Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

ĐÁNH GIÁ CÁC BIỆN PHÁP PHI THUẾ CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA (1996-2000)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (231.54 KB, 30 trang )

ĐÁNH GIÁ CÁC BIỆN PHÁP PHI THUẾ CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN
QUA (1996-2000)
I.THỰC TRẠNG THƯƠNG MẠI VÀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA VIỆT NAM THỜI
KÌ 1996-2000.
1.Thực trạng thương mại:
Trái với tình hình suy thoái của nền kinh tế nói chung trong giai đoạn 1996 -
2000 ngoại thương Việt Nam đã đạt được sự phát triển rất đáng khích lệ cả về quy
mô, tốc độ tăng trưởng và diện mặt hàng, đóng góp tích cực vào GDP, thúc đẩy sự
phát triển kinh tế trong nước, phục vụ tốt cho các ngành sản xuất trong nước, và góp
phần tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động.
1.1.Xuất khẩu
Xuất khẩu trong thời kỳ 1996 - 2000 đã đạt được tốc độ tăng trưởng tương đối
cao, bình quân 20,8% một năm (trong đó năm 2000 tăng 24%). Tổng kim ngạch
xuất khẩu của cả giai đoạn đã đạt 51,34 tỷ USD (trong đó năm 2000 đạt 14,308 tỷ
USD), đưa mức xuất khẩu bình quân đầu người tăng lên 151,2 USD/người vào năm
1999 và khoảng180 USD/người vào năm 2000.
Sự phát triển nhanh chóng của xuất khẩu đạt được là do sự mở rộng không
ngừng diện mặt hàng xuất khẩu, sự tăng trưởng cũng như sự phát triển về quy mô
của từng nhóm mặt hàng.
Năm 1991 Việt Nam mới có 4 nhóm mặt hàng xuất khẩu chủ lực đạt kim ngạch
từ 100 triệu USD/năm trở lên, nhưng đến năm 2000 số nhóm mặt hàng này đã tăng
lên 15 nhóm. Có nhiều mặt hàng đã đạt kim ngạch xuất khẩu từ 1 tỷ USD đến 2 tỷ
USD như dầu thô, dệt may, giầy dép, thủy sản, gạo.
Trong 5 năm 1996 - 2000 tốc độ tăng trưởng của các mặt hàng chủ lực khá cao,
bình quân 19,7%/năm; trong đó có những mặt hàng tốc độ tăng trưởng nhảy vọt
như giầy dép tăng 6,7 lần; hàng thủ công mỹ nghệ tăng 3,2 lần; hàng dệt may tăng
1,76 lần; và thủy, hải sản tăng 1,5 lần. Nhóm hàng nông, lâm, thuỷ, hải sản tăng
64%, trong đó gạo, cao su, cà phê,... đều tăng từ 65% đến 103%. Nhóm hàng công
nghiệp nặng và khoáng sản tăng 109%, trong đó chủ yếu là dầu thô và than đá.
Đáng lưu ý trong số các nhóm mặt hàng xuất khẩu chủ lực, nhóm điện tử và
linh kiện máy tính có tốc độ phát triển khá nhanh: mặc dù năm 1996 mới bắt đầu


xuất khẩu đạt kim ngạch 89 triệu USD, từ năm 1997 đã liên tục tăng trưởng nhanh,
đến năm 1999 đã đạt 700 triệu USD, tăng gần 7 lần so với năm 1996 và năm 2000
ước đạt 750 triệu USD.
Thị trường xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn 1996 - 2000 cũng đã mở
rộng đáng kể với sự gia tăng không ngừng kim ngạch xuất khẩu vào từng khu vực
thị trường. Trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 1996-2000:
Thị trường khu vực châu Á-Thái Bình Dương chiếm tỷ trọng 64,6%, trong đó
năm 1996: 71,3%, năm 1997: 66,6%, năm 1998: 62,9%, năm 1999: 62,4% và năm
2000 dự kiến 61,5%; tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân của Việt Nam vào
khu vực này đạt 15%/năm.
Thị trường khu vực ASEAN chiếm tỷ trọng 23,3%, năm 1996: 24,5%, năm
1997: 22%, năm 1998: 25,1%, năm 1999: 21,3% và năm 2000 dự kiến 24,1%; tốc
độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân của Việt Nam vào khu vực này đạt
22,6%/năm.
Thị trường khu vực Âu - Mỹ chiếm tỷ trọng 30,7%, thị trường khu vực này
cũng ngày càng chiếm vị trí quan trọng đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam:
năm 1996 chiếm 20,8%, năm 1997: 28,9%, năm 1998: 34,5%, năm 1999: 31,9% và
năm 2000 ước 33,9%. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân của Việt Nam vào
khu vực này đạt 28,8%/năm. Trong thị trường khu vực Âu - Mỹ, thị trường EU là
thị trường quan trọng nhất, chiếm tỷ trọng 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt
Nam và có tốc độ tăng trưởng 34,3%/năm, cao hơn nhiều so với các thị trường khác
trong khu vực Âu - Mỹ.
Thị trường khu vực châu Phi-Tây Nam Á chiếm tỷ trọng 3,2%, trong đó năm
1996 chiếm 2,8%, năm 1997: 2,5%, năm 1998: 2,7%, năm 1999: 3% và ước tính
năm 2000 là 4,5%; tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân của Việt Nam vào khu
vực này là 40,7%/năm.
Thị trường khác chiếm tỷ trọng 1,5%.
Dưới đây là bảng thống kê tỷ trọng và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu vào 10 thị
trường chủ yếu trong giai đoạn 1996 - 2000:
Tỷ trọng và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu

vào 10 thị trường chủ yếu giai đoạn 1996 - 2000
Thị trường Tỷ trọng % Tốc độ tăng trưởng %
Nhật Bản 16,1 3,6
Xinh – ga – po 10,4 -10,6
Đài Loan 6,9 9,2
Trung Quốc 6,4 34,8
Đức 5,3 36,9
Úc 4,2 70,7
Hoa Kỳ 4,1 28,7
Hàn Quốc 3,7 -11,0
Phi – lip – pin 3,4 42,9
Hồng Kông 3,4 6,5
Nguồn: Vụ chính sách thương mại đa biên- Bộ Thương mại
Trong giai đoạn 1996 - 2000:
- Số lượng doanh nghiệp trực tiếp kinh doanh xuất, nhập khẩu ngày càng tăng
và có sự chuyển dịch rõ nét trong cơ cấu chủ thể tham gia kinh doanh, đặc biệt là
sau khi Chính phủ ban hành Nghị định số 57/1998/ NĐ-CP ngày 31/7/1998, số
lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia xuất, nhập khẩu tăng nhanh. Năm 1980
chỉ có 13 doanh nghiệp thuộc Bộ Ngoại Thương; Năm 1991 có 495 doanh nghiệp
thuộc 14 Bộ, Ngành, cơ quan đoàn thể chính trị, 42 tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương; Đến năm 2000 có khoảng 13.000 doanh nghiệp và chi nhánh đăng ký
trực tiếp xuất, nhập khẩu hàng hoá.
- Xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng trưởng khá
nhanh cả về quy mô và tốc độ so với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước,
cụ thể là: khối các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài xuất khẩu đạt 19,8 tỷ
USD (kể cả dầu thô), chiếm tỷ trọng 38,6%, tăng trưởng bình quân 34,9%/năm;
các doanh nghiệp 100% vốn đầu tư trong nước xuất khẩu đạt 31,54 tỷ USD (không
kể dầu thô), chiếm tỷ trọng 61,4%, tăng trưởng bình quân 13,3%/năm.
1.2. Nhập khẩu
Trong giai đoạn 1996 - 2000, kim ngạch và cơ cấu hàng nhập khẩu đã góp

phần bảo đảm được nhu cầu tiêu dùng, nhất là về máy móc, thiết bị, phụ tùng, vật
tư, nguyên liệu cho sản xuất và cho tiêu dùng thiết yếu, góp phần đầy đủ và phong
phú thêm hàng hoá lưu thông trên thị trường nội địa.
Tổng kim ngạch nhập khẩu trong thời kỳ này đạt 60,7 tỷ USD, với tốc độ bình
quân hàng năm tăng 12,2%. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu có
chiều hướng giảm dần, đặc biệt hai năm 1998 và 1999 kim ngạch nhập khẩu gần
như không tăng đã làm giảm tốc độ chung của cả thời kỳ, đến năm 2000 lại tăng
nhanh, dự kiến đạt 14,8 tỷ USD, tăng 27,3%.
Thời kỳ này, các mặt hàng phục vụ sản xuất luôn luôn chiếm tỷ trọng cao trong
tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam, cụ thể là: Nhóm máy móc, thiết bị, phụ
tùng và nguyên, nhiên, vật liệu chiếm tỷ trọng 91,3% và đã tăng từ 83,5% năm
1995 lên 94,8% năm 1999 và năm 2000 ước tính đạt 92%; Nhóm hàng tiêu dùng
thời kỳ này chiếm 8,7% và giảm dần từ 16,5% năm 1995 xuống 5,2% năm 1999 và
năm 2000 dự kiến 8,7%. Về tốc độ tăng trưởng: Nhóm máy móc, thiết bị, phụ tùng
và nguyên, nhiên, vật liệu tăng bình quân 14,1%/năm, trong đó năm 2000 dự kiến
tăng 21%. Nhóm hàng tiêu dùng giảm bình quân 2%/năm, trong đó năm 2000 dự
kiến tăng tới 90%.
Một điều đáng chú ý là trong giai đoạn này, cán cân ngoại thương của Việt
Nam luôn trong tình trạng nhập siêu, tuy nhiên mức nhập siêu đã giảm đáng kể vào
các năm cuối giai đoạn. So với kim ngạch xuất khẩu, mức nhập siêu thời kỳ 1996 -
1999 đạt khoảng 8,5 tỷ USD, bằng 22,8 %. Tuy nhiên, mức nhập siêu đã giảm
đáng kể: từ 3,9 tỷ USD năm 1996 (bằng 53,6% kim ngạch xuất khẩu) xuống 82
triệu USD năm 1999 (chỉ còn bằng 0,7% kim ngạch xuất khẩu) và năm 2000 là 900
triệu USD. Một trong các nguyên nhân làm giảm nhập siêu là do kim ngạch xuất
khẩu tăng mạnh. Ngoài ra còn do kim ngạch nhập khẩu trong hai năm 1998, 1999
hầu như không tăng.
Về cơ cấu thị trường nhập khẩu
Các năm 1996 - 2000 khu vực châu Á-Thái Bình Dương luôn là thị trường
nhập khẩu quan trọng nhất của Việt Nam, chiếm tỷ trọng bình quân 78,3% và có
tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 9,7%. Trong khu vực này, Việt Nam

nhập khẩu chủ yếu từ Xinh-ga-po, Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan, bốn thị
trường này chiếm tỷ trọng đến 54% - 56%. Khối các nước ASEAN chiếm tỷ trọng
28,5%, trong đó chủ yếu là Xinh-ga-po.
Khu vực Âu-Mỹ chỉ chiếm vị trí khiêm tốn với tỷ trọng 17,2%. Tuy nhiên, khu
vực này cũng đang dần trở thành thị trường nhập khẩu quan trọng hơn, với tốc độ
tăng trưởng bình quân 1996 - 2000 là 12,6%/năm, cao hơn khu vực châu Á - Thái
Bình Dương. Các thị trường chủ yếu trong khu vực này là Pháp, Đức và Hoa Kỳ;
Khu vực châu Phi - Tây Nam Á chỉ chiếm tỷ trọng 2,2%, nhưng thời kỳ 1996 -
2000 đạt tốc độ tăng khá cao 22,5%/năm.
Thị trường khác chiếm tỷ trọng 2,3%.
Dưới đây là bảng thống kê tỷ trọng và tốc độ tăng trưởng của 10 thị trường
nhập khẩu chủ yếu trong giai đoạn 1996 - 2000:
Tỷ trọng và tốc độ tăng trưởng của 10 thị trường nhập khẩu
chủ yếu giai đoạn 1996 - 2000
Nước/ thị trường Tỷ trọng % Tốc độ tăng trưởng %
Xinh – ga – po 18,2 7,0
Hàn Quốc 13,5 3,5
Nhật Bản 12,5 12,7
Đài Loan 12,2 13,5
Hồng Kông 5,6 8,8
Thái Lan 5,0 6,1
Trung Quốc 4,2 2,0
Pháp 3,6 2,1
Đức 2,7 11,5
Hoa Kỳ 2,5 26,6
Nguồn: Vụ chính sách Thương mại đa biên - Bộ Thương mại
2. Đánh giá khả năng cạnh tranh của Việt Nam thời kỳ 1996-2000.
Thời kỳ 1996 - 2000, Việt Nam tiếp tục thực hiện điều chỉnh cơ cấu kinh tế và
chủ động hội nhập quốc tế với bước đi thích hợp. Thực tế thời kỳ vừa qua cho thấy
quá trình điều chỉnh cơ cấu kinh tế và chủ động hội nhập quốc tế đã ngày càng tăng

cường khả năng cạnh tranh của Việt Nam. Tuy nhiên tốc độ tăng khả năng cạnh
tranh của Việt Nam diễn ra còn chậm so với yêu cầu.
Khả năng cạnh tranh có thể được phân biệt ở 3 cấp độ: Quốc gia, Doanh
nghiệp/Ngành và Sản phẩm. Về mặt sản phẩm cụ thể bao gồm: hàng hóa và dịch
vụ, sau đây xin chỉ đề cập tới hàng hóa.
2.1. Khả năng cạnh tranh trên phương diện quốc gia của Việt Nam.
Khả năng cạnh tranh quốc gia có thể được hiểu là việc xây dựng một môi
trường kinh tế chung, đảm bảo phân bố các nguồn lực, đạt và duy trì mức tăng
trưởng cao, bền vững. Môi trường cạnh tranh kinh tế chung có ý nghĩa rất lớn đối
với việc thúc đẩy quá trình tự điều chỉnh, lựa chọn của các nhà kinh doanh theo tín
hiệu của thị trường được thông tin đầy đủ. Sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo
hướng ngày càng hiệu quả hơn với tốc độ tăng trưởng nhanh, phụ thuộc rất nhiều
vào sự năng động của các doanh nghiệp/ngành.
Cho đến nay Việt Nam vẫn được đánh giá có khả năng cạnh tranh quốc gia
thấp. Theo đánh giá của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), xét theo tính cạnh tranh
tầm quốc gia thì:
- Năm 1997 Việt Nam đứng thứ 49 trong 53 nước được phân hạng.
- Năm 1998 Việt Nam đứng thứ 39 trong 53 nước được phân hạng (Chỉ số
khả năng cạnh tranh của Việt Nam được nâng lên chủ yếu do sự giảm sút
kinh tế của nhiều nước do bị khủng hoảng, chưa phải là do kết quả phát triển
kinh tế của Việt Nam mang lại.)
- Năm 1999 Việt Nam đứng thứ 48 trong 59 nước được phân hạng.
Tuy nhiên, cũng cần thấy Việt Nam đã có những bước đi tích cực để nâng cao
khả năng cạnh tranh của toàn quốc gia, và trên thực tế khả năng cạnh tranh của
Việt Nam đã ít nhiều được cải thiện. Những bước đi đó phần nào được thể hiện
bằng việc cải thiện đáng kể chế độ quản lý thương mại trong thời kỳ 1996-2000
theo hướng nới lỏng bớt quản lý của nhà nước, tạo điều kiện cho thương mại phát
triển. Cụ thể như sau:
- So với thời kỳ trước 1996, biểu thuế nhập khẩu đã được hoàn thiện dần với
việc áp dụng hệ thống mã HS, cấu trúc biểu thuế đã được đơn giản hóa rất nhiều và

khá ổn định, thể hiện bằng việc giảm số mức thuế. Thuế suất của rất nhiều mặt
hàng đã được cắt giảm phù hợp với các cam kết quốc tế và yêu cầu của tiến trình
hội nhập. Thực tế hiện nay cho thấy hầu hết các sản phẩm nhập khẩu để sản xuất
hàng xuất khẩu đều có mức thuế nhập khẩu danh nghĩa thấp hoặc không bị đánh
thuế.
- Các NTM cũng dần được nới lỏng, cụ thể như sau:
+ Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, hàng hóa nhập khẩu phải có giấy
phép hoặc hạn ngạch đã được thu hẹp dần. Chế độ phân bổ hạn ngạch và
cấp phép đã được cải tiến theo nguyên tắc phân bổ phù hợp với khả năng
sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và tạo điều kiện thuận lợi cho các
doanh nghiệp phát triển;
+ Từ chỗ chỉ một số ít các doanh nghiệp được phép kinh doanh xuất - nhập
khẩu, đến nay tất cả các doanh nghiệp đã được phép, trừ một số mặt hàng
chiến lược phải thông qua đầu mối như xăng dầu, phân bón, gạo, xi-măng;
+ Nhiều biện pháp quản lý mới có tính khách quan hơn và ít cản trở thương
mại đã được đưa vào sử dụng, chẳng hạn các biện pháp tiêu chuẩn kỹ thuật
và chất lượng, kiểm dịch động thực vật, các thủ tục hải quan phù hợp với
quy định và thông lệ quốc tế;
+ Các thủ tục quản lý hành chính đã dần dần được hoàn chỉnh và đơn giản
hóa hơn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiến hành các hoạt động kinh
doanh được thuận lợi.
Các yếu tố về khả năng cạnh tranh quốc gia có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng
cạnh tranh của doanh nghiệp/ngành, đến thu hút đầu tư nước ngoài trong điều kiện
cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt. Việc nâng cao khả năng cạnh tranh quốc gia
và duy trì khả năng đó là yêu cầu quan trọng đối với mỗi nền kinh tế trong điều
kiện hội nhập quốc tế.
2.2. Khả năng cạnh tranh trên phương diện doanh nghiệp/ngành của Việt Nam.
Khả năng cạnh tranh doanh nghiệp/ngành được thể hiện bằng khả năng bù đắp
chi phí, duy trì lợi nhuận và được đo bằng thị phần sản phẩm và dịch vụ của doanh
nghiệp trên thị trường.

Đánh giá một cách tổng quan, các doanh nghiệp/ngành của Việt Nam có khả
năng cạnh tranh rất thấp cả ở thị trường trong nước và quốc tế.
Trước hết, các doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước có khả năng cạnh tranh
kém hơn so với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, được thể hiện ở các
mặt sau:
+ Hiệu quả hoạt động kinh doanh thấp;
+ Phổ biến ở tình trạng công nghệ lạc hậu;
+ Chậm đổi mới phương thức quản lý và kinh doanh;
+ Chưa xây dựng được hệ thống mạng lưới bạn hàng và khả năng tiêu thụ;
+ Kém năng động do ỷ lại vào sự bảo hộ của Nhà nước. Chú trọng quá mức
đến "thái độ của Nhà nước" và coi đó là nhân tố đảm bảo kinh doanh, vì vậy
có tình trạng cố giành được giấy phép, hạn ngạch... để hạ giá thành, mà
không chú ý giải quyết các vấn đề bản chất của hạ giá thành;
+ Chưa có chiến lược và qui hoạch tổng thể cho sự phát triển hoặc kém tính
khả thi. Khá nhiều doanh nghiệp/ngành chỉ chú trọng đến mục tiêu ngắn
hạn;
+ Ít đầu tư cho nghiên cứu và phát triển tiếp thị và đào tạo huấn luyện...
Khả năng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước, trong
đó chủ yếu là giữa doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp thuộc các thành phần
kinh tế khác, có tình trạng chủ yếu là,
+ Doanh nghiệp Nhà nước có khả năng đầu tư và cạnh tranh lớn hơn ở một
số mặt hàng, ngành hàng thiết yếu như: xăng dầu, phân bón, thép, xi
măng, ôtô, thiết bị động lực,... do có ưu thế về vốn và đầu tư đổi mới công
nghệ...;
+ Doanh nghiệp Nhà nước có hiệu quả kinh doanh thấp hơn, chủ yếu do bộ
máy cồng kềnh, cơ chế quản lý tài chính và kinh doanh chưa tạo ra động
lực để thu hút người lao động và tăng năng suất lao động.
2.3. Khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam.
Để thấy được thực trạng khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam có thể
căn cứ vào các yếu tố cấu thành khả năng cạnh tranh như đã đề cập. Trên cơ sở đó

có thể phân loại hàng hoá của Việt Nam thành 3 nhóm: nhóm có khả năng cạnh
tranh, nhóm có khả năng cạnh tranh có điều kiện và nhóm có khả năng cạnh tranh
thấp.
- Nhóm có khả năng cạnh tranh là cà phê, điều, gạo, tiêu, một số trái cây đặc
sản (soài, dứa, bưởi, ...), thuỷ, hải sản, hàng dệt may, giày dép, động cơ diesel loại
công suất nhỏ...;
- Nhóm có khả năng cạnh tranh với điều kiện được hỗ trợ có thời hạn và tích
cực nâng cao khả năng cạnh tranh là chè, cao su, rau, thịt lợn, lắp ráp điện tử, cơ
khí, hóa chất, xi măng, ...;
- Nhóm có khả năng cạnh tranh thấp là đường mía, bông, đỗ tương, ngô, quả có
múi, hoa, sữa bò, gà, thép...
Tổng quan khả năng cạnh tranh của các nhóm hàng hoá Việt Nam được phân
tích theo khả năng cạnh tranh tại thị trường trong nước và thị trường ngoài nước
trên các khía cạnh chất lượng, giá cả, mẫu mã, bao bì, điều kiện mua bán và thanh
toán, và dịch vụ sau bán hàng.
2.3.1.Ở thị trường trong nước.
a.Đối với nhóm hàng hóa có khả năng cạnh tranh.
Về giá thành: nhìn chung giá của các mặt hàng này thấp hơn giá của hàng
hóa cùng loại của các nước trong khu vực và thế giới, vì vậy dù không bị NTB cản
trở nếu vào thị trường Việt Nam thì mức giá vẫn sẽ cao hơn sản phẩm cùng loại
của Việt Nam. Ví dụ:
+ Gạo của Việt Nam giá thành 220 USD/tấn, trong khi đó giá gạo của Thái
Lan là 250 USD/tấn.
+ Cà phê của Việt Nam (đã sơ chế) giá thành 750-800 USD/tấn, trong khi
đó giá của Ấn Độ là 1.412 USD/tấn cà phê chè, 926,9 USD/tấn cà phê
vối; của Côlômbia là 2.118 USD/tấn cà phê chè; của Inđônesia là 921,9
USD/tấn cà phê vối...
Về chất lượng: các mặt hàng này đều đạt tiêu chuẩn theo Hệ thống quản lý tiêu
chuẩn, chất lượng quốc tế (ISO).
Về mẫu mã: theo đánh giá chung, sản phẩm sản xuất trong nước đa dạng hơn

sản phẩm ngoại nhập.
Về bao bì: nhìn chung sản phẩm sản xuất trong nước chưa cạnh tranh được với
sản phẩm ngoại nhập.
Về điều kiện mua bán, thanh toán: giữa sản phẩm sản xuất trong nước và sản
phẩm ngoại nhập có điều kiện như nhau.
Về giao nhận, vận chuyển và dịch vụ sau bán hàng: sản phẩm sản xuất trong
nước có điều kiện dịch vụ sau bán hàng thuận lợi hơn sản phẩm ngoại nhập cùng
loại.
b.Đối với nhóm hàng hóa có khả năng cạnh tranh với điều kiện được hỗ trợ có thời hạn
và tích cực nâng cao khả năng cạnh tranh.
Về giá thành: nhiều mặt hàng của Việt Nam có giá cao hơn các nước trong
khu vực và thế giới, tuy nhiên nếu có sự cải tiến quản lý, đầu tư công nghệ tiên
tiến... để hạ giá thành sản xuất thì giá cả có thể sẽ thấp hơn các nước trong khu vực
và thế giới.
Về chất lượng: các mặt hàng này đều đạt tiêu chuẩn theo Hệ thống quản lý
tiêu chuẩn, chất lượng quốc tế (ISO), nhưng hiện tại giá thành sản xuất cao hơn giá
sản phẩm ngoại nhập.
Về mẫu mã, bao bì, điều kiện mua bán, thanh toán, giao nhận, vận chuyển và
dịch vụ sau bán hàng: nhìn chung hàng hóa sản xuất trong nước cũng ở tình trạng
tương tự như nhóm ngành hàng có khả năng cạnh tranh.
c. Đối với nhóm hàng hóa có khả năng cạnh tranh thấp.
Về giá thành: hiện tại và trong tương lai, giá của các mặt hàng sản xuất trong
nước sẽ còn cao hơn giá hàng hóa cùng loại của các nước trong khu vực và thế
giới, do các nước trong khu vực/thế giới có lợi thế so sánh so với Việt Nam.
Về mẫu mã, bao bì, điều kiện mua bán, thanh toán, giao nhận, vận chuyển và
dịch vụ sau bán hàng: cũng ở tình trạng như nhóm hàng có khả năng cạnh tranh.
2.3.2.Ở thị trường nước ngoài.
Hiện nay sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu thuộc nhóm ngành hàng
có khả năng cạnh tranh. Các sản phẩm thuộc các nhóm khác chưa được xuất khẩu
hoặc xuất khẩu rất ít. Do đó, ở đây chỉ đánh giá khả năng cạnh tranh của hàng hóa

Việt Nam ở thị trường nước ngoài đối với các sản phẩm thuộc nhóm ngành hàng
có khả năng cạnh tranh.
Về giá cả: hầu hết các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam ( ví dụ như cà phê,
gạo …) có mức giá thấp hơn so với sản phẩm cùng loại của các nước trong khu
vực và thế giới.
Về chất lượng: các mặt hàng đạt tiêu chuẩn ISO nên có chất lượng bằng sản
phẩm của các nước trong khu vực và thế giới.
II.TỔNG QUAN CÁC NTM LIÊN QUAN ĐẾN NHẬP KHẨU VIỆT NAM ĐÃ SỬ
DỤNG:
1.Các biện pháp quản lí định lượng :
1.1.Các biện pháp cấm nhập khẩu:
Đây là một trong số những biện pháp được Việt Nam sử dụng rất nhiều trong
thời gian qua. Có thể phân loại chúng thành hai biện pháp đó là cấm hoàn toàn và
cấm ngoại trừ thoả mãn những điều kiện nhất định hay có thể gọi là nhập khẩu có
điều kiện.
1.1.1.Cấm nhập khẩu :
Theo Quyết định số 254/1998/QĐ-TTg ngày 30/12/1998 về điều hành xuất
nhập khẩu hàng hoá năm 1999 những mặt hàng sau thuộc phạm vi cấm nhập khẩu:
+)Vũ khí đạn dược,vật liệu nổ trang thiết bị quân sự;
+) Các loại ma tuý
+) Hoá chất độc
+) Các loại văn hoá phẩm đồi truỵ

×