Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

Nghiên cứu xử lý bã thải gyps của nhà máy DAP làm vật liệu xây dựng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 57 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
--------------------------------------TRẦN NGỌC THÚY

TRẦN NGỌC THÚY

KỸ THUẬT HÓA HỌC

NGHIÊN CỨU XỬ LÝ BÃ THẢI GYPS CỦA NHÀ MÁY DAP
LÀM VẬT LIỆU XÂY DỰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
KỸ THUẬT HÓA HỌC

KHOÁ 2016A
Hà Nội – Năm 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
---------------------------------------

TRẦN NGỌC THÚY

NGHIÊN CỨU XỬ LÝ BÃ THẢI GYPS CỦA NHÀ MÁY DAP
LÀM VẬT LIỆU XÂY DỰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
KỸ THUẬT HÓA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC



PGS.TS. LA THẾ VINH

Hà Nội – Năm 2018


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BẢN XÁC NHẬN CHỈNH SỬA LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên tác giả luận văn: Trần Ngọc Thúy
Đề tài luận văn: Nghiên cứu xử lý bã thải Gyps của nhà máy DAP làm vật
liệu xây dựng
Chuyên ngành: Kỹ thuật Hóa học
Mã số HV: CA160525
Tác giả, Người hướng dẫn khoa học và Hội đồng chấm luận văn xác nhận tác giả đã
sửa chữa, bổ sung luận văn theo biên bản họp Hội đồng ngày 16/5/2018 với các nội
dung sau:
1. Đã bổ sung vào luận văn phần tổng quan về đất đồi Phú Thọ
2. Đã chỉnh sửa phần kết luận ở mục 2, thay từ “lựa chọn phụ gia” bằng “sử
dụng phụ gia”
3. Đã chỉnh sửa các lỗi chính tả trong luận văn
Ngày 27 tháng 5

năm 2018

Giáo viên hướng dẫn

Tác giả luận văn

PGS.TS La Thế Vinh


Trần Ngọc Thúy
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

PGS.TS Lê Xuân Thành


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Luận văn này là cơng trình nghiên cứu thực sự của cá nhân,
được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. La Thế Vinh.
Các số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn này trung
thực và chưa từng được cơng bố dưới bất cứ hình thức nào.
Tơi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Học viên

Trần Ngọc Thúy


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cám ơn PGS.TS. La Thế Vinh người đã trực tiếp
hướng dẫn tơi hồn thành luận văn này. Với những lời chỉ dẫn, những tài liệu, sự
tận tình hướng dẫn và những lời động viên của thầy đã giúp tôi vượt qua nhiều khó
khăn trong q trình thực hiện luận văn này.
Tơi cũng xin cám ơn quý thầy cô trong Bộ môn Cơng nghệ các chất vơ cơ – Viện
Kỹ thuật hóa học – Trường Đại học Bách khoa Hà Nôi đã tạo điều kiện, giúp đỡ,
truyền dạy những kiến thức quý báu, những kiến thức này rất hữu ích và giúp tôi
nhiều khi thực hiện nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cám ơn.
Học viên


Trần Ngọc Thúy


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT .................................................................. 1
DANH MỤC HÌNH VẼ .............................................................................................. 2
DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................................ 3
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 4
CHƯƠNG 1 ................................................................................................................ 6
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ................................................................................... 6
1.1. Giới thiệu về chất thải Gyps ................................................................................. 6
1.1.1. Định nghĩa và phân loại .................................................................................... 6
1.1.1.1. Định nghĩa ...................................................................................................... 6
1.1.1.2. Phân loại ......................................................................................................... 6
1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ Gyps trên thế giới và Việt Nam .......................... 7
1.2.1. Tình hình sản xuất Gyps trên thế giới ............................................................... 7
1.2.2. Tình hình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm Gyps tại Việt Nam ............................... 8
1.3. Các ứng dụng quan trọng của Gyps ................................................................... 10
1.3.1. Vật liệu xây dựng ............................................................................................ 10
1.3.2. Sản xuất phân bón Amơn sunphat ................................................................... 10
1.3.3. Sản xuất xi măng Portland ..............................................................................10
1.4. Vấn đề vật liệu xây dựng mới ............................................................................ 11
1.5. Khái quát về tình hình sản xuất vật liệu xây dựng nước ta hiện nay và giới thiệu
về đất đồi tỉnh Phú Thọ ............................................................................................. 12
1.6. Tổng quan về keo polime vô cơ và ứng dụng polime vô cơ trong chế tạo vật
liệu xây dựng ............................................................................................................. 15
1.6.1. Tổng quan về keo polime vô cơ ...................................................................... 15
1.6.1.1. Khái niệm polime vơ cơ ............................................................................... 15
1.6.1.2. Tính chất của polime vơ cơ .......................................................................... 16
1.6.2. Ứng dụng polime vô cơ trong chế tạo vật liệu xây dựng ................................ 17



1.7. Giới thiệu về keo polime photphat nhôm ........................................................... 19
1.7.1. Cấu trúc của keo polime photphat nhôm ........................................................ 19
1.7.2. Cơ sở hóa lý chế tạo keo phốt phát nhơm .......................................................22
CHƯƠNG 2 .............................................................................................................. 24
THỰC NGHIỆM VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................... 24
2.1. Nguyên liệu và hóa chất xử lý bã thải Gyps ...................................................... 24
2.2. Các dụng cụ thí nghiệm...................................................................................... 24
2.3. Phương pháp xử lý, tái chế bã thải Gyps để chế tạo vật liệu xây dựng. ............ 24
2.4. Các phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 25
2.4.1. Phương pháp xác định cơ tính vật liệu ............................................................ 25
2.4.2. Các phương pháp đặc trưng cấu trúc. ............................................................. 25
CHƯƠNG 3 .............................................................................................................. 29
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................................. 29
3.1. Thành phần và tính chất của các nguyên liệu ban đầu: ...................................... 29
3.1.1. Thành phần và tính chất của bã thải Gyps nhà máy DAP Đình Vũ................ 29
3.1.2 Thành phần hóa học trong đất đồi .................................................................... 30
3.1.3. Thành phần hóa học và một số tính chất của polyme phốt phát nhôm ........... 31
3.2. Chế tạo mẫu vật liệu ........................................................................................... 32
3.3. Cơ tính của vật liệu ............................................................................................ 32
3.4. Xác định các liên kết đặc trưng trong vật liệu bằng phổ hồng ngoại ................. 33
3.5. Xác định thành phần pha trong vật liệu bằng phương pháp XRD ..................... 37
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 41
PHỤ LỤC .................................................................................................................. 43


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT


IR: Phổ hồng ngoại
XRD: Nhiễu xạ tia X
TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam

1


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1. Cấu trúc polime photphat nhơm...............................................20
Hình 3.2. Phổ IR polyme phốt phát nhơm ...............................................31
Hình 3.3. Mẫu sản phẩm vật liệu xây dựng .............................................33
Hình 3.4. Kết quả phân tích phổ hồng ngoại của vật liệu trộn theo tỷ lệ
80:20 ........................................................................................................34
Hình 3.5. Kết quả phân tích phổ hồng ngoại của vật liệu trộn theo tỷ lệ
60:40 ........................................................................................................35
Hình 3.6. Kết quả phân tích phổ hồng ngoại của vật liệu trộn theo tỷ lệ
90:10 ........................................................................................................36
Hình 3.7. Kết quả phân tích phổ hồng ngoại của 3 mẫu vật liệu trộn theo
tỷ lệ 90:10; 80:20; 60:40 ..........................................................................37
Hình 3.8. Giản đồ nhiễu xạ tia X của vật liệu trộn theo tỷ lệ 80:20 ........38
Hình 3.9. Giản đồ nhiễu xạ tia X của vật liệu trộn theo tỷ lệ 90:10 ........38

2


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 3.1. Thành phần Gyps nhà máy DAP Đình Vũ – Hải Phịng ....................... 29
Bảng 3.2. Một số chỉ tiêu cơ bản của polyme phốt phát nhôm* ............................ 31
Bảng 3.3. Cơ tính của sản phẩm ......................................................................... 32


3


MỞ ĐẦU
Hiện nay q trình cơng nghiệp hóa ở Việt Nam đang diễn ra mạnh mẽ với sự
hình thành, phát triển của các nghề sản xuất, sự gia tăng nhu cầu tiêu dung hang
hóa, nguyên vật liệu, năng lượng,… làm động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã
hội của đất nước.
Tuy nhiên cùng với sự phát triển của cơng nghiệp hóa và đơ thị hóa nhiều loại
chất thải khác nhau sinh ra từ các hoạt động của con người đang có xu hướng tăng
lên về số lượng. Một trong số đó là chất thải rắn.
Chất thải rắn nếu không được quản lý tốt sẽ làm mất vệ sinh môi trường đô thị,
gây ô nhiễm và chứa đựng nguy cơ tiềm ẩn nguy hại đối với sức khỏe con người
cũng như hệ sinh thái. Vì vậy việc xử lý chất thải rắn là một vấn đề cực kỳ quan
trọng.
Tùy theo thành phần, tính chất, khối lượng chất thải rắn và tùy theo điều kiện cụ
thể của từng địa phương mà có cơng nghệ xử lý chất thải rắn thích hợp. Trong đó
phương pháp xử lý, tái chế, thu hồi sản phẩm- vật liệu trong chất thải rắn thành
nguồn nguyên liệu phục vụ cho quá trình sản xuất hoặc ngành công nghiệp khác là
một phương pháp được đặc biệt quan tâm. Bởi lẽ xử lý, tái chế không những giải
quyết được u cầu bảo vệ mơi trường mà cịn giải quyết yêu cầu kinh tế, tiết kiệm
tài nguyên thiên nhiên.
Đang là một vấn đề nóng về mơi trường ở Việt Nam, bã thải Gypsum và axit
fluorosilicic từ nhà máy phân bón DAP tai Đình Vũ – Hải Phịng đã và đang tạo ra
những tác động không nhỏ tới sản xuất và sinh hoạt của người dân. Nhà máy phân
bón DAP sau một thời gian hoạt động đã tạo ra lượng lớn phế thải Gypsum, tạo
thành những ngọn núi nhân tạo cao hàng chục mét gây ơ nhiễm khơng khí và nước.
Không chỉ thế axit fluorosilicic được tạo ra trong quá trình sản xuất cũng là một hóa
chất rất độc hại, có khả năng gây ơ nhiễm nặng đến mơi trường và gây hại cho sức

khỏe con người.

4


Đứng trước tình hình đó, việc nghiên cứu xử lý bã thải Gyps nhằm giảm thiểu tác
động đến môi trường và tái chế thành nguồn nguyên liệu là một vấn đề ngày càng
trở nên cấp thiết.
Với tất cả lý do trên, tôi đã lựa chọn đề tài: “ Nghiên cứu xử lý bã thải Gyps của
nhà máy DAP làm vật liệu xây dựng” với mong muốn tạo ra được sản phẩm thân
thiện với môi trường từ những nguồn nguyên liệu dồi dào, có sẵn trong nước đồn
thời hạn chế tác động đến mơi trường.
Mục đích của đề tài:
-

Nghiên cứu chế tạo được vật liệu xây dựng từ bã Gyps

Nội dung của đề tài:
-

Nghiên cứu xử lý bã Gyps để đáp ứng yêu cầu làm nguyên liệu cho sản xuất
vật liệu xây dựng;

-

Nghiên cứu sử dụng phụ gia và chất kết dính để tổng hợp vật liệu;

-

Khảo sát một số tính chất của vật liệu;


-

Phân tích thành phần, tính chất của vật liệu bằng một số phương pháp hóa lý
hiện đại

Nội dung của luận văn được trình bày thành các chương:
-

Chương 1: Tổng quan nghiên cứu

-

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu và thực nghiệm

-

Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận

-

Kết luận

5


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Giới thiệu về chất thải Gyps
1.1.1. Định nghĩa và phân loại

1.1.1.1. Định nghĩa
Gyps là tên gọi một khống chất có cơng thức là CaSO4.2H2O, trong đó CaSO4
chiếm 70-79% khối lượng và 21-32% khối lượng là H2O.
1.1.1.2. Phân loại
Trên thực tế, Gyps tồn tại ở trạng thái tự nhiên dưới dạng khoáng chất hoặc là sản
phẩm phụ của các q trình sản xuất cơng nghiệp như sản xuất Axit Photphoric,
Axit Citric. Ta có thể phân chia Gyps dựa trên nguồn gốc của chúng như sau:
a, Khoáng Gyps
Khống Gyps được tìm thấy ở nhiều địa điểm trên thế giới. Ở khu vực Bắc Mỹ có
nhiều lớp trầm tích Gyps trải dài từ Canada tới Texas- Mỹ và nhiều tiểu bang miền
Tây khác. Về phương diện hóa học khống Gyps chủ yếu gồm CaSO 4.2H2O, cịn
các thành phần khác như cát, hạt sét và các nguyên tố tồn tại dưới dạng vết chỉ
chiếm một phần nhỏ. Nguyên tố dạng vết có thể là Bo, Fe, As, Pb và hàm lượng của
chúng tùy thuộc vào từng lớp trầm tích. Nhìn chung, khống Gyps an tồn trong sử
dụng và là thành phần bổ sung rất tốt cho đất trồng.
b.

Sản

phẩm

phụ

Gyps

từ

q

trình


tách

lưu

huỳnh

khỏi

lị

(FluGasDesulphurization-FGD) và hấp thụ sấy phun (Spray Drying AbsorptionSDA)
Gyps hình thành từ q trình tách lưu huỳnh ra khỏi khí lị thải đốt than hoặc các
nhiên liệu khác. Hiện nay riêng tại Mỹ đã có khoảng 20 triệu tấn FGD được sản
xuất hàng năm [8]. FGD có chứa hàm lượng Canxi Sunphat cao hoặc dễ dàng
chuyển hóa thành Canxi Sunphat, ngồi ra cịn có NaCl, MgO, CaCl2, P2O5, CaCO3,
SiO2 và các sản phẩm phụ khác như hợp chất Flo. Hiện tại chỉ có khoảng 7% FGD
được thu hồi phần cịn lại được chôn lấp hoặc lưu trữ tại các vũng.

6


Tuy nhiên vẫn có một số lo ngại về vấn đề sử dụng CaSO4 như khả năng thiếu hụt
Mg do thay thế bởi Ca, dư thừa hàm lượng lưu huỳnh trong thực vật, giảm hàm
lượng P, sự gia tăng hàm lượng Al trong đất hoặc nước mặt do thấm từ đất và sự ơ
nhiễm tạp chất có trong Gyps như Bo, các kim loại nặng. Đồng thời các kết quả
nghiên cứu cũng chỉ ra rằng SDA Gyps có hại đối với cây trồng. Tùy theo nguồn
mà nó có thế chứa hoặc khơng chứa chất phóng xạ như Ra.
FGD Gyps có tính tan tốt hơn Gyps tự nhiên nên có hiệu quả khá nhanh đối với
việc loại bỏ Al và các muối khác. FGD được sử dụng tốt nhất cho các lớp đất cứng

và bị phong hóa.
c. Photpho Gyps
Là sản phẩm phụ của quá trình sản xuất axit Photphoric theo phương pháp ướt từ
quặng photphat. Thành phần chủ yếu của photpho Gyps gồm CaSO4.2H2O, ngồi ra
cịn có quặng photphat, cát, sét, tạp chất khác (H3PO4, H2SO4, các hợp chất của Al
và Fe,…). Cũng chính vì có các hợp chất này mà Gyps thường có độ pH từ 2÷5.
d. Các dạng Gyps khác
Ngồi ra cịn có các dạng Gyps “chua” (Pickle Gyps), TitanGyps (sản phẩm phụ
từ quá trình sản xuất TiO2), BoroGyps (sản phẩm phụ từ quá trình sản xuất Bo),
FloGyps (sản phẩm phụ từ quá trình sản xuất HF từ Fenspat) và nhiều dạng khác.
1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ Gyps trên thế giới và Việt Nam
1.2.1. Tình hình sản xuất Gyps trên thế giới
Gyps tự nhiên hoặc sản phẩm phụ của các q trình sản xuất cơng nghiệp được sử
dụng chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng (có thể chiếm đến 90% tổng lượng Gyps sản
xuất trên toàn cầu) và sản xuất xi măng (dung làm phụ gia xi măng – chiếm khoảng
trên 5%), ngồi ra cịn được dung trong lĩnh vực nơng nghiệp như điều hịa đất, thức
ăn chăn ni,…[9].
Trong q trình cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa, việc sản xuất axit photphoric từ
quặng photpho tự nhiên bằng phương pháp ướt đã tạo nên một lượng sản phẩm phụ
có khối lượng khá lớn mang tên photpho Gyps (hay còn gọi là Gyps hay PS). Theo
thống kê, hàng năm trên thế giới có khoảng 100 đến 280 triệu tấn PS được thải ra
7


với thành phần chính là thạch cao CaSO4 và các hàm chất có hàm lượng lớn như
muối photpho, muối flo, hợp chất phóng xạ tự nhiên, kim loại nặng và các yếu tố vi
lượng khác,…[2].
Tổng sản lượng Gyps toàn cầu (tự nhiên và tổng hợp) đạt khoảng 140 triệu tấn
(năm 2011), trong đó 4 nước sản xuất Gyps với số lượng lớn nhất là Trung Quốc,
Iran, Tây Ban Nha và Mỹ, riêng sản lượng Gyps của Trung Quốc nhiều hơn tới 5

lần so với Mỹ [11]. Tất cả các tạp chất này đã gây tác động tiêu cực tới môi trường
tự nhiên cũng như cuộc sống con người.
Tây Ban Nha, nước sản xuất Gyps hàng đầu Châu Âu cung cấp cả Gyps thô cũng
như qua chế biến chủ yếu cho khu vực Tây Âu. Còn lại khu vực Châu Á, nhu cầu sử
dụng Gyps cho lĩnh vực xây dựng đang ngày càng tăng, đi đơi với nó là sự thành lập
của các nhà máy sản xuất mới khiến cho tổng sản lượng của khu vực này được nâng
cao rõ rệt.
Mỹ là quốc gia hàng đầu về giao dịch thương mại Gyps và các sản phẩm từ Gyps,
hiện tại Mỹ đang xuất khẩu Gyps tới 69 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau trên
thế giới. Tổng lượng Gyps (quy về dạng tấm ốp tường) vận chuyển tại Mỹ (bao
gồm cả nhập khẩu) lên tới 425 triệu m2 năm 2010 (giảm khoảng 7% so với 455 triệu
m2 năm 2009) [11].
1.2.2. Tình hình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm Gyps tại Việt Nam
Gyps là nguyên liệu được sử dụng nhiều trong sản xuất xi măng (dung làm chất
điều chỉnh thời gian đông kết của xi măng với hàm lượng 3÷5%), các loại vật liệu
mới như tấm tường, tấm trần thạch cao, bê tơng khí chưng áp và một số ngành cơng
nghiệp khác. Nhu cầu tiêu thụ thạch cao tại Việt Nam là rất lớn, chỉ tính riêng cho
ngành sản xuất xi măng đã cần đến khoảng 2 triệu tấn (tổng sản lượng xi măng của
Việt Nam năm 2011 đạt 49,16 triệu tấn, tăng khoảng 0,3% so với năm 2010). Và tới
năm 2012 tổng sản lượng xi măng đạt từ 60 đến 62 triệu tấn, tương ứng với nhu cầu
nhiên liệu thạch cao là khoảng 2,4÷2,5 triệu tấn [13].
Mỗi năm khối lượng Gyps là sản phẩm phụ của các ngành công nghiệp sinh ra là
rất lớn, chỉ tính riêng nhà máy DAP tại Đình Vũ- Hải Phịng đi vào hoạt động với
8


công suất 330.000 tấn/năm đã thải ra môi trường khoảng 995.000 tấn Gyps mỗi
năm. Vấn đề xử lý chất thải Gyps này mới chỉ dừng chủ yếu ở mức chôn lấp.
Do bã thải photpho là sản phẩm từ đá photpho tác dụng với axit sunfuric, nên thành
phần bã thải photpho cũng rất đa dạng phụ thuộc vào nguồn quặng photphat và q

trình cơng nghệ sản xuất axit photphoric. Thành phần chính của bã thải photpho là
thạch cao CaSO4; CaSO4.2H2O, có kích thước dạng hạt trong khoảng 0-100µm
trong đó khoảng 30% là hạt có kích thước < 40 µm, một lượng nhỏ còn lại H 2SO4 ;
HF; H3PO4; SiO2. Bã thải Gyps chứa khoảng 75% CaSO4.2H2O, còn lại là nước tự
do; H2SO4; P2O5; F: SiO2 ; Al2O3 và các chất khác chiếm 25%. Bã thải photpho
Gyps thường có pH = 4,5-5, với lượng lớn chất thải vô cơ và lượng các chất khác
không nhỏ sẽ dẫn đến sự ảnh hưởng đến môi trường xung quanh là điều không tránh
khỏi [14,15,16].
Nghiên cứu về chất thải Gyps cho thấy chất thải này vẫn còn chứa các thành phần
gốc Sunphat với hàm lượng đáng kể. Việt Nam chưa có quy trình xử lý các chất thải
sau xây dựng một cách triệt để. Nhiều nhà máy, khu cơng nghiệp vẫn xả khí thải
trực tiếp ra môi trường mà chưa qua khâu xử lý và khối lượng chất thải rắn thải ra
chiếm dụng rất nhiều đất đai. Điều này gây ra sự lãng phí lớn về tài nguyên đất và
vật liệu. Việc tận dụng nguồn nguyên liệu dồi dào này trong sản xuất vật liệu xây
dựng và các lĩnh vực khác có ý nghĩa thực tiễn và được nhiều ngành quan tâm,
nghiên cứu.
Việc nghiên cứu sản xuất vật liệu xây dựng và các sản phẩm hữu ích khác từ chất
thải Gyps sẽ đem lại những hiệu quả kinh tế - xã hội đáng kể.
Trong khi đó, nhiều nước trên thế giới tuy khơng có sẵn nguồn nguyên liệu thạch
cao thiên nhiên nhưng vẫn có thể xuất khẩu thạch cao nhờ việc tận thu và sử dụng
thạch cao chủ yếu từ sản phẩm phụ nhà máy điện FPG Gyps. Tại Việt Nam các nhà
máy nhiệt điện sử dụng than vẫn đang thải bỏ lượng sản phẩm phụ Gyps mà chưa
có hướng xử lý, tận dụng nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Bên cạnh đó
cũng có một vài nhà máy, cơ sở thử vận hành hệ thống FPG nhưng kết quả không
mấy khả quan (chất lượng sản phẩm không cao) chủ yếu do thiết bị, công nghệ lạc
9


hậu. Do đó, việc nghiên cứu, chế biến bã thải photpho của nhà máy DAP để tạo ra
các vật liệu hữu ích, có giá trị cao hơn, ứng dụng trong xây dựng là việc làm có ý

nghĩa rất lớn về mặt kinh tế cũng như vấn đề môi trường.
1.3. Các ứng dụng quan trọng của Gyps
1.3.1. Vật liệu xây dựng
Đây là ứng dụng quan trọng và chủ yếu nhất của Gyps trên thế giới. Ước tính có
đến khoảng 90% tổng lượng Gyps khai thác và sản xuất trên thế giới được sử dụng
cho mục đích trên và cũng là ứng dụng mang lại giá trị kinh tế lớn nhất đối với loại
vật liệu này.
Sau khi được xử lý để loại bỏ các tạp chất cũng như chất đen, Gyps có màu trắng
mịn, rất thích hợp để sản xuất các tấm ốp trần, tường, trang trí nhà cửa ...
1.3.2. Sản xuất phân bón Amơn sunphat
Những năm trước đây, Amơn sunphat là một trong những loại phân bón cung cấp
nguyên tố dinh dưỡng N và nguyên tố vi lượng S được sử dụng phổ biến nhất do có
nhiều ưu điểm như: ổn định về mặt hóa học, tính chất cơ lý tốt, ngồi N cịn có thể
cung cấp cả S là một trong những nguyên tố rất cần thiết cho sự sinh trưởng và phát
triển của cây trồng. Sau khi các loại phân bón khác như NH4NO3 và Urê được sản
xuất ở quy mơ cơng nghiệp thì nhu cầu sử dụng Amơn sunphat làm phân bón sụt
giảm nhanh chóng do Urê, NH4NO3 có chứa hàm lượng dinh dưỡng N cao hơn hẳn
từ đó giúp tiết giảm chi phí đóng bao, vận chuyển.
Hiện nay, khoảng 2% tổng sản lượng phân bón Amơn sunphat trên thế giới được
sản xuất từ nguyên liệu Gyps ( có nguồn gốc tự nhiên hoặc sản phẩm phụ các q
trình sản xuất H3PO4, xử lý khí lị...)
Amơn sunphat sản xuất từ Gyps có giá thành rẻ do tận dụng được nguồn nguyên
liệu thải của quá trình sản xuất khác là bã thải Gyps và khí CO2, duy chỉ có nguyên
liệu NH3 phải nhập từ bên ngoài
1.3.3. Sản xuất xi măng Portland
Gyps là một trong những thành phần quan trọng trong sản xuất xi măng. Khi sản
xuất xi măng, clinker là hợp chất đầu tiên được tạo ra từ hỗn hợp bột đá vôi, nhôm
10



silicat và các nguyên liệu thô khác bằng cách gia nhiệt đến nhiệt độ dưới điểm nóng
chảy của hỗn hợp. Tại nhiệt độ này, các hợp chất bắt đầu phản ứng với nhau tạo
thành một khối có đường kính từ 3÷5 mm. Sau đó làm lạnh clinker, bổ sung lượng
Gyps từ 3÷5%/1 tấn clinker rồi nghiền thành hỗn hợp bột siêu mịn.
Khi bổ sung Gyps, xi măng sẽ đóng rắn với tốc độ chậm hơn do đó cho phép các
cơng nhân xây dựng có thể là nhẵn bề mặt, đổ vào khn, cắt hoặc tạo hình hỗn hợp
xi măng để phục vụ cho các mục đích khác nhau. Nếu khơng có Gyps, xi măng sẽ
đóng rắn ngay lập tức như vậy sẽ gây khó khăn cho việc vận chuyển, trộn cũng như
ảnh hưởng đến an tồn cơng nhân.
1.4. Vấn đề vật liệu xây dựng mới
Ngày nay, các loại vật liệu xây dựng truyền thống, bao gồm vật liệu khai thác tự
nhiên, dân dã như đá ong, đá sò, đá xẻ,…hay các vật liệu chế tạo thủ cơng đã ít
được sử dụng dần trong xây dựng. Các loại vật liệu xây dựng đương đại như
bêtông, sắt thép cũng cần nghiên cứu, hồn thiện, bổ sung những tính năng phù hợp
với u cầu. Song song với nó là việc tiến hành nghiên cứu và đưa vào sử dụng các
loại vật liệu xây dựng và hóa phẩm xây dựng mới, hiện đại.
Yêu cầu đối với vật liệu xây dựng trước hết là phải có độ bền cơ học, có khả năng
chống chịu tốt trước những điều kiện khắc nghiệt của môi trường. Đồng thời vật
liệu xây dựng cần phải tạo nên môi trường vi khí hậu thích hợp cho con người, đảm
bảo điều kiện sống tốt, hạn chế tối đa việc sử dụng các dạng năng lượng nhân tạo,
thân thiện với môi trường. Công nghệ sản xuất gạch nung và bê tông hiện nay đã và
đang ảnh hưởng không tốt đối với môi trường: nạn chặt phá rừng để lấy củi đốt, mất
đất canh tác, tăng lượng khí thải CO2 đang ngày một tăng cao, bên cạnh đó gạch
nung và bê tơng có khả năng cách âm, cách nhiệt kém, không tạo được mơi trường
vi khí hậu tốt cho người sử dụng, khơng có khả năng tái tạo lại,…Chính vì những lý
do đó mà trong những năm gần đây nhiều nước trên thế giới đang quan tâm đến
việc nghiên cứu, sử dụng vật liệu xây dựng mới theo hướng thân thiện với môi
trường và sử dụng các nguồn nguyên liệu mới dồi dào như đất đồi, các phế thải
công nghiệp, nông nghiệp, rác thải,…
11



Luận văn này tập trung nghiên cứu chế tạo vật liệu xây dựng từ bã thải Gyps, phụ
gia và chất kết dính vơ cơ. Dưới tác dụng của lực ép cơ học các hạt nguyên liệu sẽ
kết dính với nhau thành một khối bền vững. Q trình khống hóa và đóng rắn khối
vật liệu được để khơ tự nhiên trong 3 đến 4 ngày thu được vật liệu có khả năng trị
nước và có cơ tính tương đương với gạch xây dựng thơng thường hiện nay.
1.5. Khái qt về tình hình sản xuất vật liệu xây dựng nước ta hiện nay và giới
thiệu về đất đồi tỉnh Phú Thọ
Sản xuất gạch đất sét nung với khối lượng lớn trong những năm qua đã không chỉ
đáp ứng nhu cầu xây dựng trong nước mà còn hướng ra xuất khẩu là một thành quả
đáng tự hào cho ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng nước ta, nhưng đồng
thời cũng thể hiện một số nhược điểm như tiêu hao một lượng đất sét khổng lồ,
giảm đáng kể diện tích đất canh tác cho nông nghiệp, biến đất canh tác thành ao hồ,
biến đồng ruộng thành vùng đất trũng, sâu ngập nước; nguồn tài nguyên này đã bắt
đầu cạn kiệt, không thể tái tạo và chắc chắn sẽ khơng cịn nhiều trong tương lai.
Thay vì sản xuất gạch xây thơng dụng, lượng đất sét này, chúng ta có thể dùng vào
việc sản xuất các sản phẩm trang trí cao cấp hơn, thẩm mỹ hơn hoặc gạch đặc chủng
mang lại giá trị kinh tế hơn cho ngành công nghiệp vật liệu xây dựng, đồng thời
giảm được một khoản ngoại tệ dùng cho nhập khẩu các loại sản phẩm này. Ngoài
vấn đề tiêu hao tài nguyên, trong quá trình sản xuất gạch đất sét nung, khi nung
gạch sẽ gây ra tình trạng ơ nhiễm mơi trường xung quanh; các lị nung gạch đã sử
dụng một lượng lớn than cám, lâm sản để làm chất đốt, đặc biệt các lị đứng thủ
cơng đã tận dụng phế thải công nghiệp để làm chất đốt, thải ra bầu khí quyển một
lượng lớn khí thải độc hại CO2, SO2 ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng cư dân sinh
sống trong khu vực, giảm năng suất cây trồng làm cho môi trường sống ngày càng
xuống cấp, về lâu dài sẽ tác động đến hiệu ứng nhà kính làm biến đổi khí hậu. Theo
thống kê của Bộ Xây Dựng, hiện nay ở nước ta sử dụng hơn 90% gạch xây dựng là
gạch đất sét nung. Mặc dù Chính phủ đã có nhiều biện pháp để giảm việc sử dụng
gạch đất sét nung nhưng hiện tại trên cả nước vẫn còn hơn 10.000 lò gạch truyền

thống đang hoạt động .
12


Mới đây đoàn kiểm tra liên ngành do Sở Xây dựng Hà Nội chủ trì cho biết
tại Hà Nội đang tồn tại nhiều lị sản xuất gạch thủ cơng ở các huyện phía bắc và
nam thành phố, điển hình như: Sóc Sơn 293 lị, Phúc Thọ 147 lị, Chương Mỹ 163
lò, Mỹ Đức144 lò, Thạch Thất 119 lò, Đan Phượng 100 lị, Phú Xun 70 lị, Ba Vì
51 lị, Ứng Hồ 50 lị, Sơn Tây 10 lị... Lị thủ cơng truyền thống (lị đơn) khơng có
ống khói chiếm tới 20% tổng số các lị gạch thủ cơng đang là ngun nhân gây ô
nhiễm rất lớn .
Với chủ trương phát triển vật liệu xây dựng không nung để dần dần thay thế vật
liệu xây dựng được sản xuất theo công nghệ cũ, hiện nay ở nước ta đã có nhiều tổ
chức, cá nhân đi vào nghiên cứu, sản xuất các loại vật liệu xây dựng theo hướng
không nung. Theo phân loại vật liệu xây không nung bao gồm: Gạch xi măng – cốt
liệu, gạch nhẹ (gạch AAC, gạch từ bê tông bọt), các loại gạch khác (đá chẻ, gạch đá
ong, vật liệu xây không nung từ đất đồi và phế thải xây dựng, phế thải công nghiệp,
gạch silicát...). Trên thực tế các loại gạch silicat, gạch khối đất ép (CEB), gạch khối
bê tông đã xuất hiện ở nước ta từ những năm 1970. Hai công nghệ gạch không
nung, chủ yếu là gạch khối từ bê tông và gạch AAC từng phục vụ các thị trường vật
liệu xây dựng có triển vọng ở Việt Nam, chủ yếu ở các đô thị lớn như Hà Nội và
Thành phố Hồ Chí Minh. Một số vật liệu có trong tự nhiên khơng nung, như đá ong
(laterite), đá hộc (ashlar), đá vụn, v.v…đã được sử dụng lâu đời ở nước ta. Gạch xỉ
được sử dụng ở nước ta từ những năm 60 của thế kỷ 20. Hiện nay ở nước ta có 59
dây chuyền sản xuất gạch không nung, hàng năm sản xuất hơn 3,1 tỷ viên gạch.
Tuy đã xuất hiện và được thị trường chấp nhận sử dụng khá lâu nhưng trên
thực tế hiện tại thị phần gạch không nung chỉ chiếm khoảng 10% trên thị trường
nước ta, nguyên nhân do:
- Quan điểm gạch nung để xây dựng đó có từ ngàn đời, việc loại bỏ nó ra
khỏi đời sống nhân dân là một vấn đề xã hội rất khó khăn.

- Cơng nghệ và dây chuyền thiết bị gạch không nung đưa vào nước ta phần
lớn là thiết bị quá đắt, công nghệ quá phức tạp, làm cho giá thành của gạch không
nung quá cao do đó gạch nung vẫn chiếm ưu thế.
13


- Nước ta chưa ban bố những quy phạm xây dựng, kết cấu kiến trúc và đơn
giá xây dựng với gạch không nung (chủ yếu là gạch block) cho nên người thiết kế
chưa chỉ định vào như: Khách sạn Hilton, khách sạn Horison, Trung tâm hội nghị
Quốc tế, tòa nhà Keangnam…. là do các nhà thiết kế, chủ đầu tư nước ngồi u
cầu.
- Gạch khơng nung chỉ sử dụng được một số loại đất không tận dụng được
nguyên liệu sẵn có tại địa phương, khơng tận dụng được phế thải rắn xây dựng cũng
gây cản trở lớn đến việc phát triển gạch không nung ở nước ta.
Điều quan trọng nhất hiện nay là ta chưa có cơng nghệ sản xuất gạch không
nung từ những vật liệu đơn giản, rẻ tiền, ít ảnh hưởng đến đất canh tác, có khả năng
sử dụng các loại phế liệu xây dựng với thiết bị dây chuyền sản xuất có năng xuất
cao, giá thành hợp lý phù hợp với nền kinh tế của nước ta. Vì vậy vấn đề nghiên
cứu, hồn thiện cơng nghệ sản xuất các loại vật liệu xây dựng mới theo hướng tiết
kiệm năng lượng, thân thiện môi trường, năng suất cao, giá thành rẻ đã và đang
được nhiều nhà khoa học trong nước quan tâm. Trên thực tế các loại công nghệ sản
xuất gạch xi măng cốt liệu, gạch papanh, gạch không nung tự nhiên, gạch bê tông
nhẹ đã được sử dụng ở nước ta và như đã nói ở trên hiện nay có đến 59 cơ sở sản
xuất gạch khơng nung đang hoạt động.
Tại Việt Nam, ngoài các nghiên cứu về sản xuất gạch không nung của Công
ty Cổ phần Công nghiệp Thương mại Huệ Quang, mới đây tiến sỹ Vũ Duy Thoại
thuộc Công ty Cổ phần Đầu tư VJO huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên đã nghiên
cứu và ứng dụng thành công công nghệ sản xuất gạch không nung từ phế phẩm
nông nghiệp thân thiện với môi trường. Loại gạch này được sản xuất từ những phế
phẩm nông nghiệp như rơm rạ, cỏ cây được nghiền nhỏ, sau đó trộn với tro bay rồi

trộn với nước và xi măng theo một tỉ lệ nhất định tạo thành một hỗn hợp và được
cho vào khuôn, dưới tác dụng của lực nén chúng sẽ được ép lại, sau đó mang phơi
và bảo quản trong vịng một tuần là có thể sử dụng như một viên gạch bình thường.
Sản phẩm gạch khơng nung của Tiến sỹ Vũ Duy Thoại đó được cấp bằng sáng chế
số 9198 do Cục sở hữu trí tuệ cấp ngày 31/3/2011. Nhóm nghiên cứu về vật liệu xây
14


dựng thuộc Viện khoa học Vật liệu ứng dụng – Viện Khoa học và Công nghệ Việt
Nam đã nghiên cứu công nghệ sản xuất gạch không nung từ đất đồi bằng việc sử
dụng chất kết dính là geopolyme hệ Alumosilicat. Chất kết dính được điều chế từ
NaOH, thủy tinh lỏng và Al(OH)3 kỹ thuật là một geopolyme, nó đóng vai trị như
một chất xúc tác để đóng rắn vật liệu. Với lượng chất xúc tác sử dụng 5%, thời gian
sấy 30 phút ở 100oC vật liệu đạt mác 100 – 200 theo TCVN.
Đất đồi có rất nhiều trên đất nước ta, thành phần cơ bản trong đất đồi gồm các ôxit
như: SiO2, Al2O3, Fe2O3, CaO, MgO, Na2O, K2O. Việc khai thác đất đồi rất thuận
lợi vì hầu hết loại đất này đều lộ thiên, lớp đất mền, tơi xốp. Do tính tơi xốp và kết
dính kém nên hiện nay người ta mới chỉ khai thác đất đồi cho mục đích san lấp ao
hồ, làm đường và sản xuất vật liệu xây dựng thơ sơ. Nếu tìm được phương pháp chế
tạo vật liệu mới từ nguồn nguyên liệu sẵn có này sẽ không chỉ nâng cao hiệu quả
khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên mà còn hạn chế việc khai thác đất canh tác
hiện nay cho việc sản xuất gạch ở nhiều tỉnh thành trên đất nước ta, giảm tác hại
xấu đến môi trường. Luận văn này tập trung nghiên cứu chế tạo vật liệu xây dựng từ
đất đồi Phú Thọ và bã thải Gyps cùng chất kết dính vơ cơ (polyme phốt phát nhôm).
1.6. Tổng quan về keo polime vô cơ và ứng dụng polime vô cơ trong chế tạo vật
liệu xây dựng
1.6.1. Tổng quan về keo polime vô cơ
1.6.1.1. Khái niệm polime vô cơ
Polime vô cơ thuộc loại vật liệu hay hợp chất có phân tử lượng lớn, gọi là hợp
chất cao phân tử, thuộc hệ polime nói chung, được tạo thành từ các hợp chất hay

đơn chất có phân tử bé gọi là các monomer, bằng các phương pháp đa tụ hay trùng
ngưng.
Polime vơ cơ có thể chia làm 3 nhóm:
-

Polime rắn có liên kết dạng ion

-

Các hợp chất đơn kim loại

-

Hợp chất có tính keo liên kết theo kiểu cộng hóa trị giữa các nguyên tử. Loại
này tồn tại phổ biến ở dạng lỏng
15


Cũng có một số tác giả quan niệm khác, cho rằng polime vơ cơ chỉ nên chia làm
hai nhóm:
-

Polime đồng nhất được hình thành từ một loại nguyên tử do liên kết cộng
hóa trị, chúng được gọi là polime vơ cơ dù nguồn gốc có thể là ngun tố vơ
cơ, kim loại hay phi kim loại.

-

Polime không đồng nhất được tạo thành từ các nguyên tử khác nhau. Loại
này có thể tồn tại ở dạng muối rắn như các muối polime sunfat, poliphotphat

hay dạng lỏng dưới dạng các dung dịch keo của hydroxit kim loại, photphat
kim loại hóa trị cao hay silicat kim loại hóa trị thấp và cao.

Như vậy vật liệu polime vơ cơ có thể hình thành từ nhiều nguyên tố trong các
nhóm của bảng hệ thống tuần hoàn Mendeleep. Các nguyên tố gần với nguyên tố
cacbon trong bảng như: B, H, Si, P, Ge, As, Se, Sb, Te, Bi...Năng lượng liên kết của
polime đồng nhất có giá trị khoảng 80kcal/mol (gần bằng năng lượng liên kết C-C)
còn năng lượng liên kết của các polime không đồng nhất thường lớn hơn so với các
polime đồng nhất.
1.6.1.2. Tính chất của polime vơ cơ
a. Tính chịu uốn
Các polime mạch thẳng hay mạch vòng đều được hợp thành từ các monomer, tạo
ra phân tử lớn, phân tử càng lớn và mạch càng dài thì độ uốn càng cao, tạo nên tính
dẻo, tính chịu uốn của vật liệu. Nguyên nhân là do cấu trúc trong phân tử lớn, dài,
có nhiều mối nối giữa các ngun tử.
b. Tính giãn nở
Các polime có hai đặc tính quan trọng là các phân tử lớn có tham gia vào chuyển
động nhiệt và có xác suất tạo mạng khơng gian trong cấu trúc. Sự chuyển động
nhiệt có thể xảy ra ở trong phân tử lớn hay ở một số bộ phận phân tử nhỏ. Sự uốn
khúc của phân tử lớn cũng tạo ra sự chuyển động từng phần. Do cấu trúc sít đặc
khác nhau của vật liệu, dẫn đến sự khác nhau của độ giãn nở đối với các polime. Độ
sít đặc càng lớn thì độ giãn nở càng nhỏ, làm cho khả năng dung môi bị thấm vào
vật liệu càng ít, tạo nên độ bền nhiệt, bền hóa của vật liệu.
16


c. Tính cuộn trịn
Trong phân tử polime mạch nhánh, chúng có xu hướng cuộn trịn các nhánh lại để
tạo phân tử lớn có trạng thái phân tử nhỏ do có trạng thái gấp khúc tồn tại bên trong.
Tuy nhiên hiện tượng này sẽ làm polime kém bền.

d. Tính cơ nhiệt
Đây là một tính chất rất quan trọng của polime vì nó phản ánh đặc trưng cấu trúc
của polime.
Khi thay đổi nhiệt độ và có lực tác dụng vào vật liệu sẽ gây ra những biến dạng rõ
rệt ở các phân tử nhưng chưa thoát khỏi phân tử lớn để chuyển động tự do làm cho
hệ có độ giãn nở cao. Nhiệt độ đủ để gây ra biến dạng đó là nhiệt độ giòn của
polime. Polime tồn tại ở nhiệt độ cao hơn nhiệt độ giịn sẽ có biến dạng dẻo do có
đặc tính uốn khúc trong cấu tạo của polime. Khi nhiệt độ bằng nhiệt độ thủy tinh
hóa polime thì năng lượng chuyển động nhiệt của phân tử đủ lớn làm cho tập hợp
các phân tử chuyển động, nếu nhiệt độ lớn hơn nhiệt độ thủy tinh hóa thì sẽ xảy ra
chuyển động tự do của các phân tử nhỏ, polime ở trạng thái dẻo và biến dạng thuận
nghịch. Đây là nhiệt độ giới hạn gia công của polime tạo sản phẩm.
Trong trạng thái biến dạng thuận nghịch, năng lượng nhiệt đủ lớn sẽ làm cho biến
dạng dẻo trong toàn khối vật liệu chuyển sang trạng thái chảy lỏng, dần dần polime
bị phân hủy.
1.6.2. Ứng dụng polime vô cơ trong chế tạo vật liệu xây dựng
Với các tính chất điển hình về độ bền cơ, bền nhiệt, bền hóa, khả năng chống chịu
các điều kiện môi trường khắc nghiệt, việc nghiên cứu ứng dụng polime vô cơ trong
công nghệ chế tạo vật liệu xây dựng là một hướng đi có triển vọng.
Trên thế giới, tại các nước phát triển đã tiến hành nghiên cứu và ứng dụng thành
công các loại vật liệu xây dựng sử dụng polime vô cơ làm nguyên liệu, có thể kể ra
như vật liệu cách nhiệt, chống thấm, các loại gạch xây dựng, gạch trang trí,…có độ
bền cao, hay sử dụng polime vô cơ làm nguyên liệu xây dựng đường giao thơng, với
nền đường có độ chịu nén ép tương đối cao. Tuy nhiên, các sản phẩm trên, hoặc
chưa có mặt tại nước ta, hoặc nếu có thì với giá thành khá cao, gây khó khăn cho
17


việc đưa vào sử dụng đại trà. Các nghiên cứu sử dụng polime vô cơ trong chế tạo
vật liệu xây dựng, nếu thành cơng, sẽ đem lại những lợi ích vơ cùng to lớn. Trước

tiên nó sẽ đánh dấu sự phát triển của khoa học vật liệu trong nước. Quan trọng hơn,
các nghiên cứu thành công sẽ giúp giải quyết yêu cầu ngày một cao đối với vật liệu
xây dựng, thay thế cho các vật liệu đương đại đang dần dần khơng cịn đáp ứng
được u cầu kiến trúc xây dựng, đồng thời tận dụng được nguồn nguyên liệu rất
dồi dào, sẵn có trong nước, giảm được chi phí trong xây dựng các cơng trình.
Hướng nghiên cứu về các loại vật liệu đi từ polime vơ cơ có thể tập trung một số
sản phẩm sau:
-

Gạch polime vô cơ không nung: với nguyên liệu đi từ đất đồi, chất độn, phụ
gia, đem phối trộn với nhau, cho vào máy nén ép tạo hình, sau đó đem sấy
hoặc để phơi khơ tự nhiên để thu được sản phẩm. Sản phẩm có thể có trọng
lượng nhẹ hơn gạch nung, có độ cứng, độ bền hóa tốt, mặt khác phương pháp
chế tạo lại được đơn giản hóa, sẽ làm cho giá thành sản phẩm có tính cạnh
tranh cao. Sản phẩm này có thể sử dụng để xây nhà, lát nền, gạch ốp tường,
hoặc có thể sử dụng để xây dựng các cơng trình chịu mơi trường mặn…

-

Làm ngói màu bằng polime vơ cơ: cũng với nguyên liệu là đất sét, phụ gia,
phối trộn và tạo hình, sấy, sơn màu bằng sơn vơ cơ nhằm thu được một loại
vật liệu composite vô cơ cốt polime có tính chất cơ lý hóa tốt, bền màu, nhẹ
và sử dụng tiện lợi, giá cả phù hợp do đặc trưng về nguyên liệu.

-

Xây dựng đường giao thông bằng polime vô cơ: đây là một dạng nền
composite vô cơ hiện đại. Nguyên liệu được sử dụng là đất tạp, cát, đá dăm,
phụ gia kết dính đem phối trộn theo tỉ lệ thích hợp, trải ra rồi đầm nén, lu,
nhờ đóng rắn tự nhiên, tại chỗ. Sản phẩm thu được có độ chịu nén ép tốt,

chống chịu các điều kiện nắng mưa, nóng, lạnh. Nền đường này sử dụng
nguyên liệu sẵn có, sẽ thay thế rất tốt cho loại đường đất thơ sơ, dễ lày lội
khi có mưa, bụi, nứt khi nắng gió, chịu tải kém, hay nền đường nhựa chi phí
cao, ngun liệu khơng có sẵn.

18


×