Tải bản đầy đủ (.pdf) (31 trang)

đánh giá việc thực hiện quy trình mát xa sơ sinh sau mổ đẻ tại khoa sản thường bệnh viện phụ sản trung ương năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 31 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

VŨ THỊ HỒNG TRANG

ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN QUY TRÌNH MÁT XA SƠ SINH
SAU MỔ ĐẺ TẠI KHOA SẢN THƯỜNG BỆNH VIỆN PHỤ SẢN
TRUNG ƯƠNG NĂM 2020

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

NAM ĐỊNH - 2020


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

VŨ THỊ HỒNG TRANG

ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN QUY TRÌNH MÁT XA SƠ SINH
SAU MỔ ĐẺ TẠI KHOA SẢN THƯỜNG BỆNH VIỆN PHỤ SẢN
TRUNG ƯƠNG NĂM 2020

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Sản phụ khoa

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: PGS.TS LÊ THANH TÙNG

NAM ĐỊNH - 2020



i
LỜI CẢM ƠN

Trước hết với tình cảm chân thành và lịng biết ơn sâu sắc, tơi xin gửi lời
cảm ơn tới PGS.TS LÊ THANH TÙNG - người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ
tơi trong suốt q trình học tập, nghiên cứu và hồn thành chun đề.
Tơi xin chân thành cảm ơn các thầy cô bộ môn điều dưỡng, bộ mơn Sản phụ
khoa, phịng Đào tạo sau đại học, phòng Quản lý học sinh... trường đại học Điều
Dưỡng Nam Định đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập.
Tơi xin chân thành cám ơn ban Giám đốc bệnh viện Phụ sản Trung ương,
các cán bộ nhân viên, ban lãnh đạo khoa Sản Thường, khoa Sơ sinh đã tạo điều
kiện và giúp đỡ tơi trong q trình học tập và thực hiện chuyên đề.
Với thời gian thực hiện chuyên đề gần 3 tháng, do trình độ lý luận
cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên báo cáo khơng tránh khỏi những
sai sót. Tơi rất mong nhận được sự đóng góp từ các q thầy cơ và các bạn cùng
lớp để tơi hồn thành tốt hơn bài báo cáo chuyên đề tốt nghiệp của mình.
Cuối cùng tơi xin bày tỏ sự cám ơn đến gia đình, đồng nghiệp và bạn
bè- những người đã luôn bên tôi, động viên, giúp đỡ tôi về vật chất cũng như tinh
thần trong suốt q trình học tập và hồn thành chuyên đề này .

Người làm báo cáo

Vũ Thị Hồng Trang


ii
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là báo cáo chuyên đề của riêng tôi. Nội dung trong bài
báo cáo này hoàn toàn trung thực, khách quan và chưa được cơng bố trong bất cứ

một cơng trình nào khác. Báo cáo này do bản thân tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn
của giáo viên hướng dẫn. Nếu có điều gì sai trái tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm.

Người làm báo cáo

Vũ Thị Hồng Trang


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... i
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................... ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................................. iii
ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................................... 1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ..................................................... 3
1.1. Cơ sở lý luận .................................................................................................... 3
1.1.1. Khái niệm .................................................................................................. 3
1.1.2. Lợi ích của việc mát xa .............................................................................. 3
1.1.2.1. Tăng cường và duy trì sự gắn bó tình cảm giữa mẹ và con, giữa người
chăm sóc và trẻ sơ sinh. ..................................................................... 3
1.1.1.2. Giúp trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt: hệ tiêu hóa,hệ miễn dịch, hệ
thần kinh, hệ tuần hồn… ................................................................... 4
1.2. Cơ sở pháp lý và khoa học của vấn đề. ......................................................... 6
1.3. Các nghiên cứu liên quan. ................................................................................. 7
Chương 2. THỰC TRẠNG VÀ QUY TRÌNH THỰC HIỆN ................................... 9
2.1. Thực trạng thực hiện quy trình mát xa cho trẻ sau sinh tại khoa sản thường Bệnh viện Phụ sản Trung ương ................................................................................ 9
2.2. Những điểm cần chú ý .................................................................................... 10
2.3. Quy trình mát xa cho trẻ tại khoa Sản thường ................................................. 10
2.3.1. Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ: ...................................................................... 10
2.3.2. Bước 2: Chuẩn bị người thực hiện: .......................................................... 10
2.3.3. Bước 3:Chuẩn bị phòng: .......................................................................... 11

2.3.4. Bước 4: Chuẩn bị trẻ................................................................................ 11
2.3.5. Bước 5: Thực hiện mát xa cho trẻ: ........................................................... 11
Chương 3. BÀN LUẬN ......................................................................................... 16
3.1. Đánh giá việc thực hiện quy trình mát xa cho trẻ sau sinh tại khoa Sản thường Bệnh viện Phụ sản Trung ương .............................................................................. 16
3.1.1. Việc thực hiện quy trình mát xa cho trẻ sau sinh trên thực tế tại khoa Sản
thường - Bệnh viện Phụ sản Trung ương. ................................................ 16
3.1.1.1. Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ ................................................................ 16
3.1.1.2. Bước 2: Chuẩn bị người thực hiện: ................................................... 16


3.1.1.3. Bước 3: Chuẩn bị phòng: ................................................................. 16
3.1.1.4. Bước 4: Chuẩn bị trẻ: ....................................................................... 16
3.1.1.5. Bước 5:Thực hiện mát xa cho trẻ: ..................................................... 17
3.1.2.Ưu điểm ................................................................................................... 18
3.1.3. Hạn chế ................................................................................................... 19
3.3.4. Nguyên nhân của việc chưa làm được ...................................................... 20
3.2. Giải pháp ........................................................................................................ 20
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 22
1. Quy trình mát xa cho trẻ sơ sinh sau sinh tại khoa Sản thường........................... 22
2. Đánh giá việc thực hiện quy trình mát xa cho trẻ sau sinh mổ tại khoa sản thường
Bệnh viện Phụ sản trung ương năm 2020 ............................................................... 22
3. Giải pháp can thiệp ............................................................................................ 22
TÀI LIỆU THAM KHẢO


iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

IAIM


(The Internaional Association of Hiệp hội mat xa cho trẻ em quốc

Infant Massage)

tế

WHO (World Health Organization)

Tổ chức Y tế thế giới

ĐD, NHS

Điều dưỡng, Nữ hộ sinh

SP

Sản phụ

PSTW

Bệnh viện Phụ sản Trung ương


1
ĐẶT VẤN ĐỀ

Massage(mátxa) là một phương pháp chăm sóc sức khỏe phổ biến và cổ xưa
nhất của loài người, được cho là có nguồn gốc từ Trung Quốc từ hơn 3000 năm
trước Công nguyên. Mátxa truyền thống sử dụng bàn tay và các ngón tay thực hiện
các thủ thuật như xoa bóp, bấm huyệt, vỗ, miết, day vào các huyệt đạo và cơ bắp

trên cơ thể nhằm chữa trị các vết thương, các cơn đau và ổn định tinh thần.
Trải qua hàng nghìn năm, mátxa dần được lan truyền rộng rãi trên toàn thế
giới. Mỗi quốc gia, mỗi nền y học lại có những định hướng phát triển mátxa khác
nhau như: Trung Quốc có mát xa Tui- na, Nhật Bản có mát xa Shiatshu, Thái Lan
có mát xa Nuad ….nhưng tựu chung lại, đều cố gắng hướng tới lợi ích khai phá tâm
hồn và nâng cao tuổi thọ. Đặc biệt, mátxa ln có những cơng cụ đi cùng nhằm bổ
trợ cho các bài tập các thủ thuật, đó có thể là thảo mộc, tinh dầu, hương liệu…
Đến nay hầu hết các nước trên thế giới đều sử dụng phương pháp này khơng
chỉ với mục đích tăng cường sức khỏe, thư giãn giảm mệt mỏi mà còn là một
phương pháp chữa bệnh về cơ xương khớp, mạch và thần kinh….
Đối với trẻ em đặc biệt là trẻ sơ sinh việc mát xa rất quan trọng và cần được
thực hiện ngay khi mới lọt lịng vì thời điểm này trẻ được chuyển từ tử cung mẹ, nơi
trẻ được vỗ về trong bầu nước ối ấm áp, trong lịng mẹ sang mơi trường độc lập bên
ngoài cơ thể mẹ.Bởi vậy, hơn bao giờ hết, trẻ cần tiếp tục nhận được sự âu yếm,
vuốt ve. Các rung động qua bàn tay mát xa, ánh nhìn trìu mến, cùng nụ cười hạnh
phúc từ bố mẹ sẽ nâng đỡ, bảo vệ trẻ vượt qua những khó khăn đầu tiên của cuộc
sống. Hơi ấm tình yêu thương đó sẽ khơng chỉ được trẻ cảm nhận trong hiện tại mà
sẽ theo trẻ suốt cả cuộc đời.
Tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương, quy trình mát xa cho trẻ sơ sinh đã được
thực hiện từ tháng 01/2017 tại khoa Sơ sinh và được thực hiện trên nhóm trẻ nhẹ
cân, non tháng đãcho thấy: việc mát xa cho trẻ non tháng nhẹ cân góp phần lớn
trong điều trị trẻ non tháng nhẹ cân. Chính bởi vậy, tại khoa Sản thường việc mát xa
cho trẻ sinh thường và mổ đẻ đủ tháng cũng đã được xây dựng và áp dụng thường
quy.Tuy nhiên, do thời gian nằm viện với trẻ sinh thường ( trong 24 giờ) và trẻ sinh
mổ (3-5 ngày) thì sự theo dõi và đánh giá tác dụng của mát xa trên nhóm trẻ sinh
thường cịn hạn chế. Dựa trên cơ sở đó, tơi thực hiện chun đề: “Đánh giá việc


2
thực hiện quy trình mát xa sơ sinh sau mổ đẻ tại khoa sản thường bệnh viện Phụ

sản Trung ương năm 2020” để có thể đánh giá khách quan hơn về tác dụng của
mát xa cho trẻ,với hai mục tiêu:
1. Mơ tả quy trình mát xa cho trẻ sau sinh tại khoa Sản thường Bệnh viện
Phụ sản Trung ương năm 2020.
2. Đề xuất một số giải pháp nhằm cải tiến việc thực hiện tốt hơn quy trình
mát xa cho trẻ sau sinh mổ tại khoa Sản thường Bệnh viện Phụ sản Trung ương
năm 2020.


3
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Khái niệm
Massage đọc âm Việt là mát xa, hay cịn gọi là xoa bóp hay tẩm quất là
phương thức dùng tay, chân hoặc thiết bị cơ khí để làm căng, làm dịch chuyển hoặc
làm rung động các cơ và xương của con người. Các động tác thường dùng trong
massage như: xoa vuốt, day ấn, nhào nặn, bấm chặt, đấm vỗ, rung. Có thể mát xa
bằng bàn tay, ngón tay, khuỷu tay, cẳng tay, bàn chân, đầu gối, hoặc với thiết bị
riêng nhằm tác động đến hệ thần kinh, hệ cơ và tuần hoàn .
Mát xa cho trẻ là cách vuốt ve nhẹ nhàng, nhịp nhàng của cơ thể bé bằng cách sử
dụng bàn tay của người chăm sóc [3].

1.1.2. Lợi ích của việc mát xa
1.1.2.1. Tăng cường và duy trì sự gắn bó tình cảm giữa mẹ và con, giữa người chăm
sóc và trẻ sơ sinh.
Tình cảm mẹ con, cha con sẽ được gần gũi hơn thông qua sự giao tiếp của làn da,
ánh mắt,mùi hương và âm thanh âu yếm khi cha mẹ mát xa cho bé. Bé sẽ cảm nhận
được những yêu thương ấy.

Mát xa là một cách tuyệt vời để gắn kết tình cảm giữa người chăm sóc với
trẻ. Theo WHO gắn kết tình cảm giữa bà mẹ và trẻ sơ sinh là yếu tố quan trọng thúc
đẩy việc tăng trưởng và phát triển tối ưu ở trẻ sơ sinh.
Một nghiên cứu gần đây thực hiện tại BV. Chelsea & Westminster cho thấy,
những em bé được mát xa thường xuyên, bà mẹ ít bị chứng trầm cảm sau khi sinh.
Mát xa kích thích bé và người chăm sóc tiết ra hooc-mơn Oxytocin cịn có
tên gọi khác là hooc-mơn tình u bởi nó tăng cường mối liên kết tình cảm giữa con
người với nhau và đem đến cảm giác được u thương chăm sóc,kích thích sữa về
nhiều hơn, giúp tăng co tử cung trong những ngày đầu sau sinh.
Mát xa còn làm tăng sự tự tin của các bà mẹ (người chăm sóc), giúp các bà
mẹ thấu hiểu những phản ứng bất thường từ con mình [10]


4

1.1.1.2. Giúp trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt: hệ tiêu hóa,hệ miễn dịch, hệ thần
kinh, hệ tuần hồn…
Mát xa giúp tăng cường lưu thơng tuần hồn khắp cơ thể, các cơ được vận
động, từ đó giúp trẻ cảm thấy thoải mái, dễ chịu. Ngoài ra mát xa thường xun
giúp tiêu hóa nhanh hơn vì làm tăng nhu động ruột, làm tăng cảm giác thèm ăn của
trẻ giúp bé lên cân tốt và chóng lớn. Mặt khác, khi mát xa giúp kích thích thần kinh
phế vị→ tăng sản sinh hooc-mơn đường tiêu hóa và Insulin → hấp thu thức ăn tốt
→ cải thiện hệ tiêu hóa và tăng cường sự trưởng thành của ống tiêu hóa→giúp trẻ
tiêu hóa tốt, ăn ngon miệng và ít táo bón → tăng cân. Nhiều nghiên cứu chỉ ra với
trẻ sơ sinh non tháng nếu được mát-xa thì cân nặng tăng trung bình 5,3 g/ngày [14]
Mát xa cho trẻ sơ sinh trước khi đi ngủ làm tăng Melatonin cho trẻ, cải thiện
chu kỳ giấc ngủ. Mát xa cho bé trước khi ngủ giúp bé dễ đi vào giấc ngủ hơn, ngủ
sâu và giấc ngủ dài hơn.
Trẻ sơ sinh chào đời chu kỳ thức ngủ chưa trưởng thành,mát xa giúp cải thiện
cách tổ chức giấc ngủ, giúp trẻ ngủ lâu hơn trong ban đêm và ít ngủ vào ban ngày.

Khi mát xa 30 phút mỗi đêm trong hai tuần giúp trẻ 10 ngày tuổi điều chỉnh
tốt hơn chu kỳ thức ngủ khi đánh giá lúc 8 tuần tuổi. Các trẻ này cũng sản xuất
Melatonin (hooc mơn điều hịa giấc ngủ tự nhiên) vào ban đêm cao hơn ở tuổi 12
tuần tuổi.


5

Trẻ sơ sinh có hệ thần kinh chưa trưởng thành và tiếp tục phát triển nhanh
chóng trong 2-3 năm đầu đời.
Khoa học đã chứng minh rằng xoa bóp trẻ sơ sinh làm tăng tốc độ trưởng
thành não của trẻ non tháng, giúp trẻ sơ sinh non tháng phát triển hệ thần kinhtốt
hơn [7].
Mát xa giúp não trẻ sơ sinh phát triển và trưởng thành nhanh hơn qua việc
thúc đẩy sự tăng trưởng của vỏ Myelin, do đó tăng cường tốc độ dẫn truyền của tế
bào thần kinh và cải thiện thông tin liên lạc từ não tới cơ thể, làm tác động tích cực
lên sự phát triển trí não ở trẻ nhũ nhi:
+ Cải thiện phát triển nhận thức
+ Tiếp thu nhanh
+ Tăng sự tỉnh táo và tập trung
Mát xa làm tăng trương lực phế vị và tăng cường phát triển các tế bào miễn
dịch của trẻ, giúp trẻ phòng chống bệnh tật làm các cơ săn chắc, hệ thống xương
khớp dẻo dai, giảm nguy cơ bị các bệnh về đường hô hấp như cảm lạnh ho và viêm
nhiễm. Đặc biệt ở trẻ sinh non,mát xa giúp trẻ lưu thông trao đổi khí ở phổi, tăng
tình cảm u thương khi không được nằm cùng mẹ.
Mát xa mang lại cảm giác thư giãn, thoải mái cho bé, giúp giảm căng thẳng, áp
lực. Vì vậy mà khi bé quấy khóc, xoa bóp nhẹ nhàng làm bé nín rất nhanh.
Bên cạnh đó, mát xa cịn giúp giảm những cơn đau thể chất. Vì khi thực hiện
mát xa sẽ kích thích cơ thể bé giải phóng hooc-mơn Endorphins, giúp xoa dịu cơn



6
đau và làm giảm q trình lưu thơng của các nội tiết tố gây đau đớn căng thẳng
trong máu của bé.
Mặc dù có những lợi ích này, mát xa trẻ sơ sinh non tháng chỉ được thực hiện
ở 38% đơn vị chăm sóc tích cực sơ sinh [12].
1.2. Cơ sở pháp lý và khoa học của vấn đề.
- Người Phoenician và người Hy Lạp đề cập về mát xa vào năm 450 TCN,
ngồi ra có nhiều cơng trình nghiên cứu của Hippocrates về sử dụng mát xa trong y
học thời đó.
- Theo như IAIM (hiệp hội mát xa cho trẻ em quốc tế) được sáng lập bởi bà
Vimala McClure người đã đẩy mạnh quy trình mát xa cho trẻ thành một chương
trình có tính hệ thống và chun nghiệp.
-Từ năm 1992,IAIM đã phát triển và trở thành một tổ chức có nhiều hội liên
kết ở nhiều quốc gia trên thế giới và ở Việt Nam việc mát xa cho trẻ sơ sinh cũng đã
được bắt đầu sử dụng tại các bệnh viện lớn như bệnh viện Từ Dũ hay tại khoa sơ
sinh của bệnh viện Phụ sản Trung ương.
- Theo Virginia Henderson, thực hành điều dưỡng chính là đáp ứng đủ 14 nhu
cầu cơ bản của người bệnh.Mát xa cho trẻ nhằm đáp ứng nhu cầu cơ bản theo học
thuyết của Henderson hỗ trợ và chăm sóc nhằm nâng cao sức khỏe thể chất và tinh
thần cho cả mẹ và bé.
- Tại Việt Nam: Thông tư 07/2011/TT-BYT ban hành ngày 26/01/2011 của Bộ
y tế, việc hướng dẫn công tác điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong bệnh viện
bao gồm cả trung tâm y tế và viện nghiên cứu có giường bệnh như sau [2]:
Điều 4:Tư vấn, hướng dẫn giáo dục sức khỏe
1. Bệnh viện có quy định và tổ chức các hình thức tư vấn, hướng dẫn giáo dục
sức khỏe phù hợp.
2. Người bệnh nằm viện được điều dưỡng viên, hộ sinh viên tư vấn, giáo dục
sức khỏe, hướng dẫn tự chăm sóc, theo dõi, phịng bệnh trong thời gian nằm viện và
sau khi ra viện

Điều 5. Chăm sóc về tinh thần:
1. Người bệnh được điều dưỡng viên, hộ sinh viên và người hành nghề khám
bệnh, chữa bệnh khác chăm sóc, giao tiếp với thái độ ân cần và thông cảm.


7
2. Người bệnh, người nhà người bệnh được động viên yên tâm điều trị và phối
hợp với người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trong quá trình điều trị và chăm
sóc.
Điều 12. Thực hiện các kỹ thuật điều dưỡng
1. Bệnh viện có các quy định, quy trình kỹ thuật điều dưỡng phù hợp, cập nhật
trên cơ sở các quy định, hướng dẫn của Bộ Y tế.
2. Điều dưỡng viên, hộ sinh viên phải tuân thủ quy trình kỹ thuật chuyên mơn,
kỹ thuật vơ khuẩn.
1.3. Các nghiên cứu liên quan.
Đã có nhiều nghiên cứu về mát xa cho thấy: mát xa khơng chỉ giúp trẻ phát
triển thể chất mà cịn thúc đẩy q trình phát triển tồn diện của trẻ cả về tâm lý và
tình cảm [6], mát xa cho trẻ cịn giúp thúc đẩy và duy trì sự gắn bó tình cảm giữa
mẹ và trẻ sơ sinh [9],[10].
Đặc biệt, mát xa trước khi đi ngủ giúp trẻ ngủ sớm hơn, giấc ngủ sâu hơn và
dài hơn [12]. Nghiên cứu của Lai, M. M. và cộng sự năm 2016 đã chỉ ra mát xa sớm
sẽ làm tối ưu hóa sự phát triển hệ thần kinh giúp cho trẻ sơ sinh non tháng [9].
Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng trẻ được mát xa bụng hàng
ngày sẽ giảm tần suất nơn trớ, tiêu hóa tốt hơn và tăng cân tốt hơn [8],[13].
Một nghiên cứu định tính khám phá về kinh nghiệm học tập và thực hiện mát
xa cho trẻ của các bà mẹ cho thấy, bà mẹ rất thích thú với trải nghiệm học tập mát
xa cho trẻ [14].
Nhiều nghiên cứu chỉ ra với trẻ sơ sinh non tháng nếu được mát xa thì cân
nặng tăng trung bình 5,3 g/ngày và làm ngắn thời gian nằm viện trung bình khoảng
5,4 ngày [14].

Một thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng về những ảnh hưởng của việc xoa
bóp cải thiện thức ăn cho thức ăn cho trẻ sinh non tháng. Nghiên cứu này chứng
minh rằng mát xa giúp trẻ sơ sinh non tháng hấp thu thức ăn tốt hơn và phát triển
thể chất tốt hơn. Nghiên cứu này cũng khuyến cáo rằng điều dưỡng và nữ hộ sinh
trong các đơn vị chăm sóc tích cực cho trẻ sơ sinh cần áp dụng quy trình mát xa cho
trẻ để cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh non tháng kém dung nạp [8].
Guzzetta.A và cộng sự (2011) chứng minh rằng mát xa sớm cho trẻ sơ sinh
không chỉ làm tăng cân và giảm thời gian lưu trú trong đơn vị chăm sóc tích cực sơ


8
sinh mà còn làm tăng tốc độ trưởng thành não của trẻ non tháng. Nghiên cứu này đề
xuất đưa can thiệp mát xa trong quy trình chăm sóc trẻ sơ sinh non tháng như một
liệu pháp điều trị để giúp trẻ phát triển tốt [7].
Tiffany Field trong một nghiên cứu phân tích cho thấy liệu pháp mát xa cho
trẻ sơ sinh non tháng giúp trẻ tăng cân nhiều hơn và xuất viện sớm hơn và nghiên
cứu này khuyến cáo rằng các trẻ sơ sinh đang nằm điều trị tại các đơn vị hồi sức
tích cực cần được mát xa để trẻ hấp thu dinh dưỡng tốt hơn, phát triển hệ thần kinh
tốt hơn và phát triển thể chất tốt hơn. Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng trẻ được mát
xa hàng ngày thì hệ miễn dịch của trẻ phát triển tốt hơn so với nhóm chứng.Đặc biệt
một khía cạnh khác cũng được bài viết này đề cập là nhân viên điều dưỡng khi thực
hiện việc mát xa cho trẻ có thể giảm căng thẳng của họ trong công việc [14].
Diego và cộng sự đã chỉ ra rằng việc trẻ nhận được kích thích xúc giác 15 phút
và nhận được kích thích động học 10 phút mỗi ngày trong 5 ngàysẽ giúp tăng lượng
calo nạp vào trong nhóm động học,tăng cường trương lực phế vị trong nhóm xúc
giác,giảm trương lực phế vị trong nhóm động học[11]
Saeadi (2015) với phương pháp can thiệp là 5 phút mát xa, 4 lần /1 ngày trong
7 ngày, để tác động lên sự tăng cân kết quả thu được MCT( một dạng chất béo ) của
nhóm mát xa với dầu thì tăng cân nhiều hơn nhóm xoa bóp thường và nhóm
chứng[18]



9
Chương 2
THỰC TRẠNG VÀ QUY TRÌNH THỰC HIỆN
2.1. Thực trạng thực hiện quy trình mát xa cho trẻ sau sinh tại khoa sản
thường - Bệnh viện Phụ sản Trung ương
Bệnh viện Phụ sản Trung ương được thành lập năm 1955, là bệnh viện
chuyên khoa đầu ngành của cả nước về Sản phụ khoa, Chăm sóc và điều trị trẻ sơ
sinh, kế hoạch hóa gia đinh. Bệnh viện có 3 chức năng và 6 nhiệm vụ chính : Khám
chữa bệnh chuyên ngành phụ sản, sinh đẻ kế hoạch - Chăm sóc điều trị trẻ sơ sinhĐào tạo, giảng dạy- Nghiên cứu khoa học- Quản lý kinh tế và hợp tác quốc tế. Bệnh
viện có 39 khoa phịng trung tâm với hơn 1300 nhân viên,dù vẫn cịn nhiều khó
khăn nhiều về con người và cơ sở vật chất nhưng tập thể bệnh viện có rất nhiều nỗ
lực trong cơng tác chăm sóc nâng cao chất lượng điều trị. Song song với công tác
khám và chẩn đốn, cơng tác điều dưỡng là phần khơng thể thiếu giúp người bệnh
điều trị có hiệu quả. Việc đưa mát xa cho trẻ ngay sau sinh vào cơng tác chăm sóc̣
sơ sinh được đặt ra là nhu cầu cần thiết trong việc chăm sóc thiết yếu nhằm hỗ trợ
việc điều trị sơ sinh đạt hiệu quả cao .
Năm 2017, tại khoa Sơ sinh- nơi đầu tiên áp dụng phương pháp mát xa cho
các trẻ non tháng nằm điều trị tại khoađã có nhiều lợi ích tích cực góp phần triển
khai rộng hơn phương pháp này tới các khoa hậu sản.
Năm 2018, tại khoa Sản thường- nơi hàng năm có trên 20 nghìn ca sinh
thường và sinh mổ được điều trị và chăm sóc tại khoa, việc chăm sóc trẻ, mát xa và
hướng dẫn cho sản phụ (SP ) mát xa cho trẻ được áp dụng đã làm tăng lợi ích về sức
khỏe và tăng tình cảm u thương gắn bó trong giai đoạn đầu đời của trẻ.
Từ tháng 6 năm 2018, dịch vụ mát xa trẻ sơ sinh cũng được thực hiện tại đơn
vị chăm sóc sức khỏe tại nhà để trẻ được tiếp tục mát xa sau khi ra viện.


10

2.2. Những điểm cần chú ý
*Thời điểm mát xa
Nên mát xa cho trẻ vào thời gian giữa các bữa ăn. Đây là lúc bé khơng q no
cũng khơng đói, tốt nhất là trước khi bé ngủ.
Hoặc mát xa theo quy trình: Tắm- Mát xa- Bú- Ngủ, thời điểm này là lúc bé
tỉnh táo, im lặng quan sát và sẵn sàng đùa giỡn với cha mẹ, người chăm sóc.
Nếu bé thường xuyên ngủ và ăn,bạn không biết nên mát xa khi nào thì có thể
mát xa sau khi tắm hoặc trước khi ngủ. Mát xa trước khi ngủ sẽ giúp bé có giấc ngủ
ngon, khơng quấy khóc ban đêm.
*Thời gian cho mỗi lần mát xa
- Mỗi lần mát xa cho trẻ kéo dài từ 10-15phút / lần
- Có thể mát xa cho trẻ 2 -3 lần / ngày .
2.3. Quy trình mát xa cho trẻ tại khoa Sản thường
Quy trình mát xa này được xây dựng dựa trên cuốn sách “Mát xa cho trẻ sơ
sinh: Cẩm nang dành cho các bậc cha mẹ thương con” (Infant masage - A handbook
for loving parents) của Vimala McClure, người sáng lập tổ chức IAIM. Đây cũng là
tài liệu chính thức được IAIM khuyến cáo áp dụng.[17]
2.3.1. Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ:
- Khăn, quần áo, tã sạch
- Sữa dưỡng ẩm hay dầu mát xa dặc hiệu dùng được cho trẻ sơ sinh.. Lưu ý
những loại cream hoặc dầu sau đây tuyệt đối không được sử dụng:
+ Dầu Mù tạt(Mustard oil): vì phản ứng độc hại lên màng bảo vệ da gây viêm
tấy da bé.
+ Dầu Đậu phộng chưa qua tinh luyện và đã tinh luyện có thể gây kích ứng,
đặc biệt với trẻ dị ứng đậu phộng.
+ Các loại cream có chứa thành phần Sodium lauryl sulfate vì gây kích ứng và
làm hỏng màng bảo bệ da bé.
2.3.2. Bước 2: Chuẩn bị người thực hiện:
- Hai tay sạch và ấm
- Cắt móng tay, tháo trang sức

- Tư thế ngồi mát xa của bạn phải thư thả và thoải mái, tắt điện thoại.


11
- Giữ sự trao đổi bằng mắt với trẻ, luôn nhìn trẻ và mỉm cười
- Hát cho trẻ nghe hoặc nói chuyện thân mật với trẻ
2.3.3. Bước 3:Chuẩn bị phịng:
- Phịng thống mát về mùa hè và ấm áp về mùa đơng. Nhiệt độ phịng khoảng
27-28 độ C, kín gió.
- Phịng có đủ ánh sáng để trẻ nhìn thấy mặt người thực hiện, có thể bật nhạc
nhỏ du dương để thư giãn, tuy nhiên đảm bảo trẻ vẫn nghe được tiếng của người
mát xa.
2.3.4. Bước 4: Chuẩn bị trẻ
- Thông báo cho gia đình trẻ giờ mát xa để đảm bảo:
+ Trẻ được ăn trước khi mát xa 30p.
+ Trẻ không bị đánh thức khi đang ngủ.
- Không mát xa cho trẻ có dấu hiệu nhiễm trùng rốn hoặc trẻ có vùng da bị tổn
thương, có dấu hiệu viêm da, nhiễm trùng, chảy máu hay khi trẻ có u bướu khơng
chẩn đốn được….
2.3.5. Bước 5: Thực hiện mát xa cho trẻ:
Đặt trẻ lên một tấm nệm bằng phẳng, mềm mại và sạch sẽ hoặc trên đùi
người mát xa. Nếu trời lạnh có thể mặc thêm áo , tốt nhất là bé khơng mặc gì, cơ thể
hồn tự do


12
* Mát xa mặt: thư giãn cơ mặt
- Dùng hai ngón tay trái vuốt từ giữa trán sang hai bên sau đó vuốt từ chân
lơng mày sang hai bên


- Động tác nụ cười: dùng hai tay bạn tạo một nụ cười ở mơi trên, sau đó ở mơi
dưới của trẻ
* Mát xa tay và chân: giúp giảm sự căng cơ và làm khỏe các cơ bắp.
- Động tác vắt sữa bò :
+ Tay phải giữ cổ tay trẻ, tay trái vuốt từ cánh tay xuống, lần lượt thay đổi tay.
+ Tay phải nắm cổ chân trẻ, tay trái vuốt từ đùi trẻ xuống cổ chân, sau đó đổi
chân
- Động tác " nắn bóp, xoắn nhẹ" :
+ Dùng hai tay nắn bóp nhẹ tay trẻ sau đó xoắn nhẹ nhàng.
+ Dùng hai bàn tay bóp nhẹ chân trẻ sau đó hơi xoắn lại.
- Động tác "lăn se":
+ Kẹp cánh tay trẻ vào giũa hai bàn tay bạn, lăn qua lăn lại từ dưới lên trên.
+ Kẹp đùi trẻ vào hai bàn tay, lăn đi lăn lại từ trên đùi xuống cổ chân.
- Động tác "ngón tiếp ngón": Dùng hai ngón cái vuốt xuống nối tiếp nhau trên mu
bàn tay, bàn chân trẻ.
- Động tác " xoắn ốc":
+ Dùng ngón tay cái xoay hình xoắn ốc trong lịng bàn tay trẻ.
+ Dùng ngón tay cái ấn theo hình xoắn ốc dọc theo bàn chân từ dưới lên.


13
- Động tác "lắc vuốt ngón":
+ Cầm từ gốc ngón tay trẻ, lắc nhẹ sau đó vuốt từ ngón ra
+ Cầm từng ngón chân trẻ lắc nhẹ, sau đó vuốt từ ngón ra

* Mát xa ngực: điều hịa phổi và tim, giúp phổi và tim đập nhẹ nhàng hơn.
- Động tác "cánh bướm": Đặt hai ngón tay giữa ngực trẻ, rồi từ từ vuốt ra hai
bên bả vai của trẻ.
- Động tác "chữ thập": Kéo tay từ phía bả vai bên này của trẻ sang phía sườn
bên kia, hai tay luân phiên cho cả hai bên.



14
*Mát xa bụng: giúp điều hòa hệ thống đường ruột và giảm chứng táo bón
- Động tác "mặt trời, mặt trăng": Dùng cạnh bàn tay vuốt nhẹ từ phần bụng trẻ
xuống dưới và lần lượt đổi thay.
- Động tác "xoay trịn": Dùng các ngón tay xoay trịn bụng trẻ theo chiều kim
đồng hồ.
- Động tác "đi bộ": Hãy tưởng tượng các ngón tay của bạn là các ngón chân
đang rón rén đi theo hình vịng cung từ trái sang phải bụng trẻ. dùng tồn bộ các
ngón tay của bạn nhẹ nhàng chuyển động như đang đi vậy.
- Động tác" I LOVE U":
+ "I" dùng tay phải vuốt lần theo hình chữ "I"trên phần bụng trái của trẻ, phía
bên phải của bạn.
+ "LOVE" lùi tay và đưa ngang từ trái sang phải theo hình chữ "L".
+ "YOU" tạo một vịng cung hình chữ "U", kéo xuống sang hướng từ trái sang
phải.
Trong khi bạn thực hiện chuỗi chuyển động này hãy thì thầm hát và trị chuyện
nói lời u thương trẻ.


15
* Mát xa lưng: giúp phát triển cơ bắp hỗ trợ xương sống.
- Động tác "lên và xuống":
+ Để hai bàn tay trên lưng trẻ xoa lên xuống theo chiều ngược nhau. Xoa nhẹ
nhàng từ lưng xuống mông trẻ, sau đó xoa dần lên vai trẻ.
- Động tác "mở sách": Dùng hai tay vuốt từ lưng ra hai phía bả vai.

* Thư giãn:
- Động tác "gấp tay vào mở tay ra": Gấp mở đôi cánh tay ra, làm đều đặn từ từ

và liên tục.
- Động tác "co duỗi chân": Co duỗi chân trẻ liên tục khoảng 5 lần.

Quy trình này đã và đang được thực hiện tại các khoa Sơ sinh, Sản thường,
chăm sóc tại nhà của bệnh viện.


16
Chương 3
BÀN LUẬN
3.1 Đánh giá việc thực hiện quy trình mát xa cho trẻ sau sinh tại khoa Sản
thường - Bệnh viện Phụ sản Trung ương
3.1.1 Việc thực hiện quy trình mát xa cho trẻ sau sinh trên thực tế tại khoa Sản
thường - Bệnh viện Phụ sản Trung ương.
3.1.1.1. Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ
- Khăn: sạch được giặt và hấp khử trùng hàng ngày do khoa Kiểm soát nhiễm
khuẩn mang lên các buổi sáng trước khi tắm trẻ.
- Quần áo, tã: do người nhà chuẩn bị
- Sữa dưỡng ẩm: có sử dụng dầu oil Johnson’s
3.1.1.2. Bước 2: Chuẩn bị người thực hiện:
Trong tổng số 20 ĐD, NHS mát xa trực tiếp cho trẻ hàng ngày có:
Chuẩn bị trước khi mát xa

Số nhân viên thực hiện đúng

Hai tay rửa sạch , sát khuẩn

20

Làm ấm tay trước mát xa


15

Không để móng tay dài

17

Tháo trang sức trước khi làm

20

Tư thế mát xa thối mái

16

Có sự giao lưu với trẻ

17

3.1.1.3.Bước 3: Chuẩn bị phòng:
- Phòng tắm trẻ đáp ứng đúng yêu cầu: thống mát về mùa hè và ấm áp về
mùa đơng, nhiệt độ phịng khoảng 27-28 độ C, kín gió, có đủ ánh sáng để trẻ nhìn
thấy mặt người thực hiện.
- Tuy nhiên, phịng khơng có hệ thống loa phát nhạc khi thực hiện mát xa,
khơng phải là phịng riêng biệt mà dùngchung với phòng tắm trẻ.
3.1.1.4. Bước 4: Chuẩn bị trẻ:
- 8giờ sáng hàng ngày, ĐD, NHS đi từng phòng bệnh thơng báo cho gia đình
trẻ giờ tắm, mát xa để đảm bảo:
+ Trẻ được ăn trước khi mát xa 30p.
+ Trẻ không bị đánh thức khi đang ngủ.



17
- Trong khoa khơng có trẻ có dấu hiệu nhiễm trùng rốn hoặc trẻ có vùng da bị
tổn thương, có dấu hiệu viêm da, nhiễm trùng, chảy máu …Những trẻ có dấu hiệu
bất thường sẽ chuyển khoa Sơ sinh để được khám và chăm sóc riêng.
3.1.1.5. Bước 5:Thực hiện mát xa cho trẻ:
Các ĐD, NHS đều thực hiện đầy đủ theo thứ tự mát xa từ : Mát xa mặt → mát
xa tay, chân→ mát xa ngực→ mát xa bụng→ mát xa lưng → thư giãn.
Một số hình ảnh mát xa và hướng dẫn người nhà tại khoa:


18

Tuy nhiên, mỗi nhân viên có độ khéo léo khác nhau nên động tác mạnh, nhẹ
cũng khác nhau.
Tổng thời gian làm đủ các bước chưa đến 10-15 phút.Đa số kéo dài khoảng 8
phút do số lượng trẻ nhiều, không đủ thời gian thực hiện trong buổi sáng sau khi
tắm.
3.1.2.Ưu điểm
- Hiện nay, quy trình mát xa cho trẻ sơ sinh đã được áp dụng tại Khoa Sản
thường Bệnh viện Phụ sản trung ương thường quy,các trẻ được điều dưỡng ( ĐD),
nữ hộ sinh ( NHS) của Khoa mát xa ít nhất 1 lần/ ngày.
- Các sản phụ (SP) sau mổ có thời gian nằm viện lâu hơn từ 3-5 ngày, nên trẻ
được mát xa nhiều lần giúp người nhà, SP được hướng dẫn nhiều lần hơn, thành
thạo hơn và đặc biệt góp phần đánh giá sự thay đổi ở trẻ sinh mổ - sinh thường rõ
rệt hơn.
- Các ĐD, NHS thực hiện theo quy trình mát xa đã xây dựng dựa trên hướng
dẫn của tổ chức IAIM và hướng dẫn được cho nhiều SP thực hiện tự mát xa cho trẻ.
- Người thực hiện( bao gồm cả ĐD, NHS, người nhà sản phụ, SP) đánh giá

rằng các bước của quy trình mát xa trẻ sơ sinh được mơ tả đầy đủ các bước, chi tiết
và dễ thực hiện.
+ Ban lãnh đạo bệnh viện và phòng điều dưỡng của bệnh viện rất ủng hộ việc
triển khai thực hiện quy trình mát xa cho trẻ tại khoa Sản thường với mục đích nâng
cao chất lượng chăm sóc trẻ và bà mẹ tại khoa.


×