Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Nghiên cứu và thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho khu công nghiệp dệt may phố Nối B tỉnh Hưng Yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 110 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
-------------------------------------

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ
LÝ NƯỚC THẢI CHO KHU CÔNG NGHIỆP
DỆT MAY PHỐ NỐI B, TỈNH HƯNG YÊN
NGÀNH: CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG
MÃ SỐ:

VƯƠNG ĐÌNH HÀ

Người hướng dẫn khoa học: TS. VŨ VĂN MẠNH

HÀ NỘI 2006


Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ

Viện khoa học và công nghệ Môi TrườngLuậnsĩ
Viện khoa học và công nghệ Môi Trường

MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC BẢNG ......................................................................... 4
KÝ HIỆU & THUẬT NGỮ VIẾT TẮT................................................... 6
MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 7
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NGÀNH
DỆT MAY………………………………………………………...……… .9


I.1. Mục tiêu phát triển của ngành Dệt - May. ............................................. 9
I.2. Quan điểm quy hoạch phát triển ngành Công nghiệp Dệt - May Việt
Nam …………….. ....................................................................................... 9
I.3. Các chỉ tiêu quy hoạch phát triển của ngành Công nghiệp Dệt - May
Việt Nam ...................................................................................................... 9
CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU VÀI NÉT VỀ KHU CÔNG NGHIỆP DỆT
MAY PHỐ NỐI B .................................................................................... 14
II.1.Vị trí địa lý và bố trí các nhà máy trong KCN Dệt may Phố Nối B ... 14
II.1.1. Vị trí địa lý của khu cơng nghiệp.............................................. 14
II.1.2. Khí hậu khu vực dự án .............................................................. 14
II.1.3. Các nhà máy đầu tư vào khu công nghiệp ................................ 15
II.2.Vấn đề môi trường của khu công nghiệp Dệt may Phố Nối B............ 17
II.2.1. Nguồn phát sinh, đặc trưng của khí thải tới mơi trường........... 17
II.2.2. Nguồn phát sinh, đặc trưng của chất thải rắn tới môi trường ... 17
II.2.3. Nguồn phát sinh, đặc trưng của nước thải tới môi trường........ 23
II.2.4. Đặc trưng của nước thải sinh hoạt ............................................ 23
II.3. Một số biện pháp giảm thiểu ô nhiễm nước thải và chất thải rắn cho
KCN Dệt may Phố Nối B........................................................................... 23
II.3.1. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước ....................... 23
Vương Đình Hà lớp CHCNMT 2004 – 2006Nguyễn Hữu Hưng lớp CHCNMT 2004 - 2006

1


Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ

Viện khoa học và công nghệ Môi TrườngLuậnsĩ
Viện khoa học và công nghệ Môi Trường

II.3.1.1. Khống chế ô nhiễm nước thải sinh hoạt............................. 23

II.3.1.2. Khống chế ô nhiễm nước thải công nghiệp ....................... 24
II.3.1.3. Khống chế ô nhiễm nước mưa ........................................... 24
Các biện pháp giảm thiểu chất thải rắn..................................... 24
II.3.2.
CHƯƠNG III: CƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI BẰNG
PHƯƠNG PHÁP HĨA LÝ ĐƠNG KEO TỤ, SINH HỌC VÀ
NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ HTXLNT Ở VIỆT NAM........ 27
III.1. Cơ sở lý thuyết của phương pháp...................................................... 27
III.1.1. Cơ sở lý thuyết của phương pháp xử lý hóa lý ....................... 27
III.1.2. Cơ sở lý thuyết của phương pháp xử lý sinh học hiếu khí...... 31
III.1.3. Xử lý sinh học hiếu khí nước thải trong điều kiện tự nhiên.... 39
III.1.4. Xử lý sinh học hiếu khí nước thải trong điều kiện nhân tạo: .. 42
III.2. Nghiên cứu đánh giá HTXLNT của một số KCN ở Việt Nam......... 48
III.2.1. Nghiên cứu đánh giá HTXLNT của KCN Long Thành.......... 48
III.2.2. Nghiên cứu đánh giá HTXLNT của KCN Nhơn Trạch 2 ....... 51
CHƯƠNG IV: TÍNH TỐN THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC
THẢI CHO KHU CÔNG NGHIỆP DỆT MAY PHỐ NỐI B.............. 53
IV.1. Cơ sở thiết kế .................................................................................... 55
IV.1.1. Phân tích và lựa chọn dây chuyền cơng nghệ xử lý nước thải 55
IV.1.2. Nguyên lý hoạt động của hệ thống.......................................... 60
IV.2. Tính tốn thiết kế hệ thống xử lý nước thải...................................... 63
IV.2.1. Các thông số yêu cầu thiết kế.................................................. 63
IV.2.2. Tính tốn các hạng mục chính................................................. 64
IV.2.2.1. Tính tốn bể thu gom ......................................................... 64
IV.2.2.2. Tính tốn bể điều hịa nước thải......................................... 64
IV.2.2.3. Tính tốn ngăn khuấy trộn 1, 2 và bể lắng sơ bộ ............... 65
IV.2.2.4. Tính tốn bể Aeroten.......................................................... 70
IV.2.2.5. Tính tốn bể lắng thứ cấp................................................... 77
IV.2.2.6. Tính tốn bể ổn định bùn hiếu khí ..................................... 79
Vương Đình Hà lớp CHCNMT 2004 – 2006Nguyễn Hữu Hưng lớp CHCNMT 2004 - 2006


2


Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ

Viện khoa học và công nghệ Môi TrườngLuậnsĩ
Viện khoa học và công nghệ Môi Trường

IV.2.2.7. Tính tốn bể chứa bùn........................................................ 82
IV.2.2.8. Tính tốn bể khử trùng....................................................... 83
IV.3. Khái toán tổng mức đầu tư xây dựng hệ thống................................. 85
IV.3.1. Khái tốn kinh phí tổng mức đầu tư ....................................... 85
IV.3.1.1. Khái tốn chi phí cho phần xây lắp.................................... 86
IV.3.1.2. Dự tốn chi phí phần thiết bị chính.................................... 91
IV.3.2. Tính tốn chi phí vận hành hệ thống....................................... 99
KẾT LUẬN ............................................................................................. 104
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................... 105
PHỤ LỤC ................................................................................................ 107

Vương Đình Hà lớp CHCNMT 2004 – 2006Nguyễn Hữu Hưng lớp CHCNMT 2004 - 2006

3


Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ

Viện khoa học và công nghệ Môi TrườngLuậnsĩ
Viện khoa học và công nghệ Môi Trường


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Cơ cấu sử dụng đất theo các ngành công nghiệp [1,2].............. 15
Bảng 2.2: Số lao động dự kiến làm việc trong khu công nghiệp [1,2] ...... 15
Bảng 2.3: Các chất ô nhiễm đặc trưng trong nước thải Dệt - nhuộm [1,2] 15
Bảng 2.4: Các chất ô nhiễm & ảnh hưởng của chúng tới môi trường [1,2]15
Bảng 2.5: Thành phần và tính chất của nước thải sinh hoạt [1,2] ............. 15
Hình 3.1: Điện tích trên hạt lơ lửng giải thích bằng lý thuyết hai lớp [8] . 28
Hình 3.2: Giảm điện tích thực trên hạt rắn bằng thêm các ion trái dấu hóa
trị 3 [8,21]................................................................................................... 29
Hình 3.3 : Đồ thị biểu diễn quá trình phát triển của VSV [8].................... 34
Bảng 3.1 : Mối tương quan giữa tải trọng BOD và nhu cầu oxy [8]. ........ 38
Hình 3.3 : Sơ đồ các q trình chuyển hố trong hồ tuỳ tiện [8]............... 41
Bảng 3.2 : Một số thông số trong sử dụng các loại hồ [13] ...................... 42
Hình 3.4 : Cơ chế khuyếch tán qua màng sinh học [8].............................. 43
Bảng 3.3 : Một số vật liệu lọc truyền thống [18]. ..................................... 44
Hình 3.5 : Hệ thống aeroten thơng thường [8, 14,16,18]........................... 45
Bảng 3.4: Một số thông số hoạt động của các hệ thống điển hình [8]....... 46
Bảng 3.5: Nhu cầu oxy ở các dạng bể aeroten tải trọng khác nhau [8] ..... 48
Bảng 3.6: Thơng số tính chất nước thải KCN Long Thành [3]: ................ 49
Hình 3.7: Sơ đồ công nghệ HTXLNT KCN Long Thành [3].................... 51
Bảng 3.7: Thông số tính chất nước thải KCN NhơnTrạch 2 [5]: .............. 52
Hình 3.8: Sơ đồ cơng nghệ HTXLNT KCN Nhơn Trạch 2[5] .................. 54
Bảng 4.1: Lựa chọn thông số thiết kế nước thải KCN Dệt may Phố Nối B55

Vương Đình Hà lớp CHCNMT 2004 – 2006Nguyễn Hữu Hưng lớp CHCNMT 2004 - 2006

4


Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ


Viện khoa học và công nghệ Mơi TrườngLuậnsĩ
Viện khoa học và cơng nghệ Mơi Trường

Hình 4.1: Sơ đồ công nghệ hệ thống nước thải KCN Dệt may Phố Nối B 59
Hình 4.3: Mơ hình bể Aeroten khuấy trộn có tuần hồn bùn [14,20]........ 72
Bảng 4.2. khái toán tổng mức đầu tư xây dựng nhà máy xử lý nước thải . 85
Bảng 4.3. khái toán chi phí phần xây lắp ................................................... 87
Bảng 4.4. khái tốn phần cơng nghệ chính ................................................ 91
Bảng 4.5. Chi phí vận hành Nhà máy xử lý nước thải............................... 99
Bảng 4.6. Chi phí điện năng....................................................................... 99
Bảng 4.7: Chi phí hố chất ....................................................................... 101
Bảng 4.8. Chi phí phụ tùng thay thế......................................................... 101
Bảng 4.9. Chi phí bảo dưỡng ................................................................... 102
Bảng 4.10. Chi phí nhân cơng .................................................................. 103
Phụ lục1: Quy trình xử lý nước thải đầy đủ trong một hệ thống bất kỳ .. 107
Phụ lục 2: Giới thiệu một số thiết bị thường dùng trong xử lý nước thải và
một số hình ảnh minh hoạ ........................................................................ 108
Phụ lục 3: Một số bản thiết kế công nghệ sơ bộ ...................................... 109

Vương Đình Hà lớp CHCNMT 2004 – 2006Nguyễn Hữu Hưng lớp CHCNMT 2004 - 2006

5


Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ

Viện khoa học và công nghệ Môi TrườngLuậnsĩ
Viện khoa học và công nghệ Môi Trường


KÝ HIỆU & THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
Aeroten:

Bể xử lý sinh học hiếu khí bằng bùn hoạt tính.

BOD:

Biological Oxygen Demand – Nhu cầu oxy sinh học.

BOD5:

Nhu cầu oxy sinh học sau 05 ngày.

Bùn hoạt tính:

Là bùn trong bể aeroten mà trong đó chứa phần lớn là các
vi sinh vật.

CNH:

Cơng nghiệp hóa

COD:

Chemical Oxygen Demand – Nhu cầu oxy hoá học.

CTR:

Chất thải rắn


ĐV:

Đơn vị.

CĐT

Chủ đầu tư

ĐTNN:

Đầu tư nước ngồi

Extended Aeration

Thơng khí kéo dài - một phương pháp của công nghệ xử lý
nước thải bằng bùn hoạt tính sử dụng bể Aeroten.

F/M:

Food/Microorganismratio - Tỷ lệ lượng thức ăn (hay chất
thải) trên một đơn vị vi sinh vật trong bể Aeroten.

HĐH:

Hiện đại hóa

HTXLNT:

Hệ thống Xử lý Nước thải.


KCN:

Khu công nghiệp

MLSS:

Mixed Liquor Suspended Solids - Nồng độ vi sinh vật (Hay
bùn hoạt tính).

SL:

Số lượng.

SS:

Suspended Solids - Chất rắn lơ lửng.

SVI (ml/mg):

Tỷ số thể tích bùn - Một thông số dùng để xác định khả
năng lắng của bùn hoạt tính.

TT:

Thứ tự.

VNĐ:

Đồng tiền Việt Nam


VLXD:

Vật liệu xây dựng

VSV:

Vi sinh vật.

Vương Đình Hà lớp CHCNMT 2004 – 2006Nguyễn Hữu Hưng lớp CHCNMT 2004 - 2006

6


Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ

Viện khoa học và công nghệ Môi TrườngLuậnsĩ
Viện khoa học và công nghệ Môi Trường

MỞ ĐẦU
Dệt may là một trong những ngành sản xuất quan trọng trong chiến lược phát
triển kinh tế xã hội của Việt Nam. Cơng nghiệp dệt may góp phần tăng tỷ trọng
xuất khẩu, giải quyết công ăn việc làm cho một lượng lớn lao động hiện nay.
Theo dự báo, đến năm 2010, ngành Dệt- May cả nước sẽ sản xuất 2 tỷ mét vải,
xuất khẩu từ 3,5 đến 4 tỷ USD, tạo ra 1,8 triệu việc làm, với mức tăng trưởng
hàng năm là 14%. Các nhà máy dệt may tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn
như Hà Nội, Hưng Yên, Thành phố Hồ Chí Minh, Huế, Đà Nẵng,... Song,
ngành Dệt may lại chính là ngành cơng nghiệp có dây chuyền công nghệ phức
tạp và sử dụng nhiều nguyên vật liệu cũng như hóa chất khác nhau, bao gồm các
cơng đoạn như: Nhập nguyên liệu (kiện bông, sợi tổng hợp); Làm sạch nguyên
liệu; Kéo sợi; Đánh ống; Hồ sợi dọc bằng hồ tinh bột biến tính hoặc polyvinyl

alcohol (đối với sợi tổng hợp); Tẩy vải; Nhuộm vải bằng các loại thuốc nhuộm
khác nhau: thuốc nhuộm hoạt tính, thuốc nhuộm trực tiếp, thuốc nhuộm hoàn
nguyên, thuốc nhuộm phân tán...; làm bền mầu và giặt; Sấy khơ, in hoa và hồn
thiện sản phẩm. Trong đó, các cơng đoạn tạo ra nước thải của công nghiệp dệt
nhuộm bao gồm: Hồ sợi, giũ hồ, nấu vải, tẩy, nhuộm, làm bền mầu và giặt vải.
Tuỳ theo công đoạn và phương pháp công nghệ sử dụng, nước thải có chứa các
chất ơ nhiễm khác nhau. Đáng chú ý nhất là các công đoạn tẩy trắng và nhuộm
mầu. Trong cơng đoạn tẩy trắng, nước thải có chứa mỡ từ sợi, một phần nhỏ các
hợp chất lignin và hydrat cacbon trong trường hợp tẩy sợi bông và các chất tẩy.
Trong trường hợp tẩy trắng bằng hợp chất hypoclorit, giống như tẩy xenluloza
trong công nghiệp giấy, trong nước thải có chứa các hợp chất clo hữu cơ có dạng
cấu tạo tương tự các hợp chất dioxin, chất độc rất nguy hiểm đối với đời sống
con người.Cịn trong cơng đoạn nhuộm, tuỳ thuộc vào công nghệ sử dụng
(nhuộm gián đoạn, nhuộm liên tục) và các loại thuốc nhuộm, màu vải cần
nhuộm, loại vải cần nhuộm trong nước thải có chứa các loại gây ơ nhiễm khác
nhau. Ngồi ra, trong nước thải dệt nhuộm còn chứa một số lượng lớn các hóa
Vương Đình Hà lớp CHCNMT 2004 – 2006Nguyễn Hữu Hưng lớp CHCNMT 2004 - 2006

7


Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ

Viện khoa học và công nghệ Môi TrườngLuậnsĩ
Viện khoa học và công nghệ Môi Trường

chất như sôđa (Na2C03), kiềm (KOH, Na0H), các muối thiosulphit, thiosulphat,
axit axetic, các hóa chất khác sử dụng làm ổn định màu... Một đặc điểm chung là
tất cả các loại thuốc nhuộm đều là hóa chất độc và rất độc.
Hiện nay, ở Việt Nam, kể các các nhà máy lớn do Nhà nước quản lý, việc xử lý

nước thải dệt nhuộm chưa được quan tâm đúng mức. Rất nhiều nhà máy khơng
có hệ thống xử lý nước thải hoặc có, nhưng không vận hành được. Hầu hết các
làng nghề dệt nhuộm đều xả nước thải trực tiếp ra môi trường mà khơng hề qua
bất cứ cơng đoạn xử lý nào. Chính vì vậy, đây là ngun nhân gây ơ nhiễm nặng
nề đối với môi trường sinh thái.
Xuất phát từ mục tiêu giảm thiểu tốc độ gia tăng ô nhiễm chất thải, giảm tác
động của chất thải đến môi trường và sức khỏe cộng đồng nâng cao chất lượng
mơi trường sống, góp phần vào chiến lược phát triển bền vững trong tương lai.
Cũng như đáp ứng được những yêu cầu ngày càng cao của Luật Bảo vệ Môi
trường thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005, Phù hợp với Quyết định số
64/2003/QĐ-TTg về việc xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng, tôi đã nhận thực hiện đề tài: “Nghiên cứu và thiết kế hệ thống xử
lý nước thải Dệt nhuộm cho KCN Dệt may Phố Nối B, tỉnh Hưng Yên.”
Nội dung của đề tài bao gồm:
Chương I: Tổng quan về hoạt động phát triển ngành Dệt may
Chương II: Giới thiệu vài nét về KCN Dệt may Phố Nối B
Chương III: Cơ sở phương pháp xử lý nước thải bằng phương pháp hố lý đơng
keo tụ, sinh học và nghiên cứu đánh giá một số HTXLNT ở Việt Nam
Chương IV: Tính tốn thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho KCN Dệt may Phố
Nối B, tỉnh Hưng Yên
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Phụ lục

Vương Đình Hà lớp CHCNMT 2004 – 2006Nguyễn Hữu Hưng lớp CHCNMT 2004 - 2006

8


Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ


Viện khoa học và công nghệ Môi TrườngLuậnsĩ
Viện khoa học và công nghệ Môi Trường

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN
NGÀNH DỆT - MAY
I.1.

Mục tiêu phát triển của ngành Dệt -May.

Mục tiêu phát triển của ngành Công nghiệp Dệt - May đến năm 2010 là hướng
ra xuất khẩu nhằm tăng nguồn thu ngoại tệ, đảm bảo cân đối trả nợ và tái sản
xuất mở rộng các cơ sở sản xuất của ngành, thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng trong
nước về số lượng, chất lượng, chủng loại và giá cả; từng bước đưa ngành Công
nghiệp Dệt - May Việt Nam trở thành ngành xuất khẩu mũi nhọn, góp phần tăng
trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, thực hiện đường lối cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước. Theo dự báo, đến năm 2010, ngành Dệt- May cả nước sẽ sản
xuất 2 tỷ mét vải, xuất khẩu từ 3,5 đến 4 tỷ USD, tạo ra 1,8 triệu việc làm, với
mức tăng trưởng hàng năm là 14% [11].
I.2.

Quan điểm quy hoạch phát triển ngành Công nghiệp Dệt - May
Việt Nam.
Quan điểm quy hoạch phát triển ngành Công nghiệp Dệt - May Việt Nam
đến năm 2010 gồm các nội dung:
- Về đầu tư công nghệ:
Kết hợp hài hòa giữa đầu tư chiều sâu, cải tạo, mở rộng và đầu tư mới.
Nhanh chóng thay thế những thiết bị và cơng nghệ lạc hậu, nâng cấp những
thiết bị cịn khả năng khai thác, bổ sung thiết bị mới, đổi mới công nghệ và
thiết bị để nâng cao chất lượng sản phẩm.

- Về thị trường tiêu thụ:
Thị trường ngoài nước: củng cố, giữ vững và phát triển quan hệ ngoại
thương với các thị trường truyền thống, thâm nhập và tạo đà phát triển vào
các thị trường có tiềm năng và thị trường khu vực. Từng bước hội nhập thị

Vương Đình Hà lớp CHCNMT 2004 – 2006Nguyễn Hữu Hưng lớp CHCNMT 2004 - 2006

9


Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ

Viện khoa học và công nghệ Môi TrườngLuậnsĩ
Viện khoa học và công nghệ Môi Trường

trường kinh tế khu vực AFTA và thị trường kinh tế thế giới WTO. Thị
trường trong nước: Đáp ứng nhu cầu các mặt hàng thuộc ngành Dệt - May
trong nước bằng chất lượng hàng hóa, hạ giá thành, đa dạng hóa mặt hàng,
đáp ứng thị hiếu và phù hợp với sức mua của mọi tầng lớp nhân dân.
- Vốn đầu tư và sắp xếp doanh nghiệp:
Đa dạng hóa nguồn vốn và phương thức huy động vốn đầu tư, phát huy nội
lực và mở rộng đầu tư trực tiếp của nước ngoài để phát triển. Nhanh chóng
thực hiện cổ phần hóa các doanh nghiệp may, từng bước cổ phần hóa một
số doanh nghiệp dệt, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới của ngành.
- Bố trí quy hoạch cơ sở sản xuất:
Trên cơ sở hiện trạng, củng cố và phát triển 3 trung tâm công nghiệp dệt
của cả nước là vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long, vùng
Đồng bằng Sông Hồng, vùng duyên hải miền Trung. Đối với công nghiệp
may, phân bổ rộng rãi trên địa bàn cả nước, ưu tiên phát triển cơ sở may
xuất khẩu tại những vùng thuận lợi về giao thông, gần bến cảng, sân bay.

- Định hướng phát triển nguyên liệu:
Nâng tỷ trọng phụ liệu may sản xuất trong nước của sản phẩm xuất khẩu
để tăng giá trị gia tăng của công nghiệp may. Phát triển vùng nguyên liệu
bông và tơ tằm để chủ động về nguyên liệu dệt, hạ giá thành sản phẩm và
thu hẹp nhập khẩu nguyên liệu.
- Đào tạo cán bộ, công nhân kỹ thuật:
Phát triển nhiều hình thức và cấp đào tạo để tăng số lượng cán bộ, công
nhân kỹ thuật, đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành Dệt - May.

Vương Đình Hà lớp CHCNMT 2004 – 2006Nguyễn Hữu Hưng lớp CHCNMT 2004 - 2006

10


Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ

Viện khoa học và công nghệ Môi TrườngLuậnsĩ
Viện khoa học và công nghệ Môi Trường

I.3.

Các chỉ tiêu quy hoạch phát triển của ngành Công nghiệp Dệt May Việt Nam.
- Chỉ tiêu sản xuất và xuất khẩu:
Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Năm
2000


2005

2010

- Sản xuất
+ Vải lụa

Triệu m

800

1330

2000

+ Sản phẩm dệt kim

Triệu SP

70

150

210

"

580

780


1200

Triệu USD

2000

3000

4000

+ Hàng Dệt

"

370

800

1000

+ Hàng May

"

1630

2200

3000


+ Sản phẩm May (quy chuẩn)
- Kim ngạch xuất khẩu

- Chỉ tiêu phát triểu nguyên liệu dệt:
Nguyên liệu

Đơn vị

Năm 2000

Năm 2010

Ha

37 000

100 000

Tấn/ha

1,4

1,8

+ Sản lượng bông hạt

Tấn

54 000


182 000

+ Sản lượng bông xơ

"

18 000

60 000

+ Diện tích trồng dâu

Ha

25 000

40 000

+ Sản lượng tơ tằm

Tấn

2 000

4 000

- Bơng
+ Diện tích
+ Năng suất bông


- Dâu tằm tơ

-

Chỉ tiêu về nhu cầu tổng vốn đầu tư đến năm 2010:

Vương Đình Hà lớp CHCNMT 2004 – 2006Nguyễn Hữu Hưng lớp CHCNMT 2004 - 2006

11


Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ

Viện khoa học và công nghệ Môi TrườngLuậnsĩ
Viện khoa học và công nghệ Môi Trường

(Đơn vị: Triệu USD)
- Đầu tư chiều sâu

756,9

+ Dệt

709,0

+ May

47,9


- Đầu tư mới

2 516,4

+ Dệt

2 306,4

+ May

210,2
3 973,3

Tổng số

Chỉ tiêu về nhu cầu tổng vốn đầu tư đến năm 2010 là định hướng, Bộ Công
nghiệp căn cứ định hướng này và điều kiện thực tế từng thời kỳ để có
những tính tốn và hiệu chỉnh cho phù hợp.
- Bộ Cơng nghiệp là Bộ quản lý ngành phối hợp với các Bộ, ngành và ủy
ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương liên quan chịu
trách nhiệm tổ chức thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển ngành
Công nghiệp Dệt - May Việt Nam theo các nội dung đã ghi của quyết
định này.
- Bộ Cơng nghiệp chủ trì, làm việc với Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, Tổng công ty Dệt - May Việt Nam và các địa phương có liên
quan về quy hoạch và phương thức thực hiện việc xây dựng, phát triển
vùng nguyên liệu bông, dâu tằm tơ cũng như việc thu mua, chế biến các
loại nguyên liệu này.
- Bộ Công nghiệp phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Xây dựng, ủy
ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có liên quan và

Tổng công ty Dệt - May Việt Nam xác định danh mục, địa điểm, quy
mơ từng cơng trình cần đầu tư mới cũng như cần cải tạo mở rộng trong
từng giai đoạn phù hợp với định hướng vùng sản xuất để thực hiện.

Vương Đình Hà lớp CHCNMT 2004 – 2006Nguyễn Hữu Hưng lớp CHCNMT 2004 - 2006

12


Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ

Viện khoa học và công nghệ Môi TrườngLuậnsĩ
Viện khoa học và công nghệ Môi Trường

- Bộ Thương mại, Bộ Cơng nghiệp, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Tổng công ty Dệt - May Việt
Nam chủ động có kế hoạch phát triển thêm các thị trường xuất khẩu
mới, tìm nguồn vốn trong và ngồi nước kể cả một phần vốn vay ưu đãi
để đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư của ngành Dệt - May.

Vương Đình Hà lớp CHCNMT 2004 – 2006Nguyễn Hữu Hưng lớp CHCNMT 2004 - 2006

13


Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ

Viện khoa học và công nghệ Môi TrườngLuậnsĩ
Viện khoa học và công nghệ Môi Trường


CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU VÀI NÉT VỀ KHU CÔNG NGHIỆP DỆT
MAY PHỐ NỐI B – HƯNG YÊN
II.1. Vị trí địa lý và bố trí các nhà máy trong KCN Dệt may Phố Nối
II.1.1. Vị trí địa lý của khu cơng nghiệp
Khu công nghiệp Dệt may Phố Nối B được triển khai trên khu đất thuộc
địa bàn xã Nghĩa Hiệp, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng n có vị trí giới hạn
như sau [1,2]:
-

Phía Bắc: Giáp mương tưới tiêu Trần Thành Ngọ.

-

Phía Nam: Giáp đường quy hoạch của Tỉnh.

-

Phía Tây: Giáp Quốc lộ 39 A cũ

-

Phía Đơng: Giáp Quốc lộ 39A mới

-

Tổng diện tích của khu cơng nghiệp Dệt may Phố Nối B giai đoạn I là
25 ha, giai đoạn II chuẩn bị triển khai là 70 ha (trong tương lai).

II.1.2. Khí hậu khu vực dự án
Khu vực Phố Nối nằm trong vùng khí hậu đồng bằng và trung du Bắc bộ:

Mùa đơng lạnh, mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều. Đó là khí hậu mang tính
chất nhiệt đới, ẩm, gió mùa. Nhìn chung khí hậu ơn hồ, thuận lợi cho sản
xuất và đời sống.
-

Nhiệt độ trung bình năm: 23,4°C

-

Nhiệt độ trung bình cao nhất năm: 27°C

-

Nhiệt độ trung bình thấp nhất năm: 20,9°C

-

Độ ẩm tương đối của khơng khí trung bình cả năm: 84 ( %)

-

Số giờ năng trung bình năm là: 1.680 giờ

-

Lượng mưa trung bình năm là: 1620 mm

-

Số ngày mưa phùn: 38,7 ngày.


-

Gió chủ đạo là gió mùa Đơng Nam về mùa mưa và gió mùa Đơng Bắc
về mùa khơ.

Vương Đình Hà lớp CHCNMT 2004 – 2006Nguyễn Hữu Hưng lớp CHCNMT 2004 - 2006

14


Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ

Viện khoa học và công nghệ Môi TrườngLuậnsĩ
Viện khoa học và công nghệ Môi Trường

II.1.3. Các nhà máy đầu tư vào khu công nghiệp và nhân lực
Khu công nghiệp Dệt may Phố Nối B chủ trương tập trung những nhà
máy ngành công nghiệp dệt như trong Chiến lược tăng tốc phát triển
ngành Dệt may đề ra. Xuất phát từ nhu cầu đầu tư của một số công ty dệt
thuộc Tổng công ty Dệt may Việt Nam (Vinatex), cụ thể một số nhà máy
đầu tư xây dựng vào Khu công nghiệp Dệt may Phố Nối B như sau:
-

Cơng ty TNHH may thêu Khải Hồn

-

Cơng ty Liên doanh Coast Phong Phú


-

Công ty Hansung Haram

-

Trung tâm dệt kim Phố Nối

-

Công ty Cổ phần Công nghệ Thiên Quan

-

Nhà máy Chỉ khâu Công ty Dệt Phong Phú

-

Công ty Cổ phần Yên Mỹ

-

Nhà máy sản xuất đồ gỗ Contrexim.

Trên cơ sở phân tích chủ trương phát triển cơng nghiệp của tỉnh, nhu cầu
về nhân lực cũng như nguyên vật liệu của địa phương và yêu cầu của chủ
đầu Quy mô đất đai tồn bộ khu cơng nghiệp là 100 ha (bao gồm hai giai
đoạn, giai đoạn 1 là 25 ha và giai đoạn 2 là 75 ha). Cơ cấu cân bằng sử
dụng đất trong KCN Dệt may Phố Nối B giai đoạn 1 như sau:
Bảng 2.1: Cơ cấu cân bằng sử dụng đất trong khu cơng nghiệp [1,2]

STT

Hạng mục

Diện tích (ha)

Tỷ lệ chiếm đất (%)

1

Khu các nhà máy

19.97

79.88

2

Đất hạ tầng kỹ thuật

1.55

6,20

3

Đất giao thông

2.24


8.96

4

Đất cây xanh, vườn hoa

1.24

4.96

25,71

100

Tổng cộng

Theo số liệu tổng kết sử dụng lao động trong các khu công nghiệp trong
cả nước, số lượng lao động cần thiết khoảng từ 120 – 140 lao động/ha đất
Vương Đình Hà lớp CHCNMT 2004 – 2006Nguyễn Hữu Hưng lớp CHCNMT 2004 - 2006

15


Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ

Viện khoa học và công nghệ Môi TrườngLuậnsĩ
Viện khoa học và công nghệ Môi Trường

xây dựng. Khu công nghiệp dệt may Phố Nối B tập trung chủ yếu lao
động có tay nghề cho ngành dệt, tuy nhiên do xu hướng sử dụng những

dây chuyền thiết bị công nghệ tiên tiến nhất nên số lượng lao động dự
kiến trong Khu công nghiệp không phải ở mức cao.
Bảng 2.2: Nhu cầu sử dụng đất của các doanh nghiệp và lượng lao
động dự kiến làm việc trong KCN [1]
STT

Hạng mục

Diện tích

Số người lao động

(ha)

(người)

1

Cơng ty may, thêu Khải Hoàn

1.41

400

2

Nhà máy sản xuất đồ gỗ Contrexim

1.5


100

3

C.ty Liên doanh Coast Phong Phú

1.5

160

4

Nhà máy chỉ khâu Phong Phú

1.5

250

5

Công ty Cổ phần Yên Mỹ

3.19

300

6

Trung tâm Dệt Kim Phố Nối


4.12

390

7

Công ty Cổ phần CN Thiên Quan

2

200

8

C.ty TNHH Hansung Haram VN

0.1

40

0.53

10

1.2

6

17.05


1856

9
10

Công ty Cổ phần Phất triển Hạ
tầng Dệt may Phố Nối
Tập đoàn Dệt may VN – Trung
tâm Xử lý nước thải
Tổng cộng

- Nguồn lao động: Số lao động phổ thong được tuyển mộ ưu tiên cho địa
phương là Huyện Yên Mỹ, Huyện Mỹ Hào và các khu vực lân cận tỉnh
Hưng Yên.
- Số công nhân kỹ thuật lành nghề phải có kế hoạch tuyển từ các đơn vị
thành viên của Tổng công ty Dệt may Việt Nam tập trung chủ yếu tại
khu vực Hà Nội.

Vương Đình Hà lớp CHCNMT 2004 – 2006Nguyễn Hữu Hưng lớp CHCNMT 2004 - 2006

16


Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ

Viện khoa học và công nghệ Môi TrườngLuậnsĩ
Viện khoa học và công nghệ Môi Trường

- Số các bộ quản lý chủ yếu được điều động từ Tổng công ty Dệt may
Việt Nam.

II.2. Vấn đề môi trường của khu công nghiệp Dệt may Phố Nối B
II.2.1. Nguồn phát sinh, đặc trưng của khí thải tới mơi trường
Các nhà máy xí nghiệp trên sử dụng các loại nhiên liệu khác nhau để làm
chất đốt cung cấp năng lượng cho hoạt động sản xuất:
Nhiên liệu sử dụng trong các nhà máy thường là: dầu DO, FO, than và
gas.
-

Nhiên liệu là dầu FO, DO: khí đốt sinh ra các chất ơ nhiễm khơng khí
chủ yếu là: SO2, CO, CO2, NO2, SO3, CH, bụi, muội

-

Nhiên liệu than đá: khi đốt sinh ra các chất ô nhiễm chủ yếu: SO2, CO,
CO2, NO2, HF, bụi, H2S.

-

Nhiên liệu là gas: khi đốt sinh ra các chất ô nhiễm chủ yếu: SO2, CO,
CO2, NO2, Aldehyt, các chất hữu cơ, bụi,

Các loại khí thải phát sinh từ các dây chuyền sản xuất: Khí thải có thành
phần rất khác nhau, phụ thuộc vào từng loại công nghệ sản xuất cụ thể.
Tuy nhiên trong mỗi nhà máy tùy thuộc vào loại khí thải đặc trưng mà
đầu tư xây dựng các hệ thống xử lý khí thải cục bộ để xử lý khí thải đạt
tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường.
II.2.2.

Nguồn phát sinh, đặc trưng của chất thải rắn tới mơi trường
• Chất thải rắn cơng nghiệp: Chất rắn công nghiệp được sinh ra từ các

hoạt động sản xuất của các nhà máy trong khu công nghiệp. Thành
phần chất thải rắn phụ thuộc vào từng loại hình sản xuất.
• Chất thải rắn có nhiễm dầu: Chất thải nhiễm dầu phát sinh từ q trình
gia cơng cơ khí, sửa chữa ôtô, xe máy và các loại động cơ mơ tơ, máy
bơm, máy quạt..
• Chất thải chứa các dung mơi: Các dung mơi, hố chất sau q trình sử
dụng cho giặt - tẩy - nhuộm thải ra. Các chất này độc do tính chất và khả

Vương Đình Hà lớp CHCNMT 2004 – 2006Nguyễn Hữu Hưng lớp CHCNMT 2004 - 2006

17


Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ

Viện khoa học và công nghệ Môi TrườngLuậnsĩ
Viện khoa học và công nghệ Môi Trường

năng tồn lưu lâu trong mơi trường. Ngồi ra cịn có bùn thải của quá
trình xử lý nước thải và hệ thống xử lý khí thải thải ra.
• Chất thải rắn có khối lượng lớn, độ độc nhỏ: Chất thải rắn loại này có
tính chất trơ, độ độc thấp như: tro xỉ đốt nhiên liệu hóa thạch từ than,
xỉ từ các lò đốt than. Các loại chất thải khác như vỏ đựng thiết bị, bìa
cactơng…
• Tiếng ồn: Tiếng ồn phát sinh chủ yếu từ quạt sấy, từ các phương tiện
cận chuyển và từ các cơng cụ cơ khí.
• Chất thải rắn sinh hoạt: Chất thải rắn sinh hoạt do cán bộ công nhân
viên trong KCN thải ra bao gồm: thức ăn thừa, nylon, giấy vụn, thủy
tinh, vỏ đồ uống.
II.2.3. Nguồn phát sinh, đặc trưng của nước thải tới môi trường

1. Nguồn gốc gây ô nhiễm nước thải:
Nước thải công nghiệp phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh của các
nhà máy, xí nghiệp trong KCN. Tùy theo từng loại hình sản xuất mà phát
sinh các loại nước thải có thành phần và tính chất khác nhau.
Khu cơng nghiệp Dệt may Phố Nối B được xây dựng nhà máy dệt kim,
dệt thoi, nhuộm hồn tất trong đó có nhuộm in hoa và xử lý hoàn tất, mà
hàng ngày sẽ thải ra một lượng nước sử dụng với mức độ ô nhiễm vượt
quá quy định thải ra môi trường. Các chất ô nhiễm chứa trong nước thải
của công nghiệp Dệt may được chia làm 2 loại chính:
-

Các tạp chất tách ra từ vải sợi.

-

Các hố chất sử dụng trong các quy trình công nghệ.

Các tạp chất tách ra từ vải sợi bao gồm xơ sợi, dầu mỡ, các hợp chất chứa
nitơ, pectin,…các chất bẩn, bụi dính vào vải, sáp…Các hố chất sử dụng
trong các quy trình cơng nghệ bao gồm các loại hồ, NaOH, H2SO4, HCl,
CH3COOH, H2O2 dư, NaClO, Na2CO3, các loại thuốc nhuộm, các chất
trợ, chất ngấm, chất phân tán, các loại chất giặt,…

Vương Đình Hà lớp CHCNMT 2004 – 2006Nguyễn Hữu Hưng lớp CHCNMT 2004 - 2006

18


Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ


Viện khoa học và công nghệ Môi TrườngLuậnsĩ
Viện khoa học và công nghệ Môi Trường

Các nguồn nước thải chính trong cơng nghiệp Dệt nhuộm là nước thải từ
các công đoạn hồ sợi, giũ hồ, nấu tẩy, tẩy trắng, làm bong, nhuộm và hoàn
tất.
Đặc trưng quan trọng nhất của nước thải từ các cơ sở Dệt - nhuộm là sự
dao động lớn về lưu lượng và tải lượng các chất ơ nhiễm. Đặc tính nước
thải Cơng nghiệp Dệt - nhuộm là sự thay đổi theo mùa, theo thời gian và
tuỳ thuộc vào mặt hàng được sản xuất, phụ thuộc chủ yếu vào đơn đặt
hàng và lịch trình sản xuất. Nhìn chung nước thải Dệt nhuộm có độ màu
cao, độ kiềm khá lớn, các giá trị BOD, COD cao, chứa nhiều hợp chất độc
hại đối với cá và các loài thuỷ sinh khác.
Bảng 2.3: Sản phẩm chủ yếu của các daonh nghiệp trong KCN [1]:
Sản phẩm chủ yếu của

STT

Tên doanh nghiệp

1

Cơng ty may, thêu Khải Hồn

Thêu cơng nghiệp

2

Nhà máy sản xuất đồ gỗ Contrexim


Sản xuất đồ gỗ

3

C.ty Liên doanh Coast Phong Phú

Sản xuất chỉ khâu

4

Nhà máy chỉ khâu Phong Phú

Sản xuất chỉ khâu

5

Công ty Cổ phần Yên Mỹ

Nhà máy nhuộm vải

6

Trung tâm Dệt Kim Phố Nối

Dệt kim và nhuộm

7

Công ty Cổ phần CN Thiên Quan


8

C.ty TNHH Hansung Haram VN

9
10

Công ty Cổ phần Phất triển Hạ tầng Dệt
may Phố Nối
Tập đoàn Dệt may VN – Trung tâm Xử
lý nước thải

doanh nghiệp

Tái chế chai PET phế thải
thành xơ Polyester
Sản xuất chỉ và sợi, nhuộm
chỉ sợi
Kinh doanh hạ tầng
Xử lý nước thải

Vương Đình Hà lớp CHCNMT 2004 – 2006Nguyễn Hữu Hưng lớp CHCNMT 2004 - 2006

19


Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ

Viện khoa học và công nghệ Môi TrườngLuậnsĩ
Viện khoa học và công nghệ Môi Trường


Bảng 2.3: Các chất ô nhiễm đặc trưng trong nước thải công nghiệp Dệt
[1]
Loại nguồn thải từ nhà máy sản
xuất

Các chất gây ô nhiễm đặc trưng

1

Nhà máy kéo sợi

Chỉ, sợi, dầu mỡ, SS,…

2

Nhà máy Nhuộm, hoàn tất

BOD, COD, mầu, pH, thuốc
nhuộm, tinh bột, tổng cácbon hữu
cơ, kim loại nặng (Cu, Cr, Zn..),
chất tẩy rửa, các chất oxy hoá
mạnh như H2O2, cặn lơ lửng,
nhiệt độ…

3

Nhà máy phụ liệu may

Sợi, SS, dầu mỡ


4

Nhà máy xử lý nước thải

COD, BOD, SS, Coliform

5

Nhà máy dệt kim, nhuộm hoàn tất

BOD, COD, mầu, pH, thuốc
nhuộm, tinh bột, tổng cácbon hữu
cơ, kim loại nặng (Cu, Cr, Zn..),
chất tẩy rửa, các chất oxy hoá
mạnh như H2O2, cặn lơ lửng,
nhiệt độ,…

6

Các nhà máy khác

STT

BOD, COD, tổng cácbon hữu cơ,
mầu, cặn lơ lửng và hòa tan
Trong số các nhà máy đầu tư vào khu công nghiệp Dệt may Phố Nối B thì
nhà máy nhuộm hồn tất và nhà máy dệt kim, nhuộm hồn tất là gây ơ
nhiễm và ảnh hưởng lớn nhất đến mơi trường. Vì trong quy trình sản xuất
có sử dụng nhiều hố chất và dung mơi, thuốc nhuộm, bột màu, tinh

bột,…Ảnh hưởng của các hoá chất này trong nước thải tới nguồn tiếp
nhận có thể diễn giải như sau:
Bảng 2.4: Các chất ô nhiễm trong nước thải và ảnh hưởng của chúng
tới mơi trường

TT
1

Tên hố chất
NaOH

Ảnh hưởng
Liều lượng nhiều làm chonước thải chung có
pH>9, gây độc hại đối với thuỷ sinh, gây ăn
mịn với các cơng trình thốt nước và hệ thống

Vương Đình Hà lớp CHCNMT 2004 – 2006Nguyễn Hữu Hưng lớp CHCNMT 2004 - 2006

20


Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ

Viện khoa học và công nghệ Môi TrườngLuậnsĩ
Viện khoa học và công nghệ Môi Trường

xử lý nước thải. Gây ảnh hưởng đến người khi
tiếp xúc.
Các muối trung tính


Làm cho tổng chất rắn TS cao. Lượng thải lớn
gây tác hại tới thuỷ sinh do làm tăng áp suất
thẩm thấu, dẫn tới ảnh hưởng tới quá trình trao
đổi chất của tế bào.

Các chất trợ

Nói chung khó phân huỷ sinh học. Làm cho
COD cao. Phần lớn chúng là các chất hoạt
động bề mặt hữu cơ chứa nhân thơm, ảnh
hưỏng tới đời sống thuỷ sinh. Có thể gây tác
hại với nước ngầm.

Hồ tinh bột biến tính

Làm cho COD cao, gây tác hại đối với đời
sống thuỷ sinh.

Thuốc nhuộm hoạt tính, Làm cho BOD5, COD cao, tạo màu nước thải.
phân tán, hồn ngun

Các chất độc hại có trong dịng thải như Clo,
sunfua, các thuốc nhuộm, các kim loại
nặng….làm giảm khả năng sống và phất triển
của thuỷ sinh vật nước. Các chất độc hại này
cũng có khả năng tích tụ dần theo chuỗi thức
ăn và gây ra một số bệnh mãn tính hay ung thư
đối với người và động vật. Ảnh hưởng xấu tới
cảnh quan do màu tối của nước thải. Có thêt
gây tác hại đối với nước ngầm.


Các tạp chất trong xơ Làm cho BOD5, COD cao, ảnh hưởng tới đời
Xenlulo bị phân huỷ sống thuỷ sinh.
như pectin, axit hữu cơ,
sáp,…

Vương Đình Hà lớp CHCNMT 2004 – 2006Nguyễn Hữu Hưng lớp CHCNMT 2004 - 2006

21


Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ

Viện khoa học và công nghệ Môi TrườngLuậnsĩ
Viện khoa học và công nghệ Môi Trường

2. Xác định lưu lượng nước thải:
Nhu cầu sử dụng nước của các nhà máy, xí nghiệp trong khu cơng nghiệp
như sau:
-

Nhà máy kéo sợi chỉ: 300 m3/ngày

-

Công ty TNHH Hansung Haram: 1050 m3/ngày

-

Nhà máy nhuộm hoàn tất Yên Mỹ: 1950 m3/ngày


-

Nhà máy sản xuất phụ liệu cho ngành may: 70 m3/ngày

-

Trung tâm dệt kim Phố Nối: 1200 m3/ngày

-

Nhà máy chế biến gỗ xuất khẩu: 30 m3/ngày

-

Trung tâm xử lý nước thải: 20 m3/ngày

-

Các nhà máy khác: 100 m3/ngày

Tổng nhu cầu nước sinh hoạt và sản xuất:
Q1 = 300 + 1050 + 1950 + 70 + 1200 + 30 + 20 + 100 = 4720 m3/ngày
Nhu cầu dung nước tưới cây:
-

Tiêu chuẩn: 2 l/m2

-


Diện tích cây xanh: 3.13 ha

-

Nhu câu tiêu thụ:

Q2 = 3 x 3.13 x 10000/1000 = 93.9 m3/ngày
Nhu cầu dung nước rửa đường:
-

Tiêu chuẩn: 0.5 l/m2

-

Diện tích đường: 1.78 ha

-

Nhu cầu sử dụng nước:

Q3 = 0.5 x 1.78 x 10000/1000 = 8.9 m3/ngày
Nước dự phịng và thất thốt:
Q4 = 10% Q1 = 0.1 x 4720 = 472 m3/ngày
Nhu cầu tiêu thụ nước ngày trung bình:
Qtb = Q1 + Q2 +Q3 + Q4 = 4720 + 93.9 + 8.9 + 434 = 5294.8 m3/ngày
Lưu lượng ngày dùng nước lớn nhất:
Qmax = Qtb x Kngày = 5294.8 x 1.2 = 6353.76 m3/ngày
Vương Đình Hà lớp CHCNMT 2004 – 2006Nguyễn Hữu Hưng lớp CHCNMT 2004 - 2006

22



Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ

Viện khoa học và công nghệ Môi TrườngLuậnsĩ
Viện khoa học và công nghệ Môi Trường

Lượng nước thải đi vào Trung tâm xử lý nước thải được lấy bằng 90%
lượng nước cho sinh hoạt và sản xuất:
Do đó lượng nước này được tính như sau:
Q = 90% x Q1 = 0.9 x 4720 = 4248 m3/ngày
Lượng nước thải ngày lớn nhất:
Qmax = Q x Kngày = 4248 x 1.2 = 5097.6 m3/ngày
Chọn lưu lượng nước thải ra là: 4500 m3/ngày (làm cơ sở để xây dựng
trạm xử lý nước thải cho khu công nghiệp Dệt may Phố Nối B)
II.2.4. Đặc trưng của nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt của tồn bộ cán bộ cơng nhân viên trong KCN có
thành phần chủ yếu chứa các cặn bã, các chất lơ lửng (SS), các hợp chất
hữu cơ COD, BOD, các chất dinh dưỡng (N, P) và các loại vi sinh vật.
Thành phần và tính chất nước thải trước và sau bể tự hoại như sau:
Bảng 2.5: Thành phần và tính chất nước thải sinh hoạt [2,10]
TT

Thơng số

Đơn vị

Trước bể tự
hoại
18 -25


Sau bể tự
hoại
25 – 30

7.0 – 7.6

7.2 – 7.5

1

Nhiệt độ

o

2

pH

-

3

SS

mg/l

350

200


4

COD

mg/l

400

300

5

BOD

mg/l

200

150

6

Tổng nitơ

mg/l

40

30


7

Tổng Coliform

MNP/100 ml

106 - 109

5000

C

II.3. Một số biện pháp giảm thiểu ô nhiễm nước thải và chất thải rắn
cho KCN Dệt may Phố Nối B
II.3.1. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước
II.3.1.1. Khống chế ô nhiễm nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt từ các nhà máy trong KCN Dệt may Phố Nối B sẽ
được phân luồng, thu gom riêng với nước thải công nghiệp và được xử lý
Vương Đình Hà lớp CHCNMT 2004 – 2006Nguyễn Hữu Hưng lớp CHCNMT 2004 - 2006

23


Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ

Viện khoa học và công nghệ Môi TrườngLuậnsĩ
Viện khoa học và công nghệ Môi Trường

sơ bộ bằng các bể tự hoại xây dựng trong các nhà máy. Bể tự hoại là bể

xử lý sơ bộ làm nhiệm vụ: Lắng và phân hủy cặn lắng. Dưới tác dụng của
các chủng VSV yếm khí các chất hữu cơ hịa tan bị phân hủy tạo thành
các chất khí như: CO2, CH4, H2S, và các chất hữu cơ hòa tan dễ phân hủy
hơn. Tùy theo số lượng cán bộ công nhân viên làm việc trong các nhà
máy mà thiết kế bể tự hoại có thể tích khác nhau và xây dựng tại các vị trí
thuận lợi.
II.3.1.2. Khống chế ơ nhiễm nước thải công nghiệp
Nước thải sản xuất của mỗi cơng ty sản xuất có các đặc thù về tính chất và
lưu lượng nước thải khác nhau nên sẽ có các phương án xử lý nước thải
riêng. Nước thải của các công ty, nhà máy trong KCN Dệt may Phố Nối B
được xử lý sơ bộ phải đạt được yêu cầu nhất định trước khi đưa vào trạm
xử lý tập trung của KCN để xử lý tiếp đạt tiêu môi trường cho phép.
II.3.1.3. Khống chế ô nhiễm nước mưa:
Nước mưa chảy tràn trên tồn bộ mặt bằng của KCN có thành phần chủ
yếu là cặn và rác thải cuốn theo trên khu vực KCN ít ơ nhiễm được thu
gom riêng theo hệ thống thu gom nước mưa trong khu vực. Trên tồn bộ
các tuyến thu gom được bố trí các hố ga cách nhau 40 ÷ 50 m để thu gom
và tách cặn, cát không cần xử lý trước khi thải thẳng ra môi trường.
II.3.2. Các biện pháp giảm thiểu chất thải rắn
a. Biện pháp thu gom và phân loại: Để thực hiện tốt việc quản lý chất
thải rắn (CTR) thì cần phải có biện pháp thu gom và phân loại chất thải
rắn cho hợp lý ngay tại nguồn phát sinh chất thải. Tại các nguồn phát
sinh chất thải rắn tại các xí nghiệp cần có thùng chứa rác hoặc kho
chứa riêng biệt, trên thùng ghi rõ loại chất thải chứa. Cần phải phân
loại chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn sản xuất (nguy hại và không
nguy hại). Hai nguồn này cần phải thu gom riêng. Chất thải sau khi thu
gom và phân loại cần được xử lý theo các phương pháp thông dụng ở
nước ta như sau :
Vương Đình Hà lớp CHCNMT 2004 – 2006Nguyễn Hữu Hưng lớp CHCNMT 2004 - 2006


24


×