ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
Môn: Ngữ văn. Thời gian: 90 phút
---oOo---
Khối 10
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích:
Câu chuyện cách đây vài năm, khi Nhật Bản xảy ra thảm họa động đất năm 2011. Một phụ nữ người Việt
có chồng là người Nhật đã lên mạng xã hội kể rằng: Hôm nay đi đổ xăng, sợ khủng hoảng nên đổ đầy bình, định
đi siêu thị mua gom đồ dùng thì bị chồng mắng: “Xăng chỉ được đổ nửa bình”. Chị hỏi: “Tại sao, bình thường
em vẫn đổ đầy bình mà? Chưa kể giờ đang khủng hoảng, lỡ mai không cịn xăng đổ thì sao?”. Chồng chị đáp:
“Vì là khủng hoảng nên mới chỉ được đổ nửa bình. Chừa cho những người đang bị thiếu hụt ở vùng thiên tai!”.
Và không phải mỗi chồng chị, mà người Nhật nào cũng làm y như vậy. Vì khủng hoảng nên mọi người đều cố
gắng khơng tích trữ, để phần lương thực dư cho những nơi đang gặp tai họa.
Nhường cho người đang cần. Và sau đó tồn thế giới thán phục trước hình ảnh dịng người Nhật nhẫn
nại xếp hàng, nhường nhịn, che chở, chờ đợi để được cứu hộ.
Dĩ nhiên, không thể so sánh người Nhật và người Việt vì tập tục, thói quen, giáo dục, nhân sinh..., mọi
thứ đều khác nhau. Nhưng xem trên mạng xã hội mấy ngày qua có thể thấy một vài nơi, ở một số thời điểm,
chúng ta đang thiếu, chính là niềm tin cho nhau. […]
Văn hóa ứng xử cần được chúng ta nhắc nhớ và thực hiện nghiêm túc ngay bây giờ, trong chính gia
đình, đơn vị mình. [...]
Người Việt xưa nay vẫn thơm thảo, ln sẵn lịng nhường cơm sẻ áo. Khơng nên gom mua hàng hóa khi
chưa thật cần thiết, để nhiều người có thể được mua, cùng yên tâm và đồng lịng phịng chống dịch. Hãy bình
tĩnh, mọi việc rồi sẽ ổn!
Dịch bệnh, ai cũng lo lắng nhưng thay vì lo âu hoảng loạn, tranh thủ lợi ích cho riêng mình và gia đình
mình, chúng ta có thể bình tĩnh nắm bắt thơng tin để hiểu đúng, làm đúng.
(“Hãy bình tĩnh, mọi việc rồi sẽ ổn!” - Võ Quốc Thắng, tuoitre.vn ngày
06/02/2020)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Xác định 02 phương thức biểu đạt của văn bản trên. (0.5 điểm)
Câu 2. Theo tác giả, khi xảy ra dịch bệnh “thay vì lo âu hoảng loạn, tranh thủ lợi ích cho riêng mình và gia đình
mình”, chúng ta nên làm gì? (0.5 điểm)
Câu 3. Theo anh/ chị, vì sao tác giả cho rằng “Hãy bình tĩnh, mọi việc rồi sẽ ổn!” (1.0 điểm)
Câu 4. Anh/ chị hãy nêu ít nhất hai hành động vì cộng đồng của tổ chức hay cá nhân trong cuộc phòng chống
dịch Covid – 19. (1.0 điểm)
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)
Từ đoạn văn trên, anh/chị suy nghĩ thế nào về trách nhiệm của cá nhân đối với cộng đồng. Hãy chia sẻ suy
nghĩ của mình bằng một đoạn văn ngắn khoảng 10 đến 12 dòng.
Câu 2 (5.0 điểm)
Anh/chị hãy phân tích đoạn thơ sau:
“Cậy em em có chịu lời
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa
Giữa đường đứt gánh tương tư
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em
Kể từ khi gặp chàng Kim
Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề
Sự đâu sóng gió bất kỳ
Hiếu tình khơn lẽ hai bề vẹn hai
Ngày xn em hãy cịn dài
Xót tình máu mủ thay lời nước non
Chị dù thịt nát xương mịn
Ngậm cười chín suối hãy cịn thơm lây”
(Truyện Kiều, Nguyễn Du, SGK Ngữ văn lớp 10, tập 2, NXB. Giáo dục Việt Nam)
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
Đáp án môn: Ngữ văn. Thời gian: 90 phút
---oOo---
Khối 10
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Câu 1. Xác định 02 phương thức biểu đạt của văn bản trên. (0.5 điểm)
- Đáp án: tự sự và nghị luận 0.5 điểm
- Mỗi đáp án
0.25 điểm
Câu 2. Theo tác giả, khi xảy ra dịch bệnh “thay vì lo âu hoảng loạn, tranh thủ lợi ích cho riêng
mình và gia đình mình”, chúng ta nên làm gì? (0.5 điểm)
- Theo tác giả, khi xảy ra dịch bệnh “thay vì lo âu hoảng loạn, tranh thủ lợi ích cho riêng mình và
gia đình mình”, chúng ta nên “bình tĩnh nắm bắt thông tin để hiểu đúng, làm đúng”. 0.5 điểm
Câu 3. Theo anh/ chị, vì sao tác giả cho rằng “Hãy bình tĩnh, mọi việc rồi sẽ ổn!” (1.0 điểm)
Học sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau nhưng cần nêu bật được các ý sau:
- Bình tĩnh là thái độ cần thiết khi đối mặt với mọi vấn đề, đặt biệt là những việc hệ trọng/ Bình
tĩnh giúp ta có thái độ ứng xử tốt, nhanh chóng tìm ra những giải pháp hợp lý… 0.75 điểm
- Mỗi người bình tĩnh, cả cộng đồng bình tĩnh sẽ tạo nên sức mạnh to lớn để vượt qua mọi khó
khăn. Hoặc - Khơng ít người trở nên hoảng loạn, mất bình tĩnh,… khi gặp khó khăn đặc biệt là
những vấn đề vượt ngoài tầm hiểu biết của bản thân và cộng đồng. Từ đó khiến tình trạng càng
trở nên trầm trọng hơn… 0.25 điểm
Câu 4. Anh/ chị hãy nêu ít nhất hai hành động vì cộng đồng của tổ chức hay cá nhân trong cuộc
phòng chống dịch Covid – 19. (1.0 điểm)
- Mỗi hành động 0.5 điểm
- Không cần thiết nêu tên tổ chức hay cá nhân.
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)
- Yêu cầu: đoạn hồn chỉnh về hình thức và nội dung (học sinh có thể tập trung chủ yếu vào phần
bàn luận)
- Trách nhiệm của cá nhân đối với cộng đồng đóng vai trị quan trọng trong cuộc sống mỗi
người.
- Từ ý thức trách nhiệm sẽ định hướng những hành động tốt đẹp, có ích, cùng chung tay
xây dựng xã hội tiến bộ, lành mạnh.
- Điều này góp phần hạn chế lối sống cá nhân, ích kỷ, hẹp hịi,…
- Lưu ý:
▪ Học sinh viết từ 2 đoạn trở lên: tối đa 1.0 điểm
▪ Học sinh viết dưới 15 dịng: khơng trừ điểm; trên 15 dòng: trừ 0.5 điểm
▪ Quan điểm và cách lý giải mâu thuẫn nhau: tối đa 1.0 điểm
Câu 2 (5.0 điểm)
1/ Yêu cầu về kỹ năng:
- Nắm vững kỹ năng phân tích thơ.
- Biết chọn từ ngữ, hình ảnh thơ đặc sắc để khai thác.
- Văn phong lưu lốt, đúng chính tả. Bài làm trình bày sạch sẽ, nghiêm túc.
2/ Yêu cầu về kiến thức:
Trên cơ sở nắm vững tác phẩm, đoạn trích, học sinh biết phát hiện và phân tích những đặc
sắc về nghệ thuật để làm rõ giá trị nội dung của đoạn thơ.
Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau nhưng cần nêu được các ý chính sau:
I/ Mở bài: giới thiệu để dẫn vào đề. 0,5 điểm
II/ Thân bài:
1/ Giới thiệu chung: tác giả, cảm hứng sáng tác, vị trí của đoạn trích;... 0,5 điểm
2/ Phân tích: 3,0 điểm
HS cần bám sát bố cục của đoạn văn bản, phân tích theo bài giảng của giáo viên đã dạy trên
lớp. Chủ yếu làm nổi bật những ý sau:
- Nội dung:
+ Kiều thuyết phục Vân thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng bằng những từ ngữ và hành
động khẩn thiết; thơng qua đó thể hiện lịng biết ơn về sự hi sinh của Thúy Vân.
+ Kể lại mối tình với Kim Trọng và cơn gia biến bất ngờ.
+ Thuyết phục Vân bằng nhiều lý lẽ (tuổi xn, tình máu mủ, cái chết,…) Kiều khơng
chỉ thuyết phục Vân trên cơ sở tình cảm mà cịn tác động đến nhận thức.
Nguyễn Du đã hết sức đồng cảm, ca ngợi đức hi sinh của Thúy Kiều.
- Nghệ thuật:
+ Nghệ thuật miêu tả tâm trạng bậc thầy.
+ Ngôn ngữ của đoạn này là ngơn ngữ của lý trí.
+ Đoạn thơ được Nguyễn Du viết ra một cách khúc chiết, logic, mỗi dịng hàm chứa một
thơng tin.
+ Sử dụng nhiều thành ngữ dân gian.
+ Các điển tích, điển cố được dung dị hóa.
→ đi sâu vào khám phá thế giới nội tâm và khắc họa tinh tế vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật trữ tình.
3/ Đánh giá 0.5 điểm
+ Nghệ thuật dùng từ ngữ chọn lọc tinh tế, chính xác của Nguyễn Du.
+ Nguyễn Du là bật thầy trong miêu tả nội tâm nhân vật, đặc biệt là tâm trạng của người
con gái khi tự mình trao đi tình u cho em gái.
+ Đoạn trích thể hiện bi kịch tình yêu, thân phận bất hạnh và nhân cách cao đẹp của nàng
Kiều.
+ Tác phẩm nói chung và đoạn trích nói riêng là tiếng kêu đau đớn, quyết liệt đòi quyền
được sống, được hưởng hạnh phúc của người phụ nữ thời phong kiến.
III/ Kết bài: 0,5 điểm
Thang điểm: giám khảo căn cứ vào thực tế bài làm của học sinh, chấm điểm từng phần.
- Diễn xi hồn tồn: phần phân tích tối đa 1.5 điểm
- Chủ yếu tập trung vào nội dung, nghệ thuật sơ sài: phần phân tích tối đa 2.0 điểm
- Khuyến khích những bài viết có chất văn; biết cách sử dụng dẫn chứng liên hệ; sáng tạo
trong cách cảm nhận, diễn đạt.