phải
tạo ra sự khác biệt không chỉ ở trong nước mà với tất cả công ty trên thế giới
Nhiều Startup bắt đầu từ chính tiền vốn của người sáng lập, hoặc đóng góp từ
gia đình bạn bè. Một số trường hợp bắt đầu gọi vốn từ cộng đồng (crowdfunding).
Tuy nhiên, phần lớn các Startup đều phải gọi vốn từ các nhà đầu tư thiên thần
(Angel investors) và quỹ đầu tư mạo hiểm (Venture capital). Hiện nay, cơng nghệ
thường là đặc tính tiêu biểu của sản phẩm từ một startup, startup cần áp dụng công
nghệ để đạt được mục tiêu kinh doanh và tham vọng tăng trưởng
Theo dự thảo Luật Doanh nghiệp vừa và nhỏ, khởi nghiệp là quá trình thực

5


hiện ý tưởng kinh doanh, bao gồm quá trình thành lập và vận hành doanh nghiệp
trong vòng 5 năm kể từ ngày được cấp giấy phép chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
lần đầu, chưa niêm yết trên thị trường chứng khốn. Đây có thể xem là khởi sự tự
doanh, hay nói cách khác là tương tự với khởi sự doanh nghiệp. Các doanh nghiệp
khởi nghiệp hiện nay để phát triển kinh doanh phải dựa trên một hình thức kinh

doanh mới, một công nghệ mới, xây dựng phân khúc thị trường mới, hoặc tạo ra sự
khác biệt trên các sản phẩm đã có khơng chỉ trong nước mà tất cả trên thế giới. Do
đó, khởi nghiệp bằng việc thành lập doanh nghiệp sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
và dưới một góc độ nào đó sẽ tham gia vào việc phát triển kinh tế và xã hội.
1.1.2. Quy trình chung về hoạt động khởi nghiệp
Hình dung & hiểu quá trình phát triển dự án khởi nghiệp sẽ diễn ra thế nào là
việc làm căn bản người khởi nghiệp/sáng lập viên/startup phải biết trước khi đổ
nguồn lực vào bất cứ hoạt động phát triển sản phẩm/dịch vụ nào cho dự án của
mình. Theo Steve Blank, quy trình chung về hoạt động khởi nghiệp bao gồm có 4
giai đoạn chính từ hình thành ý tưởng, thương mại hóa sản phẩm và tăng trưởng…
sẽ đi qua các bước, công việc cụ thể nào cần phải thực hiện.

Hình 1.1: Quy trình chung về hoạt động khởi nghiệp

Nguồn: Startup lifecycle-Customer development process
Quá trình này bao gồm 2 giai đoạn: Tìm kiếm (Search) & Triển khai
(Execution). Mỗi giai đoạn bao gồm 2 bước.

6


Giai đoạn -Tìm kiếm (Search)
Bước 1: Khám phá khách hàng (Customer discovery)
Mọi thứ bắt đầu từ ý tưởng. Các startups chuyển ý tưởng kinh doanh thành giả
thuyết (hypothesis/assumption) trong mơ hình kinh doanh (business model) của
mình. Sau đó, họ rời khỏi bàn làm việc, ra khỏi văn phòng (get out of the building)
để đi kiểm chứng các giả định về nhu cầu khách hàng. Họ bắt đầu xây dựng phiên
bản mẫu tối thiểu cho sản phẩm/dịch vụ của mình (minimum viable
product/prototype) để kiểm tra xem giải pháp cho các vấn đề của khách hàng được
chấp nhận thế nào.

Bước 2: Kiểm chứng khách hàng (Customer validation)
Startup tiếp tục kiểm chứng các giả thuyết khác & cố gắng xác nhận sự quan tâm
của khách hàng qua việc dùng thử sản phẩm hoặc những đơn hàng đầu tiên từ những
người dùng thích nghi nhanh (early adopter). Nếu khơng có nhu cầu rõ ràng, startup có
thể điều chỉnh (pivot) một hay nhiều giả thuyết. Nói cách khác, họ quay lại bước 1.
Tính chất đặc thù của bước 1 & 2 là “Tìm kiếm” (Search). Tìm kiếm điều gì?
Tìm kiếm mơ hình kinh doanh có thể tái lặp & nhân rộng. Startup phải điều chỉnh,
thay đổi rất nhiều lần trước khi có được sản phẩm phù hợp thị trường
(product/market fit) là hết sức bình thường.
Giai đoạn -Triển khai (Execution)
Bước 3: Khởi tạo khách hàng (Customer creation)
Sản phẩm/dịch vụ đã được tinh luyện đủ để chính thức bán ra thị trường. Sử
dụng những giả thuyết đã được chứng minh, startup phát triển nhu cầu thị trường
thông qua các hoạt động bán hàng, tiếp thị & mở rộng hoạt động kinh doanh.
Bước 4 : Xây dựng doanh nghiệp (company building)
Mơ hình kinh doanh chuyển đổi từ dạng startup sang doanh nghiệp đúng
nghĩa, với các phòng ban (phát triển kinh doanh, quan hệ khách hàng, tài chính, …)
để thực thi mơ hình kinh doanh đã được kiểm chứng.
Tính chất đặc thù của bước 3 & 4 là “Triển khai” (Execution). Triển khai điều
gì? Một khi đã tìm kiếm được mơ hình kinh doanh có thể tái lặp & nhân rộng,
7


startup tập trung phát triển thị phần, xây dựng doanh nghiệp với các chức năng đầy
đủ để phát triển bền vững hoạt động kinh doanh của mình.
1.2. Đặc điểm của ngƣời khởi nghiệp
Người khởi nghiệp là người đứng ra sáng lập một doanh nghiệp mới để cung
ứng một sản phẩm hay dịch vụ cho một thị trường. Phần lớn các nhà nghiên cứu đều
cho rằng người khởi nghiệp bao hàm những đặc trưng sau đây: sáng tạo, có xu
hướng tìm đến sự cải tiến, nhạy bén trong việc nắm bắt những cơ hội kinh doanh và

biết chấp nhận rủi ro.
Tính đột phá: tạo ra một điều chưa hề có trên thị trường, hoặc tạo ra một giá trị
tốt hơn so với những thứ đang sẵn có, chẳng hạn như có thể tạo ra một phân khúc
mới trong sản xuất, nột mơ hình kinh doanh hồn tồn mới, hoặc cơng nghệ độc
đáo, chưa hề thấy trên thị trường
Tăng trưởng: Một công ty khởi nghiệp (Startup) sẽ không đặt ra giới hạn cho
sự tăng trưởng, và họ có tham vọng phát triển đến mức lớn nhất có thể. Họ tạo ra sự
ảnh hưởng cực lớn, có thể được xem là người khai phá thị trường (Như điện thoại
thông minh Apple là công ty đầu tiên khai phá và luôn dẫn đầu trong mảng này) Wikipedia
Người khởi nghiệp dịch chuyển các tài nguyên kinh tế từ nơi có hiệu suất, sản
lượng thấp sang nơi có hiệu suất, sản lượng cao, khởi nghiệp là đổi mới có mục
đích và có hệ thống. Các yếu tố cốt lõi của tinh thần người khởi nghiệp là khả năng
nắm bắt cơ hội kinh doanh, thái độ chấp nhận rủi ro, có ý tưởng sáng tạo mới. Các
nhà nghiên cứu đã đưa ra một số đặc trưng của tinh thần khởi nghiệp là: (i) Có hồi
bão và khát vọng kinh doanh; (ii) Có khả năng kiến tạo cơ hội kinh doanh; (iii) Độc
lập và dám làm, dám chịu trách nhiệm; (iv) Phát triển ý tưởng sáng tạo và đổi mới
phương pháp giải quyết vấn đề; (v) Bền bỉ và dám chấp nhận rủi ro, thất bại; và vi)
Có đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội. Từ đó, có thể thấy khởi nghiệp gắn
liền với mọi hoạt động của con người, phục vụ từ nhu cầu sinh sống cá nhân cho
đến những đóng góp và nhu cầu của xã hội.
Đặc điểm của các công ty Startup:
Niềm mơ ước và sự quyết tâm tạo ra các sản phẩm thực sự có ý nghĩa (theo

8


cách gọi của Paul Graham là sản phẩm có khả năng make wealth và theo cách gọi
của Guy Kawasaki là sản phẩm có khả năng change the world). Điều này giúp
người sáng lập không ngừng sáng tạo, đổi mới phát triển và hoàn thiện sản phẩm.
Sự đam mê và hết lịng với cơng việc, tạo ra một mơi trường làm việc gần gũi và

thân thiện như một gia đình.
1.3. Hệ sinh thái khởi nghiệp và các thành phần chủ yếu
1.3.1. Khái niệm hệ sinh thái khởi nghiệp
Hệ sinh thái khởi nghiệp là cách thức một quốc gia hay một thành phố thiết
lập để thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp tại địa phương. Trong khi đó, OECD định
nghĩa hệ sinh thái khởi nghiệp như là “Tổng hợp các mối liên kết chính thức và phi
chính thức giữa các chủ thể khởi nghiệp (tiềm năng hoặc hiện tại), tổ chức khởi
nghiệp (công ty, nhà đầu tư mạo hiểm, nhà đầu tư thiên thần, hệ thống ngân
hàng…) và các cơ quan liên quan (trường Đại học, các cơ quan Nhà nước, các quỹ
đầu tư cơng…) và tiến trình khởi nghiệp (tỉ lệ thành lập doanh nghiệp, số lượng
doanh nghiệp có tỉ lệ tăng trưởng tốt, số lượng các nhà khởi nghiệp…) tác động trực
tiếp đến mơi trường khởi nghiệp địa phương. (wikipedia)

Hình 1.2: Hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam 2.0

9


Hệ sinh thái khởi nghiệp (tiếng anh: entrepreneurial ecosystem) là một thuật
ngữ chỉ một cộng đồng (community) bao gồm các thực thể cộng sin, chia sẻ và bổ
sung cho nhau, tạo nên một môi trường thuận lợi thúc đẩy sự hình thành nên các
doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo và tăng trưởng nhanh.
Cấu thành của một hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo gồm một số thành
phần cơ bản là:
Nhà nước: Nhà nước đóng vai trị quan trọng trong việc ban hành cơ chế chính
sách, tạo hành lang pháp lý thuận lợi để xây dựng thành công Hệ sinh thái khởi
nghiệp sáng tạo. Cụ thể, Nhà nước ban hành cơ chế tạo lập và bảo hộ tài sản trí tuệ
của mọi tổ chức, cá nhân, quy định phương thức chuyển giao cơng nghệ, chuyển
giao quyền sở hữu tài sản trí tuệ, bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư, khuyến khích đầu tư
cho nghiên cứu và ứng dụng công nghệ, cho phép thành lập và tạo cơ chế vận hành

các loại hình Quỹ đầu tư mạo hiểm, kể cả của Nhà nước (giai đoạn đầu) và tư nhân,
các loại hình tổ chức dịch vụ trong thị trường công nghệ. Các Quỹ đầu tư sẽ là nơi
cung cấp các vốn mồi cho các hoạt động khởi nghiệp sáng tạo. Hiện nay việc thành
lập các quỹ đầu tư mạo hiểm chưa khả thi do vướng một số luật như: Bộ luật Hình
sự, Luật Ngân sách nhà nước, bởi nhiều ý kiến cho rằng nếu đầu tư mạo hiểm sử
dụng ngân sách nhà nước mà khơng thành cơng thì cũng rất gần với tội tham nhũng,
lãng phí, gây thất thốt ngân sách của Nhà nước. Vì vậy, song hành với việc cho
phép thành lập quỹ đầu tư mạo hiểm, Nhà nước cần đi trước một bước “để làm
gương” cho các tổ chức, cá nhân ngồi nhà nước trong lĩnh vực này. Nếu Nhà nước
“khơng dám đầu tư mạo hiểm” thì sẽ tạo ra tâm lý e ngại cho các thành phần kinh tế
khác cũng không dám đầu tư. Kinh nghiệm của Hoa Kỳ cho thấy, cách đây mấy
chục năm, để thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo phát triển, Chính phủ liên
bang và chính quyền các bang cũng đã sử dụng tiền ngân sách đóng góp vào các
quỹ đầu tư mạo hiểm. Khi Nhà nước “làm gương” đã thành cơng thì hoạt động này
dần được tư nhân hóa. Lúc đó Nhà nước chỉ đóng vai trị dẫn dắt, tạo ra hành lang
pháp lý cho Hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo phát triển.
Các nhóm “startup”: đây chính là các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo. Họ
xây dựng doanh nghiệp từ chính những ý tưởng kinh doanh, ý tưởng sáng tạo của
mình. Khi được đầu tư, các doanh nghiệp này sẽ có nguồn lực biến những ý tưởng
của mình thành hiện thực. Tất nhiên, không phải tất cả các doanh nghiệp khởi
10


nghiệp sáng tạo đều thành cơng, thậm chí tỷ lệ thành công rất thấp, nhưng một khi
đã thành công họ sẽ tạo ra giá trị gia tăng vượt bậc cho nền kinh tế. Các công ty
thành công ở Thung lũng Silicon như Microsoft, Google, Facebook, Apple… đã
chứng minh điều này, và họ là số ít thành cơng trong số hàng nghìn doanh nghiệp
khởi nghiệp đã thất bại. Ở Việt Nam, chúng ta chưa có tư duy chấp nhận thất bại, vì
thế nhiều người địi hỏi 100% các đề tài nghiên cứu hay các dự án khoa học sử dụng
ngân sách nhà nước phải thành cơng, phải được ứng dụng. Đó thật sự là duy ý chí

và khơng thực tế, bởi tỷ lệ này ở các nước phát triển cũng chỉ dao động xung quanh
20% mà thôi. Trong thời gian vừa qua, đã có một số doanh nghiệp Việt Nam khởi
nghiệp thành công từ các viện nghiên cứu, trường đại học, nhưng họ mới chỉ như
những đốm lửa nhỏ, chưa thể trở thành một phong trào lan tỏa trong cộng đồng,
chưa thể đáp ứng được mục tiêu đến 2020 Việt Nam có 5.000 doanh nghiệp
KH&CN như kỳ vọng.
Các nhà đầu tư: có hai hình thức đầu tư. Một là, các nhà đầu tư thiên thần, là
những nhà đầu tư tự nguyện, họ chấp nhận rủi ro. Nếu thành cơng thì cùng nhau
chia sẻ lợi nhuận, cịn nếu thất bại thì sẽ chấp nhận cùng chịu rủi ro. Hai là, các nhà
đầu tư thông qua các quỹ đầu tư hay các tổ chức tài chính. Các quỹ sẽ thay mặt nhà
đầu tư quản lý nguồn vốn, sử dụng đội ngũ tư vấn pháp lý và tư vấn kinh doanh,
đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư và cùng chia sẻ lợi nhuận cũng như rủi ro.
Các cơ sở ươm tạo doanh nghiệp sáng tạo: đây được hiểu là nơi tạo ra các
dịch vụ hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo trong quá trình hoạt động.
Các cơ sở ươm tạo doanh nghiệp là nơi liên kết các nhà đầu tư với các doanh nghiệp
khởi nghiệp sáng tạo. Họ là một tổ chức trung gian độc lập nhằm tư vấn, hỗ trợ cho
các doanh nghiệp khởi nghiệp về ý tưởng kinh doanh, tìm kiếm các nhà đầu tư, các
vấn đề liên quan đến pháp lý, sở hữu trí tuệ…

11


Hình 1.3: Hệ sinh thái khởi nghiệp Singapore

Một hệ sinh thái khởi nghiệp gồm các cấu phần Các startup, các định chế tài
chính, quỹ đầu tư, nhà đầu tư… cung cấp vốn cho startup, Nhà nước ban hành cơ
chế chính sách, tạo hành lang pháp lý thuận lợi để kiến tạo hệ sinh thái khởi nghiệp.
các cơ sở cung cấp các dịch vụ hỗ trợ startup (Incubator, Accelarators, Coworking
space. Các sự kiện truyền thông về startup.
Các tổ chức và các hoạt động gắn liền với các hoạt động khởi nghiệp

-

Các trường đại học

-

Các tổ chức tư vấn & cố vấn

-

Vườn ươm khởi nghiệp

-

Dự án tăng tốc khởi nghiệp

-

Không gian làm việc chung

-

Các nhà cung cấp dịch vụ (tư vấn, kế toán, pháp lý, …)

-

Những người tổ chức sự kiện

-


Những cuộc thi khởi nghiệp

12


-

Mạng lưới các nhà đầu tư

-

Những công ty đầu tư mạo hiểm

-

Các kênh gây quỹ quần chúng

-

Các nguồn tài trợ khác (các khoản vay, trợ cấp, …)

-

Các blog khởi nghiệp & những phương tiện truyền thông thương mại khác

-

Nguồn lực khác

Hình 1.4: So sánh các chỉ số khởi nghiệp của Việt Nam với khu vực châu Á Thái

Bình Dương, Thế giới (nguồn: Global Entreproneurship Index 2016)

Khơng khó để nhận ra khơng khí khởi nghiệp tích cực tại Việt Nam trong
những năm gần đây thông qua các sự kiện về khởi nghiệp được tổ chức thường
xuyên, các chuyên mục trên phương tiện thông tin đại chúng đưa tin về các startup
được rót vốn hàng triệu đơ, các đề án chính phủ Việt Nam xây dựng nhằm hỗ trợ
cho cộng đồng khởi nghiệp. Khi bạn ra ngồi đường, cũng khơng khó để nhận ra
tinh thần doanh nhân, khởi nghiệp với các chuỗi cửa hàng cafe, nước uống… sở
hữu và điều hành ở độ tuổi 8X, 9X. Việt Nam hội đủ những yếu tố cần thiết để trở
thành một quốc gia khởi nghiệp. Cơ cấu dân số vàng tạo ra nhiều thuận lợi, thế
mạnh cho Việt Nam với lực lượng lao động trẻ, dồi dào, giá cạnh tranh. Hơn nữa,
Việt Nam sở hữu nhiều nhân tài trong lĩnh vực công nghệ cũng như có một cộng

13


đồng lớn các du học sinh tại quốc gia dẫn đầu về khởi nghiệp Hoa Kỳ (lớn nhất so
với các quốc gia ASEAN). Các chuyên gia công nghệ công tác tại Silicon Valley
quay lại Việt Nam đầu tư. Công đồng nói trên đóng vai trị quan trọng trong việc kết
nối và đưa những khái niệm khởi nghiệp mới nhất tới gần nhất với cộng đồng khởi
nghiệp Việt Nam, để từ đó tạo ra các sản phẩm, dịch vụ chất lượng tốt tới người tiêu
dùng. Đây cũng là lí do mà Việt Nam được đánh giá khá cao ở mảng human capital
và networking (nguồn nhân lực, mạng lưới quan hệ) so với khu vực châu Á Thái
Bình Dương, thế giới theo chỉ số khởi nghiệp toàn cầu năm 2016.
1.3.2. Khái niệm Vƣờn ƣơm (Incubator)
Vườn ươm khởi nghiệp (có nơi gọi là vườn ươm doanh nghiệp) là một tổ chức
liên kết giữa các trung tâm, viện nghiên cứu, trường đại học, chính quyền và các
doanh nghiệp khởi sự (hay các nhóm, cá nhân có ý định thành lập doanh nghiệp)
với nhau. Cũng có thể coi vườn ươm như là một dịch vụ “kinh doanh ý tưởng”.
Theo định nghĩa của Hiệp hội Ươm tạo doanh nghiệp quốc gia Hoa Kỳ, “Vườn ươm

doanh nghiệp là nơi nuôi dưỡng các doanh nghiệp, giúp chúng sống sót và lớn lên
trong giai đoạn khởi sự kinh doanh bằng cách cung cấp các dịch vụ hỗ trợ kinh
doanh và các nguồn lực cần thiết cho các doanh nghiệp non trẻ này”. Còn theo định
nghĩa về vườn ươm doanh nghiệp của Tổ chức Phát triển công nghiệp của Liên hợp
quốc (UNIDO) thì “Vườn ươm doanh nghiệp là một tổ chức thực hiện việc hỗ trợ
các doanh nghiệp khởi sự theo một quy trình và có hệ thống thơng qua việc cung
cấp cho các doanh nghiệp được ươm tạo một mặt bằng không gian và các dịch vụ
tổng hợp để hoạt động thành công”.
Tác dụng của vườn ươm
-

Kiểm tra khả năng thực tế: Không vườn ươm nào muốn nhận những dự án
thiếu thực tế. Việc được phỏng vấn và nhận các ý kiến đánh giá từ các
chuyên gia sẽ cho chúng ta biết tiềm năng thực tế của dự án mà bạn đang
theo đuổi.

-

Tài trợ ban đầu: Nhiều vườn ươm tài trợ cho doanh nghiệp khoản tiền ban
đầu để họ có thể hoạt động (seed fund). Seed fund có thể giúp Start-up đi
vào hoạt động trong giai đoạn ban đầu hay gặp khó khăn về tài chính.

-

Tư vấn và hỗ trợ từ chuyên gia: Kinh nghiệm lãnh đạo/quản trị từ các vườn
14


×