Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

Thực trạng lợi nhuận ở công ty cổ phần dịch vụ du lịch đường sắt hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.11 KB, 31 trang )

Thực trạng lợi nhuận ở công ty cổ phần dịch vụ du lịch đường sắt hà nội
2.1. Khái quát ở công ty cổ phần dịch vụ du lịch đường sắt hà nội
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Dịch vụ Du
lịch Đường sắt Hà Nội
Trong giai đoạn hiện nay, nghành vận tải ngày càng trở nên quan trọng và cấp
thiết nhằm đáp ứng nhu cầu vận chuyển hành khách, hàng hoá xã hội.
Công cuộc đổi mới đến nay đã hơn 10 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ đường
sắt, cán bộ công nhân viên nghành đường sắt đã đem tất cả tâm huyết, trí tuệ, sức lực
phục vụ cho công cuộc đổi mới,từng bước đã thu dược thành quả quan trọng, được
Đảng,Nhà nước, Nhân dân ghi nhận.
Đóng góp vào kết quả đó, phải kể đến một bộ phận không nhỏ hệ thống dịch vụ
du lịch trong đó có Công ty Cổ phần Dịch vụ Du lịch Đường sắt Hà Nội.
Do yêu cầu phát triển của nghành vận tải đường sắt, năm 1970, Bộ giao thông
vận tải và bưu điện có quyết định số 3271/QĐ-TC ngày 9/ 12/1970, hợp nhất “Công
ty ăn uống đường sắt” và “Trạm bán hàng trên tàu” thành “Công ty phục vụ đường
sắt” , có nhiệm vụ phục vụ ăn uống cho cán bộ công nhân viên trong ngành, hành
khách trên các đoàn tàu và khách đợi tàu ở các ga lớn.
Đến năm 1989, do yêu cầu phát triển của kinh tế thị trường, nhất là khách du lịch
bằng đường sắt, Tổng giám đốc liên hiệp đường sắt Việt Nam(theo phân cấp của bộ
GTVT và bưu điện) đã có quyết định số 836/ĐS-TC, ngày 13/11/1989, đổi tên công ty
phục vụ đường sắt thành “Công ty dịchvụ du lịch đường sắt Hà Nội”.
Đến năm 1993, theo quyết định của Nhà nước về việc đăng ký thành lập doanh
nghiệp Nhà nước, theo quyết định số 607/QĐ/TCCB-LĐ ngày 5/4/1993 của Bộ
GTVT, công ty dịch vụ du lịch đường sắt được thành lập là doanh nghiệp Nhà nước
trực thuộc liên hiệp đường sắt Việt Nam.
Công ty dịch vụ du lịch đường sắt Hà Nội có giấy phép kinh doanh số 108295,
ngày 30/4/1993do trọng tài kinh tế Hà Nội cấp, công ty là một tổ chức hạch toán độc
lập, tự chủ về mặt tài chính, có đầy đủ tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, có tài
khoản VND tại ngân hàng công thương khu vực Đống Đa, Hà Nội.
Công ty Cổ phần Dịch vụ Du lịch Đường sắt Hà Nội có trụ sở chính tại số 142
đường Lê Duẩn, quận Đống Đa, Hà Nội.


2.1.2. Chức năng, nhiện vụ, đặc điểm và các hoạt động kinh doanh chủ
yếu của công ty.
 Các chức năng nhiêm vụ chủ yếu:
- Công ty tổ chức dịch vụ du lịch cho khách trong nước và quốc tế ở các khách sạn trên
5 tuyến đường sắt
- Kinh doanh tổng hợp: bán buôn bán lẻ các mặt hàng ăn uống giải khát, thực phẩm,
công nghệ…, dịch vụ ăn nghỉ cho cán bộ công nhân viên đường sắt, khách đi tàu và
đợi tàu
- Liên doanh liên kết trong và ngoài nước, kinh doanh du lịch
 Các hoạt động kinh doanh chủ yếu
1. Dịch vụ du lịch cho khách trong và ngoài nước
2. Kinh doanh khách sạn
3. Kinh doanh thương mại
4. Sản xuất bao bì đóng gói
5. Sản xuất nước uống
6. Dịch vụ vui chơi giải trí
7. Kinh doanh rượu và thuốc lá điếu
8. Dịch vụ cho thuê văn phòng
9. Bơm, rót, vận chuyển kinh doanh ga, vận chuyển xăng dầu, mỡ và các sản
phẩm dầu mỏ, kinh doanh phụ tùng phục vụ ngành gas và xăng dầu
Ngoài ra, Tổng cục du lịch cấp giấy phép kinh doanh Lữ hành Quốc tế theo giấy
phép số 0026_2002/ TCDL_GPLH QT ngày 10/5/2002
Là công ty du lịch hoạt động trên địa bàn rộng lớn từ Lào Cai, Móng Cái, Hải
Phòng, Hà Nội, Vinh và Thành phố Hồ Chí Minh, với 11 đơn vị trực thuộc. Trong
những năm gần đây, công ty đã gặp phải rất nhiều khó khăn, trở ngại do ảnh hưởng
của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ của các nước khu vực châu Á, Tình hình thiên
tai lũ lụt liên tiếp xảy ra, đặc biệt là dịch SART cuối năm 2003, do đó, khách du lịch
và các nhà đầu tư tới Việt Nam giảm mạnh, kinh doanh thương mại nhà hàng và
khách sạn luôn có xu thế giảm giá và cạnh tranh quyết liệt giữa nhiều thành phần kinh
tế khác. Trước những khó khăn thách thức đó, công ty vẫn hướng tới mục tiêu là

SXKD có hiệu quả, cơ sở vật chất tiếp tục phát triển, công ăn việc làm của cán bộ
công nhân viên phải được ổn định và cải thiện.
Cùng với đặc điểm chung của ngành dịch vụ du lịch công ty còn mang đặc diển
riêng của vị chủ quản là Liên hiệp đường sắt Việt Nam, đó là nhiêm vụ sản xuất, phục
vụ được phân bổ theo nhu cầu phát triển của ngành đường sắt.
Trong những năm qua, nhiệm vụ kinh doanh trong lĩnh vực du lịch của công ty
đã có uy tín không những với khách du lịch trong nước mà còn được các hãng du lịch
tại các thị trường quốc tế tín nhiệm như: Nhật Bản, Hồng Kông, Pháp, Đức…và đặc
biệt là Trung Quốc. Du lịch là lĩnh vực kinh doanh đang trên đà phát triển, doanh thu
của công ty năm sau cao hơn năm trước, tạo nguồn thu khá lớn cho công ty.
Vốn và tài sản cố định không những được đảm bảo an toàn mà còn phát triển
nhanh, nộp ngân sách năm sau cao hơn năm trước.
Cơ sơ vật chất của công ty khang trang, toàn bộ cơ sở đều được xây dựng và cải
tạo với quy mô lớn và ngày càng hiện đại .
2.1.3. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, của các phòng ban trong
Công ty Cổ phần Dịch vụ Du lịch Đường sắt Hà Nội.
Tiến hành sản xuất kinh doanh của công ty đạt hiệu quả cao, đồng thời vượt qua
những thử thách đầy khắc nghiệt của nền kinh tế thị trường mang tính cạnh tranh diễn
ra gay gắt, từ đó chiếm lĩnh chỗ đứng trên thị trường, mở rộng thị phần để kiếm lợi
nhuận là mục tiêu của tất cả các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp muốn đạt được điều
đó phải cố gắng tổ chức bộ máy quản lý của mình có tính chuyên môm hoá cao từng
bộ phận tring bộ máy. Cụ thể là:
_ Bộ máy quản lý phải gọn nhẹ, tinh thông nghiệp vụ.
_ Bộ máy lãnh đạo phải giỏi về mọi mặt
_ Các bộ phận chuyên môm về nghiệp vụ phải đáp ứng đầu đủ yêu cầu, nhiệm
vụ được giao, giỏi nghề, có trình độ đào tạo.
_ Đời sống tinh thần cán bộ công nhân viên phải được đảm bảo.
_ Vật tư, máy móc, tiền vốn phải đáp ứng nhu cầu SXKD.
Sau đây là cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Dịch vụ Du lịch Đường
sắt Hà Nội (Trang )

 Đại hội đồng cổ đông.
Bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất
của Công ty Cổ phần Dịch vụ Du lịch Đường sắt Hà Nội. Quyền và nghĩa vụ của đại
hội đồng cổ đông là:
- Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại, quy
định mức cổ tức hàng năm của từng loại cổ phiếu.
- Bầu miễn nhiệm, bãi nhiệm, thành viên của Hội đồng quản trị, thành viên ban kiểm
soát.
- Xem xét và sử lý các vi phạm của Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát gây thiệt hại
cho Công ty và cổ đong của Công ty.
- Quyết định tổ chức lại và giải thể Công ty
- Quyết định sửa đổi, bổ xung điều lệ Công ty, trừ trường hợp điều chỉnh vốn điều lệ do
bán thêm cổ phần mới trong phạm vi số lượng cổ phiếu được quyền chào bán quy
định tại điều lệ Công ty.
- Thông qua báo cáo tài chính hàng năm.
- Thông qua định hướng phát triển của Công ty,quyết định bán số tài sản có giá trị lớn
hơn hoặc bằng 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ kế toán của Công ty.
- Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
 Hội đồng quản trị.
Là cơ quan quản lý Công ty, có quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn
đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm
quyền của Đại hội đồng cổ đông. Chức năng nhiệm vụ của Hội đồng quản trị.
- Quyết định chiến lược phát triển của Công ty.
- Kiến nghị loại cổ phiếu và từng loại cổ phiếu được chào bán của từng loại, quyết định
huy đọng thêm vốn theo hình thức khác.
- Quyết định phương án đầu tư.
- Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ thông qua hợp đồng
mua bán, cho vay và các hợp đồng khác có giá trị lớn hơn hoặc bằng 50% tổng giá trị
tài sản được ghi trong sổ kế toán của Công ty hoạc tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại
điều lệ Công ty.

- Bổ nhiệm, miễn nhiệm cách chức giám đốc(tổng giám đốc) và cán bộ quản lý quan
trọng khác của Công ty, quyết định mức lương và lợi ích khác của cán bộ quản lý đó.
- Quy định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ Công ty, quyết định thành lập công
ty con, chi nhánh, văn phòng đại diện và việc góp vốn mua cổ phiếu của các doanh
nghiệp khác.
- Trình quyết toán hàng năm lên Đại hội đồng cổ đông.
- Kiến nghị mức cổ tức được trả, quýet định thời hạn trả cổ tức và sử lý các khoản lỗ
trong qúa trình kinh doanh.
- Quyết định giá chào bán cổ phiếu và trái phiếu của Công ty, định giá tài sản góp vốn
không phải là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng.
- Duyệt chương trình, nội dung tài liệu phục vụ họp Đại hội đồng cổ đông và thực hiện
các thủ tục hỏi ý kiến để Đại hội đồng cổ đông thông qua quyết định.
- Quyết định mua lại không quá 10% số cổ phiếu đã bán của từng loại.
- Kiến nghị việc tổ chức lại hoặc giải thể Công ty.
- Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
 Ban kiểm soát.
Công ty Cổ phần Dịch vụ Du lịch Đường sắt Hà Nội có trên 11 cổ đông, Công ty
có Ban kiểm soát gồm 3 thành viên trong đó có một trưởng ban là cổ đông của Công
ty và có một thành viên có nghiệp vụ kế toán. Nghĩa vụ và quyền lợi của Ban kiểm
soát là:
- Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh,
trong ghi chép sổ kế toán và báo cáo tài chính.
- Thẩm định báo cáo tài chính hàng năm của Công ty, kiểm trsa từng vấn đề cụ thể liên
quan đến quản lý, điều hành hoạt động của Công ty khi xét thấy cần thiết hoặc theo
quy định của Đại hội đồng cổ đông theo yêu cầu của cổ đông, nhóm cổ đông quy định
tại khoản 2 điều 53 của luật doanh nghiệp.
- Thường xuyên thông báo với Hội đồng quản trị về kết quả hoạt động, tham khảo ý
kiến của Hội đồng quản trị trước khi trình các báo cáo, kết luận và kiến nghị lên Hội
đồng cổ đông. Báo cáo đại hội đồng cổ đông về tính chính xác, trung thực hợp lý của
việc ghi chép, lưu giữ chứng từ và lập sổ kế toán, báo cáo tài chính, các báo cáo khác

của công ty, tính trung thực hợp pháp trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh
của Công ty, được kiến nghị biện pháp bổ xung, sửa đổi, cải tiến cơ cấu tổ chức quản
lý, điều hành hoạt động kinh doanh của Công ty.
- Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật
 Giám đốc
Lãnh đạo và quản lý toàn bộ các mặt hoạt động của Công ty, điều hành các bộ
phận hoạt đồng động đồng bộ, đạt hiệu quả kinh tế cao. Là người có quyền quyết định
mọi vấn đề trong phạn vi quyền hạn của mình (ký lệnh xuất nhập tiền hàng, quyết
định việc mua bán trong kinh doanh, phục vụ, quyết định hoặc đề nghị cấp trên quyết
định khen thưởng hay kỷ luật, đề bạt tuyển dụng lao động, tiền lương…) là người chịu
trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện mọi vấn đề được giao.
Giám đốc do hội đồng quản trị bổ nhiệm (trường hợp Công ty không có quy định
khác) thì giám đốc là người đại diện theo pháp luật của Công ty.
 Phó giám đốc(kiêm trưởng phòng tài chính kế toán)
Là người tham mưu đắc lực, giúp giám đốc chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch sản
xuất kinh doanh của công ty và hoàn thành các nhiệm vụ của công ty do giám đốc uỷ
quyền.
 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban chuyên môn
_ Phòng tổ chức hành chính: Bao gồm tổ chức lao động cán bộ tiền lương và
hành chính quản trị. Phòng này có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc về công tác tổ
chức bộ máy công ty, công tác tổ chức cán bộ, lao đông tiền lương, quản lý tuyển
dụng, đào tạo đội ngũ người lao động, nâng cao trình độ, nghiệp vụ nâng cao tay
nghề, lập kế hoạch lao dộng tiền lương, xây dựng quy chế trả lương, thưởng và giải
quyết chế độ chính sách với người lao động, tham mưu cho công tác quản trị hành
chính, trang bị văn phòng, bảo vệ quân sự…
_ Phòng kế hoạch kinh doanh và đầu tư xây dựng cơ bản: Có nhiệm vụ tham
mưu cho giám đốc trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ kế hoạch sản xuất kinh
doanh,kế hoạch phát triển kinh doanh của công ty, kiểm tra, chỉ đạo, giám sát các đơn
vị trực thuộc, tham mưu trong công tác đầu tư XDCB…
 Phòng kế toán.

Phòng kế toán có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc quản lý, sử dụng hiệu quả
tài sản, tiền vốn của công ty đảm bảo đúng quy định của pháp luật về bảo toàn và phát
triển vốn. Phòng tài chính kế toán cũng tham mưu cho việc thực hiện công tác hạch
toán kế toán theo đúng quy định hiện hành, kịp thời nắm bắt các thông tin về nền kinh
tế thị trường để áp dụng thực tiễn vào việc sản xuất kinh doanh của công ty. Phòng
bao gồm có:
_ Trưởng phòng( phó giám đốc) là người điều hành chung mọi công việc trong
phòng, chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty về công tác kế toán, thống kê, hạch
toán kinh tế, lập kế hoạch tài chính, thực hiện đầy đủ các chức năng nhiệm vụ của
trưởng phòng chấp hành tốt quy định của Nhà nước, của công ty.
_ Kế toán tổng hợp(nghiệp vụ kế toán): có nhiệm vụ tổng hợp các số liệu của các
đơn vị nội bộ gửi lên háng tháng, quý vào sổ cái, theo dõi và kiểm soát tình hình tài
chính nội bộ của công ty, tính thuế, công nợ hàng tháng để nộp thanh toán và gíup
trưởng phòng lập các báo cáo quyết toán.
_ Kế toán tài sản cố định và kế toán thanh toán: có nhiệm vụ xem xét, tính, trích
lập quỹ khấu hao tài sản cố định. Kế toán thanh toán căn cứ vào chứng từ gốc đã được
giám đốc duyệt để viết phiếu thu, phiếu chi. Phản ánh số hiện có tình hình tăng, giảm
của các loại vốn, tiền của Công ty. Theo dõi các khoản tạm ứng, lập bảng lương, xem
xét tình hình biến động các quỹ của Công ty.
_ Kế toán các khoản tiền vay, tiền gửi ngân hàng: có nhiệm vụ quản lý việc thu
chi và lập báo cáo quý. Theo dõi sự biến động của tiền gửi ngân hàng, hoàn thành các
thủ tục để công ty vay tiền ngân hàng…
_ Thủ kho, thủ quỹ:có nhiệm vụ theo dõi quản lý quỹ, theo dõi tình hình xuất,
nhập, tồn hàng hoá, nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ…
 Các đơn vị trực thuộc: Công ty Dịch vụ Du lịch Đường sắt Hà Nội có 11 đơn vị trực
thuộc thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh theo các đăng ký kinh doanh được cấp.
Thủ trưởng đơn vị được giám đốc bổ nhiệm để điều hành tổ chức hoạt động kinh
doanh tại đơn vị. Bao gồm
- Chi nhánh Quảng Ninh.
- Chi nhánh Vinh, Nghệ An.

- Chi nhánh TP Hồ Chí Minh.
- Trung tâm Du lịch thương mại đường sắt.
- Trung tâm Điều hành hướng dẫn du lịch đường sắt.
- Trung tâm Dịch vụ_Du lịch_Thương mại đường sắt.
- Trung tâm Thể thao Du lịch Đường sắt Hà Nội.
- Khách sạn Mùa Xuân(tại Hà Nội).
- Khách sạn Đường Sắt_Khâm thiên, Hà Nội.
- Chi nhánh Lào Cai.
- Trung tâm Thương mại và Kinh doanh_Dịch vụ Hà Nội.
Để quản lý các đơn vị này, hàng tháng công ty tiến hành lập kế hoạch kinh
doanh và giao xuống từng đơn vị trên cơ sở vật, số lao động và khả năng thực hiện kế
hoạch, tình hình thị trường…
Đối với các đơn vị khi nhận được nhiệm vụ của công ty như theo hình thức
khoán, nếu vượt mức kế hoạch chỉ được hưởng một phần giá trị vượt mức đó.
Qua số liệu bảng 1 (Trang bên). Ta thấy:
+ Dịch vụ trọ bình dân doanh thu năm 2004 là 397.781.000 đồng, giảm so với
doanh thu năm 2003 là 102.871.000 đồng, tương ứng với số tuyệt đối giảm 20,55%.
+ Về dịch vụ cho thuê văn phòng, cửa hàng doanh thu năm 2004 là
3.676.874.000 đồng, tăng so với năm 2003 là 684.354.000,với số tuyệt đối tăng là
22,87%.
+ Dịch vụ ăn uống, doanh thu năm 2004 là 463.306.000 đồng, giảm so với năm
2003 là 60.428.000 đồng, tương ứng với số tuyệt đối giảm 11,54%.
+ Doanh thu của các dịch vụ kinh doanh khác lại tăng, năm 2004 doanh thu của
các dịch vụ khác đạt 1.909.597.000 đồng, so với năm 2003 đã tăng 294.125.000 đồng,
với số tuyệt đối tăng 18,21%.
Cùng với việc tăng doanh thu, lợi nhuận từ HĐSXKD năm 2004 tăng87.366.000
đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 53.21% và chi phí tăng 1.614.148.000 đồng, tương ứng
với tỷ lệ tăng là 3,21%. Đồng thời thu nhập bình quân mỗi công nhân cũng tăng từ
972.000 đồng năm 2003 lên 1.013.000 đồng năm 2004, đời sống công nhân được cải
thiện. Tuy nhiên mức đóng góp rất lớn vào tổng doanh thu vẫn là dịch vụ kinh doanh

thương mại, cho thuê văn phòng và kinh doanh một số dịch vụ khác chiếm hơn 70%
tổng doanh thu của toàn công ty.
Với tình hình kinh doanh như vậy, năm 2004 công ty đóng góp vào NSNN số
tiền là 1.454.944.000 đồng, giảm so với năm 2003 là 204.691.000 đồng.
Tóm lại, tình hình sản suất kinh doanh của công ty là tương đối ổn định, qua
hai năm 2003 và 2004 cho thấy xu hướng duy trì và tăng doanh thu, lợi nhận, góp
phần ổn định và tăng tích luỹ để đầu tư mở rộng sản xuất, đời sống người lao động
ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên, để có được những đánh giá đng đắn ta cần
phải đi sâu phân tích.
2.2. Thực trạng kinh doanh và kết quả kinh doanh của Công ty Cổ phần
Dịch vụ Du lịch Đường Sắt Hà Nội năm 2004.
2.2.1. Phương pháp xác định lợi nhuận của Công ty Cổ phần Dịch vụ Du
lịch Đường sắt Hà Nội.
Như ta đẵ biết, lợi nhuận của một doanh nghiệp thường được cấu thành bởi 3 bộ
phận: Lợi nhuận từ hoạt động SXKD, lợi nhuận từ hoạt động tài chính và lợi nhuận từ
hoạt động khác. Nhưng đây là một doanh nghiệp kinh doanh hàng hoá dịch vụ là
chính. Vì vậy, ta đi xem xét phương pháp xác định lợi nhuận của hoạt đông này.
Tổng lợi nhuận của hoạt động kinh doanh được xác định theo công thức sau:
Tổng lợi nhuận = Tổng doanh thu - Tổng chi phí
Trong đó:
+ Tổng doanh thu được xác định bằng tổng doanh thu của các hoạt động dịch vụ
của công ty.
+ Tổng chi phí gồm có:
Giá vốn hàng bán: Giá vốn hàng bán bao gồm trị giá mua thực tế, chi phí sản
xuất hàng hoá, chi phí mua, chi phí bảo quản, và các chi phí khác không kể chi phí
bán hàng tính cho số hàng đã bán.
Chi phí bán hàng: Bao gồm toàn bộ các chi phí có liên quan đến quá trình bán
hàng như: Chi phí hao mòn TSCĐ, chi phí nhân viên bán hàng, chi phí công cụ dụng
cụ, chi phí dịch vụ mua ngoài…
Bảng 2(Trang bên) : Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Dịch vu Du lịch

Đường sắt Hà Nội
2.2.2. Những thuận lợi và khó khăn
a)Những thuận lợi
 Nguồn nhân lực và hệ thống quản trị :
Trong thời gian qua, công ty liên tục thực hiện các biện pháp cải cách để ngày
càng nâng cao hiệu quả kiểm soát của hẹe thống TC_KT, qua đó cho phép sử dụng
hữu hiệu và tránh lãng phí về vốn, tài sản của Nhà nước trong hoạt động kinh doanh .
Cũng như không ngừng rà soát và đẩy mạnh công tác lập kế hoạnh và theo dõi triển
khai thực hiện kế hoạch kinh doanh, qua đó bám sát hơn diễn biến thực tế kinh doanh
và có những biện pháp sử lý kịp thời. Bên cạnh đó xác định được tàm quan trọng của
nguồn nhân lựcđối với sự phát triển, công ty đã chú trọng việc tuyển dụng và đào tạo
mới cán bộ có trình độ, có khả năng đảm đương các vị trí và nhiệm vụdo công ty giao
phó, do vậy đã mang lại cho công ty những thuận lợi nhất định về nguồn nhân lực.
 Văn phòng và trang thiết bị quản lý
Mặc dù không phải là hiện đại, nhưng hiện trạng cơ sở vật chất hiện có của công
ty từ nhà cửa văn phòng cho đến thiêt s bị quản lý của công tyđã cho phép các nhiệm
vụ kinh doanh của công ty được thực hiện thông suốt, tạo điều kiện và không khí lam
việc tích cực cho cán bộ công nhân viên.
b)Những khó khăn
 Hoạt động kinh doanh văn phòng:
Thực hiện quyết định của LHĐS về việc chuyển nhượng nhà nghỉ Mùa Xuân,
trong năm 2003 công ty đã ngừng cho thuê tầng 3 và 4 toà nhà 142 Lê Duẩn để tiến
hành cải tạo thành 26 phòng khách sạn nhằm tạo việc làm cho số cán bộ công nhân
viên từ nhà nghỉ Mùa Xuân. Tuy nhiên do việc chuyển giao nhà nghỉ Mùa Xuân
không thực hiện được do cơ chế xác định toà nhà Mùa Xuân, nên công ty buộc phải
huỷ bỏ cải tạo tầng 3 và 4 thành khách sạn đập bỏ các hạng mục đã thi công và tiến
hành sửa chữa lại thành văn phòng cho thuê. Sự thay đổi này đã gây khó khăn về tài
chính cho công ty. Công ty phải đi vay ngân hàng để thanh toán cho các khoản ĐTDH
này. Đây là một gánh nặng không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công
ty năm 2003 mà còn ảnh hưởng đến các năm tài chính sau này.

 Hoạt động kinh doanh khách sạn:
Hiện trạng cơ sở vật chất của 3 khách sạn và một nhà nghỉ của công ty không
đảm bảo những tiêu chuẩn cơ bản của hợt động kinh doanh nhà nghỉ khách sạn.
Khách sạn Khâm Thiên vốn được cấu tạo từ một phần của khu nhà hai tầng khung ray
phế liệu, lại nằm ngay cạnh đường ray, tàu thường xuyên chạy qua nên hiện nay đã
xuống cấp, kết cấu khung ray không cho phép thực hiện những cải tạo cơ bản, do vậy
chất lượng còn lại của nội thất và thiết bị rất thấp, công ty phải thường xuyên tổ chức
kiưểm tra đánh giá lại hiện trạng để đảm bảo an toàn sử dụng. Bên cạnh đó, theo quy
hoạch xây dựng tuyến đường sắt trên cao, toàn bộ khu nhà hai tầng này nằm vào khu
vực giải toả, căn cứ vào thông tin mà công ty có được thì việc giải toả sẽ không muộn
hơn 3 năm tới.Nhà nghỉ này lại nằm ở vị trí không thuận lợi, gần ngã tư thường xuyên
rất nhiều phương tiện qua lại và ùn tắc giao thông, liền kề với tuyến đường sắt có tàu
thường xuyên chạy qua nên thường xuyên chịu tác động và rung chuyển lớn. Những
nhân tố trên ảnh hưởng rất lớn đến tình hình kinh doanh của đơn vị, doanh thu luôn
không đủ bù chi mạc dud công ty đă thực hiện khấu hao ở mức thấp nhất có thể.
 Hoạt động thương mại:
Thiếu VLĐ là khó khăn điển hình đối với hoạt động thương mại của côngty.
Mặc dù hoạt động thương mại là nguồn tạo ra doanh thu ổn định, tuy nhiên yêu cầu
thanh toán nhanh trong hoạt động thương mại luôn gây sức ép và yêu cầu phải cân đối
nguồn, tăng hạn mức vay ngân hàng dảm bảo dòg tiền mặt đối với công ty. Chủ
trương hạn chế kinh doanh thuốc lá của Nhà nước, sự thay đổi nhận thức của người
tiêu dùng, sự canh tranh khốc liệt của thuốc lá ngoại nhập lậu, thuốc tiêu thụ đặc biệt
tăng…đã ảnh hưởng rất lớn đến nguồn thu tiền mặt chính này.
 Hoạt động du lịch:
Tính cạnh tranh cao trong hoạt động cung cấp dịch vụ du lịch Quốc tế là thách
thức lớn đối với công ty. Nâng cao sức cạnh tranh trong lĩnh vực này đòi hỏi phải có
một nguồn nhân lực tài chính đủ mạnh để đầu tư cho con người, quan hệ, cơ sở vật
chất và các dịch vụ gia tăng. Với tình hình tài chính của công ty, những bước đầu tư
lớn và cơ bản như vậy là chưa thực hiện được. Mặc dù là đơn vị kinh doanh du lịch,
có thời điểm cần đón những đoàn khách với số lượng khá lớn đến hàng trăm người,

nhưng toàn công ty hiện chỉ có 2 xe ô tô, khi có nhu cầu sử dụng gấp như vậy công ty
đều phải thuê xe ngoài với giá cao_hiện trạng này đã có những hạn chế lớn đến hoạt
động kinh doanh của công ty. Bên cạnh đó, đối với khách nội địa, mức sống của
người dân ngày càng tăng cao và việc phát triển nhanh đối với việc sử dụng dịch vụ
du lịch. Việc chào hàng thành công cho 1 tour du lịch khách nội địangày càng trở nên
khó khăn.

×