Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Bước đầu xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 2015 cho Công ty TNHH khóa Huy Hoàng tại Khu công nghiệp Quang Minh huyện Mê Linh thành phố Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.25 MB, 115 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

Lê Thị Thùy Linh

BƢỚC ĐẦU XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ
MÔI TRƢỜNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001:2015
CHO CÔNG TY TNHH KHĨA HUY HỒNG
TẠI KHU CƠNG NGHIỆP QUANG MINH,
HUYỆN MÊ LINH, TP. HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội - 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

Lê Thị Thùy Linh

BƢỚC ĐẦU XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ
MÔI TRƢỜNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001:2015
CHO CÔNG TY TNHH KHĨA HUY HỒNG
TẠI KHU CƠNG NGHIỆP QUANG MINH,
HUYỆN MÊ LINH, TP. HÀ NỘI

Chuyên ngành: Khoa học môi trường
Mã số: 8440301.01


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS. Đỗ Hữu Tuấn

Hà Nội – 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu của bản thân với sự
hướng dẫn của TS. Đỗ Hữu Tuấn. Nội dung, kết quả trình bày trong luận văn là
trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ luận văn nào trước đây. Tơi
xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Tác giả

Lê Thị Thùy Linh


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc và chân thành nhất tới Thầy TS.
Đỗ Hữu Tuấn, giảng viên Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên đã
tận tình hướng dẫn, truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm q báu để em có thể
hồn thành tốt luận văn này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô Khoa Môi trường, Trường Đại
học Khoa học Tự nhiên – ĐHQG Hà Nội, đã truyền đạt cho em nhiều kiến thức bổ
ích trong suốt quãng thời gian học tập tại trường. Trân trọng cảm ơn Ban giám
đốc, các đơn vị phịng ban của cơng ty TNHH khóa Huy Hồng đã tạo điều kiện
thuận lợi giúp em hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè đã ln bên cạnh
ủng hộ và động viên em trong quá trình học tập, nghiên cứu.

Trong suốt quá trình nghiên cứu, em đã cố gắng hết mình để hồn thành tốt
luận văn, tuy nhiên chắc chắn khơng tránh khỏi những thiếu sót, kính mong nhận
được sự góp ý của thầy cơ và các bạn.
Hà Nội, ngày

tháng

năm

Học viên

Lê Thị Thùy Linh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .......................................3
1.1.

Tổng quan về tiêu chuẩn ISO 14001 ...........................................................3

1.1.1. Mục đích và phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn ISO 14001 .............................3
1.1.2. Lợi ích và thách thức khi áp dụng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001 ....4
1.1.3. Những điểm cải tiến của ISO 14001:2015 so với ISO 14001:2004 ..............5
1.1.4. Hiện trạng áp dụng ISO 14001 trên thế giới và tại Việt Nam........................8
1.2.

Giới thiệu cơng ty TNHH khóa Huy Hồng ............................................13

1.2.1. Q trình hình thành và phát triển cơng ty...................................................13

1.2.2. Cơng nghệ sản xuất và sản phẩm .................................................................14
1.2.3. Cơ cấu bộ máy tổ chức .................................................................................17
1.2.4. Năng lực quản lý môi trường của công ty ....................................................19
1.2.4.1. Công tác quản lý và bảo vệ mơi trường .....................................................19
1.2.4.2. Cơng tác an tồn và vệ sinh lao động ........................................................20
1.2.5. Các biện pháp kiểm sốt ơ nhiễm tại công ty...............................................21
1.2.5.1. Xử lý nước thải ...........................................................................................21
1.2.5.2. Xử lý chất thải rắn .....................................................................................24
1.2.5.3. Xử lý khí thải ..............................................................................................25
1.2.6. Hiện trạng mơi trường tại Cơng ty TNHH khóa Huy Hồng ......................27
1.2.6.1. Chất lượng mơi trường khơng khí xung quanh ..........................................27
1.2.6.2. Chất lượng nước thải công nghiệp ............................................................28
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................30
2.1.

Đối tƣợng nghiên cứu .................................................................................30

2.2.

Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................30

2.3.

Phƣơng pháp nghiên cứu ...........................................................................30

2.3.1. Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu thứ cấp............................................30


2.3.2. Phương pháp điều tra khảo sát .....................................................................31
2.3.3. Phương pháp phân tích, tổng hợp và đánh giá tổng hợp ..............................31

2.3.4. Phương pháp phân tích quy trình sản xuất ...................................................32
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN............................33
3.1.

Khả năng áp dụng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2015 tại Cơng

ty TNHH khóa Huy Hoàng...................................................................................33
3.2.

Đề xuất xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2015 tại Cơng

ty TNHH khóa Huy Hồng...................................................................................45
3.2.1. Bối cảnh của tổ chức ....................................................................................46
3.2.1.1. Hiểu biết về tổ chức và bối cảnh của tổ chức ............................................46
3.2.1.2. Hiểu biết về nhu cầu và mong đợi của các bên quan tâm .........................47
3.2.1.3. Xác định phạm vi của hệ thống quản lý môi trường ..................................48
3.2.2. Sự lãnh đạo ...................................................................................................48
3.2.2.1. Chính sách mơi trường...............................................................................48
3.2.2.2. Vai trò, trách nhiệm và quyền hạn trong tổ chức ......................................49
3.2.3. Hoạch định ...................................................................................................54
3.2.3.1. Khía cạnh mơi trường ................................................................................54
3.2.3.2. Nghĩa vụ tuân thủ .......................................................................................63
3.2.3.3. Hoạch định hành động giải quyết rủi ro và cơ hội ....................................69
3.2.3.4. Mục tiêu môi trường và hoạch định đạt mục tiêu ......................................70
3.2.4. Hỗ trợ ...........................................................................................................75
3.2.4.1. Nguồn lực ...................................................................................................75
3.2.4.2. Năng lực và nhận thức ...............................................................................77
3.2.4.3. Trao đổi thông tin ......................................................................................79
3.2.4.4. Thông tin dạng văn bản .............................................................................81
3.2.5. Thực hiện ......................................................................................................85

3.2.5.1. Hoạch định và kiểm soát việc thực hiện ....................................................85


3.2.5.2. Chuẩn bị sẵn sàng và ứng phó với tình huống khẩn cấp ...........................86
3.2.6. Đánh giá kết quả hoạt động ..........................................................................89
3.2.6.1. Theo dõi, đo lường, phân tích và đánh giá ................................................89
3.2.6.2. Đánh giá nội bộ..........................................................................................90
3.2.6.3. Xem xét của lãnh đạo .................................................................................92
3.2.7. Cải tiến .........................................................................................................93
3.2.7.1. Sự không phù hợp và hành động khắc phục ..............................................93
3.2.7.2. Cải tiến liên tục ..........................................................................................94
KẾT LUẬN ............................................................................................................95
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................96


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Các thay đổi cơ bản của ISO 14001:2015 so với ISO 14001:2004 ...............7
Bảng 2: Kết quả đo đạc, phân tích chất lượng khơng khí xung quanh .....................28
Bảng 3: Kết quả phân tích chất lượng nước thải công nghiệp ..................................29
Bảng 4: Xem xét ban đầu HTQLMT công ty theo tiêu chuẩn ISO 14001:2015 ......33
Bảng 5: Xác định bối cảnh của tổ chức.....................................................................46
Bảng 6: Xác định nhu cầu và mong đợi của các bên quan tâm ................................47
Bảng 7: Đề xuất quy định trách nhiệm, quyền hạn trong HTQLMT ........................50
Bảng 8: Tiêu chí đánh giá các khía cạnh mơi trường có ý nghĩa ..............................55
Bảng 9: Đề xuất xác định các khía cạnh mơi trường có ý nghĩa tại Cơng ty............57
Bảng 10: Bảng tổng hợp khía cạnh mơi trường có ý nghĩa tại Cơng ty ...................62
Bảng 11: Quy trình xác định và thực hiện các nghĩa vụ tuân thủ .............................63
Bảng 12: Danh sách các nghĩa vụ tuân thủ của cơng ty TNHH khóa Huy Hồng ...65
Bảng 13: Xác định các rủi ro và cơ hội .....................................................................69
Bảng 14: Quy trình thiết lập mục tiêu và chương trình mơi trường .........................70

Bảng 15: Đề xuất mục tiêu và chương trình quản lý môi trường cho công ty.........72
Bảng 16: Xác định các nguồn lực cần thiết cho HTQLMT ......................................75
Bảng 17: Quy trình đào tạo nhân lực cho HTQLMT ................................................78
Bảng 18: Đề xuất quy định trao đổi thông tin môi trường ........................................80
Bảng 19: Cấu trúc hệ thống văn bản của công ty......................................................81
Bảng 20: Quy trình kiểm sốt tài liệu mơi trường ....................................................82
Bảng 21: Quy trình kiểm sốt hồ sơ mơi trường.......................................................83
Bảng 22: Quy trình đánh giá và kiểm soát nhà cung ứng .........................................85
Bảng 23: Quy trình chuẩn bị ứng phó với các tình huống khẩn cấp .........................87
Bảng 24: Quy trình theo dõi, đo lường mơi trường ..................................................89
Bảng 25: Quy trình đánh giá nội bộ HTQLMT ........................................................91
Bảng 26: Quy trình họp xem xét của lãnh đạo về HTQLMT ...................................92


DANH MỤC HÌNH
Hình 1. Mối tương quan giữa PDCA và khn khổ của ISO 14001:2015 .................6
Hình 2. Số lượng chứng chỉ ISO 14001 được cơng nhận trên thế giới.......................8
Hình 3. Tỷ lệ chứng chỉ ISO 14001 được công nhận theo khu vực trên thế giới .......9
Hình 4. Top 10 quốc gia đạt chứng chỉ ISO 14001 ..................................................10
Hình 5. Top 5 ngành đạt chứng chỉ ISO 14001 ........................................................11
Hình 6. Số lượng chứng chỉ ISO 14001 tại Việt Nam ..............................................12
Hình 7. Quy trình sản xuất tại Cơng ty khóa Huy Hồng ........................................15
Hình 8. Một số sản phẩm chính của Cơng ty TNHH khóa Huy Hồng ...................16
Hình 9. Sơ đồ cơ cấu tổ chức cơng ty Khóa Huy Hồng ..........................................18
Hình 10. Nhà xưởng sản xuất....................................................................................21
Hình 11. Buổi khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên cơng ty .................................21
Hình 12. Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải Cơng ty TNHH khóa Huy Hồng ............23
Hình 13. Quy trình thiết lập HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2015 ...............45
Hình 14. Quy trình cơng nghệ và các chất thải phát sinh .........................................55



CÁC TỪ VIẾT TẮT
CBCNV

Cán bộ cơng nhân viên

CSMT

Chính sách mơi trường

ĐGNB

Đánh giá nội bộ

HDCV

Hướng dẫn công việc

HTQLMT

Hệ thống quản lý mơi trường

KCMT

Khía cạnh mơi trường

KPH

Khơng phù hợp


NVTT

Nghĩa vụ tn thủ

PCCC

Phịng cháy chữa cháy

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

THKC

Trường hợp khẩn cấp

XXLĐ

Xem xét của lãnh đạo


MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế sâu rộng hiện nay, để nâng cao sức cạnh
tranh doanh nghiệp phải đáp ứng được các tiêu chuẩn tồn cầu, trong đó có các tiêu
chuẩn của ISO. Vì vậy, bên cạnh việc hoàn thiện một hệ thống quản lý chất lượng
hiệu quả, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã và đang chú trọng xây dựng hệ thống

quản lý môi trường đạt tiêu chuẩn ISO 14001: 2015. Tiêu chuẩn ISO 14001: 2015 là
công cụ quản lý hữu hiệu giúp doanh nghiệp kiểm soát, giảm thiểu và chủ động
phòng ngừa các tác động xấu đến môi trường, đảm bảo đáp ứng các yêu cầu pháp lý
và đạt được các mục tiêu phát triển bền vững. Đây là tiêu chuẩn về quản lý môi
trường được áp dụng rộng rãi tại nhiều quốc gia, với hơn 362.000 tổ chức/doanh
nghiệp được chứng nhận trên tồn thế giới.
Tại cơng ty TNHH khóa Huy Hồng, vấn đề bảo vệ mơi trường trong sản
xuất, kinh doanh luôn được ban lãnh đạo công ty quan tâm và chú trọng. Việc xây
dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 sẽ mang lại nhiều lợi
ích cho cơng ty khơng chỉ về mặt bảo vệ mơi trường, mà cịn giúp nâng cao hình
ảnh thương hiệu, mở ra cơ hội lớn hội nhập với thị trường thế giới. Chính vì vậy,
cơng ty TNHH khóa Huy Hồng có mong muốn xây dựng hệ thống quản lý môi
trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2015 trong tương lai.
Tuy nhiên, để có thể áp dụng một hệ thống quản lý môi trường đạt chuẩn cần
phải xem xét, phân tích nhiều khía cạnh của doanh nghiệp, địi hỏi trước tiên phải
có sự nghiên cứu thận trọng và tồn diện.
Xuất phát từ lý do trên, đề tài “Bước đầu xây dựng hệ thống quản lý môi
trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2015 cho Cơng ty TNHH khóa Huy Hồng tại
Khu công nghiệp Quang Minh, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội” được đề xuất
nhằm hỗ trợ cho công ty trong cơng tác quản lý mơi trường và đóng góp vào hướng
nghiên cứu áp dụng mơ hình quản lý mơi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2015
cho các doanh nghiệp sản xuất khóa trong nước.

1


Mục tiêu nghiên cứu bao gồm:
-

Đánh giá khả năng áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO

14001:2015 tại Cơng ty TNHH khóa Huy Hồng.

-

Đề xuất xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2015
tại Cơng ty TNHH khóa Huy Hồng.

2


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.

Tổng quan về tiêu chuẩn ISO 14001

1.1.1. Mục đích và phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn ISO 14001
ISO 14000 là bộ tiêu chuẩn về quản lý môi trường do Tổ chức Tiêu chuẩn
hóa quốc tế (ISO) ban hành nhằm giúp các tổ chức, doanh nghiệp giảm thiểu tác
động gây tổn hại tới môi trường và thường xuyên cải tiến kết quả hoạt động về môi
trường. Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 gồm các tiêu chuẩn liên quan các khía cạnh về
quản lý mơi trường như hệ thống quản lý môi trường, đánh giá vòng đời sản phẩm,
nhãn sinh thái, xác định và kiểm kê khí nhà kính v.v. Các tiêu chuẩn ISO 14000
được xây dựng trên những nguyên tắc đơn giản: việc quản lý mơi trường càng được
cải thiện thì tác động đối với môi trường càng cải thiện, hiệu quả càng cao và thu
hồi vốn càng nhanh [1].
ISO 14001 Hệ thống quản lý môi trường — Các yêu cầu và hướng dẫn sử
dụng là tiêu chuẩn trong bộ ISO 14000 quy định các yêu cầu về quản lý các yếu tố
ảnh hưởng tới mơi trường trong q trình hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp. Đây
là tiêu chuẩn dùng để xây dựng và chứng nhận hệ thống quản lý môi trường theo
ISO 14000 [13].

Mục đích của ISO 14001 nhằm đưa ra cho tổ chức một khuôn khổ để bảo vệ
môi trường và ứng phó với các điều kiện mơi trường biến đổi mà vẫn giữ được mối
quan hệ cân bằng với các nhu cầu kinh tế, xã hội. Cách tiếp cận hệ thống để quản lý
mơi trường có thể cung cấp cho cấp lãnh đạo cao nhất các thông tin để đạt được
thành cơng trong thời gian ngắn và đóng góp vào sự phát triển bền vững.
Cơ sở cho cách tiếp cận cơ bản một hệ thống quản lý môi trường (HTQLMT) được
thành lập dựa trên mơ hình Lập kế hoạch – Thực hiện – Kiểm tra – Hành động
(PDCA). Mơ hình PDCA cung cấp một quá trình lặp đi lặp lại cho các tổ chức áp
dụng nhằm đạt được sự cải tiến liên tục. Có thể áp dụng mơ hình này cho một hệ
thống quản lý môi trường và từng yếu tố riêng của nó [6]. Mơ hình được mơ tả ngắn
gọn như sau:

3


-

Lập kế hoạch: Thiết lập các mục tiêu môi trường và các quá trình cần thiết để
đạt được các kết quả phù hợp với chính sách mơi trường của tổ chức.

-

Thực hiện: Thực hiện các quá trình theo hoạch định.

-

Kiểm tra: Theo dõi và đo lường các quá trình dựa trên chính sách mơi trường,
bao gồm các cam kết, mục tiêu môi trường, chuẩn mực hoạt động của tổ chức
và báo cáo kết quả.


-

Hành động: Thực hiện các hành động nhằm cải tiến liên tục hệ thống quản lý
môi trường.
Về phạm vi áp dụng, tiêu chuẩn ISO 14001 được áp dụng cho tổ chức mong

muốn quản lý các trách nhiệm về mơi trường của mình một cách có hệ thống, đóng
góp vào trụ cột mơi trường trong mơ hình phát triển bền vững. Tiêu chuẩn này có
thể áp dụng linh hoạt cho mọi tổ chức, không phân biệt quy mô, loại hình và tính
chất, và áp dụng cho các khía cạnh môi trường của các hoạt động, sản phẩm và dịch
vụ mà tổ chức xác định có thể kiểm sốt hoặc gây ảnh hưởng, có xem xét đến vịng
đời sản phẩm. Có thể áp dụng tồn bộ hoặc từng phần tiêu chuẩn này để cải tiến
một cách có hệ thống công tác quản lý môi trường. Tuy nhiên, tuyên bố về sự phù
hợp với tiêu chuẩn chỉ được chấp nhận khi tất cả các yêu cầu của tiêu chuẩn này
được đưa vào HTQLMT của tổ chức và được thực hiện đầy đủ mà khơng có ngoại
lệ nào [6].
1.1.2. Lợi ích và thách thức khi áp dụng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001
Trước hết, áp dụng ISO 14000 đáp ứng về mặt chiến lược. Đối với những
công ty năng động, việc quản lý môi trường đã trở thành một chiến lược, chứ không
phải là một sự bắt buộc, ISO 14000 sẽ cung cấp một khuôn mẫu thiết thực cho việc
quản lý mơi trường mang tính chiến lược [1]. Là một tiêu chuẩn thuộc bộ ISO
14000, ISO 14001 mang lại những lợi ích thiết thực như sau:
-

Về quản lý:
 Giúp tổ chức, doanh nghiệp xác định và quản lý các vấn đề mơi trường một
cách tồn diện;
4



 Chủ động kiểm soát đảm bảo đáp ứng các u cầu pháp luật về mơi trường
 Phịng ngừa rủi ro, tổn thất từ các sự cố về môi trường.
-

Về tạo dựng thương hiệu:
 Nâng cao hình ảnh của doanh nghiệp với người tiêu dùng và cộng đồng;
 Giành được ưu thế trong cạnh tranh khi ngày càng có nhiều cơng ty, tập
đồn u cầu hoặc ưu tiên lựa chọn các nhà cung cấp áp dụng hệ thống quản
lý môi trường theo ISO 14001.

-

Về tài chính: Tiết kiệm chi phí sản xuất do quản lý và sử dụng các nguồn lực
hiệu quả.
Tuy nhiên, để áp dụng ISO 14001 các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay cũng

phải đối mặt với những thách thức như:
-

Thiếu chính sách hỗ trợ từ Nhà nước: Hiện nay Nhà nước, cơ quan quản lý
chưa có chính sách cụ thể để hỗ trợ và khuyến khích tổ chức, doanh nghiệp
trong việc áp dụng ISO 14001.

-

Khó khăn trong lồng ghép chính sách mơi trường vào chính sách phát triển
chung của doanh nghiệp: Chính sách mơi trường của nhiều doanh nghiệp cịn
mờ nhạt, việc thiết lập chính sách mơi trường cịn mang tính hình thức.

-


Hiệu quả đánh giá nội bộ chưa cao: Khó khăn chủ yếu trong việc lựa chọn
đánh giá viên đủ năng lực, trình độ. Quá trình đánh giá nhiều khi vẫn mang
tính hình thức, bởi vậy các phát hiện đánh giá đôi khi chưa mang lại giá trị
thực sự cho việc cải tiến môi trường cho tổ chức [12].

1.1.3. Những điểm cải tiến của ISO 14001:2015 so với ISO 14001:2004
Tháng 09/2015 tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) đã chính thức ban hành
tiêu chuẩn ISO 14001:2015 thay thế cho tiêu chuẩn ISO 14001:2004. Cấu trúc mới
của tiêu chuẩn ISO 14001:2015 gồm 10 điều khoản, trong đó các điều khoản từ 4
đến 10 là các yêu cầu thực tế và phải được thực hiện như một phần trong hệ thống
quản lý môi trường.
5


Tiêu chuẩn ISO 14001:2015 được dựa trên cấu trúc cao cấp mới (HLS) theo
quy định tại Phụ lục SL của ISO, đưa ra khuôn khổ chung cho tất cả các hệ thống
quản lý. Dựa trên phụ lục SL, các điều khoản của cấu trúc cấp cao mới cũng có thể
áp dụng cho quy trình Lập kế hoạch – Thực hiện – Kiểm tra – Hành động. Quy trình
này khơng bao gồm các khoản 1 tới 3 vì đây là những điều khoản tham chiếu cho
tiêu chuẩn [2].

Hình 1. Mối tương quan giữa PDCA và khuôn khổ của ISO 14001:2015 [6]
So với phiên bản ban hành năm 2004, ISO 14001:2015 yêu cầu phải nắm bắt
được thực trạng của tổ chức hay doanh nghiệp nhằm quản lý rủi ro tốt hơn. Bên
cạnh đó, ISO 14001:2015 cũng chú trọng hơn tới vai trị của lãnh đạo đối với tổ
chức hay doanh nghiệp trong cơng tác quản lý mơi trường. Ngồi ra, sẽ có sự thay
đổi theo hướng nâng cao hiệu quả môi trường bên cạnh việc cải tiến hệ thống quản
lý. Với việc áp dụng tiêu chuẩn mới, tổ chức sẽ dễ dàng hơn trong việc kết hợp hệ
thống quản lý môi trường vào các q trình kinh doanh cốt lõi và có sự tham gia

nhiều hơn từ phía lãnh đạo cao nhất.

6


Bảng 1: Các thay đổi cơ bản của ISO 14001:2015 so với ISO 14001:2004
Nội dung mới

Bối cảnh của tổ chức

Chú thích sự thay đổi
Tổ chức sẽ hiểu biết hơn về các vấn đề quan trọng
có thể tác động tích cực hay tiêu cực đến cách
thức doanh nghiệp quản lý trách nhiệm mơi
trường của mình
Các vấn đề có thể là nội bộ hay bên ngồi, tích

Các vấn đề ảnh hưởng

cực hay tiêu cực và bao gồm các điều kiện môi
trường tác động hoặc bị tác động bởi tổ chức các
bên liên quan

Các bên liên quan

Lãnh đạo

Chi tiết hơn về việc xem xét các nhu cầu và mong
đợi của họ, sau đó quyết định liệu có chấp nhận
bất kỳ trong số các nhu cầu đó như là nghĩa vụ

tuân thủ
Các yêu cầu cụ thể đối với lãnh đạo cao nhất – các
cá nhân hoặc nhóm triển khai và kiểm sốt ở cấp
độ cao nhất trong tổ chức

Rủi ro và cơ hội

Xác định q trình hoạch định thay thế hành động
phịng ngừa. Khía cạnh môi trường và ảnh hưởng
giờ là một phần của mơ hình rủi ro

Các nghĩa vụ tn thủ

Thay thế cụm từ “yêu cầu pháp luật và các yêu
cầu khác” mà tổ chức phải tuân theo

Các mục tiêu môi trường và
lập kế hoạch để đạt được
các mục tiêu đó

Mức độ chi tiết hơn về các yêu cầu môi trường,
bao gồm việc xác định các chỉ số đo lường thích
hợp và hoạch định thực hiện mục tiêu

Trao đổi thơng tin

Có các u cầu rõ ràng và chi tiết hơn đối với việc
trao đổi thơng tin nội bộ và bên ngồi

Thơng tin dạng văn bản


Thay thế tài liệu và hồ sơ

Hoạch định kiểm soát và
điều hành

Các yêu cầu chi tiết hơn, bao gồm xem xét việc
mua sắm, thiết kế và trao đổi thông tin về các yêu
cầu môi trường phù hợp với khái niệm chu trình
vịng đời sản phẩm

Đánh giá kết quả hoạt động

Bao gồm việc đo lường HTQLMT, các hoạt động
có tác động đáng kể đến mơi trường, kiểm sốt
7


điều hành, các nghĩa vụ tuân thủ và tiến hành đạt
được các mục tiêu
Đánh giá sự tuân thủ

Các yêu cầu chi tiết hơn liên quan đến việc duy trì
kiến thức, hiểu biết về tình trạng mức độ tn thủ

Sự khơng phù hợp và hành

Chi tiết hơn về đánh giá các điểm không phù hợp

động khắc phục


và hành động khắc phục

Xem xét của lãnh đạo

Các yêu cầu chi tiết hơn liên quan đến đầu vào và
đầu ra của xem xét lãnh đạo
Nguồn: BSI Group [2]

1.1.4. Hiện trạng áp dụng ISO 14001 trên thế giới và tại Việt Nam
 Trên thế giới
ISO 14001 là một trong những tiêu chuẩn hệ thống quản lý thành công nhất
của ISO. Hơn 20 năm kể từ khi được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1996, tiêu
chuẩn ISO 14001 đã được áp dụng rộng rãi tại 201 quốc gia trên tồn thế giới
và tính đến tháng 12/2017 đã có 362.610 chứng chỉ được cơng nhận, tăng thêm
16.463 chứng chỉ (4,7%) so với năm 2016.

Hình 2. Số lượng chứng chỉ ISO 14001 được công nhận trên thế giới
Nguồn: Khảo sát ISO 2017 [10]

8


Các số liệu khảo sát của tổ chức ISO năm 2017 cho thấy sự gia tăng không
ngừng của số lượng chứng chỉ ISO 14001 được công nhận trong những năm qua.
Kết quả này có được là do ISO 14001 cho phép linh hoạt cách thức đáp ứng các yêu
cầu để thiếp lập một hệ thống quản lý môi trường hợp chuẩn với từng bối cảnh
doanh nghiệp, nhờ đó tăng khả năng áp dụng đối với nhiều loại hình tổ chức khác
nhau, từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ đến những tập đồn đa quốc gia. Bên cạnh
đó, việc các tổ chức dần nhận thức được tầm quan trọng của một chứng chỉ quốc tế

trong lĩnh vực quản lý môi trường cũng giúp cho ISO 14001 được phổ biến rộng rãi
và số lượng chứng chỉ có xu hướng ngày càng tăng cao.
1.3%

0.9%

2.5%

2.8%

2.2%
31.1%

59.2%

Châu Phi

Trung/Nam Mỹ

Bắc Mỹ

Châu Âu

Đơng Á – Thái Bình Dương

Trung Nam Á

Trung Đơng

Hình 3. Tỷ lệ chứng chỉ ISO 14001 được công nhận theo khu vực trên thế giới

Nguồn: Khảo sát ISO 2017
Đơng Á – Thái Bình Dương và châu Âu là hai khu vực có số lượng cấp
chứng chỉ ISO 14001 cao nhất thế giới. Đến thời điểm tháng 12/2017, khu vực
Đơng Á – Thái Bình Dương có 214.612 chứng chỉ ISO 14001 được công nhận,
chiếm 59,2% tổng số chứng chỉ được cơng nhận trên tồn thế giới, đứng thứ 2 là
khu vực châu Âu với tổng cộng 112.790 chứng chỉ, chiếm 31,1%. Các khu vực cịn
lại có số lượng chứng nhận chênh lệnh khá lớn so với hai khu vực dẫn đầu, thấp
nhất là châu Phi với 3083 chứng chỉ, chiếm 0,9% tổng số toàn thế giới.

9


Hình 4. Top 10 quốc gia đạt chứng chỉ ISO 14001
Nguồn: Khảo sát ISO 2017
Theo kết quả khảo sát của ISO năm 2017, danh sách 10 quốc gia dẫn đầu về
số lượng chứng chỉ ISO 14001 bao gồm:
+ Trung Quốc: 165.665 chứng chỉ - tăng 21 % (so với năm 2016)
+ Nhật Bản: 23901 chứng chỉ - giảm 13%
+ Vương quốc Anh: 17.559 chứng chỉ - tăng 5%
+ Italy: 14.571 26.655 chứng chỉ - giảm 45%
+ Tây Ban Nha: 13.053 chứng chỉ - giảm 5%
+ Đức: 12.176 chứng chỉ - tăng 29%
+ Ấn Độ: 7.887 chứng chỉ - tăng 2%
+ Thụy Điển: 6486 chứng chỉ - tăng 88%
+ Pháp: 6.318 chứng chỉ - giảm 6%
+ Rumani: 5.555 chứng chỉ - giảm 9%
So với năm 2015, những quốc gia nằm trong vào danh sách 10 nước có số
lượng chứng chỉ ISO 14001 cao nhất thế giới khơng thay đổi, chỉ có sự biến động
về thứ hạng của một số quốc gia như: Rumani từ vị trí thứ 9 (năm 2016) xuống vị
10



trí thứ 10 (năm 2017); Pháp từ vị trí thứ 8 xuống vị trí thứ 9; Thụy Điển lọt vào
danh sách với vị trí thứ 8.
Trong bối cảnh phát triển bền vững đang là xu thế tất yếu và cần thiết, môi
trường trở thành mối quan tâm không chỉ của các doanh nghiệp, cơ quan quản lý,
mà của cả người tiêu dùng. Một loạt các quy định về môi trường đã được Liên minh
châu Âu thực thi trong những năm gần đây nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững
của các thành phố châu Âu. Bên cạnh đó, người tiêu dùng ngày nay không chỉ lựa
chọn sản phẩm, dịch vụ dựa trên tiêu chí chất lượng mà cịn phải an tồn cho sức
khỏe và thân thiện với mơi trường. Đặc biệt tại các nước phát triển, mức sống cao
khiến những yêu cầu về sản phẩm và dịch vụ được đặt ra khắt khe hơn. Để thỏa
mãn các tiêu chí trên, nhiều doanh nghiệp tại các nước phát triển ở khu vực châu Âu
như Italy, Anh, Tây Ban Nha, Đức đã lựa chọn triển khai quá trình chứng nhận ISO
14001, điều này phần nào giải thích cho số lượng lớn chứng chỉ được cấp tại các
quốc gia này. Mặt khác, đối với các quốc gia có hoạt động sản xuất và xuất khẩu
hàng hóa mạnh mẽ như Trung Quốc, Nhật Bản… chứng nhận ISO 14001 chính là
tấm vé thơng hành xanh để thâm nhập vào thị trường nhập khẩu có các yêu cầu
nghiêm ngặt như châu Âu, do đó các nước này ln duy trì số lượng cấp chứng chỉ
ở mức cao trên thế giới.
0

10000

20000

30000

40000


50000

Xây dựng
26136

Kim loại cơ khí và chế tạo cơ bản

25642

Sản xuất thiết bị điện, quang
Bán buôn, bán lẻ và sửa chữa động cơ, xe
máy, đồ dùng cá nhân và đồ gia dụng

23848
16213

Dịch vụ kỹ thuật

Hình 5. Top 5 ngành đạt chứng chỉ ISO 14001
Nguồn: Khảo sát ISO 2017

11


Khảo sát của ISO năm 2016 cho thấy ngành xây dựng đứng đầu về số lượng
chứng chỉ ISO 14001, đứng thứ 2 là ngành sản xuất các sản phẩm kim loại cơ khí và
chế tạo cơ bản. So với kết quả khảo sát năm 2016, danh sách 5 ngành nghề dẫn đầu
về số lượng chứng chỉ ISO 14001 khơng có nhiều thay đổi, ngoại trừ ngành dịch vụ
kỹ thuật đã vượt lên vị trí thứ 5, thay thế vị trí của ngành sản xuất phương tiện vận
tải. Xếp ở vị trí cuối cùng là ngành xuất bản với 112 chứng chỉ ISO 14001 được

cơng nhận tính đến hết năm 2017.
 Tại Việt Nam:
Tiêu chuẩn ISO 14001 đã được Việt Nam chấp thuận trở thành tiêu chuẩn
quốc gia: TCVN ISO 14001 Hệ thống quản lý môi trường – Các yêu cầu và hướng
dẫn sử dụng. Tại Việt Nam, chứng chỉ ISO 14001:1996 đã được cấp lần đầu tiên
vào năm 1998 và từ đó đến nay, số lượng tổ chức áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001 và
đạt chứng chỉ không ngừng tăng lên. Tính đến hết tháng 12/2017, Việt Nam đã có
1.443 đơn vị nhận được chứng nhận ISO 14001 (trong đó bao gồm 625 chứng chỉ
ISO 14001:2015), tăng 5,2% so với năm 2016.

Hình 6. Số lượng chứng chỉ ISO 14001 tại Việt Nam
Nguồn: Khảo sát ISO 2017 [10]

12


Nếu như trong thời gian đầu áp dụng, hầu hết các đơn vị được cấp chứng chỉ
là các doanh nghiệp nước ngồi hoặc liên doanh với nước ngồi thì đến nay, rất
nhiều doanh nghiệp Việt Nam cũng nhận thức được tầm quan trọng của ISO 14001
và chú trọng hoàn thiện hệ thống quản lý môi trường để đáp ứng được tiêu chuẩn
này. Đây là việc làm cần thiết trong bối cảnh các yêu cầu pháp luật về bảo vệ môi
trường đối với các tổ chức, doanh nghiệp ngày càng được siết chặt. Yêu cầu của thị
trường hiện nay cũng đòi hỏi các tổ chức, doanh nghiệp trong nước phải phát triển
bền vững để đảm bảo năng lực cạnh tranh.
Các doanh nghiệp lớn của Việt Nam đạt được chứng chỉ ISO 14001 có thể kể
đến như: Viglacera, Bia Sài Gịn, Traphaco, Cao su Sao Vàng, Xi măng Bỉm Sơn
.v.v. Khó khăn trong xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001 của các doanh
nghiệp Việt Nam hiện nay, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thường xuất
phát từ những nguyên nhân như:
- Không cập nhật thường xuyên, kịp thời các văn bản pháp lý về bảo vệ mơi

trường;
- Q trình kiểm sốt điều hành như quản lý hóa chất, quản lý rác thải, điện,
gas…còn hạn chế do nhận thức chung của nhân viên về vấn đề môi trường;
- Việc đầu tư cho việc xử lý chất thải còn hạn chế;
- Việc theo dõi, giám sát chưa được thực hiện đầy đủ dẫn đến sự lệch lạc trong
q trình kiểm sốt điều hành.
1.2.

Giới thiệu cơng ty TNHH khóa Huy Hồng

1.2.1. Q trình hình thành và phát triển cơng ty
Tên cơng ty: Cơng Ty TNHH khố Huy Hồng
Địa chỉ: Nhà máy I : Lô 38D - Nhà máy II : Lô 49D Khu Công Nghiệp Quang
Minh, Thị trấn Quang Minh , Huyện Mê Linh, Hà Nội.
Hotline: 19001264; Fax: (+84)24 3525 0145
Email:
13


Cơng ty TNHH khố Huy Hồng là nhà sản xuất khoá chuyên nghiệp tại
Việt Nam được thành lập từ năm 1979. Đến nay, Khóa Huy Hồng đã có 02 nhà
máy sản xuất với tổng diện tích 30.000 m2 tại Khu công nghiệp Quang Minh, huyện
Mê Linh, cách trung tâm thủ đơ 20 km về phía Tây Bắc.
Với đội ngũ lãnh đạo, quản lý năng động, chuyên nghiệp, đầy nhiệt huyết,
được đào tạo bài bản và lực lượng đông đảo lao động lành nghề, cùng sự hợp tác
của các chuyên gia đến từ Italy và Nhật Bản, công ty đã cho ra đời hàng trăm chủng
loại sản phẩm khác nhau và vẫn liên tục phát triển thêm nhiều sản phẩm mới mỗi
năm [11].
Trong q trình phát triển, cơng ty đã ký kết nhiều hợp đồng cung cấp sản
phẩm cho các công trình, dự án lớn và trở thành đối tác chiến lược của các tập đoàn

như Eurowindow, Austdoor, Vingroup. Cuối năm 2016, với mục tiêu sản phẩm đạt
chuẩn mực quốc tế, giữ thế ổn định và phát triển bền vững, Khóa Huy Hoàng đã ký
kết quan hệ hợp tác với NC Group - Đại diện chính thức tại Việt Nam của Cơng ty
ABUS, nhà sản xuất khóa cửa hàng đầu thế giới thuộc Cộng hòa Liên bang Đức.
Trải qua chặng đường gần 40 năm hình thành và phát triển, Cơng ty Khố
Huy Hồng nói chung và mỗi cán bộ cơng nhân viên trong từng giai đoạn lịch sử
nói riêng ln biết kế thừa giá trị truyền thống, phát huy sáng tạo để tìm kiếm sự
hồn hảo cho mỗi sản phẩm. Khóa Huy Hồng ln khơng ngừng tiếp thu cải tiến,
phấn đấu hết sức mình để tạo ra những sản phẩm mới có những tính năng ưu việt
hơn, dịch vụ bán hàng tận tình hơn và chế độ bảo hành chu đáo hơn nhằm đáp ứng
nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng và đóng góp một phần vào sự phát triển
chung của đất nước.
1.2.2. Công nghệ sản xuất và sản phẩm
Sản phẩm chính của cơng ty là các loại khóa, chốt cremon, bản lề, phụ kiện
cửa… Mỗi sản phẩm khác nhau có quy trình cơng nghệ khác nhau, tuy nhiên đều
thực hiện qua một số quy trình chung, từ chế tạo phơi, gia cơng cơ khí,… đến lắp
ráp hồn thiện và đóng gói.

14


Chuẩn bị nguyên
vật liệu
Chế tạo phôi
Gia công
Xử lý bề mặt
Mạ, sơn
Kiểm tra
Đóng gói
Xuất xưởng


Hình 7. Quy trình sản xuất tại Cơng ty khóa Huy Hồng [4]
Quy trình bao gồm các bước:
-

Chuẩn bị nguyên vật liệu: Nguyên liệu được công ty sử dụng chủ yếu là
đồng, inox và hợp kim. Nguyên liệu thô sau khi nhập về nhà máy được lưu
trữ tại kho và kiểm tra trước khi đưa vào sản xuất.

-

Chế tạo phơi: Định hình các chi tiết, các bộ phận theo mẫu thiết kế bằng
công nghệ đúc áp lực tự động, đột dập.

-

Gia cơng cơ khí: Các chi tiết trải qua những công đoạn như cắt gọt, khoan,
tiện, uốn, mài tùy theo yêu cầu sản phẩm.

-

Xử lý bề mặt: Xử lý bề mặt vật liệu qua công đoạn mài bóng, tẩy sạch bề mặt
trước khi mạ, sơn.

-

Mạ kẽm: Sau khi xử lý bề mặt, các chi tiết được đưa vào bể mạ kẽm.

-


Sơn: Sử dụng phương pháp sơn tĩnh điện, phun bột sơn phủ lên bề mặt chi
tiết bằng súng phun sơn.
15


×